c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kiến thức nền về truyện kể dân gian và ca dao, tục ngữ, những cảm nhận ban đầu về chủ đề bài học.. Giao nhiệm vụ: Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến tr
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
TỔ NGỮ VĂN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Tỉnh Đồng Nai Môn Ngữ văn NĂM HỌC 2022 – 2023
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Đình Vân Nhi Giáo viên soạn bài: Nguyễn Đắc Kim Phụng
Trang 22
CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG NAI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 10 (số tiết)
I Mục tiêu
1 Về kiến thức:
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản về văn học dân gian địa phương Đồng Nai (bối cảnh, đặc điểm, thể loại)
2 Về năng lực:
2.1 Năng lực chung: giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác
2.2 Năng lực đặc thù:
- Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán, từ ngữ địa phương… được phản ánh trong các tác phẩm văn học dân gian Đồng Nai
- Phân tích được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian Đồng Nai thông qua việc đọc hiểu các văn cụ thể
- Chỉ ra được sự thống nhất và khác biệt giữa văn học dân gian Đồng Nai với văn học dân gian Việt Nam
- Sưu tầm, giới thiệu được ít nhất một kịch bản sân khấu hóa… văn học dân gian Đồng Nai
- Phân tích được một tác phẩm cụ thể của văn học dân gian Đồng Nai (bằng hình thức nói và viết)
- Bước đầu viết được một bài nghiên cứu nhỏ, ở mức độ cơ bản về một vấn đè trong
văn học dân gian Đồng Nai
3 Về phẩm chất:
- Yêu thích văn học dân gian và có hứng thú sưu tầm, tìm hiểu về văn học dân gian Đồng Nai
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Thiết bị dạy học: Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, mirco… 2.Học liệu
+ Tài liệu Giáo dục địa phương Tỉnh Đồng Nai, lớp 10
+ Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1 (Lã Nhâm Thìn chủ biên)
+ Sách Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai (PTS Huỳnh Văn Tới)
Trang 33
+ Tuyển tập truyện kể dân gian Đồng Nai
3 Chuẩn bị
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng điện tử
- Học sinh:
+ Sưu tầm một số truyện cổ và ca dao về vùng đất Đồng Nai
+ Xem lại những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, đặc biệt là thể loại truyện kể
và thơ ca dân gian
+ Sưu tầm một tài liệu về nghiên cứu văn học dân gian (VHDG) Đồng Nai
+ Đọc trước phần bài học trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn
III Tiến trình dạy học
1 – 3 Tìm hiểu khái quát về văn học dân gian Đồng Nai
4 – 6 Đọc hiểu một số văn bản văn học dân gian Đồng Nai
7 – 10 Vận dụng kiến thức về đặc trưng văn học dân gian và đặc điểm riêng văn
hóa Đồng Nai để thực hiện một số hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
1 Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến các thể loại truyện kể và thơ ca dân gian; kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới b) Nội dung: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kiến thức nền về truyện kể dân gian và ca dao, tục ngữ, những cảm nhận ban đầu về chủ đề bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Trang 44
CẦN ĐẠT
1 Giao nhiệm vụ:
Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến truyện cổ và
thơ ca dân gian
- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm “Mảnh ghép dân
gian” (hệ thống câu hỏi, xem thêm Phụ lục) để HS ôn
tập, gợi nhớ kiến thức về các thể loại của văn học dân
gian như truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ…
Tạo tâm thế đọc
- GV chia lớp thành 04 nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS),
các nhóm cùng tham gia trò chơi “Mảnh ghép Đồng
Nai”
- GV trình chiếu lần lượt những câu ca dao hoặc đặc
điểm về văn hóa, địa lí, lịch sử của Đồng Nai và yêu
cầu HS nêu đúng tên yếu tố văn hóa đó Cuối cùng,
khi các ô hình đã mở, HS phải đoán đúng tên của tấm
hình chính
- GV cho HS xem clip Văn miếu Trấn Biên và dẫn dắt
HS đến bài học về VHDG Đồng Nai
HS tham gia trò chơi theo cá nhân, chọn câu trả lời đúng
và diễn giải đáp án
HS được phát bảng phụ, trả lời câu hỏi theo nhóm
2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, trả lời cá nhân, theo nhóm
3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ sung
4 Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để
HS kết nối với hoạt động, hình thành kiến thức mới
- GV dẫn dắt vào bài học
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
(Ca dao)
Từ buổi đầu khai hoang mở cõi, vùng đất Đồng Nai
yên bình đã trở thành một trong những địa danh đầu
tiên được nhân dân biết đến và cư trú đông đúc
Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất này đã trở thành
thủ phủ của vị tướng Nguyễn Hữu Cảnh trên con
Trang 55
đường mở rộng lãnh thổ về phía Nam của nước ta Và
rất nhiều nhà dư địa chí khác khi nói đến Đồng Nai
đều mang cảm xúc ngưỡng mộ, ngợi ca Vùng đất
mênh mông sóng lúa, muôn vật tươi tốt đã trở thành
nơi để con người yên tâm “an cư lạc nghiệp” Để hiểu
hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương Đồng Nai thân
yêu dưới góc nhìn của người xưa, ta hãy cùng khám
phá bài học “Văn học dân gian Đồng Nai”
2 Hoạt động hình thành kiến thức: Khái quát về VHDG Đồng Nai
2.1 Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
a) Mục tiêu: Tìm hiểu chung về bối cảnh lịch sử của vùng đất Đồng Nai
b) Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày để tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của Đồng Nai
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
CẦN ĐẠT
1 Giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu ở nhà và đọc sách, hãy
nêu những hiểu biết của em về lịch sử hình thành của
vùng đất Đồng Nai
- GV đặt câu hỏi phụ: Bối cảnh ấy có ảnh hưởng như
thế nào đến đặc điểm của bộ phận văn học dân gian ở
Đồng Nai?
Câu trả lời và phần tìm hiểu của HS về lịch sử hình thành
và phát triển của Đồng Nai
A Khái quá văn học dân gian Đồng Nai
I Bối cảnh lịch sử
- Đồng Nai là vùng đất mới với lịch sử hình thành hơn
300 năm
- Dân cư Đồng Nai bao gồm những lưu dân đi mở cõi và các dân tộc bản địa
- VHDG của người Việt ở Đồng Nai xuất hiện muộn hơn so với tiến trình chung
Trang 66
của văn học dân tộc
2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, trả lời cá nhân
3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời HS trả lời, mời HS khác bổ sung
4 Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, chốt lại những kiến thức liên quan đến
bối cảnh lịch sử Đồng Nai (xem cột Nội dung/ yêu cầu
cần đạt)
2.2 Tìm hiểu về thể loại và đặc điểm của VHDG Đồng Nai
a) Mục tiêu: Đọc hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị nội dung và nghệ thuật của các thể loại VHDG ở Đồng Nai
b) Nội dung: Tìm hiểu về truyện kể dân gian, ca dao và tục ngữ ở Đồng Nai
c) Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm và của cá nhân về nội dung và nghệ thuật của một
số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại
d) Tổ chức thực hiện:
1 Giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 5 nhóm (mỗi
nhóm từ 06 – 08 HS) GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về
truyện kể dân gian Đồng Nai (của
các dân tộc ít người và người
Việt)
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về thơ
ca dân gian Đồng Nai
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về tục ngữ
Đồng Nai
Các nhóm đọc sách, sưu tầm thêm
tư liệu và tìm hiểu các nội dung
theo câu hỏi hướng dẫn:
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu truyện
kể dân gian Đồng Nai
Câu trả lời của HS và phẩn báo cáo hoạt động thảo luận của nhóm
2 Thể loại và đặc điểm
2.1 Truyện kể dân gian
2.1.1 Truyện kể dân gian của các dân tộc ít
Trang 77
Các nhóm lựa chọn một tác phẩm
trong sách hoặc sưu tầm để tiến
hành đọc hiểu
(1) Xác định người kể chuyện
trong các truyện kể dân gian
(2) Tóm tắt cốt truyện
(3) Phân tích, bình luận một số
yếu tố kì ảo, chi tiết đặc sắc trong
truyện
(4) Em có hình dung gì về không
khí, bối cảnh lịch sử của thời đại
được nói đến trong truyện?
(5) Em hãy suy đoán tư tưởng,
quan niệm của tác giả dân gian về
quá trình hình thành lãnh thổ, địa
vực cư trú…; quá trình chiến đầu
để bảo vệ cộng đồng
(6) Em hãy liên hệ tác phẩm với
thực tế đời sống để thấy được ý
nghĩa của văn bản đối với bản
thân
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu thơ ca
dân gian Đồng Nai
Các nhóm lựa chọn một tác phẩm
trong sách hoặc sưu tầm để tiến
hành đọc hiểu
GV có thể gợi ý cho HS xem clip
về một trình diễn thơ ca dân gian
của các dân tộc ít người hoặc
người Việt
người
- Truyện kể dân gian là kho tàng tài sản, lưu giữ lịch sử, luật tục, hình mẫu nếp sống cổ truyền của cha ông
- Về nội dung: các truyện dân gian giải thích về các hiện tượng tự nhiên qua hình ảnh của các vị thần, giải thích các địa danh, đặc điểm của các loài vật
- Về hình thức: truyện kể thể hiện bằng văn vần, được các trưởng bản kể lại trong các sinh hoạt cộng đồng, kết cấu truyện đơn giản
2.1.2 Truyện kể dân gian của người Việt
- Số lượng các truyện kể không nhiều, có thể chia thành các bộ phận truyện sau đây:
+ Nhóm truyện kể mang dấu ấn thần thoại tích hợp vào vùng đất mới
+ Nhóm truyện kể mang tính giai thoại về các nhân vật lịch sử
+ Nhóm truyện cổ tích sinh hoạt
+ Truyện cười
- Về hình thức, truyện kể có sự kế thừa một số yếu tố của truyện kể dân gian Việt Nam (motif, kết cấu ), có sự xen lẫn các yếu tố thể loại này vào thể loại kia nên việc phân định ở một số truyện khó rạch ròi
2.2 Thơ ca dân gian
2.2.1 Thơ ca dân gian của các dân tộc ít người
- Nổi bật là các Tăm pớt của người Mạ Tăm pớt
là một thể loại thơ văn truyền miệng, thể hiện bằng hình thức hát kể đối đáp trong nhiều hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt, lao động
- Chơ ro có điệu hát đối đáp trong các dịp lễ hội,
Trang 88
(1) Cảm hứng sáng tác chính
trong trong những bài ca dao ấy là
gì?
(2) Bài ca dao thể hiện nét đặc sắc
gì về vùng đất Đồng Nai?
(3) Em cảm nhận như thế nào về
tính cách, tâm hồn của người
Đồng Nai?
(4) Em hãy nhận xét về hiệu quả
hình thức trong những bài ca dao
Hãy chọn và phân tích hiệu quả
nghệ thuật trong một bài ca dao
mà em thích
(5) Em cảm thấy yêu thích nhất
với bài ca dao nào? Vì sao?
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu tục ngữ
dân gian Đồng Nai
Các nhóm lựa chọn một số tác
phẩm tục ngữ trong sách hoặc sưu
tầm để tiến hành đọc hiểu
(1) Những câu tục ngữ thể hiện
bài học gì của cha ông ta?
(2) Câu tục ngữ thể hiện đặc
trưng gì của vùng văn hóa, tự
nhiên Đồng Nai?
(3) Những câu tục ngữ ấy thể hiện
các bài khẩn cầu thần lúa Người Xtiêng có những bài ca dao đôi lứa yêu nhau, những bài hát
ru con
b Thơ ca dân gian của người Việt
- Bộ phận dân gian của người Việt ở Đồng Nai có
số lượng phong phú
- Về nội dung:
+ Thơ ca có sự kế thừa và phát triển từ những di sản thơ ca dân gian miền Bắc và miền Trung + Ca dao về mảnh đất Đồng Nai trù phú, giàu đẹp
+ Ca dao về khai hoang mở cõi, dựng làng lập ấp,
họ miêu tả lại hành trình xây dựng cuộc sống của mình
+ Ca dao cũng phản ánh lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương xứ sở
+ Ca dao thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người, nhất là tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng
- Về hình thức:
+ Thơ ca dân gian là phần lời của những bài dân
ca, những điệu hò, điệu lí
+ Thơ ca dân gian ít chú trọng khuôn khổ câu chữ
và niêm luật
c Tục ngữ
- Về nội dung: bộ phận tục ngữ ở Đồng Nai vừa
kế thừa từ tri thức, kinh nghiệm của cha ông nguyên quán, vừa kết hợp với những kinh nghiệm phù hợp trong ứng xử với điều kiện tự nhiên, xã hội mới
- Về hình thức: tục ngữ không có nhiều khác lạ, thường là những câu ngắn gọn, cân đối, có vần vè
dễ nhớ, dễ thuộc
Trang 99
tình cảm, quan niệm của nhân dân
về vùng đất Đồng Nai như thế
nào?
(4) Hình thức của những câu tục
ngữ ấy có điểm gì đặc biệt?
Hướng dẫn tổng kết những đóng
góp của văn học dân gian Đồng
Nai cho kho tàng văn học dân
gian Việt Nam
- GV đặt câu hỏi: Từ tìm hiểu về
văn học dân gian Đồng Nai, em
nhận xét như thế nào về vai trò
của bộ phận văn học dân gian
Đồng Nai trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam?
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét
gì về hình thức nghệ thuật của các
tác phẩm dân gian Đồng Nai?
3 Những đóng góp của văn học dân gian Đồng Nai cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam
3.1 Về nội dung
- VHDG Đồng Nai phản ánh đặc điểm của thiên nhiên, con người của một vùng đất mới, góp phần vào kho tàng văn hóa dân tộc những tập tục, lễ nghi, những kinh nghiệm ứng xử gắn liền với điều kiện tự nhiên và xã hội
3.2 Về nghệ thuật
- Về thể loại, hệ thống thể loại VHDG Đồng Nai chưa thật phong phú Truyện kể có sự hòa trộn giữa thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn
- Về ngôn ngữ, VHDG Đồng Nai có sự xuất hiện của các từ ngữ địa phương
4 Kết luận
Kho tàng VNDG Đồng Nai rất phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm màu sắc địa phương
2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm
- Sau thời gian thảo luận, các
nhóm cử đại diện báo cáo sản
phẩm
3 Báo cáo thảo luận:
- GV mời đại diện các nhóm trả
lời, mời các nhóm khác bổ sung
4 Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ và kết quả
làm việc của một nhóm, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế trong
Trang 1010
hoạt động nhóm của HS
- GV chốt một số nội dung chính
thường được phản ánh trong
truyện kể và khái quát về tính
cách, phẩm chất của con người
Đồng Nai qua ca dao, tục ngữ
3 Luyện tập
3.1 Đọc hiểu văn bản Bà Mụ Trời
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về các đặc trưng của VHDG Đồng Nai để đọc
hiểu, phân tích một số yếu tố đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyền thuyết Bà
Mụ Trời
b) Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản theo thể loại truyền thuyết
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, báo cáo thảo luận làm việc nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
1 Giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về
kiểu truyện con vật đền ơn người trong cổ
tích Việt Nam (Con hổ có nghĩa, Viên
ngọc ước) HS nêu lên một số điểm giống
nhau về motif cốt truyện và các nhân vật
trong các truyện ấy
- GV yêu cầu HS đọc văn bản Bà Mụ Trời
và trả lời các câu hỏi trong sách giáo
khoa
Hệ thống câu hỏi:
1 Xác định người kể chuyện trong
truyện
2 Tài năng của nhân vật Bà Mụ Trời
được miêu tả qua những chi tiết nào?
HS luyện tập, vận dụng kĩ năng đọc hiểu truyện kể dân gian và kiến thức về văn hóa Đồng Nai để hoàn thành bài tập theo nhóm đôi
GV định hướng câu trả lời của HS:
1 Người kể chuyện là ngôi thứ ba, người thuật lại câu chuyện
2 Tài năng của bà Mụ Trời được miêu tả qua các chi tiết:
- Tại làng An Hòa, huyện Phước Chánh,
có một bà cụ rất giỏi việc hộ sản Uy tín
và tiếng tăm của bà lan ra khắp vùng… tôn xưng là bà Mụ Trời