Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ đó gợi ý một số giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới
Từ mục tiêu tổng quát đã nêu, luận văn đƣợc chi tiết hóa thành các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu chi tiết mà nghiên cứu đ t ra ở trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là gì?
- Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam?
- Các giải pháp nào nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từ góc độ quản lý tín dụng và chính sách tín dụng trong thời gian tới?
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đại diện là ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
- Không gian nghiên cứu: Các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn 10 năm từ năm
2010 – 2019 Đây là giai đoạn mà báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc niêm yết tương đối đầy đủ và đáng tin cậy Đề tài không sử dụng dữ liệu năm
2020 do từ năm 2020 đến nay, hoạt động các ngân hàng ít nhiều cũng chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh, chính sự biến động này có thể sẽ là yếu tố gây nhiễu, làm ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng của 18 NHTM Việt Nam Dữ liệu chính của bài nghiên cứu đƣợc lấy và tính toán từ các số liệu trên Báo cáo tài chính của các NHTM, ngoài ra, chỉ số lạm phát và GDP đƣợc thu nhập từ World Bank
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12, đồng thời áp dụng phương pháp ước lƣợng GLS để thực hiện kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu nhằm xác định tác động của quản lý tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam – Giai đoạn 2010-2019 Các biến đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả rõ hơn trong chương 3.
Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã đóng góp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh của các NHTM tại Việt Nam, luận văn đã xác định đƣợc các thành phần liên quan đến quản lý tín dụng và các yếu tố vĩ mô có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý một số đề xuất và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý tín dụng, chính sách tín dụng nhằm qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Phần mở đầu Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu Tác giả trình bày các lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan đến các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ đó hình thành giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày các bước nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, các kỹ thuật phân tích định lƣợng bao gồm thống kê mô tả, lựa chọn mô hình phù hợp, kiểm định các khuyết tật của mô hình và phân tích kết quả hồi quy
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản lý
Từ kết quả nghiên cứu tìm đƣợc, tác giả đƣa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi ngân hàng vì có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải đối m t với nhiều rủi ro
Trong chương 1 này, tác giả đã trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa cũng như kết cấu của đề tài nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu Ở phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ T NG QUAN CÁC NGHI N CỨU TRƯỚC
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó Biến số đầu vào có thể là vốn, nhân lực, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên thiên nhiên Biến số đầu ra là các kết quả kinh tế nhƣ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013)
Theo McMahon (1995) cho rằng hiệu quả hoạt động nhƣ là một chỉ số đƣợc tính toán dựa trên các số liệu kế toán Nó đánh giá hiệu quả quá trình tạo ra các giá trị tối đa cho các cổ đông
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả hoạt động có thể hiểu ở hai khía cạnh nhƣ sau: Thứ nhất là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lợi ho c giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác, thứ hai là xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng
Hiện nay, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xem xét ở những khía cạnh khác nhau Trong nội dung nghiên cứu của luận văn này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được tác giả xem xét dưới khía cạnh lợi nhuận và khả năng sinh lời đƣợc tạo ra bởi các ngân hàng này
2.1.1.2 Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên 2 lý thuyết cơ bản là lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market Power) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure)
Lý thuyết quyền lực thị trường MP
MP có hai hướng tiếp cận chính đó là lý thuyết cấu trúc (Structure) – Hành vi (Conduct) – Hiệu quả (Performance) (SCP) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (MRP) Lý thuyết SCP cho rằng cấu trúc thị trường quyết định đến hành vi của công ty và từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động, tiến bộ và tăng trưởng Theo lý thuyết SCP thì thị trường ngân hàng ngày càng tập trung, càng độc quyền thì lãi suất cho vay càng cao, lãi suất huy động càng thấp dẫn đến thiệt hại cho người đi vay, người gửi tiền và cả nền kinh tế Trong khi đó lý thuyết MRP cho rằng các doanh nghiệp có thị phần lớn và có các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và gia tăng lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995) Điều này có thể thấy rõ ở một số ngân hàng lớn, với ưu thế về thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể gia tăng sản phẩm dịch vụ để thu đƣợc lợi nhuận đáng kể
Lý thuyết cấu trúc hiệu quả ES
Lý thuyết ES ngƣợc lại với lý thuyết MP, lý thuyết ES cho rằng cấu trúc thị trường được xác định bởi hiệu suất của công ty, nghiax là hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường Lý thuyết này cũng được đề xuất với hai hướng tiếp cận khác nhau Theo hướng tiếp cận hiệu quả X (X-Efficiency) thì những công ty đạt hiệu quả cao hơn thường có lợi nhuận cao, thị phần lớn bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí quản lý Hướng tiếp cận thứ hai theo quy mô (Scale- Efficiency), mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và quy mô đƣợc giải thích dựa trên nguyên lý tính kinh tế theo quy mô Theo Olweny và Shipho (2011) cho rằng, ngân hàng càng lớn chi phí hoạt động càng thấp nhờ đó lợi nhuận thu đƣợc càng cao
Ngoài hai lý thuyết MP và ES, các nhà nghiên cứu còn dựa trên lý thuyết đầu tƣ cân bằng (Balanced Porfolio Theory) để nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng Lý thuyết này đƣợc biết đến với tên lý thuyết danh mục đầu tƣ hiện đại, lý thuyết cho rằng nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro thị trường thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ để đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng
Tóm lại, các quan điểm về đánh giá hiệu quả hoạt động rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả đƣợc xét theo nhiều khía cạnh khác nhau Trong nội dung đề tài nghiên cứu này, với hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu, tác giả lựa chọn đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM theo phương pháp chỉ số tài chính, cụ thể gồm đo lường hiệu quả hoạt động các NHTM bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Ngân hàng nhà nước các hoạt động quản lý đối với các NHTM thông qua hệ thống công cụ quản lý nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và thực hiện các mục tiêu vĩ mô Hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô bao gồm các khung chính sách cho hoạt động tín dụng cả hệ thống ngân hàng, bao gồm:
- Chính sách huy động và cho vay
- Chính sách đảm bảo an toàn
- Khung chính sách về quản lý rủi ro, dự phòng rủi ro
- Quy định về hệ thống báo cáo và chỉ tiêu đánh giá
- Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung
Cụ thể nhƣ các văn bản quy định:
+ Các văn bản quy định về lãi suất cho vay, tuân thủ theo các quyết định về mức lãi suất cho vay tối đa của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay
+ Các văn bản quy định về các hình thức cấp tín dụng, tuân thủ theo các quy định trực tiếp về các hình thức cấp tín dụng cụ thể
+ Giới hạn trực tiếp mức cấp tín dụng tối đa đối với khách hàng, nhóm khách hàng
+ Nội dung về các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ
+ Nội dung về triển khai các gói tín dụng, các chương trình cho vay đ c biệt theo các Nghị quyết của Chính phủ hay chỉ thị của ngân hàng nhà nước…
Một trong những thách thức lớn đối với các NHTM hiện nay tại Việt Nam là nguồn vốn Hầu hết các NHTM nước ta quy mô nhỏ, năng lực sử dụng vốn còn hạn chế và nguồn vốn này chủ yếu đƣợc huy động từ trong dân ho c các tổ chức kinh tế, từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ngoài ra, các chính sách trong hoạt động tín dụng nhƣ chính sách tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… cũng có ý nghĩa quan trọng trong định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức một cách đồng bộ, nhất quán và có hệ thống, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Các NHTM sẽ thực hiện và cụ thể hóa các công cụ quản lý của ngân hàng nhà nước một m t thực hiện các chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, m t khác nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động của từng ngân hàng là an toàn và lợi nhuận Hệ thống công cụ quản lý tín dụng vi mô đó là các hướng dẫn cụ thể các hệ thống khung chính sách của ngân hàng nhà nước, các chính sách, quy trình hoạt động Cụ thể như các hướng dẫn, chính sách về lãi suất, lạm phát, các yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố về chính trị, chính sách, pháp luật yếu tố khoa học công nghệ… đều là những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Trong đó phải kể đến các yếu tố tiêu biểu nhƣ:
Thực trạng nền kinh tế quốc gia
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chứng minh rằng GDP và lạm phát là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, và mức độ và chất lƣợng của lực lƣợng lao động Một số chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các nhân tố này Ở hầu hết các nước, nhất là các nước phát triển sử dụng chính sách tiền tệ với mục tiêu duy nhất là để ổn định giá cả, và qua ổn định giá cả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Hơn nữa, mức độ tăng, giảm tín dụng kết quả của chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt ch t Từ đó có thể thấy làm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Chính trị Việt Nam ổn định
Tổng quan các nghiên cứu trước
Theo nghiên cứu của Patrick (2020), tác giả đã dựa trên số liệu thu thập từ
BCTC đã đƣợc kiểm toán của các NHTM ở Uganda trong giai đoạn 2012-2017 để phân tích ảnh hưởng của quản lý tín dụng về hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM ở Uganda Cụ thể, nghiên cứu đã tìm cách xác định liệu có mối quan hệ giữa chính sách tín dụng (LR), tính đầy đủ và hiệu suất vốn (CAR), kiểm soát rủi ro tín dụng (NPL/TL) với hiệu quả hoạt động ngân hàng Bằng phương pháp kỹ thuật chọn mẫu phổ quát và mô hình hồi quy, kết quả cho thấy không có mối quan hệ đáng kể nào giữa chính sách tín dụng và hiệu quả hoạt động, tuy nhiên, có sự tác động đáng kể kiểm soát rủi ro tín dụng và an toàn vốn đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Uganda
Serhat và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 13 quốc gia hậu Xô Viết Dữ liệu hàng năm đƣợc thu thập từ năm
1996 đến năm 2016 và đƣợc phân tích bằng cách sử dụng hồi quy FEM và GMM Các tác giả kết luận rằng số tiền cho vay, thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng kinh tế là những chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng ở các nước hậu Xô Viết Theo kết quả ước lượng, thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động Kết quả này cho thấy khi thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng lên như phí thẻ tín dụng, hoa hồng sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng và góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Một kết quả khác của nghiên cứu này là tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Kết quả này cho phép chúng ta kết luận rằng GDP cao hơn đi kèm với lợi nhuận ngân hàng cao hơn ở các nước hậu Xô Viết Cuối cùng, có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ cho vay trên GDP và lợi nhuận của các ngân hàng Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên GDP tăng lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng Khi xem xét kết quả này, các ngân hàng ở các nước hậu Xô Viết nên tập trung vào các cách để tăng thu nhập ngoài lãi Ngoài ra, điều quan trọng nữa là các ngân hàng này phải cẩn thận và tránh rủi ro khi cho khách hàng vay
Olawale (2015) cho rằng các nhà quản trị ngân hàng cần thận trọng trong việc thiết lập các chính sách về tiền gửi để không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và họ cũng cần phải biết chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các ngân hàng của họ để đảm bảo sử dụng tiền gửi và tối đa hóa lợi nhuận Tác giả đã kết luận rằng quản lý rủi ro tín dụng không phù hợp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng và gia tăng các khoản nợ xấu mà cuối cùng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
Nghiên cứu của Arora (2013), đã xác định các yếu tố góp phần phân tích rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Ấn Độ Tác giả cho rằng phân tích mức độ tín nhiệm và yêu cầu về tài sản đảm bảo là hai yếu tố quan trọng khi phân tích rủi ro tín dụng trong lĩnh vực Ngân hàng Ấn Độ Kết quả cũng chỉ ra rằng có mối tương quan giữa quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng ở Ấn Độ
Sử dụng tỷ lệ an toàn vốn nhƣ một trong các biến độc lập, Waithaka (2013), đã kết luận rằng việc tuân thủ các hiệp định Basel II đã cải thiện hoạt động cho vay của các NHTM với tác động tổng thể đến kết quả hoạt động của họ Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Tunisia, Ines G (2016) sử dụng ƣớc tính mô hình động GMM nhận thấy rằng vốn sự đầy đủ và hiệu quả hoạt động ảnh hưởng mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng ở 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia và có tác động quá lớn đến lợi nhuận của họ
Nghiên cứu của Ong Tze San và cộng sự (2013) về “Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM ở Malaysia giai đoạn 2003-2009”, nhóm tác giả đã sử dụng ba chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng là ROA, ROE và NIM cùng với các biến độc lập đển tạo ra mô hình nghiên cứu Trong đó, ROA đƣợc xem là biến phù hợp nhất để lý giải về khả năng sinh lời của ngân hàng và các biến tỷ lệ VCSH/tổng tài sản, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng có tương quan đồng biến với lợi nhuận Ngược lại, các biến có tương quan nghịch biến với lợi nhuận là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập đồng thời các biến thuộc yếu tố vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng
Ogilo (2012) đã phân tích tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại và cũng cố gắng thiết lập nếu có mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng mô hình CAMEL (an toàn vốn, chất lƣợng tài sản, hiệu quả quản lý và thanh khoản) và hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya Nghiên cứu phát hiện ra rằng có là một tác động mạnh mẽ giữa các thành phần CAMEL đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Nó cũng được thiết lập rằng CAMEL có mối quan hệ yếu với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong khi thu nhập có mối quan hệ ch t chẽ với hoạt động tài chính Nghiên cứu này kết luận rằng mô hình CAMEL có thể đƣợc sử dụng nhƣ một ủy nhiệm quản lý rủi ro tín dụng Nzioka (2013) đã đạt được kết luận tương tự trong một nghiên cứu được thực hiện trên 43 ngân hàng thương mại ở Kenya sử dụng ROA nhƣ một lợi nhuận đại diện lợi nhuận và tổng tiền gửi, tổng cho vay và tổng tài sản nhƣ các biến giải thích
Oludhe (2011) đã nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động tài chính của các ngân hàng trong Kenya, Uwalomwa (2015) trong nỗ lực thiết lập mối quan hệ giữa quản lý tín dụng và hiệu quả hoạt động của 10 ngân hàng niêm yết ở Nigeria và Nduwayo (2015) người đã tìm cách hiểu mối liên hệ giữa quản lý khoản vay và hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Rwanda
Cả hai đều chƣa thiết lập mối quan hệ của các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vốn của ngân hàng quản lý nhƣ đƣợc thiết lập bởi ngân hàng thanh toán quốc tế và áp dụng trong Uganda và nhiều quốc gia trên toàn thế giới vì lợi ích tài chính của ngân hàng thương mại
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Liên quan đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, các nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, cụ thể nhƣ:
Nguyễn Thị Yến Nhi (2022) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh (thực trạng nền kinh tế, gia tăng chi phí vốn, chính sách, thể chế, các mạng công nghệ và môi trường văn hóa xã hội), các yếu tố bên trong doanh nghiệp (quy mô vốn, chiến lƣợc kinh doanh, nhân lực và quản trị doanh nghiệp) Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Tương tự, Đ ng Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2021) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Các yếu tố nhóm tác giả nghiên cứu bao gồm tổng tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay; tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập; cho vay/tổng tài sản; tốc độ tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát Đồng thời, đo lường hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số ROA, ROE và NIM Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều tác động của các biến lên ROAA và ROEA là nhƣ nhau; quy mô ngân hàng (BASZ) tác động ngƣợc chiều lên ROAA và ROEA; năng suất lao động (PROD) tác động cùng chiều lên ROAA và ROEA Kết quả cũng chỉ ra chỉ tiêu huy động vốn trên tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng tác động ngƣợc chiều đến ROEA của các NHTM có vốn Nhà nước chi phối trong thời gian qua; tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến ROAA và ROEA; tỷ lệ lạm phát không tác động tới lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của nhóm ngân hàng này
Nguyễn Thị Mỹ Yên và Nguyễn Thị Thanh Bình (2021) đã nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng Những giải pháp đƣợc đƣa ra gồm thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, hoàn thiện các nhân tố nhằm thực thi nội dung quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng an toàn, khoa học, dễ vận hành và dễ kiểm tra, hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng và nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay
Trong nghiên cứu của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) về
30 NHTM Việt Nam (5 NHTM Nhà nước và 25 NHTM) thời kỳ 2005-2011 theo phương pháp SFA (Stochatic Frontier Panel Data), tác giả cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính Trong đó, các nhân tố chủ quan bao gồm: thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô của ngân hàng và thị phần của ngân hàng
PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
Quy trình nghiên cứu
Tổng hợp NC Hàm ý chính sách
- Hạn chế của nghiên cứu
- Hướng nghiên cứu trong tương lai
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
- Kiểm định đa cộng tuyến
- Kiểm định lựa chọn mô hình
- Kiểm định các khuyết tật của mô hình
- Chạy mô hình hồi quy nhằm xử lý khuyết tật của mô hình
Các lý thuyết có liên quan
Các NC trong và ngoài nước
- Cách tiếp cận & Phương pháp NC
- Mô hình & Phương trình nghiên cứu đề xuất
- Phân tích đánh giá kết quả NC
- Rút ra mối liên hệ, tương đồng hay khác biệt với NC trước đây.
Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở dựa vào các lý thuyết có liên quan và kế thừa nghiên cứu của Patrick (2020) và đ c điểm hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến nhƣ sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo Hình 3.2, đề tài xác định phương trình hồi quy dự kiến như sau:
ROE it = β 0 + β 1 *LR it + β 2 *NPL it + β 3 *CAR it + β 4 * LIQ it + β 5 *SIZE it
+ β 6 *GDP it + β 7 *INF it + it
Mô tả các biến nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, nghiên
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Kiểm soát rủi ro tín dụng
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Quy mô ngân hàng cứu này đƣa ra các biến và cách tính các yếu tố liên quan đến quản lý tín dụng và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nhƣ sau:
Hiện nay để đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, các nhà quản lý vẫn chủ yếu tiếp cận theo phương pháp đánh giá truyền thống đó là đánh giá hoạt động của các ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu về các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, tác giả nhận thấy hệ thống các chỉ tiêu tài chính đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam gồm các chỉ số như ROA, ROE, NIM… Trong luận văn này, các tác giả sử dụng khả năng sinh lời (ROE) để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Khả năng sinh lời (ROE) được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại Theo Ongore (2013), ROE là chỉ tiêu cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng, nó phản ánh lợi nhuận mà ngân hàng kiếm đƣợc so với nguồn vốn đã đầu tƣ Có thể hiểu ROE phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong các NHTM
Khi xem xét các yếu tố của quản lý tín dụng ngân hàng, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu thường xem xét trên tổng quan toàn bộ hệ thống, tức là toàn bộ danh mục tín dụng chứ không phải trên từng khoản tín dụng Để phản ánh chất lƣợng và rủi ro tiềm năng trong quản lý tín dụng, dựa vào lý thuyết về quản lý tín dụng và các nghiên cứu của Patrick (2020), Olawale (2015), Uwalomwa (2015), Paul (2002), Ines G (2016), Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2018), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chính sách tín dụng (LR) được đo lường bằng tỷ lệ cho vay (LR –
Lending ratio) của ngân hàng Lợi nhuận ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng và đƣợc thể hiện qua lãi suất cho vay Vì vậy, nhân tố này phản ánh năng lực của nhà quản trị trong quá trình điều hành ngân hàng Nếu tỷ lệ cho vay càng lớn (tức lƣợng tiền cho vay tăng lên) thì ngân hàng có thu nhập từ lãi càng cao, dẫn dến ROE tăng lên
Kiểm soát rủi ro tín dụng (NPL) được đo lường bẳng tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng Tỷ lệ này phản ánh chất lƣợng và rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ tiêu giúp nhà đầu tƣ, các nhà phân tích đánh giá mức độ triển vọng của ngân hàng, nếu tỷ lệ này càng cao, hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng yếu kém và nếu không kiểm soát đƣợc, ngân hàng có thể bị phá sản
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được đo lường bằng Tổng vốn tự có trên Tổng tài sản có trọng số rủi ro An toàn vốn là chuẩn mực quan trọng, thước đo sự an toàn và lành mạnh cho ngân hàng và định chế tài chính (Kumar Aspal
& Nazneen, 2014) Khi vốn của ngân hàng đƣợc duy trì ở mức an toàn sẽ đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra thông suốt, có khả năng chịu đựng đƣợc những cú sốc khi nền kinh tế diễn biến bất lợi Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (LIQ ) được đo lường bằng Tài sản có tính thanh khoản cao chia cho Tổng nợ phải trả, tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác Khi tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Các tác giả cho rằng khi các tài sản có tính thanh khoản cao, những nguồn vốn cho vay của ngân hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng, từ đó nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Có thể thấy tính thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Quy mô ngân hàng (SIZE) được đo lường bằng logarit Tổng tài sản Quy mô của các ngân hàng là yếu tố quan trọng vì mối quan hệ của nó với đ c điểm sở hữu ngân hàng và việc tiếp cận với vốn chủ sở hữu Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu hay tài sản càng lớn, càng có nhiều nguồn cho vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình, từ đó dễ dàng tạo lợi nhuận Các tác giả cũng chững minh các ngân hàng lớn thường được xếp hạng tín dụng tốt hơn và đƣợc nhiều khách hàng lựa chọn hơn Từ những lập luận đã nêu, tác giả kỳ vọng quy sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) được đo lường bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ ho c ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng Khi nền kinh tế tăng trưởng, các hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng khiến hoạt động cho vay của ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có thể tăng lợi nhuận Khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị cắt giảm khiến các hoạt động của ngân hàng cũng bị thu hẹp đáng kể Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau
Biến tỷ lệ lạm phát (INF) được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giảm phát GDP tiềm ẩn, cho thấy tốc độ thay đổi giá cả trong nền kinh tế nói chung Khi lạm phát tăng cao, lượng tiền lưu thông trên thị trường khá lớn khiến ngân hàng g p khó khăn trong việc huy động vốn Lạm phát sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng, tạo áp lực thanh toán cho khách hàng đi vay khiến thị trường vốn trở nên suy yếu và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Afanasieff và cộng sự, 2022) Tuy nhiên, Perry (1992) cho rằng lạm phát có thể tác động tích cực ho c tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nếu ngân hàng có thể dự đoán trước lạm phát, các ngân hàng có đủ khả năng thay đổi lãi suất biên, giúp tăng trưởng doanh thu vượt qua chi phí phát sinh, từ đó cải hiện hiệu quả hoạt động Như vậy, có thể thấy lạm phát có thể ảnh hưởng cùng chiều (ho c nghịch chiều) đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình
Ký hiệu Ý nghĩa Diễn giải Nguồn
Khả năng sinh lời của ngân hàng i năm t
ROE = Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân
Chính sách tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ cho vay (LR – Lending ratio) của ngân hàng i năm t
LR = Tổng dƣ nợ/Tổng tiền gửi
Kiểm soát rủi ro tín dụng được đo lường bẳng tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng i năm t
NPL = Nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng i năm t
CAR = Tổng vốn tự có/Tổng TS có trọng số rủi ro
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng i năm t
LIQ = Tài sản có tính thanh khoản cao / Tổng nợ phải trả
Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự
Ký hiệu Ý nghĩa Diễn giải Nguồn
Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Quy mô ngân hàng i năm t
SIZE = Log (tổng tài sản)
Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự
(2018), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm t
(2001), Goddard và cộng sự (2004; Shen và cộng sự,
INFit Tỷ lệ lạm phát năm t
Afanasieff và cộng sự (2022, Perry (1992) β0
Hệ số ch n, phản ánh ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của các yếu tố không nằm trong mô hình nghiên cứu đề
Ký hiệu Ý nghĩa Diễn giải Nguồn xuất β 1 – β 6
Hệ số hồi quy của biến độc lập nhằm giải thích ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc của ngân hàng i tại năm t
it Sai số ngẫu nhiên
Nguồn: ế thừa từ các nghiên cứu trước gồm:
Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết đƣợc đề xuất để kiểm định trong mô hình nghiên cứu bao
Giả thuyết H1: Tỷ lệ cho vay có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H2: Tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dƣ nợ có tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H4: Tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H5: Quy mô có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Giả thuyết H7: Lạm phát có tác động cùng chiều (ho c nghịch chiều) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Các giả thuyết này sẽ đƣợc kiểm định bằng những mô hình hồi quy dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc của bài nghiên cứu
Bảng 3.2 ỳ vọng dấu tác động của các biến độc lập
Tên biến Kỳ vọng dấu Bằng chứng thực nghiệm
LRit + Patrick (2020), Olawale (2015) NPLit - Patrick (2020), Uwalomwa (2015) CARit - Patrick (2020), Paul (2002), Ines G (2016)
Biến mới đề xuất so với mô hình của Patrick
(2020), dựa trên nghiên cứu của Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2018), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Biến mới đề xuất so với mô hình của Patrick
(2020), dựa trên nghiên cứu của Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2018), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
GDPit + Biến mới đề xuất so với mô hình của Patrick (2020)
INFit +/- Biến mới đề xuất so với mô hình của Patrick (2020)
Nguồn: ế thừa từ các nghiên cứu trước
Thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ BCTC của 18 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 (Phụ lục 1) Đây là những ngân hàng có số liệu công bố tương đối đầy đủ theo nội dung nghiên cứu từ 2010-2019
Ngoài ra, đối với các dữ liệu kinh tế vĩ mô (GDP, INF), tác giả thu thập từ các trang web của Worldbank
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng các nhân tố Tỷ lệ cho vay (LR), Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (LIQ), Quy mô ngân hàng (SIZE) và Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có ảnh hưởng cùng chiều; Tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng nghịch chiều; lạm phát (INF) có ảnh hưởng cùng chiều ho c nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) của các NHTM Việt Nam.
Phương pháp ước lượng
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm xác định các thông số liên quan đến quản lý tín dụng và mức độ ảnh hưởng của từng biến số đến biến phụ thuộc ROE thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression)
Dữ liệu bảng (panel data) là dữ liệu kết hợp theo không gian (cross – section, tức là giá trị của các biến đƣợc thu thập cho một đơn vị mẫu tại cùng một thời điểm) và dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series, tức là giá trị của các biến đƣợc quan sát theo thời gian) Dữ liệu bảng khác với dữ liệu chéo gộp chung bởi vì dữ liệu chéo gộp chung những quan sát trong nhiều năm nhƣng chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy và bỏ qua yếu tố thời gian Việc kết hợp hai loại dữ liệu có nhiều thuận lợi trong phân tích các mối quan hệ kinh tế, đ c biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các đối tƣợng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian, cũng nhƣ phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tƣợng nghiên cứu Có hai loại dữ liệu bảng: dữ liệu bảng cân bằng (balaned panels) và dữ liệu bảng không cân bằng (unbalaned panels) Dữ liệu bảng cân bằng khi các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian, dữ liệu bảng không cân bằng khi các đơn vị chéo không có cùng số quan sát theo thời gian Trong luận án này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân bằng cho các quốc gia theo chuỗi thời gian (năm) Việc nghiên cứu các mô hình với dữ liệu bảng có những ƣu điểm theo Baltagi (2008):
- Nhờ kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian của các quốc gia khác nhau, dữ liệu bảng sẽ chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, giảm hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến, tăng số quan sát - từ đó tăng số bậc tự do, và có thể đem lại ƣớc lƣợng vững, hiệu quả và không chệch;
- Dữ liệu bảng có liên quan đến nhiều doanh nghiệp, quốc gia theo thời gian, mỗi doanh nghiệp, quốc gia lại có những đ c trƣng riêng Tuy nhiên, các kỹ thuật ƣớc lƣợng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến sự không đồng nhất này, cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát đƣợc giữa các thực thể, ví dụ nhƣ khả năng quản lý, triết kinh doanh, văn hoá, khoáng sản giữa các doanh nghiệp
Nhƣ vậy, nhờ những lợi thế trên, việc sử dụng dữ liệu bảng trong các mô hình nghiên cứu của luận án đƣợc kỳ vọng có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với phân tích dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian
Các bước phân tích để lựa chọn mô hình phù hợp cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thu thập sẽ giúp cho nghiên cứu đánh giá đƣợc các đ c tính cơ bản của của bộ dữ liệu cũng nhƣ cung cấp cái nhìn tổng quát hơn về mẫu nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations)
Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau Kết quả ma trận tương quan sẽ giúp nghiên cứu đưa ra các kết quả sơ bộ về mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Hệ số tương quan giữa các biến giải thích cao, cụ thể hệ số ma trận tương quan giữa các biến giải thích lớn hơn 0.8 thì mô hình có khả năng bị đa cộng tuyến (Gujarati, D N., 2011) Gujarati, D N
(2011) cho rằng có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tƣợng đa cộng tuyến: bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác; sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính; và không làm gì Trong đó, phương pháp thứ hai đ c biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập
Phân tích hồi quy được sử dụng để đo lường sự tác động của các biến giải thích lên biến phụ thuộc của mô hình, sử dụng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM)
Các bước phân tích để lựa chọn mô hình phù hợp cụ thể như sau:
Bước 1: Tác giả sử dụng phép toán và các câu lệnh trong phần mềm STATA tiến hành thực hiện phân tích phương pháp hồi quy Pooled OLS và FEM, sau đó so sánh kết quả để lựa chọn 1 một mô hình phù hợp nhất trong 2 mô hình này Sau khi ƣớc lƣợng với FEM, sử dụng kiểm định F để kiểm định giả thuyết H0: α1 = α2 = … αN = α Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0, chúng ta nên chọn FEM, ngƣợc lại, chọn Pooled OLS
Bước 2: Tác giả so sánh giữa 2 mô hình Pooled OLS với REM, phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-Pagan đƣợc sử dụng để kiểm chứng tính phù hợp của ƣớc lƣợng Theo đó, giả thuyết H0 cho rằng sai số của ƣớc lƣợng thô không bao gồm các sai lệch giữa các doanh nghiệp ho c các năm (phương sai giữa các doanh nghiệp) là không đổi Bác bỏ giả thuyết H0, cho thấy sai số trong ƣớc lƣợng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp với mô hình REM, ngƣợc lại, Pooled OSL là phù hợp hơn REM
Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, nếu kết quả kiểm định cho thấy, cả 2 bước này Pooled OLS đều phù hợp hơn FEM và REM, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp hồi quy Pooled OLS Nếu không phải kết quả này, tác giả sẽ thực hiện tiếp bước thứ 3 như sau:
Bước 3: Tác giả thực hiện ƣớc lƣợng với FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman dưới giả thuyết H0: Cov(Xit, ui) = 0 Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết H0, tác giả chọn FEM Nếu kết quả kiểm định không bác bỏ giả thuyết H0, tác giả sẽ chọn REM
Bởi vì, một mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định của nó đã được thỏa mãn Do vậy, nghiên cứu sẽ phải kiểm tra các giả định trước khi diễn giải các kết quả của mô hình Quá trình kiểm tra các giả định có thể đƣợc thực hiện thông qua việc phát hiện khuyết tật có thể có của mô hình Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định bao gồm: Giả định phương sai của sai số không đổi; Giả định không có sự tương quan giữa các phần dư; Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến)
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy, nếu có xảy ra khuyết tật thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS); ngược lại kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo Pooled OLS, ho c FEM, ho c REM tùy theo kết quả kiểm định lựa chọn định
Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả
(1) Giả định phương sai của sai số không đổi:
KET QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khái quát chung về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua
Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh Ngân hàng nhà nước vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về m t hình thức sở hữu cũng nhƣ về số lƣợng ngân hàng Cụ thể, số lƣợng NHTMcổ phần đã tăng lên nhanh chóng Đến năm 2022, ngành Ngân hàng đã có 70 năm hình thành và phát triển, trong đó, hơn nửa ch ng đường là 35 năm cải cách, phát triển Trải qua các giai đoạn thăng trầm trong cải cách và phát triển hoạt động, ngành Ngân hàng đã đạt được những thành quả của đổi mới, đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đóng góp chung vào thành tựu của nền kinh tế đất nước
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (cuối năm 2006), hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới về điều hành, thể chế, cơ chế nghiệp vụ, công nghệ Đ c biệt, từ năm 2011 đến nay, điều hành chính sách của NHNN đã có những đổi mới căn bản, thể hiện rõ tính chủ động, dẫn dắt thị trường và đạt đƣợc kết quả tích cực: Chính sách tiền tệ đƣợc điều hành linh hoạt, phối hợp ch t chẽ với chính sách tài khóa, góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý Tỷ giá ổn định, m t bằng lãi suất liên tục giảm cùng với các chính sách, giải pháp tín dụng tích cực của ngành Ngân hàng đã góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao, thị trường ngoại hối và thị trường vàng được quản lý ch t chẽ và ổn định, tình trạng
“đô la hóa” và “vàng hóa” trong nền kinh tế bị đẩy lùi
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng g p không ít khó khăn, thử thách Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa hợp lý, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn rất lớn, tới trên 67%, nhất là vốn trung, dài hạn (tỷ lệ dƣ nợ cho vay trung, dài hạn vẫn trên 50% tổng dƣ nợ), trong khi, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bảo hiểm phát triển chưa tương xứng Điều này có thể gây ra tiềm ẩn rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.
Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Kinh tế – xã hội nước ta giai đoạn 2010 - 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực giai đoạn 2010 - 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhƣng cũng phải đối m t không ít khó khăn, thách thức Điểm nổi bật của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này là:
• M t bằng lãi suất giảm từ mức 20-25%/năm chỉ còn 6-9%/năm
• Thanh khoản hệ thống ngân hàng có sự cải thiện rõ nét và ổn định bền vững
• Tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
• Tỉ giá và thị trường ngoại hối cơ bản đã ổn định
• Niềm tin vào đồng Việt Nam tăng lên, tình trạng đô la hoá giảm đáng kể
• NHNN mua đƣợc lƣợng lớn ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối nhà nước
• Đáng chú ý, các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu đƣợc triển khai đồng bộ, quyết liệt, công khai, minh bạch theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra và theo quy định của pháp luật Từ năm 2010 - 2019 đã giảm đƣợc 19 tổ chức tín dụng yếu kém thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể và thu hồi giấy phép
• Từ sau năm 2019, Nhà nước có xu hướng giữ m t bằng lãi suất ổn định để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung, ngân hàng đã g p khó khăn trong việc chuyển hết phần tăng của chi phí vốn sang lãi suất cho vay
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM, nhƣng cũng hàm chứa nhiều rủi ro Sau một thời gian tín dụng tăng tưởng với tốc độ cao, các NHTM hiện nay đang phải đối m t với tình trạng nợ xấu diễn biến rất phức tạp Từ năm 2010- 2019, m c dù ngân hàng nhà nước và các NHTM đã có những giải pháp nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao và có xu hướng tăng vào năm 2015, 2016 và giảm xuống vào năm 2017, 2018, 2019 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong số đó là việc các NHTM không tuân thủ quy trình cho vay đã gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tín dụng nói riêng và những tổn thất của các NHTM và toàn nền kinh tế nói chung.
Tình hình hoạt động tại các ngân hàng
Tình hình hoạt động tại các ngân hàng nói riêng và những tổn thất toàn nền kinh tế nói chung đang diễn ra mạnh mẽ Đại dịch COVID -19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Tăng trưởng GDP năm 2020 đột ngột sụt giảm hơn một nửa so với những năm trước đó, tỷ lệ thất nghiệp đều tăng hơn so với giai đoạn trước đó, tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán sụt giảm mạnh Ở mảng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây tiếp tục giảm và thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn Đối với hoạt động của các
NHTM, tín dụng là mảng kinh doanh truyền thống, thu nhập lãi thuần luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% - 90% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng “nóng” trong một thời gian dài, trong đó một tỷ trọng lớn nguồn vốn đƣợc dành cho bất động sản và chứng khoán, các lĩnh vực kinh doanh mang tính đầu cơ cao và nhiều rủi ro đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với hoạt động của các NHTM và cả nền kinh tế Trong giai đoạn 2010-2021, mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng đã được đáp ứng, tuy nhiên tiềm ẩn về độ an toàn và rủi ro Sau một thời gian tín dụng tăng tưởng với tốc độ cao, các NHTM hiện nay đang phải đối m t với tình trạng nợ xấu diễn biến rất phức tạp Trước tình trạng nợ xấu tăng cao ảnh hưởng xấu đến tín dụng của hệ thống ngân hàng, hàng loạt các giải pháp của chính phủ cũng nhƣ hệ thống ngân hàng đã được triển khai nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu Mục tiêu tăng trưởng phải hạ xuống, mục tiêu an toàn là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận Điều này cho thấy các NHNN và các NHTM phải thõa mãn một mức tăng trưởng hợp lý ở một mức an toàn vừa phải – tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận
Bám sát công tác quản lý tín dụng tại các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản liên quan đến định hướng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, quy định quy trình tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, đảm bảo an toàn và xử lý nợ xấu nhƣ Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 về Ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD Căn cứ Luật số 46/2010/QH12 của Quốc hội, Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam Từ khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã phá sản ho c chỉ duy trì sản xuất cầm chừng Để vực dậy nền kinh tế cũng nhƣ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thực hiện Chỉ thị số 11/CT- TTg tăng cường công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các NHTM chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để tƣ vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả Trên cơ sở đó, các NHTM tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn với khối lƣợng lớn và kỳ hạn ổn định qua các kênh huy động khác nhau từ các khách hàng tổ chức lớn trong nước và quốc tế
Những chính sách của chính phủ về giải quyết khó khăn, hội nhập kinh tế quốc tế, bằng kinh nghiệm thực tiễn và bài học từ quá khứ, các NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện tái cấu trúc đồng bộ trên mọi phương diện, từ mô hình tổ chức, con người, hệ thống cơ chế chính sách, công tác quản trị điều hành, hệ thống công nghệ thông tin hướng tới thông lệ, chuẩn mực và hội nhập tích cực với quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện và đ c thù của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả liên quan đến việc kiểm tra những đ c tính của các biến Giống nhƣ so sánh để suy diễn thống kê về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình đang xem xét Thống kê mô tả cho tác giả có các nhìn tổng quan về dữ liệu, cung cấp đơn giản về mẫu dữ liệu nghiên cứu và các thước đo phản ánh tổng quát đối tƣợng nghiên cứu Việc xem xét các giá trị tính đƣợc từ việc mô tả thống kê giúp cho ta xem xét nhanh mức độ thay đổi cũng nhƣ sự đồng đều của dữ liệu ở các biến thu thập trong nghiên cứu thực nghiệm Thông qua đó có thể phát hiện những giá trị dao động sai lệch trong cỡ mẫu Kết quả thực hiện thống kê bằng phần mềm Stata chỉ ra phạm vi khoảng giá trị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu của các biến độc lập và phụ thuộc
Bảng 4.1 Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12
Kết quả thực hiện thống kê từ bảng 4.1 cho thấy:
Biến ROE dao động từ khoảng giá trị 0.001 tới giá trị 0.268 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.098, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.064 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến NPL dao động từ khoảng giá trị 0.003 tới giá trị 0.088 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.022, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.012 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến LR dao động từ khoảng giá trị 0.372 tới giá trị 1.392 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.865, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.179 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến CAR dao động từ khoảng giá trị 0.057 tới giá trị 0.384 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.140, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.046 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến LIQ dao động từ khoảng giá trị 0.048 tới giá trị 0.473 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.201, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.089 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến SIZE dao động từ khoảng giá trị 23.259 tới giá trị 34.938 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 30.263, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 4.105 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến GDP dao động từ khoảng giá trị 0.041 tới giá trị 0.060 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.053, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.006 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Biến INF dao động từ khoảng giá trị 0.006 tới giá trị 0.187 với giá trị trung bình của cỡ mẫu 0.061, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.050 Dữ liệu dao động ổn định, chênh lệch giữa giá trị của độ lệch chuẩn và trung bình nhỏ
Qua phân thống kê mô tả chung cho các biến trong mô hình theo bảng 4.1, Các biến quan sát thu thập đƣợc có dao động ổn định, đa phần các giá trị độ lệch chuẩn của mẫu nghiên cứu đều thấp hơn so với giá trị trung bình của biến Cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn để thực hiện hồi quy trong thống kê, phù hợp để thực hiện các kiểm định thống kê và hồi quy
4.4.2 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau
Bảng 4.2 Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến
NPL LR CAR LIQ SIZE GDP INF
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12
Tương quan Pearson chỉ ra mức độ tương quan đơn tuyến tính giữa các biến độc lập nhằm phát hiện hiện tƣợng đa cộng tuyến ở các biến giải thích Tác giả tập trung nhấn mạnh những hệ số tương quan có trị tuyệt đối lớn hơn 0.8 để thấy đƣợc mức độ đa cộng tuyến của các biến trong mô hình
Phân tích ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các biến trong mô hình theo kết quả từ bảng 4.2 cho thấy các hệ số tự tương quan c p giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8 Do đó, mô hình không tồn tại hiện tƣợng đa cộng tuyến
4.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Bảng 4.3 bên dưới cho thấy kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, giá trị trung bình VIF của các biến trong mô hình Kết quả chỉ ra rằng, các biến đƣợc sử dụng trong mô hình đều có VIF nhỏ hơn 10 Nhƣ vậy, mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến
Bảng 4.3 ết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12
Bảng 4.3 cho thấy kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, giá trị trung bình VIF của các biến trong mô hình Kết quả chỉ ra rằng, các biến đƣợc sử dụng trong mô hình đều có VIF nhỏ hơn 10 Nhƣ vậy, mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến
4.4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình
Thảo luận kết quả nghiên cứu
So với mục tiêu đ t ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt đƣợc có những điểm tương đồng và chưa tương đồng, cụ thể:
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả đạt đƣợc với kỳ vọng ban đầu Tên biến Viết tắt ỳ vọng dấu ết quả
Chính sách tín dụng LR it + + iểm soát rủi ro tín dụng NPL it - -
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR it - -
Tỷ lệ thanh khoản LIQ it +
Quy mô ngân hàng SIZE it + +
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP it + +
Tỷ lệ lạm phát INF it +/- +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Dựa vào bảng 4.10, có thể thấy:
Thứ nhất, biến LR có tác động dương đến ROE Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Kết quả này có thể đƣợc giải thích thông qua lập luận, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho các NHTM, LR cao chứng tỏ ngân hàng cho vay càng nhiều, lãi suất nhận đƣợc càng cao và có thể thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng tăng Bằng chứng về ảnh hưởng cùng chiều của tỷ lệ cho vay đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của Patrick (2020), Olawale (2015)
Thứ hai, biến NPL có tác động âm đến ROE Kết quả này chấp nhận giả thuyết H2, rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Nếu tình trạng nợ xấu trong gia tăng, chứng tỏ tình hình kinh tế suy giảm nhƣ lƣợng hàng tồn kho gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp tăng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản cũng tăng đáng kể… Những khó khăn này tác động làm cho doanh nghiệp g p nhiều khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay cũng nhƣ đƣợc cấp tín dụng vay ngân hàng Điều này làm giảm khả năng cho vay và sinh lợi trong ngân hàng Bằng chứng về ảnh hưởng nghịch chiều của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của Patrick (2020), Uwalomwa
Thứ ba, biến CAR có tác động âm đến ROE Kết quả này chấp nhận giả thuyết H3, nghĩa là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được Ngân hàng Nhà nước quy định không thấp hơn 9% nếu các ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tƣ số 22/2019/TT-NHNN, không thấp hơn 8% nếu các ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN Nhằm tăng ROE thì ngân hàng phải theo đuổi chính sách lợi nhuận tăng, ngân hàng phải tăng cho vay và tập trung vào danh mục tài sản nhiều rủi ro hơn trong khi việc tăng vốn là không phải dễ dàng Do đó, ROE sẽ giảm khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng Bằng chứng về ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của Patrick (2020), Paul (2002), Ines G
Thứ tư, biến tỷ lệ thanh khoản có tác động dương đến ROE, tuy nhiên, ảnh hưởng này lại không có ý nghĩa thống kê Kết quả này không phù hợp với giả thuyết H4, nghĩa là tỷ lệ thanh khoản không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Điều này có thể do trong giai đoạn nghiên cứu,
LIQ không phản ánh đúng xu hướng cấp tín dụng cho vay trong các NHTM
Thứ năm, biến SIZE có tác động dương đến ROE Kết quả này chấp nhận giả thuyết H5, nghĩa là quy mô ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Điều này đƣợc giải thích là do các ngân hàng có quy mô lớn có lợi thế trong việc huy động vốn với giá rẻ hơn, do đó, giảm đƣợc chi phí hoạt động trong quá trình kinh doanh Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ thường tập trung phát triển thay vì cải thiện hiệu quả hoạt động, trong đó, đa phần các ngân hàng mới thành lập thường đưa ra các chỉ tiêu mở rộng thị phần, tăng quy mô nên sau vài năm thành lập, các ngân hàng này thường không có lãi Bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của quy mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của Ong Tze San và cộng sự (2013), Ogilo (2012), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2018), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Thứ sáu, biến GDP có tác động dương đến ROE Kết quả này chấp nhận giả thuyết H6, nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Điều này đƣợc giải thích là do khi kinh tế tăng trưởng giảm, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận NHTM Ngƣợc lại, khi nền kinh tế tăng trưởng các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, gia tăng đầu tƣ khiến việc cho vay và giải ngân của ngân hàng cũng thuận lợi hơn Bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của (Shen và cộng sự, 2001; Goddard và cộng sự, 2004; Shen và cộng sự, 2009)
Thứ bảy, biến INF có tác động dương đến ROE Kết quả này ủng hộ giả thuyết H7, nghĩa là tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Khi lạm phát được dự đoán trước, các ngân hàng có đủ khả năng để thay đổi lãi suất biên bằng cách tính vào phần bù lãi suất cho vay, nhằm bù đắp các khoản lỗ của danh mục cho vay trong tương lai Điều này giúp ngân hàng đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn chi phí bỏ ra Bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của lạm phát đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của trước (Shen và cộng sự, 2009)
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu hầu hết phù hợp với các kỳ vọng đã đ t ra Trong đó, luận văn đã tìm ra đƣợc bằng chứng cho thấy Tỷ lệ cho vay, quy mô ngân hàng, Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động; các yếu tố Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động; ngoài ra, Tỷ lệ thanh khoản không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Những kết quả đạt được là cơ sở để tác giả xây dựng các hàm ý quản trị được trình bày ở chương 5
Ngành ngân hàng đƣợc xem là một trong những lĩnh vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy các hoạt động trong ngành này thường được chính phủ các nước đ c biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận đƣợc sự giám sát ch t chẽ nhất trong nền kinh tế, đ c biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Trong đó, chương 4 đã trình bày tình hình hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng chung và của các NHTM nói riêng, đồng thời, trình bày kết quả phân tích dữ liệu thông qua các chỉ tiêu trong BCTC của 18 ngân hàng thương mại tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã giúp luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đ t ra.
KET LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ
Kết luận
Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình GLS để xem xét tác động của quản lý tín dụng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Với số lƣợng mẫu nghiên cứu gồm 18 NHTM, tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đ t ra
Nhằm trả lời cho câu hỏi thứ nhất, luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam, bao gồm Tỷ lệ cho vay, Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng, trong đó, yếu tố Tỷ lệ cho vay, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và Tỷ lệ thanh khoản và quy mô thuộc các yếu tố nội tại của ngân hàng; trong khi đó, Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát thuộc các yếu tố vĩ mô
Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ cho vay, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động; các yếu tố Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động; ngoài ra, Tỷ lệ thanh khoản không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Những kết quả này đã bổ sung bằng chứng về các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam cùng với các nghiên cứu trước, đồng thời cũng góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Từ các kết quả đã đạt đƣợc, tác giả đề xuất một số hàm ý quản lý nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từ góc độ quản lý tín dụng và chính sách tín dụng trong thời gian tới để từ đó, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba.
Một số hàm ý quản lý
Nhận rõ cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, bằng kinh nghiệm thực tiễn và bài học từ quá khứ, các NHTM Việt Nam đã thực hiện tái cấu trúc đồng bộ trên mọi phương diện, từ mô hình tổ chức, con người, hệ thống cơ chế chính sách, công tác quản trị điều hành, hệ thống công nghệ thông tin hướng tới thông lệ, chuẩn mực và hội nhập tích cực với quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện và đ c thù của Việt Nam Kết quả phân tích tác động của quản lý tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn g p nhiều khó khăn thử thách, nhất là trong công tác quản lý tín dụng Chính vậy, để tạo động lực cho các ngân hàng ở Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh cần có sự cải tiến từ phía các ngân hàng thương mại và sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Từ kết quả nghiên cứu và thực tế hoạt động của các ngân hàng, tác giả đƣa ra các hàm ý quản trị sau:
5.2.1 Về phía các Ngân hàng thương mại
Thứ nhâ´t´ , kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay có xu hướng tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lƣợc ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tƣ kịp thời các dự án có hiệu quả Việc đẩy mạnh công tác cho vay có thể giúp các ngân hàng nâng cao lợi nhuận, tuy nhiên, các ngân hàng cần tránh các cuộc chạy đua lãi suất để tăng nguồn vốn huy động, đồng thời, nên cân đối khoản lợi nhuận có đƣợc vào việc tăng vốn, cải thiện sức mạnh nội tại của ngân hàng mình lên để tăng cường khả năng chống lại các cú sốc trong quá trình hoạt động
Thứ hai, kết quả nghiên cứu còn cho thấy kiểm soát rủi ro tín dụng có tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đều đó cho thấy, ngân hàng nhà nước cần có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng cung cấp báo cáo tài chính không trung thực với tình hình nợ xấu Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, các ngân hàng cần phải nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn để trích lập dự phòng theo đúng quy mô và tính chất của nợ xấu từ đó giảm thiểu đƣợc rủi ro có thể xảy ra
Thứ ba, cần kiểm soát một cách có hiệu quả tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các ngân hàng Điều này dễ nhận thấy đƣợc bởi vì chỉ khi các tài sản đều có khả năng thanh khoản cao thì mới giúp cho ngân hàng có thể đảm bảo tính thanh khoản Nếu làm đƣợc nhƣ vậy ngân hàng tạo ra đƣợc khả năng bảo toàn vốn trong khủng hoảng cũng nhƣ nâng cao uy tín cho chính ngân hàng mình Ngoài ra, các ngân hàng cần cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp, cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn Đồng thời, thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng, và cần phải tiến hành duy trì tỷ lệ dự trữ an toàn Ngân hàng cần thực hiện việc quản lý rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản một cách chuyên nghiệp bằng cách chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm soát các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra
Thứ tư, tăng quy mô và sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu Quy mô vốn chủ sở hữu là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự lớn mạnh của ngân hàng Các ngân hàng cần có chiến lƣợc tăng tài sản cũng nhƣ vốn điều lệ một cách rõ ràng, cụ thể nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận Việc tăng vốn chủ sở hữu cũng là yêu cầu thường xuyên từ chính các ngân hàng và từ cơ quan quản lý do đ c thù của ngành Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thì sẽ có điều kiện tăng tài sản, đầu tƣ công nghệ và mở rộng chí nhánh, tiếp cận khách hàng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngoài ra, các ngân hàng cần cân đối giữa nguồn vốn tự có, đồng thời xem xét mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, quản lý tốt các khoản cho vay để tránh phát sinh mới và xử lý có hiệu quả nợ xấu để thu hồi vốn cho ngân hàng bằng một số biện pháp nhƣ phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có tiềm năng tài chính và thiện chí trả nợ, sử dụng có hiệu quả nguồn dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để hạn chế phát sinh thêm nợ xấu
Các ngân hàng phải cân nhắc việc áp dụng các chính sách quản trị nhằm tăng lợi nhuận Việc tăng lợi nhuận của ngân hàng còn tùy thuộc vào tình hình thực tế tăng trưởng kinh tế và lạm phát Nếu thị trường đang trong chu kỳ tăng trưởng thì ngân hàng có thể mở rộng cho vay để tìm kiếm lợi nhuận và chấp nhận mức độ an toàn vốn ở mức thấp hơn Tuy nhiên, nếu thị trường đang trong thời kỳ suy thoái ho c giảm phát, các nhà quản trị nên siết ch t chính sách tín dụng nhằm tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra
5.2.2 Về phía các cơ quan quản lý
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng hiện chiếm tỷ trọng 70% trong cơ cấu rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Con số này cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế (chỉ có 52%) Điều này cho thấy một thực trạng là hiện nay việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế
Sở dĩ có hiện tượng này là do cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng thương mại chƣa vững chắc, phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ Để gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đòi hỏi phải các cơ quan quản lý nhà nước nhất là Ngân hàng Nhà nước phải có những định hướng và giải pháp đồng bộ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời bản thân các ngân hàng thương mại cũng phải phát huy nội lực, tích cực cơ cấu và đổi mới hoạt động của ngân hàng mình theo hướng chuẩn hóa quốc tế
Nhà nước và Ngân hàng trung ương cần định hướng phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, đáp ứng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lƣợng công nghệ cao Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng trên các m t về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ đƣợc các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán) Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc; hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ nhằm tạo điều kiện huy động vốn và giải ngân của các ngân hàng, tránh tình trạng nợ xấu, tài sản có rủi ro nhiều và việc kiểm soát tín dụng trở nên hiệu quả hơn
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Đồng thời, qua đó đƣa luật trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh Tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết theo yêu cầu thực hiện Hiệp định và các cam kết quốc tế, chẳng hạn nhƣ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản có; quản trị vốn; kiểm tra nội bộ; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM đã đƣợc tiến hành rộng rãi trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam ở các phạm vi khác nhau Luận văn của tác giả đƣợc thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019 vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ:
- Mẫu dữ liệu đƣợc thu thập trong giai đoạn 2010 – 2019 là khá ngắn so với các nước đang phát triển và chỉ mới sử dụng thang đo là ROE để đo lường hiệu quả hoạt động Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khác như ROA, NIM để so sánh ảnh hưởng của quản lý tín dụng đến hoạt động của ngân hàng
- Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa xem xét tác động này giữa các nhóm ngân hàng lớn, vừa và nhỏ và chƣa đánh giá tính tương đồng của kết quả nghiên cứu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực và các quốc gia phát triển ngoài khu vực để gia tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu Tác giả kỳ vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo để khắc phục những hạn chế của nghiên cứu này
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện nhƣ hiện nay, các NHTM Việt Nam cần tích cực tận dụng tối đa cơ hội, chủ động kiểm soát những thách thức góp phần đƣa hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả, vững mạnh và nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hiệu quả hoạt động, chương 5 đã trình bày một số hàm ý quản lý xoay quanh các nhân tố bên trong ngân hàng Tác giả hy vọng những kiến nghị giải pháp đƣợc đề xuất sẽ giúp các NHTM Việt Nam cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động