1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích sự tác động của môi trường marketing đếnhoạt động marketing của công ty cổ phần soyagarden

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Tác Động Của Môi Trường Marketing Đến Hoạt Động Marketing Của Công Ty Cổ Phần Soya Garden
Người hướng dẫn Nguyễn Bảo Ngọc
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,7 MB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (3)
    • I. Tính cấp thiết (3)
    • II. Mục tiêu nghiên cứu (3)
    • III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (4)
    • IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (4)
  • B. NỘI DUNG (4)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (4)
    • I. Môi trường Marketing và hoạt động Marketing của doanh nghiệp (4)
      • 1. Khái niệm môi trường Marketing và sự cần thiết nghiên cứu môi trường (4)
      • 2. Các chủ thể, lực lượng của môi trường marketing tác động đến hoạt động marketing (5)
    • II. Chính sách xúc tiến (6)
      • 1. Khái niệm xúc tiến và chính sách xúc tiến (6)
      • 2. Bản chất (0)
      • 3. Nội dung cơ bản của chính sách xúc tiến (0)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (6)
    • I. Giới thiệu về CTCP Soya Garden (6)
    • II. Phân tích sự tác động của môi trường marketing đến hoạt động marketing của công ty cổ phần Soya Garden với các sản phẩm từ đậu nành hữu cơ (8)
      • 1. Môi trường marketing vĩ mô (8)
      • 2. Môi trường marketing vi mô (11)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN (19)
    • I. Ma trận SWOT (19)
      • 1. Các bước chung của hoạt động xúc tiến (23)
      • 2. Xác lập phối thức xúc tiến (24)
    • C. KẾT LUẬN (26)

Nội dung

Thiếu đihoạt động marketing doanh nghiệp đồng nghĩa với việc không có mục đích rõ rànghướng tới thị trường mà doanh nghiệp theo đuổi.Sau khi xây dựng và phát triển CTCP Soya Garden đã tạ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Môi trường Marketing và hoạt động Marketing của doanh nghiệp

1 Khái niệm môi trường Marketing và sự cần thiết nghiên cứu môi trường Marketing của doanh nghiệp

Môi trường marketing bao hàm các nhân tố và lực lượng bên ngoài marketing có ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

1.2 Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing

Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra động lực thúc đẩy.

Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi và dự đoán

2 Các chủ thể, lực lượng của môi trường marketing tác động đến hoạt động marketing

2.1 Môi trường marketing vi mô

MT marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố tác động trực tiếp đến từng

DN và khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng của nó.

Nhóm môi trường nội bộ: Các yếu tố trong doanh nghiệp có ảnh hưởng khả năng vận dụng marketing hữu hiệu.

2.2 Môi trường marketing vĩ mô

MT marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện XH rộng lớn Nó tác động đến toàn bộ MT MKT vi mô và quyết định MKT của các DN trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Môi trường nhân khẩu học

Môi trường pháp lí chính trị

Chính sách xúc tiến

1 Khái niệm xúc tiến và chính sách xúc tiến

Khái niệm xúc tiến: Là lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa DN và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing mix đã lựa chọn của DN.

Khái niệm chính sách xúc tiến: Chính sách xúc tiến bao gồm những chỉ dẫn cho việc đưa ra quyết định và thể hiện các tình huống thường lặp lại hoặc có tính chu kỳ trong hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp.

Truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng, nhắc nhở họ về giá trị lợi ích của sản phẩm để thuyết phục họ mua

Cung cấp thông tin: Còn được gọi là hệ thống truyền thông marketing.

4 Nội dung cơ bản của chính sách xúc tiến

Xác định đối tượng nhận tin

Xác định mục tiêu của xúc tiến

Xác định ngân sách xúc tiến

Lựa chọn thông điệp, kênh truyền thông

Phát triển phối thức xúc tiến Đánh giá hiệu quả của xúc tiến

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Giới thiệu về CTCP Soya Garden

Công ty Cổ phần Soya Garden tiền thân là công ty TNHH Omotenashi, nay là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Egroup Với mong muốn cung cấp cho khách hàng

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi…

Marketing căn bản 100% (8) 41 ĐỀ CƯƠNG

Marketing căn bản 100% (7) 68 Đề tài thảo luận nhóm 1 Marketing…

Bai tap tinh huong marketing can ban …

10 một sự lựa chọn khác bên cạnh Trà và Cà phê, Soya Garden là hệ thống cửa hàng đầu tiên chuyên sâu về các sản phẩm từ Đậu Nành Hữu cơ không biến đổi gene, đạt chứng nhận USDA Organic - Chứng nhận Hữu cơ cao nhất do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp.Khách hàng chính của Soya Garden là nữ, từ 22 - 25 tuổi trở lên, đã đi làm, có thu nhập và quan tâm bắt đầu tới sức khỏe Với định vị sản phẩm như vậy, hiện nay,startup này hiện không có đối thủ trực tiếp nhưng có nhiều đối thủ gián tiếp, cùng phân khúc thị trường nhưng khác sản phẩm hoặc ngược lại.

Phân tích sự tác động của môi trường marketing đến hoạt động marketing của công ty cổ phần Soya Garden với các sản phẩm từ đậu nành hữu cơ

1 Môi trường marketing vĩ mô

1.1 Yếu tố văn hóa – xã hội

- Người Việt có văn hóa chuộng cà phê hơn cả Từ trước đến nay cà phê vẫn có chỗ đứng trong đời sống của người Việt Thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt tới 4,7 kg/năm Dù văn hóa thưởng thức cà phê có nhiều thay đổi nhưng loại thức uống này chưa bao giờ đánh mất vị trí trong mắt người tiêu thụ Việt.

- Bên cạnh đó, thức uống bắt nguồn từ Đài Loan đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm - đầu năm những năm 2000 và được giới trẻ rất ưa chuộng Năm 2017 được coi là năm huy hoàng của thị trường trà sữa trong nước với sự bùng nổ của hàng loạt thương hiệu quốc tế như KOI Thé, Gong Cha, Royal Tea và các thương hiệu Việt Nam như Phúc Long, TocoToco hay Bobapop Ten Ren, với sự hậu thuẫn của The Coffee House, cũng mở cửa hàng đầu tiên trong năm này Kể từ đó, trào lưu trà sữa cùng nhiều biến tấu như “trà sữa kem cheese”, “sữa tươi trân châu đường đen” hay “trà sữa nướng” đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Điều này đặt ra áp lực vô cùng lớn, tạo hay thay đổi thói quen người dùng không phải là một bài toán dễ dàng, đặc biệt là cho một doanh nghiệp trẻ như Soya Garden.

- Tuy nhiên, sản phẩm của Soya Garden sẽ được nhiều người kém hấp thụ lactose - đường trong sữa động vật quan tâm vì tỷ lệ kém hấp thu lactose của Việt Nam là 86,8% Dị ứng lactose là tình trạng không thể tiêu hóa hoàn toàn đường lactose

Marketing căn bản 92% (12) đề cương marketing căn bản

Marketing căn bản 100% (4)56 trong sữa động vật Tình trạng này thường vô hại nhưng cũng có thể gây ra tình trạng nôn mửa, phát ban, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc sốc phản vệ

- Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam đang có những làn sóng ăn uống “xanh” trong đó bao gồm việc cắt giảm hoặc từ bỏ sữa động vật vì những lo lắng về môi trường gây ra bởi việc chăn nuôi gia súc Đây là cơ hội để phát triển cho các thương hiệu thức uống nguồn gốc thực vật như Soya Garden.

Các thương hiệu FnB như Soya Garden chịu ít độc quyền hành chính, ít can thiệp bởi quyền lực và tự do hơn trong kinh doanh Điều đó có nghĩa là, trong một ngành dịch vụ như vậy, nhà nước có ít quyền kiểm soát nhất và tự do là rất quan trọng đối với đầu tư Điều này có nghĩa là các ngành công nghiệp như vậy phụ thuộc nhiều vào khả năng hơn là sức mạnh, điều này mang lại cho các nhà đầu tư thực sự cơ hội và không gian để phát triển.

1.3 Môi trường kinh tế Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng và kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ Trong 9 tháng đầu năm 2020, COVID-19 làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua (tăng 2,12% so với cùng kỳ 2019) Tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều gặp khó khăn, trong đó, 95,5% doanh nghiệp của ngành dịch vụ ăn uống chịu ảnh hưởng tiêu cực sâu của covid- 19.

Vì tính chất dịch bệnh, người dân vẫn hạn chế đi mua sắm, nhu cầu tiêu dùng chưa cao, các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm tươi sống Do đó chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm, lượt khách tới cửa hàng cũng giảm mạnh, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các thương hiệu FnB

Cụ thể, đối với Soya Garden, đại dịch Covid- 19 đã khiến chuỗi này phải đóng cửa 80% của tổng 50 cửa hàng tại Việt Nam về lại 10 Sau Tết Nguyên đán 2021, chuỗi kinh doanh đậu nành hữu cơ này tiếp tục đóng thêm một loạt cơ sở Hiện chỉ còn 9 cửa hàng hoạt động tại Hà Nội, 1 tại TP.HCM Doanh thu gần 100 tỷ giúp lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2019 cũng đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần, đạt 13 tỷ đồng Tuy nhiên, Soya Garden lại ghi nhận mức lỗ sau thuế lên tới 62 tỷ đồng.

Tính trung bình, trong năm 2019, chuỗi kinh doanh đậu nành hữu cơ này thua lỗ

Là một cái tên mới ở thị trường cùng hầu hết cửa hàng đều ở vị trí đắc địa, tổn thương của Soya Garden có thể nói còn sâu sắc hơn nhiều doanh nghiệp khác Việc thu hẹp hệ thống là hành động tái cơ cấu doanh nghiệp, bỏ bớt các cửa hàng thiếu hiệu quả, giữ lại những địa điểm có vị trí đẹp và đem về doanh thu tốt, đồng thời ra mắt mô hình mới (mô hình ki- ốt) tiết kiệm chi phí mặt bằng và nhân viên hơn. 1.4 Yếu tố nhân khẩu học

Chuỗi cửa hàng Soya Garden hiện nay hoạt động chính ở 2 thị trường là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Đây đều là 2 thành phố có số dân đông nhất của nước với lần lượt 8,05 triệu và 8,99 triệu dân, tạo ra một thị trường có quy mô lớn, nhiều tiềm năng cho sự phát triển của thương hiệu này.

Hiện nay ở Việt Nam, nhóm thanh niên trong độ tuổi 25 – 30 chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 45 %) Điều này lại là một thuận lợi khác cho Soya Garden vì khách hàng chính của sản phẩm sữa đậu nành là nữ, từ 22-23 tuổi trở lên, đã đi làm, có thu nhập

Quan niệm “sữa đậu nành không hợp nam giới” do những thông tin về vấn đề sức khỏe lại khiến cho cánh đàn ông không có ý định tiêu thụ loại sản phẩm này Trong khi đó, tỷ lệ nam giới trong cơ cấu giới tính ở Việt Nam lại không hề nhỏ, chiếm 49,8 % dân số Điều này đòi hỏi Soya Garden phải đa dạng hóa thực đơn của mình Thực tế là thương hiệu FnB này đã bao gồm cả các loại sản phẩm bên ngoài sữa đậu nành nguyên chất (vẫn có đậu nành trong thành phần nhưng tỷ lệ ít hơn rất nhiều) như cà phê, trà, bánh waffle, ice blended.

Thực đơn của Soya Garden có mức giá dao động từ 21 – 65000 đồng/ sản phẩm,đắt gấp 5 lần các sản phẩm sữa đậu nành đơn thuần như Nuti, Fami (4000 đồng/ hộp),Vfresh (7500 đồng/ hộp), Soy Secretz (~ 8000 đồng/ hộp),… Tuy nhiên, tại Hà Nội(nơi tập trung phần lớn các cửa hàng của Soya Garden), thu nhập bình quân của người dân đạt mức 130 triệu đồng/ người/ năm, cao hơn bình quân cả nước 1,8 lần, do đó, các sản phẩm của Soya Garden với cách chế biến phức tạp, trình bày bắt mắt hơn vẫn có khả năng thu hút nhiều người tiêu dùng ở khu vực quan trọng này.

2 Môi trường marketing vi mô

2.1 Nhóm môi trường nội bộ

Soya Garden mong muốn đưa câu ngỏ “Soya đi!” sẽ phổ biến như đi cà phê và trà Tương lai xa hơn, Soya Garden không chỉ phục vụ xoay quanh các sản phẩm F&B mà còn tạo ra nhiều chủng loại tiêu dùng trong ngành hàng FMCG (Fast Moving Consumer Goods) Kế hoạch tái cấu trúc mở các cửa hàng quy mô nhỏ dưới 20 chỗ và dạng ki - ốt để tập trung nhiều hơn vào hình thức bán mang đi và giao hàng.

GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN

Ma trận SWOT

1 Có tiềm lực tài chính ổn định (được rót vốn 100 tỷ từ Egroup của shark Nguyễn Ngọc Thủy)

2 Đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm cùng những cá nhân trẻ tuổi năng động nhiệt huyết

3 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, rõ ràng, đạt chứng chỉ của USDA Hoa

1 Có nhiều dự án và tham vọng trong cùng một thời điểm

2 Nguồn lực tài chính cạn kiệt, suy giảm nặng nề đầu năm 2021

3 Phải cắt giảm 80% của hàng vì chi phí thuê mặt bằng quá lớn

4 Chi phí sản phẩm cao so với đối thủ

5 Sản phẩm hương vị còn chưa hấp dẫn

6 Sản phẩm khá đa dạng nhưng

Kỳ Công nghệ sản xuất tiên tiến

4 Sản phẩm đậu nành hữu cơ hướng tới sức khỏe người tiêu dùng (khác với các loại đồ uống khác trên thị trường không mang lại dinh dưỡng cao)

5 Vị trí kinh doanh tốt, vị trí đắc địa tiếp cận được nhiều khách hàng

6 Không gian quan xanh sạch, phục vụ theo tiêu chuẩn

7 Hình ảnh thương hiệu với hệ thống sữa đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên của Việt Nam tạo nên yếu tố khác biệt trên thị trường

8 Thực đơn đa dạng, đặc sắc theo mùa

9 Sản phẩm thiên về yếu tố dinh dưỡng nên khó bị copy

10 Chiến dịch kinh doanh đã thay đổi linh hoạt trong giai đoạn dịch Covid:

Bỏ bớt đi cửa hàng kinh doanh thiếu hiệu quả đồng thời ra mắt loại mô hình kiosk tốn ít chi phí hơn hoạt động song song với các quán lớn chưa có sản phẩm signature

7 Phân khúc khách hàng còn hẹp: chủ yếu là nữ từ 22-23 tuổi trở lên có thu nhập ổn định

8 Mô hình chưa chuẩn tại địa điểm đầu tiên nên nhân rộng ra không có lãi

9 Ngân sách marketing còn thiếu, chính sách marketing chưa đạt hiệu quả cao:

Chiến dịch marketing chưa có độ phổ biến, khó tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng Chưa nắm bắt tốt mảng internet để quảng bá sản phẩm Đẩy mạnh bán online, khách hàng mua hàng qua dịch vụ giao hàng tăng mạnh Từng bước số hóa mô hình của mình: các sản phẩm đã có trên các sàn thương mại điện tử như Beamin, Now,

Ra mắt ứng dụng Soya Garden

Thực hiện những dự án hướng tới cộng đồng

O - OPPORTUNITIES CÁC CHIẾN LƯỢC S - O CÁC CHIẾN LƯỢC W - O

1 Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng, mô hình Take away phù hợp với phong cách hiện đại, nhịp sống hối hả của giới trẻ

2 Xu hướng lối sống xanh và thực phẩm dinh dưỡng lên ngôi

3 Các thương hiệu FnB chịu ít độc quyền hành chính, ít can thiệp bởi quyền lực và tự do hơn trong kinh doanh, Chính

Phủ cũng tạo điều kiện để các thương hiệu Việt phát triển

4 Lợi thế sân nhà, tận dụng tinh thần dân tộc

1 S (3,4,7) và O (2,4) Chiến lược thương hiệu:

Quảng cáo trên các trang báo, mạng xã hội, phương tiện truyền thông…: đây là sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận.

2 S6 và O4 Chiến lược sản phẩm và dịch vụ:

Thiết kế không gian quán theo không gian xanh pha với nét truyền thống đặc trưng của văn hóa Việt, mang đến cho khách hang một trải nghiệm không gian xanh mát, yên bình, mộc mạc, đậm chất làng quê Việt.

3 S (1,10) và O (1,6) Chiến lược sản xuất, cung cấp:

1 W (1,2,3,4,9) và O (3,6) Chiến lược thâm nhập thị trường Chuyển đổi phương thức kinh doanh chủ yếu trên nền tảng số dễ dàng tiếp cận được với nhiều phân khúc khách hàng Đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém giúp giảm chi phí thuê mặt bằng, bổ sung ngân sách vào hoạt động marketing

2 W (5,6,7) và O (1,2)Chiến lược phát triển sản phẩmPhát huy tốt lợi thế dinh dưỡng của sản phẩm đồng thời nghiên cứu phát triển hương vị phù hợp hơn với thị hiếu khách hàngPhát triển menu bắt kịp xu hướng, có tính đặc sắc riêng, tìm ra và phát triển signature,

WTO và gần đây là FTA giúp Soya Garden có tiềm năng tiến ra thị trường nước ngoài

6 Thời đại công nghệ số bùng nổ, dễ tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, tiềm năng phát triển qua ứng dụng giao hàng

Chuyển đổi theo mô hình số, đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao tính tiện lợi trong quá trình gọi món, phục vụ được tập khách hàng lớn.

4 S (1,8,9) và O2 Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị:

Liên tục nghiên cứu, phát triển, cho ra đời những sản phẩm mới, phù hợp hơn với xu hướng của giới trẻ loại bỏ sản phẩm bão hòa giúp khách hàng biết đến và lựa chọn, tránh hoa mắt giữa quá nhiều sản phẩm

3 W9 và O (4,6) Chiến lược marketing Tập trung vào phát triển bộ phận marketing của doanh nghiệp (hướng dẫn, đào tạo, chiêu mộ nhân lực tiềm năng)

Nghiên cứu lại thị trường từ đó tìm ra hướng đi phù hợp nhất Truyền thông nhiều về thế mạnh của sản phẩm sữa đậu nành (tốt cho sức khỏe, nguồn nguyên liệu chất lượng, hàng Việt Nam, )

T - THREATS CÁC CHIẾN LƯỢC S - T CÁC CHIẾN LƯỢC W - T

1 Lạm phát tăng, tiền mất giá khiến khó định giá sản phẩm

2 Tỷ lệ cạnh tranh cao

3 Đối thủ lớn mạnh nhiều

4 Dịch covid làm nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng

5 Sản phẩm thay thế đa dạng (cà phê, trà sữa, )

6 Văn hóa chuộng cà phê, trà sữa của người Việt

1 S (4,6,8) và T (2,3,5) Chiến lược giá trị khách hàng Nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo những voucher giảm giá cho khách hàng khi đến quán lần tiếp theo, phát triển các dòng sản phẩm theo hai hướng:

Phát triển các sản phẩm vốn được ưa chuộng, với nguyên liệu thay thế bằng đậu nành: trà sữa, … Phát triển những dòng sản

1 W (1,2,3,4) và T (1,2,3,4,8) Chiến lược hội nhập về phía sau:

Sáp nhập hoặc tạo nguồn cung riêng để đảm bảo chi phí NVL ổn định, cân bằng để tiết kiệm chi phí giúp doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm

2 W (7,9) và T (5,6,7) Chiến lược phát triển thị trường

Mở rộng phân khúc khách hàng bao gồm cả người già và trẻ emMarketing về sự khác biệt của

7 Quan niệm “sữa đậu nành không hợp nam giới” do những thông tin về vấn đề sức khỏe

8 Tỷ lệ thu nhập của người Việt còn thấp, lượng khách hàng có thể chi trả thường xuyên cho sản phẩm dinh dưỡng còn hạn chế phẩm mang tính thương hiệu, độc quyền.

2 S1 và T8 Tạo nhiều đợt flashsale trong năm: những dịp lễ, ngày kỉ niệm…

Tạo voucher giảm giá vào các khung giờ quán vắng khách

Soya Garden như hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ, độ dinh dưỡng cao (khác biệt về chất lượng so với trà sữa hay sữa đậu nành thông thường được bán ở chợ)

III Chính sách xúc tiến

1 Các bước chung của hoạt động xúc tiến

1.1 Đối tượng nhận tin Đối tượng Đối tượng chính: Phụ nữ đã đi làm, có thu nhập ổn định (22 – 25 tuổi). Đối tượng mới: Những người quan tâm đến vấn đề sức khỏe (phụ nữ sau khi kết hôn, người trung niên), học sinh sinh viên. Đặc điểm

Vị trí: Sống ở các thành phố lớn, sẵn sàng chi tiêu cho hoạt động mua sắm.

Sở thích: Phụ nữ đi làm và người trung niên rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, ưa dùng các sản phẩm từ thiên nhiên Trái lại học sinh sinh viên lại quan tâm chủ yếu đến mùi vị sản phẩm và độ thu hút

Hầu hết đều tiếp cận tốt với internet, ưa sử dụng công nghệ số.

1.2 Mục tiêu xúc tiến Đối tượng khách hàng chính (phụ nữ 22 - 25 tuổi): Tạo dựng sự ưa chuộng từ khách hàng để dẫn đến ý định mua (thuyết phục). Đối tượng khách hàng mới (học sinh, sinh viên, phụ nữ trong độ tuổi trung niên có thu nhập ổn định…): Làm cho họ biết đến thương hiệu từ đó hiểu về sản phẩm (thông tin).

Phương pháp tùy khả năng: Sử dụng 40% ngân sách công ty để chi cho truyền thông.

1.4 Xác lập thông điệp, kênh truyền thông

1.4.1 Xác lập thông điệp truyền thông

Nội dung thông điệp: Thưởng thức Soya – Kiến tạo sức khỏe.

Thông điệp sẽ chỉ rõ sản phẩm sẽ đem lại những lợi ích mong muốn cho khách hàng như: chất lượng, tính kinh tế, công dụng.

Cấu trúc thông điệp: Sử dụng cách lập luận hai chiều (đề cao những ưu điểm nổi bật của sản phẩm, đồng thời cũng thừa nhận một số khiếm khuyết của nó). Các sản phẩm của Soya Garden giá cả đắt hơn mặt bằng chung so với đối thủ cùng sản phẩm nhưng chất lượng vượt trội hơn hẳn bởi hạt đậu nành hữu cơ.

KẾT LUẬN

Được thành lập từ năm 2016, trải qua năm năm hình thành và phát triển, Soya Garden đã gặp phải rất nhiều thăng trầm: từ việc gọi vốn thành công cho đến việc buộc phải đóng cửa 80% cửa hàng trong đại dịch covid – 19 Tuy thất bại lớn vì đã vội lấp lỗ hổng của thị trường bằng việc mở hàng loạt các cửa hàng lớn ở những vị trí đắc địa tốn nhiều chi phí, trong khi đó, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp lại hướng đến một nhóm khách hàng quá nhỏ, thế nhưng không nản chí, Soya Garden đã liên tục đổi mới trong cách vận hành, tối ưu hóa mô hình, nâng cao chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng… để thích ứng trong thời kỳ mới

Từ sự phân tích sự tác động của môi trường marketing đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhóm chúng em đã đề xuất những giải pháp và chính sách xúc tiến giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đưa thương hiệu Soya Garden đến gần hơn người tiêu dùng Do chịu nhiều tổn thất, chính sách xúc tiến sẽ hướng tới nền tảng số, ít chi phí và tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng.

Với những đề xuất đã nêu ra, chúng em hy vọng rằng, Soya Garden sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, mang đậu nành và các sản phẩm xanh đi xa hơn, có chỗ đứng trong ngành công nghiệp F&B, sánh ngang với các tên tuổi lớn như: Highlands, The coffee house, Starbucks…

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi…

Marketing căn bản 100% (8) 41 ĐỀ CƯƠNG Marketing CĂN BẢN

Marketing căn bản 100% (7) 68 Đề tài thảo luận nhóm

Chuong 3- v3 Thanh TOAN Trong TMDT-…

Ngân hàng câu hỏi - Ngân hàng câu hỏi…

Chuong 2-MHKD Trong TMDT - Remix

Quản trị tác nghiệp thươn… None 9

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w