1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở trung quốc và bài học kinhnghiệm cho việt nam

20 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Cho Tình Trạng Thất Nghiệp Ở Trung Quốc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Chu Hà Anh
Người hướng dẫn ThS. Đặng Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Mặt tích cực nó đem lại là nguồn GDP tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người cao hay là hội nhập quốc tế sâu rộng… Mặt trái là không ít những tổn thất nặng nề cho các quốc gia cả đang

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

…… ***……

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX - LENIN

Đề tài: Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Hương Giang

SV thực hiện: Chu Hà Anh

Mã sinh viên: 2214710004

Lớp học: TRI115(GDD1 + 2-HK1 – 2223) K61.9

Khóa: K61

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới cũng có những chuyển biến mạnh mẽ cùng những bước ngoặt mới để bắt kịp thời đại Mặt tích cực nó đem lại là nguồn GDP tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người cao hay là hội nhập quốc tế sâu rộng… Mặt trái là không ít những tổn thất nặng nề cho các quốc gia cả đang phát triển và đã phát triển có thể kể đến như: thất nghiệp, lạm phát… Đặc biệt, trong tình dịch bệnh Covid –

19 kéo dài dai dẳng trong 2 năm vừa qua, tình trạng thất nghiệp trở nên vô cùng phổ biến và lan rộng ở các nước trên toàn thế giới, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam

Thất nghiệp (Unemployment) là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân

tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng

là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát, đồng thời làm trật tự chính trị - xã hội không ổn định

Trung quốc là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, với 1500000000 dân – một con số khổng lồ Sau khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế, mở cửa và tự do hóa thương mại, kinh tế Trung Quốc đã có sự trỗi dậy vượt bậc, vươn lên khẳng định vị thế của mình với các cường quốc trên thế giới nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp Đối mặt với vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc đã và đang có những chính sách, biện pháp để nỗ lực giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp và bảo vệ cho những người thất nghiệp có hiệu quả trong thời gian sắp tới

Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc có những nét tương đồng trong văn hóa, lịch sử, kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Tuy nhiên, sự phát triển ấy kéo theo sự mất việc làm và thất nghiệp của người lao động, sự biến động phức tạp của thị

Trang 4

trường và sản xuất kinh doanh đưa đến người lao động thất nghiệp Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia

Mục đích của đề tài này chính là tìm hiểu cách một quốc gia khác có nét tương đồng giải quyết một vấn đề chung để từ đó học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm ứng dụng cho nền kinh tế nước nhà Đề tài sẽ giúp ngăn chặn và khắc phục phần nào tình trạng thất nghiệp đang gia tăng, đồng thời nhức người trong

độ tuổi lao động cũng có thể tham khảo những biện pháp này để bản thân mình không bị rơi vào tình trạng không có việc làm

Trang 5

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP: QUY LUẬT CUNG CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC.

1 Định nghĩa thị trường lao động

Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động từ các nguồn tài liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào phương diện của thị trường lao động được nhấn mạnh trong khi định nghĩa Mặc dù còn nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa hiện có về thị trường lao động đều thống nhất với nhau

về nội dung tạo thành một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về thị trường lao động như sau:

Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động ( người làm thuê ) và người mua sức lao động ( người sử dụng sức lao động ), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả tiền công, tiền lương

và các điều kiện làm việc khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hoặc thoả thuận khác Thị trường lao động có thể hoạt động hiệu quả chỉ khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng pháp luật hoặc bằng hệ thống các chính sách liên quan tới quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường Thị trường lao động chỉ có thể hình thành khi hội đủ các yếu tố như:

- Có nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường

- Có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động, trong đó người chủ sử dụng có quyền tự do mua sức lao động, còn người lao động có toàn quyền sở hữu tiền lương lao động của mình

- Người lao động không có sở hữu tư liệu sản xuất đủ để đảm bảo các nhu cầu của bản thân, gia đình

- Có hệ thống thể chế thị trường lao động thích hợp để giải quyết các nhu cầu và các quan hệ phát sinh của thị trường như: hệ thống các cơ quan, tổ chức dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin về thị trường sức lao động

Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường

và chịu sự tác động chủ yếu của quy luật Cung – Cầu, ngoài ra còn có các quy luật khác của nền kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền…

2 Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới cung lao động

Trang 6

2.1 Định nghĩa cung lao động

- Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức tổng số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động nhưng trong thực tế chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội Thông thường, khi nói đến cung trên thị trường lao động người ta thường phân biệt rõ thành hai phạm trù: cung thực tế và cung những người đủ 15 tuổi trở lên đang tiềm năng

- Cung thực tế về lao động: bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên và những người thất nghiệp

- Cung tiềm năng về lao động: bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc, người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cung lao động

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động của người lao động, trong đó

có những yếu tố cơ bản sau đây:

- Mức tiền công trả cho một đơn vị lao động: Nếu các yếu tố khác được giả thiết cố định thì khi mức tiền công trả cho một đơn vị lao động càng cao, khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao động của người lao động càng lớn và ngược lại

- Nhu cầu lao động thực sự của con người: Con người có một đặc điểm đặc thù là có nhu cầu lao động thực sự ngay cả khi họ không có những ấp lực kinh tế hay những áp lực xã hội đáng kể Từ đặc điểm này, con người vẫn có thể sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình ngay cả khi tiền công thấp thậm chí không

- Các áp lực tâm lí xã hội: Khả năng cung ứng sức lao động của con người cho doanh nghiệp trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào các ấp lực tâm lí xã hội

Dư luận xã hội thường lên án những người có sức lao động mà không lao động, điều đó đã tác động vào tâm lí con người tạo nên khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao dộng ngay cả khi họ không có những áp lực kinh tế đáng kể

- Các áp lực kinh tế: Nhu cầu của con người ngày càng tăng lên vô hạn cả

về mặt lượng lẫn mặt chất Để thỏa mãn những nhu cầu ấy, con người phải có thu nhập và cần có thu nhập ngày càng nhiều để không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên mà còn cần đáp ứng cả nhu cầu dự trữ đề phòng rủi ro trong cuộc sống hằng ngày

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ… Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr… Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

Các áp lực kinh tế đã khiến con người phải lao động Tùy theo mức độ tác đông của áp lực kinh tế mà khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao động của người lao động khác nhau Áp lực kinh tế càng lớn thì khả năng cung ứng sức lao động càng cao và ngược lại

- Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí: Con người mặc dù có nhu cầu lao động thực

sự hoặc có những áp lực tâm lí xã hội hay áp lực kinh tế đến đâu họ cũng không thể lao động trong toàn bộ thời gian mà không có nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động, để vui chơi giải trí hay chăm sóc gia đình Điều đó ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp

- Các nhân tố khác: Ngoài các nhân tố nói trên, ảnh hưởng tới cung lao động còn có nhiều nhân tố khác có thể ví dụ như thời tiết, khí hậu, điều kiện lao động, môi trường lao động,…

3 Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động

3.1 Định nghĩa cầu lao động

- Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa

phương, một nghành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động Về mặt lý thuyết, cầu về lao động cũng được phân thành hai loại:

- Cầu thực tế về lao động là nhu cầu về lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng những chỗ làn việc trống và chỗ làm việc mới

- Cầu tiềm năng về lao động là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ và cả những điều kiện khác như chính trị, xã hội

- Cầu về lao động bao gồm hai mặt: thứ nhất, cầu về chất lượng lao động

và thứ hai là cầu về số lượng lao động Xét từ gó độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về sức lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất Nếu quy mô sản xuất không đổi cầu về sức lao

động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động Còn xét từ góc độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô tiền vốn, tri thức của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng sức lao động

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động:

- Yếu tố vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, vốn đầu tư càng lớn thì càng nhiều lĩnh vực được đầu tư và quy mô của các doanh nghiệp, các công ty càng mở rộng Do đó số lượng lao động tăng theo Hiệu quả đầu tư rất quan trọng và có mối quan hệ với cầu lao động Như các chuyên gia kinh tế

để đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư người ta thường thông qua tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư) hoặc thông qua chỉ số ICOR Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố vốn đầu tư đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư ) (%) để đánh giá và phân tích mô hình

- Yếu tố về khoa học công nghệ:

Khoa học công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu lao động, là nhân

tố tăng năng suất lao động, hoàn thiện, nângcao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm; đó cũng là yếu tố tạo đà tăng trưởng cho mọi quốc gia Nếu tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại với máy móc, công nghệ cao thì có thể kinh tế sẽ có những bước tiến mới nhưng sẽ làm giảm bớt số người lao động do bị máy móc thay thế và như vậy sẽ tác động đến việc làm của người lao động Để đánh giá về đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của một quốc gia, các nhà kinh tế thường xem xét dựa trên giá trị của TFP (Total Factor Productivity = Nhân tố năng suất tổng hợp) Đất nước muốn tăng trưởng theo chiều sâu thì đóng góp của TFP phải cao và bền vững Vì vậy để đo lường mức

độ ảnh hưởng nhân tố khoa học công nghệ đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (%) để đánh giá và phân tích mô hình

- Yếu tố về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng cũng đồng nghĩa với việc tăng cầu lao động, tập trung vào những ngành có thể thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đúng hướng không chỉ có tác dụng làm tăng cầu lao động về mặt số lượng mà còn làm tăng cầu lao động về mặt chất lượng Theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số chuyển dịch cos φ hoặc góc φ Vì vậy

để đo lường mức độ ảnh hưởng chất lượng chuyển dịch cơ cấu đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu góc φ để đánh giá và phân tích mô hình

- Mức lương:

Tỷ lệ tiền lương càng cao thì cầu lao động càng giảm Do đó, đường cầu lao động dốc xuống Như ở tất cả các thị trường, đường cầu dốc xuống có thể được giải thích bằng cách tham chiếu đến các tác động thay thế và thu nhập Với mức lương cao hơn, các công ty tìm cách thay thế vốn cho lao động hoặc lao động rẻ hơn cho lao động tương đối đắt tiền Ngoài ra, nếu các doanh

Trang 10

nghiệp tiếp tục sử dụng cùng một lượng lao động, chi phí lao động của họ sẽ tăng lên và thu nhập (lợi nhuận) của họ sẽ giảm xuống Vì cả hai lý do, nhu cầu

về lao động sẽ giảm khi tiền lương tăng lên

- Năng suất cận biên:

Nhu cầu về lao động và các yếu tố sản xuất khác bắt nguồn từ nhu cầu về sản phẩm mà các yếu tố này tạo ra Ví dụ, nếu điện thoại di động có nhu cầu lớn hơn, thì nhu cầu về công nhân trong ngành điện thoại di động sẽ tăng

Cầu về lao động sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền lương Để hiểu điều này, chúng ta cần xem xét quy luật lợi nhuận giảm dần Điều này nói lên rằng nếu một công ty sử dụng nhiều hơn một yếu tố thay đổi, chẳng hạn như lao động, giả sử một yếu tố vẫn cố định, thì lợi nhuận bổ sung cho những người lao động phụ sẽ bắt đầu giảm đi Để khám phá quá trình này, chúng ta cần xem xét tổng sản phẩm vật chất (đầu ra) được sản xuất bởi một loạt công nhân, điều này

sẽ cho phép chúng ta đo lường sản lượng riêng lẻ từ mỗi công nhân bổ sung – sản phẩm vật chất biên (MPP)

- Một số các yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu lao động:

Nhu cầu về các sản phẩm Cầu về lao động là cầu có nguồn gốc, có nghĩa là cuối cùng nó dựa trên nhu cầu về sản phẩm mà lao động tạo ra Nếu người tiêu dùng muốn có nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể hơn, thì sẽ có nhiều công ty muốn nhân công tạo ra sản phẩm hơn

Năng suất lao động Năng suất có nghĩa là sản lượng trên mỗi công nhân,

và Nếu công nhân làm việc năng suất hơn, họ sẽ có nhu cầu lớn hơn Năng suất

bị ảnh hưởng bởi trình độ kỹ năng, giáo dục và đào tạo, và việc sử dụng công nghệ

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nếu các công ty có lãi, họ có thể đủ khả năng để sử dụng nhiều lao động hơn Ngược lại, lợi nhuận giảm có khả năng làm giảm nhu cầu về lao động

II THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC.

Tình trạng khó khăn về kinh tế đang dần trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là sức ép phải thúc đẩy tăng trưởng hỗ trợ cho quốc gia với hơn 1,4 tỷ dân Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc cao hơn nhiều so với tỷ lệ chính thức và khi được đo lường một cách chính xác, gần hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia khác có cùng trình độ phát triển Nghiên cứu ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế trong năm 2002-2009 trung bình là gần 11%, trong khi tỷ lệ chính thức trung bình thấp hơn một nửa Hơn nữa, bất chấp một số báo cáo ngược lại, đến năm 2009, thị trường lao động của Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau tình trạng sa thải quá lớn xảy ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 khi đất nước

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w