Đề tài 3 : Sự cạnh tranh của các trung gian tài chính phi ngân hàng với ngân hàng thương mại. Liên hệ với Việt Nam Sự khác nhau giữa các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng với nhtm Ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác đều có vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và sử dụng vốn. Ngân hàng thương mại Tổ chức tài chính phi ngân hàng Ngân hàng nhận tiền gửi và trả lãi cho người gửi tiền Ngân hàng cho vay và tính lãi người đi vay Là tổ chức nhận tiền gửi Phải tạo lập dự trữ bắt buộc Có chức năng trung gian thanh toán Nhận phí bảo hiểm hoặc tiền góp của các thành viên Đem tiền này đi đầu tư chứng khoán và chia lợi nhuận cho tv Là tổ chức không nhận tiền gửi Không cần tạo lập dự trữ bb Không có chức năng trung gian tt I, Hoạt động chính của ngân hàng thương mại 1. Huy động vốn Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: a, Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. b, Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận. c, Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. d, Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. e, Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. 3. Các hình thức vay Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây: a, Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. b, Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. 4. Bảo lãnh a, Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của NHNN. b, Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của NHNN. 5. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác a, Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho Ngân hàng. b, Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. c, Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật hiện hành. d, Ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định pháp luật hiện hành. 6.Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng phải thành lập Công ty cho thuê tài chính khi hoạt động cho thuê tài chính. 7. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ a, Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép . - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. b, Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 8.Các hoạt động khác Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác sau đây: a, Dùng Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. b, Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. c, Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN. d, Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN cho phép. đ, Được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đông uỷ thác và đại lý. e,Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. g, Cung ứng các dịch vụ: - Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật - Bảo quản tài sản có giá trị và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp. h, Thành lập các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật * Với các hoạt động đa dạng và đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình. Các ngân hàng TM đang thể hiện vai trò và vị thế nổi bật của mình so với các trung gian tài chính khác. Vậy các Tổ chức TGTCPNH sẽ có những hoạt động j để có thể cạnh tranh NHTM ? Sau đây, II, Các hoạt động của tổ chức TGTCPNH và sự cạnh tranh với NHTM 1, Công ty tài chính Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. *Cơ hội cạnh tranh của các công ty tài chính Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. Với lợi nhuận hấp dẫn và có thể kiểm soát được rủi ro, công ty tài chính đang được mở rộng quy mô và số lượng hoạt động và đóng góp không nhỏ vào lỗ hổng thiếu hụt tài chính do thiếu khả năng cung ứng của các ngân hàng thế giới. > Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu khí… Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của Nhà nước. Năm 2008 khi các Tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành nghề chính đều thua lỗ trong khi phần thu lãi lại xuất phát từ đầu tư tài chính. Trong khi đó, các Tổng công ty tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu” thiếu vốn đầu tư cho các dự án thì vẫn thành lập ra hàng loạt các công ty tài chính để nhằm mục đích đầu tư tài chính. 2, Quỹ đầu tư tương hỗ Các quỹ này thu hút được các nhà đầu tư vốn ít nhỏ lẻ, các cá nhân có ít tiền tiết kiệm muốn sinh lợi cho những đồng tiền của họ. Họ bỏ vốn vào quỹ, những người quản lý dùng đầu tư vào chứng khoán lãi suất cao. Rồi lại dùng chứng khoán lãi suất cao này làm đảo bảo để phát hành hoặc mua đi bán lại chứng khoán ngắn hạn khác. Lợi tức được chia theo tháng hoặc nửa năm 1 lần và cao hay thấp là phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Các quỹ này chiếm một mảng lớn tiền nhàn rồi trong nên kinh tế và vận động nó vào thị trường tài chính. Nó đóng góp khá quan trọng trong việc lôi cuốn những người dân ít tiền nhất, lơi tức dư không nhiều, thu nhập thấp vào những dịch vụ đầu tư vừa làm lợi cho chính họ vừa tạo vốn luân chuyển cho sản xuất và trao đổi. Quỹ tương hỗ đã ngày càng trở nên phổ biến trong vòng 20 năm qua. Phương thức đầu tư vốn chẳng mấy được chú ý này bỗng trở nên vô cùng hấp dẫn. Khoảng hơn 80 triệu người Mỹ, và một nửa số hộ gia đình đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Lợi thế mua/bán số nhiều – vì rằng quỹ tương hỗ thường mỗi lần mua và bán chứng khoán với số lượng lớn, nên chi phí giao dịch thường thấp hơn mức mà nhà đầu tư cá nhân phải trả cho các giao dịch chứng khoán. Tính thanh khoản – cũng giống như các loại chứng khoán khác, quỹ cũng cho phép bạn bán chứng chỉ quỹ để thu vốn về bất kỳ lúc nào. Đơn giản – mua (cổ phần) chứng chỉ quỹ rất dễ dàng! Gần như tất cả các ngân hàng đều có lập một số quỹ đầu tư tương hỗ và quy định mức đầu tư tối thiểu thông qua quỹ không quá lớn. Hầu hết các công ty quản lý quỹ cũng đưa ra các chương trình đăng ký mua tự động cho phép các khoản thu nhập nhỏ đến mức 100 đô la Mỹ có thể tham gia đầu tư hàng tháng. Tuy nhiên, Tại Việt Nam quỹ này còn chưa có hoặc có nhưng rất ít ( Chưa chắc chắn, mọi ng về tìm thêm tài liệu) 3, Các công ty bảo hiểm Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Hầu hết các công ty bảo hiểm sinh mạng đểu có khuynh hướng dùng tiền bảo hiểm để đầu tư dài hạn, thí dụ như chứng khoán, hoặc cho vay cầm cố. Bởi vì số lượng người tử vong hoặc chết hàng năm thường không nhiều. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm tài sản như xe cộ, nhà cửa và các phương tiện khác thì tình hình lại khác. Những tai nạn, cháy nổ, trộm cắp xảy ra thường xuyên nên các công ty này rất ít dám dùng vốn đầu tư vào những tài sản lâu dài. Thông thường họ chỉ dám đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và các loại tài sản dễ thanh khoản Vậy các công ty bảo hiệm huy động vốn bằng những vốn tiết kiệm trong dân cư để mang ra đầu tư, và việc đầu tư của các cty bảo hiểm này có tính rủi ro khá cao. Ngoài ra vốn huy động từ bảo hiểm có tính chu kỳ, không linh hoạt. Khó có thể so sánh được với sự linh hoạt đến chộp giật của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên Mấy năm gần đây ngân hàng và các công ty bảo hiểm đã liên kết chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động Bancassurance. Đây là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm hiệu quả, cạnh tranh mạnh mẽ với kênh phân phối truyền thống (thông qua các đại lý bảo hiểm là các ngân hàng). Thông qua các hoạt động này, hình ảnh của các ngân hàng và công ty bảo hiểm được quảng bá mạnh hơn. Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp phát triển khá thành công trên kênh phân phối này, tiêu biểu như : Liên kết Bảo Việt nhân thọ-Techcombank: là một trong các liên kết ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam cho ra đời các sản phẩm Bancassurance đầu tiên. Vào ngày 01/08/2006 hai bên đã ký kết hợp tác cho ra đời hai sản phẩm là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “ Tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn”. Ngày 20/11/2007 Bảo Việt và Techcombank tiếp tục triển khai 2 sản phẩm mới là sự kết hợp “An tâm tiêu dùng” của Bảo Việt và “Cho vay tiêu dùng trả góp” và “Cho vay trả góp mua hàng” của Techcombank. Việc chính thức ra mắt các sản phẩm Bancassurance mới này đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động Bancassurance giữa Techcombank và Bảo Việt Nhân thọ. Nước ngoài hệ thống các công ty bảo hiểm rất phổ biến và hoạt động rất mạnh, đặc biệt là về bảo hiểm nhân thọ do Bảo hiểm này có thể giảm được gánh nặng cho bảo hiểm xã hội nên được nhà nước ủng hộ rất nhiệt tình. VN chỉ có một vài công ty bảo hiểm. Hoạt động chính vẫn là công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), cty bảo hiểm TPHCM (Bảo Minh), những doanh nghiệp nhà nước và một số công ty bảo hiểm nước ngoài như Prudential, Manulife …Nhưng cường độ hoạt động, mức độ phát triển tải sản nợ, có cũng như phương thức hoạt động còn rất chậm so với nước ngoài. Sự phát triển của tài chính trong tương lai tất yếu sẽ đòi hỏi nhiều tổ chức tài chính khác có mặt. Trong đó, sự hình thành các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ là điều kiện cần thiết, không những tốt cho thị trường tài chính mà còn củng cố và phát triển ngành bảo hiểm VN. 4, Quỹ trợ cấp hưu trí Quỹ hưu trí là một trung gian tài chính đêm lại cho người gửi một cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư các tài sản tài chính. Nguồn vốn của quỹ này 100% là lương hưu và trợ cấp của công nhân. Vì lương hưu và trợ cấp hàng tháng là một con số hầu như có thể xác định được và rất định kỳ. cho nên phần lớn vốn sẽ đầu tư vào chứng khoán dài hạn để tạo lãi suất cao. Các quỹ này có nhiều điểm tương đồng với các công ty bảo hiểm sinh mạng. Tại Việt Nam, Nguồn tài chính nhàn rỗi của bảo hiểm xã hội được sử dụng đầu tư nhằm làm tăng khả năng chi trả của quỹ. Và được thực hiện theo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn khi cần thiết. chính vì vậy nguồn vốn nhàn rỗi chỉ được đầu tư vào các lĩnh vực như mua trái phiếu chính phủ hoặc cho ngân hàng thương mai vay, đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia hoặc đầu tư khác do Chính phủ quyết định L Hình thức hoạt động của quỹ này không thay đổi nhiều so với thời gian về trước và phần lương hưu đước trả từ quỹ cũng nhỏ nên các loại quỹ này không được phát triển nhiều. Do không thể cạnh tranh được với các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là với ngân hàng thương mại bây giờ. 5, Công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán Ngoài các TGTCPNH trên còn có 1 số trung gian khác như: * Các hiệp hội tín dụng và cho vay * Các tổ chức tín dụng hợp tác * Cty đầu tư mạo hiểm Tuy nhiên 2 tổ chức đầu hoạt động mang tính tương trợ cao ( lãi suất cho vay và lãi suất trả tiền gửi thấp, tính an toàn cao) sẽ không cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại. Các công ty đầu tư mạo hiểm được thành lập trên 1 tập đoàn lớn. Cho nên phần vốn ban đầu cũng phụ thuộc vào việc làm ăn của tập đoàn đó. Giả sử nếu không có cty nào mới thành lập để vay thì cty đầu tư mạo hiểm sẽ quay vốn về cho tập đoàn để sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các cty mới thành lập rất khó vay được từ các cty đầu tư mạo hiểm(2%). Vậy chúng ta có thể thấy cty đầu tư mạo hiểm không cần cạnh tranh với NHTM . Đề tài 3 : Sự cạnh tranh của các trung gian tài chính phi ngân hàng với ngân hàng thương mại. Liên hệ với Việt Nam Sự khác nhau giữa các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng với nhtm Ngân. với nhtm Ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác đều có vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và sử dụng vốn. Ngân hàng thương mại Tổ chức tài chính phi ngân hàng Ngân hàng nhận tiền. bật của mình so với các trung gian tài chính khác. Vậy các Tổ chức TGTCPNH sẽ có những hoạt động j để có thể cạnh tranh NHTM ? Sau đây, II, Các hoạt động của tổ chức TGTCPNH và sự cạnh tranh với