1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài phân tích mô hình kinh doanh của shopee việt nam

41 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mô Hình Kinh Doanh Của Shopee Việt Nam
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Thầy Lê Duy Hải
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Thương Mại Điện Tử Căn Bản
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5 MB

Cấu trúc

  • 1.2. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh (4)
  • 1.3. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử (9)
  • CHƯƠNG II. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE (10)
    • 2.1. Giới thiệu tổng quan về Shopee (10)
    • 2.2. Lịch sử hình thành (12)
    • 2.3. Quá trình phát triển và vị thế của Shopee (13)
    • 2.4. Thành tựu của Shopee (14)
  • CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHOPEE (15)
    • 3.1. Mục tiêu giá trị (15)
    • 3.2. Mô hình doanh thu (16)
    • 3.3. Cơ hội thị trường (21)
    • 3.4. Môi trường cạnh tranh (22)
    • 3.5. Lợi thế cạnh tranh (25)
    • 3.6. Chiến lược thị trường (27)
    • 3.7. Cấu trúc tổ chức (30)
    • 3.8. Đội ngũ quản trị (31)
  • CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ (32)
    • 4.1. Ưu điểm (32)
    • 4.2. Nhược điểm (34)
    • 4.3. Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển của Shopee (35)

Nội dung

Có một số trang web cung cấp dịch vụgiao dịch trên sàn thương mại điện tử phổ biến khác như Lazada, Tiki, Sendo, … Trongđó, theo báo cáo của tồn cảnh thương mại điện tử Đơng Nam Á do iPr

Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh

Mục tiêu giá trị của một mô hình kinh doanh liên quan đến cách doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội.

Mục tiêu quan trọng nhất của mô hình kinh doanh là cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho khách hàng Điều này có thể thể hiện qua việc giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn so với các tùy chọn khác.

Mục tiêu giá trị của mô hình kinh doanh thường được định hình dựa trên sứ mệnh,giá trị cốt lõi, và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Từ góc độ của khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị bao gồm: cá nhân hóa, cá biệt hóa sản phẩm; giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm; giảm bớt chi phí kiểm tra giá cả; thuận tiện trong giao dịch

Hiện nay trong kinh doanh Thương mại điện tử có 05 mô hình doanh thu cơ bản là: mô hình doanh thu quảng cáo, mô hình doanh thu đăng ký, mô hình doanh thu phí giao dịch, mô hình doanh thu bán hàng, mô hình doanh thu liên kết.

- Áp dụng mô hình phí quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng cáo này Các website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn.

- Trong mô hình doanh thu đăng ký, các thông tin hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được đưa ra thông qua một website Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói trên Người sử dụng có thể trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm Các dịch vụ điển hình mà các ứng dụng hay các doanh nghiệp này sẽ đem lại bao gồm âm nhạc, video, kênh truyền hình, tạp chí, dịch vụ được cung cấp cho người đăng ký với một chi phí nhất định để có thể xem, nghe hoặc cập nhật phiên bản mới nhất như Netflix, Youtube Premium, Bilibili premium

- Trong mô hình doanh thu phí giao dịch, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp Mô hình này thường được sử dụng trong các ngành như tài chính, thương mại điện tử, công nghệ thanh toán, và nhiều ngành khác.

- Doanh nghiệp sử dụng mô hình doanh thu bán hàng có được doanh thu từ việc bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho khách hàng Đây là một trong những mô hình kinh phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ Mô hình doanh thu bán hàng có thể đạt được thành công bằng cách quản lý tốt sản phẩm, giá cả, quảng cáo và dịch vụ sau bán hàng Điều quan trọng là hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp để thu hút và duy trì họ.

- Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết – hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà phân phối Doanh thu của doanh nghiệp là các khoản phí dẫn khách (hay phí liên kết kinh doanh) hoặc một khoản phần trăm (%) trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên

Cơ hội thị trường của một mô hình kinh doanh đề cập đến các tiềm năng và khả năng phát triển của mô hình đó trong môi trường kinh doanh hiện tại Cơ hội thị trường có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng thị trường, cơ cấu ngành công nghiệp, sự cạnh tranh và thách thức cũng như những thay đổi xã hội và công nghệ.

Các yếu tố của cơ hội thị trường:

- Các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu

- Các phương pháp phối hợp phương tiện này nhằm thỏa mãn nhu cầu

- Phương pháp thu được lợi nhuận từ việc thỏa mãn nhu cầu

Chiến lược thị trường là một chiến lược tiếp thị tổng thể, nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm đưa ra các kế hoạch Marketing cụ thể, với mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng và phát triển thương hiệu Chiến lược thị trường phải xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, cách thức định vị sản phẩm, tương tác với khách hàng, cách thức tiếp thị sản phẩm và đo lường kết quả của chiến lược

Nhắc tới phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác khi kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường Môi trường kinh doanh chịu tác động bởi những yếu tố

Th ươ ng M ạ i đi ệ n tử

Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…

Nhân t ố ả nh h ưở ng đ ế n ý đ ị nh s ử d ụ ng…

Mại điện… 100% (37) 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TH ƯƠ NG M Ạ I…

Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhân…

Tu ổ i tác và gi ớ i tính

3 sau: Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động? Phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao? Thị phần của mỗi đối thủ như thế nào? Lợi nhuận họ thu được là bao nhiêu? Mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu? Đối thủ cạnh tranh được chia làm 2 loại:

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những người kinh doanh trên các sản phẩm, dịch vụ tương tự với doanh nghiệp kinh doanh trên cùng một đoạn thị trường

- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn có sự cạnh tranh gián tiếp với nhau

Môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định có nhiều đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu của đoạn thị trường bị bão hòa và khó thu lợi nhuận Ngược lại, nếu ít đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu hiệu đoạn thị trường hầu như chưa được khai thác, khó có thể thành công vì khó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt trội, nổi bật hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành Khi sở hữu lợi thế này, doanh nghiệp có thể sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử

là hình thức kinh doanh trực tuyến dành cho việc giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau Nó chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường thương mại điện tử toàn cầu và tạo ra mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty Theo dữ liệu của Statista, vào năm 2027, doanh số thương mại điện tử B2B toàn cầu dự kiến đạt khoảng 21,8 nghìn tỷ USD Đây là một con số đáng chú ý chứng minh rằng mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh trực tuyến trên toàn cầu. là mô hình kinh doanh trực tuyến phổ biến thứ hai, liên quan đến việc doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng Khách hàng trong mô hình này mua các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình và sau đó sử dụng chúng Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) ở Việt Nam có vẻ chưa phát triển mạnh mẽ trong vài năm trước. Không có một trang web thương mại điện tử nào thực sự đứng đầu Tuy nhiên, những doanh nghiệp tiên phong đã xuất hiện và gây được tiếng vang lớn trong vài năm gần đây.

Cụ thể, các trang web như thegioididong.com và dienmayxanh.com đã đi đầu và đạt được sự thành công đáng kể. là hình thức giao dịch trực tuyến giữa các người tiêu dùng với nhau Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất tính đến hiện tại Mô hình này thường được thể hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoạt động dưới dạng bán đấu giá trực tuyến, trao đổi rao vặt sản phẩm trên mạng và các giao dịch trực tuyến khác Hiện nay, mô hình C2C thường thấy gồm: sàn thương mại điện tử, Facebook marketplace, các group bán hàng trên Facebook, các trang đăng bán hàng như Chợ Tốt… hoạt động với mục tiêu liên kết những người sử dụng, cho phép họ chia sẻ tệp tin và các tài nguyên khác trên máy tính mà không cần truy cập vào một máy chủ chung.

SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

Giới thiệu tổng quan về Shopee

Hầu hết mọi người đều hiểu Shopee là một website thương mại điện tử Nhưng chính xác hơn Shopee chính là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Shopee được thành lập nhằm cung cấp môi trường thương mại điện tử cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiến hành hoạt động bán hàng online của mình Shopee được thành lập vào năm 2015 bởi tập đoàn SEA của Forrest Li ở Singapore Nó chính là một cái chợ trực tuyến, giúp người mua và người bán kết nối với nhau, giúp dễ dàng thực hiện kinh doanh trực tuyến Trong trường hợp này, người bán có thể đăng tải thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải gửi người tư vấn hoặc vận chuyển; ngoài ra, người mua có thể xem các thông tin trực quan mà không cần đến cửa hàng

Trên các sàn thương mại điện từ Shopee có rất nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau với mẫu mã đa dạng: quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,… Kể từ khi ra mắt doanh thu của Shopee tăng trưởng theo cấp số nhân và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Shopee hiện có hơn 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.

Shopee sở hữu một số tính năng nổi bật như:

- Giao diện thân thiện trên cả PC và thiết bị di động.

- Shopee đã tạo nên ứng dụng tương thích trên cả thiết bị di động và PC.

- Shopee có tích hợp tính năng trò chuyện trực tiếp, giúp người mua và người bán liên hệ với nhau dễ dàng hơn.

- Đa dạng hình thức thanh toán để người dùng lựa chọn.

- App Shopee hoàn toàn miễn phí với người mua hàng Do vậy mà số lượng người dùng Shopee càng ngày càng tăng.

- Dịch vụ vận chuyển an toàn và nhanh chóng Đặc biệt, Shopee rất đa dạng hình thức vận chuyển để người dùng lựa chọn

Người sử dụng có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau của Shopee. Khi mua hàng, bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng hoặc ví điện tử như Airpay hoặc Shopee Bên cạnh đó, Shopee sẽ trả tiền cho bạn vào ví điện tử đã liên kết của bạn trong trường hợp có vấn đề liên quan đến đơn hàng của bạn.

Do số lượng hàng hóa của Shopee là vô cùng lớn Vì vậy, chất lượng sản phẩm được chào bán trên Shopee phụ thuộc vào uy tín của gian hàng Vì vậy, khi mua sắm trên

Shopee, bạn nên xem xét kỹ uy tín của shop thông qua bình luận của người mua, tỉ lệ phản hồi của shop…Trong trường hợp bạn phát hiện sản phẩm của shop là hàng giả, hàng nhái, shop có dấu hiệu lừa đảo… bạn hãy đánh giá sản phẩm và báo cáo lên tổng đài củaShopee Shop bán hàng sẽ bị dừng hợp tác vĩnh viễn với Shopee.

Lịch sử hình thành

Shopee là một ứng dụng mua sắm trực tuyến và là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philipines, Brazil, Ba Lan.

Shopee hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Mô hình ban đầu của Shopee là C2C Marketing (trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau Tuy nhiên, hiện nay Shopee đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến với người tiêu dùng) Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Trong năm 2017, Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam Cũng trong năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn

5 triệu Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm Cũng trong quý IV năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước.

Vào năm 2018, tính đến quý III, theo số liệu của Bản đồ thương mại điện tử ViệtNam vừa được Iprice Insight công bố, Shopee là nền tảng dẫn đầu về cả lượt truy cậpWebsite và xếp hạng ứng dụng di động với trung bình hơn 34,5 triệu lượt Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả hai hệ điều hành AndroidF và IOS

Tháng 9/2022, Shopee cho ra mắt SPayLater SPayLater Shopee là một hình thức thanh toán linh hoạt và thuận tiện trên sàn thương mại điện tử Shopee Nó cho phép người dùng mua sắm dễ dàng mà không cần phải thanh toán toàn bộ số tiền ngay lập tức, đặc biệt hữu ích khi phải chi trả các sản phẩm đắt tiền như điện thoại, máy tính hay đồ dùng điện tử khác

Shopee đã trở thành một trong những trang web mua sắm trực tuyến phổ biến nhất ở Đông Nam Á, cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ, từ thời trang và điện tử đến thực phẩm và vận chuyển Công ty này đã đạt được sự phát triển nhanh chóng và định hình lại cách người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á.

Quá trình phát triển và vị thế của Shopee

Shopee được thành lập bởi Sea Group (trước đây là Garena Interactive Holding Limited) vào năm 2015 tại Singapore. Shopee nhanh chóng mở rộng hoạt động sang nhiều thị trường Đông Nam Á trong cùng một năm, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, và Việt Nam Điều này giúp họ xây dựng một sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.

Shopee tập trung vào ứng dụng di động và phát triển một trải nghiệm mua sắm dễ sử dụng trên điện thoại di động Điều này giúp họ thu hút hàng triệu người dùng di động, nhất là trong các thị trường Đông Nam Á nơi sử dụng di động phổ biến.

Shopee đã đầu tư mạnh vào chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, bao gồm việc ký kết hợp đồng với các ngôi sao nổi tiếng và tổ chức các sự kiện giảm giá lớn như "Shopee 9.9 Super Shopping Day" và "Shopee 12.12 Birthday Sale" để thu hút khách hàng.

Shopee đã mở rộng dịch vụ của họ bao gồm ShopeePay (dịch vụ thanh toán điện tử), ShopeeMall (dành cho các thương hiệu lớn), và ShopeeFood (dịch vụ giao thực phẩm) Điều này tạo ra một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến toàn diện.

Shopee đã định vị mình là một trong những trang web mua sắm trực tuyến phổ biến nhất ở Đông Nam Á, cung cấp hàng triệu sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ thời trang và điện tử đến thực phẩm và vận chuyển.

Họ cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ lớn khác như Lazada và Tokopedia.

Như vậy, Shopee đã tận dụng thời cơ và phát triển thành công trong thị trường thương mại điện tử sôi động của Đông Nam Á, và hiện nay, họ đã trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực này.

Thành tựu của Shopee

Shopee đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ ở Đông Nam Á Dưới đây là một số thành tựu đáng chú ý của Shopee:

Shopee đã trở thành một trong những trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất và phổ biến nhất ở Đông Nam Á Họ đã mở rộng hoạt động sang nhiều thị trường, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipines, Việt Nam, và nhiều nước khác.

Shopee đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và thu hút một lượng lớn người dùng trực tuyến Họ đã đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á thông qua các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hiệu quả.

Shopee đã thành công trong việc tập trung vào trải nghiệm di động, và ứng dụng di động của họ đã trở thành một trong những ứng dụng mua sắm phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á

Shopee đã phát triển một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến đa dịch vụ, bao gồm ShopeePay (dịch vụ thanh toán điện tử),ShopeeMall (dành cho các thương hiệu lớn), ShopeeFood (dịch vụ giao thực phẩm),

SPayLater (dịch vụ vay tiền trực tuyến) và nhiều tính năng khác để cung cấp trải nghiệm mua sắm toàn diện cho khách hàng

Shopee đã tổ chức thành công các chương trình giảm giá và sự kiện trực tuyến lớn như “Shopee 9.9 Super Shopping Day” và “Shopee 12.12 Birthday Sale” thu hút hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia

Shopee đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường quốc tế bên cạnh Đông Nam Á, bao gồm Brazil, Mexico và Ấn Độ.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHOPEE

Mục tiêu giá trị

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh của Shopee

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á Đây là một nền tảng phù hợp với khu vực, cung cấp cho cả người mua và người bán trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và nhanh chóng thông qua thanh toán mạnh mẽ và hỗ trợ hậu cần Mục tiêu kinh doanh của Shopee sẽ bao gồm hai mục tiêu chính:

Một báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company ước tính ngành thương mại điện tử Đông Nam Á trị giá hơn 38 tỷ USD vào năm 2019, tăng từ mức 5,5 tỷ USD vào năm 2015 Báo cáo dự đoán rằng giá trị thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ vượt quá 100 tỷ USD doanh thu trong khu vực vào năm 2025 Thúc đẩy sự bùng nổ này là Shopee, trang thương mại điện tử hàng đầu khu vực tính theo số lượng người dùng hoạt động hàng tháng Để duy trì vị trí dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong thời gian tới, Shopee sẵn sàng đầu tư vào chuỗi cung ứng, hậu cần, tăng trưởng người dùng và các khía cạnh khác để giúp công ty duy trì khả năng cạnh tranh Đây cũng chính là động lực buộc Shopee phải thay đổi chiến lược kinh doanh trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong thời gian tới.

Tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất trong khu vực, hướng tới thay đổi thế giới bằng cách cung cấp nền tảng kết nối người bán và người mua trong cùng một không gian, với các tính năng cập nhật mang đến cho người dùng trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa Đồng thời, Shopee nhận định rằng mua sắm trực tuyến phải phát triển để thích ứng với nhu cầu của giới trẻ - thế hệ khách hàng này lớn lên trong giao tiếp, làm việc và giải trí trên thiết bị di động, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu của Shopee là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng

3.1.2 Sứ mệnh kinh doanh của Shopee

Sứ mệnh của Shopee là kết nối người bán và người mua trong một nền tảng thương mại điện tử để tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận lợi và đáng tin cậy cho cả hai bên Shopee cung cấp một môi trường trực tuyến an toàn, tiện lợi và đáng tin cậy, nơi người mua có thể tìm kiếm và mua sắm các sản phẩm từ các người bán hàng trực tuyến, giúp họ tương tác, thực hiện giao dịch và tạo ra những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Shopee cung cấp nhiều công cụ và chương trình hỗ trợ người bán hàng như cửa hàng trực tuyến, chương trình khuyến mãi và giảm giá, hỗ trợ tiếp thị, hệ thống đánh giá, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ khách hàng, khả năng tiếp cận đa quốc gia.

Shopee cho phép người bán hàng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến trên nền tảng của họ Họ có thể tùy chỉnh giao diện cửa hàng, thêm hình ảnh sản phẩm và thông tin chi tiết để tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu của họ Đồng thời, Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và giảm giá như Shopee Mall, Shopee 9.9, 10.10 và nhiều sự kiện khác Người bán hàng có thể tham gia vào các chương trình này để tạo sự hấp dẫn cho khách hàng và nâng cao thương hiệu của họ.

Mô hình doanh thu

3.2.1 Mô hình doanh thu phí giao dịch của Shopee

Hiện nay, người bán hàng cần thanh toán một vài loại phí khi kinh doanh trên nền tảng Shopee Bên cạnh mục đích kiểm soát nhà bán hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, Shopee cần thu phí để duy trì giúp nền tảng hoạt động tốt hơn Cụ thể, khi bán hàng trên Shopee, chủ shop cần phải thanh toán các chi phí như: phí thanh toán, phí cố định, phí dịch vụ.

Phí thanh toán (phí giao dịch Shopee) là loại phí phát sinh khi có đơn hàng thành công trên sàn Shopee (nằm ở phần Đã giao) hoặc khi Shopee/ người bán chấp nhận “Hoàn tiền ngay” khi có yêu cầu “Trả hàng hoàn tiền” từ người mua Kể từ ngày 01/09/2023, người bán sẽ phải chịu phí thanh toán 4% (đã bao gồm VAT) thay vì 3% như thời điểm trước đó, trừ trường hợp lý do hoàn hàng là chưa nhận được hàng.

Phí thanh toán được tự động cấn trừ vào khoản thanh toán nhận được từ mỗi đơn hàng trước khi được ghi nhận vào số dư tài khoản Shopee của người bán Hiện tại, Shopee thu phí trực tiếp trên mỗi đơn hàng

Dựa vào phương thức thanh toán khác nhau của người mua, người bán sẽ trả Shopee mức phí tương ứng cho mỗi đơn hàng Kể từ ngày 01/09/2023, Shopee sẽ áp dụng mức Phí thanh toán mới dành cho người bán

Mức phí thanh toán mới từ ngày 01/09/2023 (đã bao gồm

VAT) Thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc Trả góp bằng thẻ tín dụng

Thanh toán khi nhận hàng (COD)

Thẻ ATM nội địa (Internet Banking)

Thanh toán bằng Ví ShopeePay qua:

(2) ShopeePay Giro: tài khoản ngân hàng liên kết ShopeePay

Các phương thức thanh toán khác khả dụng trên Sàn Shopee trong từng thời điểm

Một trong các loại chi phí bán hàng trên Shopee mà người bán cần chi trả hiện nay là phí cố định Đây là phí hoa hồng áp dụng cho các đơn hàng thành công hoặc khi phát sinh yêu cầu “Trả hàng hoàn tiền” được Shopee/ Người bán đồng ý “Hoàn tiền ngay” (trừ trường hợp lý do hoàn hàng là Chưa nhận được hàng).

Từ thời điểm 02/01/2023, mức phí cố định áp dụng cho người bán hàng trên sàn Shopee (trừ Shopee Mall) là 3% (đã bao gồm VAT) Còn đối với người bán hàng thuộc Shopee Mall, mức phí cố định sẽ dao động theo từng ngành hàng khác nhau.

Nếu người bán (không thuộc Shopee Mall) sử dụng các gói dịch vụ đặc biệt như Voucher Extra, Freeship Extra, Freeship Extra Plus sẽ được miễn phí cố định (3%) trong suốt thời gian tham gia chương trình.

Phí dịch vụ Shopee là khoản nhà bán hàng cần thanh toán khi đăng ký sử dụng các chương trình Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Voucher Xtra Cụ thể:

- Freeship Xtra: 7% không giới hạn mức thu.

- Hoàn Xu: 5% với mức thu tối đa 20.000 đồng/sản phẩm.

- Nếu tham gia cả 2 gói Freeship Xtra và Hoàn xu thì:

Freeship Xtra Plus: 6.5% không giới hạn mức thu.

Hoàn xu: 5% với mức thu tối đa 20.000 đồng/sản phẩm.

- Nếu tham gia cả 2 gói Freeship Xtra và Freeship Xtra Plus thì tổng 9%, mức thu tối đa 40.000 đồng/sản phẩm.

- Nếu tham gia cả 3 gói Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Hoàn Xu Xtra thì:

Freeship Xtra và Freeship Xtra Plus: 9% với mức thu tối đa 40.000 đồng/sản phẩm.

Hoàn Xu Xtra: 4% với mức thu tối đa 20.000 đồng/sản phẩm.

Phí dịch vụ sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hoàn tất Các nhà bán hàng thuộc Shopee Mall hoặc Shop yêu thích sẽ được áp dụng mức phí dịch vụ Shopee thấp hơn.

3.2.2 Mô hình doanh thu quảng cáo của Shopee Để tăng khả năng hiển thị sản phẩm, người bán trên Shopee có thể trả tiền để quảng cáo sản phẩm của họ trong tìm kiếm sản phẩm, tìm kiếm cửa hàng hoặc quảng cáo trên Facebook, Google.

Shopee sử dụng mô hình CPC để kiếm tiền Khi người mua nhấp vào một quảng cáo, người bán sẽ trả một khoản phí nhỏ cho công ty Về cơ bản, mức phí phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của từ khóa với người bán sẵn sàng trả tiền để chiếm vị trí dễ thấy nhất.

Hiện tại Shopee có 3 hình thức quảng cáo được rất nhiều người sử dụng Trong đó, chi phí của các loại hình quảng cáo là: Đấu thầu từ khoá: đấu giá 400đ/ từ khóa sản phẩm chính xác và 480đ/ từ khoá mở rộng.

Quảng cáo Shop Ads: 500đ/ từ khóa sản phẩm chính xác và 600đ/ từ khoá mở rộng.

Hai hình thức quảng cáo trên Shopee phổ biến nhất:

- Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm: Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm nhằm đẩy sản phẩm của cửa hàng lên đầu trang kết quả tìm kiếm, nơi mà người dùng thường xem các sản phẩm Điều này giúp sản phẩm của Người bán được hiển thị nhiều hơn và tạo cơ hội tốt hơn cho việc tăng doanh số bán hàng Khi bạn thiết lập quảng cáo này, bạn có thể chọn các từ khóa cụ thể phù hợp và liên quan với sản phẩm của mình, giúp sản phẩm hiển thị khi người mua tìm kiếm với các từ khóa đó.

- Quảng cáo tìm kiếm shop: Quảng cáo tìm kiếm Shop xuất hiện khi người mua tìm kiếm từ khóa liên quan đến quảng cáo của bạn Quảng cáo này sẽ hiển thị Tên, Logo, hình ảnh, khẩu hiệu quảng cáo, Mã giảm giá và các sản phẩm của cửa hàng của bạn tại vị trí hàng đầu trên trang kết quả tìm kiếm Điều này giúp cửa hàng tăng khả năng được người dùng thấy và có thể dẫn đến tăng lượng truy cập và doanh số bán hàng.

Quảng cáo khám phá là một hình thức quảng cáo trên Shopee, nơi sản phẩm của Người bán được hiển thị trong các mục có lượng truy cập cao trên nền tảng Shopee, bao gồm:

Cơ hội thị trường

3.3.1 Sự bùng nổ của thương mại điện tử Đông Nam Á

Số lượng người sử dụng Internet đã tăng nhanh do mọi người ở nhà nhiều hơn trong đại dịch Các biện pháp giãn cách xã hội và diễn biến phức tạp của COVID-19 đã gây ra khủng hoảng tồi tệ với các ngành kinh doanh dịch vụ nhưng lại mang đến cơ hội vàng cho ngành thương mại điện tử của khu vực.

Theo một nghiên cứu do Google, tập đoàn Temasek của Singapore và hãng tư vấn Bain của Mỹ, công bố vào tháng 11 năm 2021, khu vực Đông Nam Á đã có thêm khoảng

60 - 70 triệu người dùng Internet mới kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nâng tổng số người dùng Internet lên 440 triệu và đang trở thành một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tổng giá trị hàng hóa từ thương mại điện tử dự báo đạt khoảng 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, sẽ tăng lên 360 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo của iPrice Group, Shopee là sàn thương mại điện tử có lượt truy cập nhiều nhất Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong quý III/2020 Chỉ một năm trước đó, Lazada (của Alibaba) vẫn đứng số 1 ở Philippines, Singapore và Thái Lan, trong khi đó Tokopedia "thống lĩnh" thị trường Indonesia.

3.3.2 Đối với thị trường Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Tại Việt Nam, cứ 10 người tiêu dùng sẽ có 7 người truy cập kĩ thuật số

Gần đây, Metric – một nền tảng số liệu thương mại điện tử, đã công bố báo cáo về thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong quý I/2023 Theo báo cáo, trong 3 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu bán hàng của 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop đã đạt 39.000 tỷ đồng Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của toàn thị trường so với cùng kỳ năm trước tăng 21,8%, và có hơn412.769 người bán phát sinh đơn hàng, với hơn 390 triệu sản phẩm được giao thành công.

Trong số 5 sàn thương mại điện tử đó, Shopee tiếp tục dẫn đầu với thị phần tổng doanh thu lên tới 63,1% Doanh thu bán hàng của Shopee vượt qua con số 24.7 tỉ đồng với hơn 289,7 triệu sản phẩm được giao thành công từ 211.609 người bán.

Môi trường cạnh tranh

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.Shopee chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam từ tháng 08/2016, lúc này trên thị trường đã có sự chiếm lĩnh của các nền tảng thương mại điện tử sừng sỏ khác như:Lazada, Tiki, Sendo Shopee đã vượt mặt được những đối thủ cạnh tranh và trở thành trang thương mại điện tử có vị thế dẫn đầu như hiện tại. Ưu điểm:

Mặt hàng khá đa dạng, chất lượng sản phẩm khá

Giá bán cạnh tranh Đóng gói chắc chắn, có chế độ bảo hành, đổi trả hàng khá tốt

Không linh động về chính sách bán hàng, không nổi bật lên ở điểm nào, hầu hết các chỉ số đều ở mức trung bình, tuy nhiên hai điểm nhấn được đánh giá cao nhất là sản phẩm dành cho người lớn và đa dạng sản phẩm.

Sau khi Alibaba lên nắm quyền, công ty đã thay đổi hướng phát triển củaLazada trở thành một nền thương mại điện tử khổng lồ như Taobao củaTrung Quốc Các thương nhân Trung Quốc được khuyến khích bán hàng trên Lazada, cùng với việc cắt giảm đáng kể chỉ tiêu marketing như khuyến mãi và giảm giá Hành động này mở ra cơ hội cho người dùng Đông Nam Á vào chuỗi cung ứng “quá mức” của Trung Quốc, tuy nhiên điều này gây phản tác dụng khi Lazada đưa mô hình kinh doanh không phù hợp vào thị trường Việt Nam, chưa có tính nội địa hóa. Ưu điểm:

Là sàn thương mại điện tử được đánh giá cao về độ tin cậy và sản phẩm độc đáo, cao cấp.

Có chính sách bán hàng khắt khe, các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục được phép lưu thông trên thị trường Do đó, niềm tin khi mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.

Chưa có nhiều ưu đãi về giá

Chưa đa dạng sản phẩm

3.4.2 Đối thủ mới gia nhập

Trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Shopee, Tiki và Lazada là 3 cái tên đáng chú ý và không thể phủ nhận được sự thống trị của họ Với quy mô và thành công đã đạt được, việc vượt qua được các ông lớn này đòi hỏi sự đầu tư kinh phí và nỗ lực không nhỏ từ những doanh nghiệp mới Có thể nói, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có TikTok Shop là một trong những sàn thương mại điện tử mới có tiềm năng để cạnh tranh được với các ông lớn như Shopee.

Kể từ đầu năm 2022, ứng dụng TikTok đã phát triển mạnh mẽ và giới thiệu TikTok Shop - một gian hàng tích hợp ngay trên nền tảng của TikTok TikTok Shop mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo cho người dùng, cho phép họ khảm phá sản phẩm, tìm hiểu thông tin và thực hiện mua hàng ngay trên ứng dụng TikTok mà không cần chuyển sang ứng dụng khác TikTok Shop tạo ra một môi trường thu hút đặc biệt bằng cách kết hợp việc bán hàng trực tiếp với người dùng thông qua video ngắn và livestream.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, TikTok Shop đã thu về 6.000 tỉ đồng doanh thu với hơn 68.000 shop và bán được 42,1 triệu sản phẩm, tương đương 80% doanh thu của

Lazada trong cùng kì Trung bình mỗi ngày, TikTok Shop đạt mức doanh thu 56,6 tỉ đồng và bán được 434.000 sản phẩm Đây là các con số ấn tượng và thần tốc đối với một nền tảng thương mại điện tử chỉ mới phát triển chưa đầy 1 năm tại Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh

Về lợi thế cạnh tranh, Shopee có những lợi thế nổi bật sau:

3.5.1 Giá và sự đa dạng về sản phẩm

Báo cáo thương mại điện tử của Qandme mới đây chỉ ra rằng, Shopee đang chiếm ưu thế về giá cũng như đa dạng mặt hàng nếu xét trong các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam Cụ thể, điểm đa dạng sản phẩm 53%, giá tốt 43%, ngoài ra các tiêu chí về giao hàng tốt và thông tin hữu ích của Shopee cũng có sự áp đảo.

Mã giảm giá của Shopee được tung ra mỗi ngày mỗi khác, thời hạn sử dụng ngắn hay dài đều có đủ, số lượng có thể ít hay nhiều, người dùng muốn mua hàng với mã giảm giá để được giá rẻ hơn thì có thể chờ mỗi ngày để xem mã ngày nào áp dụng cho sản phẩm nào.

3.5.2 Độ nhận diện và phủ sóng

Từ 2020 - 2021, Shopee vượt mặt Lazada, Tiki và Sendo về lượng truy cập Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm qua.

Theo thống kê, lượt truy cập vào Shopee tại Việt Nam tăng liên tục qua các quý trong năm Giai đoạn quý III năm 2020 đến quý I 2021 có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể, tuy vậy lượt truy cập vẫn giữ top 1 Các giai đoạn sau, lượt truy cập quay trở lại đường đua và tiếp tục tăng.

3.5.3 Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động

Trong khi đa số các nền tảng thương mại điện tử khác đều chỉ tập trung vào website và coi đó là nền tảng chính thì Shopee lại thực hiện một chiến lược khác ngay từ đầu, bằng việc tung ra ứng dụng trên di động để tận dụng lượng người tiêu dùng sử dụng smartphone cao ở Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu của Google và Temasek, thời gian sử dụng Internet trên các thiết bị di động tại Đông Nam Á là cao nhất trên khu vực (3,6 giờ/ngày/người) Do đó, Shopee sử dụng cách tiếp cận đầu tiên là tạo ứng dụng tên thiết bị di động, đầu tư nhiều nguồn lực vào phát triển ứng dụng để thu hút người dùng thay vì tập trung vào website từ đầu như các nền tảng thương mại điện tử khác.

Báo cáo gần đây của iPrice cho thấy ứng dụng di động Shopee được xếp hạng hàng đầu về số lượt tải xuống và lượng người dùng hàng tháng trong khu vực Hơn 90% giao dịch của Shopee đến từ chính ứng dụng di động của họ.

3.5.4 Giao diện dễ sử dụng

Shopee đã tối ưu cả về giao diện lẫn tốc độ tải trang với thanh điều hướng thông minh và dễ dàng gợi ý sản phẩm tìm kiếm cho người dùng Điều này được thể hiện thông qua khảo sát về người dùng khi trải nghiệm ứng dụng Đồng thời, mã freeship cũng dễ tìm và được tự động cho vào “ví”, trong khi Lazada trước đây phải tìm mã khá phức tạp Đó chính là một lợi thế của việc đến muộn, bởi vì nhờ đó mà Shopee có thể nhìn nhận được tình hình chung cùng những xu hướng đang diễn ra, từ đó tạo ra hướng đi của riêng mình trên con đường tìm kiếm sự đổi mới hoặc khác biệt.

3.5.5 Tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao

Một lợi thế cạnh tranh khác của Shopee đó là tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao Thay vì làm 1 ứng dụng chung cho tất cả, Shopee lại làm ứng dụng độc lập ở mỗi thị trường khác nhau Điều này cho phép công ty giới thiệu tính năng riêng dành cho 7 thị trường mà họ đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee đã ra mắt một mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụHồi giáo để phục vụ đối tượng theo Hồi giáo Còn Thái Lan hay Việt Nam, nơi những người nổi tiếng và KOL ảnh hưởng nhiều đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng,Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các ngôi sao quảng cáo đại diện.

Chiến lược thị trường

Sản phẩm chính của Shopee là cung cấp dịch vụ nơi để người mua, người bán có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện những giao dịch mua bán hàng hóa.

Shopee thu hút khách hàng của mình bằng cách tập trung phát triển ứng dụng được dành riêng cho từng quốc gia đây cũng được coi là một phần trong chiến lược địa phương hóa cho từng thị trường mà shopee đang thực hiện Điều này cho phép công ty giới thiệu tính năng dành riêng cho 7 thị trường mà họ đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.

Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, thì Shopee đã đạt được thành công ở từng quốc gia Sản phẩm của hãng tạo ra là một trang web được tối ưu với các ngôn ngữ khác nhau, cùng với đó là sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi thiết kế Website dựa vào thói quen sử dụng của khách hàng Thêm vào đó, hãng cũng chăm chút về mặt hình ảnh của mình trên Website khiến cho các sản phẩm bán hàng trở nên hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú với mỗi khách mua

Cạnh tranh về giá là một trong những chiến lược marketing của Shopee được áp dụng rất hiệu quả Công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

Thông qua việc kích thích các chủ hộ kinh doanh bằng những hình thức cung cấp mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở thành thành viên của Shopee, việc hỗ trợ tối đa về phí ship, mã freeship, mã giảm giá cũng được hãng thường xuyên triển khai. Shopee mở các đợt khuyến mãi giảm giá theo chương trình vào các dịp lễ Tết; các ngày hàng tháng như 1.1; 12.12

Mỗi ngày vào những khung giờ cố định đều có chương trình Flash Sale cho từng sản phẩm, ngoài ra còn những má giảm giá được áp dụng riêng cho từng shop bán hàng Đây là một chiến lược kích cầu doanh thu rất hiệu quả của Shopee.

Hiểu rõ tâm lý khách hàng khi chuyển từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng online với rào cản lớn nhất là chi phí vận chuyển; vì thế Shopee đã liên tục đưa ra các mã freeship cho người dùng nhằm giải quyết vấn đề này.

3.6.3 Về chính sách phân phối

Tại Việt Nam, Shopee đã hợp tác với nhiều đơn vị vận chuyển như: ShopeeXpress, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettel Post, J&T Express để giúp người mua lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp mà mình cần phù hợp với giá cả và thời gian giao hàng Trong thời gian đầu mới gia nhập thị trường, Shopee không vội vàng trong việc đẩy mạnh mảng truyền thông mà trước hết là thiết lập hệ thống phân phối hoạt động ổn định. Cùng với đó là các quảng cáo nhấn mạnh về yếu tố “miễn phí vận chuyển”, “vận chuyển

0 đồng” để đánh trúng tâm lý thích “freeship” của khách hàng

Shopee tập trung quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội lớn và phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Google, Youtube Cùng với đó là sự xuất hiện dày đặc trên các phương tiện công cộng, biển báo OOH, trên TV…

Hình thức Affiliate Marketing giúp gia tăng lượng lớn khách hàng truy cập ứng dụng và mua sắm trên sàn Thông qua hình thức này, các đối tác tiếp thị có thể nhận % hoa hồng từ việc giới thiệu thành công và giúp Shopee tiết kiệm được chi phí tiếp thị.

Chiến dịch sale vào những dịp lễ lớn, dịp cuối năm hay những cả ngày có số ngày trùng số tháng (9.9 – 10.10 -11.11…) đầy độc đáo của Shopee.

TVC viral có thể coi là một trong những kế hoạch lâu dài mà hãng hướng đến Sự viral nhanh chóng của TVC đem đến tỉ lệ chuyển đổi cao đột phá ở một số thời điểm Một vài chiến dịch thành công trở thành TVC triệu view điển hình phải kể đến như: Baby Shark (Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng), bản remake hit DDU-DU DDU-DU kết hợp với Blackpink…

Sử dụng người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu (Ở Việt Nam, nhiều ngôi sao hạng

A nổi tiếng như: Sơn Tùng MTP, Hoa hậu Hương Giang, Hiếu thứ hai…Ở nước ngoài, kết hợp cùng những ngôi sao lớn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới như: BLACKPINK,Ronaldo ) đây là chiến lược marketing được Shopee ứng dụng rất hiệu quả, không ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mời được những nhân vật “khủng” nhằm quảng bá thương hiệu cho mình.

Cấu trúc tổ chức

Cơ cấu tổ chức công ty Shopee thường bao gồm các bộ phận sau:

Mục tiêu của phòng hợp tác phát triển kinh doanh là cung cấp cho người mua hàng của Shopee sự lựa chọn hàng hóa đa dạng với mức chi phí tốt nhất.

Nhóm phân tích và xử lý dữ liệu tại Shopee bao gồm hai nhánh nhỏ là Trí tuệ doanh nghiệp hay Dữ liệu thông minh (Business Intelligence) và Khoa học dữ liệu (Data Science). đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nền tảng dữ liệu của Shopee và là nguồn thông tin mà dựa vào đó doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra những giải pháp thích hợp cho những vấn đề liên quan đến việc vận hành kinh doanh. áp dụng những phương thức khoa học và kỹ năng đặc thù để tối ưu hóa quy trình vận hành doanh nghiệp cũng như đánh giá được mô hình kinh doanh phù hợp.

Chịu trách nhiệm về nhu cầu nguồn nhân lực cho mỗi phòng ban và hỗ trợ mọi thủ tục về hành chính, pháp lý để vận hành doanh nghiệp.

Giúp người bán giới thiệu sản phẩm của họ xuyên suốt 7 thị trường thương mại ở Đông Nam Á và Đài Loan và cung cấp cho họ những dịch vụ về việc vận chuyển hàng hóa, vận hành, thanh toán xuyên quốc gia và hỗ trợ lưu kho nước ngoài.

Kỹ sư phần mềm là nguồn nhân lực then chốt phát triển nền tảng thương mại điện tử Shopee với mục tiêu chính khi làm việc tại Shopee là xây dựng nền tảng hệ thống tốt nhất với những công nghệ phù hợp để tạo nên một nền tảng TMDT mua sắm lí tưởng. Đóng vai trò trọng tâm là cầu nối giữa các lập trình viên, phòng kinh doanh và bộ phận thiết kế sáng tạo tại Shopee, chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chiến lược và vạch ra lộ trình để đạt được mục tiêu kinh doanh Bộ phận này hỗ trợ cho mọi phòng ban khác tại Shopee bao gồm Thanh toán, Chuỗi cung ứng, Marketing, Listings, Trải nghiệm người dùng (User Acquisition), Tìm kiếm và đề xuất,

Chịu trách nhiệm vận hành toàn bộ quy trình từ khi người mua yêu cầu danh mục sản phẩm trên Shopee cho đến khi nhận được sản phẩm, bộ phận này cũng tiến hành phân tích, giám sát KPI trên toàn khu vực, điều tra và đánh giá nguyên nhân gây ra sự cố trong hệ điều hành này Các nhánh phụ của bộ phận này bao gồm Dịch vụ khách hàng, Thanh toán, Thông báo, Kho bãi, Hậu cần (Logistics), Hệ thống hỗ trợ người bán và Sử dụng gian lận (Gian lận)

Chịu trách nhiệm lên ý tưởng và thực hiện chiến lược "go to market" nhằm tăng lượng người dùng và nâng cao khả năng hiển thị.

Đội ngũ quản trị

Để xây dựng nên một doanh nghiệp thành công không thể nào bỏ qua tầm quan trọng của đội ngũ quản trị Nhà quản trị nắm giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của công ty phụ thuộc phần lớn vào chính vai trò của nhà quản trị Đội ngũ quản trị Shopee là những người có kĩ năng, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này a Nhà sáng lập

Tỷ phú Forrest Li - người được biết đến là người đối đầu với Alibaba, ít ai biết rằng công ty mẹ của Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, hay ở Việt Nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty GARENA Tập đoàn SEA được sở hữu bởi:

- Tencent - tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, sở hữu 39.7%.

- Nhà sáng lập Forrest Li sở hữu 35% cổ phần, trực tiếp và gián tiếp.

- Giám đốc công nghệ của SEA là Gang Ye sở hữu 10%.

- Còn lại là các cổ đông nhỏ khác. b Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành của Shopee Việt Nam là ông Trần Tuấn Anh, ông giữ vị trí giám đốc điều hành 7 năm 8 tháng kể từ tháng 3 năm 2016 Ông từng tốt nghiệp xuất sắc trường Kinh doanh Foster tại Đại học Washington (Mỹ) Ông còn là Thạc sỹ Quản trịKinh doanh của trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) Có thể nhận thấy ông là một con người rất tài năng, có trí tuệ, có kinh nghiệm sâu sắc trong việc giải quyết các vấn đề chiến lược, hoạt động và đầu tư trong các tổ chức từ các công ty đa quốc gia lớn đến các công ty khởi nghiệp đang phát triển và mở rộng quy mô nhanh chóng Là người đã đưa Shopee đến gần với khách hàng.

ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm

Mô hình C2C của Shopee cho phép cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể bán hàng trên nền tảng Shopee Điều này tạo ra một sự đa dạng lớn về sản phẩm và sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy giá trị cho người mua Mô hình này còn giúp cho người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau, người bán đồng thời cũng là người mua Chỉ cần có nhu cầu mua bán, ai cũng có thể lập tài khoản Shopee và trở thành nhà cung cấp với lượng khách không giới hạn Mặt khác, mô hình C2C còn kết hợp các tính năng của một mạng xã hội. Giúp người bán và người mua có thể tương tác với nhau qua các tính năng như: chat, trả giá, đánh giá, theo dõi, yêu thích và đánh giá sản phẩm

Trái lại, mô hình B2C gây dựng sự uy tín bằng cách cung cấp những sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu nổi tiếng đến với người dùng Mô hình này của Shopee mang lại sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn về thương hiệu, kiểu sản phẩm và mức giá khác nhau. Đông Nam Á là thị trường rộng lớn, dân số Đông Nam Á sử dụng Shopee đang tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của nền tảng này và mô hình thương mại điện tử tổng thể Đông Nam Á có một tỷ lệ sử dụng Smartphone cao nhất thế giới, điều này cùng với các ưu điểm mà Shopee mang lại đã làm cho nền tảng này trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân khu vực Theo thống kê, dân số trẻ hóa lên tới

650 triệu người, Đông Nam Á được biết đến là khu vực Internet phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây

Nghiên cứu thị trường là một phần quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh doanh và tiếp thị đối với Shopee Shopee đặt ra nhiều bước quan trọng để phân tích đối thủ, xác định mục tiêu, xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường và xu hướng, phân tích dữ liệu và thống kê, phỏng vấn hoặc khảo sát khách hàng Shopee cũng đưa ra nhiều chiến lược nội địa hóa, khảo sát thị hiếu, văn hóa của từng quốc gia khác nhau mà đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng quốc gia. Đây là một phần quan trọng tron việc thu hút và giữ chân người bán trên nền tảng thương mại điện tử Shopee Chi phí môi giới rất thấp giúp cho Shopee trở thành kênh bán hàng hấp dẫn thu hút rất nhiều người bán Thậm chí thời gian đầu khi mới ra mắt, Shopee có chính sách không tính chiết khấu đối với người bán, nghĩa là người bán hàng trên Shopee sẽ thu được 100% doanh thu bán sản phẩm trên Shopee trừ đi một phần phí vận chuyển nếu sử dụng dịch vụ của Shopee Điều này đồng nghĩa với việc, người bán không phải trả bất cứ một chi phí nào khi tham gia bán hàng trên Shopee, kể cả khâu đăng ký tài khoản hay mở gian hàng và đăng bán sản phẩm cho tới tiếp thị sản phẩm, tất cả cacsc tính năng này đều miễn phí đối với bất cứ người bán hàng nào

Shopee có nhiều chính sách và chiến lược để kích cầu tiêu dùng, tạo sự hứng thú và thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nền tảng của họ Shopee thường tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mãi, sự kiện Flash Sale, cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí. Điều này khuyến khích người mua mua sản phẩm nhiều hơn Bên cạnh đó, Shopee có chương trình nhận xu mỗi ngày để khách hàng có thể áp dụng giảm giá vào mỗi lần mua hàng.

Nhược điểm

Dù Shopee đã phát triển và cung cấp nhiều dịch vụ và tiện ích, công nghệ hiện vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được lượng lớn người tiêu dùng trong mọi khía cạnh Trong những đợt sale lớn lịch sử, khả năng truy cập Internet và tốc độ Internet vẫn còn hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến một cách suôn sẻ và nhanh chóng

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á và phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều đối thủ khác trong khu vực này Để cạnh tranh với Shopee, Lazada – nền tảng mới nhận được khoản đầu tư 4 tỷ đô la từ Alibaba, hồi tháng 11/2020, Lazada bắt tay với Grab ở Việt Nam với hi vọng có thể mang tất cả những gì Grab có cho các đối tác thương mại điện tử Tháng 11/2020, Lazada hợp tác với Google triển khai nhiều khóa đào tạo trực tuyến cho các nhà bán hàng trực tuyến, tập trung vào cải thiện doanh số bán hàng (đồng thời chính là doanh của Lazada).

Cùng lúc, Tiki lại kỳ vọng lớn vào dịch vụ giao hàng 2 giờ nhờ chuỗi cung ứng từ đầu tới cuối cùng mạng lưới trung tâm xử lý hàng hóa trên cả nước Trong năm 2020, Tiki ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu với một ngân hàng nội địa.

Mặc dù Shopee đã cải thiện nhiều khía cạnh của sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm tích cực cho người mua, nhưng nhược điểm về sản phẩm vẫn còn tồn tại Shopee là nền tảng nơi mà người dùng cá nhân có thể bán sản phẩm của họ.Điều này có nghĩa răng chất lượng sản phẩm có thể không đồng đều và không được kiểm tra trước Người mua có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo sản phẩm mua sắm là chất lượng.

Với khối lượng người bán quá đông đảo, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của nhà cung cấp là khó khăn lớn nhất của Shopee Lâu dần, sau những lần khiếu nại và bóc phốt sản phẩm trên Shopee của khách hàng, sàn thương mại điện tử này bị gán cái tên sàn thương mại điện tử chất lượng kém dù giá thành rẻ

Phân phối của Shopee là những vấn đề liên quan đến quá trình giao hàng và vận chuyển sản phẩm từ người bán đến người mua, bao gồm: thời gian giao hàng biến đổi, khả năng gặp sự cố và trễ giao hàng, rủi ro mất hàng hoặc sản phẩm hỏng hóc, phí vận chuyển cao, vận chuyển quốc tế gặp khó khăn, thiếu tích hợp đối tác vận chuyển Shopee đã và đang nỗ lực để cải thiện quá trình phân phối và vận chuyển trên nền tảng của họ Tuy nhiên, vì quá trình này phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp và người bán độc lập, nên việc quản lý và điều hành phân phối có thể đối mặt với nhiều thách thức.

Shopee hoạt động ở nhiều thị trường trong khu vực Đông Nam Á và đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, và dịch vụ giao hàng. Cấu trúc tổ chức phức tạp và đa dạng này có thể tạo ra khó khăn trong việc quản lý và điều hành

Vì cấu trúc tổ chức phức tạp có thể có rào cản trong việc tương tác giữa các phòng ban và đội ngũ Điều này có thể ảnh hưởng để khả năng truyền đạt thông tin và làm việc hiệu quả.

Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển của Shopee

Shopee cần cải thiện kết nối Internet, tăng cường bảo mật và bảo mật, cung cấp nhiều phương thức thanh toán, cung cấp hỗ trợ kỹ để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của lượng người dùng khổng lồ, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn băng thông, giật lag khi mua hàng và nâng cao trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Shopee nên đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Khám phá các lĩnh vực mới hoặc mở rộng sang các dịch vụ liên quan, chẳng hạn như thanh toán trực tuyến, giao hàng nhanh, và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mua hàng trực tuyến nói chung và mua hàng trên Shopee nói riêng Đặc biệt với đối tượng cung cấp thông tin hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm trên sàn giao dịch Shopee.

Cần đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, đảm bảo họ có khả năng thích nghi với thay đổi nhanh chóng và hỗ trợ sự phát triển bền vững của Shopee. Đưa ra thêm nhiều chính sách kích thích người mua và người bán:

Các chính sách hoàn xu, giảm giá cần tăng số mã áp dụng cũng như đưa ra nhiều mã hấp dẫn hơn để thu hút người mua tập trung mua nhiều trên sàn thương mại điện tử này

Các chính sách hỗ trợ giảm phí vận chuyển cũng như freeship cần giảm nhiều hơn.

Bổ sung thêm các gói ưu đãi cho người bán và giảm chi phí: phí thanh toán, phí cố định, phí dịch vụ…

Tối ưu hóa quá trình giao hàng và vận chuyển để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, và giảm thiểu rủi ro mất hàng hoặc sản phẩm hỏng hóc Khám phá và mở rộng hoạt động vào các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á hoặc thị trường tiềm năng khác Điều này có thể tạo cơ hội phát triển thị phần và tăng doanh số bán hàng.

Shopee là một sàn thương mại điện tử mang lại rất nhiều tiềm năng hứa hẹn một tương lai có doanh thu cao cho các nhà bán Với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong mô hình kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại điện tử này cũng chú trọng việc nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình Từ đề tài “Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee Việt Nam” giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh của Shopee, sàn thương mại điện tử thành công nhất khu vực Đông Nam Á bằng những kiến thức được học từ bộ môn Thương Mại Điện Tử Căn Bản để nhận định sâu sắc hơn về hình ảnh của một sàn thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số Bài thảo luận của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn để hoàn thiện bài thảo luận tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023, từ: https://vietnambusinessinsider.vn/shopee-dang-dan-dau-tang-truong-thuong-mai-dien-tu- o-dong-nam-a-nhu-the-nao-a15883.html

, Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023, từ: https://vietnambiz.vn/shopee-san- sang-trong-cuoc-chien-thuong-mai-dien-tu-o-dong-nam-a-20231011143654614.htm

3 OD Click, 2020, , Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023, từ: https://odclick.com/chuyen-san/tu-duy-va-cong- cu/phat-trien-to-chuc-nen-tang-vung-chai-truoc-moi-thach-thuc/

4 Hello Sagano, 2020, Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023, từ: https://hellosagano.com/chien-luoc-marketing-mix-4p-cua- shopee/

5 Lê Huy, 2020, Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023, từ: https://vietnambiz.vn/doi-ngu-quan-li-cap-cao-upper-management-la-ai-

6 Shopee, 2023, Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023, từ: https://banhang.shopee.vn/edu/article/2150

Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023, từ: https://doanhnghieptiepthi.vn/cuoc-dua-thuong-mai-dien-tu-tong-luong-truy- cap-cua-tiki-lazada-va-sendo-chua-bang-nua-shopee-1612226022318418.htm

, Ttuy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023, từ: https://vietnambiz.vn/the-manh-de-canh-tranh-cua-tiki-lazada-shopee-trong-thi-truong- thuong-mai-dien-tu-viet-20201030165029048.htm

, Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023, từ: https://metric.vn/blog/metric-vn- dien-bien-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-3-thang-dau-nam-2023/

10 Giáo trình Thương mại điện tử căn bản

Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…

Nhân t ố ả nh h ưở ng đến ý định sử dụng…

Mại điện… 100% (37) 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TH ƯƠ NG M Ạ I…

Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhân…

Ngày đăng: 25/02/2024, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN