1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích về các nhân tố có ảnh hưởng lớn đếnquá trình phát triển ở các nước đang phát triểntrong giai đoạn 2020 đến nay

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Về Các Nhân Tố Có Ảnh Hưởng Lớn Đến Quá Trình Phát Triển Ở Các Nước Đang Phát Triển Trong Giai Đoạn 2020 Đến Nay
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn Nhóm Lớp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,56 MB

Nội dung

20 Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦUKinh tế học phát triển không chỉ nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ có hiệuquả các nguồn lực sản xuất khan hiếm hiện có, cũng như sự phát triển bền vững củanhững

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THẢO LUẬN NHÓM HỌC PHẦN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÂNG CAO

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VỀ CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NÀY ĐẾN QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ

XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM.

Giáo viên hướng

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5

1.1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 7

1.2.1 KHÁI NIỆM 7

1.2.2 MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ 7

1.2.3 ĐO LƯỜNG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 8

1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 9

1.3.1 CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 9

1.3.2 CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN 11

CHƯƠNG II CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY 12

2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY 12

2.1.1 Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI 12

2.1.2 Ở VIỆT NAM 12

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY 13

2.2.1 CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 13

2

Trang 3

2.2.2 CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN 14

2.3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NÀY ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY 14

2.3.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14

2.3.2 NGUYÊN NHÂN 15

2.3.3 HẠN CHẾ 15

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 17

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 17

3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 17

PHẦN KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

3

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Kinh tế học phát triển không chỉ nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ có hiệuquả các nguồn lực sản xuất khan hiếm hiện có, cũng như sự phát triển bền vững củanhững nguồn lực này theo thời gian và những nội dung chính trị của những quyết địnhkinh tế mà còn quan tâm đến những cơ chế về kinh tế, xã hội và thể chế cần thiết để tácđộng đến những chuyển đổi nhanh chóng về thể chế và cơ cấu của toàn thể xã hội, saocho có thể mang lại một cách hiệu quả nhất những thành quả của những tiến bộ kinh tếcho hầu hết các tầng lớp nhân dân trong xã hội đó Có thể nhận thấy rằng, kinh tế họcphát triển sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau trước hết là kinh tế học

vĩ mô, kinh tế học vi mô, kinh tế học công cộng…

Nghiên cứu kinh tế học phát triển rất có ý nghĩa đối với nước ta, một trong cácnước có thu nhập thấp, đang muốn chuyển từ nền kinh tế từ trạng thái thu nhập thấpsang trạng thái phát triển, hiện đại, có thu nhập cao nhằm cải thiện sâu đời sống củamọi tầng lớp nhân dân Do đó, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích về các nhân tố có ảnhhưởng lớn đến quá trình phát triển ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2020đến nay Liên hệ thực tiễn về sự tác động của các nhân tố này đến quá trình tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam” để nghiêncứu và phân tích

Trang 5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1 Một số lý thuyết về các nước đang phát triển

1.1.1 Khái niệm về các nước đang phát triển

Trong thế giới hiện đại, các quốc gia được phân loại rộng rãi thành các quốc giaphát triển, đang phát triển và kém phát triển dựa trên tiếu chí về kinh tế – xã hội và cácyếu tố phát triển con người cùng với nhiều yếu tố khác Sự phân loại này không tuântheo bất kỳ định nghĩa cụ thể nào và có thể gây ra nhiều sự hiểu lầm, đặc biệt là đốivới trường hợp các quốc gia phát triển và đang phát triển, sự phân loại này đang dầnbiến mất

Các nước đang phát triển là các nước có mức thu nhập bình quân đầu ngườinhỏ hơn 10.000 đôla Tổ chức OECD đã chia nhóm này thành các nhóm nhỏ sau:+ Nhóm các nước thu nhập thấp: gồm 61 nước, là những nước có mức thu nhập bìnhquân đầu người dưới 600 đôla Việt nam được xếp vào nhóm nước này Trong sốnhững nước này có tới 29 nước được xếp vào loại những nước kém phát triển nhất, ví

dụ như Afghanistan, Lào, Ethiopia

+ Nhóm các nước thu nhập trung bình: gồm 73 nước, là những nước có mức thu nhậptrung bình nằm trong khoảng từ 600 tới 2000 đôla

+ Nhóm các nước công nghiệp mới: còn được gọi là các nước NICs (NewlyIndustrialised Countries) Đây là những nước vượt lên hàng đầu giữa các nước đangphát triển trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (vào thời kỳ này các nước NICs đạt mức thunhập bình quân đầu người trên 2000 đôla) Có 11 nước được xếp vào loại này là: Hylạp, Bồ đào nha, Tây ban nha, Nam tư (các nước thuộc châu Âu), Braxin, Mêhicô,Achentina (các nước thuộc châu Mỹ Latinh), Hồng kông, Đài loan, Singapore, Hànquốc (được gọi là 4 con rồng châu Á) Sau năm 1990, một số nước NICs đã được xếpvào những nước phát triển là Tây ban nha, Singapore, Hồng kông, Đài loan + Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ: bao gồm 13 nước, phần lớn trong tổ chức xuấtkhẩu dầu lửa (Organisation of Petroleum Exporting Countries) nằm ở khu vực TrungĐông như Ả rập Sê-út, Cô-oét, Iran, Irắc, Tiểu vương quốc ả rập thống nhất (UEA)

và các nước không thuộc tổ chức này ở châu Phi Do được thiên nhiên ưu đãi về nguồntài nguyên là dầu mỏ nên từ đầu những năm 1970, các nước này đã đạt tốc độ tăng

Trang 6

trưởng cao từ nguồn thu này Tuy nhiên, các nước này vẫn ở trong tình trạng kém pháttriển được thể hiện bằng sự mất cân đối trong nền kinh tế, mức độ bất bình đẳng và tỷ

lệ mù chữ cao

1.1.2 Đặc điểm của các nước đang phát triển

Mức sống thấp

ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa

số dân chúng Mức sống thấp được biểu hiện cả về số lượng lẫn chất lượng dưới dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khoẻ kém, không được hoặc ít được học hành,

tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ không cao Có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

Thu nhập bình quân đầu người thấp

Đây là chỉ tiêu khái quát về mức độ sung túc ở các nước khác nhau Chúng

ta hãy xem xét con số sau: năm 1990 giá trị tổng sản lượng của các quốc gia trên thếgiới là 20 nghìn tỷ đôla trong đó 16,6 nghìn tỷ do các nước đã phát triển tạo ra, còn3,4 nghìn tỷ do các nước đang phát triển tạo ra Nếu tính theo tỷ lệ dân số thì chưađến 23% dân số thế giới tạo ra được khoảng 83% của cải của thế giới, còn hơn baphần tư dân số chỉ tạo ra 17% sản lượng của thế giới Vì vậy thu nhập tính theo đầungười của các nước kém phát triển đương nhiên là thấp hơn so với các nước pháttriển Tính trung bình thì thu nhập theo đầu người của những quốc gia này ít hơn1/20 thu nhập bình quân đầu người của các nước giàu

Bất bình đẳng cao trong phân phối thu nhập:

Mặc dù tất cả các quốc gia đều có sự phân phối thu nhập bất bình đẳngnhưng khoảng cách giàu nghèo ở các nước đang phát triển lớn hơn rất nhiều so vớicác nước phát triển (Tuy nhiên giữa thu nhập bình quân đầu người và mức độ bấtbình đẳng về thu nhập không có mối liên hệ tương quan nào, chẳng hạn Kênya cómức thu nhập bình quân đầu người bằng ấn độ nhưng phân phối thu nhập lại bấtbình đẳng hơn so với Ấn Độ)

Tỷ lệ nghèo đói cao:

Quy mô và mức độ nghèo đói phụ thuộc vào thu nhập quốc dân trung bình

và mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Rõ ràng là, đối với bất kỳ mức

Trang 7

KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẠI CƯƠNGKinh tế

210

Nhóm câu hỏi 2 kttmđc

Kinh tế

14

KINH TẾ THƯƠNG MAI 1 GIÁO TrìnhKinh tế

Trang 8

thu nhập quốc dân đầu người nào, việc phân phối càng không bình đẳng bao nhiêuthì số người nghèo đói sẽ càng nhiều bấy nhiêu và với bất kỳ sự phân phối nào mứcthu nhập bình quân càng thấp thì mức độ nghèo đói càng tăng Để lượng hoá mức độnghèo đói người ta sử dụng khái niệm “nghèo đói tuyệt đối” nhằm biểu thị một mứcthu nhập tối thiểu cụ thể cần thiết để bảo đảm những nhu cầu vật chất cơ bản lươngthực, quần áo, nhà ở cho con người tiếp tục tồn tại Tuy vậy ở các quốc gia khácnhau thì mức sống tối thiểu khác nhau Vì vậy, người ta xác lập một “giới hạn nghèođói quốc tế” được quy đổi là $1/ người/ngày tính theo ngang giá sức mua (PPP).

Sức khoẻ kém

Ngoài việc phải vật lộn với thu nhập thấp, các quốc gia này còn phải chiếnđấu chống lại nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khoẻ kém Mặc dù đã có nhữngbước tiến lớn từ những năm 1960, nhưng tuổi thọ trung bình của các nước kém pháttriển nhất tính đến 2002 vào khoảng 50,6 tuổi so với 64,6 tuổi ở các nước khác thuộcthế giới thứ ba và 77,1 tuổi ở các nước phát triển thuộc OECD

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (tức là số trẻ bị chết trước khi tròn một tuổi trongsố1000 trẻ sinh ra còn sống) trung bình khoảng 99 ở các nước kém phát triển nhất sovới 61 ở các nước đang phát triển khác và 11 ở các nước phát triển (tỷ lệ này caonhất ở Sierra Leone: 165 trẻ, thấp nhất là Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore: 3, năm2002)

Cuối cùng, y tế là một dịch vụ xã hội cực kỳ khan hiếm ở nhiều khu vựcthuộc thế giới thứ ba Theo số liệu năm 1993, số bác sĩ trên 100.000 dân tính trungbình là 40 ở những nước có thu nhập thấp so với 280 ở các nước có thu nhập cao.Tương tự như vậy, tỷ lệ giường bệnh so với số dân cũng rất chênh lệch giữa hainhóm nước nói trên Năm 1991, các nước đang phát triển chỉ có 2,8 giườngbệnh/1000 dân so với 7,4 ở những nước có thu nhập cao Hơn nữa, các cơ sở y tế chỉtập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nơi chỉ có 25% dân số sinh sống Ví dụ: ở ấn

độ, 80% số bác sĩ hành nghề ở thành thị, nơi chỉ có 20% dân số sinh sống

Giáo dục kém phát triển

Để minh hoạ cho mức sống rất thấp của các nước thế giới thứ ba, ta hãy xemxét sự phân chia các cơ hội giáo dục Hầu hết ở các nước này, giáo dục chiếm tỷ

ôn KTTMĐC revisionKinh tế

5

Trang 9

trọng rất lớn trong ngân sách của chính phủ, chủ yếu cho giáo dục ở cấp tiểu học.Tuy vậy, tỷ lệ biết chữ trong số 31 nước kém phát triển là 34% dân số, so với nhữngnước khác thuộc thế giới thứ ba khoảng 65% và 99% ở các nước phát triển.

Năng suất lao động thấp

Được giải thích bằng tình trạng không có hoặc thiếu trầm trọng các đầu vào

bổ sung và thiếu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm Để tăng năng suất lao động cầnphải có vốn đầu tư hoặc được huy động bằng cách đi vay hoặc do tiết kiệm trongnước để đầu tư vào những tư liệu sản xuất mới và cũng là để tăng thêm nguồn nhânlực thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo Ngoài ra những vấn đề về thể chếcũng là một yếu tố làm cho năng suất lao động thấp, ví dụ như: hình thức sở hữu, cơcấu tín dụng và ngân hàng, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh không hiệu quả,

cơ cấu các chương trình giáo dục và đào tạo không phù hợp với nhu cầu của các xãhội đang phát triển Như vậy năng suất lao động thấp là kết quả của những vấn đềkinh tế - xã hội thuộc thế giới thứ ba và đó cũng là biểu hiện chủ yếu của tình trạngkém phát triển

Tốc độ tăng dân số cao và gánh nặng người ăn theo

Theo báo cáo về tình hình dân số thế giới năm 2009 của cơ quan dân số Mỹ đưa rangày 12/8/2009 dân số toàn cầu dự tính sẽ là gần 7 tỷ người vào năm 2010, phần lớn

sự gia tăng diễn ra ở các nước đang phát triển hoặc nghèo nhất thế giới (97% của sựgia tăng sẽ diễn ra tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Caribe)

Ở các nước LDCs số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm một nửa dân số các nước này, trongkhi tỷ phần này ở các nước phát triển chỉ bằng 1/4 tổng số dân.Do vậy, lực lượng laođộng ở hầu hết các nước LDCs phải hỗ trợ cho trẻ em với tỷ lệ gần như gấp đôi sovới các nước giàu có hơn.Trong khi đó số người già trên 64 tuổi ở các nước pháttriển là lớn hơn nhiều.Người già và trẻ em thường bị coi là “gánh nặng ăn theo” của

xã hội,với hàm ý rằng họ là những thành viên không sản xuất được gì cho xã hội, do

đó phải được lao động thường từ 15 đến 64 tuổi hỗ trợ về mặt tài chính

Mức thất nghiệp cao

Một trong những biểu hiện chủ yếu và cũng là một trong những nhân tố dẫnđến mức sống thấp ở các quốc gia đang phát triển là việc sử dụng lao động kém hiệuquả Sử dụng lao động kém hiệu quả thể hiện dưới hai dạng, thứ nhất là thất nghiệptrá hình: đó là những người có việc làm ở cả thành thị lẫn nông thôn nhưng năng

Trang 10

suất lao động của họ thấp tới mức mà nếu có giảm số thời gian lao động đi thì tổngsản lượng cũng không giảm đáng kể; thứ hai là thất nghiệp thực sự: đó là nhữngngười thực sự mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm Tỷ lệ thấtnghiệp trung bình ở các nước thế giới thứ ba hiện nay là từ 10 đến 15% lực lượnglao động Trong đó số thanh niên từ 15 đến 24 tuổi (mà nhiều người có học vấn đángkể) bị thất nghiệp cao gấp đôi mức trung bình Nếu cộng cả số dân trong tình trạngthất nghiệp trá hình thì có khoảng 35% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thànhthị ở các nước này chưa được sử dụng Thêm nữa khi dân số tăng nhanh thì lựclượng lao động của họ cũng sẽ tăng theo thời gian, điều đó nghĩa là công việc sẽphải được tạo ra tương đương với mức tăng cung về lao động Rồi tình trạng di dân

từ nông thôn ra thành thị khiến cho lực lượng lao động “bùng nổ” với mức tăng 5đến 7% hàng năm làm cho vấn đề giải quyết công ăn việc làm ở những nước nàycàng khó khăn thêm

Nền kinh tế phụ thuộc đáng kể vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô:

+ Nông nghiệp quy mô nhỏ: Phần lớn dân số ở các nước đang phát triển đềusống và làm việc tại các vùng nông thôn Dân số sống bằng nông nghiệp chiếm hơn65% ở các nước đang phát triển (trong khi đó các nước phát triển là 27%) Còn lựclượng lao động nông nghiệp các nước đang phát triển chiếm 62% (các nước pháttriển 7%).Giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 20% GDP (tỷ lệ này ở các nước pháttriển chỉ 3%) Lý do cơ bản cho việc tập trung người vào sản xuất nông nghiệp là do

có quá nhiều người so với quy mô đất đai sẵn có, nông nghiệp sử dụng các côngnghệ lỗi thời, tổ chức sản xuất kém và bị hạn chế bởi các yếu tố đầu vào Nôngnghiệp ở các nước thế giới thứ ba chủ yếu là phi thương mại

+ Lệ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô: Hầu hết các nước đang phát triểnđều xuất khẩu sản phẩm thô (chiếm 70% tổng sản phẩm xuất khẩu) nếu xét về giá trịviệc xuất khẩu sản phẩm thô mang lại 60-70% tổng số thu ngoại tệ hàng năm Vìvậy các nước đang phát triển lệ thuộc lớn vào việc xuất khẩu sản phẩm thô

Sự lệ thuộc vào các nước giàu có

Các nước đang phát triển lệ thuộc vào các nước phát triển trên nhiều phươngdiện: vốn, công nghệ ngoài ra để có nguồn thu ngoại tệ các nước đang phát triểnxuất khẩu sản phẩm thô sang các nước phát triển, do đó họ còn lệ thuộc vào các

Trang 11

nước phát triển thông qua thương mại quốc tế Tất cả các yếu tố trên tạo ra tình trạng

“dễ bị tổn thương” ở các nước thuộc thế giới thứ ba, trong đó những lực lượng phầnlớn là nằm ngoài tầm kiểm soát của họ có thể có những ảnh hưởng mang tính quyếtđịnh và thống trị đối với tình hình kinh tế-xã hội của các nước này Hầu hết các nướckém phát triển nhất là những nước “nhỏ” và nền kinh tế của họ là “phụ thuộc”không có triển vọng tự lực cánh sinh và không có khả năng tách ra khỏi sự phụthuộc đó.Một số lý thuyết về phát triển kinh tế

1.1.3 Khái niệm

Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi mọi mặt của nền kinh tế theo chiềuhướng tích cực trong một thời gian nhất định Phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởngkinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chếkinh tế và sự phát triển xã hội

Như vậy phát triển kinh tế bao hàm nhiều ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế.Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề:

- Mức độ tăng trưởng, mở rộng quy mô, sản lượng quốc gia, tăng trưởng sản xuấtcủa quốc gia trong một thời gian nhất định

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng có lợi Tỷ lệ phát triển cácngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân pháttriển phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia

- Sự tiến bộ về mặt xã hội, gia tăng thu nhập của đại bộ phận dân cư, nâng caođời sống xã hội, mức độ văn minh, công bằng xã hội của quốc gia

1.1.4 Mục tiêu của phát triển kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế không chỉ là tăng trưởng nền kinh tế

mà còn là phát triển theo cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người trong khuvực

Thay vì các dự án mang lại lợi ích cho một vài nhà đầu tư, một dự án phát triển kinh tế thành công sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, công ty và những người cần cứu trợ kinh tế Bằng cách đó, cũng có tác động tích cực đến khu vực và gián tiếp kinh doanh và công dân sống ở đó Điều này có nghĩa là tập trung vào đổi mới, kỹ năng và

cơ sở hạ tầng, cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung

1.1.5 Đo lường sự phát triển kinh tế

Trang 12

Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế nên người ta cũng thường sửdụng các chỉ số phản ảnh tăng trưởng kinh tế khi phản ánh phát triển kinh tế của mộtquốc gia Bên cạnh đó, người ta cũng thường sử dụng ba nhóm chỉ số quan trọng đểphản ánh mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

Các chỉ số về cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội baogồm:

Chỉ số cơ cấu ngành

Chỉ số cơ cấu ngành là chỉ số phản ảnh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ trong GDP Tỷ lệ giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ càng caotrong GDP thể hiện nền kinh tế càng phát triển

Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu

- Năng lực sản xuất xuất khẩu so với nhập khẩu Một quốc gia có nền kinh tếphát triển thường có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (thunhập ròng X-M) ngày càng lớn

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu/giá trị kim ngạch nhập khẩu Tỷ số này càng lớnthể hiện năng lực tự chủ của nền kinh tế càng cao

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu/GDP Tỷ lệ này càng cao thể hiện quốc gia này

là quốc gia hướng về xuất khẩu

- Giá trị hàng công nghiệp/giá trị kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ này càng cao thểhiện quốc gia này có nền sản xuất công nghiệp mạnh, có nhiều sản phẩmcông nghiệp xuất khẩu

- Giá trị máy móc và nguyên vật liệu trong tổng giá trị nhập khẩu Tỷ lệ nàycàng cao cho thấy quốc gia này đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

Chỉ số tiết kiệm đầu tư

Mỗi quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tiết kiệm và có tỷ lệ dự trữ khác nhau Cụ thểđược thực hiện thông qua lượng kim ngạch dự trữ của mỗi nước Tỷ lệ tiết kiệm (đểđầu tư) trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay trên tổng sản phẩm quốc dân(GNP) cao, thể hiện mức tăng trưởng/phát triển kinh tế của quốc gia cao

Những nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp, có lượng dự trữ vàng ít, thường là nhữngnước nghèo, nước đang phát triển Để có vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, pháttriển kinh tế các nước này vừa phải tiết kiệm để tích lũy, tạo nguồn vốn trong nước,

Trang 13

vừa phải tranh thủ nguồn vốn bên ngoài thông qua kêu gọi, thu hút đầu tư nướcngoài.

Các chỉ số xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia: Tỷ lệ tăng dân số liên quan

đến thu nhập bình quân trên đầu người của nền kinh tế quốc gia Sự gia tăngdân số ở mức cao của các nước kém phát triển đã làm cho các nước ngàyngày càng thêm nghèo thêm Bên cạnh đó còn làm thay đổi mật độ dân sốcủa nước đó

- Tỷ lệ nông thôn và thành thị: Ở các nước đang phát triển nhanh, tốc độ đô

thị hóa diễn ra chậm Vì vậy, các nước phát triển có tỷ lệ dân số thành thịtăng chậm hơn so với các nước phát triển

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp chỉ số phản ánh sự pháttriển của con người trên ba phương diện: sức khỏe (tuổi thọ trung bình tính từ lúcsinh); giáo dục (chỉ số giáo dục) và thu nhập (tổng thu nhập quốc gia bình quân đầungười)

Chỉ số HDI có giá trị từ 0 đến 1 Giá trị HDI càng tiến đến mức 1 có nghĩa làtrình độ phát triển con người càng cao và ngược lại giá trị HDI càng gần về mức 0tức là trình độ phát triển của con người càng thấp

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển

Sự lan truyền dịch bệnh Covid – 19

Đại dịch Covid – 19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trênthế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu Mức độ ảnhhưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó vớiphần còn lại của thế giới

Về phía cung

Với việc hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàncầu, sự đứt gãy trong sản xuất đầu vào tại một quốc gia sẽ dẫn đến ảnh hưởngtiêu cực tới quá trình sản xuất tiếp theo tại quốc gia khác

Về phía cầu

Trang 14

Việc hoạt động sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp có thể tạm thờingừng hoạt động, người lao động có thể bị ngưng việc hay thậm chí rơi vàotrạng thái thất nghiệp Sự mất mát trong thu nhập sẽ khiến cho cầu của đốitượng này giảm mạnh.

Hơn nữa với sự lao dốc của thị trường chứng khoán, giá trị tài sản củacác hộ gia đình giảm mạnh, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới cầu tiêu dùng

Thương mại toàn cầu nhanh chóng

Thương mại toàn cầu tăng nhanh trong bối cảnh nhu cầu sản xuất và tiêu dùngphục hồi Trong quý I/2021, giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đãtăng 4% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 Đáng chú ý, giátrị này đã cao hơn trước mức khủng hoảng COVID-19, tương đương mức tăngkhoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dựbáo tăng trưởng của thương mại toàn cầu lên 9,7% trong năm 2021 và 7% trongnăm 2022 Theo đó sự phục hồi thương mại hàng hóa chủ yếu nhờ các mặt hàngliên quan đến dịch bệnh, các hàng hóa tiêu dùng bền lâu và các trang thiết bị y tế.Thương mại dịch vụ được dự báo sẽ phục hồi chậm hơn do những hạn chế trong dulịch quốc tế

Thông tin, ý tưởng, tiến bộ công nghệ được truyền bá khắp toàn cầu nhanh hơn

Tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế ở nhiều cách khácnhau Dưới đây là một số ảnh hưởng quan trọng của tiến bộ khoa học và công nghệđối với nền kinh tế

- Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất: Các công nghệ mới, quy trình tựđộng hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể tăng cường khả năng sảnxuất và giảm thời gian cũng như nguồn lực cần thiết để sản xuất hànghóa và dịch vụ Điều này có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và sự pháttriển

- Tạo ra sự cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: Tiến bộ khoa học và côngnghệ cung cấp lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia và doanh nghiệp Cácquốc gia và doanh nghiệp sở hữu công nghệ tiên tiến với kiến thứcchuyên môn có thể tận dụng lợi thế này để tạo ra các sản phẩm và dịch

vụ mới, tăng cường xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Trang 15

- Tạo ra việc làm và cải thiện thu nhập: Tiến bộ khoa học và công nghệ cóthể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp mới vàsáng tạo.

- Tăng cường khả năng đổi mới và thích ứng: Tiến bộ khoa học và côngnghệ tạo ra khả năng đổi mới và sự thích ứng với các thay đổi kinh tế vàmôi trường Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để cải tiến sảnphẩm và dịch vụ của mình

Hệ thống chính trị quốc gia có sự thay đổi lớn

Theo World Bank, cuộc xung đột ở U-crai-na làm tăng giá năng lượng Việcngừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nền kinh tế châu Âu vào năm

2022 sẽ làm tăng đáng kể lạm phát trên toàn thế giới do giá năng lượng cao hơn Ởchâu Âu, có thể buộc phải phân bổ năng lượng, ảnh hưởng đến các lĩnh vực côngnghiệp chính và làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng ở khu vực đồng Euro vào năm

2022 Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế ở các nước đang pháttriển

Dòng vốn di chuyển xuyên quốc gia

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), những cơn gió ngược từ lạm phát, sự ảm đạmcủa thương mại, cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương khiến chi phí

đi vay cả các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia đắt đỏ hơn Đây là thời điểm địnhhình lại chuỗi sản xuất toàn cầu

Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng đa tầng từ cuộc xung đột ởUkraine đến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, cùng áp lực nợ công

Sự dịch chuyển lớn về nhân khẩu làm giảm tốc độ tăng dân số ở nhiều nước

Trang 16

CHƯƠNG II CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY 2.1 Tổng quan tình hình phát triển của các nước đang phát triển trong giai đoạn

2020 đến nay

2.1.1 Ở các nước đang phát triển trên thế giới

World Bank, sự phục hồi sau suy thoái do đại dịch gây ra không đồng đều ởcác nước đang phát triển Sự phục hồi của ngành du lịch nhìn chung chậm hơn so vớiphần còn lại của thế giới do các đợt tái bùng phát dịch Covid -19

Tăng trưởng GDP ở các nước phát triển đa phần giảm, phản ảnh chi tiêu dùng

tư nhân giảm Niềm tin kinh doanh dự kiến sẽ duy trì trong bối cảnh nền kinh tế vĩ

mô vững chắc và đà thực hiện cải cách cơ cấu, bao gồm chính sách thuế và hànhchính

FDI tại các nước đang phát triển tăng 4% so với năm 2022, lên 916 tỷ USD vàchiếm hơn 70% dòng FDI toàn cầu

2.1.2 Ở Việt Nam

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịuđáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảmxuống còn 6,3% vào năm 2023, từ mức 8% vào năm 2022, do nhu cầu trong nước vàxuất khẩu chững lại Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên mức6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi Điềunày sẽ được hỗ trợ thêm bởi sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩuchính (Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc)

Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua,ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Năm

2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạthơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Tỉ suất tử vong ởtrẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh) Tuổithọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 năm 2020 Chỉ số bao phủ chăm sócsức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó87% dân số có bảo hiểm y tế

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w