1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau MA ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels

183 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels
Tác giả Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Lữ, TS. Hoàng Việt Trung
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 873,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A (20)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (20)
      • 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại (20)
      • 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng thương mại (25)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại sau M&A (29)
      • 1.2.1. Tổng quan về M&A trong hoạt động ngân hàng (29)
      • 1.2.2. Ngân hàng thương mại sau M&A (33)
    • 1.3. Cơ sở lý luận về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A. .30 1. Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A (42)
      • 1.3.2. Nội dung năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại (44)
      • 1.3.3. Đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A theo các tiêu chí CAMELS (46)
      • 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại (56)
    • 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam . 51 1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới (63)
      • 1.4.2. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam (75)
    • 2.1. Tổng quan về tình hình M&A của Ngân hàng thương mại Việt Nam (79)
      • 2.1.1. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2003) (79)
      • 2.1.2. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2004-2010) (80)
      • 2.1.3. Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011-2015) (85)
      • 2.1.4. Tình hình M&A của NHTM giai đoạn 2 tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (2016-2020) (91)
    • 2.2. Thực trạng năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí CAMELS (93)
      • 2.2.1. Mức độ an toàn vốn - C (Capital Adequacy) (95)
      • 2.2.2. Chất lượng tài sản - A (Assets quality) (100)
      • 2.2.3. Năng lực quản lý - M (Management) (106)
      • 2.2.4. Khả năng sinh lời - E (Earnings) (109)
      • 2.2.5. Khả năng thanh khoản - L (Liquidity) (114)
    • 2.3. Nhận xét về năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (117)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (117)
      • 2.3.2. Những hạn chế (119)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế (122)
  • CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM SAU M&A Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS BẰNG MÔ HÌNH HỒI (79)
    • 3.1. Phương pháp đánh giá (125)
      • 3.1.1. Khái quát về mô hình hồi quy nhị phân Logistic (125)
      • 3.1.2. Biến phụ thuộc (127)
    • 3.2. Phân tích kết quả (129)
      • 3.2.1. Đặc điểm dữ liệu phân tích (129)
      • 3.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu (130)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A Ở VIỆT NAM (125)
    • 4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam (140)
      • 4.1.1. Định hướng nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam (140)
      • 4.1.2. Quan điểm nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt (142)
    • 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam (144)
      • 4.2.1. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nâng cao hệ số an toàn vốn (144)
      • 4.2.2. Nâng cao năng lực quản lý (148)
      • 4.2.3. Tăng cường khả năng thanh khoản (151)
      • 4.2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng (152)
      • 4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (155)
      • 4.2.6. Mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng (158)
      • 4.2.7. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Ngân hàng (159)
    • 4.3. Một số kiến nghị (160)
      • 4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (160)
      • 4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước (162)
    • 4.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (163)
  • KẾT LUẬN (166)
  • PHỤ LỤC (181)

Nội dung

NGUYỄN THỊ VÂN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI 2022 ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ[.]

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SAU M&A

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại

Chủ đề về năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại là chủ đề đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, trong đó đã có nhiều công trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp Dupont, DEA, Capm, Probit, Logistic… để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại có đảm bảo tiêu chuẩn Camels hay Basel hay không. Để tập trung vào những nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan như:

R Alton Gilbert và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Mỹ theo tiêu chuẩn CAMEL so với tiêu chuẩn SEER của các NHTM ở Mỹ trong giai đoạn 1990 -1998 Nghiên cứu của nhóm tác giả đã sử dụng mô hình nhị phân Probit để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Mỹ theo bộ 5 tiêu chí C, A, M, E, L dựa trên các chỉ tiêu tài chính như quy mô vốn, đòn bảy tài chính, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản Michelle L Barnesa và Jose A.Lopez (2005) đã sử dụng phương pháp CAPM (Capital Asset Pricing Model) để nghiên cứu về chi phí vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, hệ thống thanh toán có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng ở Pháp giai đoạn 1990-2003 Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí vốn càng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tài chính của các ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao cho thấy ngân hàng kinh doanh hiệu quả, đồng thời làm cho khả năng tài chính của ngân hàng đó sẽ tốt hơn, hệ thống thanh toán của một ngân hàng mà tốt sẽ thu hút được nhiều người thực hiện dịch vụ và từ đó làm tăng lợi nhuận ngoài cận biên Frank Heid với công trình “The cyclical effects of the

Basel II capital requirements ” đã nghiên cứu về những tác động mang tính chu kỳ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo các nguyên tắc của Basel II, trong đó tác giả sử dụng tiêu chuẩn của Basel II để đo lường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng ở Na Uy trong giai đoạn 1998-2002 Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn kinh doanh (tổng tài sản) cũng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng (Frank Heid, 2007).

Bên cạnh đó, John Tatom (2011) đã nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các ngân hàng thương mại Trong đó nguyên nhân chủ yếu là năng lực tài chính của các ngân hàng này Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L, từ đó tác giả tiến hành hồi quy theo Proxy để xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bị chi phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2003-2007 Alli Nathan và Edwin Neave (1992) đã áp dụng phương pháp biến ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả hoạt động các ngân hàng Canada trong thời kỳ 1983- 1987 Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng và cách tiếp cận trung gian để ước tính hàm chi phí. Trong đó, tác giả đã sử dụng các biến về tài chính như: lao động, vốn, và các quỹ, cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn… theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, còn đối với cách tiếp cận trung gian các tác giả sử dụng các biến là: cho vay thương mại, công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư Các kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn không có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng nhỏ điều này cũng tương đồng đối với nghiên cứu ở Mỹ đó là tính kinh tế nhờ quy mô đều quan sát thấy ở các ngân hàng nhỏ và lớn Trong nghiên cứu về phá sản ngân hàng tại thị trường Indonesia, Judijanto và Khmaladze (2003) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để phân tích xác suất phá sản ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu đo lường năng lực tài chính của ngân hàng Mười hai chỉ tiêu từ 32 chỉ tiêu tài chính đã được sử dụng để phân tích bao gồm: hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi (lợi nhuận trước thuế/chi phí nhân viên, Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận/tài sản sinh lợi, lợi nhuận biên); an toàn vốn (vốn chủ sở hữu/tài sản sinh lợi, vốn chủ sở hữu/cho vay); chênh lệch lãi suất (lãi cận biên, thu nhập từ cho vay/chi phí lãi vay); tín dụng (bình quân lợi nhuận và chi phí của nguồn vốn); tính thanh khoản (tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi); tiền gửi công ty thành viên/cho vay, chất lượng tài sản sinh lợi (dự phòng rủi ro/cho vay) Mẫu nghiên cứu bao gồm 213 ngân hàng mại trong giai đoạn 1994-1996 đã được tổng hợp và chia thành các nhóm tùy thuộc vào tình hình tài chính của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản đỗ vỡ của ngân hàng là do sự yếu kém của năng lực tài chính bị chi phối bởi các chỉ tiêu về an toàn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản Podviezko và Ginevičius (2010) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình tài chính và đo lường độ ổn định của ngân hàng Các tác giả đã sử dụng 10 chỉ tiêu tài chính theo tiêu chuẩn CAMELS để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng tại Lithuania CAMELS bao gồm các yếu tố: (i) Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy); (ii) Chất lượng tài sản (Asset quality); (iii) Quản trị (Management); (iv) Khả năng sinh lợi (Earnings); (v) Tính thanh khoản (Liquidity); (vi) Độ nhạy của ngân hàng với rủi ro của thị trường (Sensitivity to market risks) Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra bộ tiêu chí về tài chính để đánh giá mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng trong nước nhằm phục vụ cho khách hàng gửi tiền Podviezko và Ginevičius (2011) nhận định cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm gia tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng Kế thừa nghiên cứu các đánh giá ngân hàng trước đó, nhóm tác giả đã phát triển quy trình phân tích đánh giá NHTM Theo đó, bước lựa chọn chỉ tiêu được xem là bước khởi đầu và là bước quan trọng nhất Nhóm tác giả đã chọn lựa 10 chỉ tiêu theo hệ thống tiêu chuẩn CAMELS và từ kết quả đạt được, kết luận yếu tố định lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đo lường sự ổn định và rủi ro của ngân hàng Gupta và Aggarwal (2012) đã dùng 12 chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hoạt động của các ngân hàng tại Ấn Độ trước và sau khi gia nhập WTO, đặc biệt thời điểm Ấn Độ phải mở cửa ngành ngân hàng vào năm 2005 Nghiên cứu của tác giả không sử dụng phương pháp phân tích nào cụ thể mà chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu tài chính tập trung vào đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng như: cơ cấu vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản Nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã có những tác động tích cực Trong cách đánh giá tình hình tài chính cho từng ngân hàng, Lee và cộng sự (2012) đề xuất các chỉ tiêu tài chính trong phân tích định lượng Các chỉ tiêu được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên: tỷ số về lãi suất (6 chỉ tiêu), chỉ tiêu lợi nhuận (14 chỉ tiêu), cấu trúc vốn (7 chỉ tiêu), chất lượng tín dụng (11 chỉ tiêu), tính thanh khoản (5 chỉ tiêu) Cấu trúc này dựa trên hệ thống tiêu chuẩn CAMELS nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung từ các thông tin trong phương pháp xếp hạng của Fitch trong đánh giá phân tích các định chế tài chính và đặc biệt là hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, Nguyễn Việt Hùng (2008) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động củaNgân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005, trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng các tiêu chí Camel để đo lường năng lực tài chính của NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu tài chính Sau đó hồi quy Tobit để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu,… có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn đó Phan Thị Hằng Nga (2013) đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá năng lực tài chính của 28 Ngân hàng thương mại Việt Nam theo tiêu chuẩn Camel trong giai đoạn 2003-2012, tác giả đã sử dụng mô hình Probit để kiểm định 13 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: Quy mô vốn vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có; Nợ xấu/ Tổng dư nợ (noxau_duno); ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi, tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu “Áp dụng mô hình Camel trong phân tích tài chính tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của Hoàng Văn Thắng đã tập trung nghiên cứu về năng lực tài chính của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong thông qua sử dụng hệ thống các chỉ tiêu Camel để phân tích dưới dạng thống kê mô tả các số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được trong giai đoạn 2003 -2008, bao gồm: Tỷ lệ vốn cấp 1/Tổng tài sản có rủi ro, Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản, Vốn tự có /Tài sản Có rủi ro - CAR, Tỷ lệ BIS (Vốn tự có /Tài sản Có rủi ro), Hệ số đòn bẩy tài chính (Tông nợ phải trả / vốn chủ sở hữu), Hệ số tạo vốn nội bộ (Lợi nhuận không chia

/vốn cấp 1), Nợ xấu /Tổng dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/Nợ xấu, Tỷ lệ chi phí dự phòng (Dự phòng tổn thất nợ /Dư nợ bình quân), Khả năng bù đắp nợ xấu (Dự phòng tổn thất nợ /Nợ xấu (NPLs)), ROA, ROE, Thu nhập ngoài lãi /Tổng tài sản, Lãi cận biên ròng, Thu nhập lãi ròng/Tổng thu nhập hoạt động, Chí phí hoạt động/Tổng tài sản… (Hoàng Văn Thắng, 2009).

Còn các nghiên cứu khác về đánh giá năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại như: nghiên cứu của Lê Thị Hương về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam”, hay nghiên cứu của Lê Dân về “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam” tuy đã có phần nào tiếp cận theo cách thức phân tích định lượng nhưng vẫn chỉ dừng lại chủ yếu ở các chỉ tiêu mang tính chất thống kê, hoặc nghiên cứu củaPhạm Thanh Bình với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích định tính Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Anh ước lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam có áp dụng phương pháp hàm biến ngẫu nhiên và ước lượng dưới dạng hàm chi phí Cobb- Douglas, tuy nhiên hạn chế cơ bản của nghiên cứu đó là việc chỉ định dạng hàm (Lê Thị

Hương, 2002); (Lê Dân, 2004); (Phạm Thanh Bình, 2005); (Nguyễn Thị Việt Anh, 2004).

Nhận xét: Tóm lược các hướng nghiên cứu chính của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất, các tác giả khi phân tích hiệu quả hoạt động hay năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có đề cập đến phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng nhưng không đi sâu đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau khi thực hiện M&A theo các tiêu chí Camels.

Hướng nghiên cứu thứ hai, có nghiên cứu sử dụng các phương pháp DEA,

Capm để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Tuy nhiên, nghiên cứu không đi sâu đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại sau khi thực hiện M&A theo các tiêu chí Camels.

Hướng nghiên cứu thứ ba, các tác giả tập trung phân tích năng lực tài chính của ngân hàng thương mại theo một số chỉ tiêu tài chính của tiêu chuẩn Camels dưới dạng thống kê mô tả các số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được Tuy nhiên, nghiên cứu không đi sâu đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau khi thực hiện M&A.

Hướng nghiên cứu thứ tư, các tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại theo một số chỉ tiêu của tiêu chuẩn Camel dưới dạng sử dụng các mô hình hồi quy Tobit, Probit hay Proxy để kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến năng lực tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, các chỉ tiêu tác giả sử dụng chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn Camels và nghiên cứu cũng chỉ tập trung ở các ngân hàng thương mại nói chung chứ không đi sâu đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau khi thực hiện M&A.

Như vậy, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên cho thấy: hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích, đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại nói chung bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và dựa theo tiêu chuẩn Camels hay Basel 2 nhưng chưa đi sâu phân tích, đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau khi thực hiện M&A.

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng thương mại

Hoạt động M&A của ngân hàng thương mại đã phát triển sâu rộng trên thế giới, nhưng hoạt động này mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam sau đề án tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 của Chính Phủ.

Do vậy các công trình trên thế giới về vấn đề này khá phong phú và đa dạng, còn ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế bởi các công trình nghiên cứu về M&A Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng thương mại theo các cách thức khác nhau như sau:

Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại sau M&A

1.2.1 Tổng quan về M&A trong hoạt động ngân hàng

Theo Damodaran Aswath thì “Sáp nhập được hiểu là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty, doanh nghiệp thành một đơn vị công ty Điều đó có nghĩa là một đơn vị tồn tại và các đơn vị khác mất sự tồn tại của công ty, đơn vị tồn tại sẽ sở hữu các tài sản cũng như trách nhiệm của các công ty bị sáp nhập” (Damodaran Aswath 1997).

Theo Mallikajiunappa, T.và P.Nayak thì “Mua lại là một hành động kiểm soát hiệu quả của một công ty đối với tài sản (mua tài sản, mua cổ phiếu, giành quyền kiểm soát thông qua hội đồng quản trị) của một công ty khác mà không cần sự kết hợp hay thống nhất về mặt tổ chức” (Mallikajiunappa, T.và P.Nayak 2007).

Theo Kishore và Ravi M thì “Sáp nhập được cho là xảy ra khi hai hay nhiều công ty kết hợp thành một công ty và chỉ có một công ty tồn tại Khi các cổ đông của hai hay nhiều công ty quyết định dành nguồn lực dưới một tổ chức bao trùm thì được gọi là sáp nhập, còn nếu như kết quả của một thương vụ sáp nhập mà một công ty mới được hình thành và tồn tại thì được gọi là hợp nhất” (Kishore & Ravi M, 2009).

Theo Ransariya, Shailesh N thì “Sáp nhập là từ được viết tắt bởi các chữ cấu tạo nên bản thân từ Merger đó là: M - Mixing (pha trộn), E - Entity (thực thể, chủ thể), R- Recourse for (nguồn lực cho), G- Growth (tăng trưởng), E- Enrichment (làm giàu thêm), R-Renovation (đổi mới) Còn một vụ mua lại có thể được định nghĩa như là một hành động có được sự kiểm soát hiệu quả của một công ty đối với tài sản của một công ty khác mà không cần bất kỳ sự kết hợp của các công ty nào khác Và như vậy, thì trong trường hợp mua lại, hai hoặc nhiều công ty có thể vẫn còn độc lập, riêng biệt trong tính pháp lý về thực thể, nhưng có một sự thay đổi trong kiểm soát của công ty” (Ransariya & Shailesh N 2010).

Theo Nguyễn Thị Diệu Chi thì “Sáp nhập là hai hay một số doanh nghiệp cùng thỏa thuận với nhau nhằm chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu để hình thành nên một doanh nghiệp mới với tên gọi mới và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ. Còn mua lại chỉ một doanh nghiệp thực hiện việc mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác và không hình thành nên một pháp nhân mới Mua lại xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại giành dược quyền kiểm soát cổ phiếu và quyền kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu Mua lại thường xảy ra ở các thương vụ mang tính chất thù dịch, thâu tóm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tổ chức” (Nguyễn Thị Diệu Chi, 2014).

Trong từ điển Oxford, Sáp nhập (Mergers) là sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn Sáp nhập thường do sự tự nguyện của các bên tham gia Còn mua lại (Acquisitions) là việc một công ty mua lại một công ty khác.Thông thường một công ty lớn hơn sẽ mua lại công ty nhỏ hơn (Truy cập Website 2017).

Tóm lại, theo cách hiểu thông lệ quốc tế thì M&A được hiểu như sau:

Sáp nhập (Merger): là hoạt động xảy ra khi hai hay nhiều công ty có cùng quy mô đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới hơn mà vẫn duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần Các công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động và chứng khoán của các công ty này sẽ được xóa bỏ và công ty mới sẽ tiến hành phát hành chứng khoán thay thế.

Mua lại (Acquisition): là hoạt động thông quá đó các công ty tìm kiếm lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua lại công ty mục tiêu, không có sự thay đổi vè chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành một công ty mới Dưới góc độ pháp lý thì công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động nhưng chứng khoán vẫn tiếp tục được giao dịch, còn công ty thâu tóm sẽ có quyền kiểm soát quản lý và quyết định hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu và chứng khoán của công ty thâu tóm vẫn tiếp tục được giao dịch bình thường. Ở Việt Nam, xét về phương diện pháp lý thì cách hiểu về mua lại và sáp nhập được thể hiện trong hai bộ luật: Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 Cụ thể: trong Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 3 tháng

12 năm 2004, điều 17 có ghi “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (Quốc hội 2004) Còn trong Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, điều 195 có ghi

“Sáp nhập doanh nghiệp (hợp nhất doanh nghiệp) là hai hay một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”, nhưng trong Luật doanh nghiệp 2014 lại không có quy định về mua lại doanh nghiệp (Quốc hội 2014).

Sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại:

Mặc dù thường được dùng chung với nhau trong một thuật ngữ M&A, nhưng sáp nhập và mua lại có sự khác nhau Khi một công ty thâu tóm một công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới thì đó là sự mua lại Về khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, còn cổ phiếu công ty mua lại tiếp tục được giao dịch Còn sáp nhập xảy ra khi hai công ty, thường có quy mô tương đương nhau, thỏa thuận để cùng trở thành một công ty mới duy nhất Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngưng giao dịch và thay vào đó là cổ phiếu của công ty mới.

Trong hoạt động M&A có 2 chủ thể tham gia:

- Công ty thu mua (Acquiring company): là công ty tìm mua một công ty khác.

- Công ty mục tiêu (Target company): là công ty bị sáp nhập hay mua lại.

1.2.1.2 Phân loại M&A a Phân loại Sáp nhập:

- Căn cứ vào khái niệm của sáp nhập thì bao gồm 2 loại:

Sáp nhập thông thường: tức là trường hợp xảy ra khi tên của doanh nghiệp sau khi thực hiện sáp nhập trùng với tên của doanh nghiệp trước khi tiến hành xong thương vụ sáp nhập.

Sáp nhập đặc biệt: tức là trường hợp xảy ra khi tên của doanh nghiệp sau khi thực hiện sáp nhập không trùng với tên của bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi tiến hành xong thương vụ sáp nhập.

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa các bên tham gia sáp nhập thì bao gồm 3 loại (Lưu Minh Đức, 2008):

Sáp nhập theo chiều ngang: là sự sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty cạnh tranh trực tiếp về cùng lĩnh vực kinh doanh trong đó công ty bị sáp nhập là đối thủ cạnh tranh trước đây Kết quả từ sự sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần Do vậy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì họ không những làm giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại Đa số các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra trong các ngành ôtô, dược, viễn thông, dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…

Sáp nhập theo chiều dọc: là sự sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty nằm ở những giai đoạn khác nhau của một quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ hay là khách hàng của nhau Các công ty sáp nhập theo chiều dọc có quan hệ người mua- người bán với nhau Một công ty có thể sáp nhập với một công ty là nhà cung cấp của nó, gọi là sáp nhập lùi, hoặc một công ty có quan hệ thân cận trong hệ thống phân phối sản phẩm đến nguời tiêu dùng, gọi là sáp nhập tiến.

Cơ sở lý luận về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A .30 1 Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A

1.3.1 Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A

Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế (Đinh Xuân Hạng và Phạm Ngọc Dũng, 2011) Do vậy, năng lực tài chính có thể hiểu là nguồn lực tài chính, là khả năng sử dụng các nguồn lực đó giúp cho tổ chức có thể theo đuổi được mục tiêu và thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình Năng lực tài chính là nhân tố nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động của NHTM và là một trong những nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM, cụ thể:

- Năng lực tài chính là một tiêu chí đánh giá, phản ánh khả năng ứng phó của Ngân hàng trước rủi ro có thể xảy ra Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán của NHTM Thật vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Vốn chủ sở hữu chính là yếu tố bù đắp các tổn thất tài chính có thể xảy ra Nếu một NHTM có quy mô Vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không cao thì khi có rủi ro tín dụng xảy ra, gây tổn thất về mặt tài chính sẽ khiến NHTM đó khó khăn trong công tác khắc phục các tổn thất tài chính.

- Năng lực tài chính thể hiện phần nào hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hay năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu quy mô và chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời của Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh đồng thời tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn và tài sản, có nghĩa là phần nào phản ánh về khả năng mở rộng tín dụng, mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng; đồng thời phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và tình trạng đảm bảo tiền vay Các chỉ tiêu này cho biết mức độ gia tăng rủi ro của ngân hàng giữa các năm khi so sánh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giữa các năm Qua phân tích chỉ tiêu quy mô và chất lượng tài sản ta có thể thấy được nếu như quy mô nguồn vốn và tài sản tăng tức ngân hàng đang mở rộng hoạt động kinh doanh mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng với mức thấp hơn thập chí giảm thì cho thấy năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Cũng đã có nhiều khái niệm khác nhau về “Năng lực tài chính của NHTM”. Trần Đại Bằng cho rằng “Năng lực tài chính của NHTM khác với năng lực tài chính của doanh nghiệp, bởi vì năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp; là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Còn năng lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng; thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, nguồn vốn và khả năng sinh lời… đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng” (Trần Đại Bằng, 2017) Theo Phan Thị Hằng Nga

(2013, tr.38) thì “Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tài chính để Ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách hiệu quả Năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển có tính dài hạn bền vững của ngân hàng” Còn theo Lã Thị Lâm (2015, tr.28) thì “Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra của NHTM”. Đối với các NHTM được hình thành sau khi hoạt động M&A ngân hàng diễn ra thì năng lực tài chính cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Các NHTM sau M&A có năng lực tài chính tốt phải là những NHTM luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; có khả năng cung cấp tín dụng hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế NHTM đó luôn đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong nước và thế giới. Không những thế, các NHTM sau M&A còn phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình một cách an toàn, không xảy ra bất cứ rủi ro nào dẫn tới việc phải tiến hành hoạt động M&A một lần nữa.

Từ những phân tích trên, tác giả luận án cho rằng “Năng lực tài chính của

NHTM sau M&A là khả năng tài chính để ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận ổn định và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trước đây cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng; để Ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, có hiệu quả, đồng thời khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường”.

1.3.2 Nội dung năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại

Thứ nhất, năng lực tài chính NHTM thể hiện khả năng tạo lập nguồn vốn của

NHTM: Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng Xét một cách chi tiết, khả năng tạo lập nguồn vốn của NHTM trước tiên thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu ngân hàng, đây là nguồn vốn thể hiện sức mạnh cũng như khả năng chống đỡ rủi ro của một ngân hàng Với các NHTM sau M&A, nguồn vốn này có thể được tạo lập từ nội bộ trên cơ sở trích lập lợi nhuận ròng hoạt động của NHTM hay tạo lập từ bên ngoài thông qua vốn góp của các cổ đông Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tạo lập nguồn vốn của NHTM còn thể hiện ở quy mô vốn huy động mà ngân hàng thu nhận được Bằng mạng lưới và các biện pháp thích hợp, NHTM huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi chủ thể trong nền kinh tế để hình thành lên quỹ sử dụng vốn của mình Mục tiêu của mỗi NHTM là huy động vốn đáp ứng đủ nhu cầu dự trữ, cho vay và đầu tư với một chi phí hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu an toàn và tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, năng lực tài chính của NHTM còn thể hiện ở khả năng “sử dụng vốn” của NHTM: Nếu nguồn vốn mà NHTM tạo lập được thể hiện yếu tố “tiền đề” cho hoạt động của ngân hàng thì khả năng sử dụng vốn lại được coi là yếu tố “quyết định” đến kết quả hoạt động của một NHTM NHTM có thể sử dụng vốn tạo lập được để cho vay, đầu tư hay hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm gia tăng chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp Cơ cấu nắm giữ tài sản có của NHTM tùy thuộc vào mục tiêu sinh lời, an toàn thanh khoản cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng Khả năng sử dụng vốn của NHTM trước tiên thể hiện ở quy mô các khoản cho vay, thông thường các khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có của ngân hàng Tuy nhiên, do đặc điểm cho vay có tính rủi ro cao, nên xu hướng chuyển dịch phổ biến hiện nay là giảm tỷ trọng khoản mục cho vay trong cơ cấu tài sản có của NHTM Không chỉ thể hiện ở quy mô cho vay, khả năng sử dụng vốn của NHTM còn thể hiện ở chất lượng các khoản vay, đây là một trong những đòi hỏi khó nhất đối với “nghệ thuật” quản lý của NHTM, từ xác định thị trường khách hàng mục tiêu, đến khả năng thẩm định, giám sát sử dụng tiền vay là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay Với yêu cầu phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, NHTM sử dụng một phần vốn tạo lập được để thực hiện các hoạt động đầu tư Khả năng sử dụng vốn cho mục đích này thể hiện ở hiệu quả từ các khoản đầu tư mang lại và việc chấp hành quy định pháp luật cũng như giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Thứ ba, năng lực tài chính thể hiện khả năng thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của NHTM: Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, vừa là yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM Lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán cũng như khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường Chính vì vậy, năng lực tài chính thể hiện khả năng mà NHTM thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của mình.

Thứ tư, năng lực tài chính của NHTM còn bao hàm khả năng an toàn tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại: Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dựa trên chữ “tín”, nên an toàn tài chính là điều kiện sống còn của một NHTM Khả năng tạo lập và sử dụng vốn thể hiện mức độ an toàn hoạt động của một NHTM Nếu ngân hàng thực hiện tốt khả năng tạo lập và sử dụng vốn thì độ an toàn của NHTM đó sẽ được đảm bảo và ngược lại Mặt khác, do tính chất kinh doanh đặc biệt nên hoạt động ngân hàng có tính phản ứng “dây chuyền”, vì vậy an toàn hoạt động ngân hàng có tính hệ thống Do đó, khi nói đến năng lực tài chính của NHTM, nó hàm chứa cả mức độ đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng Đây cũng chính là điểm thể hiện sự khác biệt giữa nội dung năng lực tài chính của NHTM so với các doanh nghiệp khác.

Thứ năm, năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM đó: Khi đánh giá năng lực tài chính của một NHTM, người ta thường xem xét trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định Tuy nhiên, năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh tài chính của NHTM hiện tại, bởi lẽ ở góc độ nguồn lực, năng lực tài chính được coi là “bàn đạp” để các NHTM mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của mình trong tương lai.

1.3.3 Đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại sau M&A theo các tiêu chí CAMELS

Năng lực tài chính của một NHTM nói chung chính là khả năng tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận ổn định và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trước đây hoặc cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng; hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và khẳng định được vị thế trên thương trường Đặc biệt là các ngân hàng thương mại sau M&A muốn duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả và tạo ra được lợi nhuận ổn định sau khi thực hiện hoạt động M&A thì càng phải cần chú trọng tới việc nâng cao khả năng tài chính của mình Hơn nữa, vì hoạt động của các NHTM sau M&A cũng bao gồm: Huy động vốn, tín dụng, đầu tư, hoạt động thanh toán nên năng lực tài chính của NHTM sau M&A sẽ được thể hiện ở hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các mặt hoạt động trên Việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTM sau M&A cũng giống như đánh giá năng lực tài chính của các NHTM nói chung, bởi NHTM sau M&A là trường hợp đặc biệt nằm trong đối tượng NHTM thông thường.

Do đó các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM nói chung cũng được dùng như là hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM sau M&A.

Mặt khác, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM sau M&A là:

(i) Phải phản ánh đúng bản chất của khái niệm năng lực tài chính của NHTM sau M&A là khả năng về tài chính để giúp các NHTM sau khi thực hiện hoạt động M&A hoạt động kinh doanh một cách an toàn, có hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn theo hướng phát triển bền vững;

(ii) Phải thể hiện được mục đích của việc đánh giá là xác định đúng năng lực tài chính và vị thế so sánh của một NHTM sau M&A so với các NHTM khác trên thị trường tài chính trong và ngoài nước;

Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 51 1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM muốn đứng vững được trên thị trường để có thể phát triển bền vững thì khả năng tài chính phải vững mạnh Năng lực tài chính được coi là một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo sức cạnh tranh cho các NHTM trong quá trình hội nhập Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính luôn là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các NHTM nói chung mà còn đối với các NHTM sau khi thực hiện hoạt động M&A nói riêng Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Đông Nam Á thì năng lực tài chính của các NHTM Đông Nam Á kể cả Trung Quốc và Nhật Bản đã bộc lộ những yếu kém như: tỷ lệ nợ quá hạn cao, tỷ lệ an toàn vốn thấp, xuất hiện ngày một gia tăng tình trạng nợ xấu… và các NHTM Việt Nam cũng không ngoại trừ Mặc dù NHNN đã có đề án tái cơ cấu các NHTM và tiến hành thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng kịp thời nhưng cho đến nay, năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh có thể cạnh tranh được với các NHTM trên thế giới Trong những năm qua, việc nâng cao năng lực tài chính đã trở thành một trào lưu không chỉ diễn ra đối với các NHTM ở các nước đang phát triển mà ở cả các nước phát triển Đây chính là những bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam đặc biệt là các NHTM sau M&A trong quá trình thực hiện việc nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng mình.

1.4.1.1 Kinh nghiệm từ nước Mỹ

Năm 2006 tình trạng “Bong bóng bất động sản” đã xuất hiện ở Mỹ và đến năm 2008 thì tình trạng này đã bị vỡ hoàn toàn dẫn tới hậu quả là hơn một triệu các nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ đã phải đối mặt với nguy cơ bị ngân hàng tịch thu tài sản để giải chấp nợ và tình trạng nợ xấu đã xuất hiện khiến nhiều NHTM phải rơi vào tình trạng thua lỗ nặng Có nhiều NHTM phải tiến hành sáp nhập và thậm chí còn tuyên bố phá sản như: Ameribank, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Countrywide Financial, Bear Stearns,… Trước năm 2006, lợi nhuận đã tạo động lực khiến các NHTM Mỹ xem nhẹ khả năng chi trả của khách hàng, đẩy mạnh việc cho vay thế chấp bằng bất động sản Vì thế mà dư nợ cho vay thế chấp bằng BĐS đã tăng từ 160 tỷ USD năm 2002 lên 540 tỷ USD năm 2004 và nhảy vọt lên 1.300 tỷ USD năm 2006 Đến cuối quý IV/2006 thì hơn một nửa giá trị thị trường BĐS ở

Mỹ là tiền đi vay của ngân hàng trong đó có 1/3 là các khoản nợ khó đòi (Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013) Trước tình thế này, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tiền tệ, chương trình đấu giá cho vay có kỳ hạn thậm chí thực hiện các gói cứu trợ lớn để giải quyết tình trạng nợ xấu cấp bách đang xảy ra tại các NHTM, đồng thời cũng giải quyết thanh khoản tạm thời cho các TCTD yếu kếm Cụ thể:

Thứ nhất, về nghiệp vụ thị trường mở: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua lại trái phiếu Chính phủ Mỹ mà các NHTM Mỹ đang nắm giữ Đặc biệt là FED còn đưa ra chính sách thu mua triệt để các Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS); dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thị trường mở liên bang, Ngân hàng dự trữ liên bang chi nhánh New York đã mua lại MBS của các chi nhánh NHTM nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp bất động sản và nhà ở đồng thời giúp thị trường tài chính của Mỹ dần dần phục hồi Tính đến ngày 31/12/2010, cục dữ trữ liên bang Mỹ đã hoàn thành việc mua 1.32 nghìn tỷ USD nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những năm tiếp theo (Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013).

Thứ hai, về chính sách tiền tệ: ngay sau khi cuộc khủng hoảng BĐS nổ ra năm

2006 thì Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã can thiệp bằng cách liên tiếp 6 lần hạ lãi suất cho vay từ mức 5.25% năm 2006 xuống còn 2% đầu năm 2008, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 0.25% vào cuối năm 2008 Đây là mức lãi suất thấp nhất coi như xấp xỉ bằng 0 hiếm thấy trên thị trường liên ngân hàng từ xưa đến nay trên thế giới.

Thứ ba, về chương trình đấu giá cho vay có kỳ hạn: trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng BĐS năm 2007, bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay thì cục dữ trữ liên bang Mỹ còn đưa ra chương tình đấu giá cho vay có kỳ hạn nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường tài chính Mỹ “Chương trình này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham gia đấu giá qua các ngân hàng của FED dưới hình thức nhận ký gửi đấu giá để được vay ngắn hạn đổi bằng tài sản ký quỹ với điều kiện những tổ chức hay doanh nghiệp này phải được thẩm định thể hiện năng lực tài chính lành mạnh Chương trình đấu giá được thực hiện bắt đầu từ ngày 17/12/2007 với mức lãi suất khởi điểm ban đầu là 4.17% và kết thúc vào 20/12/2008 với mức lãi suất là 4.65% Qua chương trình đấu giá này, FED đã nhận được các khoản ký quỹ trị giá 63 tỷ USD và cho vay 20 tỷ USD cho 93 tổ chức, doanh nghiệp khác nhau, và tính đến 31/12/2008 tổng giá trị mà FED cho vay theo chương trình đấu giá có kỳ hạn ước tính là 300 tỷ USD” (Benmelech Efraim, 2012) Với con số này, đây là thành công bước đầu trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM Mỹ thông qua chương tình đấu giá cho vay có kỳ hạn.

Thứ tư, về các gói cứu trợ: phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính năm

2008; Quốc Hội, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Bộ Tài chính và Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã phối hợp thực hiện các giải pháp để ổn định lại thị trường tài chính Mỹ, mà một trong những trọng tâm là Chương trình giải cứu Tài sản xấu (TARP) được kéo dài trong suốt 2 năm 2008 -2010 Chương tình giải cứu Tài sản xấu ra đời dựa trên đạo luật Ổn định khẩn cấp nền kinh tế - EESA vào tháng 10/2008. Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính Mỹ sử dụng tối đa 700 tỷ USD từ Ngân sách liên bang để mua hoặc bảo hiểm cho những tài sản liên quan đến thế chấp có mức độ rủi ro cao để làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính trong nước (Broda Christian and Parker, J.A 2012) Ngoài ra, TARP còn được triển khai dưới 4 chương trình lớn đó là: hỗ trợ ngân hàng, thị trường tín dụng, bất động sản và các chương trình khác Sau đó, 21/07/2010 đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật cải cách Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng) ra đời đã hạn chế hoạt động của TARP và giảm số tiền từ 700 tỷ USD xuống còn 475 tỷ USD (Thân Hoàng Dung, 2012).

Thứ năm, về tái cấu trúc ngân hàng: để thực hiện công việc này, Bộ Tài chính

Mỹ đã khuyến khích các NHTM Mỹ tham gia chương trình tái cấp vốn bằng cách các NHTM có thể nhận được tiền dưới hình thức bán cổ phiếu ưu đãi cho Bộ tài chính. Các NHTM tham gia chương trình này đều là thành viên của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) và được FDIC bảo hiểm tạm thời theo chương trình “Bảo hiểm tạm thời về khả năng thanh toán tiền mặt” Chương tình này không hiệu quả so với các chương trình khác nên đã gặp rủi ro vào tháng 11/2008 (Hoenig, T.M and Morris, C.S 2011).

Tóm lại, với những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sau công cuộc cải cách mà năng lực tài chính của ngành ngân hàng Mỹ cho đến nay đã có những khởi sắc như: JP Morgan Chase & Co - một ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã đạt lợi nhuận trong quý III/2013 tăng 31% tương ứng với mức lợi nhuận là 6,5 tỷ cao hơn so với lợi nhuận 5 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012 Trong khi đó, Ngân hàng Wells Fargo công bố lợi nhuận quý II/2013 tăng 19,4%, lên 5,5 tỷ USD so với 4,6 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012, nhờ chất lượng tín dụng được cải thiện trong thị trường nhà đất và hoạt động cho vay cao hơn Tuy nhiên, công cuộc xử lý các ngân hàng yếu kém của Mỹ cũng có một số mặt hạn chế trong đó hạn chế lớn nhất trong quyết định của Chính phủ

Mỹ là để cho ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, điều này đã gây hỗn loạn trong hệ thống NHTM Mỹ tại thời điểm đó (Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013).

1.4.1.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Sở dĩ hệ thống NHTM ở Trung quốc đã vượt qua được những khó khăn sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới, cho đến nay hệ thống NHTM Trung Quốc được đánh giá là một trong những hệ thống ngân hàng có năng lực tài chính mạnh nhất thế giới, đó là nhờ vào những giải pháp nỗ lực từ phía Chính phủ Trung Quốc như: cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, tái cấu trúc NHTM, xử lý nợ xấu, tăng quy mô vốn tự có, sáp nhập ngân hàng:

Thứ nhất, về tái cấu trúc ngân hàng và cổ phần hóa các NHTM Nhà nước: để tái cấu trúc hệ thống NHTM nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM, đầu tiên Chính phủ Trung Quốc tiến hành tổ chức lại Ngân hàng nhân dân Trung Hoa (PBC) nhằm tăng cường khả năng giám sát, tính độc lập tự chủ trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW này Tiếp theo là việc củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính băng việc thành lập Ủy ban giám sát Ngân hàng Trung Hoa nhằm tập trung vào công tác quản trị rủi ro ngân hàng Chính phủ Trung Quốc còn bỏ ra 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để hiện đại hóa 2 ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng xây dựng và Ngân hàng Công thương Trung Quốc với mục tiêu vừa tăng cường các chỉ số phản ánh an toàn vốn vừa cổ phần hóa ngân hàng (Hubert Knapp,

2012) Bên cạnh đó, trong tiến trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước, Chính phủ Trung Quốc còn cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua lại cổ phần hạn chế của một số NHTM nhà nước sau cổ phần hóa Chẳng hạn: năm 2002 Newbridge Capital Inc mua 18,02% cổ phần của Ngân hàng phát triển Thâm Quyến, ING mua 19,9% cổ phần của Ngân hàng Bắc Kinh, Commonwealth Bank of Australia mua 19,9% cổ phần của Ngân hàng thương mại Hàng Châu Kết thúc năm 2006, cùng một lúc ba tập đoàn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc và American Express của Mỹ, Allianzn AG của Đức đã đầu tư đến 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công thương Trung Quốc - một NHTM quốc doanh lớn nhất Trung Quốc và Citigroup đã mua 20% vốn cổ phần của ngân hàng Ngân hàng phát triển Quảng Đông Trung Quốc, đánh dấu cao điểm của việc các tổ chức tài chính quốc tế mua cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc (Việt Hoàng, 2012).

Thứ hai, về xử lý nợ xấu: một trong 5 yếu tố thành công nhất trong công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc nhằm nâng cao năng lực tài chính cho cácNHTM là việc giải quyết triệt để nợ xấu Chính phủ Trung Quốc cũng đã sử dụng nguồn ngân sách để hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước Năm 1998 sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, Chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng hơn 40 tỷ nhân dân tệ (NDT) từ dự trù ngân sách để xóa nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước, con số này lên đến gần 100 tỷ trong năm 2002 và những năm sau đều có khoản dự trù ngân sách cho mục đích này Đồng thời, cũng trong năm 1998, nhờ áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng như việc nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) lên 8% theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel 2 hay việc phân loại các khoản vay để làm rõ bức tranh nợ xấu của hệ thống NHTM Đặc biệt, với việc thành lập 4 công ty quản lý tài sản đã được Chính phủ hỗ trợ từ năm 1999-2003 đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu như thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, hoán đổi nợ thành cổ phần Thông qua những biện pháp đó mà đến cuối năm 2006 các công ty quản lý tài sản này đã thu hồi được hơn 785 tỷ NDT chiếm hơn 40% giá trị các khoản nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999 Tỷ lệ thu hồi tiền mặt của các công ty này trong năm 2006 xấp xỉ 23% thấp hơn so với mức 46% của Thái Lan và 31% của Nhật (Hubert Knapp, 2012) Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ năng lực tài chính của các NHTM thì việc xử lý nợ xấu đã góp phần làm sạch bảng tổng kết tài sản của các NHTM trong giai đoạn đó.

Thứ ba, tăng quy mô vốn tự có: để cải thiện tiềm lực tài chính cho các NHTM,

Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành các đợt cấp bổ sung vốn điều lệ cho 4 NHTM nhà nước nhằm tăng quy mô vốn tự có cho các NHTM này Cụ thể: đợt 1 vào năm

Tổng quan về tình hình M&A của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trên thế giới thương vụ M&A đầu tiên được xuất hiện khá sớm vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 19 và bắt đầu mạnh mẽ từ năm 2000 cho đến nay, điển hình phải kể đến như Mỹ từ năm 1996-2005 có 55 thương vụ M&A ngân hàng Ở Việt Nam các thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên được bắt đầu từ năm 1997 và mạnh mẽ trong giai đoạn 1 của quá trình tái cấu trúc ngân hàng (2011-2015).

Tình hình M&A của Ngân hàng thương mại Việt Nam từ trước đến nay có thể chia làm 4 giai đoạn chính trong đó mỗi giai đoạn mang những đặc trưng riêng cho giai đoạn đó thể hiện quá trình phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam và phản ánh sự phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

2.1.1 Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2003) Đây là giai đoạn sơ khai đối với hoạt động M&A không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn đối với các doanh nghiệp nói chung Sau thời kỳ đổi mới năm 1986, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính được thành lập trong một thời gian ngắn, quy mô nhỏ bé, kinh nghiệm còn thiếu nên hoạt động kém hiệu quả Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM làm một số ngân hàng phải giải thể, số còn tồn tại được thì tiến hành sáp nhập Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM thời kỳ này, NHNN đã xây dựng đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NHTM cổ phần Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày29/10/1999 và ban hành Quyết định số 241/QĐ-NHNN của NHNN về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam Hoạt động M&A thời kỳ này chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo, chi phối bởi NHNN theo định hướng của Chính phủ và NHNN ViệtNam Hoạt động M&A ngân hàng mang tính bắt buộc hơn là tự nguyện, số lượng thương vụ M&A diễn ra ít Cụ thể các thương vụ M&A giai đoạn 1997 - 2003:

Bảng 2.1 Các thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1997- 2003

TT Ngân hàng nhận sáp nhập Ngân hàng bị sáp nhập Thời gian

1 Ngân hàng TMCP Phương Nam

Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp 1997

2 Ngân hàng TMCP Phương Nam

Ngân hàng TMCP Đại Nam 1999

3 Ngân hàng TMCP Phương Nam

Quỹ TDND Định Công (Thanh Trì -Hà Nội)

4 Ngân hàng TMCP Phương Nam

Ngân hàng TMCP Châu Phú (An Giang) 2001

5 Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Ngân hàng TMCP Mekong 2001

6 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) Ngân hàng TMCP Nông thôn Tứ Giác

7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Ngân hàng TMCP Thạnh Thắng (Cần

8 Ngân hàng TMCP Phương Đông

(OCB) Ngân hàng TMCP Nông thôn Tây Đô 2003

9 Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội Ngân hàng TMCP Quảng Ninh 2003

10 Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Ngân hàng TMCP Nam Đô 2003

11 Ngân hàng TMCP Phương Nam

Ngân hàng TMCP Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ)

12 Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Phòng 2003

13 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) Ngân hàng TMCP Nông thôn Tân Hiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.2 Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2004-2010)

Giai đoạn 2004-2010 là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mặc dù thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển,nhiều NHTM đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng lại không có bất cứ một thương vụ M&A nào trong ngành ngân hàng Giai đoạn này là giai đoạn trầm lắng của hoạt động M&A nhưng lại là giai đoạn sôi động của hoạt động mua bán cổ phần của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, các tổ chức tập đoàn tài chính Cụ thể như:

2.1.2.1 Các thương vụ mua bán cổ phần lẫn nhau của các Ngân hàng TMCP trong nước Để thực hiện việc tăng vốn điều lệ, tăng khả năng thanh khoản và phát triển hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành 22/11/2006 của Chính phủ về quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng thì các ngân hàng TMCP trong nước ở giai đoạn này đã tiến hành mua bán cổ phiếu lẫn nhau.

Có thể thấy rõ điều này qua các thương vụ điển hình sau:

Bảng 2.2 Các Ngân hàng TMCP trong nước mua bán cổ phần lẫn nhau trong giai đoạn 2004-2010

TT Bên bán Bên mua Thời gian

1 Ngân hàng TMCP Gia Định Công ty quản lý đầu tư chứng khoán của

Vietcombank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Bảo Việt, Công ty đầu tư tài chính Sài gòn Á-Âu, Công ty tài chính dầu khí, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.

3 Ngân hàng TMCP Kiên Long

(KLB), Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thương Tín, Ngân hàng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2006

4 Ngân hàng TMCP Đại Dương

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPB) và Công ty tài chính dầu khí

5 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

6 Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

7 Ngân hàng TMCP phát triển nhà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 2009

TP Hồ Chí Minh (HDBank) Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.2.2 Các Ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài

Các Ngân hàng TMCP Việt Nam ngoài việc mua bán cổ phần lẫn nhau thì còn thực hiện việc bán cổ phần cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài để tăng khả năng thanh khoản, tăng vốn điều lệ, phát triển các hoạt đông dịch vụ, công nghệ của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh Các thương vụ bán cổ phần cho ngân hàng, tổ chức nước ngoài điển hình:

Bảng 2.3 Các Ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài giai đoạn 2004-2010

TT Bên bán Bên mua Thời gian

1 Ngân hàng TMCP Sài gòn

2 Ngân hàng TMCP phát triển

3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) 2007 20%

(ACB) Standard Chartered Bank (Anh) 2008 15%

5 Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VP Bank)

6 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank)

Sumito Mitsumi Banking Corporation (SMBC) 2008 15% Nhà đầu tư VOF Investment

Limited - British Virgin Islands mua 5%, Mirate Asset Exim 5%

Investment Limited (MAE) thuộc tập đoàn Mirate Asset Hàn Quốc

Mirate Asset Maps Opportunity Vn Equity Balanced Fund (OVEBF)

8 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank)

9 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.3 cho thấy giai đoạn 2004-2010 là giai đoạn diễn ra mạnh mẽ hoạt động bán cổ phần giữa các Ngân hàng TMCP trong nước với các ngân hàng nước ngoài, thương vụ mua bán cổ phần lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ của đối tác nước ngoài là 20%. Điều này được lý giải là các thương vụ mua bán cổ phần ở giai đoạn này là ngân hàng nước ngoài đi mua cổ phần của các ngân hàng trong nước mà theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/4/2007 về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài không được nắm giữ quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng nếu muốn tăng thì phải có sự chấp thuận của Chính Phủ Cụ thể việc mua bán cổ phần giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài được diễn ra giai đoạn này:

(1) Ngân hàng ANZ mua 10% cổ phần của Sacombank vào tháng 3/2005 với khoản đầu tư có tổng giá trị khoảng 27 triệu đô la Mỹ Ngân hàng ANZ trở thành một trong 3 ngân hàng cổ đông chiến lược của Sacombank.

(2) Ngân hàng TMCP phát triển Nhà Hà Nội (Habubank): tháng 6/2007 bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức) Qua việc bán cổ phần này, Deutsche Bank đã có cam kết hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro, phát triển dịch vụ thẻ, các sản phẩm đầu tư, tăng vốn điều lệ lên 4.040 tỷ đồng, tăng mạng lưới giao dịch, tăng doanh số, tăng thị phần.

(3) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank): Tháng 12/2005, Techcombank đã bán 10% cổ phần với trị giá 27 triệu USD cho ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), tháng 7/2007 bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC và trở thành Ngân hàng TMCP lớn thứ 3 ở Việt Nam, được HSBC hỗ trợ về kỹ thuật Sau đó Techcombank tiếp tục bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC nhưng theo quy định hiện hành, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu tỷ lệ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam thì phải có sự chấp thuận của Thủ tướngChính phủ Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công văn số 4949/VPCP-KTTH đồng ý việc Techcombank bán thêm cổ phần cho HSBC, để nhà đầu tư nước ngoài này được sở hữu tỷ lệ 20% vốn điều lệ của Techcombank Đến tháng 8/2007 ngân hàng HSBC trở thành cổ đông chiến lược chiếm 20% vốn cổ phần và là ngân hàng nước ngoài đầu tiên nắm giữ 20% cổ phần tại một ngân hàng thương mại Việt Nam Qua việc bán cổ phần cho HSBC, Techcombank tăng quy mô về vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng mạng lưới, tăng thương hiệu

(4) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Tháng 7/2007 bán 10% vốn điều lệ cho ngân hàng Standard Chartered (Anh) Đây là Ngân hàng cổ phần thứ hai được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán cổ phần cho Ngân hàng nước ngoài Tháng 5/2008 Ngân hàng Standard Chartered (Anh) tiếp tục sở hữu thêm 5% cổ phần tăng tỷ lệ cổ phần lên 15% Standard Chartered (Anh) là một trong những Ngân hàng lớn nhất thế giới, có thế mạnh trong hoạt động dịch vụ nhà trả góp, hiện đang chủ trương phát triển mạnh ở thị trường châu Á và ngân hàng ACB sẽ tăng được lợi thế trong hoạt động dịch vụ này.

(5) Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank, nay là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng): Ngày 21/3/2006 VPBank đã bán 10% cổ phần cho ngân hàng Singapore OCBC Bank với tổng giá trị 250 tỷ đồng OCBC Bank trở thành đối tác chiến lược, hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, công nghệ, đào tạo trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, thẻ, các biện pháp quản trị rủi ro và công nghệ thông tin Ngày 4/8/2008 Thống đốc NHNN chấp thuận VPBank bán tiếp 5% cổ phần cho OCBC nâng việc nắm giữ từ 10% lên tổng cộng 15% vốn điều lệ nhờ đó mà VPBank tăng quy mô vốn điều lệ, tăng mạng lưới hoạt động, tăng được sự hỗ trợ về kỹ thuật, quản trị điều hành, trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

(6) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank): Tháng 7/2008, Eximbank bán 25% cổ phần cho 04 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thu về gần 400 triệu USD trong đó ngân hàng Sumito Mitsumi Banking Corporation sở hữu tỷ lệ cao nhất là 15% vốn điều lệ của Eximbank Việc bán cổ phần này giúp Eximbank tăng năng lực tài chính, tăng khả năng điều hành quản trị ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và trở thành Ngân hàng TMCP lớn ở Việt Nam.

(7) Ngân hàng TMCP Phương Nam đã bán 10% cổ phần tương đương 480 tỷ đồng vào năm 2008 cho ngân hàng UOB (là ngân hàng lớn nhất ở Singapore) với cam kết hỗ trợ về phát triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự, giúp ngân hàng Phương Nam đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thực trạng năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí CAMELS

Theo khái niệm về M&A trong Thông tư 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về việc tổ chức lại Tổ chức tín dụng, sáp nhập ngân hàng là: một hoặc một số ngân hàng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một ngân hàng khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập; Còn hợp nhất ngân hàng là việc hai hoặc một số ngân hàng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một ngân hàng mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các ngân hàng bị hợp nhất.

Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, M&A ngân hàng còn diễn ra đối với trường hợp một ngân hàng mua lại cổ phần của một Tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác chứ không chỉ là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp theo như quy định của pháp luật Việt Nam.

Do đó, trong nội dung chương này, tác giả chỉ phân tích thực trạng năng lực tài chính của những ngân hàng nhận sáp nhập, ngân hàng mới sau hợp nhất từ các thương vụ M&A Số liệu để phân tích được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam trong giai đoạn

2011 - 2019 Với lý do trên thì sẽ có 8 Ngân hàng thương mại thuộc phạm vi phân tích ở Bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8 Danh sách các Ngân hàng sau M&A sử dụng phân tích đánh giá

TT Tên giao dịch Tên ngân hàng Năm

1 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2011

2 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2011

3 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 2012

4 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 2013

5 PVcombank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam 2013

6 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2015

7 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2015

8 Maritimebank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2015

Nguồn: Tác giả đề xuất

Dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại sau M&A, tác giả tính toán và phân tích theo các chỉ tiêu của tiêu chí CAMELS để thấy được chỉ tiêu nào đã đảm bảo, chưa đảm bảo để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam Tuy nhiên, Camels có 6 tiêu chí là: Mức độ an toàn vốn(Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), năng lực quản lý(Management), lợi nhuận (Earnings), khả năng thanh khoản (Liquidity), sự nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk); Luận án chỉ sử dụng 5 tiêu chí đầu và không sử dụng tiêu chí thứ 6 là sự nhạy cảm với rủi ro thị trường vì tiêu chí này sử dụng khe hở lãi suất để đánh giá và tác giả khó thu thập được dữ liệu về lãi suất ngân hàng do sự biến động của lãi suất.

2.2.1 Mức độ an toàn vốn - C (Capital Adequacy)

Các NHTM phải duy trì mức vốn dự kiến tương xứng với các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng để xác định, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro đó Các loại rủi ro và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng sẽ quyết định mức độ cần thiết phải duy trì vốn để có thể bù đắp được những hậu quả tiền tàng mà những rủi ro đó mang lại cho ngân hàng Mức độ an toàn vốn ước tính dựa trên các chỉ tiêu tài chính sau đây:

2.2.1.1 Quy mô vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của NHTM gồm có vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, lợi nhuận chưa phân phối Vốn chủ sở hữu là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng, thể hiện năng lực hoạt động, khả năng tài chính của ngân hàng Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn, khả năng đầu tư tài chính, khả năng mở rộng dịch vụ, hoạt động tín dụng, công nghệ Theo quy chuẩn của Camels thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng phải đạt được 20.000 tỷ đồng Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.9 Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng

LPB 6.594 7.391 7.271 7.391 7.601 8.332 9.383 10.200 12.579 SCB 11.335 11.370 13.112 13.185 15.452 15.461 15.530 16.577 16.647 SHB 10.355 10.480 11.257 13.231 14.691 16.332 18.507 HDBank 8.587 8.874 9.841 9.942 14.757 16.828 20.381 PVcombank 9.555 9.693 10.070 10.042 10.131 10.217 10.391

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Bảng 2.9 cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao Nhìn vào biểu đồ 2.1 quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng sau M&A giai đoạn 2017-2019 cho thấy các ngân hàng giai đoạn này hoạt động ổn định hơn, quy mô vốn chủ sở hữu các ngân hàng này đều tăng dần và trong số các ngân hàng này thì ngân hàng BIDV có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, theo sau là ngân hàng Sacombank Trong số các ngân hàng đó thì ngân hàng BIDV, HDBank có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu mạnh nhất So với tiêu chuẩn quốc tế của Camels thì trong số các ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam thì có 2 ngân hàng là Sacombank và BIDV có số vốn chủ sở hữu đạt được theo tiêu chuẩn > 20.000 tỷ đồng còn lại là đều chưa đạt, thậm chí có ngân hàng LPB, HDBank, PVcombank còn chưa được 50% so với tiêu chuẩn.

Biểu đồ 2.1 Quy mô Vốn chủ sở hữu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam 2.2.1.2 Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính là một trong những chỉ tiêu tài chính để đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng Hệ số đòn bẩy nếu sử dụng đúng hiệu quả sẽ tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu còn nếu sử dụng không hiệu quả sẽ có tác động ngược lại Theo tiêu chuẩn quốc tế Camels của AIA Hoa Kỳ thì hệ số này phải tương đương 12,5 lần

Bảng 2.10 Hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam Đơn vị tính: Lần

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ BCTC của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Bảng 2.10 cho thấy hệ số đòn bảy tài chính của đa số các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam có xu hướng tăng, cho thấy các ngân hàng đang khẳng định mục tiêu mở rộng tín dụng Trong số các Ngân hàng thương mại sau M&A thì HDBank và PVcombank là 2 ngân hàng sau M&A có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức tương đối phù hợp so với quy định của Camels Điều này cho thấy các ngân hàng này đã sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy tài chính, từ đó tăng hiệu quả hoạt động và sự an toàn của ngân hàng SCB, SHB, Sacombank hệ số đòn bảy liên tục tăng, vượt so với mức quy định của Camels Sự tăng liên tục này có thể thấy các ngân hàng gia tăng mở rộng tín dụng Hệ số đòn bẩy tài chính quá cao cho thấy ngân hàng sử dụng hệ số này chưa hiệu quả, sẽ nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới phá sản ngân hàng Trong khi đó Maritimebank có hệ số đòn bẩy nhỏ hơn nhiều so với quy chuẩn của Camels với hệ số đòn bẩy năm 2015 là 6,7 lần, 2016 là 5,8 lần, 2017 có cải thiện hơn đạt là 7,2 lần nhưng đến năm 2018, 2019 hệ số này là 16,17 lần và 15,06 lần vượt so với khung quy định của Camels và điều này cho thấy Maritimebank chưa sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ không tối ưu BIDV có hệ số đòn bảy tài chính khá cao vào năm 2015-2017 sau khi M&A, vượt so với khung quy định của Camels, nhưng hệ số này giảm xuống ở dưới mức quy định lần lượt là 8,97 lần và 9,56 lần ở năm 2018 và năm 2019 Có thể thấy rằng BIDV sau khi thực hiện M&A, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi, cho vay nên hệ số đòn bẩy tài chính quá cao, sẽ nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới phá sản ngân hàng Tuy nhiên, đến năm 2018 và 2019 BIDV đã quản lý tốt hơn hệ số đòn bảy nên hệ số này đã giảm nằm trong khung quy định của Camels.

2.2.1.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản theo mức yêu cầu của tiêu chí Camels của AIA Hoa Kỳ thì chỉ tiêu này phải ≥ 4% - 6%.

Bảng 2.11 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A Đơn vị tính: %

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ BCTC của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Bảng 2.11 cho thấy: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sauM&A ở Việt Nam đều lớn hơn so với quy chuẩn Camels của AIA Hoa Kỳ ( ≥ 4% -6%) Trong đó ngân hàng HDBank, PVcombank, LPB, Maritimebank là những ngân hàng có Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cao, nhất là ngân hàngMaritimebank Điều này cho thấy các ngân hàng duy trì đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao, chứng tỏ các ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả và an toàn.

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Nhìn vào biểu đồ 2.2 thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản giai đoạn 2017-2019 cao nhất là ngân hàng Maritimebank, tiếp theo là HDBank, Pvcombank và cuối cùng là ngân hàng BIDV, SCB Năm 2019 SCB là ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản là thấp nhất với tỷ lệ là 2,93% dưới mức tiêu chuẩn của Camels, trong khi đó có ngân hàng HDBank, Maritimebank có tỷ lệ khá cao lần lượt là 8,88% và 9,47%.

2.2.1.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong chỉ số quan trọng đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng an toàn vốn của ngân hàng càng lớn Theo tiêu chuẩn quốc tế Camels của AIA Hoa Kỳ thì hệ số CAR tối thiểu là 8%, còn ở Việt Nam theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN thì hệ số CAR tối thiểu là 9% Từ 01/01/2020 áp Theo thông tư 41/2016 thì hệ số CAR tối thiểu 8% theo tiêu chuẩn Basel 2 tính đến cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường Đối với các ngân hàng đạt theo tiêu chuẩn Basel 2 thì tỷ lệ này tối thiểu là 8%.

Bảng 2.12 Hệ số CAR của các NHTM sau M&A ở Việt Nam Đơn vị tính: %

LPB 10,21 9,89 11,20 10,76 10,20 10,15 10,28 10,85 8,35 SCB 11,70 10,70 9,95 9,39 9,95 11,17 9,83 9,69 9,56 SHB 14,50 12,38 11,33 11,40 13,00 11,30 11,79 12,01 HDBank 11,20 10,70 13,70 12,50 13,50 12,10 11,20 PVcombank 12,71 11,35 11,60 11,60 11,00 11,20 10,40

Nguồn: Theo tính toán của tác giả và theo báo cáo thường niên của NHTM sau M&A

Các NHTM Việt Nam sau M&A có hệ số CAR như Bảng 2.12 đều > 9%, vượt quá tiêu chuẩn an toàn vốn của Camels, trong đó ngân hàng Maritimebank là ngân hàng có hệ số CAR cao nhất năm 2015 là 24,53% và đến năm 2016 ngân hàng đã điều chỉnh hệ số này là 14,6%, năm 2017 là 19,97% Hệ số CAR của các ngân hàng đều vượt mức quy định, chứng tỏ các ngân hàng đã rất chú trọng tới hệ số an toàn vốn Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt ở mức 9% những nếu cao quá thì hiệu quả sử dụng vốn không cao Riêng đối với năm 2019, các ngân hàng đạt tiêu chuẩn Basel 2 có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối theo Thông tư 41 thì phải có hệ số CAR

>8%, theo tiêu chuẩn này các ngân hàng khó đạt được tỷ lệ an toàn hơn bởi rủi ro tính theo 3 trụ cột gồm cả rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường nhưng BIDV, LPB, HDBank đều đảm bảo yêu cầu.

2.2.2 Chất lượng tài sản - A (Assets quality)

Chất lượng tài sản của ngân hàng theo tiêu chí Camels được đo lường bởi 6 chỉ tiêu, tuy nhiên khi phân tích đánh giá chất lượng tài sản theo tiêu chí Camels thường sử dụng 3 chỉ tiêu: Dư nợ cho vay trên tài sản, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ chi phí dự phòng.

2.2.2.1 Dư nợ cho vay trên tổng tài sản

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM SAU M&A Ở VIỆT NAM THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS BẰNG MÔ HÌNH HỒI

Phương pháp đánh giá

3.1.1 Khái quát về mô hình hồi quy nhị phân Logistic

Mô hình hồi quy Logistic là mô hình mà biến phụ thuộc là biến dự báo, là biến phân loại Mô hình hồi quy nhị phân Logistic là mô hình khá phổ biến trong nghiên cứu ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra Đặc trưng của mô hình này là biến phụ thuộc chỉ nhận có 2 giá trị là 1 và 0 Do đó với biến phụ thuộc ở dạng nhị phân chỉ nhận giá trị 1 và 0 thì không thể phân tích dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, nó không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, nó sẽ làm mất hiệu lực của các kiểm định trong thống kê hồi quy thông thường.

Trong nghiên cứu này về đánh giá năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam thì cần dự đoán là các ngân hàng có đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels hay không đạt Do đó nghiên cứu này sẽ không sử dụng phân tích hồi quy thông thường mà sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Logistic để đánh giá.

Trong mô hình hồi quy Logistic sử dụng hàm logistic, hàm này có dạng như sau:

Với hàm này e là một hằng số bằng 2.72 và biểu thức  0 +  1x1 +  2x2+ ….+

 kxk giống như mô hình hồi quy tuyến tính, biểu thức này là phương trình hồi quy tuyến tính với các biến X Tuy nhiên, phương trình tuyến tính với biến X đã được biến đổi theo hàm logistic, với phép biến đổi này nhằm đưa các giá trị dự báo nằm trong khoảng (0,1).

Phương trình hồi quy tuyến tính  0 +  1x1 +  2x2+ ….+  kxk nếu giá trị càng lớn chạy tới + thì P (y=1) chạy tới 1 tức là dự báo ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels nhưng ngược lại  0 +  1x1 +  2x2+ ….+  kxk nếu giá trị càng nhỏ chạy tới - thì P (y=1) chạy tới 0 tức là dự báo ngân hàng không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels Như vậy hàm Logistic là phép biến đổi phi tuyến, phép biến đổi sao cho kết quả dự báo giá trị xác suất luôn nằm trong khoảng (0,1) Hàm tuyến tính  0 +  1x1 +  2x2+ ….+  kxk tăng thì xác suất P(y=1) tăng lên Tương tự như mô hình tuyến tính các tham số của mô hình logistic là  0;  1… Các tham số của mô hình được ước lượng sao cho các trường hợp ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels thì được dự báo xác suất lớn còn các trường hợp không đạt chuẩn mực theo tiêu chí Camels sẽ được dự báo xác suất nhỏ.

Mô hình Logistic dự báo xác suất P(y=1) trong khoảng (0,1), tuy nhiên thực tế nghiên cứu cần dự báo ra giá trị của y=1 (đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels) hoặc y = 0 (không đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels) Do đó ta phải sử dụng một giá trị ngưỡng t (0

Ngày đăng: 17/04/2023, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w