Trong thời kỳ Phục Hưng, đào tạo y khoa đã được nâng lên tầmmức quan trọng, ngang với tôn giáo và luật trong các trường đại học ở Bologna, Padua, Pisa,Paris, Montpelli
Trang 1THỜI KỲ PHỤC HƯNG MỞ ĐẦU
Thời kỳ Phục Hưng bắt đầu với ba sự kiện lớn: (1) phát minh máy in (năm 1450), (2) sựsụp đổ của Đế chế Đông La Mã (1452) và (3) Columbus phát hiện ra Châu Mỹ (1492) Đặc trưngcủa thời kỳ này là giảm sút sự chấp nhận tôn giáo và các tác giả cổ đại, đồng thời, gia tăng sự tintưởng vào quan sát thực nghiệm để hiểu biết thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.Ảnh hưởng triết học và lô gic học của Aristotle, y khoa của Galen (qua các bản dịch tiếng Latin)có xu hướng đi xuống, đưa đến sự tiến bộ về kiến thức và thực hành
Tại các trường đại học Phương Tây, các phương pháp khoa học đã được áp dụng đểnghiên cứu về cơ thể con người Trong thời kỳ Phục Hưng, đào tạo y khoa đã được nâng lên tầmmức quan trọng, ngang với tôn giáo và luật trong các trường đại học ở Bologna, Padua, Pisa,Paris, Montpellier và Basel Nhờ có máy in, việc xuất bản và phổ biến kiến thức được thuận lợihơn Các bác sĩ, phẫu thuật viên và nhà khoa học như Paré, da Vigo, Vesalius, Leeuwenhoek,Paracelsus, Eustachi đã đóng góp vào sự phát triển hiểu biết cơ bản về y khoa bao gồm nhữngvấn đề răng miệng Nghệ thuật phẫu thuật được hoàn thiện nhờ phẫu tích được phát triển ở cáctrường y mới lập ở Pháp và Ý Bên cạnh sự tiến bộ của khoa học y học, thực hành hàng ngày tiếptục được đặt trên cơ sở sử dụng rộng rãi thuốc thảo mộc và thu hẹp những phương pháp dựa trên
sự mê tín và lừa bịp Tuy vậy, đối với đông đảo công chúng, những chăm sóc đau ốm hàng ngàytiếp tục được những người hành nghề theo kinh nghiệm, không được đào tạo chính qui và khôngtheo các qui định của hội đoàn nghề nghiệp
Các Hội Đoàn Nghề nghiệp về Phẫu thuật và Nha khoa
Ở Châu Âu, từ thế kỷ 11, thợ mổ đã được công nhận để được làm việc trong các tu viện.Vì bác sĩ không tham gia việc mổ xẻ, trong suốt thời Trung đại, số lượng thợ mổ tăng nhanh,thực hiện nhiều công việc: mổ “cườm mắt” (cataract), thoát vị (herniotomist), lấy sỏi(lithotomist) đỡ đẻ (midwive), mở tĩnh mạch (phlebotomy), chích rạch nông (scarification),chích máu (bloodletting), giác hơi (cupping therapy), nhổ răng, cắt tóc, cạo mặt…
Năm 1308, tổ chức tiền thân của Hội Đoàn thợ mổ được thành lập ở London (Worshipful Company of Barbers of London, Anh) Năm 1368, Hội đoàn Phẫu thuật viên được thành lập, nhưngđến 1540 sáp nhập với Hội Đoàn Thợ mổ thành Hội Thợ mổ và Phẫu thuật viên (Company ofBarbers and Surgeons) Lúc này, thợ mổ không được làm phẫu thuật, phẫu thuật viên khôngđược cắt tóc, nhưng cả hai đều có thể nhổ răng Đến 1745 Hội Phẫu thuật viên tách ra để năm
1843, trở thành Hội Phẫu thuật viên Hoàng gia Anh quốc (The Royal College of Surgeons ofEngland)
Trải qua một quá trình kéo dài nhiều thế kỷ, những người thợ mổ và thợ thủ công chuyênvề răng miệng được hoàn thiện dần, được gọi là thủ thuật viên răng (operators for the teeth), nhaviên (dentators), hoặc là thợ mổ nha khoa (surgeon-dentists) Chăm sóc răng không còn chỉ làdùng các bài thuốc thảo mộc và nhổ răng Răng sâu đã được điều trị bằng nạo lỗ sâu hoặc đốtnhiệt và trám bằng chì hoặc vàng Sự tăng trưởng của thương mại, kết hợp với gia tăng nhómngười giàu có dẫn đến xuất hiện giai cấp tư sản, với mong muốn được chăm sóc y tế và răng tốt
Trang 2hơn Đến cuối thế kỷ 17, ở nhiều thành phố lớn tại Châu Âu, một số người hành nghề nha đã làmviệc toàn thời gian Khuynh hướng này đạt tới sự tăng trưởng chín muồi vào thế kỷ 18, năm
1728, Pierre Fauchard phác họa các lĩnh vực của nha khoa thực hành trong tác phẩm “Người Nhasĩ, hay, Chuyên luận về Răng” (“Le Chirurgien Dentiste, ou Traité des Dents” - The SurgeonDentist, or, Treatise on the Teeth) đồng thời mở ra thời kỳ nha khoa hiện đại
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ ĐÓNG GÓP TIÊU
BIỂU
Mondino de Luzzi
Mondino de Luzzi (Mondino de Liuzzi, Mondino de
Lucci, Mundinus) (1270 – 1326) là giáo sư giải phẫu
trường đại học Bologna, Ý Tài liệu về phẫu tích được
Mondino viết năm 1316, được coi là hướng dẫn thực hành
thực sự đầu tiên về phương pháp phẫu tích hiện đại Năm
1478 cuốn “Anathomia Corporis Humani” (Giải phẫu Cơ
thể Người) được xuất bản lần thứ nhất ở Padua, là cuốn
sách chỉ dẫn nguyên tắc và mô tả quá trình phẫu tích xác
người Sách của Mondino được coi là sách giáo khoa hiện
đại đầu tiên về giải phẫu, được thừa nhận do tính độc lập
của nó so với quan niệm của Galen vốn trình bày giải phẫu
người dựa trên phẫu tích động vật Mondino chú trọng việc
mô tả giải phẫu mà không mở rộng sang các lĩnh vực bệnh
lý và phẫu thuật Sách của Mondino được sử dụng để giảng dạy giải phẫu rộng rãi nhất so vớicác sách cùng loại trong 250 năm (cho đến thế kỷ 16), đã được xuất bản hơn 40 lần cho đến khi
xuất hiện cuốn “De Humani Corporis Fabrica”(Cấu trúc Cơ thể Người) năm 1543 của Vesalius.
Việc phẫu tích xác được thực hiện trong giải phẫu đường (anatomical theater) trước một cử tọađông đảo, như được thấy ở hình bìa sách (Hình…) Công việc này được tiến hành trong bầukhông khí lễ hội như một sự kiện xã hội, tiếp sau, thường có biểu diễn ca nhạc hoặc kịch
Giovanni ở Arcoli
Giovanni ở Arcoli (Giovanni of Arcoli, Johanues Arculanus, Giovanni d’Arcoli, 1412–1484) Trong số nhiều sách của các tác giả thuộc các trường y mới mở, những bài viết củaGiovanni ở Arcoli về y khoa Rhazes giữ vị trí quan trọng do có nhiều thông tin liên quan đếnthực hành nha khoa Cuốn Practica particularium morborum omnium được xuất bản năm 1560(hình…) Sách của Arcoli gồm nhiều bàn luận về giải phẫu, sinh lý cũng như điều trị bệnh lý
2
Hình … Giờ học giải phẫu với Mondino de Luzzi Nguồn: E Crivellato, D Ribatti (2006)
Trang 3răng miệng Ông tóm tắt nhiều điều mà ngày nay chúng ta gọi là bảo vệ sức khỏe răng miệngtrong 10 lời khuyên1:
1 “Cần bảo vệ chống lại sự thối rữa đồ ăn và thức uống trong dạ dày; do đó, không được ăn những thức ăn dễ bị thối rữa: sữa, cá muối… cùng lúc, sau khi ăn, cần tránh các hoạt động mạnh, tập thể dục, tắm, giao hợp và những điều khác có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa
2 Phải tránh tất cả những thứ dễ gây nôn
3 Tránh thức ăn ngọt và dính: quả vả khô, các loại chế biến sẵn với mật ong
4 Không cắn vật cứng
5 Cần tránh tất cả những đồ ăn, thức uống và những chất khác mà làm ta thấy ghê rợn
6 Tránh những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là thay đổi nhanh từ thức ăn nóng sang lạnh và ngược lại
7 Tránh ăn tỏi tây (Leeks) vì nó có hại cho răng
8 Cần làm sạch các mảnh vụn thức ăn trên răng ngay sau mỗi bữa ăn; sử dụng cây gỗ mỏng, đầu được làm bẹt nhưng không nhọn và sắc; các loại cây gỗ được ưa thích là những nhánh nhỏ cây bách (cypress), lô hội (nha đam - aloe), thông (pine), hương thảo (rosemary), bách xù (juniper)…, chúng có vị đắng và tác dụng làm se; cần cẩn thận để không đưa quá sâu vào kẽ răng và không làm tổn thương nướu hoặc làm lung lay răng
9 Sau đó, cần súc miệng bằng nước sắc (decoction) cây hoa xôn (sage) hoặc một trong các loại: lá quế (cinnamon), hạt bách xù, rễ cây bách, lá hương thảo…
10 Các răng cần được chải bằng bột đánh răng trước khi đi ngủ, hoặc hơn nữa, còn đánh trước khi ăn sáng”.
1 A Rai: Richard III – the Final Act, British Dental Journal 2013; 214: 415-417 (xem lại: Thế giới Hồi giáo về 8 lời khuyên của Avicenna)
Trang 4Như vậy, làm sạch răng sau khi ăn đã được khuyến khích và sử dụng bàn chải gỗ(wooden sticks) hoặc chà sạch bằng vải (woolen cloth) sau khi ăn đã được thực hiện Giovanni ởArcoli cũng lưu ý là nguyên nhân đau răng có thể từ trong răng hoặc từ bên ngoài (nướu) Cũngnhư trước đây, việc chích rạch và đốt nhiệt được áp dụng cho những trường hợp bị thất bại trongđáp ứng với các thuốc thảo mộc hoặc khoáng chất Arcoli khuyên khoan răng để tạo đường vàotủy trước khi đốt2 Bàn luận về trám răng, Arcoli cho rằng “bằng cách khoan hoặc dũa, tất cảphần bị hư hoại của răng cần được lấy bỏ hoàn toàn Sau đó, trám bằng vàng lá3
Giovanni da Vigo
Giovanni da Vigo (1460 – 1520), giáo sư y khoa
của trường đại học Padua và là phẫu thuật viên của Hồng
Y Giáo Chủ (Pope) Julius II Năm 1520, ông đã xuất bản
cuốn “Practica copiosa in arte chirurgica” (hình …), sách
dày 486 trang, ông mô tả bệnh sâu răng và khái quát về vệ
2 Poloneychik N M.: Illustrated history of the development of rotary systems in dentistry, Part I (from the Neolithic era to the XX century), Sovremennaya stomatologiya – 2015 – N2 – P 38–45 (bài tiếng Nga)
3 Theo Guerini, phương pháp trám răng bằng vàng lá không phải do Giovanni of Arcoli thực hiện đầu tiên
Trang 5sinh răng miệng Mô tả lấy vôi răng và khoan răng để lấy bỏ mô răng bị sâu, trám răng bằngvàng lá mà nhiều tác giả trước đã đề cập, nhất là các tác giả A rập (Arabian physicians) Cũngnhư Chauliac và Giovanni ở Arcoli, da Vigo khuyên khi cần nhổ răng, nên chuyển đến thợ mổ(barber-surgeons) có kinh nghiệm Chúng ta không thể biết chắc là da Vigo có làm thực hànhnha khoa hay không hay là ông đưa vào sách tất cả hiểu biết đương thời cho đầy đủ như các tácgiả trước đó đã làm
Trang 6Khoa học về giải phẫu và ứng dụng thực hành phẫu thuật liên quan đạt được tiến bộ lớntrong các trường y ở miền bắc nước Ý trong thời kỳ đầu Phục Hưng Thực hành phẫu tích
(dissection) chiếm phần quan trọng trong chương trình các trường y Bologna, Padua, và nhiềutrường y khác ở Ý
Qua các sách của Albucasis, Chauliac, Giovanni D’Arcoli và Giovanni da Vigo, có thểthấy trong thời kỳ này, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị nha khoa và các bệnh vùng miệng làthuộc về chăm sóc cơ thể nói chung, thuộc lĩnh vực y khoa nhưng áp dụng thực hành hàng ngàylại thuộc về phẫu thuật viên áo ngắn, thợ mổ hoặc nha viên (dentator).
Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci (1452– 1519) là một tài năng kiệt
xuất đa lĩnh vực thời Phục Hưng Ông đồng thời là một trong
những người có đóng góp lớn cho sự tiến bộ của giải phẫu
học Với hơn 700 bức phác họa (sketch), da Vinci mô tả não,
các dây thần kinh, mạch máu, phổi, tử cung đang mang thai,
tim, dạ dày, xương, răng…Vì là một họa sĩ, da Vinci tin rằng
những quan sát của ông tốt hơn mô tả giải phẫu cổ điển của
Trang 9Bartolomeo Eustachi
Trang 10Bartolomeo Eustachi (1500 ? - 1574), tên tiếng Latin là Eustachius là nhà giải phẫu và
bác sĩ người Ý Cùng với Vesalius, ông được xem là người sáng lập khoa học giải phẫu người và là nhà giải phẫu học răng đầu tiên Năm 1563, ông công bố quyển “Libellus de dentibus”
(Pamphlet on the teeth: Cuốn sách nhỏ về răng) (hình…), đây là một trong những cuốn sáchchuyên khảo đầu tiên về răng, đề cập đến giải phẫu, sinh lý, mô phôi răng và bộ răng Trongquyển sách này, ông mô tả giải phẫu đại thể các răng, số chân răng, những biến thể về chiều dàivà hình dạng, sự hiện diện của dây chằng nha chu; giải phẫu vi thể và mô phôi: tủy răng, sự vào
ra của mạch máu, dây thần kinh ở chóp răng; sự phát triển của răng từ các nụ răng Ông cũngđưa ra ý tưởng mới về điều trị viêm nha chu: nạo mô hạt để kích tạo tái bám dính mô nướu4.Trong sách giải phẫu, ông vẽ nhiều trang hình, được lưu trong thư viện Vatican, nhưng chưađược in cho đến khi được phát hiện vào năm 1714 (hình…) Một trong những phát hiện nổi tiếngcủa Bartolomeo Eustachi là ống vòi nhĩ (tuba auditiva) mang tên ông
4 Shklar G, Chernin D: Eustachio and "Libellus de dentibus" the first book devoted to the structure and function of the teeth, Journal of the History of Dentistry, N.01 Mar 2000, 48(1):25-30
10
Hình:… Eustachi và trang bìa cuốn “Libellus de dentibus” Nguồn: https://books.google.com
Trang 11Khác với Vesalius là người luôn giữ nguyên tắc dạy học truyền thống, Eustachius khuyếnkhích việc sửa chữa những sai lầm và sai lầm của chính ông thông qua các khám phá Ông đã chỉ
ra những khác biệt giữa xương và răng về nguồn gốc, sự trưởng thành và sự nhận cảm Ông viết
“liên quan đến những tác giả gần đây (ám chỉ Vesalius và Fallopia5), một vòng nguyệt quế làkhông xứng đáng, họ cần hiểu rằng, quan sát có ý thức về tự nhiên sáng tạo như Galen cũng chưacó hiểu biết gì về cái hốc này (hốc tủy) và nó không phải đơn giản chỉ là thêm vào”6 Eustachi đãviết về các mạch máu và thần kinh đi qua lỗ chóp răng để vào tủy, về việc giữ răng trong xươnghàm không phải chỉ nhờ nướu mà qua các dây chằng đủ mạnh, về phân biệt ngà và men.Eustachi cũng quen thuộc phương pháp giải phẫu so sánh của Aristotle trong nghiên cứu hệthống nhai (chủ yếu là trên khỉ và cá)
Nghiên cứu sự phát triển của răng là phần rất có giá trị của Estachius, ông đã mở rộng ýniệm của Falloppia bằng cách nghiên cứu trên thai bị sẩy của nhiều động vật và người ở nhiềugiai đoạn Estachius đã phát hiện túi răng (dental sac-folliculus), nụ răng (tooth bud-candidasquama) cũng như sự cô tập men răng đầu tiên với các nhân ngà (coalescing of the first enamelwith the dentinal nucleus) và sửa chữa sai lầm của Vesalius về “răng vĩnh viễn phát triển từ châncủa răng sữa”
5 Gabriele Falloppia (Gabriele Falloppio, Latin: Fallopius) (1523-1562), giáo sư giải phẫu kế nhiệm Vesalius sau Realdo Colombo ở Padua, là một nhà giải phẫu và bác sĩ danh tiếng.
6 Hoffmannn-Axthelm, p 141
Hình…: Minh họa trong sách Libellus de dentibus của Eustachius Nguồn: Hoffmann-Axthelm
Trang 12Hình Andrea Vesalius (trái) và
khung cảnh giải phẫu đường trên
trang bìa cuốn “de Humani
Tại Padua, ông đã vượt qua những hạn chế của tôn giáo về phẫu tích xác Năm 1543, ông
hoàn thành và xuất bản bộ sách “ De Humani Corporis Fabrica” (Cấu trúc Cơ thể Người) gồm
bảy tập với các hình minh họa xuất sắc Với cuốn “Fabrica”, khoa học giải phẫu được coi là đạtđến mức hoàn chỉnh, là công trình khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thúc đẩy tìm kiếmcác phương pháp phẫu thuật mới Nó đã chỉ ra những sai lầm trong giải phẫu theo Galen và giúpvượt qua được những uy quyền của Galen trong các vấn đề y học Cuốn “Fabrica” là một cuộc
7 Jacque Dubois (1478-1555) tên Latin: Jacobus Sylvius: nhà giải phẫu người Pháp theo trường phái Galen Ông là người phát hiện van tĩnh mạch mà được Harvey mô tả chức năng của chúng Sau này, Vesalius trở thành đối thủ gay gắt của trường phái Galen (Hoffman-Axthelm, p.137)
12
Trang 13cách mạng trong y học và được so sánh với phát hiện của Copernicus về thiên văn học cùng nămđó Bản dịch sang tiếng Anh gần đây còn được xuất bản năm 20038
Về giải phẫu vùng hàm miệng, Vesalius đã xác định tận mắt những quan sát của Abd alLatiff 300 năm trước9: “hàm dưới là một cái xương vì tôi đã quan sát ở nghĩa địa Innocents vớisố lượng lớn, tôi chưa một lần trông thấy xương hàm dưới được chia thành hai” (hình…)
Vesalius đã minh họa bộ răng đầy đủ mà trước ông chỉ có Leonardo da Vinci vẽ (nhưngcòn chưa được biết ở thời đó) (hình…) Ông phân biệt răng với xương qua hàng loạt đặc điểm
8 Đại học Northwestern, Garrison and Hast, [http://vesalius.northwestern.edu].
9 Xem Thế giới Hồi giáo.
Hình…: Hình minh họa
xương hàm dưới của
Vesalius Nguồn:
Hoffmann-Axthelm
Trang 14nhưng cũng vẫn còn lặp lại sai lầm của Aristotle là khác với xương, răng mọc liên tục khi mấtrăng đối diện Ông cũng mô mô tả tủy răng và hốc tủy (mà ông gọi là hốc răng – dentiumcavitas) có chức năng nuôi dưỡng răng và sử dụng thuật ngữ huyệt răng (tooth sockets) củaSoran
Mô tả của ông về bộ răng như sau:
Thông thường, có 32 răng vĩnh viễn, mỗi hàm có 16 răng, sắp xếp giống như một vòng cung hoàn hảo của các vũ công Nếu chia thành bốn phần, tên gọi của chúng là các răng cửa (insisors), có dạng bản và sắc, như những lưỡi dao, để cắt thức ăn khi cắn lại Tiếp đến là răng nanh (canines), chỉ có một răng ở mỗi bên, rộng ở phần cổ nhưng sắc và nhọn, làm vỡ miếng thức ăn, được gọi tên như vậy vì nó tương tự như các răng nhô lên của loài chó Sau đó là năm răng cối…
Năm 1564, ông qua đời trên một hòn đảo ở Hy Lạp trên đường trở về Jerusalem
14