1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế cơ sở dữ liệu thời gian phục vụ việc tiếp nhận và quản lý hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh đồng tháp

59 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 24,12 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VÕ ĐỨC TOÀN

THIET KE CO SO DU LIEU THOI GIAN PHUC VU VIEC TIEP NHAN VA

QUAN LY HO SO TAI CO QUAN BAO HIEM XA HOI TINH DONG THAP

CHUYEN NGANH: KHOA HOC MAY TINH

MA SO: 8.48.01.01

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC DINH HUONG UNG DUNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Hoàng Quang

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên

Trang 3

LOI CAM ON

Lời đầu tiên của luận văn em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS TS Hoàng Quang người đã trực tiếp hướng dân, giúp đồ và tao moi diéu kiện

thuận lợi cho em từ lúc tìm hiểu, định hướng cũng như tìm kiếm tài liệu trong lĩnh vực Cơ sở đữ liệu thời gian cho đến lúc hoàn thành luận văn Kính chúc thầy mạnh

khỏe, công tác tốt và ngày càng có nhiều kết quả mới từ lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy của thầy

Xin to long biết ơn các đông nghiệp ở cơ quan, gia đình và những người thân

đã luôn động viên, giúp đồ, tạo điều kiện đề em hoàn thành luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo của Khoa Công nghệ

thông tin và Phòng Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đồ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành được luận văn này

Thừa Thiên Huế, năm 2020

Võ Đức Toàn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

0909-0009 010 - i

LỜI CẢM ƠN 552221 222112221222122212111211 2121121221221 rau ii MUC LUC ooo ccecccesccssesessssssssessssessvsessssssssessssessissssnsassnsissessisessiessueesvinsssieessesssess iii

DANH MUC CAC THUAT NGU VA CHU VIET TAT ooo: Vv DANH MỤC CÁC BẢNG Q2 222222221221122112212222222 are vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - 52221 2212211211211211211212112122122 xe vii MỞ ĐẦU 20-222 222122211221222111221122112211 211211 1e re 1

CHUONG 1: GIGI THIEU VE CO SO DU LIEU THỜI GIAN 3

1.1 Khai niém vé co sé dit liéu thời 91 AN besser es meme eeamennenrere pm miemeesen meena menor 3

Le lel, Céc loai thoi, gia eeceser ecm ecemnceemnenceenne eR 3 1.1.2 Két hop yéu tố thời gian trong CSDL quan hệ sử dụng bộ phiên bản 4

1.2 Mô hình thiết kế cơ sở đữ liệu có yếu tố thời gian 22-22222222 §

1.2.1 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức khái niệm

1.2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức logIc sai 9 1.2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức vật lý -.-scccc series 9

1.3 Mô hình cơ sở dữ liệu TimeER L1 222111122111 1521111182111 12211 1122112 10

13/1: Kiểu Huue KhẾ sessnoseangotttttrttHitiiSiHIGHHEHSHESIERHISGHGHU4S0G100 0740880300088 11

1.3.2 Cac thude tinh ccccccccccccccccccceesccecssecsenseseceseeecsssesensseeecsseseenseeeensreese 11

1.3.3 Mối quan hệ 2- 222222 22112211211121112111211121112122121221222122 re 12

1.3.4 Mối quan hệ lớp cha/lớp con 22 222222 221222122212221122112211211222 e6 13 1.4 Chuyên đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ 2-22 22zz22z¿ 13

1.4.1 Bước 1: Chuyển đổi các kiêu thực thể không tham gia vào mối quan hệ

L6p Cha/LGp vo 0 14

1.4.2 Bước 2: Chuyển đổi các kiểu thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp cha/l6p'Con seers ecrmmeeeneeeenene eT 16

1.4.3 Bước 3: Chuyên đổi các thuộc tính phi thời gian — đa trị và đơn của một

kiểu thực thể - 2222222 th hhhuưeg l6

1.4.4 Bước 4: Chuyển đổi các thuộc tính có yếu tố thời gian của một kiểu

"nã; TT 17

Trang 5

1.4.5 Bước 5: Chuyển đổi các mối quan hệ phi thời gian - 2-2 19 1.4.6 Bước 6: Chuyển đổi các mối quan hệ có yếu tổ thời gian 19

1.4.7 Bước 7: Chuyên đổi các thuộc tính đa trị và phức hợp của một kiểu thực thể 21

1.5 Tiểu kết chương .©-2222222122212221211211211221122112211222212 re 24 CHUONG 2 PHAN TICH CO SO DU LIEU THOI GIAN CUA HE THONG BẢO HIÊM XÃ HỌI TỈNH ĐÒNG THÁP 222 S222212221222122212222 e6 25

2:1: Mô'Tã quy HH HzssszsssesngteeesleBNGEEISDREIEEROHISIGDISEGDIEEEDIEEIQHSIĐNESSSISSNESA 25

2.1.1 Quy trình nhận hồ sơ tại bộ phân tiếp nhận . -ccc+cccccse+ 26

2.1.2 Quy trình luân chuyên hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận sang phòng/bộ phận TIEHHIỆP VỤ resececsroeneesseoodtrrstszttiL1rLEE10 0rö61401000701913E0000005615011010EE.CLEE0ENT-SEEEENIHEEEEG.00C H000 27 2.1.3 Quy trình nhận ban giao hỗ sơ đã giải quyết từ phòng/bộ phận nghiệp vụ và trả kết quả giải quyết - 222222 22122211211121112111211121121121222 xe 27 2.2 Thiết kế mô hình Er của hệ thống quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội 29

2.2.1 Mô hình ER tổng quát 25: 222 221222122121122112212222222 e6 29

2.2.2 Mô hình ER chỉ tiết của các mối quan hệ giữa các tập thực thé

2.3 Mô hình TimeER quản lý công việc tiếp nhận và quản lý hồ sơ 42

2.4 Thiết kế cơ sở đữ liệu mức Logie - 22 222222222512211211121112111221212 xe 44 2.5 Tiểu kết chương ÏI - 22: 22 2222221225122512211211121111111111112112121 2e 44 Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẺ ỨNG DỤNG - 2-2 45

3.1 Phát biểu bài toán -.-222: 2222 2211222112211221122112111211211 2 re 45

3.2 Phân tích bài toán - . - c1 2212221112111211 1521110111211 11011 1011101118111 81 Hxcrvệt 46

“m0” 8 46

3.2.2 Dữ liệu ra L1 0222111112111 11 111111111111 115k kg 1kg k kg kg kg k ke 46

3.3 Thiết kế ứng dụng - 22: 222222122122112211211221122112112222222 re 46

3.3.1 Thiết kế menu quản lý các thông tin -2-22222222221222122212221222ee 47 3.3.2 Thiết kế chức năng quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội 2- 522: 48 3.3.3 Thiết kế chức năng thống kê hồ sơ, lịch sử giao dịch của khách hàng 50

3.4 Tiểu kết chương ITI -2- 22 2222221221222122111211121121121121121122122 re 50 KET LUAN VA HƯỚNG PHÁT TRIỂN 22 222221222112212221222222 e6 51

<8 5]

2 Hướng phát triển đề tài TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT BT BHXH BHYT CNTT CSDL DM ER EER LS LT TimeER TNHS TT TTE TTS VT VTE VTS UC BiTemporal B o hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Danh mục Entity Relationship Extended Entity Relationship Life Span

Lifespan and Transaction time Time Extended EER

Tiếp nhận hồ sơ Transaction Time Transaction Time End Transaction Time Start Valid Time

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 1.1 Chuyển đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian hợp lệ 4 Bảng 1.2 Chuyển đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian giao tác 5 Bảng 1.3 Chuyển đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ theo hai loại thời gian 5 Bảng 1.4 Các bộ trong quan hệ NHANVIEN BT theo hai loại thời gian 6

Bang 1.5 Tap cac thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các tập thực thể và mối quan hé 15 Bang 1.6 Các thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các thuộc tính và mỗi quan hệ L7

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hinh 1.1 Mô hình thiết kế CSDL có yếu tế thời gian -22 22z.22zcce 10

Hình 12_ Một ví dụ về mô hình TimeEiR - 22s 12E251251512115151151511255111x5E2Exe 11

Hình 13 Chuyển đổi kiểu thực thể mạnh 22222 22E22122122122122122 22.6 14

Hình 1.4 Chuyên đổi các tập thực thể không tham gia vào mối quan hệ lớp

M1000 -:-äaă 15

Hình 1.5 Chuyển đổi các kiêu thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con l6

Hình 1.6 Chuyên đổi các thuộc tính phi thời gian — đa trị và đơn của một kiểu thực thể17

Hình 1.7 Chuyến đổi thuộc tính đơn trị -©222222221222122112212212112222 e6 18

Hình 1.8 Chuyển đổi thuộc tính đơn trị có yếu tố thời gian 2 22z-2 18

Hình 1.9 Chuyển đổi thuộc tinh da tri va đơn trị có yêu tố thời gian 19

Hình 1.10 Chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên có yếu tổ thời gian 20

Hình 1.11 Cây phân cấp kiêu thực thê có thuộc tinh đa trị - phức hợp lồng nhau 21

Hình 1.12 Chuyển đổi thuộc tính có yếu tố thời gian đa trị - phức hợp lồng nhau 23

Hình2.I Sơ đồ chức năng của hệ thống quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội 28

Hình2.2_ Mô hình ER của hệ thống quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội 29

Hình 23 Mô hình cho chức năng quản lý các phòng ban thuộc cơ quan 29

Hình 2.4 Mô hình cho chức năng quản lý nhân viên thuộc các phòng ban 30

Hinh 2.5 Mô hình cho chức năng quản lý lĩnh vực gồm có các thủ tục hỗ sơ 31

Hinh 2.6 Mô hình quản lý thủ tục gồm nhiều giấy tờ 2-2222222222c22xee 32 Hình 2.7 Mô hình quản lý cơ quan gồm nhiều đơn vị tham gia - 33

Hinh 2.8 Mô hình quản lý đơn vị nộp nhiều hồ sơ -522222222222212221222220 35 Hinh 2.9 Mô hình quản lý cá nhân nộp hồ sơ 2- 2222222212221222122212221e6 36 Hình 2.10 Mô hình quản lý giấy hẹn hỗ sơ 22-222221222122122122122,22 e6 37 Hình 2.11 Mô hình quản lý phiếu hướng dẫn bổ sung hỗ sơ - 22 38 Hình 2.12 Mô hình quản lý quản lý chức năng đăng ký nhận tiền giải quyết chế độ BHXH, BHYT 2221 22221222222EE HH1 39 Hình 2.13 Mô hình quản lý hồ sơ được nhân viên tiếp nhận xử lý 40

Hình 2.14 Mô hình quản lý hồ sơ có phát sinh van ban oo cece cece 41

Trang 9

Hình 2.15 Mô hình TimeER của hệ thống quản lý hồ sơ BHXH 42

Hình 2.16 Mô hình quan hệ mức logic của hệ thống -2 2222222222222 44 Hình3.1 Biểu đồ usecase của hệ thống -222222222122122212112212222 e6 46 Hinh 3.2 Menu chức năng quản lý các thông tin ó2: cccccsisierrsrrrrsres 47

Hình 33 Giao diện chức năng nhận IO SƠ à2Q S20 21212122122 82a 48

Hình 3.44 Mẫu giấy tiếp nhận hỗ sơ và hẹn trả kết quả -©2s22z+22x2zz-ce 49

Hình3.5 Giao diện danh mục hỗ sơ - 2: 123 12E1215515121111211115111151115511x 21 x6 50

Hinh 3.6 Giao diện danh sách cơ quan BHXXH 5 cccSc Scscrssrxeres 50

Trang 10

Theo đó, mục đích chính của luận văn này là:

Nghiên cứu khái niệm về CSDL thời gian và từ đó áp dụng cụ thê mô hình TimeER đề đáp ứng mục đích của đề tài

Thiết kế cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian dé lưu trữ đữ liệu về thời gian quản

lý hồ sơ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Đồng Tháp

Thiết kế, cai đặt một số chức năng cơ bản cho chương trình quản lý hồ sơ hồ BHXH

Cấu trúc của luận văn:

Luận văn gồm có phần mo dau, ba chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương I1: Giới thiệu khái quát về CSDL thời gian, gồm: khái niệm, các loại

thời gian, các mô hình CSDL thời gian và mô hình CSDL TimeER

Chương 2: Phân tích CSDL thời gian của hệ thống BHXH tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Phân tích và thiết kế ứng dụng

Trang 11

CHUONG 1: GIOI THIEU VE CO SO DU LIEU THOI GIAN

Các ứng dụng cơ sở đữ liệu (CSDL) có yếu tố thời gian, gọi tắt là CSDL thời gian, đã được phát triển từ rất lâu Tuy nhiên, việc tạo ra các ứng dụng về CSDL này chủ yếu dành cho những người thiết kế và phát triển ứng dụng nhằm khai thác, thiết

kế, lập trình và cài đặt các khái niệm thời gian Trên thực tế, có nhiễu ứng dụng mà thời gian cần được quan tâm trong CSDL Chắn hạn, việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân, các hệ thống đặt chỗ trước như ở khác sạn, sân bay, ga tau; hay trong CSDL

của một công ty, chúng ta lưu giữ thông tin về lương, phòng ban và chức vụ của mỗi nhân viên: Như vậy, trong thực tế phần lớn các ứng dụng CSDL đều chứa thông tin có yếu tố thời gian Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản về CSDL thời gian cùng quy trình thiết kế các mô hình CSDL có hỗ trợ yếu tố thời gian

1.1 KHÁI NIỆM VE CO SO DU LIEU THOI GIAN

1.1.1 Các loại thời gian

Thuật ngữ dữ liệu thời gian có nghĩa rằng, bất cứ lúc nào một dữ liệu hay một

đối tượng được định nghĩa điều gắn liền với một thông tin liên kết gọi là nhãn thời

gian Nói cách khác, một đối tượng có thể có nhiều giá trị khác nhau tại những thời điểm khác nhau

Thông tin thời gian được đưa ra với nhiều ngữ nghĩa khác nhau phụ thuộc vào kiêu thời gian mà hệ thống tương ứng hỗ trợ Có hai kiểu thời gian thường được sử dụng là thời gian hợp lệ (Valid Time) và thời gian giao tác (Transaction Time)

Thời gian hợp lệ của một sự kiện là thời gian khi sự kiện đó xảy ra đúng trong thực

tế, trong khi thời gian giao tác là thời gian lúc sự kiện được lưu trữ trong CSDL

Trong thời gian hợp lệ của một sự kiện được thiết lập bởi trình ứng dụng và có thể

thay đổi tự do Trái lại, thời gian giao tác luôn có giới hạn trên là thời gian hiện

hành và không thể bị thay đổi tự do Kiểu thời gian hợp lệ và thời gian giao tác

Trang 12

Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ một số kiểu thời gian truyền thống như: Data, Time, Timestamp, Intervals (một khoảng thời gian liên quan nhau như 10 ngày hay 250 phúÐ), Period (một khoảng thời gian xác định như khoảng thời gian 10 ngày bắt

đầu từ 1/1/2008 đến 10/1/2008)

1.1.2 Kết hợp yếu tổ thời gian trong CSDL quan hệ sử dụng bộ phiên bản

1.1.2.1 Quan hé thoi gian hop lé

Một sự kiện có thể có một số thể hiện khác nhau, mỗi thể hiện có một nhãn

thời gian tương ứng để lưu lại quá trình thay dỗi của sự kiện Một quan hệ có chứa kiểu thời gian hợp lệ gọi là quan hệ thời gian hợp lệ Để chuyển một quan hệ phi

thời gian thành quan hệ thời gian hợp lệ, chúng ta thêm vào hai thuộc tính: thuộc

tính thời gian bất đầu hợp lệ VST (Valid Start Time) và thuộc tính thời gian kết thúc hợp lệ VET (Valid End Time) có kiêu dữ liệu Data

Bảng 1.1 Chuyên đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian hợp lệ Quan hệ NHANVIEN MANV HOTENNV | LUONG Quan hệ NHANVIEN VT MANV |HOTENNV |LUONG |VST VET

Xét quan hệ NHANVIEN_ VT khác quan hệ NHANVIEN như thế nào? Trong quan hệ NHANVIEN_VT, mỗi bộ V biểu diễn một phiên bản thông tin của nhân viên trong suốt khoảng thời gian hợp lệ [V.VST,V.VET] Ngược lại, trong quan hệ

NHANVIEN, mỗi bộ biểu diễ trạng thái hiện thời của mỗi nhân viên Trong NHANVIEN VT, phiên bản hiện thời của nhân viên có một giá trị là NOW tại một thuộc tính VES, nó được coi là thời gian kết thúc hợp lệ của phiên bản do Gia tri NOW nay la mot bién thoi gian dai dién cho thoi gian hién thoi Quan hé phi thoi

gian NHANVIEN gém nhitng bé quan hé NHANVIEN VT co VET la NOW Chú ý rằng, trong quan hệ thời gian hợp lệ, khóa phi thời gian như MANV trong quan hệ NHANVIEN không còn là duy nhất trong mỗi bộ Khóa mới cho NHANVIEN VT là sự kết hợp giữa khóa phi thời gian và thuộc tính VST, vì vậy

chúng ta sử dụng (MANV,VST) như một khóa chính Điều đó là do tại mỗi thời

điểm bất kỳ sẽ có một bộ hợp lệ cho mỗi thực thể Do đó, nếu có hai bộ bất kỳ cùng

Trang 13

Tuy nhiên, vì việc cập nhật, xóa hay chèn có thể áp dụng theo cách cập nhật trước hay cập nhật sau, nên sẽ không có trạng thái CSDL thực tế nào được lưu giữ tại bất kỳ thời điểm nào Nếu các trạng thái CSDL thực tế quan trọng đối với một

ứng dụng nào đó thì ứng dụng này sẽ sử dụng quan hệ thời gian giao tác 1.1.2.2 Quan hé thoi gian giao tac

Một quan hệ có lưu trữ thời gian giao tác được gọi là quan hệ thời gian giao tác Trong quan hệ thời gian giao tác, bất cứ khi nào có sự thay đổi trong CSDL thì

mốc thời gian thực tế của giao tác thực hiện sự thay đổi đó (như chèn, xóa, cập

nhật) sẽ được ghi lại Nếu chuyển CSDL phi thời gian sang CSDL thời gian giao tác thì thêm vào thuộc tính thời gian bắt đầu giao tác TST (Transaction Start Time) và thời gian kết thúc giao tac TET (Transaction End Time) Hai thuộc tính này có kiêu dữ liệu là Timestamp Bảng 1.2 Chuyên đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian giao tác Quan hệ NHANVIEN MANV HOTENNV | LUONG Quan hệ NHANVIEN TT MANV |HOTENNV |LUONG |TST TET

Trong quan hệ NHANVIEN_TT, mỗi bộ V biểu diễn một phiên bản của một

nhân viên được tạo ra tại một thời điểm trong thực tế là V.TST và được xóa đi tại một thời điểm V.TET Phiên bản hiện thời của mỗi nhân viên có một giá trị đặc biệt

là UC (Until Changed) ở thuộc tính thời gian kết thúc giao tac (TET)

1.1.2.3 Quan hệ theo hai loại thời gian

Một vài ứng dụng có cả thời gian hợp lệ và thời gian giao tác thì quan hệ trong ứng dụng này được gọi là quan hệ theo hai loại thời gian

Trang 14

Xét quan hé NHANVIEN BT Phiên bản hiện thời (CV) của một nhân viên sẽ có gia tri la UC ở thuộc tinh TET va NOW ở thuộc tinh VET Nếu một vài thuộc tính LUONG được cập nhật thì giao tác T tiến hành việc cập nhật sẽ có hai tham số: một là

giá trị mới của LUONG, hai là thời gian hợp lệ VI khi lương mới có hiệu quả trong thực tế Giả sử rằng, VT — la thời điểm trước VT và giao tác T dé có một mốc thời gian TST(T) Những thay đổi tiếp theo sau đây sẽ áp dụng với bang NHANVIEN BT:

1) Tạo bản sao V2 của phiên bản hiện thời V; đặt V2.VET thành VT-, V2.TST

thành TS(T), V2.TET thành UC và chèn V2 vao quan hé NHANVIEN BT

i1) Tao ban sao V3 cua phién ban hién thoi V; dat V3.TST la VT, V3 VET la

NOW, V3.LUONG là giá trị lương mới, V3.TST là TS(T), V3.TET là UC và chhèn V3 vào NHANVIEN BT Lúc này, V3 biểu diễn cho phiên bản hiện thời mới

11) Đặt V.TET là TS(T) khi bản hiện thời V không còn đúng

Bang 1.4 Các bộ trong quan hệ NHANVIEN_ BT theo hai loại thời gian MANV | HOTENNV LUONG | VST VET TST TET 08-06-1997, 04-06-2008, vl | 101 Lê An 2500000 | 15-06-1997 NOW 13:05:58 08:56:12 04-06-2008, v2 | 101 Lê An 2500000 | 15-06-1997 31-05-2008 UC 08:56:12 04-06-2008, v3 | 101 Lê An 3000000 | 01-06-2008 NOW UC 08:56:12 ~ 27-04-1996, 12-08-2007, v4 | 102 Nguyên Long | 2800000 | 01-05-1996 NOW 16:22:05 10:11:07 - 12-08-2007, v5 | 102 Nguyên Long | 2800000 | 01-05-1996 10-08-2007 ÚC 10:11:07 28-07-1998, v6 | 103 Ngô Hùng 3800000 | 01-08-1998 NOW UC 09:25:37

Để minh hoa, ta xét ba bộ đầu tiên v1, v2, v3 trong NHANVIEN BT Trước

khi cập nhật lương mới cho An từ 2.500.000 lên 3.000.000 là chi v1 la 6 trong

NHANVIEN BT và nó là phiên bản hiện thời với giá trị ở TET là UC Sau do, mot

Trang 15

LUONG thành 3.000.000 với thời gian có hiệu lực từ “01-06-2008” Khi cập nhật,

bộ v2 được tạo ra là bản sao của vI ngoại trừ giá trị của VET được đặt lại là “3 1-05-

2008” (trước một ngày so với thời gian hợp lệ mới) và giá trị TST của nó là mốc

thời gian của giao tác cập nhật Tiếp đó, bộ v3 (bản sao của v]) được tạo ra với giá

trị lương mới ở thuộc tính LUƠNG, giá trị ở VST là “01-06-2008”, giá trị ở VET là NOW, gia trị ở TST là mốc thời gian giao tác cập nhật và giá trị TET cũng vẫn là UC Cuối cùng giá trị TET của v1 được đặt lại là mốc thời gian của giao tác cập nhật “04-06-2008, 08:56:12” Bây giờ v3 chính là phiên bản hiện thời

Tiếp theo, để biết được thao tác xóa sẽ được tiến hành như thế nào trong quan hệ hai loại thời gian ta xét bộ v4 và v5 Ở đây, nhân viên Long đã rời công ty từ 10-

08-2007 và việc xóa được tiến hành bởi một giao tác T với TS(T) là “12-08-2007,

10:11:07” Trước khi xảy ra điều này thì v4 là phiên bản hiện thời của Long với giá

trị TET là UC Thao tác xóa tiến hành thay đổi v4.TET thành *12-08-2007,

10:11:07” và tạo ra phiên bản v5 cho Long với giá trị tại VET là “10-08-2007” (Bảng 1.4) Cuối cùng, thao tác chèn được tiến hành bằng cách tạo ra phiên bản đầu

tiên như được minh họa ở bé v6 trong NHANVIEN BT

Lưu ý rằng, khi tiến hành thiết kế CSDL có yếu tố thời gian, có nhiều tùy chọn khác nhau cho việc lưu trữ các bộ trong một quan hệ giời gian Có thê lưu trữ tất cả

các bộ trong cùng một bảng hoặc tạo ra hai bảng: một bảng lưu trữ các bộ chứa thông tin hợp lệ hiện thời, một bảng lưu các bộ còn lại Ví dụ, trong quan hệ hai loại

thoi gian NHANVIEN BT, cac b6 co gia tri TET 1a UC và giá trị ở VET là NOW

sẽ cùng một quan hệ còn tất cả các sẽ ở trong một quan hệ khác Một cách nữa là tạo ra một bảng thứ ba chứa các bộ đã được sửa chữa, các bộ này có giá trị ở TET

không phải là UC Ngoài ra ta có thể phân chia các thuộc tính của quan hệ theo thời gian thành các quan hệ tách rời Lý do là nếu như một quan hệ có quá nhiều thuộc

Trang 16

1.2 MƠ HÌNH THIẾT KÉ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÓ YÊU TỎ THỜI GIAN

Cũng tương tự như việc thiết kế các mô hình CSDL truyền thống, một trong những phương pháp thiết kế các mô hình CSDL thời gian mang tính thực dụng, đó là các tiếp cận của việc thiết kế CSDL thời gian xuất phát từ mô hình ở mức khái

niệm Quá trình này thường được thực hiện như sau: Từ yêu cầu của thế giới thực,

người ta thiết kế mô hình CSDL thời gian ở mức khái niệm (lược đồ ở mức khái

niệm), từ dé thiết kế mô hình CSDL thời gian ở mức logic (lược đồ ở mức logic) và

cuối cùng là thiết kế mô hình CSDL thời gian ở mức vật lý (lược đồ ở mức vật lý)

1.2.1 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức khái niệm

Lược đồ CSDL ở mức khái niệm của một hệ thống thông tin là một mô hình

thông tin cơ bản trong suốt quá trình thiết kế Lược đồ đó là đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng đối với phạm vi của ứng dụng và nó được chuyền thành các cấu trúc thông tin tóm tắt Khi phát triển các yêu cầu này trong thiết kế ở mức khái

niệm, yếu tố thời gian đã được đưa vào

Mô hình ở mức khái niệm là mô hình thực thê - mối quan hệ (mô hình ER)

gồm có ba cấu trúc chính, đó là: các tập thực thể, các thuộc tính và các mỗi quan hệ

Mỗi câu trúc có thê là phi thời gian hay có yếu tố thời gian 1.2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức logic

Mô hình này thường là mô hình quan hệ Một bảng dùng để mô tả một tập

thực thể được gọi là bảng thực thể, còn bảng chuyển từ mối quan hệ nhiễu - nhiễu

sang được gọi là bảng mối quan hệ

Một bảng thực thể gồm có ba loại cột: thứ nhất là cột định danh của thực thể có dạng là khóa chính của tập trạng thái hiện thời của các thực thể; thứ hai là các cột thời gian và thứ ba là các cột còn lại, đó là các cột thuộc tính có thể có hay không có

yếu tố thời gian Một bảng mối quan hệ cũng có cấu trúc tương tự: định danh của

Trang 17

Đối với thời gian hợp lệ, phải đảm bảo không có sự thay đổi trạng thái nào của thực thể hay mối quan hệ xây ra trong cùng một thời điểm Tương tự, không có hai

trạng thái nào của cùng một thực thể hay mối quan hệ được ghi lại tại cùng thời điểm

giao tác Điều này đưa ra tính chất đầu tiên: với bất kỳ trạng thái s nào, s.Start < s.End (dé đơn giản các cột thời gian được gọi chung là Start và End) Trong bảng thực thể có yếu tổ thời gian, nếu các đòng liên quan đến cùng một thực thể thì với mỗi dòng hay trạng thái s1, dòng tiếp theo có trạng thái s2 sao cho s1 End = s2.Start Day là tính chất

thứ hai, vì vậy tại mỗi thời điểm một thực thể chỉ thuộc một và chỉ một trạng thái Thứ

ba, bất kỳ hai trạng thái (s1, s2) nào mà s1.End = s2.Start (nghĩa là hai trạng thái liên tiếp nhau) thì hai trạng thái đó phải khác nhau

1.2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức vật lý

Lược đồ ở mức vật lý mô tả các cấu trúc dữ liệu thực tế được cài đặt Lược đỗ

này được suy ra chủ yếu từ lược đồ ở mức lôgic Khi được so sánh với lược đồ ở mức

logic, lược đỗ ở mức vật lý có các tính chất hỗ trợ cho cài đặt như sau:

Mô hình ở mức logic biểu diễn mỗi tập thực thể hay tập mối quan hệ như một

bảng đơn với mỗi dòng biểu diễn một trạng thái của một thực thể hay một mối quan hệ

Ở mức vật lý, các trạng thái và các dòng có thể được sắp xếp, chia ra và sao lại dé thu

được một không gian tốt hơn, cải thiện việc cài đặt

Một bảng theo hai loại thời gian ở mức vật lý bao gồm các trạng thái hợp lệ hiện thoi (TTE = 0 A VTE = œ), các trạng thái quá khứ hợp lệ (TE=œA VIE < œ) và các trạng thái không hợp lệ (TTE < ©) Voi loại thời gian này, người thiết kế có thể đưa ra nhiều mẫu sắp xếp khác nhau, như: xếp tất cả các trạng thái trong cùng một bảng: xếp tất cả các trạng thái trong cùng một bảng và một bản sao các trạng thái hợp

lệ hiện thời trong một bảng khác; xếp các trạng thái hợp lệ hiện thời trong một bảng và

tất cả các trạng thái khác trong bảng khác; xếp các trạng thái hợp lệ trong một bảng và các trạng thái không hợp lệ trong bảng khác

Khi thiết kế CSDL ở mức vật lý, việc lập chỉ mục sẽ cải thiện thời gian truy xuất

Khi thiết kế cần phải nắm rõ các bước và các ưu điểm của mỗi mô hình ở từng mức để

Trang 18

Thiết kế CSDL có yếu tổ thời

gian ở mức khái niệm Quy trình thiết kẻ ữ mức khái niệm Thiết kế CSDL có yếu tế thời gian ở mức logic Thiết kế CSDL có yếu tổ thời gian ở mức vật lý Quy trình thiết kế ở mức vật lý Lập trình và cải đặt CSDL có yếu ian với các ngôn ngữ

Hình 1.1 Mô hình thiết kế CSDL có yếu tổ thời gian

1.3 MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TimeER

Liên quan đến quy trình thiết kế các mô hình CSDL thời gian, cách tiếp cận

của việc thiết kế một CSDL thời gian xuất phát từ mô hình ở mức khái niệm là cách

có ý nghĩa thực tiễn Các mô hình CSDL thời gian ở mức khái niệm còn được gọi là các mô hình thực thê - mối quan hệ có yếu tổ thời gian, gọi tắt là các mô hình ER thoi gian (Temporal Entity — Relationship Models) Trong thoi gian qua, các mô hình ER thời gian đã được xây dựng và phát triển nhằm cung cấp các cấu trúc của mô hình một cách tự nhiên và tinh tế hơn để có thể quản lý được các yếu tố thời

gian Đặt biệt, các mô hình thời gian được mở rộng để hỗ trợ cho việc quản lý thời

gian sống, thời gian hợp lệ và thời gian giao tác của đữ liệu Trên thực tế, đã có

nhiều để xuất về các mô hình ER thời gian, như các mô hình sau: TERM, RAKE,

MOTAR, TEER, STEER, ERT, TimeER

Trong đó mô hình TimeER (Time-Extended-EER) được đánh giả cao, mô hình này được Gregersen và Jensen xây dựng vào năm 1998, như là một mở rộng của mô hình EER (do R Elmasri và S.B Navathe đề xuất) bằng cách cho phép hỗ trợ các yêu tố thời gian trên các thành phần của mô hình này Bên cạnh đó, mô hình này còn hỗ trợ thêm một số loại thời gian như: thời gian sống (thời gian mà một thực thê tổn tại trong

thực tế), thời gian hợp lệ (thời gian mà một sự kiện được xem là đúng trong thực tế), và thời gian giao tác (thời gian mà một thực thé/su kiện là hiện thời trong CSDL)

Trang 19

Với quy ước trong mô hình TimeER:

- Đối với các thực thể, hệ thống có thể hỗ trợ thời gian sống (Life Span, ký

hiệu là LS), hoặc thời gian giao tác (Transaction Time, ký hiệu TT) hoặc cả hai loại

thời gian này (ký hiệu là LT)

- Đối với các thuộc tính hệ thống cho phép hỗ trợ thời gian hợp lệ (Valid

Time, ký hiệu là VT), hoặc thời gian giao tác (TT) hoặc cả hai loại thời gian này

(BiTemporal, ký hiệu là BT)

1.3.1 Kiểu thực thể

Trong mô hình TimeER, kiểu thực thể thường được biểu điễn bởi hình chữ

nhật Đối với kiểu thực thể yếu, ta sử dụng hình chữ nhật nét đôi Nếu kiểu thực thể đó có hỗ trợ thời gian sống, hoặc thời gian giao tác, hoặc cả hai, thì thêm ký hiệu LS, TT, hoặc LT vào sau tên kiểu thực thể tương ứng Việc hỗ trợ yếu tổ thời gian của thực thể yếu là độc lập với thực thể chủ của nó PHU THUOG Hinh 1.2 Mot vi du vé m6 hinh TimeER 1.3.2 Cac thuộc tính

Thuộc tính đơn trị được biểu diễn bởi hình oval nét đơn, ngược lại thuộc tính đa trị sử dụng hình oval nét đôi Khác với thuộc tính đơn, thuộc tính phức hợp biểu

diễn bởi hình oval có các cung nối đến các thuộc tính thành phần của nó Nếu thuộc

Trang 20

tính có hỗ trợ thời gian hợp lệ, thời gian giao tác, hoặc cả hai, thì thêm ký hiệu VT, TT, hoặc BT ở bên phải thuộc tính đó Nếu thuộc tính phức hợp có hỗ trợ yếu tố

thời gian gì thì các thuộc tính thành phần của nó cũng được hỗ trợ thời gian đó

Thuộc tính khóa: Mỗi kiểu thực thể phải có khóa, tên của thuộc tính khóa được gạch chân và thuộc tính khóa có thể được hỗ trợ thời gian hay không tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể Thuộc tính khóa của một kiểu thực thể có thể là thuộc

tính đơn hoặc phức hợp Ngoài ra thuộc tính khóa có thê có cả thuộc tính thời gian

Ví dụ, kiểu thực thể COURSE có các thuộc tính Course ID, Year, Name, Location;

trong đó thuộc tính Course_ID và Year là khoá của thực thé

1.3.3 Mối quan hệ

Một mối quan hệ được biểu diễn bởi hình thoi Việc đưa yếu tổ thời gian vào

mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhà thiết kế CSDL Nếu mối quan hệ quản lý yếu tổ thời gian gọi là mối quan hệ có yếu tổ thời gian, ngược lại gọi là mối quan hệ phi thời gian Trong mô hình TimeER các mối quan hệ có thê được xét theo hai quan điểm

Quan điểm thứ nhất: Một mối quan hệ giữa các kiểu thực thể được xem như một thuộc tính của các kiểu thực thể này, nhằm thể hiện sự liên kết về ngữ nghĩa

giữa các kiểu thực thể tham gia vào mối quan hệ đó

Quan điểm thứ hai: Một mối quan hệ cũng được xem là một tập thực thể,

đóng vai trò là một tập con của tích Descartes của các tập thực thể tham gia

Theo đó, nếu mối quan hệ được xem xét theo quan điểm thứ nhất, nó có thể được hỗ trợ thời gian hợp lệ, thời gian giao tác hoặc cả hai và sẽ được ký hiệu là VT, TT hoặc BT ở góc dưới của hỉnh thoi Còn nếu mối quan hệ được xem xét theo

quan điểm thứ hai, nó thê được hỗ trợ thời gian sống, thời gian giao tác hoặc cả hai

và ký hiệu là LS, TT hoặc LT

Ràng buộc về sự tham gia: Ràng buộc về sự tham gia của kiểu thực thể E đối với mối quan hệ R được biểu diễn bởi cặp bản số (min, max) nằm trên đường thẳng

nối từ thực thể E đến mối quan hệ R Điều này có nghĩa là tại một thời điểm bắt kỳ,

mỗi thực thể e e E sẽ có quan hệ với tối thiêu là min và tối đa là max phần tử của mối quan hệ R

Trang 21

Ràng buộc về thời gian sống: Ràng buộc về thời gian sống của kiểu thực thể

E đối với mối quan hệ R được biểu diễn bởi cặp bản số [min, max] (sử dụng cặp

dấu ngoặc vuông) trên đường thẳng nối từ kiêu thực thể E đến mối quan hệ R Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian thực thê tổn tại, mỗi thực thể e e E sẽ có quan hệ với tối thiêu là min và tối đa là max phần tử của mối quan hệ R

1.3.4 Mối quan hệ lớp cha/lớp con

Mô hình TimeER cũng hỗ trợ mối quan hệ lớp cha/lớp con, có cấu trúc tương

tự như trong mô hình EER Một lớp con kế thừa tất cả các thuộc tính và các hỗ trợ

về thời gian từ lớp cha của nó Ngoài ra nó còn có thể bồ sung thêm yếu tố thời gian cho các thuộc tính riêng của nó

1.4 CHUN ĐỎI MƠ HÌNH TimeER SANG MƠ HÌNH QUAN HỆ

Nội dung của phương pháp chuyên đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ truyền thống được trình bày dưới dạng thuật toán chuyển đổi gồm các bước sau, nhằm cho phép chuyên đổi các thành phần trong mô hình TimeER thành các quan

hệ kèm các ràng buộc về khóa chính và khóa ngoại trên mỗi quan hệ này Theo đó, thuật toán được xác định như sau:

- Vào: Mô hình TimeER

- Ra: Các quan hệ kèm theo các ràng buộc về khóa chính và khóa ngoại trên mỗi quan hệ

Ý tưởng: Chuyên đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ, bằng cách xây

dựng các loại quan hệ:

- Quan hệ chính R(E): lưu định danh các thực thể của kiểu thực thể E, kèm thông tin của các thuộc tính đơn trị

- Quan hệ thời gian (TR): lưu trữ dữ liệu thời gian liên quan đến những thay

đổi của các thực thể và các sự kiện trong một hệ thống

- Các quan hệ khác: lưu thông tin về mối quan hệ giữa các kiêu thực thê và các

dữ liệu đa trị của các thuộc tính

- Các quan hệ chính đóng vai trò “trung tâm”

Trang 22

1.4.1 Bước 1: Chuyển đổi các kiểu thực thể không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con

Với mỗi tập thực thê E không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con có

tập thuộc tinh Q, trong đó Ai, A2, ., An Ô là các thuộc tính đơn trị phi thời gian,

ta xét hai trường hợp sau:

a) Chuyén đồi kiểu thực thể mạnh: Nêu E là tập thực thể mạnh có khóa ký hiệu là ID(EF), thì ta tạo một quan hệ được gọi là quan hệ chính tương ứng với kiểu thực

thê E, ký hiệu là RŒ), có tập thuộc tính là Ungy= IDŒ) t2{Ai, A2, ., An} Khoa chính của quan hé R(E) la ID(E) ID{E) ch ay NHANVIEN E R(NHANVIEN) MaNV | HT

Hinh 1.3 Chuyén đổi kiểu thực thể mạnh

b) Chuyên đổi kiểu thực thê yếu: Xét E là tập thực thê yếu của mỗi quan hệ định

danh S có tập thực thé chu 1a E’ Gia sử E có khóa bộ phân là X C {Ai, Aa, , An}, và khóa chính của R(E’) là ID(Œ `) Khi đó, ta tạo ra một quan hệ chính R(E) có tập thuộc

tính là Dngy= ID(E') 1{Ai, A2 An} Khóa chính của RŒ) là ID(F) = X2 IDŒ) Ngoài ra, IDŒ') là khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ R(E') Trên hình vẽ ta sử dụng ký hiệu “fk” theo sau tên các thuộc tính đó Quy ước này cũng được sử dụng cho các quy tắc sau

Một lưu ý chung rằng, trong trường hợp kiểu thực thé E có hỗ trợ yếu tế thời gian (thời gian sống/giao tác), ta quy ước rằng, nếu các yếu tố hỗ trợ cho kiêu thực

thể E được ký hiệu bởi dấu *, thi ta bé sung thêm một quan hệ mới được gọi là quan

Trang 23

hệ thời gian tương ứng với kiểu thực thể E, ký hiệu là TRŒ), có tập thuộc tinh là

Urnœ)=ID(E)7T Trong đó, T là tập các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với ký

hiệu * của kiểu thực thể E cho ở bảng sau:

Bảng 1.5 Tập các thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các tập thực thể và mối quan hệ (a) *=LS T= |L§s |Lse (b) *=TT T= |TTs |TTe (c) *=LT T= |TIs|TTe |LSs |LSe

Goi T'cT la cac thuéc tính có gạch dưới trong bang trên, khi đó khóa chính

của quan hé TR(E) la ID(E)UT" R(Employee) [ EID Ea] R(Dependent) TR(Dependent) [b_xame|= ID tk D_Name tk /E JD fk

Hình 1.4 Chuyên đổi các tập thực thê không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con

Nhận xét: Sở dĩ kiểu thực thể E có hỗ trợ yếu tố thời gian được ánh xạ thành hai quan hệ, đó là R(E) và TR(E), là do quan hệ TR(E) được sửa dụng để chỉ lưu trữ

thông tin, về thời gian sống/thời gian giao tác của mỗi thực thể thuộc E Trong khi đó, quan hệ R(E) cho phép lưu giữ định đanh của mỗi thực thể trong E kèm thông tin của

các thuộc tính đơn trị phi thời gian khác, được gọi chung là các quan hệ chính Sự

phân tách này là hợp lý, bởi vì, việc nhập hai quan hệ này với nhau thành một sẽ gây

dư thừa dữ liệu, do quan hệ gộp lại không thuộc BCNEF Hiển nhiên rằng, nếu kiểu

thực thê E không hỗ trợ yếu tế thời gian thì không tổn tại quan hé TR(E)

Việc chuyền đổi các thuộc tính khác thuộc O của kiểu thực thể E sẽ được bàn

đến trong các bước sau

Trang 24

1.4.2 Bước 2: Chuyển đổi các kiểu thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con

Với mỗi mối quan hệ lớp cha/lớp con, trong đó lớp cha E có các lớp con là $1,

Š2, , Sn, ta tạo ra quan hệ chính R(E) tương ứng với tập thực thé E để biểu diễn

lớp cha E Ngoài ra, giả sử mỗi lớp con Š¡ có tập thuộc tính đơn trị phi thời gian

riéng la Xi, thi ta tao thém n quan hệ được gọi là các quan hệ con, ký hiệu là SR(Si),

có tập thuộc tính là U¡=ID(E) t2 X%¡ (với 1 = 1 n) Khi đó khóa chính của SR(S;) là IDŒ), nó cũng là khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ RŒ)

Nếu E hoặc S¡, $2, , Sn c6 hé tro yếu tổ thời gian thì bé sung thém cac quan hé

thời gian tương ứng với các tập thực thé này (như Bước l) DE) Cute a oS R(NHANVIEN) MaNV |HT SR@NQL) MaNV | Cvu

Hình 1.5 Chuyên đổi các kiểu thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con 1.4.3 Bước 3: Chuyển đổi các thuộc tính phi thời gian — đa trị và đơn của một

kiểu thực thể

Với mỗi thuộc tính A của E là thuộc tính phi thời gian — đa trị và đơn trị được ánh xạ thành một quan hệ mới, ký hiệu là R_A(ŒF), gồm các thuộc tinh ID(E) va thuộc tinh A’ co cing miễn trị với thuộc tính đa trị A Khi đó, khóa chính của R_A(E) la

ID(E) va A’ Ngoài ra, IDŒ) cũng là khóa ngoài tham chiéu dén quan hé R(E)

Trang 25

ID(E) C NHANVIEN | E Co: R(NHANVIEN) MaNV | HT Rsr NHANVIEN) MaNV | ST

Hinh 1.6 Chuyén đổi các thuộc tinh phi thời gian — đa trị và đơn của một kiểu thực thể

1.4.4 Bước 4: Chuyển đổi các thuộc tính có yếu tố thời gian của một kiểu

thực thể

Đối với các thuộc tính có yếu tố thời gian (thời gian hợp lệ/giao tác) của một

kiểu thực thể E, ta xét hai trường hợp sau:

a) Chuyén đổi thuộc tính đơn trị: Với mỗi thuộc tính A của E là thuộc tính đơn

trị có yếu tố thời gian, ta quy ước rằng, nếu các yếu tố thời gian hỗ trợ cho thuộc

tính A được ký hiệu bởi dấu *, thì ta tạo thêm một quan hệ thời gian TR_ AŒ), có

tập thuộc tính là ID(E}At2 T Trong đó T là tập các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với ký hiệu * của thuộc tính A cho ở bảng sau:

Bảng 1.6 Các thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các thuộc tính và mối quan hệ (a) *=VT T= |VTs|VTe (b) *=TT T= |TTs |TTe

(c) *=BT T-= |TIs |TTe |VTs | VTe

Gọi T'T là các thuộc tính có gạch dưới trong bảng trên, khi đó khóa chính

của quan hệ TR_A(Œ) là IDŒ)L/T' Ngoài ra, IDŒ) là khóa ngoài tham chiếu đến

quan hé R(E)

Trang 26

ID(E) C m NHANVIEN | E Cou ys R(NHANVIEN) MaNV | HT TRust (NHANVIEN) MaNV | HSL | VTs | VTe

Hinh 1.7 Chuyén đổi thuộc tính đơn trị

b) Chuyén đồi thuộc tính đa trị và đơn: Với mỗi thuộc tính A có yếu tố thời gian của E là thuộc tính đa trị và đơn, ta tạo ra quan hệ TRA(F) gồm có IDŒF), thuộc tính A' có cùng miễn trị với thuộc tính đa trị A, và các thuộc tính nhãn thời gian T

Trang 27

CĐ Department R(Department) ID_ | Name TR_Location(Employee) IDf.k | Location | T

Hinh 1.9 Chuyén déi thuộc tinh da tri và đơn trị có yếu tổ thời gian

Lưu ý rằng, việc chuyển đổi các thuộc tính có yếu tố thời gian đa trị - phức hợp sẽ được bàn đến trong bước cuối củng

1.4.5 Bước 5: Chuyển đổi các mối quan hệ phi thời gian

Việc chuyên đổi các mối quan hệ phi thời gian giữa các kiểu thực thê và được thực hiện tương tự như phương pháp chuyển đổi truyền thống và dựa trên các quan hệ chính tương ứng với các kiêu thực thê này

Chẳng hạn, xét mối quan hệ nhị nguyên 1- nhiều giữa hai kiểu thực thể E¡ và E¿ Khi đó, ta thực hiện việc bổ sung vào quan hệ chính R(E›) (trơng ứng với “phía nhiều”) thuộc tính IDŒ:) đóng vai trò là khoá ngoài tham chiếu đến quan hệ chính RŒ:)

1.4.6 Bước 6: Chuyển đổi các mối quan hệ có yếu tố thời gian

Việc chuyên đổi các mối quan hệ có yếu tế thời gian bao gồm các trường hợp sau: a) Chuyên đổi mối quan hệ định danh: Xét mỗi quan hệ định danh có yếu tô thời gian S có kiêu thực thé yếu là E và kiểu thực thê chủ là E Giả sử kiểu thực thé yếu E có quan hệ chính tương ứng là R(E) và khóa chính của R(E) là ID(F) (xem bước I1.b)

Khi đó, ta tạo ra một quan hệ thời gian TR(S) có tập thuộc tính là Urg¿y= ID(E) UT

Khoa chính của TR(S) là ID(E) t2 T” Trong đó, T và T” được xác định từ bảng 1.6 b) Chuyển đổi mỗi quan hệ nhị nguyên có yếu tổ thời gian: Xét mối quan hệ S là mối quan hệ nhị nguyên có yếu tố thời gian giữa hai kiểu thực thê Ei và E2 Khi

đó, ta tạo ra một quan hệ TR(S) để biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên §, có tập

Trang 28

thuộc tính là Ủr(sj= ID(E1)VID(E2)UT Trong do, tùy thuộc vào hai loại thời gian hỗ trợ cho mối qaun hệ S mà T như trong Bảng 1.5 hoặc Bảng 1.6 và tùy thuộc vào

các bản số (min, max) của mối quan hệ S mà ID(S) được xác định như sau:

- Nếu § là mối quan hệ 1 — 1 thì ID(S) = IDŒ:) hoặc ID($) = IDŒ›)

- Nếu S là mối quan hé 1 — nhiéu thi ID(S) = ID(E2) - Nếu S là mối quan hệ ø/ểu — 1 thi ID(S) = ID(E))

- Néu S la méi quan hé nhiéu — nhiéu thi ID(S) = ID(E1) vu ID(E2)

Luu y rang, néu méi quan hé S cé tap thuộc tinh don tri phi thoi gian X thi ta tao thém quan hé R(S) co tap thuéc tinh Uris) = ID(E1) ©2 ID(E2) t2 X và khóa chính

của R(S) la ID(S), trong do ID(S) được xác định như trên

Trong trường hợp mối quan hệ S cé cac thudc tinh có yếu tố thời gian ta tạo ra một quan hệ thời gian TRA(S) có tập thuộc tính là ID(E¡) © ID(E2) 2A ©2 Ta

Trong đó, TA là yếu tố thời gian hỗ trợ cho thuộc tính A và được xác định như trong

Bảng 1.6 Khi đó, khóa chính của TRA(S) là ID(S)©2 T”A Với TA Ta được xác định trong Bang 1.6

Lưu ý rằng, việc chuyển đổi các mối quan hệ khác yếu té thời gian (mối quan

Trang 29

1.4.7 Bước 7: Chuyển đổi các thuộc tính đa trị và phức hợp của một kiểu thực thé

Mô hình TimeER cho phép hỗ trợ các thuộc tính đa trị và phức hợp Tuy

nhiên, nhằm phản ánh trung thực thế giới thực, một vấn để đặt ra đó là: đối với các

thuộc tính có yếu tố thời gian — đa trị và phức hợp lồng nhau thì việc chuyển đổi sẽ

thực hiện như thế nào Xét ví dụ sau:

Vi du: Xét kiéu thuc thé EMPLOYEE có cấu trúc được khai báo như sau:

EMPLOYEE=(D, Name, Children*), trong do:

Children 1a thuộc tính có yếu tố thời gian, đa trị và phức hợp có cấu trúc như sau: Children = (Child-Name, Languase-Standard*), trong đó:

Languase-Standard cũng là thuộc tính có yếu tố thời gian, da tri va phức hợp, với cấu trúc:

Languase-Standard = (Languase, Standard)

Luu y rằng, mọi thuộc tính đa trị và phức hợp đều có một khoá bộ phân Chăng hạn, Child-Name là khóa bộ phận của thuộc tính Children, và Language là khóa thuộc tính bộ phận của thuộc tính Language-Standard

Như vậy, cầu trúc của một thuộc tính đa trị và phức hợp lồng nhau của một

kiêu thực thể có thể biểu diễn bởi cấu trúc của một cây phân cấp (Hình 1.12.), mà

nút gốc có nhãn là tên kiểu thực thể, và các nút còn lại là tương ứng với các thuộc

tính thành phần của nút cha Theo đó, chỉ có các nút nhánh của cây là tương ứng với

các thuộc tính đa trị và phức hợp

Language-Standard * )

Hình 1.11 Cây phân cấp kiêu thực thé có thuộc tính đa trị - phức hợp lồng nhau

Trang 30

Do một mối quan hệ định danh có thể xem như một thuộc tính đa trị của một kiểu thực thể chủ, vì vậy ta có thể ánh xạ mỗi thuộc tính đa trị và phức hợp có khóa bộ phận với một mối quan hệ định danh Theo đó, ta có quy tắc chuyền đổi sau:

- Quy tắc chuyển đổi thuộc tính đa trị và phức hợp thành mối quan hệ

định danh: Xét kiểu thực thể (hoặc thuộc tính đa trị và phức hợp) E có thuộc tính A là thuộc tính đa trị và phức hợp, trong đó thuộc tính phức hợp A có tập thuộc tính

thành phần là X và khóa bộ phận là K Khi đó thuộc tính A được ánh xạ thành mối

quan hệ định danh S(A) giữa kiểu thực thể chủ E và kiểu thực thể yếu W(A) Trong

đó, và kiểu thực thể yếu W(A) có tập thuộc tính là X và khóa bộ phận là K

Đối với tất cả các thuộc tính đa trị và phức hợp lồng nhau trong một cây phân

cấp, sau khi thực hiện việc ánh xạ mỗi thuộc tính đa trị và phức hợp thành một mối quan hệ định danh, rõ ràng sẽ có các kiểu thực thể là kiểu thực thể yếu đối với mối quan hệ định danh này, nhưng có thể là kiểu thực thể chủ đối với mối quan hệ định danh khác

Kết hợp với phương pháp chuyên đổi mối quan hệ định danh có yếu tố thời

gian (Bước 6.a) và việc chuyển đổi các thuộc tính của một kiểu thực thể (Bước 3 và

Bước 4), từ đây ta có thê xây dựng thuật toán chuyên đổi các thuộc tính có yếu tố thời gian - đa trị và phức hợp lỗổng nhau thành các quan hệ như sau

+ Vào: Các thuộc tính có yếu tố thời gian - đa trị và phức hợp trong một cây phân cấp của một kiểu thực thể cho trước

+ Ra: Các quan hệ kèm các ràng buộc khóa chính và khóa ngoài + Phương pháp: Thực hiện theo các bước sau:

Bước ¡: Ánh xạ mỗi thuộc tính có yếu tố thời gian - đa trị và phức hợp trong cây phân cấp thành mối quan hệ định danh S(A) có hỗ trợ yếu tố thời gian (sử dụng quy tắc theo hướng fop-down của cây phân cấp) mà mỗi mối quan hệ định danh S(A) xác định một kiêu thực thê yếu tương ứng W(A), và yếu tố thời gian hỗ trợ cho S(A) trùng với yếu tổ thời gian hỗ trợ cho thuộc tính A

Bước ii: Mỗi mỗi quan hệ định đanh S(A) tương ứng với kiểu thưc thể chủ yếu

W(A), ta thực hiện:

Trang 31

- Chuyển đổi mối quan hệ định danh hỗ trợ yếu tố thời gian S(A) thành một quan hệ thời gian tương ứng (Bước 6.a)

- Chuyển đổi các thuộc tính phi thời gian đa trị - đơn của W(A) thành các quan hệ (Bước 3)

- Chuyén đổi các thuộc tính có yếu tổ thời gian (đơn trị hoặc đa trị - đơn) của

'W(A) thành các quan hệ (Bước 4)

Rõ ràng việc chuyển đổi các thuộc tính phi thời gian đa trị - phức hợp lồng

Trang 32

1.5 TIEU KET CHUONG 1

Chương này giới thiệu khái niệm về các khái niém trong CSDL có yếu tố thời gian như: thời gian hợp lệ, thời gian giao tác, Mỗi loại thời gian có thể được ghi

lại một cách độc lập và có các đặt tính riêng, CSDL hỗ trợ cả hai loại thời gian trên

sẽ mô tả một cách đầy đủ và chính xác hơn Đồng thời, chúng ta tìm hiểu xem thời

gian được kết hợp như thế nào trong CSDL và cách thức tiến hành cập nhật, chèn hoặc xóa đới với CSDL có yếu tổ thời gian Bên cạnh đó, giới thiệu mô hình theo

thời gian ở các mức khái niệm, logic và vật lý cũng đã được trình bày sơ lược trong chương này

Giới thiệu tổng quan về mô hình TimeER và các chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ mà nội dung của phương pháp được trình bày dưới dạng thuật toán chuyển đổi gồm 7 bước nhằm cho phép chuyển đổi các thành phần trong mô hình TimeER thành các quan hệ kèm các ràng buộc về khóa chính và khóa ngoài trên mỗi quan hệ này

Trong chương tiếp theo của luận văn sẽ phân tích CSDL thời gian của hệ thống bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp

Trang 33

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN CỦA HỆ THONG BAO HIEM XÃ HỘI TỈNH ĐÒNG THÁP

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ trong công tác tiếp

nhận và quản lý hồ sơ cho các tổ chức và cá nhân về thực hiện chính sách BHXH,

BHYT trên địa tỉnh Đồng Tháp theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đồng

thời để theo dõi lịch sử giao dịch của người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn

Tỉnh và quản lý chặt chẽ về thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan nên việc thiết kế CSDL thời gian cho việc quản lý hồ sơ BHXH là rất cần thiết nhằm mụ đích nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên cơ quan

BHXH Tỉnh đối với việc giải quyết hồ sơ BHXH, BHYT cho người lao động 2.1 MƠ TẢ QUY TRÌNH

Tất cả các loại hồ sơ về thực hiện chính sách BHXH, BHYT được phân loại thành 5 lĩnh vực:

- Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN: Gồm các hồ sơ đăng ký, điều chỉnh

đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: cấp số BHXH, thẻ BHYT; Truy thu BHXH BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với

người chỉ tham gia BHYT; hoàn trả tiền đã đóng:

- Lĩnh vực cấp số BHXH, thẻ BHYT: Gồm các hồ sơ cấp lại số BHXH do

mat, hong; cấp lại số BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh;

giới tính, đân tộc; quốc tịch (Thay đổi thông tin cá nhân); cấp lại thẻ BHYT do thay đổi mã quyền lợi, thay đổi thông tin in trên thẻ; cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất,

- Lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH: Gồm các hỗ sơ xét duyệt chế độ ốm

đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe; giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần; giải quyết hưởng chế độ tử tuất:

- Lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH: Gồm các hỗ sơ người hưởng lĩnh chế độ

BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược

Trang 34

- Lĩnh vực thực hiện chính sách BHYT: Gồm các hồ sơ thanh toán trực tiếp

chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; xác nhận không cùng chi trả trong năm; 2.1.1 Quy trình nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận

Khi đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu để nghị giải quyết hồ sơ về chính sách BHXH, BHYT sẽ đến trực tiếp cơ quan BHXH tại phòng/bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính để gửi yêu cầu giải quyết hồ sơ Tất cả các loại hồ sơ

thuộc 5 lĩnh vực về thực hiện chính sách BHXH, BHYT được niêm vết công khai tại phòng/bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính để đơn vị hoặc cá

nhân đễ dàng tra cứu, tìm hiểu về thành phần, thủ tục cũng như thời hạn giải quyết của từng loại hồ sơ

Phòng/bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ thì nhập vào phần mềm quản lý hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết (mẫu số 01-PH) theo quyết định 999/QĐ- BHXH quả gửi cho người nộp và chuyển hỗ sơ cho phòng/bộ phận nghiệp vụ giải quyết, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ (mẫu 02) theo quyết định trên cho phù hợp theo quy định

Giấy tiếp nhận hỗ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 2 bản, một bản gửi cho

người nộp và một bản kẹp chung với hồ sơ đề chuyển cho phòng/bộ phận nghiệp vụ theo dõi và giải quyết Thông tin trên Giấy tiếp nhận hỗ sơ và hẹn trả kết quả gồm:

- Đối tượng là đơn vị: Mã đơn vị; tên đơn vị; người nộp; Họ tên người nộp hồ sơ; Địa chỉ; Điện thoại; Email

- Đối tượng là cá nhân: Mã số BHXH; Họ tên; Người nộp: Địa chỉ; Điện

thoại; Email

Thông tin chỉ tiết hồ sơ:

- Tên lĩnh vực: chọn lĩnh vực: Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN: Lĩnh vực cấp số BHXH, thẻ BHYT; Lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH: Lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH: Lĩnh vực thực hiện chính sách BHYT

Trang 35

- Tên thủ tục: chọn các thủ tục đã khai bảo tương ứng từng lĩnh vực trên

- Thành phần, số lượng hồ sơ: Bao gồm các loại giấy tờ, bản chính hay bản sao như số BHXH, các quyết định lương, giấy CMND

- Thời hạn giải quyết: Số ngày quy định tối đa cho từng loại hỗ sơ, ví dụ: hồ sơ cấp lại thẻ BHYT do mắt, hỏng là 3 ngày

- Thời gian nhận hồ sơ: Ghi nhận ngày giờ của hệ thống lúc nhận hỗ sơ - Thời gian trả kết quả giải quyết hỗ sơ

- Địa chỉ nhận kết quả giải quyết (nếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện) - Chữ ký của người nộp hồ sơ và phòng/bộ phận tiếp nhận hồ sơ

2.1.2 Quy trình luân chuyển hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận sang phòng/bộ phận nghiệp vụ

Hồ sơ sau khi đã được kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ và đã lập Giấy tiếp nhận và

trả kết quả hỗ sơ sẽ được phòng/bộ phận tiếp nhận tập hợp và chuyền cho phòng/bộ phận nghiệp vụ giải quyết, trừ những trường hợp gấp (thẻ BHYT đang nằm viện, người cao tuổi, .) thì xử lý ngay để giải quyết kịp thời cho đối tượng

Việc bàn giao hồ sơ giữa phòng/bộ phận tiếp nhận và phòng/bộ phận nghiệp vụ được theo đõi bằng mẫu biên bản bàn giao hỗ sơ

2.1.3 Quy trình nhận bàn giao hồ sơ đã giải quyết từ phòng/bộ phận nghiệp vụ và trả kết quả giải quyết

Phòng/bộ phận nghiệp vụ sau khi nhận hồ sơ từ bộ phân tiếp nhận, ký biên bản

bàn giao sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ chưa đảm bảo tính hợp lệ (còn thiếu hoặc sai sót) sẽ lập phiếu yêu cầu bổ sung hỗ sơ và chuyển phòng/bộ phận tiếp nhận đề thông báo và gửi đơn vịi/cá nhân sửa đổi bổ sung theo yêu cầu Trường hợp phòng/bộ phận tiếp nhận sai sót, không kiểm tra kỹ thành phân, nội dung hồ sơ theo từng thủ tục cụ thể mà lập Giấy hẹn trả kết quả phải có văn bản xin lỗi đơn vị/cá nhân

Trang 36

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành giải quyết hồ sơ và chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận tiếp nhận để trả cho người lao động Trường hợp giải quyết quá thời hạn quy định theo từng loại hồ sơ phải có văn bản xin lỗi đơn vị/cá nhân và nêu rõ nguyên nhân giải quyết chậm trễ

- Đơn vị/cá nhân nhận kết quả giải quyết và ký nhận vào Giấy tiếp nhận hỗ sơ và hẹn trả kết quả Trường hợp kết quả giải quyết hồ sơ là tiền giải quyết chế độ,

đơn vị/cá nhân có thể nhận tại phòng/bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc để nghị chuyển

khoản qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký

- Các văn bản xin lỗi khách hàng của phòng/bộ phận tiếp nhận và phòng/bộ

phân nghiệp vụ sẽ được theo dõi nhằm làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ của từng cán bộ viên chức cơ quan và theo dõi hiệu quả, chất lượng phục

Trang 37

2.2 THIẾT KÉ MÔ HÌNH ER CỦA HỆ THÓNG QUẢN LÝ HÒ SƠ BAO HIEM XA HOI

Dựa vào sơ đỗ chức năng của hoạt động tiếp nhận, luân chuyền, xử lý và trả

kết quả hồ sơ, ta xây dựng mô hình ER của hệ thống 2.2.1 Mô hình ER tổng quát

Trang 38

Các tập thực thể trên mô hình được mô tả chỉ tiết trong bảng sau: ` - THUỘC TÍNH TF TÊN TẠP GIAI - l = -

THUC THE | THICH TEN THUỢC KIỂU DU ¬

Trang 39

Các tập thực thể trên mô hình được mô tả chỉ tiết trong bảng sau:

THUỘC TÍNH

TÊN TẬP GIẢI TÊN

Trang 40

Các tập thực thể trên mô hình được mô tả chỉ tiết trong bảng sau: ; THUỘC TÍNH TÊN TẬP | GIAI Ê

Ngày đăng: 11/01/2024, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w