1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và chứng minh việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp việt nam

47 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và chứng minh việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồ Thanh My, Đặng Lý Phương Thảo, Trần Nguyễn Ngọc Hân, Lê Bảo Ngọc, Dương Ngọc Linh, Hồ Tuyết Băng, Đỗ Dương Thảo Trúc
Người hướng dẫn Thầy Bùi Dương Lâm
Trường học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 412,36 KB

Nội dung

Trang 13 Phần lớn các nhà quản trị vận hành hoạt động của tổ chức theo những giá trịthuộc cấp độ thứ hai, suy nghĩ và hành vi đạo đức của họ bị tác động rất lớn từ cấptrên, đồng nghiệp,

Trang 1

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ UEH

Đặng Lý Phương Thảo Trần Nguyễn Ngọc Hân

Lê Bảo Ngọc Dương Ngọc Linh

Hồ Tuyết Băng

Đỗ Dương Thảo Trúc

Trang 3

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vai trò của từng cá thểđang dần được khẳng định và đề cao, đặc biệt là ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệmcủa các cá nhân trong xã hội cũng ngày càng nâng cao và chú trọng phát triển Tuynhiên, dưới mặt trái của sự nhảy vọt nền kinh tế thị trường, trong những năm gần đây

đã xuất hiện xu hướng quá đề cao lợi ích cá nhân, làm cho lợi ích chung của tập thể bịtổn hại, từ đó làm xói mòn cấu trúc doanh nghiệp, làm suy yếu nền tảng đạo đức, phá

vỡ mối liên kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung

Nhận thức được thực trạng đáng báo động như vậy, nhóm Thú mỏ vịt chúng em

đã chọn và thực hiện đề tài “Phân tích và chứng minh việc thực hiện đạo đức và tráchnhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm tiểu luận của mình

Nhóm Thú mỏ vịt, 14/11/2023

I

Trang 4

II

Trang 5

Đặc biệt, xin cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Quản trị học - thầy BùiDương Lâm đã có những góp ý xây dựng hết sức quý báu, thầy ân cần chỉ dạy, trang bịcho chúng chúng em những kiến thức cần thiết để vận dụng và làm nền tảng cho bàitiểu luận này.

Tuy đã cố gắng giành nhiều công sức nghiên cứu nhưng do thời gian và kiếnthức chuyên môn về bộ môn Quản trị học của bản thân còn hạn chế, trải nghiệm vàkinh nghiệm thực tiễn chưa đủ dày dặn nên bài luận vẫn còn nhiều thiếu sót chúngchúng em xin được đón nhận những ý kiến, phản hồi đóng góp cũng như phê bình từphía thầy cô để giúp bài luận được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em xin gửi đến thầy cô lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thànhcông trong cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn

Nhóm Thú mỏ vịt, 14/11/2023

III

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Ý nghĩa bài luận 1

PHẦN II NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1 Trách nhiệm đạo đức 2

1.1.1 Đạo đức quản trị là gì? 2

1.1.2 Quản trị có đạo đức trong thời hiện nay 2

1.1.3 Những vấn đề lưỡng nan đạo đức 3

1.1.4 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 4

1.1.5 Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 5

1.1.6 Vấn đề đạo đức đối với hoạt động kinh doanh quốc tế 6

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7

1.2.1 Trách nhiệm kinh tế 7

1.2.2 Trách nhiệm pháp lý 7

1.2.3 Trách nhiệm đạo đức 8

1.2.4 Trách nhiệm chủ động (nhân văn) 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Thực trạng việc thực hiện đạo đức của các doanh nghiệp Việt Nam 10

IV

Trang 7

2.1.1 Trong kinh doanh 10

2.1.2 Trong quan hệ lao động 11

2.1.3 Trong vấn đề môi trường 12

2.1.4 Trong việc thực hiện thiện nguyện xã hội 13

2.2.5 Phân tích và so sánh hai tập đoàn FPT và Viettel 14

2.2 Thực trạng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam 19 2.2.1 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp tỏng thời đại ngày nay 19

2.2.2 Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội 20

2.2.3 Phân tích và so sánh hai tập đoàn FPT và Viettel 23

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 28

3.1 Những vấn đề trở ngại trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội 28

3.2 Đề xuất gải pháp 30

3.2.1 Giải pháp từ Nhà nước 30

3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 31

3.2.3 Giải pháp đối với hai doanh nghiệp đã phân tích 32

PHẦN 3 TỔNG KẾT 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

V

Trang 8

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những yếu tố quan trọng nhất gắn liền với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp chính là đạo đức và trách nhiệm xã hội Đây là thước đo chuẩn mực đểđánh giá giá trị đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội Hai yếu tố ấy đóng góp tíchcực vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nóichung Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngày càng có tác động lớnhơn đến hình ảnh, uy tín và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của họ trên thị trường trongnước và quốc tế do sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, hiện nay các vấn

đề về đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa thật sự được chú trọng vàquan tâm Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của đạo đức và trách nhiệm

xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian dài trong bốicảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Chúng em sẽ phân tích và chứngminh việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp hiện đại ởViệt Nam để có cái nhìn cụ thể hơn nhằm đưa ra kết luận và dự đoán một phần tìnhhình doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay nói riêng và tương lai nói chung

2 Ý nghĩa bài luận

Đề tài “Phân tích và chứng minh việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hộitrong các doanh nghiệp Việt Nam” giúp ta có cái nhìn khái quát hơn về tầm quan trọngcủa việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức rằng việcquan tâm đến đạo đức và trách nhiệm xã hội rất quan trọng cũng như việc quan tâmđến chi phí, lợi nhuận và tăng trưởng Đồng thời giúp các doanh nghiệp cải thiện, sửachữa những hạn chế và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai

1

Trang 9

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trách nhiệm đạo đức

1.1.1 Đạo đức quản trị là gì?

Để có định nghĩa khái niệm về đạo đức một cách chuẩn xác là điều không dễdàng Nhìn chung, đạo đức là một bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điều khiểnhành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai.Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong hoạtđộng quản trị và ra quyết định

Từ đó ta có thể hiểu rằng: Đạo đức quản trị là một khái niệm trong lĩnh vựcquản trị doanh nghiệp được hiểu là việc thực hiện các quyết định và hành động quản trịdựa trên các nguyên tắc đạo đức và giá trị đạo đức Đạo đức quản trị đòi hỏi sự quantâm đến lợi ích của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả cổ đông, nhân viên, kháchhàng, xã hội và môi trường

Đạo đức quản trị có tính đặc thù riêng trong lĩnh vực kinh doanh Do kinh doanh

là hoạt động nhằm mục đích thu về lợi ích kinh tế nên có cách ứng xử về đạo đức hoàntoàn không giống những hoạt động khác Tuy nhiên đạo đức quản trị vẫn luôn phảichịu sự chi phối của nguyên tắc và giá trị đạo đức chung

1.1.2 Quản trị có đạo đức trong thời hiện nay

Một ví dụ khác là vụ bê bối của Tập đoàn Toshiba khi cơ quan chức năng pháthiện ra những điểm bất thường trong sổ sách kế toán của công ty Ban lãnh đạo củaToshiba đã chủ định sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cáchkhác nhau trong báo cáo tài chính nhằm đánh lạc hướng các nhà đầu tư và che giấunhững khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả

2

Trang 10

Tuy nhiên, bên cạnh các vụ bê bối vẫn tồn tại những sự kiện thể hiện đạo đứcdoanh nghiệp, điển hình là việc Tập đoàn Samsung thu hồi toàn bộ sản phẩm SamsungGalaxy Note 7 tại Việt Nam cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng thu hồi sản phẩm lỗi, đền

bù và xin lỗi khách hàng Đó chính là cách doanh nghiệp vừa giữ gìn thương hiệu vừathể hiện trách nhiệm xã hội

Tóm lại, các nhà quản trị trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành môi trườngđạo đức trong mỗi tổ chức và họ cần đóng vai trò như là hình mẫu cho người khác Nếumột nhà quản trị chỉ là con rối của lợi ích tức thời thì doanh nghiệp sẽ không bao giờtồn tại một giá trị bền vững từ bên trong

1.1.3 Những vấn đề lưỡng nan đạo đức

Lưỡng nan đạo đức là những tình huống mà một người phải đưa ra quyết địnhgiữa hai sự lựa chọn đều không hoàn toàn đúng đắn về mặt đạo đức Không có lựachọn nào là hoàn toàn "đúng" cả Các vấn đề lưỡng nan đạo đức thường liên quan đến

sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của xã hội Ví dụ: liệu báo cáo hành

vi sai trái của đồng nghiệp có gây hại cho cá nhân họ không Trong các tình huốnglưỡng nan đạo đức, thường không có giải pháp hoàn hảo nào Mỗi lựa chọn đều cónhững hệ quả tiêu cực riêng

Để giải quyết vấn đề, các nhà quản trị cần cân nhắc các yếu tố như nguyên tắcđạo đức, hậu quả của mỗi lựa chọn, trách nhiệm cá nhân và xã hội Một số kỹ thuật giảiquyết vấn đề lưỡng nan đạo đức bao gồm: áp dụng các nguyên tắc đạo đức, đánh giácác hậu quả tiềm tàng, và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích lớn nhất Các vấn đề lưỡngnan đạo đức thường không có lời giải đúng hoặc sai tuyệt đối, mà đòi hỏi sự suy xét kỹlưỡng về giá trị và nguyên tắc của mỗi cá nhân

Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về vấn đề lưỡng nan đạo đức:

- Tàu tốc hành: Bạn đang lái một chiếc tàu tốc hành không thể dừng lại Trước

mặt là 5 người đang băng qua đường ray Bạn chỉ có thể chuyển hướng tàu sang

3

Trang 11

một đường ray khác, nơi chỉ có 1 người đang đứng Bạn nên làm gì - giết 1 ngườihay để 5 người chết?

- Cứu con hay cứu vợ: Con bạn và vợ bạn đang chết đuối Bạn chỉ có thể cứu

một người Bạn sẽ cứu ai?

- Nói dối để cứu mạng: Một kẻ giết người hỏi bạn vị trí của nạn nhân Nếu bạn

nói thật, nạn nhân sẽ bị giết Nếu bạn nói dối, nạn nhân có thể sống sót nhưng bạn

đã nói dối Bạn sẽ làm gì?

- Trộm cắp thuốc cứu người: Bạn không có tiền mua thuốc cứu mạng cho đứa

con đang hấp hối Bạn có nên đột nhập vào hiệu thuốc và trộm thuốc không?

- Tra tấn tù nhân: Bạn bắt được một tên khủng bố Anh ta biết vị trí của quả

bom hẹn giờ sắp nổ nhưng không chịu khai Bạn có nên tra tấn anh ta để cứu nhiềusinh mạng không?

Những tình huống trên đều không có lựa chọn nào là hoàn toàn đúng đắn.Chúng gây ra những xung đột đạo đức, buộc chúng ta phải cân nhắc giữa các giá trịnhư sự sống, trung thực, tự do Để giải quyết những vấn đề này cần xem xét cẩn thậncác hoàn cảnh cụ thể

1.1.4 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức

Theo Richard L.Daft về các vấn đề nan giải trong đạo đức: “Phần lớn các vấn đềnan giải trong đạo đức bao hàm sự mâu thuẫn giữa nhu cầu của một bộ phận và nhucầu tổng thể - cá nhân và tổ chức hay giữa tổ chức và xã hội Các nhà quản trị đối diệnvới những sự lựa chọn đạo đức rất khó khăn thường sử dụng một chiến lược chuẩn tắc– một chiến lược dựa trên các giá trị và chuẩn mực – để hướng dẫn cho việc ra quyếtđịnh.” Từ đó ông đưa ra năm quan điểm/ cách tiếp cận về đạo đức chuẩn tắc:

- “ Quan điểm vị lợi: Một hành vi đạo đức phải tạo ra điều tốt đẹp lớn nhất cho

bộ phận có số đông lớn nhất”

- “ Quan điểm vị kỷ: Các hành động có đạo đức khi chúng hỗ trợ cho các lợi ích

dài hạn tốt nhất của cá nhân”

4

Trang 12

- “ Quan điểm các quyền đạo đức: Con người có những quyền và sự tự do cơ

bản không thể bị xâm phạm bởi bất kỳ một quyết định của cá nhân nào.”

- “ Quan điểm công bằng: Các quyết định đạo đức phải dựa trên nền tảng của

những chuẩn mực về sự hợp lý, trung thực và không thiên vị.” (L.Daft, Kỉ nguyên mới của quản trị, 2016)

- “ Quan điểm thực dụng: Có thể xác định những gì là “đúng” hay “tốt” về

phương diện đạo đức Một quyết định được xem là có đạo đức khi nó được xem là

có thể chấp nhận được bởi cộng đồng nghề nghiệp.” (L.Daft, Kỉ nguyên mới của quản trị, 2016)

1.1.5 Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức

“Tất cả các yếu tố như các nhu cầu cá nhân, sự ảnh hưởng từ gia đình, và nềntảng tôn giáo sẽ định hình hệ thống giá trị của nhà quản trị Bên cạnh đó văn hóa công

ty và những áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp cũng tác động đến sự lựa chọn về đạo đứccủa cá nhân

Cấp độ tiền quy ước, tuân thủ các quy định để tránh bị trừng phạt, hành động

vừa lợi ích của cá nhân, tuân thủ vì lợi ích cá nhân Nhà quản trị sử dụng phong cáchlãnh đạo theo quyền lực hay áp đặt và cũng xuất hiện khi nhân viên được định hướng

về việc hoàn thành một nhiệm vụ có tính phụ thuộc

Cấp độ theo quy ước, sống theo kỳ vọng của người khác, hoàn thành nghĩa vụ

và trách nhiệm của hệ thống xã hội, tán thành luật pháp Các nhà quản trị thường sửdụng phong cách lãnh đạo khuyến khích mối quan hệ giữa các cá nhân và hợp tác

Cấp độ hậu quy ước, các cá nhân được hướng dẫn bởi một tập hợp các giá trị

nội tại dựa trên những nguyên tắc phổ quát về công bằng và các điều tốt đẹp và họthậm chí sẽ không tuân thủ những quy định hay luật lệ vi phạm những nguyên tắc này.Các nhà quản trị thường sử dụng cách thức lãnh đạo chuyển hóa về chất hay quan điểmlãnh đạo là người phục vụ, họ tập trung vào các nhu cầu của những người đi theo họkhuyến khích người khác hãy xem xét lại bản thân mình và gắn kết với những lập luậnđạo đức có bậc cao hơn

5

Trang 13

Phần lớn các nhà quản trị vận hành hoạt động của tổ chức theo những giá trịthuộc cấp độ thứ hai, suy nghĩ và hành vi đạo đức của họ bị tác động rất lớn từ cấptrên, đồng nghiệp, và những người có vai trò đáng kể trong tổ chức trong ngành.” (L.Daft, Kỷ nguyên mới của quản trị, 2016)

- Nhà quản trị thường xuyên phải đối mặt với những tình huống có vấn đề về đạođức, đòi hỏi họ phải đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc và giá trị đạo đức

- Các quyết định đạo đức của nhà quản trị nên dựa trên các giá trị cốt lõi của tổchức, đặt lợi ích của người lao động và khách hàng lên trên lợi ích cá nhân

- Nhà quản trị cần xem xét các tác động và hậu quả lâu dài của mỗi quyết định,tham vấn các bên liên quan, minh bạch về quyết định và chịu trách nhiệm

- Không có công thức chung cho mọi quyết định đạo đức nhưng việc duy trì cácchuẩn mực đạo đức cao là điều thiết yếu đối với mọi nhà quản trị

- Các nhà quản trị cần phân tích từng tình huống cụ thể và đưa ra quyết định tốtnhất dựa trên nguyên tắc đạo đức để xử lý các vấn đề phức tạp về mặt đạo đức

1.1.6 Vấn đề đạo đức đối với hoạt động kinh doanh quốc tế

Để kinh doanh có trách nhiệm, các công ty cần lưu ý các vấn đề sau:

- Việc làm và nhân quyền:

 Trả lương công bằng và cung cấp điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh chongười lao động

 Không sử dụng lao động cưỡng bức hay lao động trẻ em

 Tôn trọng quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động

 Không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, tôn giáo

- Tham nhũng:

 Không đưa hối lộ cho các quan chức nhà nước để đổi lấy lợi thế kinh doanh

 Minh bạch về các khoản đóng góp, tài trợ

 Có chính sách chống tham nhũng rõ ràng

- Nghĩa vụ đạo đức:

 Đóng thuế đầy đủ tại các quốc gia hoạt động

6

Trang 14

 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 Tôn trọng văn hóa và phong tục tập quán địa phương

 Đóng góp vào cộng đồng địa phương (ví dụ từ thiện)

Các công ty cần xây dựng và thực thi các chính sách và quy trình đạo đứcnghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế của họ có trách nhiệm vàminh bạch Quản trị đạo đức là chìa khóa cho sự phát triển bền vững

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Trách nhiệm kinh tế

“Trách nhiệm kinh tế là việc doanh nhân với tư cách là người sáng lập, quản trị,điều hành doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá lợi nhuận, cạnh tranh, ổn định và tăng trưởng.Doanh nhân là lực lượng chính huy động các nguồn lực xã hội, nhằm tạo ra sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ hoặc phương thức sản xuất mới đáp ứng nhu cầu của thị trường ngàycàng đa dạng và phong phú, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

và thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế Thông qua quản lý và điều hành sản xuất kinhdoanh, doanh nhân, doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh phân công lao động xã hội, táicấu trúc kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập quốc tế.”

- Đối với doanh nghiệp:

 Sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng cho sự mong muốn của xã hội vàtối đa hoá lợi nhuận cho những người chủ doanh nghiệp và cổ đông

 Tìm kiếm nguồn lực lao động

 Phát triển sản phẩm, công nghệ

 Phân phối sản xuất hàng hoá, dịch vụ

 Phát hiện thêm nhiều tài nguyên

- Đối với người lao động:

 Tạo cơ hội có công ăn việc làm

 Môi trường làm việc vệ sinh, an toàn

7

Trang 15

 Cơ hội được phát triển nghề nghiệp và thụ hưởng mức thưởng tương xứng

- Đối với người tiêu dùng:

 Cung cấp hàng hoá dịch vụ với cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,thông tin chính xác, định giá minh bạch về sản phẩm

1.2.2 Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lí xác định những gì xã hội cho rằng có tầm quan trọng liênquan đến hành vi phù hợp của công ty Các đơn vị kinh doanh được mong đợi phảihoàn thành mục tiêu kinh tế trong phạm vi khuôn khổ các yêu cầu về luật pháp.(L.Daft, 2016)

Các hành vi vi phạm pháp luật sẽ dẫn đến kết quả thực hiện trách nhiệm pháp líkém: bán hàng kém chất lượng, gian lận, cung cấp hoá đơn khống, thông tin mập mờđến người tiêu dùng, thêm các quy trình hoạt động không cần thiết

Một ví dụ cho vấn đề kể trên là sự kiện cơ quan Điều tra hình sự quân khu thủ

đô khởi tố chi nhánh 3 công ty Thăng Long về hành vi trốn thuế nhập khẩu hơn 1.18triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi, đồng thời còn còn sửa tờ khai xuất xứ hànghoá, dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100 kg vải vụn

Được điều tiết qua nghĩa vụ pháp lí gồm năm khía cạnh:

- Điều tiết cạnh tranh

- Bảo vệ người tiêu dùng

- Bảo vệ môi trường

Trang 16

không thiên vị, và áp dụng các lối cư xử khác nhau với từng cá nhân bất cứ khinào nó phù hợp với mục đích và lợi ích của tổ chức Hành vi không đạo đứcxuất hiện khi muốn tạo thành cơ hội cho một các nhân hay tập thể thu được lợinhuận trên cơ sở sự mất mát của cá nhân khác hay toàn thể xã hội.”

- “Trách nhiệm đạo đức còn là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêmchính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ cácluật lệ và quy định Là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xãhội, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên quan

và đòi hỏi, mong muốn của xã hội Khó khăn của quyết định quản lý ấy khôngchỉ thuộc vào việc xác định các giá trị cần được tôn trọng, mà còn là sự cân đối,hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần nhỏ lợi ích vì việc chung Chính vì vậy,khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương phápriêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớnhơn trách nhiệm xã hội.”

- Trách nhiệm xã hội: nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và

thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách bền vững và có ý thức về môi trường.Thúc đẩy các hoạt động xã hội có lợi, đảm bảo quyền lợi của người lao động và duy trìmột môi trường làm việc an toàn và công bằng

- Chất lượng phục vụ: cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ được

cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữa lời hứa và thực hiện, và đối xử côngbằng với khách hàng và người tiêu dùng

9

Trang 17

- Trung thực và minh bạch: luôn hành động một cách trung thực và minh bạch

trong các giao dịch và quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng Sựtrung thực và minh bạch đem lại lòng tin và tạo dựng mối quan hệ lâu dài

- Tôn trọng đối tác: Đạo đức kinh doanh bao gồm việc tôn trọng các đối tác kinh

doanh, bao gồm cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng Điều này baogồm việc thể hiện tôn trọng, lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác, và duy trìcác mối quan hệ công bằng và tôn trọng lợi ích của cả hai bên

1.2.4 Trách nhiệm chủ động (nhân văn)

Trách nhiệm nhân văn đề cập mục đích của doanh nghiệp là tích cực làm chothế giới và xã hội trở nên tốt đẹp Đây là trách nhiệm mang tính hoàn toàn tự nguyện

và nó được dẫn dắt từ khát vọng được đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp, không bịràng buộc bởi yếu tố khác của trách nhiệm xã hội như kinh tế, luật pháp hay đạo đức.Đây là các hành động đóng góp từ thiện không hề có sự hoàn trả và cũng không mongđợi sự hoàn trả

Số lượng và bản chất của các hoạt động này là tự nguyện hoặc tùy nghi, đượcthực hiện bởi mong muốn của doanh nghiệp là tham gia vào các hoạt động xã hộikhông được luật pháp yêu cầu Các hoạt động đó có thể bao gồm việc tặng quà củacông ty, đóng góp sản phẩm, dịch vụ, tình nguyện của nhân viên, phát triển cộng đồng

và bất kỳ hình thức sử dụng tự nguyện nào khác của tổ chức với cộng đồng hoặc cácbên liên quan

Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:

- Nâng cao chất lượng cuộc sống

- San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ

- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên

- Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động

Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm

10

Trang 18

Cụ thể hơn, vào ngày 13/3, hơn 2.500 cán bộ công nhân viên Tập đoàn FPT tại

58 tỉnh thành trên toàn quốc đã tham gia hoạt động thiện nguyện nhân kỷ niệm 5 năm

"Ngày FPT vì cộng đồng" Chương trình gồm nhiều hoạt động ý nghĩa như hiến máunhân đạo, tặng 17 tủ sách, 34 bộ máy tính, trồng 133 cây xanh, tặng 50 suất học bổng

và nhiều phần quà cho học sinh nghèo, tặng quà cho bệnh nhân Bệnh viện Huyết học

và truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Ung bướu Cần Thơ, Ung bướu

TP HCM

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng việc thực hiện đạo đức của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1 Trong kinh doanh

Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế sâu rô ̣ng màcác nền kinh tế và công ty trên toàn thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt vớinhau Đặc biệt, doanh nghiệp Viê ̣t Nam đang đối mặt với cả những cơ hội và tháchthức đáng kể Do đó, họ cần cải thiện năng lực cạnh tranh của mình không chỉ vềnguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiê ̣u quả mà còncải thiện về mặt đạo đức kinh doanh Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi có quátrình xây dựng nền sản xuất, doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường đã diễn rahàng trăm năm, ít nhất là 70 đến 80 năm thì cơ chế thị trường và hệ thống pháp luật cómức độ hoàn thiện cao, đạo đức kinh doanh đã trở thành chuẩn mực và truyền thốngtrong xã hội

Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới tại Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nammới tiến được một bước tiến tới xây dựng nền kinh tế thị trường do đó trong văn hóakinh doanh, quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến nay vẫn là một chủ đề được dưluận chung trong xã hội bàn tán sôi nổi Có hàng chục nghìn hành vi vi phạm pháp luật,đạo đức kinh doanh trong sản xuất, kinh doanh, để lại nhiều hậu quả tiêu cực Các công11

Trang 19

ty sử dụng các thủ đoạn không công bằng và thậm chí bất hợp pháp để kiếm được càngnhiều lợi nhuận càng tốt Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàngcấm, hàng kém chất lượng, hàng độc hại, trong đó có cả sản xuất thuốc, thực phẩmkhông an toàn và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, xã hội, v.v Vì thế vấn đề vi phạmđạo đức doanh nghiệp trong sản xuất thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo -như một thành viên Quốc hội đã nói: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờngắn và dễ dàng như hiện nay!” Có thể nhận thấy việc xây dựng và thực hiện đạo đứckinh doanh ở Việt Nam vẫn cần có sự quan tâm đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp,doanh nhân, người tiêu dùng và toàn xã hội (Kha, 2021)

2.1.2 Trong quan hệ lao động

“Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động đạo đức cực kì cần thiết củacác doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam rất nỗ lực trong việc tuân thủcác quy định pháp luật và cố gắng đảm bảo các điều kiện làm việc như ánh sáng, thônggió, vệ sinh, nước uống, phòng tắm và nhà vệ sinh Một số doanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thường xây dựng nhà ăn công ty rộngrãi, sạch sẽ và tổ chức các bữa ăn theo ca có trả lương hoặc miễn phí cho nhân viên.Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp đang tích cực đầu tư máy móc, thiết bị xâydựng mới nhất và áp dụng một số biện pháp, công nghệ tiên tiến để cải thiện điều kiệnlàm việc, tăng hiệu quả lao động Theo số liệu khảo sát, 84% doanh nghiệp đã thànhlập nhà ăn nhân viên và tổ chức bữa ăn theo ca cho nhân viên để đảm bảo chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm Trong đó, 96,7% doanh nghiệp có mức ăn theo ca từ 15.000đồng trở lên Hơn 70% doanh nghiệp tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.Như thế, các doanh nghiệp Việt Nam ứng xử chuẩn mực trong các vấn đề pháp luật laođộng tùy thuộc vào nhiều yếu tố Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp không thựchiện ngay cả những điều đạo đức cơ bản nhất như trả lương cho công nhân, phớt lờ cácquyền cơ bản của người lao động về an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thấtnghiệp theo quy định của pháp luật.”(Kha, Phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, 2021)12

Trang 20

2.1.3 Trong vấn đề môi trường

Tuy đã ban hành nhiều văn bản mang tính pháp lí về vấn đề bảo vệ môi trườngcũng như tham gia nhiều công ước, nghị định thư quốc tế về bảo vệ môi trường ở cáckhu vực và trên thế giới nhưng việc thực hiện bảo vệ môi trường ở nước ta hiện vẫncòn rất yếu Đã có thời điểm con người được coi là trung tâm của thiên nhiên và ở trênthiên nhiên Thế nhưng việc lạm dụng quyền khai thác và hủy hoại môi trường tự nhiên

để thu lợi riêng đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người nhưbão, lũ lụt, biến đổi khí hậu và dịch bệnh v.v Hiện nay, số lượng các bộ phận sản xuấtngày càng tăng Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án sản xuất,kinh doanh nhưng không chú trọng xây dựng hệ thống xử lý chất thải, coi đây là giảipháp cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận Điều đáng lo ngại hơn là các doanh nghiệp dù

đã có hệ thống xử lý rác thải nhưng họ luôn cố tình phớt lờ và dùng những thủ đoạntinh vi, lén lút để xả thẳng nước chưa qua xử lý ra môi trường

Cùng với sự ra đời ồ ạt của các khu công nghiệp, các làng nghề thủ ông truyềnthống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ Ở nước ta có 1.450 làng nghề sảnxuất nhiều loại nghề thủ công, từ chế biến nông sản đến giết mổ gia súc, thủ công mỹnghệ Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề rất nghiêm trọng, nồng độ bụi vàkhông khí chứa NO2, SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Theo kết quả điều tramôi trường tại 52 làng nghề tiêu biểu trên cả nước, có 46% làng nghề có môi trường ônhiễm nặng, 27% làng nghề có môi trường ô nhiễm ở mức độ trung bình và 27% làngnghề có môi trường bị ô nhiễm nhẹ Các làng nghề khác gồm có Vạn Phúc, Bát Tràng,Phú Đô, không có hệ thống xử lý nước thải, cả nước thải và chất thải rắn đều đượcthải ra khu vực xung quanh, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Ngành nông nghiệp cũng có tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường Việc sửdụng rộng rãi và bừa bãi thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh trong ngành chăn nuôi đangvượt khỏi tầm kiểm soát Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phần nào gây nên ô nhiễmmôi trường Theo nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi năm ngành chăn nuôi lại thải ra môi13

Trang 21

trường 8.590 triệu tấn phân nhưng trong đó chỉ có khoảng 40% được xử lí hoàn toàn.Phần còn lại được thải ra môi trường theo đường trực tiếp, làm ô nhiễm mặt đất, ônhiễm nguồn nước ngầm Có thể thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ởmức báo động.

2.1.4 Trong việc thực hiện thiện nguyện xã hội

Thực trạng thực hiện đạo đức trong hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệpViệt Nam vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn Mặc dù có các hoạt động thiệnnguyện đáng kể, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải các vấn đề liên quan đếnđạo đức trong quá trình thực hiện Một thách thức lớn là việc đảm bảo tính minh bạch

và trung thực trong hoạt động thiện nguyện Một số doanh nghiệp có sử dụng hoạtđộng thiện nguyện như một cách để xây dựng hình ảnh và gây quỹ, mà không thực sựquan tâm đến giá trị và hiệu quả cụ thể của hoạt động Điều này đôi khi dẫn đến việccác dự án không đủ minh bạch, tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp Mộtthách thức khác là việc đảm bảo tầm nhìn và định hướng dài hạn trong hoạt động thiệnnguyện Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang tập trung vào những hoạt động thiệnnguyện ngắn hạn và không có kế hoạch bền vững Một số còn chưa nhìn ra giá trị củaviệc đầu tư vào các dự án lâu dài và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với cộng đồng.Thêm vào đó, sự thiếu hiểu biết và ý thức về đạo đức trong hoạt động thiện nguyệncũng là một vấn đề Nhiều doanh nghiệp chưa nhận ra tầm quan trọng của việc tuân thủđạo đức và đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động của mình Điều này có thể dẫnđến việc thiếu trung thực và tôn trọng đối tác và cộng đồng

Để cải thiện thực trạng này, doanh nghiệp cần thúc đẩy việc xây dựng và thựchiện các chính sách và quy trình đạo đức trong hoạt động thiện nguyện Đồng thời, vaitrò của các tổ chức không chính phủ và đối tác cũng rất quan trọng trong việc giám sát

và đánh giá tính hợp lý và đạo đức của hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp Bêncạnh đó, công chúng và người tiêu dùng cũng có vai trò quan trọng trong việc yêu cầu

14

Trang 22

và ủng hộ các doanh nghiệp thực hiện công việc thiện nguyện đúng mục đích và giá trịđạo đức.

Tuy nhiên thực trạng thiện nguyện của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang cónhững khởi sắc đáng kể Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được vai trò vàtrách nhiệm của mình đối với xã hội và môi trường Họ ngày càng chú trọng đến việcthực hiện các hoạt động thiện nguyện và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Cáchoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp Việt Nam có thể được thấy qua việc hỗ trợcác chương trình giáo dục, sức khỏe, môi trường và cộng đồng Một số doanh nghiệpthực hiện các dự án xã hội như xây dựng trường học, bệnh viện, cung cấp nước sạchcho các khu vực nghèo khó Nhiều doanh nghiệp cũng tài trợ cho các chương trình vănhóa, thể thao và nghệ thuật, đóng góp vào việc phát triển văn hóa địa phương Cácdoanh nghiệp cũng thể hiện lòng biết ơn và chăm sóc đối với nhân viên và cộng đồng

Họ tổ chức các chương trình phi lợi nhuận để tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vàocác hoạt động thiện nguyện và góp phần vào cộng đồng Ngoài ra, một số doanhnghiệp cung cấp các khoản tài trợ cho các cơ sở văn hóa, thể thao và giáo dục trongcộng đồng

Để khắc phục tình trạng này, chính phủ cần tạo ra cơ chế khuyến khích và yêucầu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thiện nguyện Các chính sách và quy địnhphải thúc đẩy môi trường kinh doanh bền vững và đẩy mạnh trách nhiệm xã hội doanhnghiệp Đồng thời, cần có sự tăng cường thông tin và giáo dục về thiện nguyện và tráchnhiệm xã hội để tạo ra những thay đổi tích cực trong tư duy và hành động của doanhnghiệp Việt Nam Do đó mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam nên làm thiện nguyện từ tâmkhông phải theo phong trào

2.2.5 Phân tích và so sánh hai tập đoàn FPT và Viettel

2.2.5.1 Tập đoàn FPT

- Trong kinh doanh:

15

Trang 23

“FPT đề cao tôn trọng và đạo đức trong mọi hoạt động công ty Công ty khuyếnkhích các giá trị đạo đức như trung thực, đáng tin cậy và trách nhiệm trong công việc.Nhân viên FPT được khuyến khích đối xử lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp và kháchhàng, tuân thủ các quy định đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ Theo ôngNguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc FPT cũng từng phát biểu “Tôi nghĩ rằng dữ liệu,đạo đức và văn hóa sẽ là 3 trụ cột mới của doanh nghiệp số trong tương lai gần NgườiViệt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được điều đó, cũng giống nhưcác tập đoàn lớn trên thế giới tồn tại đến hôm nay là do đạo đức và uy tín của họ trongquá trình kinh doanh” Điều đó cho thấy FPT rất chú trọng trong việc xây dựng và thựchiện đạo đức trong kinh doanh của mình.” (Nam, CEO FPT: Dữ liệu, đạo đức và văn hóa sẽ là 3 trụ cột mới của doanh nghiệp số trong tương lai gần, n.d.)

- Trong các mối quan hệ lao động:

“Nhận thức được nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triểnbền vững của Tập đoàn, FPT đã tập trung và nỗ lực rất nhiều vào việc tăng cường sự đadạng của nguồn lực nhân sự, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhânlực của công ty FPT cũng chú trọng nhiều trong việc cải tiến liên tục về lương thưởng

và các chính sách xã hội Những nỗ lực đó của FPT cuối cùng đã được cộng đồng ghinhận thông qua các giải thưởng nhân sự lớn từ các tổ chức danh tiếng trên thế giới.Năm 2021 là một cột mốc quan trọng của tập đoàn khi hai năm liên tiếp Tập đoànđược Tổ chức cộng đồng mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trườngIntage công nhận là “Nơi làm việc tốt nhất ngành công nghệ thông tin, phần mềm vàứng dụng, thương mại điện tử” Đồng thời, FPT Software (công ty thành viên Tập đoànFPT) là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT rathị trường nước ngoài và được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” vào năm

2021 dựa trên khảo sát độc quyền do Tạp chí HR Asia thực hiện với 30.000 nhân viên

từ 581 công ty tại Việt Nam Trước tác động đáng kể của Covid-19 đối với người laođộng, FPT liên tục đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời trong năm 2021 để đảm bảo antoàn, sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của toàn thể nhân viên Để đảm bảo an toàn và16

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w