Được định nghĩa là việc muabán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet, thương mại điện tử đã thay đổi cách chúng tamua sắm, kinh doanh và tương tác với thế giới xung quanh.Để hiểu rõ hơn
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử
2.1.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Nghiên cứu về tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, Khách quan Việt Nam được coi là nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực, trong đó thương mại điện tử cực kỳ năng động với sự hỗ trợ từ cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước Thị trường thương mại điện tử đầy hứa hẹn ở Việt Nam được thúc đẩy bởi dân số trẻ và mức độ thâm nhập internet/di động cao Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 10 năm
2020 với gần 700 khách hàng hiện đang mua sắm trực tuyến để có hiểu biết cập nhật về thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam Hoạt động mua sắm trực tuyến tiếp cận cả nam và nữ, mọi cấp độ hộ gia đình, mọi lứa tuổi và mọi địa điểm có mức phân bổ cao trên 18 39 tuổi và HHI từ 7,5-15 triệu
Theo Báo cáo Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam 2022, Shopee hiện đang là sàn TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ, Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26.5 nghìn tỷ, Tiki chiếm 5% với 5.7 nghìn tỷ, xếp cuối cùng là Sendo chiếm 1% với gần 1 nghìn tỷ đồng.
Ngành hàng làm đẹp đạt doanh thu lớn nhất thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 với gần 22 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 16.3% tổng doanh thu thị trường TMĐT Theo sau là ngành Thời trang nữ, Nhà cửa – Đời sống, đây là top những ngành hàng thiết yếu có tốc độ tiêu dùng nhanh, nhu cầu phát sinh từ người tiêu dùng tại tất cả thời điểm trong năm và sự đa dạng hàng hóa rất cao. Đáng chú ý, mức doanh thu trong 1 tháng của TikTok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki Trung bình mỗi ngày TikTok Shop đạt mức doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434 nghìn sản phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130 nghìn đồng Đây là các con số ấn tượng mà những sàn TMĐT khác phải mất nhiều năm mới xây dựng được.
Theo Báo cáo chỉ số thương mại của VECOM, Hoạt động kinh doanh sôi động trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là nét nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 và quý một năm 2023 Theo khảo sát của VECOM, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội Số lao động tại các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, Whatsapp, Viber, Facebook Messenger liên tục tăng qua các năm Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước
Báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á 2022 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy GMV của ngành TMĐT tại Việt Nam năm 2022 đạt mốc 14 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước Đà tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì, thậm chí ở mức cao hơn và lên đến 37% hàng năm, giúp GMV của ngành đạt con số 32 tỷ USD trong 3 năm tiếp theo Với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới Sự tăng trưởng ấn tượng và vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực TMĐT khi ngành này chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam Đặc biệt, trong số 23 tỷ USD mà kinh tế số Việt Nam đạt được trong năm 2022 thì có tới 14 tỷ USD là từ lĩnh vực TMĐT
2.1.2 Tổng quan về phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Theo Le Pham trong bài nghiên cứu “ Thương mại điện tử trên thế giới thực trạng và xu hướng nổi bật ” Thương mại điện tử trên thế giới trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay Năm 2021, tổng doanh số của thương mại điện tử tăng 16.3% so với năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19 Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo SiteTuners trong bài báo “5 Ways the Pandemic Impacted the E-commerceIndustry” Một báo cáo được Adobe công bố vào năm 2020 cho thấy đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử lên 77% Việc phong tỏa đã có tác động đáng kể đến cách người tiêu dùng coi những thứ cần thiết Mức tiêu thụ hàng hóa, quần áo và giày dép liên quan đến du lịch giảm và các văn phòng tại nhà tăng lượng mua hàng điện tử lên 12% Đại dịch đã thay đổi nhiều khía cạnh của thương mại điện tử và tác động đáng kể đến cách các doanh nghiệp làm việc và tương tác với khách hàng.
Theo Christian Mbayo Kabango và Asa Romeo Asa trong bài nghiên cứu “Factors influencing e-commerce development: Implications for the developing countries”.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các sáng kiến Thương mại điện tử trên thế giới phản ánh những lợi thế hấp dẫn của nó, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động của chính phủ được nâng cao, cơ cấu chi phí thấp hơn, tính linh hoạt cao hơn, quy mô và phạm vi dịch vụ rộng hơn, tính minh bạch cao hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn và giao dịch nhanh hơn Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mối liên hệ và tác động của thái độ đối với thương mại điện tử là điều tối quan trọng để phát triển thương mại điện tử Ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của CNTT và truyền thông hay đúng hơn là thương mại điện tử là rất đáng kể Hiệu quả công nghệ là điều cần thiết trong sự thành công của Thương mại điện tử.
Theo Tian Yanmin trong bài nghiên cứu “Measurement of the Development Level of Cross-border E-Commerce in China's Provinces” Trong bối cảnh hoạt động ngoại thương truyền thống trì trệ, Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBE) đã nổi lên như một cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào thương mại quốc tế Nó đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng ổn định và định hình lại cơ cấu khu vực ngoại thương của Trung Quốc Xu hướng CBE phát triển tích cực ở các tỉnh của Trung Quốc Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể về mức độ phát triển CBE giữa các vùng khác nhau Đáng chú ý, có sự khác biệt rõ rệt về trình độ phát triển CBE giữa các khu vực phía Đông, khu vực miền Trung và miền Tây.
Theo Monica Zhang trong bài nghiên cứu “Research on the Impact of Chat GPT on The Economic Development of E commerce Industry” Bài viết cho thấy tác‐ động tích cực tiềm tàng của ChatGPT đối với sự phát triển kinh tế của ngành thương mại điện tử bằng cách phân tích cơ chế ứng dụng ChatGPT trong ngành thương mại điện tử và dự đoán tác động của nó đến sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong tương lai ChatGPT được kỳ vọng sẽ đáp ứng được những thách thức này và có tác động tích cực đến thị trường thương mại điện tử Các đề xuất được cá nhân hóa của ChatGPT có thể cải thiện sự hài lòng khi mua sắm và tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử.
Theo Vohra -Smiley Kumar, Gandhi và tiến sĩ Bhadrappa Haralayya trong bài nghiên cứu “ E-COMMERCE AND ITS IMPACT ON GLOBAL BUSINESS”. Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trên toàn thế giới với sự thâm nhập của điện thoại thông minh và internet ở nhiều cấp độ xã hội khác nhau trên toàn thế giới Nền kinh tế của tất cả các quốc gia có thể thu được lợi nhuận từ việc mở rộng thương mại điện tử Những lợi ích có thể sẽ tập trung ở các nước phát triển trong ngắn hạn nhưng các nước đang phát triển sẽ có nhiều lợi ích hơn về lâu dài Những quốc gia dễ tiếp thu hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế có thu nhập cao hơn sẽ là những quốc gia được hưởng lợi từ việc xuất khẩu.
Theo Adel trong bài nghiên cứu “E-commerce in Developing Countries and how to Develop them during the Introduction of Modern Systems” Sự phát triển nhanh chóng của Internet làm phát triển thương mại điện tử, nó đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới ngày nay Tuy nhiên, hầu hết các nước đang phát triển còn chưa tiếp cận được nhiều với thương mại điện tử do nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của thương mại điện tử Nếu như ta đầu tư vào hạ tầng viễn thông, môi trường pháp lý và quy định thuận lợi, cải cách thể chế và đào tạo và giáo dục nguồn nhân lực, sẽ đảm bảo rằng các nước đang phát triển trở thành đối thủ mạnh trong thương mại điện tử toàn cầu.
2.1.3 Đánh giá các nghiên cứu
Các nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu từ việc khảo sát thực tế với quy mô rộng lớn, từ đó dữ liệu có mức độ tin cậy cao
Phạm vi của nghiên cứu: Các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh quan trọng của thương mại điện tử tại Việt Nam và quốc tế như tình hình thị trường, hành vi của người tiêu dùng, chính sách, hoặc tác động xã hội và kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được mô tả một cách rõ ràng và có lý do hợp lý cho sự lựa chọn của chúng Các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu cũng cần được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác.
Mô hình nghiên cứu lý thuyết
2.2.1 Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết:
- Thương mại điện tử (e-commerce):
Thương mại điện tử là khái niệm cốt lõi trong nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử Đây là một hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng internet, bao gồm các loại hình như Business-to-Business (B2B), Business-to-Consumer (B2C), và Consumer-to-Consumer (C2C).
Phát triển thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là việc tạo ra các trang web mua sắm trực tuyến, mà còn bao gồm việc phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến, dịch vụ khách hàng, và các chiến lược tiếp thị trực tuyến.
- Yếu tố tác động: Yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử được chia thành hai loại chính: yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài.
Yếu tố nội tại:bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp có kiểm soát, chẳng hạn như cơ cấu tổ chức (cách mà công ty được tổ chức và quản lý), chiến lược kinh doanh (cách doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu và cách họ cạnh tranh), và công nghệ thông tin(hệ thống và công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử).
Yếu tố bên ngoài: bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp không có kiểm soát, ví dụ như sự tác động của môi trường kinh doanh (sự biến đổi công nghệ, thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng), quy định pháp lý (luật pháp liên quan đến thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu), và thị trường cạnh tranh (những doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành).
- Phát triển thương mại điện tử: Mục tiêu chính của nghiên cứu là hiểu rõ và đo lường phát triển thương mại điện tử Điều này bao gồm việc xác định những chỉ số quan trọng như tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, sự tạo ra giá trị cho khách hàng, và khả năng mở rộng thị trường.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là yếu tố quyết định cách doanh nghiệp được tổ chức và quản lý Các mô hình tổ chức khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và phát triển trong môi trường thương mại điện tử Ví dụ, một công ty có một hệ thống quản lý phân tán có thể linh hoạt hơn trong việc thích nghi với thay đổi trong thị trường.
- Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh định hình cách mà doanh nghiệp tạo ra giá trị và cách họ cạnh tranh Chiến lược này có thể bao gồm việc xác định thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm và dịch vụ, quyết định về giá cả, và lựa chọn kênh phân phối.
- Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương mại điện tử Việc sử dụng các công nghệ và hệ thống thông tin phù hợp có thể cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ và sản phẩm trực tuyến, cũng như tối ưu hóa quy trình làm việc nội bộ của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không có kiểm soát Sự biến đổi công nghệ, thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, và tình hình thị trường là những yếu tố quan trọng có thể tác động đến phát triển thương mại điện tử.
- Quy định pháp lý: Quy định pháp lý liên quan đến thương mại điện tử bao gồm các quy định về bảo vệ dữ liệu, bản quyền, và giao dịch điện tử Sự tuân thủ các quy định này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và cách họ phát triển thương mại điện tử.Việc hiểu và phân tích kỹ các khái niệm quan trọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết về yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử là cần thiết để có cái nhìn tổng quan và sâu hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố này, giúp đưa ra những kết luận và khuyến nghị mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử.
Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử bao gồm các khái niệm, định nghĩa, lý thuyết hiện có và các nghiên cứu liên quan. Các lý thuyết được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu này bao gồm:
Lý thuyết về công nghệ: Lý thuyết này giải thích sự phát triển của công nghệ dựa trên các yếu tố như nhu cầu của xã hội, lợi ích của công nghệ và khả năng tiếp cận công nghệ.
Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng: Lý thuyết này giải thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng dựa trên các yếu tố như nhu cầu, động cơ, thái độ và nhận thức.
Lý thuyết về kinh doanh: Lý thuyết này giải thích hành vi của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh dựa trên các yếu tố như cạnh tranh, lợi nhuận và hiệu quả. Dựa trên các lý thuyết này, các yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử có thể được phân thành hai nhóm chính như đã đề cập ở trên:
Các yếu tố bên ngoài: Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và công nghệ.
Các yếu tố bên trong: Bao gồm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử thường bao gồm các yếu tố sau:
Yếu tố cơ sở hạ tầng: Bao gồm các yếu tố liên quan đến kết nối internet, công nghệ thông tin và thanh toán điện tử.
Yếu tố chính sách: Bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử của chính phủ.
Yếu tố văn hóa: Bao gồm các yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử.
Yếu tố doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố liên quan đến năng lực, trình độ và chiến lược của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Từ phần tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử, cùng với các lý thuyết mô hình nghiên cứu được đề xuất:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng Cụ thể, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi,thu thập và xử lý dữ liệu và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
Thiết kế nghiên cứu
Khái niệm Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là bản kế hoạch về lựa chọn nguồn và loại thông tin sẽ sử dụng để có thể trả lời những câu hỏi nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là kết cấu cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các biến của nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là bản tóm tắt quá trình nghiên cứu từ công việc xác định giả thiết đến phân tích dữ liệu
Mô hình quy trình thiết kế nghiên cứu và phân tích hoạt động của quy trình
Theo Robson (2002), bản thiết kế nghiên cứu sẽ gồm có 5 nội dung chủ yếu:
Xác định ý tưởng nghiên cứu: Việc đầu tiên nghiên cứu viên phải xác định rõ là nghiên cứu này sẽ đạt được cái gì? Tại sao vấn đề phải được nghiên cứu? Người nghiên cứu muốn tìm cách mô tả cái gì, hoặc giải thích hoặc tìm hiểu điều gì? Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gì?
Xác định lý thuyết nghiên cứu: Lý thuyết nào sẽ được sử dụng làm định hướng cho quá trình nghiên cứu? Chúng ta sẽ hiểu hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu như thế nào? Khung (lý thuyết) khái quát nào sẽ liên kết các hiện tượng mà ta nghiên cứu?
Xác định câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm kiếm lời giải cho câu hỏi nghiên cứu nào? Chúng ta cần biết gì để thực hiện các mục đích nghiên cứu? Mức độ khả thi của câu hỏi nghiên cứu với nguồn lực và thời gian đã xác định?
Xác định phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Kỹ thuật cụ thể nào (Phỏng vấn?
Quan sát? Khảo sát?) sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu? Dữ liệu sẽ được phân tích như thế nào? Làm thế nào để chứng minh rằng dữ liệu thu được là đáng tin cậy?
Xác định phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu viên phải trả lời câu hỏi họ sẽ thu thập dữ liệu từ ai? Ở đâu? Khi nào? Làm thế nào để có thể cân bằng giữa việc chọn lọc dữ liệu và việc thu thập tất cả các dữ liệu yêu cầu.
3.2.1 Xây dựng phiếu khảo sát
Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu
Trong bước đầu tiên này, người nghiên cứu dựa vào câu hỏi: “Chúng ta cần những thông tin gì từ những đối tượng nào để đạt được mục tiêu nghiên cứu?” để liệt kê đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thu thập và đối tượng hướng đến Chẳng hạn như với mục tiêu xác định các yếu tố tác động đến việc phát triển TMĐT, chúng ta cần thu thập thông tin về các yếu tố ( yếu tố nào tác động mạnh, tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực ). Đối tượng khảo sát sẽ quyết định đến cách dùng từ, cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn
Có ba phương pháp phỏng vấn chính: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, và phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử Đối với mỗi phương pháp khác nhau người nghiên cứu sẽ xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi khác nhau
Trong phương pháp phỏng vấn trực diện, đối tượng khảo sát nghe câu hỏi và tương tác trực tiếp với người phỏng vấn, do đó người phỏng vấn có thể sử dụng những câu hỏi dài và phức tạp, đồng thời có thể giải thích nội dung cụ thể của từng câu hỏi để tránh trường hợp đối tượng khảo sát hiểu sai ý câu hỏi.
Trong phương pháp phỏng vấn qua điện thoại cũng có sự tương tác giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, tuy nhiên đối tượng khảo sát không tiếp xúc trực tiếp với người phỏng vấn nên câu hỏi được sử dụng trong trường hợp này thường ngắn và đơn giản hơn phương pháp phỏng vấn trực diện.
Trong phương pháp phỏng vấn bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử hoàn toàn không có sự tương tác giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, vì vậy câu hỏi được sử dụng cho phương pháp này thường đơn giản, cụ thể và rõ ràng hơn hai phương pháp trước.
Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi
Nội dung câu hỏi được xây dựng dựa trên những thông tin liệt kê ở bước 1 Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu Khi đưa một câu hỏi bất kì vào bảng khảo sát người nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau: “Câu hỏi này có cần thiết hay không?”, “Đối tượng khảo sát có hiểu câu hỏi không?”, “Họ có đủ thông tin/khả năng để trả lời câu hỏi này không?”,
“Họ có sẵn lòng trả lời câu hỏi này không?”
Bước 4: Xác định hình thức câu trả lời Đối với một câu hỏi nhất định, đối tượng khảo sát có thể lựa chọn câu trả lời từ những đáp án đã có sẵn hoặc trả lời bằng chính ngôn ngữ của mình Tương ứng với hai cách trả lời trên người ta phân ra hai dạng câu hỏi: câu hỏi đóng (ví dụ: Bạn thường xuyên sử dụng sàn TMĐT nào nhất sau đây: Shopee, Tiki, Lazada) và câu hỏi mở (ví dụ: Bạn thích sàn TMĐT nào nhất?) Đối với người nghiên cứu, câu hỏi mở thường khó mã hóa trong quá trình nhập liệu và phân tích, còn đối với đối tượng khảo sát dạng câu hỏi này đòi hỏi họ phải suy nghĩ nhiều hơn để trả lời, do đó dạng câu hỏi này thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định tính hơn trong nghiên cứu định lượng Ngược lại, đối với câu hỏi đóng, vì đối tượng khảo sát lựa chọn những đáp án đã được gợi ý sẵn nên họ có thể trả lời rất nhanh mà không phải suy nghĩ nhiều, người nghiên cứu có thể mã hóa và phân tích dữ liệu nhanh chóng hơn Tuy nhiên đối với câu hỏi đóng, câu trả lời có thể không chính xác do đối tượng khảo sát phải miễn cưỡng chấp nhận những đáp án đã có sẵn, hoặc do thành kiến gây ra bởi cách sắp xếp thứ tự câu trả lời (đối tượng khảo sát có xu hướng chọn đáp án đầu tiên hoặc đáp án cuối cùng, đặc biệt là đáp án đầu tiên)
Bước 5: Xác định cách sử dụng từ ngữ
Cách sử dụng từ ngữ trong bảng khảo sát đóng vai hết sức quan trọng trong việc thiết kế bảng khảo sát vì nó ảnh hưởng lớn đến câu trả lời của đối tượng khảo sát Chẳng hạn, nếu một câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng, đối tượng khảo sát có thể từ chối trả lời hoặc trả lời không chính xác Để đảm bảo đối tượng khảo sát và người nghiên cứu đang cùng nói về một vấn đề, người nghiên cứu cần lưu ý những điều sau: xác định vấn đề chính cần hỏi một cách rõ ràng; sử dụng từ ngữ đơn giản và thông dụng, khi muốn dùng thuật ngữ chuyên ngành cần giải thích cụ thể thuật ngữ đó theo cách dễ hiểu nhất; không sử dụng những từ ngữ mơ hồ (ví dụ: thỉnh thoảng, thường xuyên, …); tránh những câu hỏi suy đoán và ước lượng; tránh những câu hỏi có hai câu trả lời một lúc (ví dụ: Sàn TMĐT X có giá rẻ và sản phẩm tốt không?).
Bước 6: Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi
Mở đầu bảng câu hỏi cần có phần giới thiệu để đối tượng khảo sát có thông tin tổng quát về bài nghiên cứu Phần nội dung chính của bảng câu hỏi nên bắt đầu bằng những câu hỏi chung (câu hỏi gạn lọc), sau đó đến những câu hỏi chuyên về những vấn đề cụ thể, và kết thúc bằng thông tin về nhân khẩu học Mục đích chính của câu hỏi gạn lọc là để lọc ra những đối tượng khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (ví dụ: Bạn có sử dụng sàn TMĐT X trong 3 ngày gần đây nhất không? Nếu câu trả lời là “có”, mời bạn trả lời tiếp những câu tiếp theo Nếu câu trả lời là “không”, xin chân thành cảm ơn, bạn có thể dừng khảo sát) Trong phần câu hỏi chính về vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi cần được sắp xếp theo hướng tăng dần về mức độ cụ thể và độ khó Bên cạnh đó, các câu hỏi về những vấn đề nhạy cảm nên được đặt ở cuối cùng Phần câu hỏi về nhân khẩu học nên đặt ở phần cuối vì đối tượng khảo sát thường có xu hướng cảm thấy không thoải mái và không sẵn lòng cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
Phần chính: gồm các câu hỏi dựa trên thang đo được thiết lập tập trung vào vấn đề nghiên cứu nhằm thăm dò ý kiến của các cá nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT Các câu hỏi ở phần chính sử dụng thang đo với 1= rất không đồng ý; 2= không đồng ý; 3= trung lập; 4= đồng ý; 5= rất đồng ý
Phần kết: lời cảm ơn của tác giả đến người tham gia thực hiện khảo sát
3.3 Phương pháp chọn mẫu, thu thập, xử lí dữ liệu.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất) với mẫu nghiên cứu là toàn bộ sinh viên của Trường Đại học Thương mại Kích thước mẫu được áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black
(1998) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến Vậy nên kích thước mẫu tối thiểu trong đề tài này là 32*50 Tuy nhiên nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát được
400 phiếu và thu về (161) phiếu hợp lệ nên quyết định sử dụng kích thước mẫu là n=(239) để cho kết quả khách quan nhất.
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Quá trình nghiên cứu thống kê các hiện tượng kinh tế xã hội cần phải có nhiều dữ liệu Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí Tuy nhiên đây lại là phần vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi. Nhà nghiên cứu có thể thu thập rất nhiều dữ liệu liên quan đến hiện tượng nghiên cứu. Vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này Xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ hiểu kỹ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể thì xác định dữ liệu cần thu thập càng dễ dàng Ở bài nghiên cứu lần này, chúng tôi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Nhóm tiến hành tìm câu hỏi nghiên cứu và sau đó tổng quan nghiên cứu Sau khi có đầy đủ các lý thuyết nhóm sẽ bắt đầu tiến hành khảo sát thực tế.
+ Thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với phù hợp với câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra
+ Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
+ Xác lập cách thức chọn mẫu và điều tra: Nhóm sẽ đi khảo sát và thu thập kết quả. + Lựa chọn công cụ thống kê phù hợp để phân tích số liệu: Nhóm sẽ sử dùng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu
+ Trình bày kết quả phân tích dữ liệu
+ Diễn giải kết quả theo ngôn ngữ thống kê và ngôn ngữ nghiên cứu
+ Kết quả nào là khẳng định lại từ trong lý thuyết và kết quả nào là đóng góp mới
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử Kế thừa và phát triển các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử Chúng ta có vô vàn những nguồn để có thể tìm kiếm thông tin như là nội bộ doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan thống kê nhà nước, cơ quan chính phủ, sách, báo, tạp chí Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu, mạng internet (thông qua các máy tìm kiếm như google, google scholar, )
3.4 Xử lý và phân tích số liệu:
Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Thu nhận thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa thông tin, nhập liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha
Bước 4: Phân tích hồi quy đa biến
3.4.1 Xử lý số liệu nghiên cứu:
Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều xử lý số liệu trên các phần mềm máy tính Do vậy, việc xử lý số liệu phải qua các bước sau:
Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi (mã hóa) thành các con số Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa.
Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu Cần phải thiết kế khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.
Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu từ bảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính.
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được xác định bằng hệ số Cronbach’s Alpha Điều kiện để phân tích độ tin cậy của thang đo:
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1967; Hair et al 1998; Sekaran, 2006; Zikmund,2010)
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24). + Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt
+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường tốt
+ Từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện
3.4.3 Phân tích hồi quy đa biến a) Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) b) Phân tích hồi quy đa biến
Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn MộngNgọc, 2005) Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích thống kê mô tả
Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với n %5 Các đặc điểm được trình bày như ở dưới đây a Bảng thống kê tổng số sàn thương mại điện tử
BẢNG 4.2: Bảng tổng hợp sàn thương mại điện tử
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 22)
Nhận xét: Trong số 255 mẫu, có 235 người biết đến sàn thương mại Shopee chiếm
92,15%, có 12 người biết đến sàn thương mại Lazada chiếm 4,72%, có 2 người biết đến sàn thương mại Tiktokshop chiếm 0,78%, 6 người biết đến sàn thương mại chiếm 2,35%.
Số lượng người biết đến sàn thương mại Shopee sẽ có những người biết cả sàn thương mại Lazada, Tiktokshop, …Tổng số lựa chọn là 255 Percent of Cases cho biết tỷ lệ phần trăm số lựa chọn một đáp án so với mẫu Ví dụ như với mẫu 255, số lựa chọn sàn thương mại Lazada là 12 chiếm tỷ lệ là 4,72% b Bảng thống kê độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
BẢNG 4.3: Bảng thống kê độ tuổi người sử dụng thương mại điện tử
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 22)
Nhận xét: Kết quả điều tra độ tuổi của người dùng thương mại điện tử bao gồm: nhỏ hơn 18 tuổi, từ 18-25 tuổi, từ 25-35 tuổi, từ 35 tuổi trở lên Trong số những người tham gia khảo sát thì thu được 11 phiếu của người nhỏ hơn 18 tuổi (chiếm 4,3%), 253 phiếu của người từ 18 -25 tuổi (chiếm 92,5%), 6 phiếu của người từ 25 - 35 tuổi (chiếm 1,6%) và số phiếu của người trên 35 tuổi là ít nhất, 5 phiếu (chiếm 1,6%) Điều này có thể giải thích rằng do nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và tiếp cận chủ yếu được người trong độ tuổi 18-25 tuổi. c Bảng thống kế giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Bảng 4.4: Bảng thống kê giới tính
(Nguồn: xử lý dữ liệu trên SPSS 22)