1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài xây dựng ý tưởng kinh doanh cửa hàngthú cưng petie

47 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Ý Tưởng Kinh Doanh Cửa Hàng Thú Cưng Petie
Tác giả Nhóm 07
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Ngọc Dương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 8,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH (5)
    • 1.1. Cơ sở hình thành ý tưởng kinh doanh (5)
    • 1.2. Mô tả về cửa hàng (5)
  • CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (8)
    • 2.1. Phân tích thị trường (8)
      • 2.1.1. Phân tích môi trường vi mô (8)
      • 2.1.2. Khảo sát khách hàng (9)
      • 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh (11)
      • 2.1.4. Đánh giá sự phù hợp của nhóm với khởi nghiệp (13)
    • 2.2. Kế hoạch Marketing và bán hàng (13)
      • 2.2.1. Sản phẩm: Dịch vụ thú cưng (13)
      • 2.2.2. Chính sách giá cả (16)
      • 2.2.3. Địa điểm và phân phối (16)
      • 2.2.4. Chính sách truyền thông (17)
      • 2.2.5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng (18)
    • 2.3. Phương án sản xuất và vận hành (19)
      • 2.3.1. Nguyên vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị (19)
      • 2.3.2. Công nghệ và quá trình sản xuất (19)
      • 2.3.3. Bố trí mặt bằng (21)
      • 2.3.4. Kế hoạch đạt chất lượng (22)
    • 2.4. Tổ chức và quản lý nhân sự (23)
      • 2.4.1. Cơ cấu nhân sự (23)
      • 2.4.2. Phân chia công việc và giờ làm (23)
      • 2.4.3. Tổ chức nhân sự cửa hàng (24)
    • 2.5. Kế hoạch tài chính (28)
      • 2.5.1. Vốn khởi sự (vốn đầu tư) (28)
      • 2.5.2. Nguồn vốn (33)
      • 2.5.3. Ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận (33)
    • 2.6. Quản lý rủi ro (34)
      • 2.6.1. Chi phí phát sinh trong giai đoạn đầu kinh doanh (34)
      • 2.6.2. Rủi ro phát sinh (34)
      • 2.6.3. Nhân viên nghỉ việc (35)
    • 2.7. Hình thức pháp lý (35)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANH QUA MÔ HÌNH (37)
    • 3.1. Mô hình SWOT (37)
    • 3.2. Mô hình Canvas (39)
      • 3.2.1 Vấn đề (39)
      • 3.2.2. Phân đoạn khách hàng (40)
      • 3.2.3. Giá trị mang lại cho khách hàng (41)
      • 3.2.4. Giải pháp (41)
      • 3.2.5. Kênh giao tiếp và phân phối (41)
      • 3.2.6. Dòng doanh thu (41)
      • 3.2.7. Cơ cấu chi phí (42)
      • 3.2.8. Số liệu chính (42)
      • 3.2.9. Lợi thế cạnh tranh (42)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

Từ đó cửa hàng có thể đầu tư thêm về các chiến lược Marketingđể gia tăng việc sử dụng lại, sử dụng thường xuyên dịch vụ chăm sóc thú cưng củakhách hàng.Câu hỏi: Anh/ chị dành trung bình

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Phân tích thị trường

2.1.1 Phân tích môi trường vi mô

Các chuyên gia dự đoán, các xu hướng của thị trường thú cưng đang được phổ biến vào năm 2023 sẽ tiếp tục duy trì và trở thành xu hướng vào năm 2024 và các năm tới. Một số xu hướng mới có thể xuất hiện thêm để phục vụ xoay quanh nhu cầu của thị trường đang yêu cầu Sau Millennials (nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z), Gen Z được khuyến khích phát triển trách nhiệm và lòng yêu thương đối với thú cưng Điều này là động lực cho sự quan tâm và sở hữu thú cưng Họ sẵn sàng dành 20% thu nhập cho mục đích nuôi và chăm sóc thú cưng.

Thị trường thú cưng phát triển tập trung các dịch vụ chăm sóc thú cưng Thức ăn và thực phẩm bổ sung cho thú cưng ngày càng đa dạng Báo cáo từ PetFoodIndustry.com cho rằng: Doanh số của “thức ăn vật nuôi phi truyền thống” tăng nhanh hơn loại dành cho vật nuôi truyền thống Do chủ sở hữu có nhu cầu về các lựa chọn tốt hơn, lành mạnh hơn

Tuy nhiên, còn một số thách thức trong lĩnh vực này khi số lượng khách hàng có ý thức chăm sóc thú cưng tốt và sử dụng dịch vụ cao cấp vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là đối với những thú cưng nhỏ và vừa Ngoài ra cửa hàng chăm sóc thú cưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh cạnh tranh từ các chuỗi bán lẻ trực tuyến và các doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm chăm sóc thú cưng online.

Tóm lại, thị trường cửa hàng chăm sóc thú cưng tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và tiềm năng rất lớn Sẽ có nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này khi nhu cầu về dịch vụ chăm sóc thú cưng tăng cao cùng với việc người Việt Nam đang dần nâng cao ý thức về việc nuôi và chăm sóc thú cưng. a Cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực này tương đối cao Sự phát triển của thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau, không chỉ có các cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ cho thú cưng, mà còn có các siêu thị, cửa hàng trực tuyến và các doanh nghiệp khác cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự Chính vì vậy, cửa hàng cần phải tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giá cả và xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tạo sự khác biệt, thu hút và giữ chân khách hàng. b Khách hàng

Khách hàng của cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ dành cho thú cưng chủ yếu là chủ sở hữu thú cưng Do đó, cần phân tích và hiểu đúng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp Một số khách hàng có thu nhập cao có thể mong muốn các sản phẩm và dịch vụ cao cấp hơn, trong khi đó, một số khách hàng có thu nhập thấp hơn sẽ cần các sản phẩm và dịch vụ có giá cả phù hợp doanh None

Kiểm tra giữa kì khởi sự kinh doanh

Khởi sự kinh doanh None

Mối quan hệ với nhà cung cấp là rất quan trọng đối với cửa hàng Cần tìm kiếm các nhà cung cấp đảm bảo các tiêu chí như chất lượng, uy tín, số lượng hàng tồn kho đạt yêu cầu, thời gian giao hàng đúng hẹn, giá cả hợp lý, để đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. d Luật pháp

Cửa hàng đảm bảo hoàn thiện các giấy tờ đăng ký kinh doanh trước khi chính thức mở bán Luật pháp và quy định về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho thú cưng cũng cực kỳ quan trọng Cửa hàng cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thú cưng Hay việc đảm bảo các công tác phòng cháy chữa cháy cũng cần được chú ý. e Công nghệ

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý cửa hàng và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng Cửa hàng cần cập nhật các thông tin về công nghệ mới nhất để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

Trên đây là phân tích môi trường vi mô của cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ dành cho thú cưng Cửa hàng nên tập trung vào các yếu tố quan trọng này để có thể phát triển và cạnh tranh tốt trên thị trường

Tiến hành khảo sát 100 khách hàng thu được kết quả:

Câu hỏi: Anh/ chị có đang nuôi hoặc đã từng nuôi thú cưng trong nhà không?

Câu hỏi thuộc nhóm các câu hỏi thông tin Nhóm khảo sát tỉ lệ nhóm người điền form để xác định đúng đối tượng khảo sát Kết quả mang lại gần 90% người điền phiếu khảo sát đều có đang nuôi hoặc đã từng nuôi thú cưng trong nhà, phù hợp với yêu cầu mẫu của nhóm.

Câu hỏi: Thu nhập hàng tháng của anh/ chị là bao nhiêu?

Câu hỏi xác định thu nhập hàng tháng của người điền mẫu nhằm lấy thông tin, ước chừng số tiền mà người điền có thể chi trả cho các hoạt động sinh sống hay có khả năng dự trữ bao nhiêu so với số thu nhập Kết quả nhận được 60% người điền có thu nhập dưới 8 triệu đồng, 29,2% người có thu nhập từ 8-15 triệu đồng và 10,8% người có thu nhập trên 15 triệu đồng Đánh giá mức thu nhập của người điền tương đối cao, phù hợp cho giả thuyết là mọi người sẽ có khoản tiền dự trữ để tiêu dùng ngoại trừ khoản tiền dành cho sinh sống (tiền ăn, tiền nhà,…)

Câu hỏi: Tần suất anh/ chị cho thú cưng sử dụng dịch vụ chăm sóc hàng tháng tại các cửa hàng chăm sóc thú cưng?

Câu hỏi nhằm khảo sát tần suất về nhu cầu của khách hàng để phán đoán được về loại thú cưng mà người điền đang hoặc đã từng nuôi (với loại như chó cỏ thì chủ sẽ ít đưa đi spa hay các tiệm thú cưng bằng chó cảnh) Cùng với đó là thói quen của khách hàng đối với các dịch vụ chăm sóc thú cưng Kết quả mang nhận được 47,7% đi 1 lần/tháng, 43% 2 lần/ tháng Đánh giá về tần suất sử dụng các dịch vụ chăm sóc thú cưng còn tương đối ít Từ đó cửa hàng có thể đầu tư thêm về các chiến lược Marketing để gia tăng việc sử dụng lại, sử dụng thường xuyên dịch vụ chăm sóc thú cưng của khách hàng.

Câu hỏi: Anh/ chị dành trung bình mỗi tháng bao nhiêu tiền để chăm sóc thú cưng của mình?

Câu hỏi nhằm khảo sát mức độ chi trả chi các sản phẩm/ dịch vụ chăm sóc thú cưng của người điền Kết quả cho thấy 49,2% chi trả ở mức dưới 1 triệu đồng, 35,4% chi trả ở mức từ 1 đến 3 triệu đồng, 12,3% chi trả ở mức 3-5 triệu đồng Từ đó cửa hàng sẽ ra các chính sách giá phù hợp cho từng phân khúc khách hàng để mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Sau bàn luận và tiến hành khảo sát, Petie lựa chọn và phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh như sau: Đối thủ cạnh tranh

Các dịch vụ có ở cửa hàng Điểm mạnh Điểm yếu

Simba Pet shop - Spa, grooming & hotel

Chăm sóc & cắt tỉa Đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề.

Giá cao Truyền thông chưa được đẩy mạnh

Pet Mart Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dành cho vật nuôi.

Các gói dịch vụ tắm spa cho chó mèo

Cửa hàng được xây dựng ở vị trí ngoài mặt đường, thuận tiện cho việc mua, bán và quảng bá sản phẩm.

Pet Mart là chuỗi hệ thống shop cửa

Chưa có nhiều dịch vụ đa dạng tạo sự gắn kết giữa khách hàng và thú cưng của mình.Tiếp tân tại cửa hàng còn đại trà như những cửa hàng khác, chưa chuyên nghiệp.

Kế hoạch Marketing và bán hàng

2.2.1 Sản phẩm: Dịch vụ thú cưng a Sản phẩm cốt lõi

Sản phẩm cốt lõi: Thức ăn của thú cưng phải được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như thịt, cá gạo, lúa mì, rau củ và khoáng chất cần thiết để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa; về quần áo được thiết kế đảm bảo tiêu chí bảo vệ thú cưng khỏi thời tiết khắc nghiệt bụi bẩn của côn trùng và các tác nhân bên ngoài khác ngoài ra quần áo thú cưng còn giúp thú cưng trông đẹp hơn tạo ra sự độc đáo; với dịch vụ đem lại sự thoải mái cho khách hàng và độ sạch đẹp của thú cưng. b Sản phẩm cụ thể

Thức ăn cho thú cưng: Các loại thức ăn khô đóng gói cung cấp dinh dưỡng cho thú cưng.

Quần áo cho thú cưng: quần áo phải đầy đủ theo mẫu mã, phù hợp với thời tiết, mùa hè quần áo phải có chất liệu mỏng nhẹ mát mẻ, mùa đông phải có chất liệu lông ấm áp. Đồ dùng cho thú cưng: bát đựng thức ăn, đồ chơi, hộp vệ sinh, dây xích,….

Dịch vụ khác: cắt tỉa lông, tắm cho thú cưng, trông giữ thú cưng, c Sản phẩm gia tăng

Wifi miễn phí gửi xe miễn phí,

Tư vấn cách chăm sóc thu cưng, các dịch vụ khác miễn phí Được tặng thêm 1 vài phụ kiện cho thú cưng Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, sẽ cho khách hàng trải nghiệm tốt và thoải mái nhất.

Có các sự kiện tổ chức vào những ngày lễ, các chương trình sale khuyến mãi cho khách hàng vào hàng tháng

Có bảo hành 3 ngày khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ bên cửa hàng.

Phương pháp định giá cạnh tranh: định giá theo thời giá Cửa hàng phải đưa ra giá cả cạnh tranh để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các cửa hàng kinh doanh tương tự (giá của một sản phẩm hay dịch vụ không thể cao hơn mặt bằng chung của thị trường)

Tính linh hoạt: Phải cân nhắc đưa ra nhiều lựa chọn giá cả và các gói khuyến mãi để thu hút khách hàng ( mua 2 tặng 1, giảm giá khi sử dụng combo dịch vụ: tắm, sấy, cho thú cưng)

Chi phí sản xuất: Không sử dụng chi phí quá cao để sản xuất sản phẩm, tuy nhiên vẫn ưu tiên các sản phẩm chất lượng, nguồn gốc hữu cơ (cân bằng chi phí mua nguyên vật liệu, thuê lao động… )

Chính sách giảm giá: Giảm giá cho khách hàng thân thiết (Tặng khách hàng thân thiết các phiếu giảm giá hoặc mã giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo)

Giảm giá khi mua đơn hàng lớn: Khi khách hàng mua sản phẩm với giá trị cao tại cửa hàng có thể áp dụng tặng thêm quà hay giảm 10-30% giá của mặt hàng đó.

Giảm giá trong ngày lễ và dịp đặc biệt: Giảm giá trong các ngày lễ như

Giáng sinh, Tết Nguyên Đán, Black Friday, Cyber Monday, v.v

2.2.3 Địa điểm và phân phối a Địa điểm

Cửa hàng trực tiếp: cửa hàng đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Nằm tại vị trí thuận lợi, trung tâm thành phố, tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề kinh doanh của cửa hàng Vị trí mặt tiền, không bị các cửa hàng khác che mất tầm nhìn

+ Đặt ở nơi đông dân cư, nhiều người đi lại, nơi có nhiều chung cư, những người thích nuôi chó…

Cửa hàng online: mở 1 trang website cuahangPetie.com chuyên bán những mặt hàng về đồ ăn, phục kiện và đồ chơi cho thú cưng Mở tượng tự các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử như Tik Tok Shop và Shopee b Chính sách phân phối

Kênh phân phối được triển khai theo 2 loại hình: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối hiện đại qua các sàn thương mại điện tử:

Kênh phân phối trực tiếp:

+ Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng

+ Khách hàng có thể đặt trực tiếp trên trang Facebook của cửa hàng

Kênh phân phối hiện đại: Thông qua trang thương mại điện tử nổi tiếng là Shopee hay Tiktok: Khách hàng order đồ trên các sàn thương mại điện tử, shop sẽ gửi sản phẩm thông qua các sàn đến tay người tiêu dùng. Đối tác phân phối:

+ Nhà cung cấp thức ăn cho thú cưng đáng tin cậy và có chất lượng cao để đảm bảo rằng cửa hàng của bạn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất Một số thương hiệu thức ăn cho thú cưng có thể là Royal Canin, Hills, Purina, Acana, Orijen, v.v.

+ Nhà cung cấp vật dụng cho thú cưng như áo choàng, giường, đồ chơi, tấm lót vệ sinh, v.v Một số thương hiệu có thể bao gồm Petco, PetSmart, Pet Supplies Plus, Pet Valu, v.v.

+ Nhà cung cấp thuốc và sản phẩm y tế cho thú cưng, bao gồm các sản phẩm chăm sóc răng miệng, sản phẩm chống côn trùng, thuốc trị bệnh, v.v. Một số thương hiệu có thể là Banfield Pet Hospital, PetSmart, Petco, v.v.

2.2.4 Chính sách truyền thông a) Kênh truyền thông và quảng cáo

Mục tiêu đối tượng: Chủ nuôi thú cưng, những người yêu thú cưng, người mới có ý định nuôi thú cưng…

Marketing trực tiếp: phát tờ rơi tới các trường học, trung tâm thương mại, siêu thị nằm trong khu vực.

Kênh truyền thông: lập fanpage quảng cáo trên các trang mạng xã hội như: facebook, tiktok shop, shopee, đăng thời gian giữ, kèm theo các công việc chăm sóc, thức ăn cụ thể và giá cả cạnh tranh

Quảng bá tới người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô tới trải nghiệm và làm phiếu đánh giá giúp cửa hàng

Cửa hàng sẽ thường xuyên đăng các bài viết hay và thú vị trên các trang web trên để giữ lượt tương tác cao của cửa hàng

Một tuần cửa hàng sẽ livestreams trên Facebook hoặc TikTok shop từ 1-2 buổi để bán sản phẩm. b) Xúc tiến bán

Phương án sản xuất và vận hành

2.3.1 Nguyên vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị

Thức ăn và đồ uống: Chuẩn bị một loạt thức ăn chất lượng cao cho các loài động vật khác nhau như chó, mèo, chim cảnh, cá cảnh, thỏ, và các loài thú khác Bên cạnh đó, cung cấp các loại bánh thưởng, bổ sung dinh dưỡng và thức uống đặc biệt cho thú cưng Bao gồm thức ăn khô, thức ăn ướt, thức ăn hạt,

Phụ kiện và đồ chơi: Các phụ kiện và đồ chơi cho thú cưng như lồng, chuồng, giường, áo mưa, áo ấm, vòng cổ, vòng cổ ánh sáng, vòng cổ đào tạo, xích, các loại bóng, đồ chơi nhai, vòng cổ chống kích ứng, đồ chơi gỗ, đồ chơi giúp giảm căng thẳng,

Sản phẩm chăm sóc và vệ sinh: Bao gồm các sản phẩm chăm sóc như dầu tắm, xà phòng, kem dưỡng lông, nước hoa, bình xịt chống côn trùng, kem chống nắng cho thú cưng Đồng thời, có thêm những sản phẩm vệ sinh như bát ăn, bát nước, lọ vệ sinh, nền, cát vệ sinh cho mèo, bàn chải lông, tấm lau chân, khăn lau chân, v.v.

Thuốc và sản phẩm y tế: Có sẵn các loại thuốc phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở thú cưng như vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nấm, và sản phẩm chăm sóc sau phẫu thuật Bên cạnh đó, cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chống dị ứng, thuốc chống côn trùng, thuốc chống sâu rận, thuốc chống bọ chét, v.v.

Sách hướng dẫn và tư vấn: Cần cung cấp sách hướng dẫn về chăm sóc thú cưng cho các chủ nuôi mới, sách huấn luyện, sách về giáo dục thú cưng và tài liệu tư vấn về việc chăm sóc và huấn luyện thú cưng.

Trang thiết bị và phần mềm: Đối với các dịch vụ chăm sóc và quản lý cửa hàng, cần có trang thiết bị như lồng xông, máy cắt tỉa lông, máy tạo kiểu lông, máy rửa, cân điện tử, và phần mềm quản lý cửa hàng.

2.3.2 Công nghệ và quá trình sản xuất a) Công nghệ:

Hệ thống quản lý khách hàng (CRM): Để quản lý thông tin khách hàng, lịch hẹn, lịch sử chăm sóc và thông tin liên quan, sử dụng một hệ thống CRM sẽ cửa hàng tổ chức và theo dõi dễ dàng.

Phần mềm quản lý cửa hàng: Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng để quản lý hàng tồn kho, đặt hàng, bán hàng, hóa đơn và các khía cạnh kinh doanh khác Phần mềm này giúp tăng tính hiệu quả và tổ chức công việc.

Website và giao diện đặt lịch trực tuyến: Cung cấp cho khách hàng cách đặt lịch hẹn trực tuyến thông qua website Điều này giúp khách hàng dễ dàng chọn ngày và giờ phù hợp cho việc chăm sóc thú cưng của họ.

Hệ thống thanh toán điện tử: Để thuận tiện cho khách hàng, cung cấp các phương thức thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, ví điện tử hay thanh toán qua ứng dụng di động Giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính tiện lợi trong quá trình thanh toán.

Thiết bị di động: Sử dụng các thiết bị di động như máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để quản lý và truy cập thông tin liên quan đến khách hàng, hàng tồn kho và lịch hẹn

Mạng xã hội và marketing trực tuyến: Sử dụng mạng xã hội và các kênh marketing trực tuyến để quảng bá cửa hàng, chia sẻ thông tin về dịch vụ chăm sóc thú cưng và tương tác với khách hàng Điều này giúp cửa hàng tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.

Công nghệ xử lý thanh toán: Đối với cửa hàng bán lẻ, đầu tư vào các thiết bị xử lý thanh toán như máy POS (Point of Sale) hoặc máy đọc mã vạch để thuận tiện cho việc thanh toán và quản lý giao dịch.

Hệ thống giám sát và an ninh: Đảm bảo an toàn cho thú cưng và khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống giám sát và an ninh như camera quan sát, hệ thống báo động và hệ thống khóa an ninh. b) Quá trình sản xuất

Thiết kế sản phẩm: Đầu tiên, nhà sản xuất và nhà cung cấp sản phẩm thú y sẽ tìm hiểu về thị trường chăm sóc thú cưng, xu hướng, nhu cầu của khách hàng, và các sản phẩm đang được sử dụng phổ biến Điều này giúp nhà sản xuất xác định điểm mạnh và điểm yếu của các sản phẩm hiện có, cũng như tìm ra cơ hội để phát triển các sản phẩm mới Từ đó thiết kế các sản phẩm dựa trên các nghiên cứu đã thu được

Tổ chức và quản lý nhân sự

2.4.2.Phân chia công việc và giờ làm

Cửa hàng trực tiếp sẽ mở cửa từ 8h và đóng cửa lúc 21h30 Nhân viên được nghỉ trưa từ 12h-13h30.

Chức vụ Số lượng Ca làm việc Mức lương

Nhân viên chăm sóc thú cưng 4 - Ca 1: 8h-15h30 (2 nhân viên)

Nhân viên bán hàng 1 8h-21h30 8tr

Nhân viên kế toán 1 8h-21h30 9tr

Nhân viên lễ tân 1 8h-21h30 7tr

2.4.3.Tổ chức nhân sự cửa hàng a) Yêu cầu

Quản lý Nắm bắt được tình hình hoạt động của cửa hàng

Phân công trách nhiệm công việc rõ ràng

- Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý

- Có kĩ năng tin học văn phòng, chịu được áp lực công việc cao, trung thực, cẩn thận, kỹ năng giao tiếp tốt…

- Kỹ năng phân tích xử lý tình huống, đưa ra quyết định

Nhân viên chăm sóc thú cưng Là người yêu quý nâng niu và thích chăm sóc thú cưng

Không dị ứng với lông chó, mèo và các động vật khác có trong danh mục dịch vụ của cửa hàng

- Có kinh nghiệm từ 1 năm chăm sóc, làm đẹp cho thú cưng

- Có tư duy thẩm mỹ, có kỹ năng giao tiếp

- Kiên trì, nhẫn nại, hướng dẫn người khác, trung thực, cẩn thận, nghiêm túc trong công việc

- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Marketing, truyền thông báo chí hoặc các chuyên ngành liên quan khác

- Có kỹ năng lên kế hoạch hoặc triển khai kế hoạch Marketing, thành thạo các công cụ Marketing

- Có kỹ năng phân tích xử lý thông tin, khả năng biên tập nội dung hình ảnh và dựng video bằng các phần mềm đồ họa

- Trung thực, nhanh nhẹn, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm,quản lý thời gian và tài chính

Nhân viên bán hàng - Có kinh nghiệm bán hàng, kiến thức bài bản về chăm sóc thú cưng

- Giọng không mang tính địa phương, không nói lắp, nói ngọng

- Khả năng nắm bắt được tâm lý của khách hàng

- Ghi nhớ khách quen, có khả năng thuyết phục được khách hàng phân tích xử lý tốt tình huống

- Nghiêm túc trong công việc

Nhân viên kế toán - Giao tiếp tốt quản lý thời gian hiệu quả

-Sắp xếp công việc phù hợp

- Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm quản lý

- Giải quyết các vấn đề nhanh gọn, chủ động, cẩn thận, chăm chỉ trong công việc, có trách nhiệm

- Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả với các bộ phận khác

Nhân viên lễ tân Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên lễ tân cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng nói và viết tiếng Việt lưu loát, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác nếu cần thiết.

Kỹ năng xử lý tình huống: Nhân viên lễ tân cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt, khéo léo, có thể giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kỹ năng bán hàng: Nhân viên lễ tân cần có khả năng bán hàng, tư vấn sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Kỹ năng tin học văn phòng: Nhân viên lễ tân cần sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint,

Thái độ phục vụ: Nhân viên lễ tân cần có thái độ phục vụ khách hàng tốt, luôn lịch sự, thân thiện và nhiệt tình. b) Cách thức tuyển dụng

Xác định nhu cầu tuyển dụng: Đầu tiên, cần xác định rõ nhu cầu và yêu cầu công việc cụ thể mà cửa hàng muốn tuyển dụng Điều này bao gồm việc xác định số lượng và loại hình công việc cần tuyển, cùng với các kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn phù hợp.

Quảng cáo và thu thập hồ sơ: Sử dụng các kênh quảng cáo như trang web, mạng xã hội, bảng thông báo công việc hoặc các công cụ tuyển dụng trực tuyến để thông báo về vị trí tuyển dụng Họ thu thập hồ sơ ứng viên thông qua việc yêu cầu gửi CV hoặc điền vào mẫu đơn trực tuyến.

Sàng lọc hồ sơ: Xem xét các hồ sơ ứng viên để lựa chọn những ứng viên có tiềm năng phù hợp với yêu cầu công việc Họ đánh giá các yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng và khả năng phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Phỏng vấn ứng viên: Các ứng viên được chọn sau quá trình sàng lọc sẽ được mời tham gia phỏng vấn Phỏng vấn có thể được tiến hành qua cuộc trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua video call Mục đích của phỏng vấn là đánh giá sâu hơn về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc và khả năng thích ứng của ứng viên.

Kiểm tra tài liệu và tham khảo: Đối với các vị trí quan trọng hoặc đòi hỏi kiến thức chuyên môn đặc thù, tổ chức có thể yêu cầu ứng viên cung cấp các tài liệu chứng chỉ, bằng cấp, giấy tờ chứng minh khác để xác minh thông tin trong hồ sơ Họ cũng có thể liên hệ với các nguồn tham khảo (người đã làm việc với ứng viên trước đó) để thu thập thông tin phản hồi về ứng viên.

Ra quyết định tuyển dụng: Dựa trên kết quả phỏng vấn, sàng lọc hồ sơ và thông tin thu thập được để đưa ra quyết định tuyển dụng Lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công việc và tiềm năng phát triển trong cửa hàng. Thông báo và tiếp nhận ứng viên: Sau khi quyết định tuyển dụng được đưa ra, tổ chức thông báo kết quả cho ứng viên được chọn và thương lượng các điều khoản hợp đồng lao động như mức lương, các chế độ phúc lợi và thời gian làm việc Sau khi các điều khoản được thỏa thuận, ứng viên được chào đón và tiếp nhận công việc c) Mô tả công việc

Quản lý cửa hàng: Giám sát, trực tiếp điều hành nhân viên, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, chịu trách nhiệm trực tiếp với sự cố ở cửa hàng, theo dõi và ghi chép lại tất cả mọi hoạt của quán, tổng hợp chi phí, xác định doanh thu, lợi nhuận của quán và báo cáo thuế Trực tiếp lên kế hoạch và quản lý các trang mạng xã hội, kênh phân phối trực tuyến của cửa hàng; phối hợp với chuyên viên marketing để thực hiện các hoạt động quảng cáo

Nhân viên bán hàng: Trưng bày sản phẩm lên kệ, giữ gìn bảo quản hàng hóa, kiểm tra lại hàng hóa và báo lại cho quản lý Chào đón khách hàng đến cửa hàng, tư vấn sản phẩm, trả lời các câu hỏi thắc mắc, báo cáo lại cho quản lý, dọn dẹp cửa hàng vào cuối ca

Chuyên viên Marketing: Quản lý hình ảnh, nhận diện thương hiệu của công ty; xây dựng nội dung, thiết kế ảnh và biên tập video cho các chiến dịch marketing của cửa hàng, lập kế hoạch, chạy quảng cáo trên các nền tảng Facebook…; phân tích khách hàng, số liệu để có chiến lược quản lý phù hợp; báo cáo lại cho quản lý cửa hàng vào cuối tuần làm việc

Nhân viên kế toán: Ghi chép và xử lý giao dịch tài chính bao gồm việc lập báo cáo thu chi, báo cáo công nợ, báo cáo tồn kho, và các giao dịch khác liên quan đến tài sản, nợ và vốn Lập báo cáo tài chính bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài sản cố định Kiểm tra và phân tích số liệu tài chính, kiểm tra và so sánh các số liệu, phân tích biểu đồ và chỉ số, và tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chênh lệch và biến động trong số liệu tài chính.

Nhân viên chăm sóc thú cưng: Chăm sóc và dọn dẹp các đồ dùng dành cho thú cưng, làm đẹp cho thú cưng theo yêu cầu của khách hàng như tắm rửa sấy lông và các dịch vụ khác như cắt móng tỉa lông…Cho thú cưng ăn uống chơi cùng thú cưng, báo cáo lại các vấn đề phát sinh cho quản lý cửa hàng

Nhân viên lễ tân: Tiếp đón khách, điều phối lịch trình: nhân viên lễ tân sẽ quản lý lịch trình và hẹn hò cho nhân viên trong tổ chức Nhận và xác nhận các cuộc họp, buổi gặp gỡ và sự kiện, đặt phòng và sắp xếp các yêu cầu liên quan đến lịch trình làm việc, ghi lại thông tin cá nhân của khách hàng, như tên, số điện thoại và địa chỉ, quản lý danh sách khách hàng và cung cấp thông tin liên lạc khi cần thiết, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Họ cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm hoặc chương trình của tổ chức và giúp đỡ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề hoặc tìm hiểu thêm thông tin. d) Đào tạo nhân lực

Kế hoạch tài chính

2.5.1 Vốn khởi sự (vốn đầu tư) a Vốn cố định

Mặt bằng: Cầu Giấy; từ 1.5m đến 2m mặt tiền và rộng tầm 10 đến 15m, 3 tầng dự tính 60 triệu/3 tháng (đã bao gồm tiền điện, nước, mạng)

Phí đăng ký kinh doanh: 2 triệu

Chi phí cho nội thất:

STT Tên trang Số Đơn giá Thành tiền Nguồn thiết bị lượng

1 Quầy lễ tân 1 1.500.000 1.500.000 Nội thất Vương Phát

3 Biển hiệu cửa hàng 1 10.000.000 10.000.000 bienhieudep.vn

Chi phí trang thiết bị:

STT Tên trang thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguồn

1 Tủ trưng bày 4 Nội thất Mộc

3 Máy tính bàn 1 4.000.000 4.000.000 Hoàng Long

4 Máy in hóa đơn 1 1.900.000 1.900.000 Sendo

5 Hệ thống đèn 24 LED Xanh Đèn led âm trần 20 150.000 3.000.000 Đèn lọc ray 4 750.000 3.000.000

8 Set trang trí cửa hàng

10 Bồn tắm cho thú cưng 2 14.000.000 28.000.000 Lazada

11 Lồng sấy cho thú cưng 2 2.590.000 5.180.000 Shopee

13 Băng keo, thùng giấy, kéo, gói hàng…

Chi phí khởi sự: 3 triệu ( chi phí tìm hiểu thị trường) Đào tạo chuyên môn: 12 triệu

Thuế môn bài: 1 triệu (với công ty vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng) b Vốn lưu động

Chi phí nguyên vật liệu: 220 triệu/tháng (và giảm theo các tháng sau)

STT Tên trang thiết bị Số lượng Giá sỉ Giá bán trên thị trường

1 Sữa tắm cho thú cưng 60 thùng

2 Quần áo cho thú cưng 200

3 Bộ cắt tỉa lông thú 4 500.000 780.000 2.000.000

4 Dầu xịt làm dài, mượt lông

5 Thức ăn cho thú cưng

Pate cho thú cưng 20 thùng

6 Xịt thơm cho thú cưng (100ml) 100 lọ 10.000 30.000 1.000.000

9 Đồ chơi cho thú cưng (đèn laze, cần cầu gỗ, thú nhồi bông, )

12 Bát ăn cho thú 300 10.000 25.000 3.000.000 cưng

14 Bồn vệ sinh cho thú cưng

15 Phụ kiện cho thú cưng

Phụ kiện tắm cho thú cưng 100 20.000 50.000 200.000

Dụng cụ cắt móng tay 50 15.000 25.000 750.000

Trả lương: thành viên nhóm khởi nghiệp tính lương cứng 10 triệu/tháng (ban đầu do nhóm khởi nghiệp tự chủ quản lý, kinh doanh ổn định sẽ giao cho nhân viên)

Số tháng Đơn giá/tháng Tổng chi phí

Chi phí khác: 500.000đ/tháng (cho đồ dùng văn phòng phẩm)

Các loại thuế: Thuế thu nhập 20%, thuế GTGT, thuế nhập khẩu

Vốn tự có : tiền tiết kiệm cá nhân mỗi người 40 triệu => Tổng 360 triệu Vay người thân, bạn bè, họ hàng: mỗi thành viên 20 triệu => 180 triệu Vay ngân hàng: 300 triệu

2.5.3 Ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận a Ước tính doanh thu Ước tính khối lượng khách hàng

+ Số lượng khách mua sản phẩm: 2000 khách/tháng ( trực tiếp tại cửa hàng và các trang mạng online khác)

+ Số lượng khách sử dụng dịch vụ hướng dẫn chăm sóc thú cưng offline :

+ Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hướng dẫn chăm sóc thú cưng online: 100 khách/tháng

+ Số lượng khách sử dụng dịch vụ chăm sóc thú cưng: 200 khách/tháng Ước tính doanh thu

+ Từ bán sản phẩm: 450 triệu

+ Từ dịch vụ tắm rửa, cắt tỉa lông, móng: 150 triệu

=> Tổng doanh thu: 600 triệu/tháng

+ Mỗi năm, cửa hàng sẽ trích ra 10% lợi nhuận góp phần quỹ bảo tồn động vật => trong 1 vài năm đầu, cửa hàng sẽ trích khoảng 50-60 triệu cho việc này.

+ Theo như ước tính trên, cửa hàng sẽ có thể hoàn vốn được trong khoảng thời gian là 1,5 năm. b Chi phí dự kiến

Chi phí nhập nguyên vật liệu dao động 220 triệu/tháng, có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và số lượng theo tháng

Chi phí quảng cáo 1.900.000 triệu/tháng

Chi phí thuê mặt bằng 60 triệu/tháng

Chi phí khác 500.000đ/tháng (đồ dùng văn phòng phẩm)

Thuế thu nhập, thuế GTGT,…(20%/tháng) dự tính 120 triệu

Trả lương cho thành viên nhóm dự tính lương cứng 10 triệu/tháng

Quản lý rủi ro

2.6.1 Chi phí phát sinh trong giai đoạn đầu kinh doanh

Giấy phép đăng ký kinh doanh và các giấy phép khác

Tiền cọc thuê mặt bằng

Sửa sang cải tạo địa điểm Đồng phục nhân viên

Các thiết bị vật dụng để chăm sóc làm đẹp cho thú cưng

Thức ăn và vật dụng cần thiết khác cho thú Điện nước

Chi phí khai trương cửa hàng: quà tặng, khuyến mãi dịch vụ,

Nhân viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc thú cưng

+ Tiến hành training cho nhân viên mới, tìm hiểu cách chăm sóc thú cưng từ những phương tiện online như Youtube, Tik Tok, hoặc tham gia, học hỏi từ các workshop, những người trong nghề lâu năm.

+ Mỗi tháng sẽ tổ chức 1 buổi kiểm tra định kỳ kiến thức của nhân viên và cập nhật những kỹ năng mới,

Trong quá trình chăm sóc làm thú cưng bị đau, bị thương

=> Giải pháp: Đưa ra lời xin lỗi với khách hàng, giảm giá và chịu trách nhiệm cho việc chữa trị của thú cưng.

Rủi ro về nguồn vốn

=> Giải pháp: cửa hàng để ra một khoản tiền dự phòng để duy trì cửa hàng trong giai đoạn khó khăn hoặc vay vốn ngân hàng, người thân, bạn bè để có nguồn hỗ trợ kịp thời. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

=> Giải pháp: xây dựng thương hiệu cửa hàng trong mắt khách hàng, nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để đưa ra chính sách phù hợp, tạo ra nhiều sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Chính trị và pháp luật: Do mới hoạt động nên có thể gặp phải các tai nạn sơ suất trong quá trình hoạt động hoặc các vấn đề khác về thú nuôi Ví dụ như trong quá trình đặt tên và logo cửa hàng có thể xâm phạm thương hiệu của một cửa hàng khác…

+ Rủi ro nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường hiện tại chưa cao, tuy nhiên thì việc nuôi thú cưng đang trở thành xu hướng và sẽ trở thành thị trường tiềm năng trong tương lai

+ Rủi ro về tỷ giá: Một số thức ăn, đồ dùng của thú cưng được nhập khẩu từ nước ngoài, tỷ giá không ổn định, có thể làm tăng chi phí.

Xã hội: Việc quan tâm chăm sóc, thẩm mỹ cho thú cưng là việc làm hết sức bình thường và cần thiết vì nó liên quan đến sức khỏe cộng đồng và gia đình Tuy nhiên trong xã hội vẫn có nhiều quan điểm cho rằng đây là việc làm lãng phí và không cần thiết hoặc chưa chú ý đến việc chăm sóc cho thú cưng của mình.

Công nghệ: Trong cửa hàng có các máy móc thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và làm đẹp cho thú cưng Rủi ro có thể xảy ra như các rủi ro phần mềm quản lý hoặc máy tính, hỏng hóc các thiết bị máy móc hiện đại, hoặc thiết bị không phù hợp chất lượng… Không có khả năng kiểm định đánh giá chất lượng của các máy móc này.

2.6.3 Nhân viên nghỉ việc Đưa ra quy định nhân viên báo nghỉ trước nửa tháng

Tìm hiểu nguyên nhân xin nghỉ việc => Trao đổi với nhân viên để tìm phương án giải quyết, hỗ trợ

Tuyển dụng nhân sự mới

Sắp xếp lại công việc của nhân viên nghỉ

Hình thức pháp lý

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp Tư nhân được quy định tại Khoản 1 – Điều 183:

“Điều 183 Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Doanh nghiệp Tư nhân có những đặc điểm pháp lý sau:

- Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lâ –p và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiê –n sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của mô –t cá nhân duy nhất.

+ Về quan hê – sở hữu vốn trong doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoă –c giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuô –c sở hữu của chủ doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó.

+ Quan hê – sở hữu quyết định quan hê – quản lí:

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có mô –t chủ đầu tư duy nhất, vì vâ –y cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt đô –ng của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diê –n theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân + Về phân phối lợi nhuâ –n:

Vấn đề phân chia lợi nhuâ –n không đă –t ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp Tư nhân chỉ có mô –t chủ sở hữu và toàn bô – lợi nhuâ –n thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuô –c về mô –t mình chủ doanh nghiệp Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.

- Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

- Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt đô –ng của doanh nghiệp tư nhân.

Do tính chất đô –c lâ –p về tài sản không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân - người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế đô – trách nhiệm vô hạn Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bô – tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.

TỔNG HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANH QUA MÔ HÌNH

Mô hình SWOT

Thị trường tiềm năng: Theo thống kê của Hiệp hội thú y Việt Nam, hiện nay có khoảng 10 triệu gia đình nuôi thú cưng tại Việt Nam Với xu hướng nuôi thú cưng ngày càng tăng, thị trường dịch vụ chăm sóc thú cưng cũng đang phát triển nhanh chóng Đây là một thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Phân tích SWOT Để khởi sự kinh doanh tiệm chăm sóc thú cưng thành công, cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nội bộ (Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài (Opportunities - cơ hội, Threats - thách thức) của doanh nghiệp.

Thế mạnh Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng dịch vụ của tiệm chăm sóc thú cưng Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo bài bản về các kỹ thuật chăm sóc thú cưng, từ cắt tỉa lông, tắm rửa, đến vệ sinh răng miệng,

Cơ sở vật chất hiện đại: Tiệm chăm sóc thú cưng cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất.

Dịch vụ đa dạng: Tiệm chăm sóc thú cưng nên cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ chăm sóc cơ bản đến chăm sóc chuyên sâu.

Vị trí thuận lợi: Tiệm chăm sóc thú cưng nên được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ dàng cho khách hàng đến và đi. Điểm yếu

Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Để mở một tiệm chăm sóc thú cưng, chủ đầu tư cần chuẩn bị một số vốn nhất định để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, thuê mặt bằng,

Cạnh tranh cao: Thị trường chăm sóc thú cưng ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi các tiệm chăm sóc thú cưng phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút khách hàng.

Khó khăn trong việc quản lý nhân sự: Nhân viên chăm sóc thú cưng thường xuyên tiếp xúc với thú cưng, do đó có thể bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm Chủ tiệm cần có những biện pháp phòng ngừa và quản lý nhân sự hiệu quả.

Xu hướng nuôi thú cưng ngày càng tăng: Nhu cầu chăm sóc thú cưng cũng tăng theo, tạo cơ hội cho các tiệm chăm sóc thú cưng phát triển.

Thị trường dịch vụ chăm sóc thú cưng còn nhiều tiềm năng: Hiện nay, thị trường dịch vụ chăm sóc thú cưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, do đó vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Công nghệ phát triển tạo ra nhiều cơ hội mới: Các ứng dụng công nghệ có thể được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, giúp các tiệm chăm sóc thú cưng nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý.

Sự cạnh tranh từ các tiệm chăm sóc thú cưng khác: Các tiệm chăm sóc thú cưng cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ chăm sóc thú cưng có thể thay đổi theo thời gian, do đó các tiệm chăm sóc thú cưng cần linh hoạt điều chỉnh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các quy định của pháp luật: Các tiệm chăm sóc thú cưng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y,

Mô hình Canvas

+ Đối tượng khách hàng: Chủ sở hữu thú cưng, bao gồm cả chó, mèo, các loài động vật nhỏ khác như hamster, thỏ,

+ Phân khúc khách hàng: o Theo độ tuổi: Thanh niên, trung niên, cao tuổi o Theo thu nhập: Thu nhập cao, trung bình, thấp o Theo sở thích: Người yêu thích thú cưng, người quan tâm đến sức khỏe thú cưng

+ Cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng toàn diện, bao gồm: o Chăm sóc sức khỏe: Tiêm phòng, khám chữa bệnh, phẫu thuật o Chăm sóc sắc đẹp: Cắt tỉa lông, tắm rửa, spa o Chăm sóc dinh dưỡng: Bán thức ăn, đồ dùng cho thú cưng + Đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng + Giá cả cạnh tranh

+ Kênh trực tiếp: o Cửa hàng vật lý o Dịch vụ chăm sóc tại nhà

+ Kênh gián tiếp: o Website, ứng dụng o Hợp tác với các đối tác

Mối quan hệ khách hàng

+ Mối quan hệ thân thiết: o Chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo o Tạo dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng

+ Mối quan hệ lâu dài: o Xây dựng lòng trung thành của khách hàng o Cung cấp các chương trình ưu đãi, khuyến mãi

+ Chăm sóc sức khỏe thú cưng

+ Chăm sóc sắc đẹp thú cưng

+ Chăm sóc dinh dưỡng thú cưng

Các nguồn tài nguyên chính

+ Nhân lực: Bác sĩ thú y, nhân viên chăm sóc thú cưng, nhân viên bán hàng

+ Trang thiết bị: Máy móc, dụng cụ chăm sóc thú cưng

+ Tài chính: Chi phí mặt bằng, chi phí vận hành, chi phí marketing

Khách hàng tiềm năng: Những người đang tìm kiếm thông tin về nuôi thú cưng: là những người nuôi thú cưng nhưng chưa có kinh nghiệm nuôi thú cưng hoặc đang tìm kiếm thông tin về việc nuôi thú cưng Họ có thể tìm kiếm trên mạng, tìm kiếm các tài liệu tư vấn về chăm sóc thú cưng hoặc đến trực tiếp cửa hàng để nhân viên giải đáp thắc mắc về việc chăm sóc thú cưng.

Những khách hàng đã từng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của cửa hàng Đây là những khách hàng đã từng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của cửa hàng và có thể trở thành khách hàng trung thành của cửa hàng nếu hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng.

Khách hàng ngẫu nhiên: Khách hàng tìm đến cửa hàng một cách ngẫu nhiên Đây là những khách hàng tình cờ tìm đến cửa hàng mà không có kế hoạch trước đó do tính thuận tiện.

Khách hàng trên mạng xã hội: Những người tìm kiếm thông tin và quảng bá trên mạng xã hội Đây là những người tìm kiếm thông tin về việc chăm sóc thú cưng trên các trang mạng xã hội và có thể đến cửa hàng để tìm hiểu thêm hoặc chia sẻ kinh nghiệm.

Khách hàng doanh nghiệp: Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ thú cưng Đây là các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ thú cưng, như các trang web, trang mạng xã hội, các tổ chức bảo vệ động vật, hoặc các trung tâm cứu hộ động vật.

3.2.3 Giá trị mang lại cho khách hàng

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho thú cưng như thức ăn, phụ kiện, đồ chơi, dịch vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho thú cưng.

Giá trị độc đáo của sản phẩm/dịch vụ: Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đều được lựa chọn và chăm sóc cẩn thận để đảm bảo chất lượng cao nhất Đồng thời, cửa hàng còn cung cấp các tư vấn viên chuyên nghiệp về chăm sóc thú cưng để giúp khách hàng tối ưu hóa sức khỏe và hạnh phúc của thú cưng.

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thú cưng có chất lượng cao, giá cả phù hợp và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Tăng doanh thu bằng cách bán các sản phẩm và dịch vụ thú cưng với giá cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận.

Sản phẩm, nhân viên, kho hàng, website, cơ sở vật chất và kinh nghiệm đạt chất lượng và chuyên môn.

Thuê các bác sĩ thú y, các chuyên gia chăm sóc thú cưng, các đối tác vận chuyển hàng hóa.

3.2.5 Kênh giao tiếp và phân phối

Kênh giao tiếp: Cửa hàng sử dụng kênh giao tiếp chủ yếu là Fanpage chính thức của Peti để cập nhật thông tin sản phẩm mới nhất, khuyến mãi, thông tin sức khỏe và chăm sóc thú cưng.

Kênh phân phối: Cửa hàng có thể phân phối sản phẩm thú cưng trực tiếp tại cửa hàng hoặc thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như trang web và các sàn thương mại điện tử như Facebook, Shoppee, Tiktok.

Doanh thu từ sản phẩm: Doanh thu từ sản phẩm bao gồm các khoản thu từ việc bán các sản phẩm thú cưng như thức ăn, đồ dùng, phụ kiện và sản phẩm chăm sóc thú cưng khác.

Doanh thu từ dịch vụ: Doanh thu từ dịch vụ bao gồm các khoản thu từ việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng cắt tỉa lông, tắm cho thú cưng,trông giữ thú cưng,…

Doanh thu từ khách hàng trung thành: Cửa hàng có thể tạo ra doanh thu từ khách hàng trung thành bằng cách cung cấp các chương trình thưởng khách hàng, thẻ thành viên, phiếu giảm giá và các khoản thu khác từ khách hàng thường xuyên.

Doanh thu từ sự phát triển: Doanh thu từ sự phát triển bao gồm các khoản thu từ việc mở rộng cửa hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng sản phẩm và dịch vụ, và phát triển các kênh bán hàng mới.

Chi phí sản phẩm: Chi phí cho việc mua các sản phẩm thú cưng, bao gồm thức ăn, đồ chơi, phụ kiện, đồ dùng cho thú cưng,…

Ngày đăng: 24/02/2024, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w