NămDu lịch Quốc gia 2022 do tỉnh Quảng Nam đăng cai với chủ đề “Quảng Nam -Điểm đến du lịch xanh”, nắm bắt cơ hội đó, tỉnh Quảng Nam ra mắt bộ nhận diệnthương hiệu du lịch gắn với Năm Du
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
Khái niệm thương hiệu điểm đến du lịch
Theo UNWTO và ETC (2009): Thương hiệu điểm đến du lịch là hình ảnh thể hiện những giá trị cơ bản, bền vững của điểm đến thông qua những thuộc tính cụ thể trong suy nghĩ của phân khúc thị trường mục tiêu
Theo Hà Nam Khánh Giao (2011): Thương hiệu điểm đến du lịch là ngôn ngữ, biểu tượng, tên và các yếu tố thiết kế hoặc là sự kết hợp hợp của tất cả các yếu tố này tạo thành hình ảnh duy nhất, nhất quán, có thể sử dụng để nhận diện một điểm đến du lịch trong xúc tiến và quảng bá du lịch
Khái niệm chung: Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức,cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh điểm đến với những điểm đến khác.
Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch
Tên thương hiệu chính là tên địa danh, là yếu tố cơ bản của thương hiệu điểm đến du lịch Đây là yếu tố đầu tiên tiếp xúc và đi vào nhận thức của du khách, giúp du khách định vị được phạm vi và vị trí của điểm đến Tên thương hiệu góp phần gợi những hình ảnh liên quan đến điểm đến, tạo ấn tượng ban đầu của khách hàng về thương hiệu điểm đến du lịch
Tên thương hiệu là trọng tâm của bất kỳ chương trình xây dựng thương hiệu nào, vì đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa các điểm đến du lịch Bởi vậy khi thiết kế tên thương hiệu cần phải cố gắng gây ấn tượng cho khách hàng từ màu sắc cho đến cỡ chữ, kiểu chữ, từ đó khiến khách hàng ấn tượng, nhớ lâu hơn.
Biểu trưng (Logo) là một biểu tượng tạo thành từ văn bản và hình ảnh, là một trong các yếu tố nhận diện thương hiệu, nó có thể được coi là lời mời gọi ngắn gọn, cô đọng, súc tích và rất hiệu quả thông qua hình ảnh, chữ viết để giới thiệu về lợi thế du lịch của điểm đến du lịch với du khách Đây là yếu tố giúp tạo ra sự liên tưởng về hình ảnh điểm đến cho khách du lịch, góp phần tăng khả năng nhận thương hiệu điểm đến trong tâm trí khách hàng.
Khi thiết kế logo của điểm đến du lịch thì cần phải lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trước hết phải thể hiện được những đặc trưng, giá trị cốt lõi của điểm đến du lịch.
- Logo cần có sự độc đáo, khác biệt để khi sử dụng trong các hoạt động tiếp thị truyền thông mới tạo điểm nhấn, không bị nhầm lẫn và mang lại hiệu quả cao.
- Logo cần phải có thiết kế tinh tế, bắt mắt, với những đường nét rõ ràng và ấn tượng mạnh, dễ nhớ, có thể kết hợp sáng tạo bằng các hoạ tiết, hình ảnh đặc trưng, những cách điệu trong phông chữ với màu sắc hài hòa, ấn tượng.
- Logo cần phải thể hiện nổi bật cảm xúc, tác động mạnh tới cảm nhận, ghi sâu trong tâm trí khách hàng cũng như cộng đồng dân cư.
- Một điểm đến du lịch không nên thay đổi logo thường xuyên vì nhiều khả năng sẽ làm mất đi giá trị hình ảnh thương hiệu đã được tạo dựng qua nhiều năm và đã thấm sâu trong tâm trí của du khách, các hãng lữ hành quốc tế, thậm chí cả đối tượng là khách du lịch tiềm năng Tuy nhiên, khi tình hình thay đổi, điểm đến cũng đã bão hòa thì việc thay đổi nhằm làm mới là cần thiết Nhưng cần cân nhắc, tính toán kỹ trước khi quyết định thay đổi nếu thấy cần thiết, để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. 1.2.3 Khẩu hiệu
Khẩu hiệu (Slogan) là lời văn ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ, gây ấn tượng nhằm định vị trong tâm trí du khách, giúp làm rõ hơn giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch tại điểm đến du lịch Khẩu hiệu có thể đứng độc lập hoặc đi liền với biểu trưng nhằm giải thích và tăng giá trị cảm nhận, ấn tượng và thu hút sự chú ý tới biểu trưng thương hiệu
Nếu logo khiến du khách ghi nhớ bằng hình ảnh, thì khẩu hiệu tác động đến du khách bằng cách nghe Những khẩu hiệu hay sẽ khiến du khách chỉ cần nghe thôi cũng có thể cảm thấy thích thú, ấn tượng và ghi sâu trong tâm trí.
Ngoài những yếu tố kể trên, thương hiệu điểm đến du lịch còn bao gồm tổng hòa các yếu tố khác gồm: Nét tinh túy đặc sắc, khác biệt của sản phẩm du lịch cốt lõi tại điểm đến; các hoạt động tiếp thị truyền thông; cảm nhận của khách du lịch về điểm đến; ứng xử của các chủ thể tại điểm đến và các yếu tố liên quan khác.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH QUẢNG NAM GẮN VỚI NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2022
Khái quát về điểm đến du lịch Quảng Nam
2.1.1 Giới thiệu về điểm đến du lịch Quảng Nam
Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý 108 26’16” đến 108 44’04” độ kinh Đông 0 0 và từ 15 23’38” đến 15 38’43” độ vĩ Bắc Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh 0 0 Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông là biển Đông Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình nơi đây đa dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng.
Với lợi thế về địa hình và những điều kiện tự nhiên, Quảng Nam có tài nguyên du lịch phong phú gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Đây là cơ sở hình thành và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phong phú đáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu của du khách.
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trên dọc bờ biển dài 125 km là nhiều bãi biển đẹp nhất trong cả nước, rất thuận lợi để khai thác phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại các bờ biển như: An Bàng, Hà My, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Tam Tiến,… Môi trường chưa bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh, rất lý tưởng cho phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng Ở vùng biển ven bờ là hệ thống các đảo có giá trị về tự nhiên, lịch sử và văn hóa hấp dẫn du lịch.
Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, Quảng Nam còn được biết đến là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái với sự phong phú của các hệ sinh thái và giá trị đa dạng sinh học, trong đó tiêu biểu là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội
An đã được UNESCO công nhận năm 2009
Trên các sông Thu Bồn và Vu Gia nhiều khu vực có cảnh quan đẹp và địa hình chia cắt là những điều kiện, tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm vượt thác gềnh và du lịch đường sông vốn đang rất được ưu chuộng, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế, phân khúc trẻ tuổi.
2.1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
Quảng Nam là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tiêu biểu là văn hóa Chăm, Nhật Bản, Trung Hoa… chính vì vậy, đây là nơi có sự đa dạng về dấu tích các nền văn hóa trải qua hàng ngàn năm lịch sử với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống Đến nay, có 4 di tích quốc gia đặc biệt là Phố cổ Hội An, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, Phật Viện Đồng Dương, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh; 62 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; có 357 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 1999, Phố cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cùng với sự hiện diện của các di sản vật thể, Quảng Nam còn là nơi lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể hấp dẫn du lịch với hơn 120 lễ hội dân gian tiêu biểu; hát tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo Đặc biệt nghệ thuật hát bài chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra, Quảng Nam có rất nhiều dân tộc anh em như: Cơ Tu, Xơ Đăng, và Gié Triêng… với nhiều truyền thống văn hóa lịch sử, lễ hội khác nhau đã góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.
Hệ thống các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Quảng Nam rất phát triển mà tiêu biểu như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, nghề dâu tằm Duy Trinh, làng đúc đồng Phước Kiều, gốm sứ La Tháp, thuận lợi cho phát triển du lịch
2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.1.3.1 Hệ thống cung cấp điện, nước
Tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng, thiết kế hệ thống lưới điện 220kV, 110kV đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành, đảm bảo dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp, cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trên đại bàn tỉnh
Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài trên900km, trong đó có 337km đã đưa vào khai thác, bao gồm 9 con sông chính TỉnhQuảng Nam đã xây dựng các công trình thủy lợi ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ (thủy điện Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung ), nhằm hạn chế lũ lụt và cung cấp nước về mùa khô cho vùng đồng bằng ven biển, tạo tiền đề bền vững cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư, đô thị.
*Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ
1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai, các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
*Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 95km, đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh trong việc góp phần lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách, giúp giảm bớt sự quá tải của các hình thức vận chuyển khác, hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước với phạm vị trong nước và quốc tế.
*Đường biển: Nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nước và quốc tế, trong đó Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu container 3.000 Teus; Cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT.
*Đường hàng không: Nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam.
Hiện nay toàn tỉnh có 5 đơn vị viễn thông đang hoạt động: Chi nhánh ViettelQuảng Nam, chi nhánh Mobifone Quảng Nam, Công ty Cổ phần Viễn thông di độngToàn cầu Gtel, Viễn thông Quảng Nam và Trung tâm thông tin di động Việt NamMobile khu vực 2 Số BTS hiện nay khoảng hơn 2.000 trạm, sóng thông tin di động đã phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đường truyền cáp quang 97% số xã.
2.1.4 Thực trạng du lịch tại điểm đến Quảng Nam hiện nay
Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Nam gắn với Năm Du lịch Quốc gia 2022
Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” là sự kiện văn hóa, du lịch tiêu biểu có quy mô quốc gia và mang tầm quốc tế với chuỗi hoạt động diễn ra xuyên suốt cả năm Để chuẩn bị tốt cho Năm Du lịch quốc gia 2022, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất ngành du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực; tăng cường công tác truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch Ngày 15/3/2022, tỉnh Quảng Nam đã công bố Bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 Đây cũng là cơ hội để Quảng Nam kích cầu du lịch, lấy lại đà tăng trưởng.
Hình 1 Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Nam gắn với Năm Du lịch Quốc gia
Trong bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch Quốc gia 2022 tỉnh Quảng Nam công bố, tên thương hiệu chính là “Quảng Nam”, lấy từ chính địa danh của tỉnh Quảng Nam Về phương diện ngữ nghĩa học, “Quảng” có nghĩa là mở rộng; “Nam” là về Nam, hướng Nam, mang ý nghĩa một sự lựa chọn, một định hướng mang tính chiến lược có tầm nhìn xa, hướng về sự phát triển lâu dài, bền vững Trải qua 550 năm, danh xưng Quảng Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: từ Đạo Thừa tuyên Quảng Nam đến
Xứ Quảng Nam, Trấn Quảng Nam, Dinh Quảng Nam thời xa xưa, rồi Đặc khu Quảng Đà trong thời chiến tranh chống Mỹ, Quảng Nam - Đà Nẵng sau ngày thống nhất đất nước và trở lại danh xưng Quảng Nam khi tỉnh được tái lập năm 1997
Nhắc đến “Quảng Nam”, du khách sẽ hình dung ngay đến mảnh đất nằm ở vị trí
“khúc ruột miền Trung” của cả nước, nơi đây tổng hòa của những yếu tố địa lý là núi, đồng bằng và biển Không những thế, nói đến Quảng Nam là nói đến mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng đã sinh dưỡng những danh nhân kiệt xuất, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng Khi nghe hai từ “Quảng Nam”, du khách thường nhớ đến một phố cổ Hội An trầm mặc, một thánh địa Mỹ Sơn đầy huyền bí, một Cù Lao Chàm hoang sơ, hay bãi tắm Cửa Đại biếc xanh với những bờ cát trắng dài, hay là du khách sẽ liên tưởng đến giọng nói đặc trưng nơi đây, một giọng nói không lẫn vào đâu được.
Logo gắn với thông điệp Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh” mang đến sự vui vẻ, thăng hoa cảm xúc từ du lịch xanh và sắc màu di sản Quảng Nam.
Hình 2 Logo du lịch Quảng Nam gắn với Năm Du lịch Quốc gia 2022
Logo thiết kế dựa trên biểu tượng nụ cười tiềm ẩn mà đầy thân thiện của người dân xứ Quảng, hình ảnh con đò gắn với người dân làm việc mưu sinh, cánh diều của trẻ nhỏ thả trên bầu trời xanh, những bãi biển dài và dòng sông trong xanh Đó đều là những hình ảnh chân thực về xứ Quảng, gắn liền với cuộc sống mưu sinh, sinh hoạt hàng ngày của con người nơi đây Chính vì vậy mà logo đã thể hiện sự vui tươi và nét bình dị đặc trưng của mảnh đất và con người Xứ Quảng Những biểu tượng trên được cách điệu thành đường nét cong bán nguyệt giống như nụ cười toát lên nét vui tươi, hàm ý cho một sự kiện tràn ngập niềm vui Du khách sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc hạnh phúc, bình dị mà sâu lắng khi trải nghiệm du lịch tại điểm đến du lịch Quảng Nam qua các di sản văn hóa và thiên nhiên.
Biểu tượng chùa Cầu và khu đền tháp Mỹ Sơn được cách điệu và ghép lại với nhau, tạo nên một điểm nhấn cho tổng thể logo và truyền tải thông điệp đến du khách trong và ngoài nước về điểm đến Quảng Nam chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp của hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999.
Về màu sắc, logo được thể hiện trên 4 tông màu chính, đó là màu xanh lá cây tượng trưng cho thiên nhiên và du lịch xanh nơi đây, màu xanh dương của biển; màu vàng cam tượng trưng di sản văn hóa; màu đỏ là màu của ẩm thực hấp dẫn của xứ Quảng Các màu trên được phát triển từ các màu chủ đạo trong logo du lịch Việt Nam, logo du lịch 5 địa phương nhóm liên kết: Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình Những màu sắc trên lấy cảm hứng từ sự hòa trộn giữa sự giàu có về văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng. Những mảng màu giao thoa thể hiện sự sinh động đặc trưng của một logo du lịch và của sự kiện Năm Du lịch quốc gia đa sắc màu.
Hình thức ứng dụng của logo mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu và các phương tiện truyền thông Kể từ khi công bố bộ nhân diện thương hiệu, tỉnh Quảng Nam đã sử dụng biểu trưng rộng rãi trong các phương tiện truyền thông như Facebook, Youtube, Instagram, để quảng bá du lịch Trong các sự kiện, hội thảo du lịch, hội chợ du lịch, đặc biệt là trong hội chợ Du lịch Quốc tế - VITM Đà Nẵng 2022, gian hàng của du lịch Quảng Nam hay là trên các banner, standee, bì thư lớn, nhỏ, bìa kẹp hồ sơ, túi xách đựng tài liệu, quà tặng, các huy hiệu đeo áo, áo thun, bút, dao cắt giấy, bấm ghim, đều có logo của thương hiệu du lịch Quảng Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà câu “Điểm đến du lịch xanh” trở thành câu khẩu hiệu của du lịch Quảng Nam trong Năm Du lịch Quốc gia 2022 Trước đó, ngày 6/10/2020,tại hội thảo “Tái cơ cấu thị trường khách du lịch Quảng Nam”, lần đầu tiên Chủ tịchUBND tỉnh Lê Trí Thanh đã đưa ra thông điệp xây dựng “Quảng Nam trở thành điểm đến du lịch xanh” khẳng định, phát triển bền vững chính là hướng đi chủ đạo của du lịch Quảng Nam những năm tới Thông điệp phát triển xanh cũng được ông nhắc lại nhiều lần trong các cuộc hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp như là sự cam kết, quyết tâm của địa phương hướng đến sự phát triển bền vững, từ đó tạo sự tin tưởng, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng hưởng ứng, tham gia thực hiện Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cũng khẳng định, du lịch xanh là xu hướng tất yếu của tương lai Thực tế cho thấy, trước những thách thức về dịch bệnh cũng như biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt thì du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm chính là hướng đi phù hợp
Chính vì vậy mà hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022, tỉnh Quảng Nam đã chọn slogan du lịch là “Điểm đến du lịch xanh” và đặt ra mục tiêu các hoạt động phát triển du lịch phải đúng với slogan đặt ra Để hiện thực mục tiêu này, Quảng Nam đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng phát triển bền vững Song hành là các chương trình hành động như bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với tái tạo tài nguyên, tuần hoàn chất thải, sử dụng sản phẩm hữu cơ, thân thiện, tuân thủ quy luật tự nhiên, bảo tồn văn hóa, giảm áp lực đến di sản.
Slogan ngắn gọn, súc tích nhưng hàm chứa nhiều thông điệp, giúp định vị trong tâm trí du khách về giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch xanh mà điểm đến Quảng Nam đang hướng tới Bên cạnh đó, màu sắc của slogan là màu xanh lá, cũng chính là hàm chứa những nỗ lực xây dựng các sản phẩm xanh, tạo ra những trải nghiệm mới, đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường cho du khách Và màu sắc xanh này cũng giúp cho du khách phần nào hình dung được những sản phẩm du lịch xanh mới mẻ ở điểm đến du lịch Quảng Nam.
2.2.4.1 Nét tinh túy đặc trưng và khác biệt của sản phẩm du lịch cốt lõi
Với điểm đến du lịch Quảng Nam, du lịch di sản, đặc biệt di sản văn hóa, đây là nơi tập trung 2/5 di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam và 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và cũng là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa thế giới Có thể khẳng định du lịch di sản là thế mạnh nổi trội về du lịch của tỉnh, khẳng định thương hiệu du lịch Quảng Nam so với các địa phương khác trong cả nước Bên cạnh đó, du lịch biển đảo, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển Đây cũng là thế mạnh nổi trội của du lịch Quảng Nam trên nền lợi thế chung của du lịch vùng Duyên hải miền Trung, cũng là lợi thế tuyệt đối để thu hút du khách trong thời gian qua.
Từ năm 2021, để tạo hướng đi bền vững, ngành du lịch Quảng Nam đã chuyển biến nhận thức trong phát triển du lịch xanh, hướng tới xây dựng thương hiệu điểm đến xanh vào năm 2025 Theo đó, tỉnh Quảng Nam đã có bước chuyển hướng đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, du lịch xanh, kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch bền vững Có thể nói tỉnh Quảng Nam là tỉnh tiên phong đón đầu xu thế phát triển du lịch xanh trong năm 2022 Tỉnh đã phát triển các làng nghề gắn với du lịch như: rừng dừa Cẩm Thanh, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà (Hội An); sản phẩm du lịch cộng đồng nhà vườn Triêm Tây (thị xã Điện Bàn), làng Trà Nhiêu (Duy Sơn), làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn (Duy Xuyên) Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch khám phá vùng núi phía Tây và tìm hiểu bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số tại làng Bhờ Hôồng, Dhờ Rôồng (Đông Giang); làng dệt thổ cẩm Zara, thác Grăng (Nam Giang); làng truyền thống Cơ Tu, Vườn cây di sản Pơ-mu (Tây Giang) Quảng Nam cũng đang tập trung mở rộng không gian du lịch về phía Nam, bước đầu thu hút lượng khách đến tham quan tại các bãi tắm, làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh, Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, địa đạo Kỳ Anh (Tam Kỳ), Khu du lịch hồ Phú Ninh (Phú Ninh), làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước), Vườn sâm Tăk Ngo (Nam Trà My),…
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam Phan Xuân Thanh nhấn mạnh rằng hiện tại, các khu du lịch cộng đồng như làng cổ Lộc Yên (huyện Tiên Phước), Làng văn hóa - du lịch Bhơ Hôồng (huyện Đông Giang); dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch sâm Ngọc Linh, du lịch văn hóa cộng đồng (huyện Nam Trà My); làng văn hóa truyền thống Cơ Tu gắn với bảo vệ, phát triển rừng, phát triển du lịch bền vững tại làng văn hóa thôn Pơ’ning (xã Lăng); làng du lịch sinh thái Azứt (Bha’Lêê); khu du lịch Đỉnh Quế (huyện Tây Giang) đã từng bước được khôi phục và đây là những sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, mang đến nét độc đáo mới cho du lịch Quảng Nam Đó là những tín hiệu đáng mừng để du lịch vùng sâu trong đất liền Quảng Nam phục hồi và phát triển thành sản phẩm du lịch có sức thu hút mạnh. Ở làng cổ Lộc Yên, từ ngày thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái làng quê,” làng cổ Lộc Yên thay đổi từng ngày nhưng vẫn giữ nguyên được cốt cách, bản sắc làng quê truyền thống của mình, nhất là trong giao lưu, ứng xử Đây chính là điểm độc đáo để làng cổ Lộc Yên trở thành điểm đến thu hút lượng lớn khách tham quan trong nước và quốc tế Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2022, làng cổ Lộc Yên đón trên 4.000 lượt khách đến tham quan. Qua đó, hàng trăm hộ trong làng cổ có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc cung cấp các dịch vụ
Đánh giá chung thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Nam gắn với Năm
Về mức độ nhận diện thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Nam gắn với Năm Du lịch Quốc gia 2022 có sự sáng tạo, độc đáo, mang nét riêng biệt, đồng thời cũng có sự phù hợp với sự kiện quảng bá Năm du lịch Quốc gia
2022, trong đó logo mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, các phương tiện truyền thông; khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, được coi như là kim chỉ nam cho các hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Nam trong năm 2022 và cũng như những năm tới
Việc công bố và sử dụng đồng nhất biểu trưng và khẩu hiệu du lịch tỉnh Quảng Nam đã góp phần quảng bá du lịch của tỉnh đến bạn bè trong nước và quốc tế, đưa hình ảnh du lịch Quảng Nam xuất hiện ấn tượng, chuyên nghiệp trên các phương tiện thông tin truyền thông, hấp dẫn du khách, giúp du khách nhận diện và phân biệt thương hiệu du lịch Quảng Nam với các điểm đến du lịch khác Có thể nói rằng
“Quảng Nam - điểm đến du lịch xanh” không chỉ là chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia
2022 mà còn là một định hướng mang tầm chiến lược cho hành trình xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Quảng Nam.
Ngành Du lịch Quảng Nam đã tích cực xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, phù hợp với slogan đã đặt ra “Điểm đến du lịch xanh” Hơn nữa, tỉnh đã nỗ lực và có nhiều đổi mới trong các khâu tổ chức, triển khai các sự kiện, hoạt động và ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến; đồng thời khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch xanh, an toàn phù hợp với điều kiện mới sau đại dịch COVID-19, từ đó khơi gợi và làm lan toả xu hướng du lịch xanh, thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch, tạo cho sức hút của ngành Du lịch Quảng Nam khá nhiều ấn tượng với đông đảo du khách
Nhờ những nỗ lực trên, ngành Du lịch Quảng Nam có sự đồng bộ trong thương hiệu du lịch từ bộ nhận diện thương hiệu đến các sản phẩm du lịch, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đều hướng đến phát triển du lịch xanh, nhiều kết quả lớn của
Quảng Nam trong năm Du lịch Quốc gia 2022 đã được khẳng định, góp phần lan toả các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mới lạ đến với bạn bè quốc tế, đặc biệt là nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh; góp phần nâng cao hơn nữa vị thế, hình ảnh đất nước, con người tỉnh Quảng Nam nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch sau đại dịch COVID-19
Những thành công đó được thể hiện ở sự tăng trưởng trong hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Nam trong những tháng đầu năm 2023 Cụ thể:
Ngay từ những tháng đầu năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã và đang diễn ra sôi động, tăng trưởng đáng kể cả thị trường du lịch nội địa và quốc tế Theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, trong quý
I năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 1,63 triệu lượt khách, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó: khách quốc tế ước đạt 765.000 lượt khách, tăng gấp 85 lần với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 865.000 lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I năm 2023 của tỉnh Quảng Nam giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn phục hồi mạnh và tăng trưởng khá tốt, là điểm sáng cho kinh tế của tỉnh. Với nhiều điểm đến hấp dẫn cùng các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm, là tín hiệu vui, tạo đà cho kinh tế 3 quý còn lại của năm 2023 phát triển Theo dự báo của các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, việc Trung Quốc cho phép mở các tour du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023 đã tạo ra một cơ hội lớn cho ngành du lịch tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh ven biển miền Trung nói chung trong mùa du lịch hè sắp tới.
Bên cạnh những sự phát triển, thành công nổi bật nêu trên, nhóm đánh giá công tác xây dựng và xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch điểm đến du lịch Quảng Nam còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất là, hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt hạ tầng kết nối vùng đồng bằng ven biển với vùng núi phía Tây nơi tập trung nhiều tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, và Gié Triêng, vì vậy việc khai thác những giá trị tại tài nguyên du lịch cũng như tiếp cận các điểm du lịch ở khu vực này còn nhiều khó khăn.
Thứ hai là, nguồn lực để phát triển du lịch xanh còn hạn chế: Bên cạnh những dấu ấn bước đầu, tiến trình phát triển du lịch xanh ở Quảng Nam hiện gặp nhiều vướng mắc Trong đó, việc thiếu nguồn lực tài chính để triển khai nhiều hoạt động du lịch xanh đến cộng đồng doanh nghiệp đã và đang trở thành trở ngại Cùng với đó, nguồn nhân lực để phát triển du lịch xanh hiện rất hạn chế chủ yếu là kiêm nhiệm và tình nguyện Theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh đến năm
2025, toàn tỉnh cần khoảng 23 nghìn lao động ở lĩnh vực du lịch Tuy nhiên, thực tế đến cuối năm 2022, Quảng Nam mới có 11 nghìn lao động làm việc trong ngành du lịch thuộc các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên, nhà hàng, vui chơi giải trí
Thứ ba là, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2022 gặp một số khó khăn, thách thức nhất là thời gian chuẩn bị ngắn trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến tâm lý du khách; số ca nhiễm COVID-19 vẫn còn ở mức cao nên người dân ngại đi du lịch Các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 nên sự đồng hành, vào cuộc của Năm Du lịch Quốc gia chưa thực sự mạnh mẽ
Thứ tư là, vẫn tồn tại một số bất cập trong việc tiếp cận với thị trường khách quốc tế: Dù tích cực xúc tiến nhưng lượng khách quốc tế đến với Quảng Nam và các sự kiện thuộc Năm du lịch quốc gia 2022 còn khá khiêm tốn so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát Nguyên nhân là do thời hạn visa hiện nay chỉ được cấp 15 ngày, gây khó khăn cho một số thị trường khách du lịch truyền thống ở xa đến Quảng Nam như Châu Âu, Châu Úc, Mỹ ; một số quốc gia hiện nay vẫn chưa mở cửa hoàn toàn như: Trung Quốc, Đài Loan, gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng Điều này khiến một phần sức lan tỏa của chương trình bị ảnh hưởng cũng như việc kết nối, trao đổi giữa các bên làm du lịch gặp nhiều khó khăn Khó khăn này là bất khả kháng và cũng đã được dự báo với Quảng Nam bởi đây là thách thức chung của ngành du lịch quốc gia