Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ "thương mại" và "điện tử".TMĐTPhương tiện điện tử PTĐTNghĩa rộngNghĩa hẹpThương mạiNghĩarộngTMĐT là toàn
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết về thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm
Đặc điểm của thương mại điện tử
Thương mại điện tử có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các giao dịch thương mại.
- Thứ hai, TMĐT có liên quan mật thiết đến Thương mại truyền thống và phụ thuộc sự phát triển mạng máy tính và Internet.
- Thứ ba, TMĐT được nghiên cứu gồm bốn nhóm hoạt động chủ yếu là mua bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
- Thứ tư, “Thương mại điện tử” là thuật ngữ mang tính lịch sử.
Lý thuyết về mô hình kinh doanh 1 Khái niệm
Thuật ngữ “mô hình kinh doanh” (Business model) đã ra đời và phát triển gắn với sự phát triển của thương mại truyền thống Từ hàng trăm năm trước, người ta đã biết đến
“mô hình người bán hàng” trong đó người bán thiết lập các cửa hàng ở một vị trí để bán sản phẩm, vật dụng tự làm ra hoặc mua lại để bán Tuy nhiên, phải đến những năm 1960-
1970, thuật ngữ mô hình kinh doanh (MHKD) mới trở nên quen thuộc khi ngày càng
Th ươ ng M ạ i đi ệ n tử
Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…
Nhân t ố ả nh h ưở ng đ ế n ý đ ị nh s ử d ụ ng…
Mại điện… 100% (37) 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TH ƯƠ NG M Ạ I…
Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhân…
Tu ổ i tác và gi ớ i tính
Lý thuyết về MHKD được biết sớm nhất xuất hiện vào những năm 1950 – 1960 là lý thuyết về “mô hình lưỡi câu và mồi câu”, còn được gọi là MHKD gắn với sản phẩm hoặc mô hình “chuôi dao và lưỡi dao” Mô hình này thường bao gồm việc đưa ra một mặt hàng phổ thông ở mức giá rất thấp có thể làm cho người bán bị lỗ vốn (mồi câu) và sau đó người bán bù lỗ và hưởng lãi từ các sản phẩm, dịch vụ gắn với mặt hàng phổ thông đó (lưỡi câu) Mô hình này hiện vẫn được các nhà kinh doanh hiện đại sử dụng như (mô hình bán máy giá rẻ nhưng nguyên vật liệu cho máy hoạt động rất đắt, hoặc cung cấp máy điện thoại di động miễn phí để thu phí dịch vụ sử dụng điện thoại ) Mặc dù, thuật ngữ
“MHKD” đã được đề cập trong lý thuyết “mồi câu” những việc đưa ra khái niệm hoặc định nghĩa về MHKD là gì vẫn còn bỡ ngỡ.
Theo định nghĩa của P Timmers (1999), theo đó “MHKD là một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin, bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng, mô tả các lợi ích tiềm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau, và mô tả các nguồn doanh thu”.
Ngoài ra, các tác giả khác đã đưa ra các định nghĩa MHKD, với tiếp cận theo bản chất, hoặc nhân tố cấu thành MHKD như Chesbrough, Rosenbloom, và Hamel (2000), Linder và Cantrell, (2000), Weill và Vitale (2001), Gordijn (2002), Afuah và Tucci (2003), McKay và Marshall (2004), Osterwalder (2004), Fetscherin và Knolmayer (2005) Theo Osterwalder (2004), thuật ngữ “MHKD” miêu tả một tầm rộng những mô hình (về mặt hình thức) do các doanh nghiệp xác định dùng để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ chức, và những dự báo tài chính
1.2.2 Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh a) Mục tiêu giá trị
Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của MHKD Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Để phát triển và/hoặc phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng lựa chọn doanh
Tài li ệ u internet v ạ n vật kết nối
ThươngMại điện… 100% (12)79 doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp khác không có hoặc không thể cung cấp? Đứng từ góc độ khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá, sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm. b) Mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận. Một trong những chức năng quan trọng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, bản thân lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn các hình thức đầu tư khác Bằng không, doanh nghiệp khó có thể tồn tại Hiện nay trong kinh doanh TMĐT, có năm MHDT phổ biến nhất là: mô hình phí quảng cáo, mô hình phí đăng ký thuê bao, mô hình phí giao dịch, mô hình bán hàng và mô hình phí liên kết.
- Mô hình phí quảng cáo (Advertising Fee Model) Áp dụng mô hình phí quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng cáo này Các website quảng cáo có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn
- Mô hình phí đăng ký (Subscription Fee Model)
Trong MHDT đăng ký (thuê bao), các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được đưa ra thông qua một website Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói trên. Người sử dụng có thể trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm
- Mô hình phí giao dịch (Transaction fee Model) Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp
- Mô hình doanh thu bán hàng (Sales Revenue Model)
Doanh nghiệp sử dụng mô hình này có được doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và thông tin cho khách hàng
- Mô hình phí liên kết (Affiliate fee Model)
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà phân phối Doanh thu của doanh nghiệp là các khoản phí dẫn khách (hay phí liên kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản phần trăm (%) trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên. c) Cơ hội thị trường
Thuật ngữ “cơ hội thị trường” nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó Cơ hội thị trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặc biệt của doanh nghiệp trên thị trường Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được. d) Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường Môi trường cạnh tranh của một doanh nghiệp chịu tác động bởi các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao, thị phần của mỗi đối thủ như thế nào, lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu và mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu.Môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định, có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau, đó là dấu hiệu đoạn thị trường này đã bão hoà và lợi nhuận khó có thể thu được Ngược lại, nếu thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu của/hoặc một đoạn thị trường hầu như chưa được khai thác, hoặc khó có thể thành công trên thị trường này vì nó không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy, việc phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp quyết định nên đầu tư vào đoạn thị trường nào có lợi nhất. e) Lợi thế cạnh tranh
Hiểu theo nghĩa chung nhất, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phạm vi hoạt động Một số doanh nghiệp có khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu trong khi một số khác chỉ có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc khu vực Những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn ở các mức giá thấp trên phạm vi toàn cầu là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thực sự. Đây là điều mà các đối thủ của họ không thể làm được, cho dù điều đó chỉ xảy ra trong ngắn hạn.
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA FACEBOOK
Giới thiệu về Facebook 1 Giới thiệu chung về Facebook
2.1.1 Giới thiệu chung về Facebook
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có lượng người tải và sử dụng đứng đầu trên toàn thế giới Facebook ra đời nhằm kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới lại với nhau Khi dùng ứng dụng này, bạn hoàn toàn có thể gặp gỡ hàng trăm, hàng nghìn bạn bè trên toàn thế giới thông qua mạng Internet. Giống như với mạng Internet thì Facebook sẽ giúp mọi người xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý Bạn có thể đăng và chia sẻ trạng thái, cập nhật hồ sơ cá nhân cũng như tương tác với người khác Bên cạnh đó, trên mạng xã hội còn có rất nhiều tiện ích khác như bạn sử dụng Facebook để bán hàng và kiếm tiền một cách hiệu quả
Facebook là trang mạng xã hội được thành lập và phát triển bởi Mark Zuckerberg, sinh viên khoa học máy tính của trường đại học Harvard Mark Zuckerberg khi còn là sinh viên năm hai (năm 2003) đã bắt đầu viết một trang web có tên là Facemash (tiền thân của Facebook) Trang web ghép 2 ảnh kế bên nhau và yêu cầu người dùng bình chọn xem ai là người “hot” nhất Để có được những thông tin hình ảnh để mọi người so sánh, Mark Zuckerberg đã xâm nhập vào hệ thống mạng của trường Harvard để lấy ảnh của nhiều sinh viên Kết quả thật đáng kinh ngạc, Facemash thu hút hơn 450 lượt truy cập và 22.000 lượt xem hình ảnh chỉ trong 4 giờ hoạt động.
Mặc dù đã tạo ra một ứng dụng có lượt truy cập và xem khá cao nhưng vì đánh cắp hình ảnh của sinh viên mà Zuckerberg đã bị các nhà quản trị web Harvard phát hiện.Đương nhiên, Mark Zuckerberg đã bị nhà trường buộc tội vi phạm bảo mật, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền riêng tư cá nhân và nghiêm trọng hơn là Mark Zuckerberg phải đối mặt với việc bị đuổi khỏi trường nhưng cuối cùng vẫn được miễn hình phạt. Trong khi học học kỳ tiếp theo, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Mark Zuckerberg đã đưa ra quyết định sẽ thành lập ra trang mạng xã hội Facebook và có cái tên đầu tiên là thefacebook.com Trang web sau khi được ra mắt 6 ngày thì Zuckerberg bị cáo buộc với tội danh lừa dối ba sinh viên năm cuối Harvard tin tưởng họ để giúp xây dựng một mạng xã hội có tên HarvardConnection.com Khi họ đã có thông tin thì Mark Zuckerberg đã bị kiện vì đã sử dụng ý tưởng của họ để xây dựng một sản phẩm cạnh tranh Nhưng cuối cùng, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thỏa khi Mark Zuckerberg đồng ý bồi thường bằng 1.2 triệu so với thời điểm hiện tại (trị giá 300 triệu đô la tại IPO của Facebook). Sau đó, Facebook phát triển và chính thức được ra đời vào năm 2005 và đổi tên từ TheFacebook thành Facebook Với cái tên Facebook đã được sử dụng cho đến thời điểm hiện nay.
+ Năm 2004: Mark Zuckerberg đã ra mắt sản phẩm của mình với sinh viên trường Harvard.
+ Từ năm 2006 đến năm 2008: Ứng dụng được phát triển thêm vào mảng quảng cáo và hoàn thiện hồ sơ cá nhân của mình.
+ Năm 2010: Fanpage được Zuckerberg phát triển.
+ Năm 2011: Giao diện Dòng thời gian (Timeline) được ra mắt.
+ Vào năm 2012: Mark Zuckerberg quyết định mua lại trang mạng xã hội Instagram và niêm yết trên sàn chứng khoán.
+ Năm 2013: Chức năng tìm kiếm Graph Search (công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa) đã được cải thiện và nâng cấp nhiều hơn so với trước.
+ Năm 2014: Tiến hành thu mua lại Whatsapp để cạnh tranh với ứng dụng trò chuyện trên thị trường Đồng thời, mua lại Oculus (thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp những thiết bị về tai nghe thực tế ảo) để phát triển các trình mô phỏng 3D,
+ Năm 2015: Thêm chức năng shop Fanpage, lượng người dùng hoạt động hàng ngày đạt 1 tỷ.
+ Năm 2016: Ứng dụng Messenger và trang thương mại điện tử ra mắt tại một số thị trường lớn.
+ Từ năm 2017 cho đến nay: Tiếp tục tăng trưởng với những con số người dùng ấn tượng Tiêu biểu như tính đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số Việt Nam, theo gso.gov.vn.
Nhân viên quản lý chính của Facebook bao gồm Mark Zuckerberg (Chủ tịch và Giám đốc điều hành), Sheryl Sandberg (Giám đốc điều hành), David Wehner (Giám đốc tài chính), Mike Schroepfer (Giám đốc công nghệ), và Chris Cox (Giám đốc sản phẩm) Về quyền sở hữu Facebook, Mark Zuckerberg sở hữu 24% công ty, Accel Partners là 10%, Digital Sky Technologies là 10%, Dustin Moskovitz sở hữu 6%, Eduardo Saverin là 5%, Sean Parker là 4%, Peter Thiel là 3%, Greylock Partners và Meritech Capital Partners mỗi bên sở hữu 1 tới 2%, Microsoft sở hữu 1,3%, Lý Gia Thành sở hữu 0,75%, Interpublic Group sở hữu ít hơn 0,5%, một nhóm nhỏ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên cũng như nhân vật nổi tiếng sở hữu ít hơn 1%, bao gồm Matt Cohler, Jeff Rothschild, thượng nghị sĩ bang California Barbara Boxer, Chris Hughes, và Owen Van Natta; Reid Hoffman và Mark Pincus có cổ phần khá lớn trong công ty, và 30% còn lại hoặc do nhân viên sở hữu, hoặc do những người muốn giấu tên hoặc từ những nhà đầu tư bên ngoài Adam D'Angelo, giám đốc công nghệ và bạn của Zuckerberg, đã rút khỏi công ty vào tháng 5 năm 2008 Báo chí cho rằng ông và Zuckerberg đã tranh cãi, và rằng Adam không còn quan tâm đến việc sở hữu cổ phần công ty nữa.
Facebook xếp thứ 76 trong danh sách Fortune 500 của các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo Năm 2022,Facebook đã tạo ra 116,6 tỷ USD doanh thu trong đó 113,64 tỷ USD là từ quảng cáo(97,5% tổng doanh thu) và hơn 2,16 tỷ USD từ doanh thu khác (chủ yếu là nhánh sản phẩm thực tế ảo) Doanh thu trung bình mỗi người dùng (ARPU) của Facebook trên toàn thế giới là 10,86 USD
2.1.2 Giới thiệu về website Facebook
- Tên website: http://www.facebook.com/facebook
2.1.3 Giới thiệu về dịch vụ của Facebook
- Mạng xã hội: cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, kết nối với bạn bè và chia sẻ nội dung.
- Facebook Messenger: ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại trực tuyến.
- Quảng cáo Facebook: cho phép các doanh nghiệp quảng cáo trên nền tảng Facebook.
- Facebook Marketplace: cho phép người dùng mua và bán hàng trực tuyến.
- Facebook Watch: cho phép người dùng xem video giải trí, tin tức và thể thao trên Facebook.
- Facebook Live: cho phép người dùng truyền trực tiếp nội dung trên Facebook.
- Facebook Gaming: cho phép người dùng chơi game trực tuyến trên Facebook.
- Facebook Workplace: nền tảng cộng tác dành cho doanh nghiệp và tổ chức.
- Oculus: công ty con của Facebook sản xuất các thiết bị thực tế ảo và trò chơi điện tử.
2.1.4 Kết quả hoạt động những năm gần đây
Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới và đã có nhiều hoạt động đáng chú ý trong những năm gần đây Sau đây là một số kết quả hoạt động của Facebook trong vài năm qua:
- Tăng trưởng người dùng: Đến tháng 6 năm 2020, Facebook đã có hơn 2,7 tỷ người dùng
- Tăng doanh thu: Doanh thu của Facebook đã tăng lên 70,7 tỷ USD vào năm 2019, tăng 27% so với năm trước đó.
- Mua lại các công ty công nghệ: Facebook đã mua lại nhiều công ty công nghệ như WhatsApp, Instagram và Oculus VR để mở rộng dịch vụ của mình.
- Phát triển các tính năng mới: Facebook đã giới thiệu nhiều tính năng mới cho người dùng, bao gồm Facebook Live, Messenger Rooms, Reactions và nhiều tính năng khác. Ngoài ra, Facebook cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới như Facebook Marketplace cho phép người dùng mua bán hàng hóa và dịch vụ trên nền tảng của Facebook, Facebook Watch để xem video ngay trên Facebook và nền tảng trò chơi Instant Games Facebook cũng đang tập trung vào việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo, với hy vọng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đưa công ty đến một tầm cao mới.
Phân tích mô hình kinh doanh của Facebook 1 Mục tiêu giá trị
2.2.1 Mục tiêu giá trị a) Mục tiêu kinh doanh của Facebook
- Facebook ra đời nhằm mục đích cung cấp cho mọi người khả năng xây dựng một cộng đồng vững chắc từ chính ngôi nhà của họ Nó giúp kết nối các khu vực khác nhau trên thế giới và đưa mọi người đến gần nhau hơn.
- Mục đích của việc sử dụng Facebook là duy trì kết nối với gia đình và bạn bè từ khắp nơi trên thế giới Nó cũng cho phép mọi người có được các thông tin về những gì đang xảy ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới, cũng cho phép mọi người chia sẻ cảm xúc và thể hiện tầm nhìn của họ về những vấn đề mà họ thấy có giá trị.
- Bên cạnh đó, Facebook còn là một công cụ quảng cáo hiệu quả để tăng doanh số bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp Nó giúp tiếp cận số lượng lớn những người quan trọng đối với doanh nghiệp Bằng cách tiếp cận đúng loại đối tượng, có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp Quảng cáo Facebook đã mang lại hiệu quả kỳ diệu cho các thương hiệu vì các tùy chọn nhắm mục tiêu chính xác của nó Quảng cáo Facebook cho doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn giúp dễ dàng quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp của mình.
Facebook cũng có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng. b, Sứ mệnh của Facebook
Sứ mệnh trước đây “Vì một thế giới mở và kết nối hơn” có một sai sót nghiêm trọng: kết nối nhiều hơn và tốt hơn không tạo ra được bất kỳ kết quả tích cực nào Tức là, nó kích thích tính tò mò, khuyến khích người ta săm soi vào đời tư của người khác qua dòng News Feed, đánh đổi những tình bạn và cuộc trò chuyện thân mật lấy những mối quan hệ ảo và những thế giới thông tin đơn lẻ đang ngày càng phân hóa nước Mỹ Chính vì vậy, nhân sự kiện Facebook đã đạt mức 2 tỉ lượt người sử dụng mỗi tháng (năm 2021), CEO Mark Zuckerberg đã cho công bố thông điệp và sứ mệnh mới của mạng xã hội này:
“Trao quyền để con người xây dựng cộng đồng và đem thế giới lại gần nhau hơn”. Công ty nhấn mạnh: “Chúng tôi xây dựng công nghệ giúp mọi người kết nối, tìm cộng đồng và phát triển doanh nghiệp Các sản phẩm hữu ích và hấp dẫn của chúng tôi cho phép mọi người kết nối và chia sẻ với bạn bè và gia đình thông qua thiết bị di động, máy tính cá nhân, tai nghe thực tế ảo (VR), thiết bị đeo được và thiết bị trong nhà Chúng tôi cũng giúp mọi người khám phá và tìm hiểu về những gì đang diễn ra trên thế giới xung quanh họ, cho phép mọi người chia sẻ ý kiến, ý tưởng, ảnh và video của họ cũng như các hoạt động khác với các đối tượng từ thành viên gia đình và bạn bè thân thiết nhất của họ đến công chúng nói chung và luôn ở lại kết nối ở khắp mọi nơi bằng cách truy cập các sản phẩm của chúng tôi Meta đang vượt ra khỏi màn hình 2D để hướng tới những trải nghiệm nhập vai như thực tế ảo và tăng cường để giúp xây dựng metaverse, mà chúng tôi tin rằng đó là sự phát triển tiếp theo trong công nghệ xã hội”
Năm 2022, Facebook đã tạo ra 116,6 tỷ USD doanh thu trong đó 113,64 tỷ USD là từ quảng cáo (97,5% tổng doanh thu) và hơn 2,16 tỷ USD từ doanh thu khác (chủ yếu là nhánh sản phẩm thực tế ảo) Nền tảng mạng xã hội Facebook ghi nhận 2,96 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng Doanh thu trung bình mỗi người dùng (ARPU) của Facebook trên toàn thế giới là 10,86 USD Điều này chứng tỏ Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế
Mô hình doanh thu của Facebook:
Doanh thu từ quảng cáo:
Về cơ bản, Facebook tạo ra tất cả doanh thu từ việc bán quảng cáo cho các nhà tiếp thị Quảng cáo được hiển thị trên trang mạng xã hội chính của Facebook và các trang web liên kết của bên thứ ba hoặc các ứng dụng di động Các nhà tiếp thị trả tiền cho quảng cáo dựa trên số lần hiển thị được phân phối hoặc số lượng hành động, chẳng hạn như nhấp chuột, do người dùng thực hiện.
Công ty đã tạo ra hơn 113 tỷ USD từ quảng cáo (chiếm hơn 97% tổng doanh thu), chủ yếu bao gồm việc hiển thị các sản phẩm quảng cáo trên Facebook, Instagram, Messenger và bên thứ ba Như Facebook đã nhấn mạnh, vào năm 2022, số lượng quảng cáo được phân phối đã tăng 18%, so với khoảng 10% vào năm 2021 Điều này chứng tỏ Facebook đang ngày càng thu hút thêm các nhà quảng cáo hợp tác với mình. Phần lớn doanh thu quảng cáo của Facebook, một con số khổng lồ 94% đến từ các doanh nghiệp trả tiền để nhắm mục tiêu mọi người trên thiết bị di động Smartphone hiện nay là thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người Năm 2022 đã có tới 98,5% người dùng truy cập Facebook bằng thiết bị di động trong đó có tới 81,8% người dùng chỉ truy cập Facebook bằng điện thoại Và, dĩ nhiên Facebook không bỏ lỡ cơ hội để khai thác
Các nhà quảng cáo chi tiền ở nơi mọi người dành nhiều thời gian nhất và chú ý nhất.Thời gian mọi người dành cho nền tảng truyền thông xã hội sẽ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà quảng cáo Tuy nhiên, mức độ tương tác cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn - lượng nội dung được chia sẻ.
Thanh toán và các khoản phí khác:
Những khoản doanh thu này chủ yếu bao gồm phí ròng nhận được từ các nhà phát triển sử dụng cơ sở hạ tầng Thanh toán hoặc doanh thu từ việc phân phối các thiết bị nền tảng thực tế ảo và quan trọng nhất là doanh thu từ việc cung cấp phần cứng tiêu dùng thiết bị.
Reality labs đã tạo ra hơn 2,1 tỷ USD doanh thu (gần 2% tổng doanh thu) từ việc phân phối các sản phẩm phần cứng tiêu dùng, chẳng hạn như Meta Quest (trước đây là Oculus), Cổng thông tin Facebook, thiết bị đeo, phần mềm và nội dung liên quan
- Số lượng người dùng mạng xã hội lớn:
Chúng ta không thể phủ nhận rằng Facebook là mạng xã hội lớn nhất hành tinh Theo thống kê các trang web được truy cập nhiều nhất theo lưu lượng truy cập, Facebook là trang web được truy cập nhiều thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Google và YouTube.
Thống kê các website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới
Tính đến tháng 10 năm 2022, Facebook có 2,93 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Vì vậy, Facebook có thể tiếp cận với số lượng lớn người dùng thông qua quảng cáo.
Thống kê số người dùng hàng tháng của Facebook
Theo thống kê về số lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook ở các nước trên thế giới 2021. Ấn Độ đứng đầu về số lượng người dùng với hơn 300 triệu người dùng, Hoa Kỳ đứng thứ hai với khoảng 179 triệu người dùng, Indonesia và Brazil là những quốc gia duy nhất có hơn 100 triệu người dùng mỗi quốc gia và VIệt Nam hiện đang đứng thứ 7 trên thế giới.
Tại Việt Nam, đất nước với tổng dân số khoảng 98 triệu dân và có đến hơn 70% trong số đó sử dụng mạng xã hội Facebook Facebook cũng là ứng dụng được tải nhiều nhất tại nước ta Trong đó, độ tuổi phổ biến nhất vẫn là từ 25 - 34 (khoảng 32% tổng số người dùng) và sự chênh lệch về giới tính là không đáng kể (49,9% người dùng nam & 50,1% người dùng là nữ giới) Với lượng người dùng khổng lồ này, Facebook là một mảnh đất màu mỡ giúp các nhà quảng cáo khai thác và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Thời gian sử dụng mạng xã hội lớn:
Thời gian người sử dụng online kênh Facebook rất lớn Ước tính hơn 2 giờ/1 người/1 ngày Số lần đăng nhập, truy cập vào kênh Facebook của người dùng ước tính trung bình
RỦI RO KHI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
Rủi ro 1 Đối với doanh nghiệp
- Quá nhiều nền tảng tồn tại
Nhiều nền tảng hơn nghĩa là khả năng tiếp cận đến khách hàng cũng lớn hơn Nhưng mặt khác, đây có thể là “chiếc bẫy ngọt ngào” làm hao phí nguồn lực (tài chính, nhân lực, thời gian) của doanh nghiệp Mỗi nền tảng xã hội sẽ có một tập người dùng đặc trưng riêng, sở hữu tính năng và yêu cầu về nội dung khác biệt Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp sẽ hao phí nguồn lực vào những nền tảng có tập người dùng không phù hợp, thậm chí có thể phản tác dụng khi truyền tải thông điệp truyền thông.
- Thuật toán thay đổi liên tục
Thực tế, trong “sân chơi” mạng xã hội, doanh nghiệp chỉ là một đơn vị sử dụng dịch vụ từ các bên sở hữu như Facebook, Instagram, LinkedIn, nên phải tuân thủ mọi “luật chơi” về thuật toán quảng cáo hay tính năng Trong khi đó, “luật chơi” này lại liên tục được thay đổi để đáp ứng với nhu cầu “sáng nắng chiều mưa” của người dùng Như một lẽ tất yếu, doanh nghiệp phải chạy theo và điều chỉnh, nếu không muốn chiến lược marketing của mình trở nên lỗi thời
- Thiếu kiểm soát về bảo mật dữ liệu
Cùng lý do ở trên, trên mạng xã hội, doanh nghiệp không có toàn quyền kiểm soát và bảo mật dữ liệu người dùng Tuy nhiên, khi có khủng hoảng dữ liệu xảy ra, chính doanh nghiệp sẽ là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp với người dùng Kể cả khi mạng xã hội nhận hoàn toàn trách nhiệm cho khủng hoảng thì như một đơn vị hợp tác, thương hiệu cũng sẽ hứng chịu phần nào phản ánh tiêu cực khách hàng.
Như gần đây, Facebook gặp khủng hoảng và bắt đầu siết chặt thuật toán quảng cáo khiến các doanh nghiệp buộc phải chi tiêu mạnh tay hơn Đồng thời, doanh nghiệp một khi đã gắn bó với nền tảng sẽ khó rời bỏ vì đã dành rất nhiều nguồn lực để xây dựng kênh truyền thông này.
Khi tham gia mạng xã hội Facebook, người dùng có thể gặp phải một số rủi ro như sau:
- Lộ thông tin cá nhân: Khi đăng ký tài khoản Facebook, người dùng cần cung cấp thông tin cá nhân của mình Nếu không cẩn thận, thông tin cá nhân có thể bị lộ ra ngoài và trở thành mục tiêu của những kẻ xấu.
- Lừa đảo: Trên Facebook có rất nhiều thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng, đó là một nguồn tài nguyên lớn cho các kẻ lừa đảo để tìm kiếm thông tin và tiếp cận với người dùng, từ đó có thể lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của họ.
- Vi phạm quyền riêng tư: Facebook có thể theo dõi hoạt động trên trang web của người dùng, bao gồm cả lịch sử duyệt web và các hoạt động khác Nếu người dùng không cẩn thận, họ có thể để lộ thông tin quan trọng của mình, ví dụ như thông tin ngân hàng hoặc thông tin đăng nhập.
- Quảng cáo không mong muốn: Facebook có thể sử dụng dữ liệu người dùng để hiển thị quảng cáo, đôi khi là những quảng cáo không mong muốn hoặc gây phiền toái.
- Mất kiểm soát về thời gian: Mạng xã hội Facebook có thể trở thành một nơi lãng phí thời gian, khiến người dùng dễ bị sa vào vòng lặp truyền thông xã hội và bỏ lỡ những việc quan trọng khác.
Đề xuất giải pháp 1 Đối với doanh nghiệp
3.2.1 Đối với doanh nghiệp Đầu tiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các nền tảng xã hội trước khi tham gia Việc nghiên cứu trước sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chính xác nền tảng phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực Đồng thời, trong khi nghiên cứu, doanh nghiệp cũng sẽ lường trước rủi ro để kiểm soát khủng hoảng hiệu quả hơn.
Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp cần sản xuất và phân bố nội dung phù hợp cho đặc tính của từng mạng xã hội Ví dụ, với mạng xã hội chuyên để giới trẻ đăng tải hình ảnh như Instagram, nội dung cần chú trọng là hình ảnh đẹp mắt Trong khi đó, với mạng xã hội dành cho giới đi làm chuyên nghiệp hoặc để tìm việc như LinkedIn thì doanh nghiệp cần xây dựng các bài viết học thuật và chuyên sâu hơn.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần ưu tiên xây dựng owned platform Đây là tất cả các platform mà bạn sở hữu hoàn toàn về branding, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin Cốt lõi của Owned platform là website, mobile app hoặc những nền tảng nội dung khác mà bạn tạo ra Owned cũng bao gồm email, số điện thoại Nhiều marketer thường bỏ qua hoặc không biết tối ưu loại dữ liệu này, tuy nhiên, đây là tài nguyên rất hữu ích cho các chiến lược lâu dài.
- Hạn chế đưa thông tin cá nhân quan trọng lên mạng xã hội: Điển hình là thông tin ngày tháng năm sinh của trẻ nhỏ Nếu đưa lên, nên để ở chế độ riêng tư, để người lạ không xem được Cũng nên hạn chế đăng (hoặc tag) ảnh chính diện của trẻ nhỏ, người thân trong gia đình.
- Xác minh bạn bè: Chỉ nên kết bạn với những người thân, quen biết ở ngoài đời. Xác minh với bạn bè, người thân trước khi kết bạn trên mạng xã hội Nên thiết lập chế độ để giới hạn những ai/ứng dụng nào được phép xem thông tin của bạn.
- Thiết lập an toàn cho tài khoản Facebook: Đầu tiên là mọi người dùng đều nên cài đặt chế độ cảnh báo đăng nhập Với tính năng này, bạn sẽ nhận được một thông báo mỗi khi một ai đó (hoặc bạn vào các thời điểm) đăng nhập vào tài khoản Facebook từ một máy tính hoặc thiết bị không rõ Thông báo này sẽ hiển thị rõ thông tin về thời gian, địa điểm và thiết bị mà tài khoản Facebook của bạn vừa đăng nhập Qua đó giúp bạn kiểm tra được ngay nếu có ai đó chiếm tài khoản của bạn.
- Thiết lập quyền riêng tư: Trong phần Quyền riêng tư, giới hạn người xem cho các bài viết trong tương lai tại phần "Ai có thể thấy các bài đăng sau này của bạn?".Kiểm tra các hoạt động của tài khoản Facebook tại mục "Sử dụng nhật ký hoạt động" Ẩn các bài viết cá nhân tại dòng thời gian hoặc thiết lập chế độ chỉ cho phép bạn bè đọc.
- Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân: Click vào Dòng thời gian và gắn thẻ, chọn "Xem với tư cách là" để thấy được những thông tin cá nhân của mình hiển thị với Bạn bè, người lạ trên Facebook như thế nào Truy cập Bảo mật rồi chọn "Địa điểm bạn đã đăng nhập" để xem xét các truy cập đối với tài khoản Facebook của mình Khi xuất hiện các truy cập bất thường, click vào "kết thúc hoạt động" để ngăn chặn.
- Cuối cùng, nên sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web.
Qua những thông tin trên, nhóm đã đưa ra được các thông tin về Facebook, mô hình doanh thu cũng như những rủi ro và giải pháp để hạn chế những rủi ro này Nói tóm lại, khi tham gia bất cứ mạng xã hội nào cũng đều mang lại lợi ích, nhưng, bên cạnh đó cũng tồn tại những rủi ro đối với mọi người Điều quan trọng là người tham gia phải luôn tỉnh táo, hiểu biết để có thể phòng tránh những rủi ro hoặc có thể tỉnh táo xử lý tình huống trong trường hợp không may xảy ra
Giáo trình Thương mại điện tử trường Đại học Thương mại https://vi.wikipedia.org/wiki/Facebook#:~:textebook%20l%C3%A0%20m%E1%BB
%99t%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20ti%E1%BB%87n,s%E1%BB%9F%20t%E1%BA
%A1i%20Menlo%20Park%2C%20California. https://fourweekmba.com/how-does-facebook-make-money/? fbclid=IwAR0btVA1zH52S8oCjlBcVyNRpX_Jv7uT7IHTlZLq0VaKJYEK4CgT2r- KTD4 https://research-methodology.net/facebook-business-strategy-and-competitive- advantage/#_ftn2 https://competitiveadvantageanalysis.com/competitive-advantage-of-facebook/ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Nhận xét
Phần I Lời mở đầu Kết Luận Tổng hợp word
Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…
Nhân t ố ả nh h ưở ng đến ý định sử dụng…
Mại điện… 100% (37) 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TH ƯƠ NG M Ạ I…
Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhân…
Báo cáo k ế t qu ả nghiên cứu năm…
Nghiên cứu khoa học None
Chuong 1 - Cac phuong thuc giao…
Quản trị tác nghiệp… None
Chuong 1 - Quan tri da van hoa - Tong…
Quản trị đa văn hóa None
Bài tập thì hiện tại đ ơ n (Đ ạ t)