Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN PHƯƠNG ANH THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA NĂM 2023
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội, 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA NĂM 2023
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Ngô Thị Thu Hiền
Hà Nội, 2023
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học
và Quản lý khoa học; các thầy, cô Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Thị Thu Hiền, giảng viên
Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long là người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô thư ký khoa, sinh viên các khoa Dược, Điều dưỡng, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin của Trường Đại học Phenikaa đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai thu thập số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Học viên
Nguyễn Phương Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học
- Bộ môn Y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Y tế công cộng
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Thị Thu Hiền Tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nếu có điều gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Học viên
Nguyễn Phương Anh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1.Khái niệm sức khỏe tâm thần 3
1.1.2.Trầm cảm… 3
1.1.3.Lo âu, rối loạn lo âu 4
1.1.4.Khái niệm sinh viên 5
1.2 Hậu quả của rối loạn tâm thần 5
1.3.Công cụ đo lường, đánh giá trầm cảm, lo âu 6
1.4.Các nghiên cứu về thực trạng trầm cảm, lo âu ở sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam…… 8
1.4.1.Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu trên thế giới 8
1.4.2.Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu tại Việt Nam 10
1.5.Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu của sinh viên 14
1.5.1.Nhóm yếu tố cá nhân 14
1.5.2.Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình, xã hội 17
1.5.3.Nhóm yếu tố khác 19
1.6.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 20
1.7.Khung lý thuyết nghiên cứu 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 23
Trang 62.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2 Cỡ mẫu 24
2.2.3 Chọn mẫu 24
2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá 25
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 25
2.3.2 Phương pháp đánh giá trầm cảm, lo âu 29
2.4 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin 31
2.4.3 Quy trình thu thập thông tin, sơ đồ nghiên cứu 31
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 33
2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 34
2.7 Đạo đức nghiên cứu 34
2.8 Hạn chế nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.1 Thông tin nhân khẩu học 36
3.1.2 Thông tin tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu 43
3.2 Thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu 44
3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu 46
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 46
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 54
3.3.3 Mối tương quan giữa trầm cảm và lo âu của sinh viên 62
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 63
4.1.Về thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu 63
4.1.1.Về thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 63
4.1.2.Về thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 64
4.2 Về mối liên quan giữa thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu với một số yếu tố 65
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 74.2.1 Về một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 65
4.2.2 Về một số yếu tố liên quan đến lo âu của đối tượng nghiên cứu 73
4.2.3.Về mối tương quan giữa trầm cảm và lo âu 79
KẾT LUẬN 80
KHUYẾN NGHỊ 82
1.Đối với sinh viên 82
2.Đối với nhà trường 82
3.Đối với gia đình/người thân/bạn bè 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 1 91
PHỤ LỤC 2 99
PHỤ LỤC 3 102
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BAI Beck’s Anxiety Inventory
Thang đánh giá lo âu Beck
BDI Beck’s Depression Inventory
Thang đánh giá trầm cảm Beck
Chỉ số khối cơ thể CES-D Center for Epidemiology Studies Depression Scale
Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học thang đo trầm cảm
COVID-19 Coronavirus disease 2019
Bệnh virus corona 2019 DASS-21 Depression Anxiety Stress Scale
Thang đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê tâm thần GAD-7 7-item Generalized Anxiety Disorder scale
Thang đo đánh giá rối loạn lo âu PHQ-9 9-item Patient Health Questionnaire
Thang đo đánh giá trầm cảm PSS Perceived Stress Scale
Thang đo căng thẳng nhận thức SAVY 2 Survey of Adolescents and Youths of Vietnam
Khảo sát vị thành niên và thanh niên Việt Nam SAS Zung Self-Rating Anxiety Scale, SAS
Thang tự đánh giá lo âu của Zung SKTT Sức khoẻ tâm thần
RLTT Rối loạn tinh thần
WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Phân loại mức độ đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo thang đo DASS-21 7
Bảng 1 2 Phân loại mức độ đánh giá trầm cảm theo thang đo Hamilton (HAM-D) 7
Bảng 1 3 Phân loại mức độ lo âu theo thang đo Zung (SAS) 7
Bảng 2.1 Phân bố mẫu nghiên cứu……… 25
Bảng 2.2 Biến số, chỉ số nghiên cứu 26
Bảng 2.3 Phân loại chỉ số khối cơ thể 31
Bảng 2.4 Sai số và biện pháp khắc phục 34
Bảng 3 2 Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.3 Một số đặc điểm về học tập của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.4 Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.5 Đặc điểm mối quan hệ xã hội của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.6 Tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các yếu tố khác 41
Bảng 3.8 Hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.9 Chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3 10 Tình hình sức khỏe của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.11 Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3 12.Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.13 Phân bố thực trạng trầm cảm của sinh viên theo một số yếu tố cá nhân 45
Bảng 3.14 Phân bố thực trạng lo âu của sinh viên theo một số yếu tố cá nhân 45
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố cá nhân 46
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố học tập 47
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa trầm cảm và đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thực trạng trầm cảm và đặc điểm tài chính của đối tượng nghiên cứu 50
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu 51
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng thừa cân – béo phì của đối tượng nghiên cứu 51
Trang 10Bảng 3.21 Mối liên quan giữa trầm cảm và hành vi sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu 52 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố khác 52 Bảng 3 23 Phân tích hồi quy đa biến thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan 53 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố cá nhân 54 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố học tập 55 Bảng 3.26 Mối liên quan giữa lo âu và đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu 56 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thực lo âu và đặc điểm tài chính của đối tượng nghiên cứu 57 Bảng 3.28 Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu 58 Bảng 3.29 Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng thừa cân – béo phì của đối tượng nghiên cứu 59 Bảng 3.30 Mối liên quan giữa lo âu và hành vi sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu 59 Bảng 3.31 Mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố khác 60 Bảng 3.32 Phân tích hồi quy đa biến thực trạng lo âu và các yếu tố liên quan 61 Bảng 3.33 Mối tương quan giữa trầm cảm và lo âu 62
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân, là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường Các yếu tố thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội, văn hóa và một số yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này [69] Trong xã hội hiện đại, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu vật chất ngày càng được đáp ứng đầy đủ, tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc sống luôn luôn thay đổi Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần [10] Trong đó, trầm cảm, lo âu là những vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp nhất trong cuộc sống Trầm cảm, lo âu nếu không được phát hiện, can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm năng suất lao động, học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát… [75]
Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu liên quan đến các bệnh rối loạn về tâm- thần kinh Trong đó, trầm cảm là bệnh gây tử vong thứ 4 trên toàn thế giới và được dự báo là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong vào năm
2030 [70]
Với sinh viên đại học, lứa tuổi mới lớn, có những thay đổi về điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội, … kết hợp với đặc điểm tâm lý bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì khả năng trầm cảm, lo âu ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở sinh viên cho thấy các rối loạn tinh thần thường gặp là stress (căng thẳng),
lo âu, trầm cảm Nghiên cứu của Raib Ahmed Faisal và cộng sự (2022) cho thấy, 72,1% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm [40]
Trong bối cảnh chung của thế giới, tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam mắc rối loạn tâm thần cũng có xu hướng gia tăng Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2018, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm thần Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số
đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết [68] Nghiên cứu của Nguyễn Công Thức (2019) trên sinh viên Trường Đại học Thăng Long, cho thấy tỷ lệ trầm cảm,
Trang 12lo âu ở sinh viên lần lượt là 20,2% và 33,6% [30] Ngoài ra một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm cũng được đề cập đến như: giới tính, tuổi, tình trạng tài chính, yếu tố học tập, mối quan hệ gia đình, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia [38], [45] Tuy rằng, đại dịch COVID-19 đã đi qua nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người như các biến chứng hậu COVID, lo ngại về ảnh hưởng của vaccine phòng bệnh Gần đây có những báo cáo về trường hợp chứng viêm cơ tim liên quan đến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19[4] Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa các dấu hiệu rối loạn tâm thần với ảnh hưởng của COVID-19[9], [40]
Trường Đại học Phenikaa - một trường đại học ngoài công lập tại Hà Nội, mặc dù đã có một số chương trình truyền thông, nghiên cứu về sức khỏe (khám sức khỏe định kỳ, truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, tư vấn sức khỏe sinh sản và giới tính, nhận biết và sơ cứu sức khỏe tâm lý), nhưng cho đến nay chưa có các nghiên cứu đánh giá về thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên Đặc biệt, theo số liệu của phòng Công tác sinh viên (2023), trong hơn 1 năm trở lại đây, số lượng sinh viên có nhu cầu tư vấn tâm lý, hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng tâm lý có dấu hiệu gia tăng Điều này đặt ra câu hỏi thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên Trường Đại học Phenikaa hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng này? Xuất phát từ các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên Trường Đại học Phenikaa năm 2023 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu:
1 Đánh giá thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên trường Đại học Phenikaa năm 2023
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe tâm thần (SKTT) là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tinh thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác Sức khoẻ tinh thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường” Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất [74]
1.1.2 Trầm cảm
Theo WHO, trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh tâm lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm hay còn gọi là cảm xúc buồn bã, lo lắng, mất hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân cùng với một số triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống, bồn chồn, thiếu quyết đoán, tư tưởng tự gây tổn thương hoặc tự sát và kém tập trung duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc /học tập, gia đình xã hội Những vấn đề này có thể trở thành mạn tính hoặc tái phát dẫn đến suy giảm đáng kể khả năng chăm sóc bản thân và trách nhiệm công việc hàng ngày Ở mức trầm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự
tử [75]
Biểu hiện của trầm cảm: cảm xúc, động cơ, tâm lý, cơ thể [24]:
Biểu hiện về cảm xúc, động cơ:
- Chán nản kéo dài
- Mất quan tâm, hứng thú
- Bi quan
- Cảm giác vô dụng
- Cảm giác không có giá trị
Biểu hiện tâm lý:
Trang 14- Cảm thấy tội lỗi, thái độ tiêu cực về bản thân
- Khả năng tập trung/trí nhớ kém
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn ăn uống (sụt cân/tăng cân)
Hậu quả của trầm cảm: khó thực hiện được các công việc hàng ngày, khó làm được việc, khó khăn trong cuộc sống, thu mình, tách khỏi cuộc sống xã hội
và bạn bè
1.1.3 Lo âu, rối loạn lo âu
Lo âu được miêu tả như một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay còn là lo sợ đi kèm với những tình trạng thể chất đặc trưng Trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp thích hợp đối phó với những tình huống căng thẳng [3]
Lo âu sẽ là một vấn đề sức khỏe tâm thần (rối loạn lo âu) khi nó xảy ra mơ
hồ, vô lý, không liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu không tương xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài Khi đó, lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [41]
Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn
ăn uống, rối loạn dạng cơ thể Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu không được biết rõ, nhưng nó bao gồm nhiều
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu [63]
1.1.4 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục
và đào tạo [2]
Đối với xã hội, sinh viên là một nhóm xã hội được quan tâm So với thanh niên đang đi làm (có thu nhập) thì sinh viên là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội và gia đình bảo trợ trong quá trình học tập [17]
1.2 Hậu quả của rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần (RLTT) nói chung và tình trạng trầm cảm, lo âu nói riêng không những tác động xấu cho cá nhân mà còn ảnh hưởng bất lợi cho người xung quanh và xã hội RLTT được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [5]:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ,…
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực,…
- Các bệnh về da: da dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm…hay các bệnh về da
có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị
- Bệnh tiêu hoá: viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn chức năng đại tràng…
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm…
- Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm
Trang 16Tình trạng trầm cảm, lo âu còn gây nên các thay đổi về hành vi, phổ biến
là việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện Điều này càng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần thêm bấn loạn dẫn đến các mối quan hệ cá nhân căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi làm việc Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ mất dần sự tự tin, mất khả năng đưa ra quyết định chính xác và xuất hiện các hành vi bất thường Từ đó dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè và người thân xa lánh, hoặc gây ra các tổn thất về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân và người xung quanh [33]
1.3 Công cụ đo lường, đánh giá trầm cảm, lo âu
Có nhiều thang đo khác nhau để đánh giá về sức khỏe tâm thần như thang
đo đánh giá stress PSS (Perceived Stress Scale), thang đánh giá rối loạn lo âu tổng quát GAD-7 (Generalized Anxiety Disorder 7- Item Scale), thang đánh giá trầm cảm của Beck's Depression Inventory (BDI), thang đánh giá lo âu của Beck (BAI), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS) [77], thang đánh giá trầm cảm và lo âu (the Aga Khan University Anxiety and Depression Scale (AKUADS), thang đánh giá trầm cảm (Patient Health Questionnaire-9 (PHQ-9) [53], thang đánh giá trầm cảm CES-D (Center for Epidemiologic Studies Depression Scale, thang đánh giá trầm cảm Hamilton (Hamilton Depression Rating Scale – HDRS) [58], thang đánh giá trầm cảm, lo âu trong bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression Scale – HADS), và thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress (DASS-21 -Depression, Anxiety and Stress 21) [50] Trong đó, hiện tại chỉ có PHQ-9 được xây dựng trên tiêu chuẩn chẩn đoán của cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần tái bản lần thứ tư (DSM-IV) và còn phù hợp với cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần tái bản lần thứ năm (DSM-V) với độ nhạy và độ đặc hiệu đều là 88% [67]
Khi chúng ta sử dụng PHQ-9 thì sẽ sử dụng kèm theo bộ GAD-7 để đánh giá trầm cảm, lo âu do hai bộ này được thiết kế đi kèm nhau và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu [47]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 17Thang đánh giá Trầm cảm - Lo âu – Stress (DASS-21): bao gồm 21 câu hỏi
mô tả trạng thái tâm lý của đối tượng nghiên cứu trong một tuần qua Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2 và phân loại mức độ như bảng dưới đây [50]:
Bảng 1 1 Phân loại mức độ đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo thang đo DASS-21
Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM-D): sử dụng để đánh
giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm Bao gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm nhưng chỉ tính điểm 17 mục đầu tiên Điểm của trầm cảm được tính bằng cách cộng điểm 17 câu hỏi đầu tiên và phân loại theo mức độ như bảng dưới đây [58]:
Bảng 1 2 Phân loại mức độ đánh giá trầm cảm theo thang đo Hamilton (HAM-D)
Thang đánh giá lo âu Zung (SAS): bao gồm 20 câu hỏi mô tả trạng thái tâm
lý của đối tượng nghiên cứu trong một tuần vừa qua Điểm của Lo âu được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần và phân loại mức độ như bảng dưới đây [77]:
Bảng 1 3 Phân loại mức độ lo âu theo thang đo Zung (SAS)
Trang 18Trong nghiên cứu này, bộ thang đo PHQ-9 và GAD-7 được sử dụng để đánh giá trầm cảm và lo âu Bộ thang đo được phát triển bởi bác sỹ Robert L Spitzer, Janet B.WWilliams, Kurt Kroenke và các đồng nghiệp năm 2006, được
sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu đánh giá thực trạng trầm cảm, lo âu gần đây PHQ-9 là bộ công cụ đánh giá mức độ trầm cảm ở cộng đồng để sàng lọc và đánh giá độ trầm trọng của các triệu chứng trong trầm cảm với 9 câu hỏi GAD-7 là bộ công cụ đánh giá mức độ lo âu, gồm 7 câu hỏi được sử dụng để sàng lọc và đánh giá độ trầm trọng của các triệu chứng trong rối loạn lo âu Lý do lựa chọn hai bộ công cụ trong nghiên cứu này vì hai bộ công cụ được đánh giá có độ tin cậy và độ giá trị cao [53], đã được dịch và chuẩn hoá sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam và phù hợp trong sàng lọc thực trạng trầm cảm, lo âu tại cộng đồng sinh viên
1.4 Các nghiên cứu về thực trạng trầm cảm, lo âu ở sinh viên trên thế giới
và tại Việt Nam
1.4.1 Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu trên thế giới
Báo cáo Sức khỏe tâm thần thế giới của WHO, được công bố vào tháng 6 năm 2022, cho thấy khoảng một tỷ người mắc chứng rối loạn tinh thần vào năm
2019 và 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động bị rối loạn tinh thần [72] Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì ngày nay có ¼ nhân loại bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần và tới năm 2020 trầm cảm – lo âu chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật Đặc biệt là dạng trầm cảm - lo âu do căn nguyên tâm lý xã hội gây nên [59] Trên thế giới, người ta ước tính rằng 12–50% sinh viên đại học đã từng được chẩn đoán mắc ít nhất một triệu chứng rối loạn tâm thần [51]
Nghiên cứu của Enrique Ramón-Arbués và cộng sự (2019) sử dụng bộ công
cụ DASS 21 đánh giá thực trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở 1074 sinh viên trường Đại học San Jorge (SJU) ở Zaragoza (Tây Ban Nha) Kết quả cho thấy tỷ
lệ sinh viên có các triệu chứng lo âu và căng thẳng trên mức bình thường lần lượt
là 23,6% và 34,5% Trong cả hai trường hợp, mức độ lo âu và căng thẳng của sinh viên nữ đều cao hơn sinh viên nam (p<0,05) Mặt khác, các triệu chứng trầm cảm
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19được ghi nhận (19,3% nam và 18,1% nữ) Có 22,5% sinh viên có cả hai chứng rối loạn tinh thần và có tới 9,7% sinh viên đồng thời đã trải qua các triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng [37]
Năm 2019, Wenjuan Gao và cộng sự đã tiến hành điều tra, đánh giá tình trạng stress, trầm cảm, lo âu ở 1892 sinh viên đại học từ 15 trường đại học ở Trung Quốc sử dụng bộ công cụ DASS 21 Kết quả cho thấy, 45,3% sinh viên nữ và 40,6% sinh viên nam cho biết đã từng trải qua sự lo lắng trên mức bình thường trong năm thứ nhất Tỷ lệ này giảm xuống còn 38,1% trong năm cuối cấp [46]
Kết quả nghiên cứu cắt ngang của Abdel Wahed và cộng sự công bố 2017
về thực trạng và các yếu tố liên quan đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở 442 sinh viên Đại học Y khoa Fayoum năm học 2015-2016 sử dụng bộ công cụ DASS
21 cho thấy, tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở các mức độ khác nhau lần lượt
là 62,4%, 64,3% và 60,8% [71]
Năm 2018, Fernandes và cộng sự đã sử dụng bộ công cụ BECK để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu của 205 sinh viên điều dưỡng sống tại Đông Bắc Brazil Tỷ lệ trầm cảm và lo âu trong nghiên cứu này lần lượt là 30,2 và 62,9% [39]
Tác giả Bulent Ediz sử dụng đồng thời 2 thang đo DASS 21 và BECK (BDI) nghiên cứu tình trạng trầm cảm, lo âu của 928 sinh viên trường Đại học Y
ở Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm là 30,6% đối với BDI và 39,0% đối với DASS Về mức độ lo lắng, ở thang đo BDI
là 20,7% và 34,2% đối với DASS [42]
Nghiên cứu của Rạib Ahmed Faisal và cộng sự (2022), sử dụng bộ công cụ GAD-7, PHQ-9 đánh giá sự lo lắng, các triệu chứng trầm cảm và tình trạng sức khỏe tâm thần của các sinh viên đại học ở Bangladesh Kết quả cho thấy 40,2% sinh viên có các triệu chứng lo âu từ trung bình đến nặng và 72,1% có triệu chứng trầm cảm Bên cạnh đó, hơn một nửa tình trạng sức khỏe tâm thần của những người tham gia nghiên cứu ở mức trung bình đến kém (53,9%) [40]
Năm 2019, tác giả Ying Mao đã tổng hợp kết quả từ 21 nghiên cứu về trầm cảm, lo âu trên tổng số 35.160 sinh viên y khoa Trung Quốc Kết quả cho thấy, tỷ
Trang 20lệ trầm cảm ở các nghiên cứu dao động từ 13,1 đến 76,21% với trung bình là 32,74% và tỷ lệ lo âu dao động từ 8,54 đến 88,30% với trung bình là 27,22% [78]
Nghiên cứu của Sarath Rathnayake (2016) về thực trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng sử dụng bộ công cụ DASS 21 ở 92 sinh viên điều dưỡng trường Đại học Peradeniya Kết quả cho thấy 51,2% sinh viên có các triệu chứng trầm cảm
từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng, lo lắng (59,8%) và căng thẳng (82,6%) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan thuận ở mức trung bình có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm và lo âu (r = 0,689; p<0,01) [64]
Nghiên cứu của tác giả Besham Kumar năm 2019 sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực stress, trầm cảm, lo âu ở sinh viên hai trường Cao đẳng y tế tại Karachi- Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy có 57,6% tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm và 74,0% sinh viên bị lo âu [43]
Một cuộc khảo sát cắt ngang để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu được thực hiện trên 148 sinh viên đang theo học tại một trường đại học lớn ở Toronto, Canada (năm 2019) Tỷ lệ sinh viên có các triệu chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng 39,5%, tỷ lệ sinh viên có các triệu chứng lo âu mức độ trung bình đến nghiêm trọng 23,8% và 80,3% có mức độ căng thẳng nhận thức ở mức độ vừa phải, không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ [61]
1.4.2 Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia Survey of Adolescents and Youths of Vietnam (SAVY2) trong các thanh niên và vị thành niên tại Việt Nam năm 2009,
có 73,1% đối tượng cho biết từng có cảm giác buồn chán Kết quả cũng cho thấy,
có 4,1% đã từng có ý nghĩ tự tử [16] Trong các nghiên cứu ở sinh viên các trường đại học, với việc sử dụng các bộ công cụ đánh giá khác nhau như DASS- 21, CES-
D, SRQ-20 hay BDI, tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tinh thần khác nhau ở các nghiên cứu
Nghiên cứu của Phan Nguyệt Hà và cộng sự (2021) sử dụng thang đo DASS
để đánh giá thực trạng trầm cảm ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội Kết quả cho thấy có 57,1% sinh viên bị trầm cảm Trong đó trầm cảm mức độ nhẹ: 16,5%,
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21trầm cảm mức độ vừa: 25,1%, trầm cảm mức độ nặng: 7,1% và rất nặng: 8,4% [9]
Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh trên 2099 sinh viên của 8 trường Đại học
Y Dược cho thấy, 43% sinh viên bị trầm cảm; trong đó có 23% trầm cảm nhẹ và 20% có thể trầm cảm nặng; đặc biệt có 8,7% sinh viên có ý tưởng tự tử Tỷ lệ sinh viên có cả dấu hiệu trầm cảm và ý tưởng tự tử là 5,8% [67]
Nghiên cứu của Đinh Thị Hoa (2021) đánh giá thực trạng trầm cảm, lo âu, stress trên 390 sinh viên trường Đại học Công Đoàn bằng thang đo DASS 21, cho thấy tỷ lệ sinh viên có các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress trong nghiên cứu lần lượt là 31,8%, 32,3% và 30,8% [14]
Một nghiên cứu năm 2020 khảo sát trầm cảm, lo âu và stress trên 383 sinh viên Y khoa trường Đại học Y dược Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện lo âu, trầm cảm, stress lần lượt là 50,4%, 55,1% và 57% Trong đó trầm cảm mức độ vừa, nặng và rất nặng chiếm 29%; lo âu mức độ vừa, nặng và rất nặng chiếm 31,6%; stress mức độ vừa trở lên chiếm 34,2% [22]
Điều tra cắt ngang của Phan Việt Hưng và cộng sự năm 2021 về tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở 816 sinh viên y trường đại học Y Dược Cần Thơ Kết quả cho thấy tỷ lệ bị trầm cảm, lo âu và căng thẳng của sinh viên lần lượt là 30,3%; 46,2%; 26,3% [15]
Năm 2018, nghiên cứu của Phùng Như Hạnh và cộng sự thực hiện trên 578 sinh viên ngành Điều dưỡng và Dược tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang cho thấy có 47,6% sinh viên có nguy cơ bị stress; trong đó, tỷ lệ sinh viên có nguy cơ stress cao nhất rơi vào nhóm sinh viên ngành Dược (71,6%) Điều đáng lưu ý là
tỷ lệ và mức độ stress của viên tăng dần theo năm học [12]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2021 được thực hiện trên 488 sinh viên Cao đẳng điều dưỡng chính quy, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, phỏng vấn bằng thang đo DASS- 21 Tỷ lệ sinh viên mắc trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 8,2%; 10,1%; 4,5% Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress cao nhất ở năm thứ nhất Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ nhẹ là cao nhất [7]
Trang 22Kết quả nghiên cứu cắt ngang năm 2019 về “Thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên Trường Đại học Thăng Long năm học 2018-2019 và một số yếu tố liên quan”, cho thấy có 20,2% sinh viên bị trầm cảm Trong đó tỷ lệ sinh viên năm thứ tư cao hơn năm thứ nhất (26,2% so với 14,2%) Có 33,6% sinh viên có rối loạn lo âu, trong đó 23,6% bị lo âu nhẹ, 6,4% bị lo âu vừa và 3,6% sinh viên lo âu nặng Tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên năm thứ tư cao hơn sinh viên năm nhất (42%
là 35,92% và trầm cảm là 8,55% [29]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2022, sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 828 sinh viên điều dưỡng chính quy trường đại học Y Dược Huế cho thấy tỷ lệ sinh viên có các biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 16,2%, 14,6%, 3,0% [34]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hải năm 2022 sử dụng bộ công cụ DASS 21 đánh giá sức khỏe tâm thần trên 529 sinh viên ngành Y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho thấy tỷ lệ sinh viên có các biểu hiện stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 32,33%, 35,35% và 42,16% [18]
Nghiên cứu cắt ngang năm 2021 sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên sinh viên và bác sĩ nội trú lần
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23lượt là 18,8%, 7,6% và 43,3% Trong đó mức độ stress rất nặng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 40 người (8,3%) [21]
Nghiên cứu của Phạm Tiến Sỹ năm 2021, sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của 299 sinh viên Kết quả cho thấy, 25.4% sinh viên có các biểu hiện trầm cảm; 44.4% sinh viên có các biểu hiện lo
âu và 20.2% sinh viên có các biểu hiện stress từ mức trung bình trở lên [27]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thành năm 2022, sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 828 sinh viên điều dưỡng chính quy trường đại học Y Dược Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có các biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 16,2%; 14,6%; 3,0% Đối với các biểu hiện/dấu hiệu stress, tỷ lệ giảm dần theo các mức độ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 10,1%; 5,4%; 0,1%; 0,5% Đối với các biểu hiện/dấu hiệu lo âu, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 8,9% và đặc biệt có 0,1% lo
âu ở mức độ rất nặng Đối với các biểu hiện/dấu hiệu trầm cảm, tỷ lệ rất nặng có 1,7% [34]
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2022 sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Đại Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 34,1% sinh viên gặp rối loạn lo âu; 10,7% sinh viên stress và 1,7% sinh viên bị trầm cảm và ở mức độ nhẹ [36]
Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng thực hiện trên 338 sinh viên hệ chính quy của trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh từ 6/2022 đến 7/2022, sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên Kết quả nghiên cứucho thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện stress,
lo âu và trầm cảm lần lượt là 11,8%, 8,3% và 1,8% [11]
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Nam Khánh năm 2021 sử dụng bộ công cụ DASS 21, nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các địa phương năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu,
Trang 24stress trên sinh viên và bác sĩ nội trú tham gia chống dịch COVID-19 lần lượt là 18,8%, 7,6% và 43,3% [21]
Nghiên cứu của tác giả Phan Minh Hoàng sử dụng bộ công cụ STAI nhằm đánh giá thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan trên 478 sinh viên y khoa năm học 2022-2023 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên bị rối loạn lo âu là 44,3% [35]
1.5 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu của sinh viên
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống của sinh viên bao gồm áp lực học tập bắt nguồn từ các yếu tố như kỳ thi và khối lượng công việc, thiếu thời gian giải trí, cạnh tranh, lo lắng về việc không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, thiết lập các mối quan hệ cá nhân mới và chuyển đến một địa điểm xa lạ; các yếu tố sinh học như tuổi tác và giới tính, đặc biệt là nữ giới; và gánh nặng tài chính Các hành vi sức khoẻ có liên quan được xác định trong các nghiên cứu là hành vi hút thuốc, uống rượu/bia, sử dụng internet, tập thể dục, và một số yếu tố khác như các biến cố khi nhỏ, tiền sử gia đình và các hỗ trợ xã hội
1.5.1 Nhóm yếu tố cá nhân
Yếu tố giới tính:
Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, giới tính cũng là một yếu tố liên quan đến vấn đề trầm cảm, lo âu của sinh viên:
Nghiên cứu của Marthoenis (2018) sử dụng bộ công cụ PHQ-9 và GAD-7
để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu của 323 sinh viên đại học sống tại Aceh - Indonesia Kết quả cho thấy, tỷ lệ trầm cảm và lo âu lần lượt là 18,8% và 27,4% Trầm cảm có liên quan đến giới tính và chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trong khi lo âu chỉ liên quan đến giới tính Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới (66% so với 34%) [56]
Nghiên cứu của Abdel Wahed và cộng sự năm 2017 cũng cho thấy mối liên quan giữa giới tính và tình trạng lo âu ở sinh viên trường Đại học Y khoa Fayoum Trong đó, tỷ lệ lo âu ở nữ (70,4%) cao hơn nam (54,7%), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [71]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 25Tại Việt Nam, nghiên cứu "Tỷ lệ rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018-2019” của Nguyễn Tiến Đạt cùng các cộng sự trên 1723 sinh viên cho thấy, tỷ lệ rối loạn lo âu ở nam giới cao hơn nữ giới (11,7% so với 8,4), p <0,01 [6]
Nghiên cứu tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng ở sinh viên Y Trường Đại học Y Dược Cần Thơ của Phan Việt Hưng năm 2022 đã chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu, căng thẳng với giới tính Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên nữ cao hơn so với sinh viên nam (32,8% so với 26,9%) với p >0,05 Đối với tình trạng lo âu, ở nữ giới cao hơn nam giới (40,4% so với 32%) với p <0,05 [15]
Áp lực học tập:
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trúc năm 2020 đã phát hiện được các yếu
tố có liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên năm cuối ngành Dược trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm nhóm các yếu tố về học tập (p < 0,001), quan hệ trong gia đình (p < 0,001) và dự định nghề nghiệp (p < 0,05) Trong đó, các yếu
tố về học tập có ảnh hưởng lớn nhất [32]
Nghiên cứu của tác giả Besham Kumar sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực trạng stress, trầm cảm, lo âu ở sinh viên hai trường Cao đẳng y tế tại Karachi- Pakistan năm 2019 và một số yếu tố liên quan Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với áp lực của các kỳ thi, áp lực từ kỳ vọng của gia đình (p<0,05) [43]
Nghiên cứu của Lưu Ngọc Bảo Trang năm 2016 về thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở 280 học sinh, sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng Kết quả cho thấy dấu hiệu trầm cảm ở các học sinh, sinh viên đối mặt với áp lực trong học tập cao nhất là 33%, không đủ thời gian tự học là 29,6% và không đủ thời gian nghỉ ngơi là 29,9% Kết quả khảo sát cũng chỉ ra mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố như áp lực học tập, sống khép kín, ngại tiếp xúc với người xung quanh, rối loạn giấc ngủ và tình trạng lo lắng [31]
Nghiên cứu của tác giả Phan Minh Hoàng (2023) đánh giá thực trạng lo âu
và một số yếu tố liên quan trên 478 sinh viên y khoa năm học 2022-2023 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan
Trang 26giữa lo âu và xếp loại học tập, áp lực học tập, tần suất thi cử nhiều và thường xuyên trượt môn/nợ môn [20]
Đặc điểm tính cách:
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh về “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm
và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 – 2021” đã chỉ ra thiếu tự tin vào bản thân và áp lực từ sự kỳ vọng của
bố mẹ là hai yếu tố liên quan đến stress và lo âu [1]
Giải quyết căng thẳng:
Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh ở sinh viên thuộc 8 trường đại học Y tại Việt Nam cho thấy cả 3 chiến lược: đối mặt giải quyết, tìm sự hỗ trợ và né tránh đều có liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe [67]
Nghiên cứu của Leta Melaku và cộng sự năm 2021 đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo âu và các giải quyết căng thẳng của sinh viên Y khoa Đại học Arsi, Asella, Orimia, Ethiopia Những sinh viên có cách đối mặt trực tiếp với căng thẳng, lo âu sẽ có khả năng mắc trầm cảm, lo âu thấp hơn những sinh viên chọn cách lảng tránh Cụ thể, nữ giới thường hướng tới sự hỗ trợ tinh thần từ các yếu tố bên ngoài như sử dụng công cụ hỗ trợ giúp giảm khả năng trầm cảm lo âu tới 1,82 lần, điều chỉnh suy nghĩ tích cực giảm 1,77, chấp nhận thực tại giúp giảm căng thẳng, trầm cảm tới 1,78 và tôn giáo là 2,00 Ngược lại, nam giới thường chủ động đối phó hơn và sử dụng chất gây nghiện được họ xem
là cách giải tỏa căng thẳng [54]
Hành vi sức khoẻ:
Nghiên cứu của Enrique Ramón-Arbués và cộng sự (2019) đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở 1074 sinh viên trường Đại học San Jorge (SJU) ở Zaragoza (Tây Ban Nha) đã chỉ ra các hành vi sử dụng internet nhiều, hút thuốc, uống rượu thường xuyên, dinh dưỡng kém có liên quan với các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng [37]
Một nghiên cứu định tính về trầm cảm của sinh viên y khoa tại Thái Lan năm 2020 cho thấy rằng, các nhóm yếu tố liên quan đến trầm cảm của sinh viên bao gồm: yếu tố di truyền, hành vi lối sống, mối quan hệ cộng đồng xã hội [73]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27Nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 2022 đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên sinh viên điều dưỡng chính quy trường đại học Y Dược Huế cho thấy các hành vi sử dụng internet, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia có liên quan đến các dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên [34]
Nghiên cứu của Nguyễn Công Thức năm 2019 chỉ ra rằng, tình trạng lo âu của sinh viên trường Đại học Thăng Long có liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia và hút thuốc lá Sinh viên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có khả năng bị lo
âu cao hơn 1,9 lần và 1,5 lần so với sinh viên không sử dụng (p<0,05) Tỷ lệ sinh viên hút thuốc có dấu hiệu lo âu trong nghiên cứu này là 47,8% [30]
Nghiên cứu của Muhammad S Khan và cộng sự năm 2006 đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu ở 150 sinh viên trường Cao đẳng Y tế tại Pakistan đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu ở sinh viên với việc lạm dụng chất gây nghiện Cụ thể, những sinh viên lạm dụng chất gây nghiện có khả năng mắc trầm cảm và lo âu cao hơn 2,66 lần so với những sinh viên không lạm dụng chất gây nghiện (95%CI: 0,89 - 7,95), p >0,05 [57]
1.5.2 Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình, xã hội
Yếu tố kinh tế, tình hình tài chính:
Nghiên cứu tình trạng trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan ở 928 sinh viên một trường Đại học Y ở Thổ Nhĩ Kỳ của Bulent Ediz và cộng sự năm 2017
đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng kinh tế với trầm cảm và lo âu Sinh viên ở trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn có mức độ trầm cảm và căng thẳng cao hơn so với những sinh viên không gặp khó khăn về tài chính [42]
Nghiên cứu của Phan Nguyệt Hà (2021) đánh giá thực trạng trầm cảm ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra sinh viên khó khăn về tài chính có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2 lần so với sinh viên học không có khó khăn tài chính (OR=2,01, 95%CI: 1,6-2,52, p<0,05) Sinh viên có thu nhập hàng tháng dưới 3 triệu có khả năng bị trầm cao cao hơn gấp 2 lần so với sinh viên có thu nhập trên 3 triệu đồng [9]
Trang 28Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hải sử dụng bộ công cụ DASS 21 đánh giá sức khỏe tâm thần trên 529 sinh viên ngành Y đa khoa trường Đại học
Y Dược Hải Phòng năm 2022 chỉ ra rằng, các yếu tố liên quan dấu hiệu stress và dấu hiệu lo âu bao gồm: chất lượng cuộc sống và tình hình tài chính Các yếu tố liên quan dấu hiệu trầm cảm bao gồm: chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe
và tình hình tài chính [18]
Tiền sử mắc trầm cảm, lo âu của người thân trong gia đình:
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại trường Cao đẳng Y tế ở Pakistan năm 2006, đánh giá mức độ lo lắng và trầm cảm của sinh viên bằng Thang đo lo âu và trầm cảm của Đại học Aga Khan Nghiên cứu đã chỉ ra, những sinh viên có tiền sử gia đình bị trầm cảm và lo âu có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2,35 lần so với những sinh viên không có tiền sử gia đình bị trầm cảm và lo âu [57]
Nghiên cứu của Taneja và cộng sự năm 2018 trên 187 sinh viên trường Cao đẳng Y tế ở New Delhi, Ấn Độ cho kết quả về tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên lần lượt là (32,0%), (40,1%) và (43,8%) Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong số những sinh viên có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress thì có tới 31,6% có tiền sử gia đình mắc bệnh mạn tính không lây; 11,2% cho biết gia đình có tiền sử mắc bệnh tâm thần mạn tính và 25,7% sinh viên từng mắc một số bệnh lý như thương hàn, sốt rét, viêm phổi, nhập viện do chấn thương trong quá khứ [60]
Mối quan hệ với gia đình, xã hội:
Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng (2022) thực hiện trên 338 sinh viên hệ chính quy của trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh từ 6/2022 đến 7/2022 nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần bao gồm mâu thuẫn trong gia đình (p < 0,05) [11]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thành năm 2022, sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 828 sinh viên điều dưỡng chính quy trường đại học Y Dược Huế cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29các biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên: tình trạng hôn nhân của
bố mẹ, thu nhập gia đình, mối quan hệ các thành viên trong gia đình, chỗ ở của sinh viên, tình trạng yêu đương của sinh viên [34]
Nghiên cứu của Asfaw H và cộng sự năm (2021) về tình trạng lo âu của sinh viên Y khoa tại Đại học Haramaya đã chỉ ra mối liên quan giữa lo âu và sự
hỗ trợ tâm lý xã hội kém (OR =1,93; 95%CI: 1,2-3,2) Nhóm sinh viên không có
sự hỗ trợ tốt từ gia đình sẽ có khả năng bị lo âu cao gấp 2,03 lần so với nhóm sinh viên nhận được sự hỗ trợ tốt từ gia đình (p<0,05) [49]
Nghiên cứu của Ruyue Shao và cộng sự năm 2020 trên 2057 sinh viên y khoa từ Trường Cao đẳng Y dược Trùng Khánh ở Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm và lo âu trong số các sinh viên y khoa lần lượt là 57,5
và 30,8% Mối quan hệ tồi tệ với người yêu, bạn cùng lớp hoặc bạn bè có liên quan đến trầm cảm, lo lắng với p<0,01 Sinh viên có mối quan hệ không tốt với người yêu có khả năng mắc trầm cảm nặng cao hơn 7 lần so với những sinh viên
có mối quan hệ tốt với người yêu [62]
1.5.3 Nhóm yếu tố khác
Ảnh hưởng của COVID-19:
Từ sau sự xuất hiện của đại dịch COVID -19 vào năm 2019, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra mối quan hệ giữa tình trạng trầm cảm, lo
âu của sinh viên đại học với những tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Tại Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng trầm cảm ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội của Phan Nguyệt Hà năm 2021 đã xác định các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là: khó khăn với học trực tuyến vì COVID-19; lo lắng vì dịch bệnh đang lây lan rộng, lo lắng rằng mình có khả năng mắc bệnh, sợ hãi về nhà vì
có khả năng lây nhiễm bệnh cho gia đình [9]
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2022 nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Đại Nam trong đại dịch COVID – 19 và phân tích một số yếu tố liên quan đã chỉ ra mối liên quan
Trang 30giữa tình trạng rối loạn lo âu, stress của sinh viên với lo lắng về tác dụng phụ của vaccine [36]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Phương năm 2022 đánh giá trầm cảm của sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cho thấy mối liên quan giữa ảnh hưởng của COVID-19 với các triệu chứng trầm cảm Cụ thể, yếu tố khiến sinh viên lo lắng nhất là những biến chứng “hậu COVID” sau khi mắc bệnh (64,42%); sợ kết quả học không tốt do dịch bệnh (58,89%); sợ người thân, bạn bè
bị mắc bệnh (57,69%) [26]
Nghiên cứu của Rạib Ahmed Faisal và cộng sự năm 2022 đánh giá sự lo lắng, các triệu chứng trầm cảm và tình trạng sức khỏe tâm thần của các sinh viên đại học ở Bangladesh Kết quả cho thấy, về lo lắng: 77,1% cảm thấy căng thẳng khi nghĩ đến ảnh hưởng của COVID-19 và 88,1% lo sợ về những ngày sắp tới [40]
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh và cộng sự năm 2021 sử dụng bộ công cụ DASS 21 nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ trầm cảm bao gồm: sinh viên tham gia truy vết, 2 lần tham gia chống dịch, tham gia chống dịch tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, thời gian chống dịch trên
60 ngày [21]
Ảnh hưởng của thảm hoạ, thiên tai, chiến tranh:
Nghiên cứu của Marthoenis năm 2018 về thực trạng trầm cảm, lo âu ở sinh viên đại học sống ở khu vực Aceh, Indonesia đã chỉ mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên với thiên tai, thảm hoạ Và trên thực tế, người Aceh
đã trải qua xung đột quân sự kéo dài và thiên tai tái diễn [56]
1.6 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Tháng 11/2018, Trường Đại học Thành Tây chính thức đổi tên thành Trường Đại học Phenikaa Với sự đầu tư của Tập đoàn Phenikaa, Trường thực sự
đã và đang được tái cấu trúc toàn diện theo định hưởng đổi mới sáng tạo và nghiên
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31cứu để cùng với hệ thống giáo dục liên cấp trở thành một trong ba trụ cột của Hệ thống sinh thái Phenikaa là Doanh nghiệp – Giáo dục – Nghiên cứu khoa học
Trong định hướng phát triển là một trường đại học không vì lợi nhuận và dựa trên triết lý giáo dục: Tôn trọng – Sáng tạo – Phản biện Trường Đại học Phenikaa sẽ thực sự trở thành đại học trải nghiệm, nơi mà hoạt động giảng dạy và học tập, nơi đánh thức và hiện thực hóa tiềm năng, luôn gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng
Tổng số sinh viên đang theo học tại các chương trình của trường là gần
9000 sinh viên phân theo 19 khoa với tổng số 39 chuyên ngành Trong 2 năm trở lại đây, Trường mở thêm nhiều mã ngành đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy
và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại Chính vì vậy, Trường đã và đang nâng cao vị trí
và đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học Thể hiện rõ nhất qua công tác tuyển sinh, khi mà tổng số sinh viên tuyển sinh trong 2 năm trở lại đây lên tới hơn 7000 sinh viên
Bên cạnh vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh viên Hàng năm, Trường đều tổ chức khám sức khỏe, tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính, phòng chống dịch bệnh
và tai nạn thương tích cho sinh viên Phòng công tác sinh viên có một bộ phận chuyên trách tiếp nhận, tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm lý của sinh viên Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên và một số yếu tố liên quan được thực hiện tại Trường
Trang 321.7 Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết nghiên cứu được thể hiện qua Hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu
Các yếu tố khác
• Ảnh hưởng của COVID-19
• Ảnh hưởng của thảm hoạ, thiên
Yếu tố gia đình, xã hội
• Điều kiện kinh tế
• Tiền sử RLTT của gia đình
• Mối quan hệ với gia đình, người
yêu, bạn bè, thầy cô
• Sự hỗ trợ từ gia đình, người yêu,
bạn bè, thầy cô
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên chính quy đang học tập tại Trường Đại học Phenikaa năm học 2022-2023
Tiêu chuẩn lựa chọn: sinh viên đang học năm thứ nhất và năm cuối (sinh
viên năm thứ năm đối với chuyên ngành Dược và sinh viên năm thứ tư với chuyên ngành khác) tại Trường Đại học Phenikaa tình nguyện tham gia nghiên cứu
Trong tổng số 9000 sinh viên phân bổ theo 19 ngành học đang theo học tại Trường, nhóm nghiên cứu lựa chọn chủ đích 4 chuyên ngành (Điều dưỡng, Dược, Tiếng Anh, và Công nghệ thông tin) để có đủ sinh viên từ năm nhất và năm cuối tham gia vào nghiên cứu Sinh viên năm nhất vừa trải qua áp lực của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc Gia, có thể chưa quen với môi trường sống và phương pháp học tập mới của Đại học Sinh viên năm cuối sẽ có thể đối mặt với áp lực bởi kỳ tốt nghiệp và tâm lý lo lắng về lựa chọn công việc, dự định nghề nghiệp trong tương lai Nghiên cứu lựa chọn sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối để có thêm dữ liệu thông tin so sánh về thực trạng trầm cảm, lo âu ở các nhóm đối tượng này
Tiêu chuẩn loại trừ:
Sinh viên năm hai, năm ba và sinh viên năm 4 chuyên ngành Dược Trường Đại học Phenikaa, sinh viên đã bỏ học, nghỉ học, từ chối tham gia nghiên cứu
Do trường Đại học Phenikaa có nhiều khoa mới tuyển sinh nên chưa có sinh viên năm 4 Nghiên cứu sẽ loại trừ sinh viên đến từ các khoa này
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Phenikaa - Đường Nguyễn Trác, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2023 đến tháng 7/2023
Trang 342.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô
n: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra
p: ước đoán tỷ lệ trầm cảm, lo âu của sinh viên Theo nghiên cứu của Phan Thị
Mỹ Linh ở sinh viên y khoa khoá 2018-2024 Trường Đại học Y dược Huế cho thấy tỷ lệ sinh viên có triệu chứng trầm cảm là 55,1%, lo âu 50,4%, [22]
Z: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì Z(1-a/2) = 1,96
α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5%
d: sai số tuyệt đối cho phép, lấy d = 0,05
- Tỷ lệ trầm cảm 55,1%, ta lấy p1= 0,55 Thay các hệ số vào công thức trên ta có
Trang 35ni: là cỡ mẫu của tầng i
n: Cỡ mẫu tổng các tầng (n=422)
Ni: Kích thước tầng i
N = Kích thước tổng các tầng (N1 = 1044; N4 = 283)
Cỡ mẫu cần thu thập được trình bày chi tiết trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân bố mẫu nghiên cứu (n=422)
năm nhất
Cỡ mẫu Thực tế
thu thập
SV năm cuối
Cỡ mẫu Thực tế
thu thập
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng 211 sinh viên năm nhất và 211 sinh
viên năm cuối đang học tập tại Trường Đại học Phenikaa trong năm học
2022-2023 Nhóm nghiên cứu sẽ lập danh sách các lớp sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối đang học tập trong Học kỳ II năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Phenikaa Tại mỗi lớp, tiến hành chọn chủ đích sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu đến khi đủ số lượng 211 sinh viên cho từng nhóm sinh viên
2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến số, chỉ số nghiên cứu, phương pháp thu thập, đánh giá được trình bày trong Bảng 2.2
Trang 36Bảng 2.2 Biến số, chỉ số nghiên cứu
STT Biến số Phân loại
biến Chỉ số nghiên cứu pháp thu Phương
thập, đánh giá
A Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
1 Ngành học Danh mục Tỷ lệ % ngành học của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
2 Niên khoá của
sinh viên
Nhị phân Tỷ lệ % sinh viên năm nhất, năm
tư, hoặc năm thứ năm đối với khoa Dược
Phát vấn
3 Giới tính Nhị phân Tỷ lệ % giới tính của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
4 Dân tộc Nhị phân Tỷ lệ % dân tộc của đối tượng
5 Tuổi Liên tục Tỷ lệ % tuổi của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
6 Chiều cao Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn, min –
Nhị phân Tỷ lệ % tình trạng học lại/thi lại
của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
10 Áp lực học tập Thứ bậc Tỷ lệ % áp lực, không áp lực học tập của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
11 Nơi ở trước khi
học Đại học
Nhị phân Tỷ lệ % nơi ở của đối tượng
nghiên cứu trước khi học ĐH Phát vấn
12 Nơi ở hiện nay Danh mục Tỷ lệ % % nơi ở hiện nay của đối
tượng nghiên cứu Phát vấn
13 Tình trạng hôn
nhân của cha/mẹ Danh mục Tỷ lệ % tình trạng hôn nhân của cha mẹ của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
14 Mối quan hệ với
các thành viên
trong gia đình
Nhị phân Tỷ lệ % mức độ mối quan hệ với
thành viên trong gia đình của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
15 Chia sẻ các vấn
đề gặp phải với
người thân
Nhị phân Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu chia
sẻ các vấn đề gặp phải với người thân
Trang 37STT Biến số Phân loại
biến Chỉ số nghiên cứu pháp thu Phương
thập, đánh giá
18 Mối quan hệ với
bạn thân Nhị phân Tỷ lệ % mức độ mối quan hệ với bạn thân của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
19 Người yêu Nhị phân Tỷ lệ % có người yêu của đối
tượng nghiên cứu Phát vấn
20 Mối quan hệ với
người yêu
Nhị phân Tỷ lệ % các mức độ mối quan hệ
với người yêu của đối tượng
21 Tham gia câu lạc
bộ
Nhị phân Tỷ lệ % đối tượng tham gia câu
lạc bộ của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
23 Đối tượng gia
đình chính sách Danh mục Tỷ lệ % đối tượng gia đình chính sách của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
24 Nguồn tài chính
chi tiêu
Danh mục Tỷ lệ % nguồn tài chính chi tiêu
của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
Nhị phân Tỷ lệ % bị ốm/tai nạn trong 4 tuần
qua của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
Nhị phân Tỷ lệ % gặp sự kiện gây ra căng
thẳng trong 6 tháng gần đây của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
Nhị phân Tỷ lệ % hoạt động thể thao của đối
tượng nghiên cứu Phát vấn
34 Thức khuya Thứ bậc Tỷ lệ % thức khuya của đối tượng
Trang 38STT Biến số Phân loại
biến Chỉ số nghiên cứu pháp thu Phương
thập, đánh giá
35 Chơi game online Thứ bậc Tỷ lệ % chơi game online của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
36 Hút thuốc lá Nhị phân Tỷ lệ % hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Phát vấn
37 Sử dụng rượu/bia Nhị phân Tỷ lệ % sử dụng rượu/bia của đối
tượng nghiên cứu Phát vấn
B Mục tiêu 1 - Thực trạng trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu
38
Thực trạng trầm
cảm
Nhị phân/Thứ bậc
Tỷ lệ % có/không trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ % các mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ % trầm cảm theo các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
41 Biến phụ thuộc: Thực trạng trầm cảm, lo âu
42 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và giới tính
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và giới tính
Thống kê phân tích
43 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và chỉ số khối
cơ thể (BMI)
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và chỉ số khối cơ thể (BMI)
Thống kê phân tích
44 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và ngành học Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và ngành
học
Thống kê phân tích
45 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và học lực Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và học lực Thống kê phân tích
46 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và tình hình
tài chính
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và tình hình tài chính
Thống kê phân tích
47 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và tình trạng
hôn nhân của bố mẹ
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và tình trạng hôn nhân của bố mẹ
Thống kê phân tích
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 39STT Biến số Phân loại
biến Chỉ số nghiên cứu pháp thu Phương
thập, đánh giá
48 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và mối quan
hệ với bạn thân
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và tình trạng mối quan hệ với bạn thân
Thống kê phân tích
49 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và mối quan
hệ với người yêu
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và tình trạng mối quan hệ với người yêu
Thống kê phân tích
50 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và nơi ở
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và nơi ở
Thống kê phân tích
51 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và đối tượng
gia đình
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và đối tượng gia đình
Thống kê phân tích
52 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và ảnh hưởng
của COVID-19
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và COVID-
19
Thống kê phân tích
53 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và thảm
họa/thiên tai
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và thảm họa, thiên tai
Thống kê phân tích
54 Mối liên quan giữa thực trạng
trầm cảm, lo âu và hành vi sức
khoẻ
Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng trầm cảm, lo âu và hành vi sức khoẻ
Thống kê phân tích
55 Tương quan giữa trầm cảm và
lo âu
Hệ số tương quan R, hàm tương quan Y= a + bx; p
Thống kê phân tích
2.3.2 Phương pháp đánh giá trầm cảm, lo âu
2.3.2.1 Đánh giá trầm cảm theo thang đo PHQ-9
Thực trạng trầm cảm của sinh viên được đánh giá bằng thang đo PHQ-9, được phát triển bởi bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke, là công cụ đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy để sàng lọc các dấu hiệu trầm cảm ở cộng đồng[52] Thang
đo này được chuẩn hoá và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam [23], [28] Thang đo gồm 9 câu hỏi, mỗi câu trả lời chia thành 4 mức đánh giá từ 0 (Không có) đến 3 (Hầu như mọi ngày) Điểm trầm cảm bằng điểm trung bình cộng tất cả câu trả lời của đối tượng nghiên cứu với thang điểm tổng từ 0 đến 27 điểm Điểm cut off 10
có độ nhạy và độ đặc hiệu 88% để phát hiện các rối loạn trầm cảm điển hình[52], [55], đã được khuyến nghị là điểm giới hạn để chẩn đoán trầm cảm, được sử dụng
trong nhiều nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và trên thế giới [23], [28] Do đó,
trong phân tích mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố ở nghiên cứu này,
Trang 40điểm cut off 10 được sử dụng để xác định có/không mắc trầm cảm của sinh viên
Cụ thể, trầm cảm của sinh viên được phân thành 2 nhóm bằng cách gộp nhóm như sau: Không mắc trầm cảm (bao gồm không trầm cảm đến trầm cảm nhẹ; điểm trầm cảm < 10) và Có mắc trầm cảm (bao gồm trầm cảm mức độ trung bình đến rất nặng; điểm trầm cảm ≥ 10)
2.3.2.2 Đánh giá lo âu theo thang đo GAD-7
Thực trạng lo âu được đánh giá bằng thang đo 7-item Generalized Anxiety Disorder Scale (GAD-7), có độ nhạy 80% và độ đặc hiệu là 82% Thang đo đánh
giá rối loạn lo âu được phát triển bởi Robert L Spitzer và cộng sự, là công cụ có giá trị và đáng tin cậy để sàng lọc, đánh giá các dấu hiệu rối loạn lo âu ở cộng đồng [53] Thang đo này được dịch, hiệu đính, chuẩn hoá và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam [6] Bộ công cụ gồm 7 câu hỏi, mỗi câu trả lời chia thành 4 mức đánh giá từ 0 (Không có) – 3 (Hầu như mọi ngày) Điểm lo âu bằng điểm trung bình cộng tất cả các câu trả lời của đối tượng nghiên cứu với thang điểm tổng từ
0 – 21 Tại các điểm cut off 5, 10, 15 dùng để xác định các mức độ lo âu nhẹ, trung bình và nặng
Trong phân tích mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố, lo âu được phân thành 2 nhóm [50]:
• Có lo âu: Khi tổng điểm ≥ 5
• Không lo âu: Khi tổng điểm < 5
2.3.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:
BMI (kg/m2) = W/H2
Theo WHO, phân loại BMI cho người Châu Á là [76]:
Thư viện ĐH Thăng Long