1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương,cải cách tiền lương ở việt nam hiện nay

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng Hóa Sức Lao Động Và Vấn Đề Tiền Lương, Cải Cách Tiền Lương Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Điều này đặt ra yêu cầu cần một cuộc cải cách chính sách tiền lương toàn diện, đồng bộ; dựa trên nhu cầu của thực tiễn, bằng chứng khoa học thuyết phục, tạo ra động lực thực sự để người

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên:

Mã sinh viên:

Lớp hành chính: Anh 01 - Kinh tế đối ngoại

Lớp tín chỉ: TRI115.1(HK1-2324)K62.1

Khóa: 62

Giáo viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Quỳnh Hà

Hà nội, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động 2

1 Khái niệm về hàng hóa sức lao động 2

a Khái niệm 2

b Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 2

2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 3

a Thuộc tính giá trị 3

b Thuộc tính giá trị sử dụng 4

3 Thị trường lao động 4

a Khái niệm thị trường lao động 4

b Các yếu tố của thị trường lao động 5

II Cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 5

1 Thực tiễn quá trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 5

2 Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền lương ở nước ta những năm gần đây và nguyên nhân 9

3 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách cải cách tiền lương Việt Nam hiện nay 11

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất kỳ thời đại nào, nguồn lao động luôn được coi là “một loại tài nguyên đặc biệt”, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi nó tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, là vấn đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và không phải nguồn lực tạo nên sự phát triển bền vững, vì vậy đất nước muốn giàu mạnh thì phải dựa vào bản thân, sức lao động sáng tạo của con người

Lý luận về hàng hóa sức lao động, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng Trên cơ sở đó tạo tiền

đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội cũng như tạo

ra những giải pháp nhằm cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, nhất là từ giai đoạn từ 1992 đến nay cho thấy những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, chính sách tiền lương của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thực tiễn phát triển đất nước Điều này đặt ra yêu cầu cần một cuộc cải cách chính sách tiền lương toàn diện, đồng bộ; dựa trên nhu cầu của thực tiễn, bằng chứng khoa học thuyết phục, tạo ra động lực thực sự để người lao động trong khi vực nhà nước và doanh nghiệp cống hiến, sáng tạo và phát triển đất nước bền vững

Từ đó, em xin chọn đề tài “Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ hơn vấn đề này

Trang 4

I Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động

1 Khái niệm về hàng hóa sức lao động

a Khái niệm

Theo C Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

Nói cách khác, sức lao động là khả năng và năng lực của con người thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, không chỉ bao gồm khả năng vật lý mà còn bao hàm cả khả năng trí tuệ, sáng tạo và kỹ năng Sức lao động là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch

vụ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội

b Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Có 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Điều kiện 1 (điều kiện cần): Người có sức lao động phải được tự do

về thân thể Vì để được gọi là hàng hóa thì bản thân người lao động phải có quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình Người đó có quyền tự quyết lao động cho ai, lao động như thế nào Điều này khác với lao động trong xã hội chiễm hữu nô lệ, thời kì mà người nô lệ cũng như sức lao động của họ thuộc sở hữu của người chủ nô Họ không có quyền tự thỏa thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô

- Điều kiện 2 (điều kiện đủ): Người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải, họ trở thành người “vô sản” Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống Vì sức lao động và tư liệu sản xuất là hai yếu tố căn bản của quá trình lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm, nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ dùng sức lao động của mình để tự tạo ra sản phẩm mà không phải bán sức lao động Do đó, khi không có bất cứ tư liệu sản xuất nào, họ buộc phải bán sức lao động để duy trì cuộc sống cho bản thân và gia đình Nhưng người lao động chỉ bán

Trang 5

sức lao động của mình trong thời gian nhất định, vì nếu bán hết sức lao động 1 ngày thì họ từ người tự do trở thành nô lệ

2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

a Thuộc tính giá trị

Giá trị của hàng hóa sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết

để tái sản xuất ra nó quyết định Nhưng do sức lao động tồn tại như năng lực của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định (như ăn, mặc, giáo dục, giải trí…) Bởi vậy, giá trị sức lao động của họ ngang bằng với giá trị của toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết về tinh thần và vật chất để duy trì cuộc sống bình thường của họ cũng như chi phí đào tạo người lao động ở một trình độ nhất định Tóm lại, giá trị của hàng hóa sức lao động do các

bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để

tái sản xuất ra sức lao động

Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh

thần) để nuôi con của người lao động

Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của

xã hội về hàng hóa và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị sức lao động

Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự khác biệt của công nhân về trình

độ lành nghề, sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá

Trang 6

trị sức lao động, không thể không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động

b Thuộc tính giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua vào quá trình sản xuất

Ví dụ, chủ tư bản thuê công nhân dệt vải Giá trị sử dụng sức lao động của công nhân dệt là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhân khi dệt vải

Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ sử dụng tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản C Mác đã phát hiện rằng: hàng hóa sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt, khác với giá trị hàng hóa thông thường, khi sử dụng, sức lao động sẽ tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, gọi là giá trị thặng dư Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra ngoài sức lao động, do người công nhân lao động làm ra, và bị nhà tư bản chiếm đoạt Giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo ra

là 2 đại lượng khác nhau Đây là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản (T-H-T’)

3 Thị trường lao động

a Khái niệm thị trường lao động

Có rất nhiều định nghĩa thị trường lao động nhưng hầu hết đều tập trung vào một khía cạnh: Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động, nó là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động…) Tuy nhiên, có một định nghĩa của nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra được cho là tương đối đầy

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Trang 8

đủ: “Thị trường lao động - đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người

sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”

b Các yếu tố của thị trường lao động

Một thị trường lao động thì không thể thiếu được các yếu tố cơ bản như cầu sức lao động (nhu cầu); cung sức lao động (nguồn cung); giá cả

của sức lao động (tiền lương, tiền công); cạnh tranh trên thị trường lao

động và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động

II Cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay

1 Thực tiễn quá trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ

thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn

của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người lao động, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí

Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm

1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003 Cụ thể như sau:

Cải cách tiền lương giai đoạn 1960-1984

Sau hòa bình lập lại, những yêu cầu đặt ra trong việc sửa đổi chế độ tiền lương đối với người lao động tại miền Bắc Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1957 và chính thức được triển khai vào năm 1960, sau khi hoàn thành cải tạo kinh tế xã hội chủ nghĩa Trong đợt cải cách này, mức

tiền lương cụ thể cho từng loại công việc, thời gian trả, hình thức trả lương, nâng bậc lương và các vấn đề khác liên quan đều do Nhà nước định sẵn

thông qua hệ thống các bậc lương và phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước Vấn đề tiền lương tối thiểu được Chính phủ giới hạn trực tiếp bằng việc

quy định cụ thể các mức lương trong các ngành

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin Kinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị… Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-… Kinh tế

chính trị 98% (66)

32

Tiểu luận Kinh tế chính trị

Kinh tế chính trị 100% (33)

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư… Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri Kinh tế

chính trị 98% (60)

11

Trang 9

Một trong những điểm nhấn của chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn 1960-1984 là hướng tới mục tiêu chiếu cố toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu và khả năng, kết hợp nguyên tắc với thực tế để vận dụng đúng đắn nguyên tắc phân phối theo lao động vào tình hình thực tế đất nước, chống chủ nghĩa bình quân, phải chống xu hướng đòi công bằng hợp lý một cách tuyệt đối, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước

Cải cách tiền lương giai đoạn 1985-1992

Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6-1985) và Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang đã dẫn đến một cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước Nghị định số 235 quy định thang, bảng lương đối với công nhân, nhân viên, cán

bộ quản lý xí nghiệp, công ty và bảng lương chức vụ đối với cán bộ, viên chức trong các tổ chức và cơ quan quản lý Nhà nước Nguyên tắc hưởng lương là làm công việc gì, chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc, chức

vụ đó

Mặc dù còn nhiều hạn chế, tuy nhiên có thể khẳng định chính sách cải cách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn 1985-1992 đã có tiến bộ đáng kể trong việc quy định về tiền lương tối thiểu; đã có sự phân định về tiền lưng tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước và các xí nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài, đảm bảo sự công bằng trong việc trả công cho người lao động

Cải cách tiền lương giai đoạn 1993-2002

Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị định số 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghi định

số 25/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính - sự nghiệp và lực lượng vũ trăng của Chính phủ ban hành

Trang 10

ngày 23/5/1993; Bộ luật Lao động (1994); Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 3/5/1995 hướng dẫn Nghị định số 197/CP…

Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2002 là phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động, áp dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động theo thị trường Đặc biệt, tiền lương tối thiểu phải thực sự là “lưới an toàn” cho người lao động, đảm bảo cho họ duy trì được mức dống tối thiểu cần thiết

và tái sản xuất sức lao động; đáp ứng yêu cầu tiền tệ hóa tiền lương, dần thay thế và tiến tới xoá bỏ chế độ phân phối hiện vật có tính chất tiền lương Những thành công và hạn chế của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 1993-2002 đặt nền móng cho việc hoàn thiện các quy định về tiền lương dựa trên cơ sở có quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động; tạo sự cạnh tranh giữa những người lao động và điều kiện cho sự phát triển thị trường lao động; tách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước với tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp; tách dần chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động (1994) đã xác lập: tiền lương tối thiểu đã được ghi nhận một cách đầy đủ, toàn diện trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao

là Bộ luật Bộ luật Lao động góp phần tạo nên trật tự cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động thay đổi theo hướng tích cực và hội nhập với thế giới

Cải cách tiền lương giai đoạn 2003-2020

Điểm nhấn của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn này từ năm

2009, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng dựa trên mức lương tối thiểu chung dành riêng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân Đặc biệt, thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Hội nghi Trung ương 5 và

Trang 11

Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghi Trung ương 7 khóa

XI, nước ta đã từng bước hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đã thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công khi đã bố trí đủ nguồn lực; không ban hành mới các chế

độ phụ cấp theo nghề, triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm tạo cơ

sở cho việc trả lương Đồng thời từ năm 2013, tiền lương tối thiểu để tính lương cho người lao động ở khu vực công được đổi thành mức lương cơ sở Ngày 9/11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm, trong đó có nội dung tăng mức lương cơ sở tối thiểu trung bình 7%/năm giai đoạn 2016-2020 Tính đến ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở của người lao động trong khu vực công đạt 1.390.000 đồng/thángĐối với khu vực danh nghiệp, mức lương tối thiểu vùng I là 3.980.000 đồng/tháng; vùng II là 3.530.000 đồng/tháng; vùng III là 3.090.000 đồng/tháng; vùng

IV là 2.760.000 đồng/tháng Đây là một trong những nội dung nổi bật của chính sách cải cách tiền lương giai đoạn 2003-2020

Có thể khẳng định từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện chế độ tiền lương trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương, thu gọn một bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Với quy trình thực hiện cải cách theo nhiều bước, các quy định về tiền lương của giai đoạn 2003-2020

có xu hướng đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ; vừa không tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý và hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động Tuy nhiên, thực chất của cải cách chính sách tiền lương trong giai đoạn này vẫn dựa trên cách tính lương năm 1993, chỉ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mở rộng quan hệ tiền lương, tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực chi từ ngân sách Nhà nước… Vì vậy, chính sách

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w