1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài thảm họa ô nhiễm trắng

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảm Họa: “Ô Nhiễm Trắng”
Tác giả Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Hoài Thanh, Đỗ Mai Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Các loại rác này sẽ theo dòng chảy và vươn ra biển lớn tạo nên 5 đảo rác không lồ trên khắp các đại dương .Tại sao lượng rác thải nhựa lại bất biến theo thời gian và gây ra hàng loạt mối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -THUYẾẾT TRÌNH MÔN

ĐỀ TÀI:

Thảm Họa: “Ô Nhiễm Trắng”

Nhóm sinh viên 05

Hoàng Thị Nhung- 11216589

Nguyễn Thị Quyên- 11215051

Nguyễn Hoài Thanh- 11215293

Đỗ Mai Phương- 11216592

Lớp học phần: MTKT1104

GVHD: TS.Nguyễn Công Thành

HÀ NỘI, NĂM 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

NỘI DUNG 4

I.Khái niệm 4

II.Thực trạng 4

III.Tác hại của “Ô nhiễm Trắng” 5

III.1.Ảnh hưởng đến môi trường biển 5

III.2.Ảnh hưởng đến môi trường đất 6

III.3.Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 7

IV.Nguyên nhân dẫn đến “ Ô nhiễm Trắng” 9

IV.1.Ý thức của từng cá nhân 9

IV.2.Thiếu hệ thống xử lí nước thải nhựa 10

IV.3.Sự thờ ơ của chính quyền địa phươmg 10

V.Biện pháp khắc phục “Ô nhiễm Trắng” 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời xa xưa , con người thường sử dụng những nguyên vật liệu từ tự nhiên : sắt , đồng , cao su Tuy nhiên để đáp ứng đươc vô số nhu cầu trong cuộc sống như : dễ tạo hình , dễ nhuộm màu , giá thành rẻ , nhẹ , bền Loài người ước mơ tạo ra được vật liệu đa năng có thể thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên, đến thế kí thứ XX , ước mơ đó đã thành hiện thực , với sự ra đời của một vật liệu bền , cách nhiệt tốt , dễ thay đổi hình dạng và đặc biệt có thể sản xuất hàng loạt Từ đó rất nhiều loại nhựa khác nhau được tạo ra , mở đầu cho kỉ nguyên của nhựa hay còn gọi là chất dẻo Nhựa đã góp mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực đời sống , từ hàng tiêu dùng gia dụng đến các ngành công nghiệp , điện tử, may mặc , quân sự , hay cả y học Tiện lợi là vậy , đa năng là vậy nhưng không ai có thể ngờ được

kỉ nguyên nhựa rực rỡ của những năm đầu ấy lại mang đến một ám ảnh ô nhiễm nhựa cho con người chúng ta ngày hôm nay Theo ước tính thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải từ nhựa mỗi năm, và một lượng lớn được đổ thẳng xuống sông và biển Các loại rác này sẽ theo dòng chảy và vươn ra biển lớn tạo nên 5 đảo rác không lồ trên khắp các đại dương Tại sao lượng rác thải nhựa lại bất biến theo thời gian và gây ra hàng loạt mối nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người như vậy , chúng ta hãy cùng nhau

đi nghiên cứu đề tài : “Thảm họa – Ô nhiễm Trắng’’

3

Trang 4

NỘI DUNG

I, Khái niệm

“Ô nhiễm trắng” là loại ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ra

Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người Hiện nay tình hình ô nhiễm trắng đang ở mức báo động ở nước ta Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục, song vẫn chưa thể cải thiện tình trạng này

II, Thực trạng

Theo báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông Lượng rác thải nhựa

đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường

Tại Việt Nam, vấn nạn “ô nhiễm trắng” đang ngày càng tăng lên đến mức báo động, theo thống kê, tại nước ta mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nilon mỗi ngày và hàng triệu túi nilon được sử dụng thải ra môi trường hàng ngày

Theo thống kê, cứ mỗi phút có 1000 túi nilon được tiêu thụ nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được xử lí tái chế Còn lại là vứt bừa bãi, vứt vô tội vạ

Đối với túi nilon cần ít nhất 100 năm, còn đối với chai nhựa thì cần ít nhất là

200 năm mới có thể phân hủy được – đó là một con số đáng báo động, bởi

Trang 5

trong hàng trăm năm đó, rác thải nhựa không mất đi và hệ lụy gây ra đối với môi trường, đặc biệt là sức khỏe của con người rất lớn

Trong đại dịch Covid vừa qua, Khẩu trang y tế đã trở thành vật bất ly thân đối với hầu hết mọi người, thế nhưng những khẩu trang y tế dùng 1 lần bị vứt 1 cách bừa bãi rất nhiều

III, Tác hại của: “Ô nhiễm Trắng”

III.1 Ảnh hưởng đến môi trường biển

Ô nhiễm trắng ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn sinh vật dưới nước Động vật biển chết do ăn phải túi nilon Mất cân bằng sinh thái Rác thải trôi nổi trên các

bề mặt nước gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, khiến các động vật dưới nước

bị mắc phải (túi nilon, vòng nhựa, chai lọ ) và bị chết do ngạt khí.Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh Bên cạnh đó hoạt động kinh tế đánh bắt thủy, hải sản của người dân bị hạn chế ở những vùng quá ô nhiễm hoặc quá nhiều rác thải nhựa

Du lịch trong nước “thụt lùi” vì ô nhiễm Phải mất hàng trăm, hàng vạn năm, lượng rác thải nhựa mới có thể được phân huỷ Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, lượng rác thải vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm mỗi khi

du lịch phục hồi, vượt qua sức chịu tải và khả năng phục hồi của môi trường Ô nhiễm môi trường gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người là một trong những yếu tố hàng đầu khiến du khách ngần ngại trở lại điểm đến Ngược lại, trong quá khứ đã nhiều “thiên đường” du lịch phải tự đóng cửa để bảo vệ thiên nhiên Tại Việt Nam, kết quả giám sát môi trường hàng năm về hiện trạng môi

5

Trang 6

trường, chất lượng nước biển ở nhiều bãi tắm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành đều đã

có dấu hiệu ô nhiễm môi trường

III.2 Ảnh hưởng đến môi trường đất

Lâu nay chúng ta mới chỉ chứng kiến những tai ương hoặc những hình ảnh khó coi của rác thải nhựa bị vứt bừa bãi trên các bãi biển và đại dương và thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng đất sản xuất nông nghiệp để tạo ra cái ăn cho nhân loại còn bị ô nhiễm nhựa lớn hơn nhiều, gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực, sức khỏe của người dân và môi trường

Trang 7

Discover more

from:

KTVM 02

Document continues below

kinh tế vi mô

Trường Đại học…

441 documents

Go to course

Trang 8

Rác thải nhựa ở trên rừng núi khi lẫn trong đất sẽ làm mất kết cấu đất, lâu dần dẫn đến giảm khả năng giữ nước gây ra xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi

Các loài động vật nhỏ trong môi trường đất, tiêu biểu là giun vô tình ăn phải vi nhựa này Vì những động vật này không thể tiêu hóa chất dẻo nên chúng sẽ đi qua

cơ thể sinh vật, ở lại trong ruột gây tắc nghẽn, hoặc được hấp thụ vào các mô Các hạt vi nhựa cũng được nghiên cứu là làm giảm lượng vi sinh vật có lợi gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung

Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Môi trường, rác thải nhựa khi bị chôn lấp sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa nhỏ và nằm xen lẫn trong đất hay các hạt vi nhựa tồn tại sẵn trong dòng chảy của các chất ô nhiễm thải ra mặt đất đã thâm nhập và gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước ngầm

Các bạn có thể thấy, con người khai thác đất đai để canh tác, trồng trọt chăn nuôi Chúng ta thu hoạch những loại rau củ quả được trồng từ một môi trường nhiễm nhựa để trực tiếp chế biến thành những món ăn hằng ngày Vậy thì chính chúng ta- những người sử dụng nhựa lại là những người chịu ảnh hưởng gián tiếp của nhựa

III.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

KINH TẾ VI MÔ 1 (

600 CÂU ) kinh tế vi

mô 99% (241)

64

kinh tế vĩ mô - chính sách tài khoá kinh tế vi

mô 100% (32)

21

XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌ… kinh tế vi

mô 100% (31)

28

Bài thảo luận chính sách can thiệp của… kinh tế vi

mô 100% (20)

6

Kinh tế vi mô - Bài thảo luận môn kinh… kinh tế vi

mô 100% (19)

25

++BÀI TẬP KTCTrị-2019 (THẦY… kinh tế vi 100% (17)

21

Trang 9

Hiện nay việc sử dụng túi nilon, đồ hộp dùng 1 lần quá phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người Mặc dù đem lại sự tiện lợi, nhẹ, bền, nhưng việc sử dụng nhiều các sản phẩm này đang gây ra các tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe của con người Những đồ dùng 1 lần chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi có thể thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sảy thai, gây dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe con người

Bạn có biết ước tính trung bình mỗi người ăn phải khoảng 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng (theo nghiên cứu từ Đại học Newcastle,

Úc năm 2018)? Rác thải nhựa khi bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp thì theo thời gian sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa với nhiều kích cỡ micro, nano, pico… khác nhau Những mảnh vi nhựa này sau đó sẽ lẫn vào môi trường nước, đất, không khí… khiến cho các sinh vật biển ăn phải Tiếp đến, con người ăn các loại sinh vật này và sẽ gián tiếp đưa hạt vi nhựa vào cơ thể, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe Nếu lấy tuổi thọ trung bình của con người là 79 thì trong cuộc đời, một người có thể tiêu thụ đến 20 kg nhựa Khối lượng này còn lớn hơn tổng khối lượng hai thùng rác trên đường Đây là một số liệu đáng báo động đối với sức khỏe con người và cả môi trường sống xung quanh

Theo một nghiên cứu mới nhất, người ta đã phát hiện hạt vi nhựa trong 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu trên khắp thế giới Khi con người sử dụng muối biển nhiễm hạt vi nhựa đồng nghĩa sẽ mang theo hóa chất độc hại vào cơ thể Rõ ràng là

8

Trang 10

sự hiện diện của Vi nhựa trong chuỗi thực phẩm nói chung và muối thương phẩm nói riêng sẽ là mối đe dọa đối với sức khỏe con người, cũng như có tác động tiêu cực đến ngành muối, nền kinh tế xã hội của các nhóm dân cư sống bằng nghề sản xuất muối Còn đối với nghề khai thác thủy sản, nhựa có thể gây ô nhiễm hoặc gây bệnh cho các loài cá, giảm giá trị thương phẩm và tiêu tốn thêm thời gian để làm sạch, sửa chữa lưới và tàu thuyền Nếu người tiêu dùng nhận thức rằng hải sản chứa vi nhựa có khả năng gây ra những rủi ro sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi (ví dụ như giảm tiêu dùng hải sản) Rõ ràng điều này gây thiệt hại về thu nhập cho ngành công nghiệp hải sản, còn người tiêu dùng thì mất đi một nguồn đạm an toàn mà bổ dưỡng An toàn thực phẩm và sức khỏe của con người cần phải là ưu tiên của cộng đồng khoa học cũng như các nhà lập pháp, nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới

IV Nguyên nhân dẫn đến “Ô nhiễm Trắng”

IV.1 Ý thức của từng cá nhân

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là ý thức của mỗi

cá nhân còn chưa tốt, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải:

Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… rất tiện dụng, giá thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát

Trang 11

Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh, … khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố…

Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa với các loại rác vô cơ khác … làm cho quá trình phân loại, xử lý rất khó khăn

IV.2 Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa

Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là

lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng:

Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém: Chính

do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp

Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để: Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường thì chỉ có 20% được đem đi tái chế, còn 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt, có thể để lại hậu quả về sau

IV.3 Sự thờ ơ của chính quyền địa phương

Bên cạnh các lý do trên, còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đó là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị

và Khu công nghiệp Việt Nam, lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là 12,8 triệu

10

Trang 12

tấn Nhưng lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6% Số còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường

V Biện pháp khắc phục ‘’ô nhiễm Trắng'’

Chính vì rác thải nhựa có nhiều tác hại như vậy mà chúng ta cần có các biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa Để giải quyết những thách thức ô nhiễm chất thải nhựa-nilon hiện nay, các nhà khoa học Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng:

Trước hết Nhà nước nên ban hành những chính sách giáo dục, tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường một cách sâu rộng

Đồng thời áp dụng những chính sách kinh tế như tăng thuế, không khuyến khích sản xuất các sản phẩm nhựa, nhất là các bao bì nhựa

Hội khuyến nghị tăng cường tái sử dụng sản phẩm nhựa thông qua các giải pháp về thiết kế sản phẩm và chính sách thu hồi sản phẩm; từng bước hạn chế hay cấm sử dụng bao bì nhựa, thay thế bằng các loại bao bì thân thiện với môi trường, có thể phân hủy nhanh trong điều kiện tự nhiên

Áp dụng quy định tính phí túi ni lông đối với tất cả các nhà bán lẻ trên toàn quốc Quy định này yêu cầu các cửa hàng dừng phát túi ni lông miễn phí cho khách, buộc người tiêu dùng phải tự lựa chọn giữa việc trả tiền để mua túi ni lông nếu thực sự cần thiết hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường

Trang 13

Các doanh nghiệp cần tham gia vào dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa” không chỉ góp phần cùng xã hội bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp có trách nhiệm với khách hàng, đối tác, cộng đồng

Ngoài ra, việc tham gia dự án cũng gợi mở cơ hội, ý tưởng kinh doanh mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tuần hoàn

Không vứt rác bừa bãi, phân loại rác ngay từ nguồn: rác thải hữu cơ, rác thải

vô cơ, rác thải tái chế Không vứt chung rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp việc phân loại tái chế được dễ dàng

Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như: ống hút cỏ, gạo, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn Sử dụng túi vải, giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay thế cho túi nilon Sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như thủy tinh, gỗ, sứ… để thay thế cho đồ nhựa

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa đến từ mỗi người dân, hệ thống xử lý rác thải và cả sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương Ô nhiễm rác thải nhựa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người, môi trường, động vật Vì vậy, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, chung tay giải cứu trái đất khỏi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

12

Ngày đăng: 25/02/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN