. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Nhằm đạt mục tiêu chiến lược này, một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện chương trình XĐGN. Ngay từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khoá VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương về xoá đói giảm nghèo: “... phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, xoá đói giảm nghèo...”. Thực hiện chủ trương trên của Đảng, trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo như: giao cho các ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung (1986 2002), thành lập Quỹ Cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 19931994), tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (19952002). Từ kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoàn thiện và tổ chức hoạt động của Ngân hàng chính sách, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 04102002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 782002NĐCP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1312002QĐTTg ngày 04102002 thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội (ngân hàng CSXH) hoạt động không vì lợi nhuận mà lấy hiệu quả kinh tếxã hội thu được từ việc thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác làm mục tiêu hoạt động của mình. Do đó, ngân hàng CSXH phải có một bộ máy được tổ chức và điều hành kỷ cương khoa học với nguồn lực tài chính vững mạnh, chất lượng nguồn nhân lực cao, kết hợp với một phương thức hoạt động phù hợp nhằm tạo nên năng lực hoạt động mạnh mẽ. Sau 18 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho những bước đi tiếp theo, thực sự trở thành một công cụ tài chính có hiệu quả của Nhà nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Tuy nhiên, do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và là một mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới nên từ mô hình đến cơ chế hoạt động, Đối tượng phục vụ phần lớn là hộ nghèo và cá đối tượng chính sách khác, việc xác định mục đích đầu tư kinh doanh sản xuất còn nhiều hạn chế, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro mang tính xã hội cao, sẽ tác động đến việc thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar , tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar trong những năm 2018 2020, đề xuất các giải pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng, góp phần giảm rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar giai đoạn 2018 – 2020 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar + Phạm vi thời gian: luận văn tập trung đánh giá tình hình tín dụng, rủi ro tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất giải pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp sau đây để thu thập và phân tích số liệu nhằm đảm bảo sự khách quan, khoa học trong những đánh giá, kết luận. 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng chính sách; các dữ liệu thứ cấp về kết hoạt động từ các báo cáo hàng năm của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn 65 đối tượng là các lãnh đạo, cán bộ NHCSXH huyện Eakar; lãnh đạo, cán bộ quản lý Ủy ban nhân dân huyện; cán bộ các tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác; và cán bộ tổ TK và VV nhằm khảo sát đánh giá về các nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng. Nội dung khảo sát xoay quanh các yếu tố về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ môi trường bên ngoài; từ phía khách hàng và phía ngân hàng. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc khoảng (từ mức độ 1: hoàn toàn không đồng ý đến mức độ 5: hoàn toàn đồng ý) để lượng hóa nhằm thu thập thông tin liên quan. Dữ liệu khảo sát thu thập được sẽ tiến hành xử lý và đánh giá điểm trung bình từng yếu tố trên phần mềm Excel. Theo đó, yếu tố đánh giá điểm trung bình từ 3,4 điểm trở lên là tốt cần phát huy, yếu tố đánh giá dưới 3,4 điểm là yếu cần khắc phục. 4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Được sử dụng để tìm hiểu tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung và ngân hàng CSXH nói riêng. Nghiên cứu tài liệu được áp dụng trong các hoạt động: (1) Xem xét các quy định pháp lý liên quan; (2) Thu thập thông tin từ internet, cơ sở dữ liệu của các trường Đại học và Viện nghiên cứu, báo chí, tạp chí, báo cáo chuyên ngành, (3) Các dữ liệu thứ cấp về ngân hàng CSXH, kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng; (4) Biên dịch tài liệu ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (5) Tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu đã thu thập. 4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua việc thảo luận tay đôi với các chuyên gia về tài chính ngân hàng, và thảo luận nhóm đối với các cán bộ nhân viên của ngân hàng,khách hàng vay vốn. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các quan điểm và thái độ của họ về các tiêu chí đánh giá những khó khăn trong công tác tín dụng, những nguyên nhân khách hàng không trả được nợ đúng hạn, những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (nhìn từ giác độ của khách hàng). Qua đó, thiết lập các thang đo lường để làm cơ sở thiết kế phiếu điều tra. 4.4. Phương pháp phân tích số liệu Về việc xử lý và phân tích số liệu, tác giả đã sử dụng các phương pháp xử lý số liệu sau: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp. Để thực hiện các phương pháp xử lý số liệu nêu trên, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel làm công cụ xử lý. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk Chương 3: Giải pháp nhằm giảm rủi to tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk
Trang 1TRẦN HIỀN DUNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮKLẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Nẵng - năm 2021
Trang 2TRẦN HIỀN DUNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮKLẮK
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Phú
Đà Nẵng - năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Eakar , tỉnh Đăk Lăk” là công trình khoa học
nghiên cứu độc lập của riêng tôi Tất cả các nội dung của công trình nghiên cứu nàyhoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi.Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 5
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 5
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng chính sách 6
1.1.3 Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội 7
1.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng chính sách 8
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng chính sách 10
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 11
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách 11
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng chính sách 12
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách 14
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách 18
1.3 KINH NGHIỆM VỀ GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM 21
1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Nhật Bản 21
1.3.2 Kinh nghiệm Trung Quốc 22
Trang 51.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Việt Nam 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK 25
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 26
2.1.3 Bộ máy tổ chức và hệ thống mạng lưới 27
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020 29
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2018-2020 32 2.2.1 Quy trình cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar 32
2.2.2 Các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar 35
2.2.3 Hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar giai đoạn 2018 – 2020 37
2.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar giai đoạn 2018 - 2020 38
2.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar 48
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 53
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR 59
2.4.1 Những kết quả đạt được 59
2.4.2 Những rủi ro, hạn chế trong hoạt động tín dụng 60
2.4.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro, hạn chế trong hoạt động tín dụng 61
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CSXH TẠI VIỆT NAM HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK 64
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK 64
3.1.1 Định hướng phát triển chung 64
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng chính sách 65
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2025 66
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng 66
3.2.2 Tiếp tục công tác tăng cường quản lý nợ, xử lý nợ 68
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn 73
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự 74
3.2.5 Giải pháp hỗ trợ các hộ vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả 76
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đăk Lăk 78
3.3.2 Kiến nghị với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương huyện Eakar 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 79 NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Điểm khác nhau giữa tín dụng NHTM và ngân hàng CSXH 7Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 29Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 31Bảng 2.3 Các chương trình tín dụng chính sách tại ngân hàng CSXH huyện Eakargiai đoạn 2018 -2020 35Bảng 2.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS của ngânhàng CSXH huyện Eakar trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020 37Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar theo kỳ hạn giai đoạn2018-2020 38Bảng 2.6 Phân loại nợ tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018 - 2020 40Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 41Bảng 2.8 NQH theo chương trình tín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giaiđoạn 2018-2020 42Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 43Bảng 2.10 Nợ chiếm dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 44Bảng 2.11 Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn2018-2020 45Bảng 2.12 Dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn2018-2020 46Bảng 2.13 Hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 47Bảng 2.14 Khảo sát về nguyên nhân bên ngoài làm phát sinh rủi ro trong hoạt độngtín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar 48
Trang 9Bảng 2.15 Khảo sát về nguyên nhân về phía ngân hàng làm phát sinh rủi ro tronghoạt động tín dụng tại ngân hàng CSXH huyện Eakar 50Bảng 2.16 Khảo sát về nguyên nhân phía khách hàng làm phát sinh rủi ro tronghoạt động tín dụngtại ngân hàng CSXH huyện Eakar 52Bảng 2.17 Kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chínhsách tại Ngân hàng CSXH huyện Eakar 56
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng CSXH huyện Eakar 27Hình 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn 2018-2020 30Hình 2.3 Quy trình cho vay hộ nghèo 32
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mớinền kinh tế đất nước, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” Nhằm đạt mụctiêu chiến lược này, một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta làthực hiện chương trình XĐGN Ngay từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảnglần thứ V (khoá VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương về xoá đói giảm nghèo: “ phải
hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủcác nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, xoá đói giảm nghèo ”
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ đãtriển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng
ưu đãi đối với người nghèo như: giao cho các ngân hàng thương mại Nhà nước chovay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hảiđảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung (1986- 2002), thành lập Quỹ Cho vay
ưu đãi hộ nghèo (năm 1993-1994), tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo nằmtrong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995-2002) Từ kinhnghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềhoàn thiện và tổ chức hoạt động của Ngân hàng chính sách, tách tín dụng chính sách
ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày04/10/2002 thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội (ngân hàng CSXH) hoạt động không vì lợinhuận mà lấy hiệu quả kinh tế-xã hội thu được từ việc thực hiện các chính sách tíndụng của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác làm mụctiêu hoạt động của mình Do đó, ngân hàng CSXH phải có một bộ máy được tổ
Trang 12chức và điều hành kỷ cương khoa học với nguồn lực tài chính vững mạnh, chấtlượng nguồn nhân lực cao, kết hợp với một phương thức hoạt động phù hợp nhằmtạo nên năng lực hoạt động mạnh mẽ.
Sau 18 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận, tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt nềnmóng vững chắc cho những bước đi tiếp theo, thực sự trở thành một công cụ tàichính có hiệu quả của Nhà nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảmnghèo, ổn định xã hội Tuy nhiên, do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakarđược xây dựng trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và là một mô hình chưa có tiền
lệ trên thế giới nên từ mô hình đến cơ chế hoạt động, Đối tượng phục vụ phần lớn là
hộ nghèo và cá đối tượng chính sách khác, việc xác định mục đích đầu tư kinhdoanh sản xuất còn nhiều hạn chế, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro mang tính xã hội cao, sẽtác động đến việc thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Eakar , tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài
Trang 133 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar
+ Phạm vi thời gian: luận văn tập trung đánh giá tình hình tín dụng, rủi ro tíndụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất
giải pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp sau đây
để thu thập và phân tích số liệu nhằm đảm bảo sự khách quan, khoa học trongnhững đánh giá, kết luận
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tíndụng chính sách; các dữ liệu thứ cấp về kết hoạt động từ các báo cáo hàng năm củaNgân hàng chính sách xã hội huyện Eakar
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn 65 đối tượng làcác lãnh đạo, cán bộ NHCSXH huyện Eakar; lãnh đạo, cán bộ quản lý Ủy ban nhândân huyện; cán bộ các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác; và cán bộ tổ TK và
VV nhằm khảo sát đánh giá về các nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng ngânhàng Nội dung khảo sát xoay quanh các yếu tố về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
từ môi trường bên ngoài; từ phía khách hàng và phía ngân hàng
Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc khoảng (từ mức độ 1: hoàn toànkhông đồng ý đến mức độ 5: hoàn toàn đồng ý) để lượng hóa nhằm thu thập thôngtin liên quan Dữ liệu khảo sát thu thập được sẽ tiến hành xử lý và đánh giá điểmtrung bình từng yếu tố trên phần mềm Excel Theo đó, yếu tố đánh giá điểm trungbình từ 3,4 điểm trở lên là tốt cần phát huy, yếu tố đánh giá dưới 3,4 điểm là yếucần khắc phục
Trang 144.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Được sử dụng để tìm hiểu tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề lý luận về tíndụng, rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung và ngân hàng CSXH nói riêng
Nghiên cứu tài liệu được áp dụng trong các hoạt động: (1) Xem xét các quyđịnh pháp lý liên quan; (2) Thu thập thông tin từ internet, cơ sở dữ liệu của cáctrường Đại học và Viện nghiên cứu, báo chí, tạp chí, báo cáo chuyên ngành, (3) Các
dữ liệu thứ cấp về ngân hàng CSXH, kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tíndụng của ngân hàng; (4) Biên dịch tài liệu ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiêncứu; (5) Tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu đã thu thập
4.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua việc thảo luận tay đôi với cácchuyên gia về tài chính ngân hàng, và thảo luận nhóm đối với các cán bộ nhân viêncủa ngân hàng,khách hàng vay vốn Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phácác quan điểm và thái độ của họ về các tiêu chí đánh giá những khó khăn trongcông tác tín dụng, những nguyên nhân khách hàng không trả được nợ đúng hạn,những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (nhìn từ giác độ của khách hàng).Qua đó, thiết lập các thang đo lường để làm cơ sở thiết kế phiếu điều tra
4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Về việc xử lý và phân tích số liệu, tác giả đã sử dụng các phương pháp xử lý
số liệu sau: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh, phân tích và tổnghợp Để thực hiện các phương pháp xử lý số liệu nêu trên, tác giả đã sử dụng phầnmềm Excel làm công cụ xử lý
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hộiChương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyệnEakar, tỉnh Đăk Lăk
Chương 3: Giải pháp nhằm giảm rủi to tín dụng tại Ngân hàng chính sách xãhội huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk
Trang 151.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
Có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng, điển hình:
Tín dụng theo pháp luật ngân hàng Việt Nam (Khoản 20 điều 4, Luật các tổ chức
tín dụng 2010) ghi nhận rằng: “Tín dụng là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tin
tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay (mượn) và bên đi vay (mượn) Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi suất” Mối
quan hệ tín dụng bao gồm 2 mặt cơ bản là quan hệ cho vay và quan hệ hoàn trả.Tíndụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tíndụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thểnhân khác trong nền kinh tế
Theo Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo (2012), “Tín dụng ngân
hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các pháp nhân
và thể nhân khác trong nền kinh tế”.
Theo Lê Thị Mận (2013), “ Tín dụng ngân hàng thực chất là sự chuyển nhượng
tạm thời quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng, sự chuyển nhượng này có thời hạn và chi phí theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng”.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vaymượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp kháctrong xã hội Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thờithừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một
tổ chức trung gian, đó là ngân hàng
Trang 16Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó làquan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệchuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng
có lợi
1.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu làphục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗiquốc gia Mục tiêu chính của các ngân hàng CSXH không phải là lợi nhuận trongkinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng chính sách Chính vì thế,tín dụng chính sách là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các giải pháp liênquan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội Theo điều
lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng CSXH thì ngân hàng CSXH được sử dụngnguồn tài chính do nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chínhsách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảmnghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, hoàn thiện mô hình tổ chức
Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ đã khẳngđịnh: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sửdụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đốitượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cảithiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo, ổn định xã hội
Như vậy, tín dụng chính sách có thể hiểu là việc các ngân hàng chính sách sửdụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đốitượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cảithiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảmnghèo, ổn định xã hội
Trang 171.1.3 Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội
Tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội khác nhau về mục tiêu, khách hàng, lãi suất cho vay, phương thức chovay cũng như hạn mức cho vay theo quy định của pháp luật Có thể tổng hợp một
số đặc điểm khác nhau giữa tín dụng NHTM và tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội như sau:
Bảng 1.1 Điểm khác nhau giữa tín dụng NHTM và ngân hàng CSXH Điểm khác nhau Tín dụng chính sách
của ngân hàng CSXH
Ngân hàng thương mại
Mục tiêu Không vì lợi nhuận Vì lợi nhuận
Khách hàng Do chính phủ chỉ định Tự chọn, tự tìm kiếm
Lãi suất Do chính phủ quy định Thị trường, ngân hàng quy định
theo khuôn khổ pháp luật
Phương thức cho vay Ủy thác + Trực tiếp Trực tiếp
Mức cho vay Do hội đồng quản trị
kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước
- Trong khi đó, tín dụng ngân hàng thương mại phát ra phải phù hợp với mụcđích sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hoặc đời sống
Trang 18của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn hợp lý, hồ sơ thủ tục đơn giản, quy trình tíndụng ngắn gọn thu hút được khách hàng mà vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc tíndụng theo quy định của pháp luật Mặt khác, khách hàng sử dụng vốn vay thực hiệnviệc thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận với ngân hàng.Việc sử dụng vốn vay đó không những mang lại lợi nhuận cho khách hàng màcòn có ý nghĩa kinh tế - xã hội đối với đất nước
Xét về khía cạnh ngân hàng:
- Ngân hàng CSXH: Với chức năng mang nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đếnvới các hộ nghèo, hộ chính sách, các món cho vay của ngân hàng CSXH rất nhỏ lẻ,đối tượng thường ở vùng sâu, vùng xa Về phương thức cho vay thường sử dụng hìnhthức cho vay qua các tổ, nhóm người vay, sử dụng hình thức tín chấp cộng đồng.Hiện nay ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác một số công đoạn cho vay cho các tổchức chính trị - xã hội Với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vayđược nhận vốn vay, trả nợ trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã
- Ngân hàng thương mại: Khi cho vay ngân hàng thương mại phải thực hiệntheo pháp lệnh của ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành Xác địnhđối tượng cho vay và thẩm định khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin,tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốnvay, cơ sở hoàn trả món vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúnghạn Hạn chế tới mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xẩy ra, đây là nguyêntắc cơ bản nhất đối với ngân hàng Trong thực tế, một số nhân viên tín dụng khi xétduyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng,tính khả thi của dự án mà chỉ chú trọng đến cơ chế bảo đảm tiền vay Chính quanđiểm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý tín dụng
1.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng chính sách
Theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 47/2010/QH12 được quốc hộikhóa 12 ban hành tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, có quyđịnh về các loại tín dụng trong ngân hàng nói chung và tín dụng NHCS nói riêng cụthể như sau:
Trang 19 Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
- Tín dụng ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống Tín dụng ngắn hạn thường được ápdụng tài trợ cho tài sản lưu động vì thường có vòng quay trên 1 vòng/1 năm
- Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm, loại hình này được dùng để tàitrợ cho các nhu cầu đầu tư tài sản cố định như: phương tiện vận tải, máy móc, trangthiết bị, cây trồng vật nuôi lâu năm
- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm Công trình xây dựng như: nhà ở, nhà xưởng,sân bay, cầu đường, dây chuyền máy móc có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâudài được xem xét cấp tín dụng dài hạn
Căn cứ vào tài sản bảo đảm:
Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm an toàn của khoản vay, có thể chia tín dụngthành hai loại:
- Tín dụng có tài sản bảo đảm Khoản vay có thể được thế chấp bằng mộtlượng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của chính bên vay hoặc bên thứ ba như:máy móc, gia súc, hàng hoá, sản phẩm, bất động sản, hay chính tài sản hình thành
Căn cứ vào hình thức cho vay
Nếu căn cứ vào hình thức cho vay thì tín dụng được chia thành:
- Chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá, theo đó ngân hàng ứngtrước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu hoặc giấy tờ cógiá trừ đi phần chênh lệch thu nhập dự tính đem lại cho ngân hàng khi ngân hàngtrở thành chủ sở hữu của th ương phiếu và các giấy tờ có giá chưa đến hạn
- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàngphải hoàn trả cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian xác định
Trang 20- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thaykhách hàng của mình trong trường hợp khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụcam kết với các bên đối tác khác.
- Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định về trả tiền thuê và có thoả thuận xử lý tài sảnkhi hết hạn hợp đồng thuê
Căn cứ vào mức độ rủi ro
Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các mức
độ rủi ro theo mức độ từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản bao gồm cả nội vàngoại bảng, trên cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa và trích lập dự phòng tổn thấtkịp thời
- Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao
- Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh nhưkhách hàng chậm tiêu thụ hàng hoá, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàngchịu rủi ro, thiên tai
- Các khoản nợ đủ tiêu chuẩn và cần chú ý là các khoản nợ tốt hoặc bị quá hạnthời gian ngắn nhưng khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt
- Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ mà ngân hàng đã sử dụng quỹ dựphòng rủi ro để xử lý và được hạch toán theo dõi ngoại bảng
- Các khoản nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn thời gian dài, khả năng trả nợ rấtkém, khách hàng chây lì không trả nợ, có khả năng mất vốn Thông thường, cácngân hàng sẽ nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo quy định của NHNN
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng chính sách
Đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác
- Thông qua tín dụng chính sách do ngân hàng CSXH thực hiện đã góp phầnnâng cao thu nhập của người nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nâng caothu nhập GDP bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững; tạoviệc làm cho người dân đô thị và các vùng nông thôn; cải thiện điều kiện vệ sinh,nước sạch và môi trường cho người dân,…
Trang 21Tín dụng chính sách góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có
hộ nghèo sinh sống, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán, gán, cầm cốruộng đất hoặc tình trạng bán sản phẩm non ở các khu vực nông thôn đối với hộnghèo Khi có nhu cầu sản xuất kinh doanh họ phải vay nặng lãi, cầm cố ruộng đấthoặc nhận bán sản phẩm non để có vốn đầu tư sản xuất và chi phí cho cuộc sống giađình, do vậy áp lực tài chính đối với những hộ nghèo rất nặng nề
Khi có nguồn vốn tín dụng cho người nghèo đến với những hộ nghèo đã giảitoả phần lớn các áp lực về tài chính Nhất là khi hộ nghèo vay vốn bị rủi ro bất khảkháng, tuỳ mức độ thiệt hại, Nhà nước có chính sách xử lý gia hạn nợ, giãn nợ,khoanh hoặc xoá nợ Như vậy, hộ nghèo không bị áp lực tâm lý về khoản nợ khôngtrả được do rủi ro khách quan Mặt khác nguồn vốn tín dụng đối với người nghèocho vay với lãi suất ưu đãi cũng đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãithường xảy ra trước đây ở các vùng nông thôn
Đối với nền kinh tế đất nước:
Vốn tín dụng ngân hàng chính sách xã hội là trung gian để thực hiện được mụctiêu phát triển kinh tế đất, nâng cao mức sống cho người dân, hạn chế, xóa bỏkhoảng cách giàu nghèo, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về RRTD, trong đó một số khái niệmđiển hình:
Theo Thomas P.Fitch (2012): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi ngườivay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trongnghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi rochủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng”
Theo Brajovic Bratanovic & Sonja (2009): “Rủi ro tín dụng được định nghĩa
là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”
Trang 22Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhànước Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng được
định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái quát: Rủi ro tín dụng đối với mộtkhoản tín dụng ngân hàng chính sách là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàngkhông hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết vớingân hàng chính sách
Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thịtrường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt độngkinh doanh ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quả nửa giá trị tổng tàisản và tạo ra từ 70- 90% thu nhập cho ngân hàng Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi rophức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải cónhững giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm tối đa nhữngthiệt hại có thể xảy ra
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng chính sách
Việc phân loại rủi ro tín dụng tùy thuộc và việc xem xét các góc độ khác nhaucủa nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Thông thường, phân loại rủi ro tín dụngngân hàng nói chung và ngân hàng chính sách nói riêng có thể căn cứ vào nhữngkhía cạnh như sau:
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ronghiệp vụ:
Trang 23- Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khingân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định chovay
- Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảmbảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo
- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại vàrủi ro tập trung
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủthể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặcđặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay
- Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đốivới một số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùngmộtíngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định
Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây rủi ro
- Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thấtthoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và ngườicho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quankhác
Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
Trang 24- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Xảy ra khi khách hàng không thể trả nợđúng thời hạn đã thỏa thuận với ngân hàng hay nói cách khác là khách hàng đã trìhoãn trả nợ Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây cảntrở khó khăn cho việc chi trả lãi tiền gửi, tăng chi phí cho ngân hàng (chi phí cơ hội,chi phí xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi, chi phí giám sát và chi phíí pháp lý).
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra khi ngân hàng khôngthể đòi lại được tiền của khách hàng do khách hàng đi vay đã mất khả năng chi trả.Trong trường hợp này thì ngân hàng chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sảncủa khách hàng để đỡ một phần nợ gốc
- Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt độngkhác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tàitrợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách
Theo nhiều quan điểm khác nhau đến nay vẫn chưa thống nhất về hệ thống cácchỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng, tuy nhiên thông thường để xem xét chấtlượng một khoản tín dụng tại ngân hàng chính sách thì người ta thường sử dụngnhững chỉ tiêu cơ bản như sau:
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, phẩn ánh số dư của hoạt động tín dụngcủa ngân hàng CSXH tại một thời điểm là bao nhiêu Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khảnăng mở rộng tín dụng của ngân hàng,ngân hàng đã thành công trong việc thu hútkhách hàng và chất lượng tín dụng là tốt Tuy nhiên không phải lúc nào việc mởrộng tín dụng cũng phản anh tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng Tổng dư nợ tăng
mà tỷ lệ nợ quá hạn không thay đổi hoặc có chiều hướng gia tăng điều đó chứng tỏ
sự đi xuống của chất lượng tín dụng nên chỉ tiêu này chỉ là một phần đánh giá chấtlượng tín dụng nên ngoài chỉ tiêu này còn phải đánh giá thêm nhiều chỉ tiêu khác
Phân loại nhóm nợ
Trang 25Theo điều 6, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, việc phân loại nợ gồm 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tíndụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại
- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3): Các khoản nợ được tổ chức tín dụngđánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổnthất một phần nợ gốc và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại
- Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là khả năng tổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5): Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm: Các khoản nợ quáhạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Theo quyđịnh hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 5%
Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhànước các khoản nợ xấu thuộc nhóm 2 đến 5 Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phầnhoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thìrủi ro càng lớn, vì những khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trìnhkhai thác và sử dụng vốn của ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nólàm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100 %
Trang 26Trong đó, tổng dư nợ gồm các khoản cho vay, ứng trước thấu chi và cho thuêtài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá; các khoản bao thanhtoán; các hình thức tín dụng khác
Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng Với một khoản tíndụng gặp rủi ro Ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí
xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý do đó làm tăng chi phí thực tế của ngânhàng Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn của ngânhàng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh,giảm uy tín của ngân hàng, dẫn đến nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng
Tỉ lệ nợ xấu
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhànước các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3 đến 5 Nhóm nợ xấu là nợ quá hạn mang lạinhiều rủi ro cao cho ngân hàng Ngưỡng tỷ lệ nợ xấu được coi là an toàn trong hoạtđộng tín dụng là dưới 3% tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụngcàng thấp, độ rủi ro càng cao Nếu nợ xấu không được giả quyết kịp thời thì đếnmột thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng rủi ro sẽ không còn đủ để bù đắptổn thất đó Cách tính tỷ lệ nợ xấu như sau:
Trang 27 Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng
Tỷ lệ thu lãi = Số lãi phải thu Số lãi thực thu x100%
Số lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu
Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh nợ quá hạn, và lãi tồn của nợ trong hạn Lãitồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngânhàng chính sách xã hội
Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theocam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phícủa tổ chức tín dụng
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể cáckhoản nợ quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày22/04/2005 để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thấtchưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể vàtrong trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng cáckhoản nợ suy giảm
Số tiền trích lập dự phòng bản chất làm tăng chi phí của ngân hàng, ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên trong hoạt động của ngân hàngthương mại thì việc trích lập dự phòng rủi ro là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn hêthống Trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN theo tỷ lệ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%;Nhóm 5 : 100% Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì đượctrích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng
Nếu tỷ lệ trích lập dự phòng chung trên tổng dư nợ vay tại thời điểm trích lậpvà/ hoặc tổng số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể càng lớn thì cho thấy dư nợvay của ngân hàng có mức độ rủi ro cao và ngược lại
Hệ số rủi ro tín dụng
Trang 28Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoảnmục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi rotín dụng cũng rất cao Cách tính như sau:
Hệ số rủiro tín dụng= Tổng dư nợ
Tổng tài sản x 100 %
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng chính sách
1.2.4.1 Nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị, pháp luật:
Sự thay đổi thể chế, sự bất ổn chính trị… có thể đe dọa đến khả năng tồn tại vàphát triển của bất cứ ngành nào Thể chế chính trị mạnh là điều kiên cần để kinh tếphát triển Môi trường chính trị không ổn định sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, làmcác doanh nghiệp và ngân hàng chính sách không thể yên tâm để hoạt động, từ đóhoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách cũng đối diện nhiều nguy cơ hơn.Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạtđộng của các tổ chức, cá nhân Các văn bản pháp lý có vai trò hướng dẫn hoạt độngtín dụng của ngân hàng chính sách, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngânhàng chính sách, giúp ngân hàng chính sách xử lý các tranh chấp trong hoạt độngtín dụng Mặt khác, môi trường pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, hoạtđộng đầu tư của doanh nghiệp, nên nó tác động gián tiếp tới nhu cầu vốn và hiệuquả sản xuất - kinh doanh, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Vì vậy, một môitrường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định là cơ sở nền tảng để giúp ngân hàngchính sách giảm rủi ro tín dụng
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế từng thời kỳ không chỉ có ý nghĩa đối với các doanhnghiệp mà còn có nghĩa với cả các ngân hàng chính sách cho vay Các yếu tố thuộcmôi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳcủa nền kinh tế; các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá… các chínhsách của chính phủ như tiền lương, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế,…Kinh tế phát triển, hoạt động các doanh nghiệp cũng ổn định, khách hàng cá nhânthu nhập ổn định, giúp công tác thu hồi vốn của ngân hàng chính sách thuận lợi, từ
Trang 29đó giảm rủi ro tín dụng Ngược lại, kinh tế suy thoái, các khách hàng làm ăn thua lỗ,mất khả năng thanh toán sẽ làm cho nợ xấu của Ngân hàng chính sách tăng lên, rủi
ro tín dụng tăng lên
Môi trường văn hóa- xã hội:
Những giá trị văn hóa và xã hội đặc trưng mỗi quốc gia, mỗi vùng miền ảnhhưởng tới đặc điểm của người tiêu dùng và quyết định đến đầu ra của các doanhnghiệp Đặc điểm giá trị văn hóa xã hội của các nhóm khách hàng khác nhau nhưtuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thu nhập trung bình,tâm lý… tác động đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, qua đó tácđộng đến sự thành công hay thất bại của khách hàng vay vốn, cũng đồng nghĩa ảnhhưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng, từ làm gia tăng hay giảm rủi ro tíndụng cho ngân hàng chính sách
Môi trường thiên nhiên
Đây có thể là nguyên nhân không thể lường trước được như là hạn hán, lũ lụt,thiên tai, dịch bệnh phá hoại mùa màng, hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiều khi
do những nguyên nhân này khiến người vay không trả được nợ Ngân hàng chínhsách đúng hạn, thậm chí có trường hợp Ngân hàng chính sách bị mất trắng số tiền
đã cho vay Như vậy, rủi ro tín dụng có thể tăng lên nếu tác động thiên nhiên lớnđến khách hàng
1.2.4.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Nguyên nhân thuộc về khách hàng có thể xảy ra trong trường hợp sau khi vayvốn khách hàng tự thay đổi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vào các hoạt động rủi rocao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng chính sách Ngoài ra trongmột số trường hợp, khi đã có vốn trong tay, khiến đạo đức khách hàng thay đổi,không cón thiện chí trả nợ cho ngân hàng chính sách, từ đó làm gia tăng rủi ro tíndụng ngân hàng chính sách
Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém, khả năng tổ chức điềuhành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường, từ đó dẫn đến hoạtđộng kinh doanh thua lỗ, không đảm bảo khả năng trả nợ
Trang 30Doanh nghiệp dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn trong khikhông có chức năng chuyển hóa kỳ hạn Sức ì lớn trong sản xuất kinh doanh, thiếuvắng đi sự linh hoạt cần thiết, không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vàomáy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm…Các nguyên nhân này dẫn tới hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trongkho không tiêu thụ được, không tạo đủ doanh thu để hoàn tiền vay cho ngân hàngchính sách, điều này gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng chính sách.
Khách hàng vay chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng chính sách, làmgiả hồ sơ giấy tờ, nhất là giấy tờ tài sản cố định và tư cách pháp nhân, điều này giatăng các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng chính sách
1.2.4.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Chính sách cho vay không hợp lý:
Chế độ tín dụng không hợp lý như điều kiện chấp nhận khách hàng vay, điềukiện về tài sản đảm bảo, vế quy trình xét duyệt… chính sách tín dụng không đầy đủ,đúng đắn và thống nhất thì sẽ làm lệch lạc định hướng hoạt động tín dụng Việc cấptín dụng không đúng đối tượng sẽ tạo ra nhiều kẽ hở cho người sử dụng vốn và lànguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Thiếu thông tin:
Ngân hàng chính sách chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàngmột cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin Việc phân tích tín dụng
và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cungcấp, các mối quan hệ cá nhân Việc thu thập thông tin trong quá trình cho vay khôngchính xác, không đầy đủ dẫn đến quyết định cấp vốn sai đối tượng, từ đó làm tăngrủi ro tín dụng
Cán bộ tín dụng hạn chế về trình độ, phẩm chất, năng lực
Trình độ cán bộ tín dụng cũng thường là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạtđộng tín dụng như: Cán bộ tín dụng thiếu am hiểu về nghiệp vụ, ngành nghề kinhdoanh xin vay… hoặc đạo đức nghề nghiệp không tốt đều có thể dẫn đến rủi ro Cán
bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình cho vay, thông đồng với khách hàng cố
Trang 31ý làm trái rút tiền ngân hàng chính sách Đây chính là một trong những nguyên nhânquan trọng gây nên rủi ro tín dụng Khi cho vay cán bộ tín dụng không thực hiệnđúng quy trình cho vay bỏ qua các bước cho vay cần thiết, thu thập thông tin khôngđầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa tên tài liệu chứngminh… Vì vậy việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi các điều kiệnkhông đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra rất cao và khả năng thu hồi vốn là rất khó
1.3 KINH NGHIỆM VỀ GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Nhật Bản
Trong công tác tín dụng, bên cạnh việc mở rộng tín dụng, các ngân hàng NhậtBản luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm những rủi ro tíndụng bằng những giải pháp sau:
- Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọngcàng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngânhàng Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoátnghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phátsinh lãi lỗ tín dụng
- Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn nhữnggiải pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngânhàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn Ngân hàngnên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tươnglai gần và xa, từ đó có giải pháp xử lý càng sớm càng tốt Nếu mức lãi lỗ của ngânhàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng cácnguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng đượcthay thế
- Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đếntài sản không thu hồi được Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial ServiceAgency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công
Trang 32tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từnggây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.2 Kinh nghiệm Trung Quốc
Giải pháp giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc được tác giảtổng hợp như sau:
- Đảm bảo tăng trưởng trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trước khităng trưởng dư nợ tín dụng Cơ cấu khoản vay hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng chitrả của khách hàng
- Chú trọng công tác giám sát sau giải ngân kém; thực hiện giám sát thoả đángcác khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra, Thuthập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay Việcgiám sát khoản vay thường xuyên giúp cho các ngân hàng kịp thời nhận biết đượccác dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoảnphải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinhdoanh
- Tuy nhiên, có một hạn chế trong cho vay các ngân hàng Trung Quốc thườnggặp phải là cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuynhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làmcho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bùđắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn Tỷ lệ chovay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao dẫn đến rủi ro cao
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Việt Nam
Từ những kinh nghiệm giảm rủi ro tín dụng tại Nhật Bản và Trung Quốc,trong đó, Trung Quốc là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự với ViệtNam, do đó các ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế đượcnhững nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng như sau:
- Các ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay.Đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo
Trang 33đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những giải phápquản trị RRTD hiệu quả nhất.
- Các ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương ánkinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp
- Các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấmđiểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro Cácngân hàng cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòngrủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Các ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạchkiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tàisản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụngcủa ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Giảm rủi ro tín dụng là vấn đề quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triểnhoạt động tín dụng nói tiêng và hoạt động kinh doanh nói chung của từng ngân
Trang 34hàng Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về tín dụngngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng chính sách, sự khác biệt giữa tín dụngngân hàng và tín dụng chính sác và vai trò tín dụng chính sách đối với kinh tế đấtnước Chương 1 cũng trình bày nội dung liên quan đến rủi ro tín dụng; chỉ tiêu đánhgiá rủi ro tín dụng và những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM Đồngthời, chương 1 cũng trình bày kinh nghiệm giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàngtrên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Việt Nam Nội dung chương 1 là
cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Eakar
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Nằm trong hệ thống và hoạt động chung của ngân hàng CSXH, ngân hàngCSXH huyện Eakar trực thuộc sự quản lý của Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnhĐăk Lăk, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005
Sự ra đời của ngân hàng CSXH huyện Eakar có ý nghĩa to lớn trong việc thực
hiện mục tiêu quốc gia về “Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội” trong
những năm vừa qua trên địa bàn huyện Eakar Hoạt động của ngân hàng CSXHhuyện Eakar có vai trò là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủđến với tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở các xã nằm trên địabàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cậnđược các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các hộ nghèo, hộ chínhsách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơquan này gần dân và hiểu dân hơn
Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay mạng lưới điểm giao dịch củangân hàng CSXH huyện Eakar ngày càng được mở rộng và phát triển Hiện nay,ngân hàng CSXH huyện Eakar đã thành lập được 16 điểm giao dịch khắp 14 xã, 2thị trấn trên địa bàn huyện Các điểm giao dịch này được đặt tại trụ sở UBND xã,thị trấn và mỗi tháng tổ chức giao dịch một lần để giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi,thu tiền gửi tiết kiệm dân cư,… đồng thời là nơi diễn ra các cuộc họp giao ban giữachính quyền địa phương, hội, đoàn thể, TTK&VV và người vay vốn cùng với ngânhàng CSXH để phổ biến chủ trương, chính sách mới, giải quyết tháo gỡ khó khăn
và đưa ra các giải pháp chỉ đạo để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối vớingười nghèo
Trang 36Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và điểu kiện làmviệc nhưng ngân hàng CSXH huyện Eakar luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành suất xắcnhiệm vụ để góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầnglớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn Phát hành trái phiếu đượcChính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc khônghoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các
tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước vànước ngoài
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoàinước Ngân hàng CSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liênngân hàng trong nước
- Ngân hàng CSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán vàngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toántrong nước; thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiềnmặt và các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh,tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaxoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhântrong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác
Nhiệm vụ
Ngân hàng CSXH huyện Eakar là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tếcủa Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách trên địabàn huyện Eakar có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất,tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp
Trang 37phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảođảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn
minh (Nguồn website Ngân hàng CSXH Việt Nam).
2.1.3 Bộ máy tổ chức và hệ thống mạng lưới
Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việcthành lập ngân hàng CSXH tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại,Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Eakar được thành lập và đi vào hoạt động
Để triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình ngân hàng CSXH huyện Eakar
đã tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ một thủtrưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới và chịu sự điều hành của Giámđốc phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện
Hiện nay, ngân hàng CSXH huyện Eakar đang dần dần hoàn thiện mô hình tổchức bộ máy hoạt động của mình để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động củangân hàng Ban lãnh đạo của phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Eakar baogồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc cùng chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: Tổ
Kế toán – Ngân quỹ và Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng và các hội đoàn thể, tổ
TK & VV Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình sau:
(Nguồn: Tổ kế hoạch, nghiệp vụ tín dụng NHCSXH huyện Eakar )
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng CSXH huyện Eakar
Trang 38Chức năng và nhiệm vụ các tổ, phòng ban tại ngân hàng như sau:
- Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và phó giám đốc.
+ Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo chức
năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của ngân hàng Được quyền bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong ngânhàng và chịu trách nhiệm trước ngân hàng CSXH cấp tỉnh về kết quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
+ Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể bao
gồm cho vay, huy động vốn, hoạt động thanh toán, công tác thẩm định…đồng thờiquản lý, kiểm tra hoạt động ngân quỹ của ngân quỹ
- Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định và
các quy trình, nghiệp vụ liên quan đối với các dự án cho vay, các khoản vay; đánhgiá tài sản đảm bảo nợ; quản lý danh mục tín dụng, hạn mức tín dụng, rủi ro tíndụng Trực tiếp quản lý và báo cáo tham mưu xử lý nợ xấu, tham mưu xây dựng cácchính sách tín dụng cho giám đốc; xây dựng kế hoạch triển khai công tác tín dụng
- Tổ Kế toán ngân quỹ: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế
toán, hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo kế toán củaNgân hàng Thực hiện giải ngân vốn vay cho người dân; Thực hiện các giao dịch vềthanh quyết toán; tham mưu xử lý các yêu cầu của người vay vốn…
- Hội đoàn thể, tổ TK &VV: Có nhiệm vụ tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và cácđối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (ngânhàng CSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việcvay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng
Trang 392.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD tại NHCSXH huyện Eakar 2018-2020)
Nhìn chung, tổng vốn của ngân hàng CSXH huyện Eakar đã có những bướcphát triển trong giai đoạn 2018-2020, việc tiếp cận gần hơn với hộ nghèo và các đốitượng chính sách đến việc giúp hộ nghèo thoát nghèo, tạo công ăn việc làm cho một
bộ phận lao động không nhỏ của huyện là một bước tiến dài của ngân hàng CSXHhuyện Eakar Nguồn vốn của ngân hàng CSXH huyện Eakar đạt mức tăng trưởngtốt từ 395.425 triệu đồng năm 2018 tăng lên 433.242 triệu đồng năm 2019, tươngứng tăng 9,56% và tăng lên 455.063 triệu đồng năm 2020, cụ thể qua biểu đồ sau:
Trang 402018 2019 20200
2 Vốn huy động
từ TCCN
Hình 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn tại ngân hàng CSXH huyện Eakar giai đoạn
2018 -2020
Nguồn vốn huy động tại ngân hàng CSXH huyện Eakar trong giai đoạn
2018-2020 chủ yếu từ Trung ương với tỷ trọng hơn 90%; cụ thể năm 2018 vốn trungương chiếm 94,81%; năm 2019 chiếm 93,91% và năm 2020 chiếm 94,20%.Qua 3năm 2018 - 2020, nguồn vốn từ TW không ngừng tăng với tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm là trên 5%/năm, cụ thể năm 2019 tăng 31.963 triệu đồng, tăng8,53% so với năm 2018; Năm 2020 tăng 21.806 triệu đồng tăng 5,36% so với năm
2019 và đạt 428.658 triệu đồng năm 2020 Điều này hoàn toàn dễ hiểu do đặc thùngân hàng CSXH là phân bổ vốn của bộ tài chính nên nguồn vốn ngân hàng chủ yếuđến từ vốn trung ương và mức tăng trưởng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế xóa đóigiảm nghèo cho địa phương
Nguồn vốn huy động tại địa phương mà cụ thể vốn huy động từ các tổ chức tưnhân chiếm khoảng 6% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, cụ thểchiếm 5,19% năm 2018; chiếm 6,09% năm 2019 và chiếm 5,80% năm 2020 Nguồnvốn huy động từ tổ chức tư nhân tăng từ 20.536 đồng năm 2018 lên 26.390 triệuđồng năm 2019, tương ứng tăng lên 28,51% và năm 2020 tăng nhẹ 0,06% Do cơchế cấp bù lãi suất từ Ngân sách Nhà nước nên ngân hàng CSXH Việt Nam chỉ giaochỉ tiêu kế hoạch huy động có giới hạn, đây là đặc thù của ngân hàng CSXH, nguồnvốn huy động tại từ tổ chức tư nhân phương chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10%; ngân