Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề kinh doanh đã vàđang từng bước tiếp cận, xây dựng, phát t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Hà Nội, 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC THÀNH VIÊN
Thuyết trình
2 Bùi Thùy Dung
(thư ký)
Phần DGhi chép biên bản cuộc họp
Tổng hợp tiểu luận
7 Trần Hương Giang 2.2
Làm powerpointEdit video
Thuyết trình
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Các quan niệm về trách nhiệm xã hội 5
1.1.1 Quan niệm thứ nhất: quan niệm thiên về trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp luật 5
1.1.2 Quan niệm thứ 2: Quan niệm thiên về trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm chủ động 5
1.1.3 Kết luận khái niệm về trách nhiệm xã hội rút ra từ tổng hợp hai quan niệm trên .5
1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội 6
1.2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh kinh tế 6
1.2.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh pháp lý 6
1.2.3 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức 7
1.2.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh tự do 7
II TẬP ĐOÀN VINGROUP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 8
2.1 Tổng quan về tập đoàn VinGroup 8
2.1.1 Tầm nhìn: 8
2.1.2 Giá trị cốt lõi: 8
2.1.3 Đạo đức kinh doanh 10
2.1.4 Trách nhiệm xã hội 11
2.2 VinGroup trong việc quản trị tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội 11
2.2.1 Trách nhiệm kinh tế 11
2.2.2 Trách nhiệm pháp lý 12
2.2.3 Trách nhiệm đạo đức 13
2.2.4 Trách nhiệm tự do 14
2.2.5 Tình huống cụ thể liên quan tới trách nhiệm pháp lý – về vấn đề bảo vệ môi trường của tập đoàn Vingroup 15
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VINGROUP VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 20
3.1 Đánh giá về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup 20
3.2 Bài học rút ra đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam 21
IV KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá rộng, liên quan đếnnhiều khía cạnh như: kinh tế, đạo đức, pháp lý và tính nhân văn Vấn đề này đãđược các quốc gia trên thế giới quan tâm từ nhiều thế kỷ trước Đối với nướcphát triển như: Mỹ, Anh, Đức, thì trách nhiệm xã hội không còn là một kháiniệm xa lạ với các doanh nghiệp ở đây Họ đưa vấn đề này thành những quyđịnh pháp luật Liên hợp quốc đã có 9 nguyên tắc quy định về trách nhiệm xã
hội hay Ủy ban Châu Âu cho ra “văn bản xanh”, đưa các vấn đề xã hội và môi
trường vào các hoạt động một cách tự nguyện Có thể thấy trách nhiệm xã hội làmột xu thế ngày càng mạnh trên thế giới, trong khi đó ở Việt Nam, hoạt độngnày chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, còn là một khái niệm mới
mẻ, vì thế đây là vấn đề khó khăn và đầy thách thức Tuy nhiên trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay, tham gia vào “cuộc chơi” thế giới, các doanh nghiệp Việt
Nam cần nhìn nhận đúng đắn hơn về hoạt động trách nhiệm xã hội của mìnhtrong quá trình sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh hiệu quả không chỉtrong nước mà còn mở rộng thị trường ra nước ngoài
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề kinh doanh đã vàđang từng bước tiếp cận, xây dựng, phát triển và duy trì các hoạt động tráchnhiệm xã hội của mình, trong đó có thể kể đến Vingroup với rất nhiều hoạt độngcông ích xã hội nổi bật hay những sản phẩm thân thiện với môi trường như sảnphẩm ô tô điện rất được ưa chuộng hiện nay
Tuy nhiên, vì cái lợi cá nhân trước mắt mà các doanh nghiệp đã quên đi tráchnhiệm của mình đối với xã hội, để rồi phải đánh đổi, mất đi danh tiếng, uy tín,lòng tin từ người tiêu dùng Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, đề tài
nghiên cứu: “Tác động của việc thực hiện TNXH đối với tập đoàn VinGroup,
chỉ ra những khó khăn mà VinGroup còn gặp phải và đề xuất các biện pháp
Trang 5giải quyết” được hình thành, nhằm tìm hiểu tầm quan trọng, thực trạng thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp đểdoanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng và xãhội Bài tiểu luận dưới đây nhóm 2 sẽ làm rõ hơn về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp, cụ thể qua tập đoàn Vingroup-một tập đoàn đa lĩnh vực tại ViệtNam hiện nay
NGHIỆP
I.1 Các quan niệm về trách nhiệm xã hội
I.1.1 Quan niệm thứ nhất: quan niệm thiên về trách nhiệm kinh tế và trách
nhiệm pháp luật.
Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực vànăng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt đượccác mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn củapháp luật cho phép Với nội dung này, nhà quản trị có trách nhiệm sử dụng cácnguồn lực của tổ chức một cách có hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu đãđược xác định
Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh
tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng (phân phối) lợi ích của tổ chức Vớitiếp cận này, nhà quản trị có trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu của tổ chức phảiđược thực hiện thông qua các chỉ tiêu về lợi ích
I.1.2 Quan niệm thứ 2: Quan niệm thiên về trách nhiệm đạo đức và trách
nhiệm chủ động.
Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằnghàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế Với quan điểm này, nhà quản trị không chỉ có
Trang 6trách nhiệm đảm bảo các chỉ tiêu lợi ích của tổ chức mà còn có trách nhiệm đảmbảo các lợi ích từ phía xã hội.
Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội của nhà quản trị là sự thừa nhận mộtnghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp mà nhà quản trị phảituân thủ khi quản trị một tổ chức
I.1.3 Kết luận khái niệm về trách nhiệm xã hội rút ra từ tổng hợp hai quan
niệm trên.
Một là, các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế, là tế bào của nền kinh tế, có
mối quan hệ mật thiết với các tế bào khác, nhà quản trị điều hành hoạt động của
tổ chức phải có trách nhiệm đảm bảo tổ chức tồn tại và phát triển trong mối quan
hệ biện chứng với sự phát triển của xã hội; nói cách khác, trách nhiệm xã hộicủa nhà quản trị hướng vào việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
Hai là, nhà quản trị trước hết có trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các hoạt động của tổ chức thực hiện tốt nhất sứ mạng, mục tiêu của tổchức, và sau nữa định hướng tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong cáclĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái; Bảo vệ sức khỏe con người; An ninh,
an toàn; Quyền công dân; Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng,
Ba là, trách nhiệm xã hội của nhà quản trị được thể hiện ở nhiều cung bậc, từ
việc nhà quản trị thực hiện trách nhiệm kinh tế, tuân thủ đầy đủ và nghiêm túccác quy định của pháp luật, đến việc nhà quản trị thể hiện trách nhiệm đạo đứcthông qua việc tham gia xây dựng cộng đồng xã hội tùy năng lực và điều kiệncủa bản thân cũng như của tổ chức
Như vậy, các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình
và của tổ chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo
Trang 7các chuẩn mực của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc.
I.2 Nội dung trách nhiệm xã hội
I.2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh kinh tế
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện ở khía cạnh kinh tế bằng việc đảmbảo các hoạt động của tổ chức đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sựphân công và phối hợp hoạt động các thành viên trong tổ chức, phát huy tối đacác nguồn lực để tổ chức tồn tại và phát triển trong môi trường luôn thay đổi
Ở bất kỳ tổ chức nào, người lao động cũng được coi trọng và là nguồn lựcquan trọng nhất Đối với người lao động, nhà quản trị tạo công ăn việc làm vớiđãi ngộ tương xứng với sức lao động họ bỏ ra, bố trí và sử dụng sức lao độnghợp lý, tạo điều kiện để người lao động được đào tạo và có cơ hội phát triểnchuyên môn, làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, được đảm bảo quyềnriêng tư, cá nhân nơi làm việc, được hưởng phúc lợi theo quy định
I.2.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh pháp lý
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được nhìn nhận theokhía cạnh pháp lý Điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ
và nghiêm túc các quy định của luật pháp Những khía cạnh chủ yếu được vềtrách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp là đóng thuế, cạnh tranh lành mạnh, bảo
Trang 8Trong những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội đượcdành cho những vấn đề mang tính xã hội lâu dài, đó là việc bảo vệ môi trường.Các doanh nghiệp cần phải có chính sách, biện pháp quan tâm đến xử lý chấtthải, không được thải chất thải độc hại vào môi trường….Luật pháp đòi hỏidoanh nghiệp đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn,không phân biệt đối xử, Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêmngặt các quy định của pháp luật.
I.2.3 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức
Điều này được thể hiện ở việc doanh nghiệp cần có đóng góp cho các vấn đề
xã hội: Như môi trường, tạo được lao động, mang lại giá trị lao động cho kháchhàng…Đây là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng ko quyđịnh thành các trách nhiệm pháp lý, được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn,chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu quan,những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng-sai, được- mất, lợi- hại,
Trách nhiệm đạo đức là nền tảng của trách nhiệm pháp lý Doanh nghiệp xácđịnh sứ mệnh, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển, ban hành cơ chế,chính sách….dựa trên nguyên tắc và giá trị đạo đức, có tác dụng hướng dẫnhành vi trong các mối quan hệ hướng đến cái đúng, đủ và công bằng,
Trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm Không
ai bắt buộc các doanh nghiệp bỏ tiền ra để làm công tác phúc lợi xã hội, nhưngcác đạo lí về lòng thương người, thích giúp đỡ người khác đã tác động đến hành
vi nhận thức của các doanh nghiệp
I.2.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhìn nhận theo khía cạnh tự do
Điều này được thể hiện ở những hành vi và hoạt động mà xã hội muốn hướngtới và có tác dụng đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộcsống, chẳng hạn như tài trợ cho các dự án cộng đồng, đóng góp tình nguyện,
Trang 9Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã không tiếc công sức, tiền của để chia sẻmất mát với đồng bào ở những vùng thường xuyên bị bão, lũ lụt hàng năm.Chính ý thức về trách nhiệm tự do này giúp cho doanh nghiệp hướng đến cáichân, cái thiện, cái mỹ vốn là những trụ cột tinh thần trong đời sống con người
và của xã hội trên bước đường phát triển
II.1 Tổng quan về tập đoàn VinGroup
Tập đoàn Vingroup là một trong số những tập đoàn kinh tế tư nhân có vốnhóa điều lệ lớn nhất thị trường Việt Nam Vingroup đầu tư phát triển hệ sinh tháigồm 7 lĩnh vực nòng cốt trên thị trường bao gồm: Bất động sản – Bán lẻ – Dịch
vụ vui chơi – Giải trí – Giáo dục – Y tế – Nông nghiệp – Công nghiệp nặng.Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ theo tiêuchuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại,
ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thayđổi xu hướng tiêu dùng Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinhthương hiệu Việt và tự hào là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàngđầu Việt Nam
II.1.1.Tầm nhìn
Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững
Vingroup phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có
uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới; xây dựng thành công chuỗi sảnphẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người
Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế.
II.1.2.Giá trị cốt lõi
Hệ thống giá trị cốt lõi của tập đoàn Vingroup nơi ông Phạm Nhật Vượng
đứng đầu chỉ vỏn vẹn 6 chữ “TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN ”.
Trang 10Với chữ tín
Vingroup đặt chữ Tín lên hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệchữ Tín như bảo vệ danh dự của mình Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủnăng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết vớikhách hàng, đối tác đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm-dịch vụ vàtiến độ thực hiện
Với chữ Tâm
Vingroup đặt chữ Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinhdoanh Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức
xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất
Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích
và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho họ sản phẩm,dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện, hiểu rõ sứ mệnh phục vụ vàchỉ đảm nhiệm khi đủ khả năng
Vingroup đề cao chủ trương về một “doanh nghiệp học tập”, không ngại khókhăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”
Về chữ tốc
Trang 11Vingroup lấy “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “quyếtđịnh nhanh – đầu tư nhanh – triển khai nhanh – bán hàng nhanh – thay đổi vàthích ứng nhanh ” làm giá trị bản sắc.
Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “vinh quang thuộc về người
về đích đúng hẹn” Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “không nhanh
ẩu đoảng” để tự răn mình
Về chữ tinh
Vingroup có mục tiêu là: tập hợp những con người tinh hoa để làm nên nhữngsản phẩm, dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được hưởng thụ cuộc sống tinh hoa
và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa
Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức vàTài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việccủa mình
Vingroup quan niệm: hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh,săn chắc và không có mỡ dư thừa Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ “ và “đãi cát tìmvàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để pháthuy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp
Trang 12 Với 6 giá trị cốt lõi trên, Vingroup tin tưởng sẽ cùng đồng hành bền vững và
phát triển lâu dài cùng nhân viên phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và hướng đến một tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế.
II.1.3.Đạo đức kinh doanh
Vingroup – thương hiệu của chất lượng và niềm tin Gây dựng tiếng vang và
uy tín qua hàng loạt dự án, Vingroup giờ đây trở thành thương hiệu được kháchhàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu
Tỷ phú đôla Việt Nam, ông chủ tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng từng nói
“Tôi muốn để lại thứ gì đó cho đời, muốn biến Hà Nội và Sài Gòn tương tựSingapore, Hong Kong” Trong đạo đức kinh doanh, ông cho rằng: “Chấp nhậnthiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm”
Sự thành công trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của Vingroup đã đượcthể hiện qua những giải thưởng lớn như sau:
Từ năm 2008-2013, 5 lần được nhận giải thưởng “Sao vàng đất Việt”; 4lần nhận giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp thương mại Dịch vụ xuất sắc”dành cho thương hiệu Vincom; 4 lần nhận giải “Top ten khách sạn 5 sao”dành cho thương hiệu Vinpearl
Giải “Nhà đầu tư bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 – Best RetailDevelope Award” do tạp chí Euromoney bình chọn (tháng 9/2012) Đầunăm 2013, tập đoàn Vingroup nhận các giải: Top 10 thương hiệu mạnhViệt Nam (3/2013) và còn nhiều giải thưởng giá trị khác
II.1.4.Trách nhiệm xã hội
VinGroup được đánh giá là một trong những điểm sáng trong bức tranh tráchnhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam Theo thống kê cho thấy, năm
2016, VinGroup lọt top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam
Trang 13VinGroup đã và đang không ngừng phát triển CSR để bắt kịp xu thế thời đạicũng như tạo những bước tiền đề phát triển trong tương lai.
VinGroup được xem là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong pháttriển trách nhiệm xã hội Đặc biệt phải kể đến việc chuyển đổi hệ thống giáo dụcchất lượng quốc tế của VinGroup sang mô hình phi lợi nhuận Đây được xem làhành động tích cực của Vingroup dành cho cộng đồng Hơn nữa, chính sách sảnphẩm trong chuỗi cửa hàng dịch vụ của VinGroup đều rõ ràng, chặt chẽ, đảmbảo yêu cầu cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn Bên cạnh đó, VinGroupcũng xây dựng hệ thống nghiên cứu riêng biệt phục vụ sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp
Trong giai đoạn Covid-19, VinGroup là doanh nghiệp tiên phong thực hiệnhoạt động hỗ trợ, giúp đỡ xã hội Trong đó phải kể đến sự kiện VinGroup tài trợ
20 tỷ đồng cho các kế hoạch nghiên cứu ứng phó nhanh với Covid-19 Tiếp đó,vào tháng 6/2021, VinGroup tiếp tục hỗ trợ xã hội khi tiếp tục trao tặng 30 máyxét nghiệm Covid-19,…
=> Đối với VinGroup, trách nhiệm xã hội là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển dài hạn của VinGroup.
II.2 VinGroup trong việc quản trị tổ chức thực hiện trách nhiệm xã
hội
II.2.1.Trách nhiệm kinh tế
Tập đoàn Vingroup đảm bảo tính trung thực minh bạch và thống nhất trongviệc cung cấp thông tin, giải đáp câu hỏi của cổ đông, nhà đầu tư, chuyên giaphân tích và các bên liên quan qua website chính thức www.vingroup.net, bảođảm tất cả các cổ đông đối xử bình đẳng (cổ đông lớn, nhỏ; cổ đông cá nhân, tổchức; cổ đông trong nước, nước ngoài) Các tài liệu dành cho nhà đầu tư, bản tin
và thông cáo về tài chính của tập đoàn bằng tiếng Việt và tiếng Anh được cậpnhật cùng lúc, có thể được xem và tải tại mục quan hệ cổ đông trên website.Vingroup vẫn duy trì việc gặp gỡ và trao đổi với cổ đông, nhóm nhà đầu tư,
Trang 14chuyên gia phân tích trong và ngoài nước, có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao,tập đoàn nhằm cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh vàchiến lược phát triển của tập đoàn Cụ thể, các buổi trao đổi được tổ chức thôngqua nhiều hình thức và sự kiện như: ĐHĐCĐ thường niên, buổi họp tóm tắt kếtquả kinh doanh quý, hội nghị nhà đầu tư, các buổi họp riêng lẻ, và các chuyếnthăm dự án.
Năm 2020 là năm khó khăn của kinh tế thế giới Theo báo cáo của Ngân hàngThế giới (The World Bank), dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, kinh tế toàncầu tăng trưởng âm 4,3% Nhờ chủ động và quyết liệt phòng chống dịch củaChính phủ, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương, với 2,91%.Tuy nhiên, xét trên tổng thể, các ngành trong nước đều không tránh khỏi ảnhhưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh, Trong bối cảnh đó, Tập đoànVingroup đã nhanh chóng thích ứng, khẩn trương và linh hoạt trong quản trịcũng như các chiến lược kinh doanh Nhờ vậy cũng tránh được một số ảnhhưởng của dịch bệnh Vingroup định hướng phát triển thành lập Tập đoàn Côngnghệ - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổimới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, nâng caochất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việttrên chiến trường quốc tế
II.2.2.Trách nhiệm pháp lý
Ở khía cạnh quản lý nhân sự để có thể sở hữu những nhân sự xuất sắc vềnhiều mặt, thì không thể không nhắc đến chế độ phúc lợi của người lao động màVingroup đã đề ra trong chiến lược quản lý nhân sự của mình Đây chính là chìakhóa vàng để giữ chân nhân tài ở lại lâu dài với công ty Theo đó, khi làm việctại Vingroup, người lao động sẽ được đảm bảo về môi trường làm việc lànhmạnh, công bằng, chuyên nghiệp nhất; được cung cấp đồng phục, thiết bị bảo hộlao động, dụng cụ lao động, máy móc… theo từng ngành nghề; đảm bảo về thời
Trang 15gian làm 8 giờ/ngày, 5,5 ngày/ tuần (đối với Khối Hành chính - Văn phòng) và 6ngày/tuần (đối với Khối Dịch vụ).
Thêm vào đó, mọi nhân viên của Vingroup đều được hưởng chế độ nghỉ phéptheo quy định của Luật Lao động và được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; đượchưởng các chế độ phụ cấp như: Tiền cơm trưa, tiền điện thoại, tiền phương tiện
đi lại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa… Ngoài ra, Tập đoàn còn mang lạinhiều chế độ phúc lợi đặc quyền cho nhân viên của mình như: Tặng quà vàonhững dịp quan trọng như sinh nhật, sinh con, kết hôn; tổ chức sinh hoạt nghỉmát và du lịch cho nhân viên; thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên khó khăn, thànhlập quỹ tương thân tương ái với cho vay không lãi suất… và còn có những chế
độ khen thưởng riêng cho nhân viên xuất sắc
Theo dữ liệu tại thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (đã được kiểm toán)của Vingroup, năm 2020, tập đoàn này đã nộp tổng cộng xấp xỉ 9.397 tỷ đồngthuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tăng gần 19% so với năm 2019 Trong đó,chi phí thuế TNDN hiện hành là 10.282,7 tỷ đồng, công ty được hoãn lại 885,8
tỷ đồng Thuế suất thuế TNDN áp dụng cho Vingroup và các công ty con trongtập đoàn trong năm là 20% lợi nhuận chịu thuế, ngoại trừ Vinmec và Vinschool(đối với thu nhập từ hoạt động xã hội hóa) áp dụng mức thuế suất thuế TNDN
ưu đãi 10% Bên cạnh đó, Vinfast, Vinsmart và một số công ty con hoạt độngtrong lĩnh vực công nghệ đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN với thuế suất ưuđãi 10% trong 15 năm đầu tiên kể từ khi có doanh thu Một số công ty con cótổng doanh thu trong năm 2020 không quá 200 tỷ đồng được giảm 30% thuếTNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 theo Nghị định 114 năm
2020 của Chính phủ Thực hiện trách nhiệm pháp lý cũng là một trong nhữngthông tin được công chúng quan tâm đối với Vingroup
II.2.3.Trách nhiệm đạo đức
Với tầm nhìn trở thành tập đoàn tư nhân Việt Nam hàng đầu “Vì một cuộcsống tốt đẹp hơn cho mọi người”, Vingroup không chỉ hoàn thành tốt trách