1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom thực trạng và giải pháp

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Điện Tử Viễn Thông Elcom Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Đỗ Thị Nhạn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Cuối Khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 466,2 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ELCOM (3)
    • 1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông Elcom (3)
      • 1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom (3)
      • 1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom (5)
        • 1.2.1 Cơ cấu tổ chức công ty Elcom (5)
        • 1.2.2 Ban lãnh đạo và công tác quản lý của công ty Elcom (5)
      • 1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Elcom (8)
      • 1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty Elcom (9)
      • 1.5 Thị trường của công ty Elcom (0)
    • 2. Đặc điểm cạnh tranh trong ngành điện tử viễn thông (11)
      • 2.1 Đặc điểm ngành điện tử viễn thông (11)
      • 2.2 Cạnh tranh trong ngành điện tử viễn thông (13)
    • 3. Kết quả kinh doanh của công ty Elcom (14)
      • 3.1 Kết quả kinh doanh (14)
      • 3.2 Sản phẩm tiêu biểu của công ty (0)
        • 3.2.1 Thiết bị hội nghị truyền hình Evision (17)
        • 3.2.2 Công nghệ CIT (20)
    • 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Elcom (21)
      • 4.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Elcom bằng mô hình SWTO (21)
    • 5. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Elcom (37)
      • 5.1 Những kết quả đạt được (37)
      • 5.2 Những hạn chế tồn tại (38)
      • 5.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Elcom (39)
    • CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ELCOM (40)
      • 6. Bối cảnh quốc tế ảnh đến hoạt động kinh doanh của công ty (40)
      • 7. Định hướng phát triển của công ty (41)
      • 8. Các giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh của công ty (42)
        • 8.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm (43)
        • 8.2 Tăng cường tiềm lực về tài chính và hiệu quả sử dụng vốn (44)
        • 8.3 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực (45)
        • 8.4 Tăng cường hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu (0)
        • 8.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ (47)
        • 8.6 Liên kết hợp tác (47)
      • 9. Những kiến nghị và đề xuất (48)
        • 9.1 Với cơ quan nhà nước (48)
        • 9.2 Với công ty (50)
  • KẾT LUẬN (51)

Nội dung

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ELCOM

Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông Elcom

1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom được thành lập ngày 15/12/1995 theo quyết định số 2200/GPUB của UBND thành phố Hà Nội. Công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom thuộc hình thức công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước CHXHCN Việt Nam.

Tên công ty : Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông. Tên giao dịch Electronics communications technology investment development corporation.

Tên viết tắt : Elcom corp.

Trụ sở chính : 18 Nguyễn Chí Thanh – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội. Tiền thân của công ty là một nhóm nghiên cứu độc lập gồm 5 người với mục tiêu đưa các nghiên cứu ứng dụng vào trong thực tiễn.Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triến đến nay Elcom đã trở thành một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực CNĐTVT trở thành một tập đoàn trẻ năng động có uy tín Sự ra đời và phát triển của công ty CPĐTVT Elcom được đánh dấu bởi các mốc lớn sau:

Ngày 15/12/1995 công ty TNHH đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông được thành lập, hoạt động theo giấy đăng kí kinh doanh số

0103002552 Trụ sở chính của công ty 12A Lý Nam Đế, Hà Nội.

Năm 1998, thành lập trung tâm đào tạo phát triển phần mềm (SDTC- Softmare Developing Training Center) trực thuộc Elcom.Cũng trong năm này Elcom đã nhận được huy chương bạc cuộc thi sản phẩm công nghệ điện tử tin học Việt Nam lần thứ nhất, Elcom cũng được hãng ORACLE Việt Nam bình chọn là doanh nghiệp có sản phẩm phần mềm xuất sắc nhất năm 1998.

Năm2000, Elcom hoàn thành xây dựng hệ thống phần mềm có qui mô lớn nhất – hệ thống CBC 2000 Elcom cũng vinh dự nhận được bằng khen của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường cho các hoạt động ngăn chặn sự cố máy tính 2000.

Năm 2002, Elcom nhận được bằng khen của Ủy bantrung ương hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, cúp vàng doanh nghiệp trẻ , doanh nghiệp tiêu biểu thành phố Hà Nội.

Năm 2003, Elcom đã nghiên cứu và triển khai thành công hệ thống Evision – hệ thống truyền hình hội nghị đầu tiên do người Việt Nam phát triển Đây là tiền đề cho sự phát triển các dòng sản phẩm hệ thống hội nghị truyền hình sau này –dòng sản phẩm mang lại nhiều giải thưởng uy tín cho Elcom như Vifotech, Sao Khuê…

Năm 2004, đây là năm đánh dấu cho sự phát triển của Elcom bằng việc chuyển thành công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông ( Elcom Jsc).Cùng với đó là sự ra đời của nhiều công ty con trực thuộc ( Elcom Ltd, Elcomtek, EBC…) và sự ra đời của chi nhánh Elcom tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là năm Elcom có sự thay đổi mạnh mẽ về cả hoạt động trên các lĩnh vực chế tạo và sản xuất các sản phẩm nhựa Compoosite

Năm 2007, Elcom đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90001:2000 do BVQI chứng nhận và được ANAB (Hoa Kỳ) công nhận

Năm 2008, trung tâm nghiên cứu và đào tạo phần mềm (SDTC) chuyển đổi thành công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông- chi nhánh giải pháp phần mềm ( ESOFT).

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

1.2.1 Cơ cấu tổ chức công ty Elcom

Mạng lưới của tập đoàn Elcom:

Trụ sở chính: Elcom Corporation 18 Nguyễn Chí Thanh- Ba Đình –

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 100A4 Thích Quảng Đức – Phường 5 –Quận Phú Nhuận

+Elcomtek: Công ty cổ phần kỹ thuật Elcom

+Elcom Software: Công ty cổ phần công nghệ giải pháp phần mềm Elcom.

+Elcom Industry: Công ty cổ phần công nghệ vật liệu mới.

+Infras: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông. + EBC: Công ty cổ phần truyền thông EBC.

1.2.2 Ban lãnh đạo và công tác quản lý của công ty Elcom

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty Elcom

Nguồn: Phòng hành chính công ty cổ phần điện tử viễn thông Elcom

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức và giải thể công ty, quyết định hướng phát triển của công ty bầu bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành trị của Elcom gồm 7 thành viên.

- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.

- Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm là đại diện pháp nhân có quyền cao nhất trong công ty,chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động do mình quản lý và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quyết định hiện hành.

-Phó giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công của giám đốc và pháp luật về những việc được giao.

-Phòng kinh doanh có nhiệm vụ

+ Tư vấn cho giám đốc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty.Xây dựng các chính sách giá cả với các loại sản phẩm, dịch vụ.

+ Là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng thu thập quản lý thông tin về khách hàng duy trì quan hệ hợp tác với khách hàng.

-Phòng phát triển kinh doanh quốc tế có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu thị trường nước ngoài để phát triển mở rộng thị trường cho công ty.

+Tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, hợp tác liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.

-Phòng kỹ thuật công nghệ có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý thực hiện các công việc sau:

+Khảo sát tư vấn thiết kế các dịch vụ viễn thông, giải pháp kỹ thuật cho khách hàng.

+Triển khai lắp đặt tích hợp hệ thống vận hành cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật ,bảo hành…

+Tổ chức nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ giải pháp mới.

-Phòng nhân sự có nhiệm vụ:

+Điều hành và quản lý các hoạt động nhân sự của toàn công ty.

+Thiết lập các kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân sự.

-Phòng hành chính có nhiệm vụ:

+Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế chính sách về hành chính phù hợp với thực tế của công ty và với chế độ hiện hành của nhà nước.

+Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh.

+Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại các thông báo hội nghị của lãnh đạo công ty.

-Phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ:

+Xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế -kỹ thuật

-Phong kế toán có chức năng:

+ Quản lý điều hành các hoạt động tài chính kế toán

+Lập các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán,báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của công ty

+Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty

1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Elcom

Elcon hoạt động trên các lĩnh vực chính:

+ Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng

+ Tự động hóa công nghiệp

1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty Elcom

Công ty cổ phần đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom kinh doanh những ngành nghề sau:

+Sản xuất lắp ráp các sản phẩm tin học

+Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

+Các dịch vụ khoa học kỹ thuật

+Lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, tổng đài điện thoại thuê bao dung lượng nhỏ, thiết bị phụ trợ, nguồn điện, lắp đặt các thiết bị truyền dẫn cho các tuyến Viba và mạng cáp thông tin

+Sản xuất phần mềm máy tính, chuyển giao công nghệ thông tin, lắp đặt các hệ thống dây chuyền công nghệ cao.

+ Tư vấn các hệ thông thông tin ,hệ thống tự động hóa và các hệ thống ĐTVT

+Cung cấp và khai thác cơ sở dữ liệu, dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu +Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị điện ,điện tử, viễn thông,thiết bị khoa học.

+Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông

+ Đại lý kinh doanh các dịch vụ Internet

+Dịch vụ thông tin giải trí với truyền hình, phát thanh, báo chí

+Đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và khu sinh thái

+Mua bán, sản xuất các thiết bị báo cháy, thiết bị báo trộm

+Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông,thủy lợi,bưu điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật

+Dịch vụ cho thuê văn phòng, cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh, cho thuê tài sản

+Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải trí

+Kinh doanh bất động sản

+Sản xuất, chế biến, buôn bán nguyên vật liệu nhựa cao su, sản phẩm từ nhựa cao su.

Đặc điểm cạnh tranh trong ngành điện tử viễn thông

2.1 Đặc điểm ngành điện tử viễn thông Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin diễn ra dễ dàng nhanh chóng hơn Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu sử dụng về truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ Ngành điện tử viễn thông không ngừng phát triển để đem lại sự hội tụ về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu như điện thoại, truyền hình,internet…Các loại hình dịch vụ của ngành điện tử viễn thông ngày càng đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn Điện tử viễn thông là ngành sử dụng lao động có tay nghề cao, sáng tạo và cần nhiều chất xám.Đây là ngành cần sử dụng lượng vốn đầu tư lớn từ khi mới hình thành cho tới khi đi vào hoạt động và cả khi đã phát triển.Là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh ổn định, lợi nhuận lớn nhưng quá trình kinh doanh cũng gặp rất nhiều rủi ro.Công nghệ ĐTVT là ngành công nghệ có tốc độ chuyển biến rất nhanh Hiện nay trên thế giới xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa trong ngành ĐTVT Đây là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế:

+Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ là lớn nhưng rất nhanh lạc hậu + Sự chênh lệch chi phí lao động giữa các nước

+Giá cả sản phẩm có xu hướng giảm do đó các công ty phải sản xuất trên qui mô lớn để khai thác hiệu quả theo qui mô.

Công nghiệp điện tử viễn thông (ĐTVT) là một ngành công nghiệp mới phát triển tại Việt Nam được Đảng và nhà nước chú trọng đầu tư để phát triển nhằm hướng tới mục tiêu đưa ngành ĐTVT trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ đóng góp vào GDP lớn Đây là ngành có triển vọng phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn.Ngành ĐTVT Việt Nam luôn được kỳ vọng trở thành một trong những nước ngoài

+ Chính sách “Tăng tốc đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về ĐTVT” với nhiều định hướng thúc đẩy và phát triển ngành giai đoạn từ 2010 đến 2015

+Định hướng chiến lược phát triển CNTT& TT Việt Nam giai đoạn 2010-2020(Thủ tướng CP phê duyệt 7/7/2007) Điện tử viễn thông là một trong những ngành hàng được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Ngành ĐTVT có thể chia làm ba nhóm chính:

+Nhóm ngành điện tử thuần túy: Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp máy móc, linh kiện điện tử, máy tính phần mềm…

+Nhóm ngành viễn thông, thông tin

+Nhóm ngành trung gian để hỗ trợ phát triển hai nhóm ngành trên: Tự động hóa, điều khiển, phát triển phần mềm, dịch vụ viễn thông…Nhóm này vừa tác động vừa phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của hai nhóm ngành trên.

Công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom hoạt động và kinh doanh trong nhóm ngành thứ ba.

2.2 Cạnh tranh trong ngành điện tử viễn thông

Ngành điện tử viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh, là ngành kinh doanh hấp dẫn.CN ĐTVT hiện nay là ngành kinh tế quan trọng có tốc độ tăng trưởng trung bình là 20-25%/năm (CN phần mềm tăng 35-40%/năm,

CN nội dung số 35%/năm, CNĐT 20-30%/năm…)Xu thế hội nhập toàn cầu được diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế Những ứng dụng tiên tiến của công nghệ thông tin và truyền thông làm cho quá trinh này diễn ra càng nhanh và rộng hơn Do đặc thù của ngành các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông liên tục được đổi mới và nhanh bị lỗi thời nên áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất lớn.

Hoạt động trong ngành điện tử viễn thông Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia trong đó bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần.doanh nghiệp nước ngoài Kinh doanh trong lĩnh vực ĐTVT ở Việt Nam hiện nay có các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom), công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, công ty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, công ty CP đầu tư phát triển CN ĐTVT Elcom…Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì sự cạnh tranh này diễn ra càng khốc liệt hơn.Các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có khẳ năng tài chính mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến…do đó sản phẩm của họ thường có giá thấp và chế độ hậu mãi lớn…Các doanh nghiệp điện tử viễn thông của Việt Nam muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì cần phải phát huy lợi thế mạng lưới bán lẻ sẵn có, tăng cường dịch vụ sau bán để giành lấy thị phần xứng đáng trong cuộc càng tranh khốc liệt này.Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết giữa nhà sản xuất và các đại lý phân phối.

Kết quả kinh doanh của công ty Elcom

Biểu đồ 1.1: Doanh thu của Elcom giai đoạn 2002-2009 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Elcom hoạt động theo mô hình tập đoàn với 5 công ty thành viên và một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty hoạt động trên 9 lĩnh vực chính: Tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và xuất khẩu phần mềm, phân phối sản phẩm công nghệ thông tin viễn thông, nghiên cứu và phát triển, tư vấn phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, tự động hóa công nghiệp và công nghệ môi trường.Trên nền tảng thương hiệu và các lĩnh vực truyền thống, triển khai các lĩnh vực mới doanh thu và lợi nhuận của Elcom tăng liên tục từ năm 1995 đến năm 2009 với mức tăng năm sau cao hơn năm trước và dự tính sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.Năm 2002 doanh thu doanh nghiệp đạt 41,5 tỷ đồng, năm 2003 đạt 50,4 tỷ đồng tăng 21,5%so với năm 2002.Đến năm 2004 doanh thu của doanh nghiệp đạt mức 66 tỷ đồng

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Elcom giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Qua bảng số liệu có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom giai đoạn 2006-2009 khá ổn định.DT thuần tăng trung bình mỗi năm từ 15-20%, LNST cũng tăng ổn định riêng năm 2009 LNST có mức tăng vượt tăng 246% so với năm 2008 do trong năm 2009 Elcom ký được nhiều gói thầu lớn và các dự án công ty đầu tư bước đầu đem lại doanh thu cho công ty Công ty dự kiến LNST năm 2010 là

120 tỷ VNĐ và năm 2011 là 145 tỷ Quy mô của công ty cũng tăng nhanh chóng thể hiện qua chỉ số vốn điều lệ của công ty Năm 2006 vốn điều lệ là

70 tỷ đồng đến năm 2009 vốn điều lệ của công ty đạt mức 203,5 tỷ tăng gần gấp 3 trong vòng 4 năm.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công ty Elcom giai đoạn

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Qua bảng số liệu trên có thể thấy các chỉ số về hiệu quả kinh doanh của Elcom tăng ổn định và luôn cao hơn trung bình ngành.So với các đối thủ trong ngành thì hoạt động kinh doanh của Elcom được đánh giá là có hiệu quả ROE qua các năm của Elcom khá cao cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn của cổ đông tương đối hiệu quả.

3.2 Sản phẩm tiêu của công ty

3.2.1 Thiết bị hội nghị truyền hình Evision

- Hội nghị truyền hình (Video Cònerence) là một hệ thống kết nối điểm- điểm cho phép truyền hình ảnh âm thanh trực tuyến từ một điểm đến các điểm còn lại qua nền tảng IP.

- Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm Evision

+ Bắt đầu nghiên cứu phát triển từ những năm 1998 đến năm 2004 Elcom đã hoàn thiện và phát triển thành công các giải pháp và dòng sản phẩm truyền hình cấp cao Evision.

+Công ty Elcom đã cung cấp ra thị trường các loại sản phẩm Evision tiêu biểu như Evision Star, Evision Galaxy.Bên cạnh đó, Elcom cũng phát triển các giải pháp khác phù hợp với nhu cầu người tiêu dung:

Giải pháp hội nghị truyền hình cho doanh nghiệp lớn ( Evision Enterprise).

Giải pháp hội nghị truyền hình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Evision Smart).

Giải pháp hội nghị truyền hình cho khối cowquan văn phòng chính phủ (Evision Government).

+Các hệ thống hội nghị truyền hình lớn tiêu biểu đã triển khai

Hệ thống truyền hình 22 điểm cung cấp cho Bộ tư lệnh thông tin C22 năm 2004.

Hệ thống truyền hình 15 điểm cung cấp cho viễn thông Quảng Ninh năm 2008.

Hệ thống truyền hình 8 điểm cung cấp cho công ty truyền tải điện 3 năm 2006.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu sản phẩm Evision của Elcom giai đoạn 2006-

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Tỷ trọng doanh thu của công ty Elcom từ sản phẩm Evision khá lớn(chiếm 10% - 12% trong tổng doanh thu) và liên tục tăng trong giai đoạn2006-2009.Trong đó doanh thu từ sản phẩm Evision Galaxy chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu do Evision Galaxy là dòng sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho hội nghị truyền hình quy mô lớn, đa điểm còn sản phẩmEvision Star nhằm đáp ứng cho đối tượng khách hàng có mức đầu tư trung bình quy mô nhỏ giá thành sản phẩm thấp Hiện nay trên thị trường trong nước Elcom là công ty chính cung cấp sản phẩm truyền hình hội nghị, các đối thủ cạnh tranh của công ty ít và không có lợi thế về cung cấp sản phẩm này so với Elcom.Trong thời gian tới nhu cầu về sản phẩm Evision Galaxy vẫn có xu hướng tăng nhanh do vậy Elcom cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác tốt thị trường tiềm năng này.

- Hệ thống IVR của Elcom là hệ thống dựa trên công nghệ CTI (Computer Telephony Intergration) bao gồm nhiều chức năng được gói trong các dịch vụ riêng biệt.Tính năng trả lời tự động là một trong những tính năng IVR được nhiều nhà cung cấp dịch vụ lớn tại Việt Nam sử dụng: Viettle, Vinaphone, Netsoft, bưu điện Ninh Bình, VCD…

- Hệ thống Intebox là một hệ thống tổng hợp bao gồm các chức năng như: Tính năng trả lời tự động (IVR), điều phối cuộc gọi tự động (ACD), tính năng Callcenter…

- Phonelog Light là sản phẩm cho phép ghi trung thực các cuộc gọi thoại, fax trên các trung kế với dung lượng 4-60 kênh đồng thời nhiều loại tổng đài mà không ảnh hưởng đến chất lượng của các thuê bao.

Bảng 3.1: Doanh thu sản phẩm công nghệ CTI giai đoạn 2006-

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Các sản phẩm ứng dụng công nghệ CTI có chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty (14%-17%) tăng đều qua các năm Trong đó sản phẩm IVR, Intebox chiếm tỷ trọng chính Với tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ viễn thông như hiện nay thì nhu cầu sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ CTI càng lớn, doanh thu sản phẩm này trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Elcom

Năng lực cạnh tranh của DN thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu hút được LN ngày càng cao hơn.Theo đó năng lực cạnh tranh của DN trước hết phải được tạo ra từ các yếu tố nội tại của DN.Những yếu tố nội tại của DN không chỉ được đánh giá bởi các chỉ tiêu công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN một cách riêng biệt mà cần được xem xét trong môi trường tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực một thị trường.Bên cạnh đó những yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý và cơ chế chính sách từng quốc gia cũng ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của DN.

4.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Elcom bằng mô hình SWTO

Phân tích SWTO là phương pháp phân tích về môi trường chiến lược để hoạnh định chiến lược cho doanh nghiệp Các yếu tố hoàn cảnh bên trong của một doanh nghiệp thường được coi là các điểm mạnh ( S- Strengths) hay điểm yếu (W- Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được gọi là cơ hội (O- Opportunities) và nguy cơ (T- Threats) Phân tích SWTO giúp doanh nghiệp đánh giá được khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình từ đó hình thành và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp Mô hình SWTO thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản :

+ SO: Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường

+ WO: Các chiến lược dựa trên khẳ năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng các cơ hội của thị trường.

+ ST: Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

+ WT: Các chiến lược dựa trên khẳ năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Uu nhược điểm của ma trận SWTO:

+Ưu điểm: Đơn giản,dễ hình dung,bao quat đủ các yếu tố cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp.

+Nhược điểm: Kết quả mà SWTO đem lại chỉ mang tính định tính mà không mang tính định lượng. Áp dụng phân tích mô hình SWTO vào đánh giá khẳ năng cạnh tranh của công ty CP ĐTVT Elcom :

+ Nguồn nhân lực, tài sản con người: Elcom quan niệm “Con người nghiệp và đặc trưng cho nhân viên.Do vậy đội ngũ nhân viên của Elcom có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp …

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng lao động của Elcom giai đoạn 2006-2009

Năm lao động trên đại học lao dộng đại học lao động phổ thông

Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP đầu tư phát triển CNĐTVT Elcom

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong tổng lao động tại công ty thì số lao động đã qua đào tạo có trình độ luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần lên chiếm trên 90% tổng số lao động tại công ty.Đây là đặc điểm của ngành ĐTVT và cũng là tiêu chí của công ty tuyển chọn và thu hút lao dộng có tay nghề cao Số lượng lao dộng tăng nhanh qua các năm (trong được hang loạt các giải thưởng lớn và uy tín như: Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2005, các giải thưởng Sao Khuê năm 2006,2007,2008,giải thưởng Vifotech 2004, giải thưởng Sao Đỏ, cúp vàng doanh nghiệp tiêu biểu….

+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm của Elcom có chất lượng tốt và có giá cạnh tranh.Elcom đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 do Bureau Varitas Certification chứng nhận và được

Mỹ công nhận.Do vậy các sản phẩm của Elcom chế tạo luôn đạt độ tin cậy cao.Các sản phẩm tiêu biểu của Elcom:Truyền hình tương tác với sản phẩm tiêu biểu là truyền hình hội nghị,Viễn thông,CTI với dòng sản phẩm IVR Truyền hình hội nghị Evision được thiết kế xây dựng và cung cấp trọn bộ bởi công ty Elcom.Evision đem đến cho khách hàng một giải pháp hội nghị truyền hình chất lượng, hiện đại với nhiều tính năng nổi bật so với các dòng sản phẩm của nhiều hãng khác: Chất lượng hiện đại với mức chi phí đầu tư hợp lý,linh hoạt tiện ích với nhiều lựa chọn cho khách hàng,gần gũi thân thiện với người sử dụng,xây dựng và thiết kế phù hợp với các cuộc giao ban của Việt Nam.Evision đã giành được nhiều giải thưởng: Giải thưởng sao vàng đất Việt, giải thưởng Vifotech năm 2005, giải thưởng Sao Khuê năm 2006…Hệ thống IVR của Elcom là một hệ thống tổng hợp dựa trên công nghệ CTI bao gồm nhiều tính năng được gói trong các dịch vụ riêng biệt IVR đã được rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lớn tại Việt Nam sử dụng như Viettel,Vinaphone,Netsoft, Bưu điện Ninh Bình,VDC…

+Văn hoá doanh nghiệp: Elcom đã và đang tiếp tục xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp .Elcom luôn đảm bảo cung cấp những giá trị vật chất đầy đủ cho nhân viên đồng thời quan tâm tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hoá tinh thần trong toàn công ty.

+Hệ thống các công ty thành phần chuyên hóa cao: Với 5 công ty thành viên chuyên môn hóa ở các lĩnh vực về kỹ thuật, công nghệ giải pháp, tư vấn đầu tư thiết kế cơ sở hạ tầng viễn thông, truyền thông EBC Elcom có khả năng cung cấp những sản phẩm ở các lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm.

+ Nguồn tài chính : Khi mới thành lập vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ đồng. Để thực hiện mục đích nghiên cứu phát triển những sản phẩm công nghệ mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn cho dây chuyền công nghệ Công ty cần lượng vốn đầu tư lớn do vậy công ty đã thực hiên nhiều chiến lược thu hút vốn đầu tư Vốn điều lệ của công ty năm 2008 đạt mức 177 tỷ đồng. Năm 2009 Elcom tiếp tục phát hành 26550000 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của công ty lên 203,55 tỷ đồng Nhưng hiện tại với quy mô sản xuất lớn đòi hỏi nguồn vốn lớn thì Elcom vẫn đang thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn

+ Thị phần của doanh nghiệp còn nhỏ: Hiện nay trên thị trường cung cấp sản phẩm ĐTVT có rất nhiều doanh nghiệp lớn và uy tín.Thị phần của các doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng lớn Dẫn đầu là công ty cổ phầnFPT –đây là một trong những công ty lớn nhất về CNTT và Viễn thông tạiViệt Nam đặc biệt trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và gia công phần mềm.Thị phần của FPT trên thị trường trong các lĩnh vực này thường chiếm trên theo hướng tăng dần thị phần tương đối.

+ Mở cửa thị trường: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến của nước ngoài đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm Do xu hướng toàn cầu hóa, chuyên môn hóa của ngành công nghiệp điện tử viễn thông thế giới nên một số thương hiệu lớn đã chuyển hương đầu tư vào Việt Nam Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

+ Tốc độ tăng trưởng cao: Tốc độ tăng trưởng của ngành điện tử Việt Nam hàng năm khoảng 20-30%.Từ những lắp ráp đơn giản hiện nay Việt Nam cũng từng bước sản xuất phụ tùng và linh kiện xuất khẩu Nắm bắt xu hướng đó năm 2005 Elcom đã xây dựng công ty cổ phần kỹ thuật Elcom chuyên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử tự động hóa và môi trường.Về lĩnh vực viễn thông: Trong bảng xếp hạng viễn thông Châu Á Việt Nam đang xếp hang 13 về quy mô và tốc độ tăng trưởng.Với tốc tộc phát triển nhanh chóng ngành viễn thông như hiện nay sẽ kéo theo tốc độ tăng của ngành cung cấp dịch vụ viễn thông cũng tăng nhanh.

+ Được sự đầu tư quan tâm của chính phủ: Điện tử viễn thông là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia do đó nhà nước cũng có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triến ngành…

+ Sự phát triển mạng 3G: Xu hướng mới của các hãng viễn thông hiện nay là chuyển sang công nghệ 3G.Việc sử dụng công nghệ này cần sử dụng nhiều hệ thông mới và tăng cường các dịch vụ gia tăng số đây là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.

+Giá nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất có xu hướng tăng.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Elcom

5.1 Những kết quả đạt được

Thành lập từ năm 1995 cho đến nay công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ ĐTVT Elcom đã trở thành một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực điện tử viễn thông Sản phẩm của công ty được khách hàng ưa chuộng đánh giá cao Với khẳ năng sáng tạo không ngừng phát triển và đi tiên phong trong lĩnh vực điện tử viễn thông Elcom đã thực hiện nhiều dự án có tầm quan trọng chiến lược với các khách hàng lớn: Dự án cung cấp phần mềm phục vụ điều hành quản lý và khai thác khách hàng cho VMS, dự án InterSMS cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng SMS như tải logo, nhạc chuông, chat…cho mạng di động Vinaphone, dự án Welcome SMS cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho VMS và GPC,cung cấp tủ cáp hộp cáp cho bưu điện Nghệ An,Quảng Trị, cung cấp và lắp đặt tổng đài container 2000 số cho bưu điện thành phố Đà Nẵng nghiên cứu…Elcom cũng đã nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm ứng dụng thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin góp phần phát triển khoa học nước nhà như: sản phẩm Card Y2K, hệ thống truyền hình hội nghị EVISION, hệ thống dịch vụ giải trí EOD… Elcom là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ networking cố định di động và băng tần rộng, công nghệ Ip các ứng dụng phần mềm và dịch vụ khác Elcom là đối tác duy nhất phụ trách khách hàng Việt Nam của Comvers, Nokia Simens, Networks và Starhome.Lợi thế cạnh tranh này sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm tới.Hiện nay các hãng di động đang chuyển từ công nghệ 2G sang công nghệ 3G.Để làm được điều này các hãng sẽ cài đặt hệ thống mới và tăng cường dịch vụ nội dung số Elcom sẽ được hưởng lợi kép từ việc này bởi công ty cung cấp cả phần cứng lẫn các dịch vụ gia tăng số.

5.2 Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thành công đáng khích lệ công ty cũng còn gặp những hạn chế nhất định.Việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khu vực và trên thế giới do vậy chiến lược xuất khẩu sản phẩm dịch vụ của Elcom ra thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

Một tỷ trọng lớn doanh thu của Elcom đến từ một khách hàng chính

,mức độ tiếp thu công nghệ mới nhưng hiện tại công ty vẫn thiếu các nhà khoa học, các kỹ sư công nghệ, kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm- những người có khẳ năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

Là tập đoàn kinh doanh đa ngành ở nhiều lĩnh vực nhưng chính sách phân bổ nguồn lực và đầu tư vốn của Elcom chưa hợp lý do đó công ty chưa khai thác hết được khẳ năng cạnh tranh của mình

5.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Elcom

Ngành điện tử viễn thông của Việt Nam mới chỉ phát triển trong một thời gian ngắn.Công ty Elcom cũng chỉ có lịch sử 15 năm hình thành và phát triển do dó công ty chưa khai thác hết được tiềm lực phát triển của mình.Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vấn vốn đầu tư.

Khả năng tài chính hạn chế, chính sách khoa học công nghệ chưa hợp lý, sự đầu tư của Nhà nước chưa thật sự thích đáng là nguyên nhân gây ra sự lạc hậu về công nghệ cho ngành điện tử viễn thông nói chung và cho công tyElcom nói riêng.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ELCOM

6 Bối cảnh quốc tế ảnh đến hoạt động kinh doanh của công ty

Hiện nay toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt.

Phát triển đất nước theo đường lối mới chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chú trọng phát huy lợi thế nâng cao chất lượng hiệu quả không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm hàng rào bảo hộ.

Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho ngành công nghiệp ĐTVT những cơ hội lớn như tăng cường thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng và vị thế cạnh tranh bình đẳng hơn Môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng đã được cải thiện hành lang pháp lý minh bạch Cũng từ khi gia nhập WTO cơ hội tiếp ĐTVT Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng của ngành ĐTVT tăng nhanh thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ ĐTVT là rất lớn đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành phát triển hoạt động kinh doanh Tuy nhiên điều này cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO Đó là sự chia sẻ thị phần với các tập đoàn ĐTVT lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức vốn góp lên cao tăng khả năng kiểm soát đối với các doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn ,quy chuẩn quốc tế.

Trước môi trường kinh doanh mới Elcom cũng đề ra những chiến lược mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Công ty xác định rõ những cơ hội và thách thức trong điều kiện kinh doanh mới để có thể khẳng định được vị thế, bảo vệ thương hiệu của mình trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

7 Định hướng phát triển của công ty

Mục tiêu chiến lược của Elcom đến năm 2015 LNST đạt 250 tỷ đồng trở thành một tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực ĐTVT mang lại giá trị thiết thực cho cổ đông và nhân viên công ty.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015

Xu hướng phát triển hiện nay của ĐTVT trên thế giới và Việt Nam

+Xu hướng hội tụ ngày càng sâu rộng CNTT- Viễn thông-Nội dung số +Xu hướng thuê ngoài phát triển phần mềm và CNTT

+Xu hướng phát triển mạnh mẽ nội dung số (bao gồm lĩnh vực thông tin điện tử, giải trí điện tử, truyền thông điện tử…)biến lĩnh vực này thành ngành công nghiệp thực thụ

+Xu hướng phát triển mạnh mẽ các dịch vụ kinh doanh điện tử lấy CNTT và viễn thông làm nền tảng

+Xu hướng phát triển mạnh mẽ của dịch vụ CNTT chuyên nghiệp

Trên cơ sở xu hướng phát triển ngành ĐTVT tại Việt Nam và trên thế giới cũng như tiềm năng phát triển của ngành ĐTVT tại Việt Nam Elcom đã định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2015 + Các lĩnh vực kinh doanh chính trong giai đoạn 2010-2015 của Elcom là

* Dịch vụ tích hợp hệ thống

* Phân phối sản phẩm và dịch vụ viễn thông

* Sản xuất và xuất khẩu phần mềm

*Nghiên cứu và ứng dụng

+Tiếp tục xây dựng và phát triển các dịch vụ

+Đầu tư vào CSHT phục vụ cho việc phát triển công nghệ 3G nhưng đầu tư ở mức hợp lý theo tốc độ tăng trưởng công nghệ 3G

+Tăng cường tiềm lực cốt lõi của công ty như nguồn nhân lực,quá trình quản lý chất lượng,hoạt động nghiên cứu và phát triển

+Mở rộng thị trường bằng việc phát triển kinh doanh quốc tế

+Tăng cường hợp tác liên kết với các tập đoàn lớn trên thế giới

8 Các giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Kinh tế càng hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần ĐTVT Elcom nói riêng sẽ càng phải đối mặt nhiều hơn với các đối thủ mới có tiềm lực tài chính, công nghê, kinh nghiệm và năng lực cạnh năng lực quản lý và điều hành,nghiên cứu phát triển sản phẩm mới…Các yếu tố này liên quan mật thiết đến nhau và điều quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh chính là khẳ năng tìm ra và đầu tư vào những yếu tố đầu tàu phù hợp với hoàn cảnh của công ty để tạo nên sức mạnh cho công ty.

Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thực hiện trên thương trường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của Elcom Một số giải pháp chính nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Elcom.

8.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm đó Để sản phẩm có thể tiêu thụ được trên thị trường Elcom đã tập trung nghiên cứu thị trường đưa ra các sản phẩm mà thị trường ưa chuộng Elcom đã đề ra một số giả pháp chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty như:

+Thường xuyên cải tiến sản phẩm, nghiên cứu thiết kế ra sản phẩm có nhiều chức năng mới với hình dáng mẫu mã đẹp chất lượng tốt thay đổi theo thị hiếu của thị trường Đầu tư cho công tác nghiên cứu thiết kế nắm bắt xu hướng của thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của công ty.

+Áp dụng công nghệ phù hợp đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường và có chi phí thấp Hiện nay tiềm lực về tài chính của Elcom chưa đủ mạnh để đầu tư vào cơ sỏ nghiên cứu thiết bị do đó công ty có thể xem xét khẳ năng chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên tiến để giảm áp lực cho vốn đầu tư.

+Nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm sản phẩm: Khuyến mại, bảo dưỡng,bảo hành, tư vấn, giao hàng, thanh toán.

8.2 Tăng cường tiềm lực về tài chính và hiệu quả sử dụng vốn Để phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của công ty, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ công ty cần tăng cường tiềm lực về tài chính và hiệu quả sử dụng vốn Năm 2008 công ty đã tiến hành phát hành

5430000 cổ phiếu trong đó số lượng cổ phiếu thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu là 184500 cổ phiếu, phát hành lẻ 3589500 cổ phiếu cho các đối tác chiến lược và nhân viên chủ chốt công ty

Ngày đăng: 22/02/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w