1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 9 hà nội 1

119 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 9 hà nội
Người hướng dẫn Thầy Trương Anh Dũng
Trường học Khoa Kế toán
Chuyên ngành Hạch toán chi phí sản xuất
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 160,57 KB

Nội dung

Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản,vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ bịmất mát hư hỏng… Trang 4 động rất lớn của

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của cácdoanh nghiệp Đồng thời nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quanchức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp

Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh

tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý Có thể nói rằng, giá thành sảnphẩm là tấm gương phản ánh toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý

và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuấtkinh doanh

Hạch toán giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất của toàn bộ côngtác kế toán ở doanh nghiệp Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết cácyếu tố của đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Đảm bảoviệc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh là yêu cầu có tính chất xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở cácdoanh nghiệp

Đặc biệt là trong doanh nghiệp xây lắp, do thời gian thi công kéo dài,chi phí sản xuất phát sinh lớn, dễ gây thất thoát nguyên vật liệu nên công táchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệpxây lắp càng trở nên quan trọng Điều này có tính chất quyết định đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Tiết kiệm chi phí sản xuất,

hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội” cho luận văn tốt

nghiệp của mình

Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trương Anh Dũng, sựgiúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong phòng tài chính kế toán Công ty Cổphần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội nhưng do kiến thức của em còn hạn chếnên luận văn của không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự

Trang 2

đóng góp ý kiến của thầy và các cán bộ trong phòng kế toán để luận văn của

em được hoàn thiện hơn

Luận văn ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần sau:

Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội

Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xâydựng Số 9 Hà Nội

Trang 3

PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới đất nước đã tạo điều kiệncho các thành phần kinh tế mở rộng và phát triển Cũng như bất kỳ ngành sảnxuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản khi tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh thực chất là quá trình biến đổi đối tượng lao động trở thành sảnphẩm Là ngành giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất vật chất mang tínhcông nghiệp, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốcdân nhưng ngành xây dựng cơ bản mang những đặc thù riêng biệt so với cácngành khác Vì vậy nó chi phối đến công tác kế toán, đòi hỏi kế toán xâydựng cơ bản có những nét đặc thù riêng phù hợp với ngành nghề của mình

 Đặc điểm sản phẩm

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy

mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩmxây lắp lâu dài… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sảnphẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công).Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất(xe máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặtsản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản,vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ bịmất mát hư hỏng…

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trìnhbàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tínhphức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thànhnhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác

Trang 4

động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt… Đặc điểmnày đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chấtlượng công trình đúng như thiết kế, dự toán: các nhà thầu phải có trách nhiệmbảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị côngtrình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp…).

 Đặc điểm tiêu thụ

Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận vớichủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắpkhông thể hiện rõ (vì đã quy định trước giá cả, người mua, người bán sảnphẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu…)

 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các côngtrình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trongnội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp…) Trong giá khoán gọn, không chỉ cótiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chiphí chung của bộ phận khoán

Địa bàn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp thườngrộng lớn, hoạt động mang tính lưu động

Với những đặc điểm trên, việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệpxây lắp phải đảm bảo các yêu cầu của kế toán nói chung là phải ghi chép, tínhtoán, phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của hoạt độngxây lắp, xác định hiệu quả từng phần và toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kếtoán trong doanh nghiệp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp và trình tựphản ánh chi phí sản xuất, phân loại chi phí và cơ cấu giá thành sản phẩm xâylắp

1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Đối với hoạt động xâydựng cơ bản, chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ hao phí về

Trang 5

lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình xây lắp và cấuthành nên giá thành sản phẩm xây lắp.

Quá trình sản xuất chính là quá trình con người sử dụng tư liệu laođộng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sửdụng của con người Trong quá trình đó, một mặt các yếu tố của quá trình sảnxuất bị tiêu hao làm phát sinh các chi phí tương ứng gọi là chi phí sản xuất,mặt khác con người thu được sản phẩm mới

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanhnghiệp xây lắp nói riêng phát sinh thường xuyên trong hoạt động của doanhnghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất và cung cấp tài liệucho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất cần được tập hợp theo từngthời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp gồmnhiều loại với nội dung kinh tế và công dụng cụ thể không giống nhau, yêucầu quản lý khác nhau

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau về nội dungkinh tế, mục đích và công dụng Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sảnxuất và hạch toán tập chi phí sản xuất có thể phân loại chi phí sản xuất theocác tiêu thức khác nhau Cụ thể:

1.1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí

Doanh nghiệp xây lắp chủ yếu thực hiện hoạt động xây lắp để tạo ra sảnphẩm là các công trình, hạng mục công trình xây lắp Chi phí cho hoạt độngxây lắp được gọi là chi phí sản xuất xây lắp Ngoài ra một số doanh nghiệpxây lắp còn thực hiện các hoạt động khác như sản xuất bê tông đúc sẵn, sảnxuất vật liệu xây dựng….Chi phí cho các hoạt động sản xuất này mang tínhchất của chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp, có thể gọi các chi phí này làcác chi phí ngoài xây lắp

Do yêu cầu quản lý và đặc điểm của việc lập dự toán chi phí trong lĩnhvực sản xuất xây lắp là lập dự toán cho từng công trình, hạng mục công trìnhxây lắp theo từng khoản mục chi phí, nên chi phí sản xuất xây lắp cần đượcphân loại căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí Theo cách phân loạinày, chi phí sản xuất xây lắp được chia thành các khoản mục chi phí Nhữngchi phí sản xuất có cùng mục đích, công dụng được xếp vào cùng một khoảnmục chi phí, không phân biệt nội dung, tính chất của chi phí đó như thế

Trang 6

nào.Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp đượcchia thành các khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: Là chi phí về các loại vậtliệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sảnphẩm xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương (tiền công), cáckhoản phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lưu động, phụ cấp tráchnhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp

- Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan đến hoạt độngcủa các loại máy thi công như máy xúc, máy đào, máy ủi, máy trộn bê tông…Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạmthời

+ Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm lương chính, lươngphụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phícông cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữanhỏ, điện nước, bảo hiểm xe, máy…), chi phí khác bằng tiền liên quan đếnhoạt động của xe, máy thi công

+ Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm chi phí sửa chữa lớn máythi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều lán che máy, bệmáy, đường ray chạy máy…)

- Chi phí sản xuất chung: Là một bộ phận trong chi phí chung của hoạtđộng xây lắp, bao gồm: Tiền lương của nhân viên quản lý đội xây lắp, cáckhoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân xây lắp, côngnhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội xây lắp, chi phí vật liệu,công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của độixây lắp và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội xây lắp

Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi phí

có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán,bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công trình, hạng mụccông trình xây lắp là khâu quan trọng không thể thiếu Dự toán được lập trướckhi thực hiện thi công và lập theo khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phíchung) Trong đó chi phí chung bao gồm chi phí sản xuất chung và chi phíquản lý doanh nghiệp Thông qua cách phân loại này kế toán thực hiện tập

Trang 7

hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí để cung cấp số liệu chocông tác tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp làm cơ sở cho việc phântích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kiểm tra việc thực hiện định mứcchi phí sản xuất và làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất vàlập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

1.1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chiphí để chia chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp thànhcác yếu tố chi phí Các chi phí sản xuất có cùng nội dung kinh tế được xếpvào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng của chiphí như thế nào Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí sản xuất trong cácdoanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản mục sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu: Là chi phí về các loại nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ mà doanhnghiệp đã sử dụng và tính vào chi phí sản phẩm trong kỳ

+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương, tiền công, và các khoảntrích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên tiền lươngcủa công nhân sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công, và nhân viên quản

lý sản xuất ở các bộ phận, đội sản xuất

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là số tiền trích khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, bao gồm khấu hao TSCĐ là máy thi công và khấu hao các tài sản cố định khác sử dụng cho hoạt động sản xuất ở các tổ, đội sản xuất

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệpxây lắp chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài, phục vụ cho hoạt động sảnxuất như: tiền điện, tiền điện thoại, fax, tiền nước…

+ Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác chi ra bằng tiền chohoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí có tácdụng quan trọng trong quản lý chi phí, thông qua các cách phân loại này đểbiết được việc tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần chi ra nhữngchi phí gì, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí đó như thế nào, từ đó phân tích

Trang 8

tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố Cách phân loại này là

cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố phục vụ choviệc lập thuyết minh báo cáo tài chính

1.1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm 2 loạisau:

- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí biến đổi về tổng số, về

tỷ lệ so với công việc hoàn thành

- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng

số với công việc hoàn thành trong một phạm vi nhất định

Tác dụng: Thuận tiện cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xácđịnh điểm hoà vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí Đồng thời là căn cứ

để ra quyết định hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh

1.1.2.2.4 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với quátrình sản xuất và có thể kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượngchịu chi phí

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sảnxuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, không phân biệt được cho từng đốitượng nên phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan

1.1.2.2.5 Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí

- Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như:nguyên nhiên vật liệu chính dùng cho sản xuất, tiền lương cho công nhân sảnxuất

- Chi phí tổng hợp: Là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợplại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung

Như vậy mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụcho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thểnhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn

bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp

Trang 9

1.1.3 Giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp

Trong sản xuất kinh doanh, chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí

Để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế,chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất.Quan hệ so sánh đó hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ các khoản hao phí về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thicông và các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp xây dựng đã bỏ ra liên quanđến nhiều công trình, từng hạng mục công trình hay khối lượng công trìnhxây dựng đã hoàn thành

Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, việc tăng năng suất laođộng, tiết kiệm vật tư, nhân công, rút ngắn thời gian thi công, sử dụng hợp lývốn sản xuất cùng với các giải pháp kinh tế kỹ thuật áp dụng trong toàn doanhnghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, sử dụng chi phí hợp lý, hạ giá thành đếnmức tối đa Giá thành còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm là cơ sở để đánhgiá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí đồng thời còn là căn cứ để xácđịnh kết quả kinh doanh Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm với nội dungchủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản

lý doanh nghiệp Song nó lại là một khâu trung tâm của toàn bộ công tác kếtoán ở doanh nghiệp, chi phối đến các phần hành kế toán khác như chất lượng

và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau

và do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản xuất sản phẩm xây lắp lànhững công trình, vật kiến trúc… mang nét đặc thù riêng so với các ngànhkhác mà cách phân loại giá thành sản phẩm cũng khác nhau

1.1.3.2.1 Giá thành dự toán

Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài, sản phẩm mangtính đơn chiếc do vậy mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá dự toánriêng Căn cứ vào giá trị dự toán của công trình ta có thể xác định được giá dựtoán của chúng:

Trang 10

Giá thành dự toán của từng

công trình, hạng mục công

trình

= Khối lượng xây lắp

thực tế x Đơn giá dự toán

Giá trị dự toán của từng

Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình được xác định trên

cơ sở định mức, đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền ban hành và dựatrên mặt bằng giá cả thị trường Nó chính là giá nhận thầu của đơn vị xây lắpvới đơn vị chủ đầu tư

1.1.3.2.2.Giá thành kế hoạch

Dựa trên những định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp, giá thành kếhoạch là cơ sở để phấn đấu hạ thấp giá thành xây dựng trong giới hạn kếhoạch, nó phản ánh trình độ quản lý của giá thành trong doanh nghiệp

Giá thành kế hoạch

công tác xây lắp =

Giá thành dự toán công tác xây lắp -

Mức hạ giá thành dự toán 1.1.3.2.3 Giá thành định mức

Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, được xácđịnh trên cơ sở các định mức hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kếhoạch Do vậy giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi địnhmức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

1.1.3.2.4 Giá thành thực tế công tác xây lắp

Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao gồm những chi phítrong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh khôngcần thiết như chi phí phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, hao hụt vật tư donhững nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp:

+

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Trang 11

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có mối quan hệchặt chẽ với nhau, chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí màdoanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất là

cơ sở để hình thành nên giá thành sản phẩm

Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau:+ Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giáthành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm đã hoàn thành

+ Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm

đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩmhỏng Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm

dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng liên quan đến chi phí sản xuất củasản phẩm dở dang kỳ trước

Giá thành và chi phí là hai loại chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với nhautrong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Việc tính đúng, tính đủ chi phí sảnxuất quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm Chi phí biểu hiệnhao phí còn giá thành biểu hiện kết quả sản xuất Đây là hai mặt thống nhấtcủa một vấn đề vì vậy chúng giống nhau về bản chất là: Giá thành và chi phíđều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanhnghiệp đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm Tuy nhiên giữa chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng bởi vì khi nói đến chiphí sản xuất là giới hạn cho chúng trong một thời kỳ nhất định, không phânbiệt là cho một loại sản phẩm nào đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đếngiá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định tính chomột đại lượng hoàn thành nhất định Đứng trên góc độ quá trình hoạt động đểxem xét thì sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giáthành sản phẩm thực hiện tại một thời điểm có tính chu kỳ để so sánh chi phívới khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành Tại thời điểm tính giá thành cóthể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành chứa đựng một lượng chiphí cho nó, đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tương tự như vậy, đầu kỳ

có một khối lượng sản xuất chưa hoàn hành ở kỳ trước chuyển sang để tiếptục sản xuất sản phẩm chứa đựng một khối lượng chi phí, đó là chi phí sảnxuất sản phẩm dở dang đầu kỳ Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành đượctính theo công thức:

Trang 12

Giá thành

sản phẩm =

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ -

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ bằng nhau hoặc không

có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất

Trong xây dựng cơ bản, muốn tính đúng giá thành sản phẩm xây lắp thìphải kết hợp chính xác, kịp thời chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng chịuchi phí cụ thể, tạo cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm Về mặt lượng,nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳnhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liềnvới việc sản xuất và hoàn thành khối lượng công tác xây lắp nhất định đượcnghiệm thu, bàn giao, thanh toán Chúng chỉ thống nhất với nhau về mặtlượng trong trường hợp toàn bộ đối tượng xây lắp đều khởi công và hoànthành cùng một thời kỳ bằng tổng giá thành các đối tượng xây lắp khởi công

và hoàn thành trong kỳ đó

Mặc dù giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặtlượng nhưng bản chất của chúng giống nhau và giữa chúng có mối liên hệchặt chẽ với nhau bởi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêuquan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý và cómối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp

lý và đúng đắn có ý nghía rất lớn trong quá trình quản lý chi phí và giá thànhsản phẩm

1.2 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp

1.2.1 Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu kinh tế rấtquan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ công tác quản lý trongdoanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu này, nhà quản lý sẽ nắm được tình hìnhthực hiện các định mức chi phí, từ đó có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịpthời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Do vậy việc tổchức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học,

Trang 13

hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí và giá thànhsản phẩm.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp

- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phù hợp, khoa học

- Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmkịp thời, chính xác theo đúng đối tượng và phương pháp đã chọn

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang một cách khoa học vàhợp lý

- Tổ chức thực hiện chứng từ, sổ kế toán phù hợp, đảm bảo đáp ứngyêu cầu thu nhận, xử lý hệ thống thông tin về chi phí và giá thành của doanhnghiệp

- Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sảnxuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị,

đề xuất cho ban lãnh đạo công ty ra các quyết định thích hợp đầu tư haykhông đầu tư vào mỗi dự án

- Xác định đúng vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ giúp kế toán tổ chức

và thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm, từ đó giúp cho việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh được chính xác và đúng đắn

1.2.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

1.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà cácchi phí sản xuất phải tập hợp theo đó tuỳ vào yêu cầu của kế toán tài chính và

kế toán quản trị, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác địnhkhác nhau

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác địnhnơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí Trong xây lắp, với tính chất quytrình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, mỗi công trình hayhạng mục công trình đều có thiết kế và giá trị riêng nên đối tượng tập hợp chi

Trang 14

phí có thể là công trình, hạng mục công trình, hay theo đơn đặt hàng …tuỳtheo từng công trình và tổ chức xây lắp công trình cụ thể.

Trong quá trình sản xuất, các chi phí sản xuất thường được phát sinh ởnhững tổ, đội sản xuất khác nhau Do đó cần xác định đúng đắn đối tượng tậphợp chi phí sản xuất Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

ở các doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệsản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất

- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng, trình độhạch toán của doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp xây dựng do các đặc điểm về tổ chức sản xuất vàquá trình sản xuất nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xácđịnh là từng công trình, hạng mục công trình

1.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao

vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi doanh nghiệp phải tính tổnggiá thành công trình và giá thành từng hạng mục công trình, từng gói thầutrong công trình, dự án

Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành liên quan chặt chẽ đến việctính toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí cần phải căn cứ vào các yếu tố:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất của đơn vị xây lắp

- Đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm

- Yêu cầu, trình độ hạch toán và quản lý của doanh nghiệp

Từ những căn cứ mà đối tượng tính giá thành của các đơn vị kinhdoanh xây lắp có thể là: Từng công trình, hạng mục công trình, gói thầu, dựán

Đơn vị tính giá thành sản phẩm là đơn vị được thừa nhận trong nềnkinh tế quốc dân

Bên cạnh việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm, việc xácđịnh kỳ tính giá thành sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong kế toántính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thànhcần phải tiến hành tính giá thành cho đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá

Trang 15

thành phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và chu kỳ sản phẩm của từng doanhnghiệp.

Trong ngành kinh doanh xây lắp, các công trình có thời gian thi côngngắn thì kỳ tính giá thành chính là thời gian thi công từ khi bắt đầu có lệnhkhởi công đến kết thúc công trình (công trình chỉ thi công trong 1 năm) Nếucác công trình có thời gian kéo dài hơn một năm thì khi hết năm tài chính sẽtiến hành nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành, và số công việc chưađược hoàn thành thì sẽ được tiến hành vào năm tiếp theo

Việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức côngtác tính giá thành hợp lý, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thànhthực tế của sản phẩm

1.2.2.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sảnphẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau Có thể một đối tượng tập hợp chiphí sản xuất ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như sản xuất theođơn đặt hàng hoặc với một đối tượng tính giá thành ứng với nhiều đối tượngtập hợp chi phí sản xuất như nhiều tổ đội tham gia sản xuất cùng một sảnphẩm hoặc một công trình xây dựng

Như vậy tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp màgiữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

có mối quan hệ khác nhau Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thànhtrong doanh nghiệp

1.2.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Có hai phương pháp hạch toán chi phí thường được sử dụng đó làphương pháp hạch toán trực tiếp và phương pháp hạch toán gián tiếp

* Phương pháp hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh cóliên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt.Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từngđối tượng chịu chi phí nên độ chính xác cao hơn

* Phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất

Trang 16

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên quan đếnnhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, không tổ chứcghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được Trong trường hợp đó phảitập trung cho nhiều đối tượng Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp

để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.Việc phân

bổ được tiến hành theo trình tự:

- Xác định hệ số phân bổ

Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí cần phân bổ (C)

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ (T)

- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng phân bổ

Ci = Ti * H

Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng phân bổ

H : Hệ số phân bổ

1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng

số liệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tếcủa sản phẩm xây lắp hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố, các khoảnmục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định

Trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, giá thành sản phẩm có thể xácđịnh theo các phương pháp sau:

1.2.2.5.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp)

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xâylắp hiện nay vì sản xuất kinh doanh mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợpchi phí sản xuất lại phù hợp với đối tượng tính giá thành Hơn nữa phươngpháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo

và cách tính toán đơn giản, dễ dàng

Theo phương pháp này, tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho một côngtrình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giáthành của công trình, hạng mục công trình đó

Trong trường hợp công trình, hạng nục công trình xây dựng chưa hoànthành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì

Trang 17

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trình nhưng giáthành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thểcăn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy địnhcho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục côngtrình đó

Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhaunhưng thi công trên cùng một địa điểm, do một công trường đảm nhiệm, kếtoán không có điều kiện theo dõi, quản lý riêng các loại chi phí khác nhau thìchi phí sản xuất đã tập hợp được phân bổ cho từng hạng mục công trình theonhững tiêu chuẩn thích hợp với hệ số kinh tế kỹ thuật cho từng hạng mụccông trình

Hệ số phân bổ được xác định như sau:

H = Tổng chi phí thực tế của cả công trườngTổng dự toán của cả công trình

Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình là:

Giá thành hạng mục = Giá dự toán của hạng mục đó x Hệ số phân bổ 1.2.2.5.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xâylắp theo đơn đặt hàng và khi đó đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành

là từng đơn đặt hàng Kỳ tính giá thành, đối tượng tính giá thành sản phẩm làkhi đơn đặt hàng hoàn thành

Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinhđược tập hợp theo đơn đặt hàng Khi công trình, hạng mục công trình hoànthành thì chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng được tập hợp và cũng chính là giáthành thực tế của công trình đó

Trong trường hợp đơn đặt hàng nhiều công trình, hạng mục công trìnhthì phải tính toán xác định số chi phí của từng công trình, hạng mục côngtrình liên quan đến đơn đặt hàng

Trang 18

1.2.2.5.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Nội dung của phương pháp này là giá thành thực tế được tính trên cơ sởgiá thành định mức và số chênh lệch do thay đổi, thoát ly định mức Phươngpháp tính giá thành này áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng thoả mãn cácđiều kiện sau:

+ Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giátại thời điểm tính giá thành

+ Xác định được một cách chính xác các thay đổi về định mức và đơngiá tại thời điểm tính giá thành

+ Xác định được chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra các chênhlệch đó

Trên cơ sở tính được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi địnhmức cùng với việc tổ chức hạch toán và tổng hợp chính xác số chênh lệchthoát ly thì giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là:

+

Chênh lệch do thay đổi định mức

+

Chênh lệch

do thoát ly định mức

Giá thành định mức căn cứ vào định mức quy định của nhà nước Chênhlệch so với định mức được xác định căn cứ vào chứng từ, hoá đơn Chênhlệch do thay đổi định mức ít xảy ra chỉ khi Nhà nước thay đổi định mức thìmới phát sinh chênh lệch này

1.2.2.5.4 Phương pháp tổng cộng chi phí.

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với công việc xây dựng cáccông trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra cho cácđội sản xuất khác nhau Khi đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từngđội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng

Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất trừ

đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêmchi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ Công thức tính như sau:

Z = D đk + C1 + C2 +…+ Cn – Dck

Trong đó:

Z: giá thành thực tế của toàn bộ công trình

D đk: chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ

Trang 19

C1,C2,…Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mụccông trình của một công trình.

Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ

Ngoài các phương pháp đã trình bày ở trên, trong các doanh nghiệp xâylắp còn có thể áp dụng các phương pháp tính giá theo hệ số, theo tỷ lệ…

1.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp

Theo quyết đinh 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính

về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, phương pháp hạchtoán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp xây lắp là phương pháp kê khaithường xuyên Vì vậy việc hạch toán các chi phí sản xuất trong doanh nghiệpxây lắp chỉ hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vậtliệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc cần thiết để thamgia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp Ở đơn vị xây lắp chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp không bao gồm thiết bị do đơn vị chủ đầu tư giao cho đơn vị xâylắp để lắp đặt vào công trình

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thuờng được xây dựng thành định mứcchi phí và được tổ chức quản lý theo định mức Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp được xác định theo giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo mộttrong các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quângia quyền, hệ số giá, giá thực tế đích danh… Việc lựa chọn phương phápthích hợp phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp nhưng phải đảmbảo tính nhất quán giữa các kỳ hạch toán

-Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng

-Trị giá phế liệu thu hồi

Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thìtính trực tiếp cho công trình đó Trường hợp không tính riêng được thì phảiphân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao,theo khối lượng thực hiện

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, doanh nghiệpxây lắp sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 20

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệutrực tiếp.

Bên Nợ:

Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xâylắp trong kỳ hạch toán

Bên Có:

- Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho;

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ giá trị NVL thực tế sử dụng cho hoạtđộng xây lắp trong kỳ vào Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dởdang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tómtắt như sau:

- Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp, sản xuấtcông nghiệp, hoạt động dịch vụ trong kỳ ghi:

Nợ TK621- Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK152

- Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu đưa vào sử dụng ngay (khôngqua kho) và doanh nghiệp xây lắp tính thuế giá trị gia tăng theo phương phápkhấu trừ ghi:

Nợ TK621:- Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK111, 112, 331

- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt độngkinh doanh tính thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịuthuế GTGT thì kế toán ghi:

Nợ TK621- Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện tạm ứng chi phí xây lắpgiao khoán nội bộ mà đơn vị nhận khoán xây lắp không tổ chức kế toán riêng

Khi tạm ứng, ghi:

Nợ TK141 (1413) – Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ

Có TK 111, 112, 152…

Khi bản quyết toán tạm ứng về, giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành

đã bàn giao được duyệt, ghi:

Nợ TK 621- Chi tiết theo các công trình, hạng mục công trình

Trang 21

để lắp đặt vào công trình nhận thầu (trừ trường hợp nhận thầu theo hình thứcchìa khóa trao tay) Khi nhận số thiết bị này doanh nghiệp xây lắp ghi:

Nợ TK 152 (6)

Có TK 331Khi bàn giao số thiết bị này cho bên A, bên B phải ghi bút toán ngượclại và tiến hành quyết toán giá trị thiết bị vào giá thành sản xuất xây lắp cáccông trình cơ bản nhận thầu

Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tóm tắt qua

sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Vật liệu dùng không hết nhập kho hay kết chuyển kỳ sau

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thuế GTGT được khấu trừ

Giá mua không thuế Tổng giá

thanh toán

Kết chuyển CPNVLTT khi khoán xây lắp nội bộ (không tổ chức bộ máy kế toán riêng)

Xuất kho vật liệu dùng cho xây lắp

Trang 22

1.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham giavào quá trình xây lắp và các hoạt động sản xuất công nghiệp, cung cấp lao vụ,dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí lao động trực tiếp thuộc hoạtđộng sản xuất xây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao độngthuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng côngviệc

Chi phí nhân công trực tiếp nếu tính trả theo sản phẩm hoặc trả lươngtheo thời gian nhưng có liên hệ trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí cụthể thì dùng phương pháp trực tiếp Đối với chi phí nhân công trực tiếp sảnxuất trả theo thời gian có liên quan đến nhiều đối tượng và không trực tiếpđược các khoản tiền lương phụ của công nhân sản xuất xây lắp thì phải dùngphương pháp phân bổ gián tiếp Tiêu thức được dùng để phân bổ hợp lý làphân bổ theo giờ công định mức hoặc theo thời gian định mức, hay phân bổtheo giờ công thực tế

Đối với công nhân sản xuất vật liệu, trong chi phí nhân công trực tiếpcòn bao gồm cả các khoản trích theo lương và tiền ăn giữa ca của công nhânsản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí tiền lương chính, lương phụ,phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình không baogồm các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của côngnhân trực tiếp xây lắp

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trong đơn vị xây lắp cũng sử dụngtài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622- Chi phí nhân công trựctiếp

Trang 23

Có thể tóm tắt quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo sơ đồsau:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.2.3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phươngthức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằngmáy trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các chi phí trực tiếp liên quanđến việc sử dụng máy thi công như:

+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công kể cả khoảntiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công

+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho máy thi công

+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê tàisản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ

+ Các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công kể cáckhoản trích cho lao động nữ

Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lươngcủa công nhân điều khiển máy thi công – khoản này được tính vào chi phí sảnxuất chung Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoảnsau: Lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy, vật liệu là đối

Kết chuyển CPNCTT xây lắp

Trích trước tiền lương nghỉ phép

K/chuyển CPNCTT xây lắp khi quyết toán khối

lượng xây lắp giao khoán nội bộ (đơn vị không tổ chức bộ máy kế toán riêng)

Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho

công nhân trực tiếp (cả thuê ngoài)

TK 141

TK 335

TK 334

Trang 24

tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sảnxuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng máythi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí cho quản lý,phục vụ chung.

Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 623- Chiphí sử dụng máy công

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 623- Chi phí sử dụng máythi công

Bên Nợ:

Các chi phí liên quan đến máy thi công (Chi phí vật liệu cho máy hoạtđộng, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thicông

Bên Có:

Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang”

Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp hai:

TK 6231 – Chi phí nhân công

TK 6232 – Chi phí vật liệu

TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công

TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụngmáy thi công mà doanh nghiệp áp dụng Trường hợp doanh nghiệp xây lắpthực hiện xây lắp công trình theo phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ côngvừa kết hợp bằng máy thì dùng tài khoản 623 để hạch toán còn nếu trườnghợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện công trình hoàn toàn theo phương thứclàm bằng máy thì không sử dụng tài khonả 623 mà doanh nghiệp hạch toáncác chi phí xây lắp trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 627

Sau đây là sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợptừng đội có bộ phận máy thi công riêng

Trang 25

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

(Trường hợp từng đội xây lắp có bộ phận máy thi công riêng)

1.2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất của đội, công trường xâydựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theolương của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chiphí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vậtliệu, chi phí công cụ, dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quanđến hoạt động của đội…

Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào các đối tượng tập hợp chi phícùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp nhưng chi phísản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, cuối kỳtiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo tiêu chuẩnhợp lý như theo chi phí nhân công trực tiếp, hay chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, hay định mức chi phí sản xuất chung…

Thuế GTGT được khấu trừ

Giá mua không thuế Tổng giá

liệu thu hồi )

Kết chuyển CPSDMTC khi quyết toán của

đơn vị nhận khoán nội bộ được duyệt

Trích khấu hao xe, máy thi công

Tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho

công nhân sử dụng máy thi công

Xuất kho vật liệu, dụng cụ

sử dụng cho xe, máy thi công

Trang 26

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp xây lắp sửdụng TK 627: Chi phí sản xuất chung.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung.Bên Nợ:

Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp hai:

TK 6271 – Chi phí nhân viên quản lý

TK 6272 – Chi phí vật liệu

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định

TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 27

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

1.2.3.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng theo từng khoản nục thì được kếtchuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theotừng đối tượng chi phí sản xuất

Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang

Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình hạng mục công trình

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không

hết)

Thuế GTGT được khấu trừ được khấu trừ

Giá mua không thuế Tổng giá

Chi phí khấu hao TSCĐ của đội xây lắp (trừ

khấu hao máy thi công)

Chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùng cho đội xây lắp

Các khoản trích theo lương phải trả cho công

nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng MTC, nhân viên quản lý đội

Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội

Trang 28

Nội dung và kết cấu phản ánh của tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang.

Bên Nợ:

Kết chuyển các chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC

Bên Có:

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất xây lắp

Kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” khi bàn giao côngtrình, hạng mục công trình cho chủ đầu tư hoặc bàn giao cho đơn vị giaokhoán

Dư Nợ:

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được kết chuyển cuối kỳ

Quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất có thể tóm tắt theo sơ đồsau:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Bàn giao cho đơn vị giao khoán (không

hạng mục công trình

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

(kể cả thuê ngoài) thi công công trình,

hạng mục công trình

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu

sử dụng trực tiếp cho các công trình,

Trang 29

1.2.3.6 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo từng khoản mục chi phí vừaliên quan đến sản phẩm hoàn thành, vừa liên quan đến sản phẩm đang làm dởđược xác định ở thời điểm cuối kỳ Để xác định chi phí sản xuất cho sảnphẩm xây lắp hoàn thành (tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoànthành) đảm bảo tính hợp lý thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất chosản phẩm làm dở Tùy thuộc vào đối tượng tính giá doanh nghiệp xây lắp đãxác định mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau Nếu đối tượng tínhgiá thành là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp, định kỳ(tháng, quý), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đãhoàn thành hay đang dở dang Sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp

là các công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khốilượng công việc xây lắp trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư chấp nhậnnghiệm thu và thanh toán

Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định chi phí sản xuất đãphát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắcnhất định

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp, phụthuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bênnhận thầu và bên giao thầu Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp saukhi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh

từ lúc khởi công đến cuối thời điểm đó Nếu quy định thanh toán sản phẩmxây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý) là điểm mà tại đó có thể xác địnhđược giá trị dự toán) thì sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưađạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực

tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giaiđoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dựtoán

Muốn đánh giá sản phẩm dở dang được chính xác, trước hết phải tổ chứckiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm thực có cuối kỳ báo cáo vì nó khôngnhững xác định được chính xác khối lượng sản phẩm hiện có mà còn xác địnhđược mức độ hoàn thành sản phẩm

Trang 30

Việc tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa rất lớn cho việc tínhgiá thành sản phẩm một cách khách quan và chính xác Việc tính giá sảnphẩm dở dang được tiến hành vào cuồi kỳ sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phísản xuất phát sinh trong kỳ Vì trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất khôngthể tập hợp riêng chi phí cho khối lượng hoàn thành và chưa hoàn thành, nóchỉ nằm trong giá thành sản phẩm và ở sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà áp dụng phương phápđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp Hiện nay, các doanh nghiệpxây lắp thường áp dụng một trong các phương pháp sau:

- Đánh giá theo chi phí sản xuất phát sinh thực tế

Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạngmục công trình được quy định thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ Dovậy chi phí cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xâylắp từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo Thực chất đến khi công trình hoànthành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang

- Đánh giá khối lượng xây lắp dở dang theo chi phí dự toán

Phương pháp này áp dụng cho những công trình, hạng mục công trìnhkhối lượng xây lắp đã xây dựng được dự toán chi phí riêng

- Đánh giá khối lượng xây lắp dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tươngđương

Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm

dở của công tác lắp đặt máy móc thiết bị Phương pháp này có độ chính xáccao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán nhưngviệc xác định mức độ hoàn thành tương đương tương đối phức tạp, đặc biệt lànhững giai đoạn thi công bao gồm những khối lượng công việc cụ thể và chitiết

Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác địnhnhư sau:

Trang 31

+

Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong

kỳ

x

Chi phí dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ hoàn thành tương đương

Chi phí theo dự toán của KLXL bàn giao +

Chi phí dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ hoàn thành tương đương

- Đánh giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo giá trị dự toán

Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dangcuối kỳ được xác định theo công thức:

Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ

Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn

Trang 32

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 9 HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội được thành lập vào ngày

01 tháng 03 năm 1976 theo QĐ số 727 QĐ- UB ngày 03 tháng 02 năm 1976của UBND thành phố Hà Nội

Với những chức năng quan trọng nên ngay từ buổi đầu thành lập công

ty đã gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất nghèo nàn, lực lượng sản xuấtcòn non yếu, cán bộ công nhân viên tay nghề còn kém, chưa quen với tácphong công nghiệp Bù lại chúng ta có được sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạothành phố, của Sở Xây Dựng và lòng nhiệt tình hăng say lao động của cán bộcông nhân viên, do vậy dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luônhoàn thành nhiệm vụ của trên giao Những công trình công nghiệp bi, xích,líp Đông Anh, Gạch Phúc Thịnh, nhà ở khu tập thể Lương Quy như nhữngviên gạch đặt nền móng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu

tư Xây dựng Số 9 ngày nay

Bước vào thời buổi kinh tế thị trường, Công ty đón nhận những khókhăn mới, thử thách mới Những tư duy toan tính của thời bao cấp dần đượcloại bỏ Xác định lấy chữ tín làm đầu, hàng loạt công trình đã được thi côngnhư chợ Đồng Xuân, làng trẻ em SOS Hà Nội, lò nung gạch Tuynen CầuĐuống đẹp về mỹ thuật, chất lượng cao, tiến độ đảm bảo đã đưa công ty lên vịtrí dẫn đầu trong ngành xây dựng thủ đô Bên cạnh việc nhận thầu thi côngcác công trình xây dựng, công ty còn mở rộng trong các lĩnh vực kinh doanhbất động sản, lập các dự án liên doanh, liên kết với các đối tượng trong vàngoài nước Đây là lĩnh vực mới nhưng bước đầu đã gặt hái được nhữngthành công Với những cố gắng hết mình vì những công trình đảm bảo chấtlượng, tiến độ, công ty đã được Bộ Xây Dựng tặng cờ “Đơn vị đạt chươngtrình sản phẩm chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam” Bảy công trình

Trang 33

được tặng Huy Chương Vàng chất lượng cao Đảng bộ công ty 10 năm liêntục (1989-1999) được công nhận là đảng bộ trong sạch, vững mạnh Các hoạtđộng khác của công ty như công đoàn, tự vệ thể thao, văn nghệ cũng đượcnhận nhiều Cờ, Bằng Khen của thành phố.

Với con số 800 cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tưXây dựng Số 9 đang đứng trước cả núi công việc với các dự án khu đô thịmới Năm 2000 có thể xem là năm diễn ra sự kiện trọng đại nhất trong vàithập kỷ trở lại đây, và đối với công ty cũng là năm đánh dấu một bước pháttriển mới Công ty tách khỏi sự chỉ dạo của Sở Xây Dựng gia nhập TổngCông Ty Đầu Tư Phát Triển Nhà Hà Nội Đương nhiên xuất hiện những khókhăn như sự dao động, sự hụt hẫng, thậm chí có không ít người đã tỏ ra lúngtúng nghe ngóng, trông chờ, cộng với một số điểm yếu nội tại của công ty nênnhững tháng đầu năm công ty thực sự gặp khó khăn Trước tình hình đó công

ty đã có những biện pháp khắc phục khó khăn Trước hết là tập thể lãnh đạocông ty đã đoàn kết thống nhất xây dựng quyết tâm hoà cùng khí thế thi đuachung của cả nước và của cả thủ đô, chào mừng 25 năm ngày thành lập công

ty, vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới Một trong những kết quả nổi bậtnhất trong những cố gắng này là công ty đã giải phóng được mặt bằng, kịpthời đưa hai dự án nhà ở và văn phòng giao dịch của công ty khởi công vàodịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long, Hà Nội

Nói thành tích của Công ty vào năm 2000thật oanh liệt thì không phảinói quá, nếu tính hết các khó khăn to lớn mà của khách quan đem lại như nói

ở trên, và yêu cầu “tiến độ và chất lượng” Đặc biệt năm 2000, năm bản lềchuyển giao thế kỷ, công ty đã ghi dấu vào những sự kiện trọng đại của thủ đô

990 năm tuổi với những công trình như: trường TTTN 10-10 (được gắn biểncông trình 990 năm Thăng Long, Hà Nội, được Bộ Xây Dựng tặng Huychương vàng công trình chất lượng cao) Năm 2000 cũng là năm nối tiếpnhững thành tích của những năm trước, nên ngày cuối năm một vinh dự đếnvới công ty là việc nhận được bằng khen của Bộ Xây Dựng cho cá nhân đồngchí giám đốc công ty, đặc biệt Công ty đã được chủ tịch nước tặng huânchương lao động hạng nhì

Với những thành quả đạt được chúng ta cũng không thể quên khinhững ngày đầu mới thành lập, đó là một doanh nghiệp hạng ba – Công tyXây dựng Đông Anh – Hà Nội (sau đổi tên thành Công ty Xây dựng Số 9 Hà

Trang 34

Nội), vào năm 1976 sau khi đất nước hoàn toàn độc lập với bao nhiêu bề bộn,ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ Vào thời điểm bấy giờ

để đảm nhận nhiệm vụ xây dựng phía bắc Sông Hồng, một doanh nghiệphạng ba như công ty xây dựng Đông Anh ra đời, bao gồm toàn bộ công nhâncông trường 1 của Công ty Xây Dựng Dân Dụng, công trường 5 của công tyxây dựng công nghiệp) để đảm nhiệm xây dựng vùng phía bắc Sông Hồng

Những ngày đầu thành lập công ty là những ngày lực lượng sản xuấtcòn non yếu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn Cán bộ công nhân viên đại bộphận xuất thân lao động nông nghiệp, bộ đội phục viên nên yếu kém về trình

độ tay nghề và tác phong công nghiệp Ngày đó, ngay những lực lượng lãnhđạo, quản lý cũng chỉ là cán bộ chỉ đạo công trường được đề bạt lên, chưaquen với việc quản lý kinh tế độc lập Cái khó hơn là trụ sở mọi hoạt độngcủa công ty xa với trung tâm thành phố, thời gian và phương tiện đi lại,chuyên trở còn khó khăn, nên xa và thiếu sự chỉ đạo kịp thời của Sở XâyDựng và thành phố Ngay trụ sở của công ty cũng hình thành từ khu lán trạicủa công trường xây dựng nhà máy bi, khoá xích líp Khó khăn nhưng bù lại

là tinh thần nhiệt tình, hừng hực khí thế cách mạng Công ty bắt tay ngay vàocác công trình công nghiệp bi, xích líp, khoá, nhà máy nước Đông Anh, GạchPhúc Thịnh, một số nhà ở khu tập thể Lương Quy, Kính Nỗ, Nhà in sách giáokhoa…

Với hình thức nhận thầu, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động Ngoàiphạm vi huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, công ty còn nhậnthầu xây dựng nhiều công trình lớn của các quận nội thành: Đống Đa, BaĐình, Hoàn Kiếm và Huyện Từ Liêm, Thanh Trì rồi mở rộng ra các tỉnh khác.Hai công trình tiêu biểu do công ty liên doanh với các công ty trong ngànhxây dựng được nhiều người nhắc đến là Chợ Đồng Xuân, Làng Trẻ Em SOS

Hà Nội Về thi công xây dựng 15 năm, công ty đã thực hiện khối lượng xâydựng trị giá 5935 triệu đồng Và chỉ tính riêng 2 năm 1989-1990 thực hiện trịgiá 5400 triệu đồng Nộp ngân sách nhà nước cũng không ngừng tăng, từ vẻnvẹn 1,5 triệu đồng năm 1976-1980 lên tới 365 triệu đồng năm 1986-1990 Vớinhững kết quả đó, năm 1989, công ty được xếp vào doanh nghiệp hạng 2, và

từ một công ty yếu kém trở thành công ty xuất sắc đứng đầu ngành xây dựng

Hà Nội, được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3 năm 1990

Trang 35

Hiện nay, công ty đã trang bị các thiết bị tương đối hiện đại gồm: cẩutháp Ramondi, cẩu KC, hệ thống đà giáo, cây chông cốp pha thép với giá trịtrên 3 tỉ đồng để phục vụ thi công và cho thuê Một số công nghệ mới đượcnghiên cứu và áp dụng là công nghệ ép cọc bằng máy thuỷ lực, công nghệkhoan sâu và đổ bê tông móng cọc nhồi.

Vẫn theo phương châm phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đến nay Công

ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 đã hoạt động trên nhiều lĩnh vực: xây lắp,thuỷ lợi, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng (các cấu kiện đúc sẵn về thép,

bê tông, đồ mộc trang trí nội thất), kinh doanh bất động sản, làm chủ đầu tư

dự án các khu nhà ở và đô thị mới), thực hiện liên doanh với các công ty trong

và ngoài nước Trong 10 năm từ 1990-2000, tổng sản lượng của công ty đãtăng vọt từ 4,8 tỷ đồng lên 25 tỷ đồng

Vào ngày 08/01/2005, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá theo quyếtđịnh chính phủ Việc cổ phần hoá nhằm giúp các doanh nghiệp nhà nước làm

ăn có hiệu quả hơn, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế thịtrường giữa các thành phần kinh tế, và một lần nữa bộ máy quản lý của công

ty lại được thay đổi để cho phù hợp với cơ chế hoạt động mới hơn Khi tiếnhành cổ phần hoá số vốn pháp định của công ty là 12 tỷ đồng và thành lậpmột hội đồng quản trị Việc cổ phần hoá đã góp phần tăng số vốn kinh doanhcho công ty, công ty nắm 53% cổ phần, nhà nước chi phối 47% cổ phần Kể

từ khi tiến hành cổ phần hoá, công ty đang dần dần hoàn thiện cơ chế quản lýmới, và đang từng bước đưa công ty ngày một phát triển, đóng góp vào sựphát triển chung của đất nước Hiện tại, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng

Số 9 Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội, trụ sởđặt tại 560- Nguyễn Văn Cừ – Long Biên –Hà Nội

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội

2.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội trực thuộc Tổng Công

ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội Từ khi thành lập đến nay, lĩnh vực hoạtchủ yếu của công ty là là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và phát triển nhàtrên phạm vi cả nước

Ngành nghề kinh doanh chính là:

+ Đầu tư kinh doanh, phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp

Trang 36

Tham gia đấu thầu Ký kết hợp đồng xây dựng Tổ chức xây dựng Bàn giao công trình Bảo hành sản phẩm

+ Thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, công trình kỹ thuật hạ tầng trongcác khu đô thị, khu công nghiệp

+ Trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp

+ Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị

Trong lĩnh vực hoạt động của mình, công ty ngày càng nâng caochất lượng về mọi mặt Tạo được nhiều công trình đảm bảo kỹ thuật cao Các

kỹ thuật thiết kế thi công ngày càng đạt được những uy tín tốt đối với nhà đầutư

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Công ty được thành lập với các chức năng nhiệm vụ như sau:

- Nhận thầu thi công các công trình xây dựng với mọi quy mô: Côngnghiệp, Dân dụng, Nhà ở, các công trình công cộng khác

- Xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp,các công trình giao thông đường bộ

- Xây dựng kênh mương thuỷ lợi và cầu cống loại vừa

- Sản xuất và gia công các sản phẩm cấu kiện xây dựng: Bê tông, sắtthép, mộc, gia dụng, trang trí nội thất

- Lắp đặt thiết bị cơ- điện- nước công trình

- Xây lắp và chuyển giao công nghệ vận hành lò gạch Tuynen

- Cho thuê các phương tiện xe máy thi công: cần cẩu tháp, cần cẩu bánhlốp, xe ôtô vận tải

- Kinh doanh bất động sản

- Chủ trì lập, làm chủ đầu tư và thực hiện các dự án liên doanh, liên kếttrong và ngoài nước về phát triển nhà và các khu đô thị mới

2.1.2.3 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Quy trình công nghệ sản xuất sản xuất chính của Công ty:

y

Trang 37

Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tổ chức tham gia đấu thầu với một chiến lược nhất định

- Giai đoạn 2: Tổ chức kí kết hợp đồng xây dựng sau khi thắng thầu vì

có thể còn những điều bổ sung và điều chỉnh giữa chủ đầu tư và nhà thầu xâydựng trong Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện xây dựng công trình bao gồm 2bước nhỏ:

+ Bước 1: Chuẩn bị thi công:

Thiết kế lại tổ chức thi công để làm chính xác thêm phương án đã tranh thầu, gắn nhiệm vụ thi công của hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng chính thức để tổ chức giao khoán cho các doanh nghiệp xây dựng

+ Bước 2: Tiến hành thi công:

Các Xí nghiệp nhận khoán tiến hành thi công công trình trên thực địabao gồm cả công việc kiểm tra chất lượng Quá trình thi công phải dựa trêncác bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá thành trúng thầu

- Giai đoạn 4: Tổ chức kết thúc xây dựng: Thanh lý hợp đồng và bàngiao công trình cho bên đấu theo luật định

- Giai đoạn 5: Tổ chức bảo hành sản phẩm

* Máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củađơn vị:

Máy trộn vữa 250; Máy trộn bê tông; Cẩu KC; Xưởng cơ khí; Máy cắtsắtTQ 40; Máy uốn sắt 70; Máy đầm cóc; Máy photocopy; Vô tuyến Sony;Máy điều hoà; Máy AC 25; Xe ôtô Toyota; Máy tính DX266 PHC; Máy inlaser PHC; Máy Fax; Nhà làm việc văn phòng Công ty, nhà làm việc vănphòng Xí nghiệp

Trang 38

2.1.2.4 Một số đánh giá khái quát về kết quả tình hình kinh doanh tại Công

ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội

Biểu 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty Kết quả của Công ty được thể hiện ở bảng sau:

Năm

Doanh thu 48.987.000.000 53.885.700.000 59.274.270.000Nộp ngân sách 3.736.000.000 4.109.600.000 4.520.560.000Thu nhập bình quân

1 người/tháng

Năm 2005 với rất nhiều khó khăn và thuận lợi, nhưng bằng sự cố gắng

nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty cùngvới sự chỉ đạo sát sao, sáng suốt của ban giám đốc mà kết quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty đã thực hiện vượt mức kế hoạch đã đề ratrong năm 2005 Điều này đã được thể hiện trong bảng kết quả hoạt động kinhdoanh ở trên

Có thể nói trong mấy năm vừa qua công ty đã rất tích cực trong côngtác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Điều đó chứng tỏ công ty có mộtđội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn tương đối cao, đặcbiệt là có sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cộng thêm sự hăng say lao động củacông nhân đã làm cho năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm ngàycàng đi lên

Trang 39

Chủ tịch hội đồng quản trị

Các phó giám đốc phụ trách công việc

Phòng tài chính kế toán

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kỹ thuật

Phòng kế hoạch tổng hợp Giám đốc điều hành

XN4 XN

1

1

Đội 2

Đội

dự án độc lập

XN vật

xe máy

Điện nước

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Số 9 Hà Nội.

Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ đông: Theo Điều 28 “Điều lệ tổ chức và hoạt động của

Công ty” thì Đại hội đồng cổ đông có chức năng quyết định loại cổ phần vàtổng số cổ phần được quyền chào bán Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmthành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát Thông qua báo cáo tài chính vàđịnh hướng phát triển của Công ty

Trang 40

Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyết

định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty Quyếtđịnh phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, thông qua hoạt độngxây dựng Quyết định về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của Công ty Cóquyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Giám đốc và các chức danh quản lýquan trọng khác trong Công ty

Ban kiểm soát: Có chức năng, nhiệm vụ theo quy định trong các văn

bản pháp luật hiện hành và Điều lệ của Công ty

Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước

pháp luật, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị Giám đốc là người cóquyền điều hành cao nhất trong Công ty Chịu trách nhiệm chỉ đạo và điềuhành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phó Giám đốc: Hai Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, điều hành

một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịutrách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công uỷquyền

Đây là bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với Giám đốc

về mọi mặt của Công ty

Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Công ty được chuyên mônhoá theo chức năng quản trị, tham mưu, giúp đỡ Giám đốc trong việc chuẩn

bị, theo dõi, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và nhân viên cấp dưới thực hiệnđúng đắn, kịp thời các quyết định quản lý Cụ thể như sau:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp:

+ Cơ cấu: Có 1 Trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 cán bộ kỹ sư làm cáccông việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công trực tiếp của Trưởngphòng và phó phòng khi có sự uỷ quyền

+ Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vựcquản lý kinh tế, hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe máy thi công,cung ứng vật tư, tổ chức hệ thống quản lý, nhà kho của Công ty Lên kếhoạch, là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảohợp đồng để trình Giám đốc xem xét, quyết định Là đầu mối tìm kiếm việclàm cho Công ty

Ngày đăng: 21/02/2024, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w