Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty CP Hoàng Ninh Group. công ty CP Hoàng Ninh Group là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất chế biến và cung cấp các sản phẩm về Than. Với triết lý kinh doanh “ Kiến tạo giá trị sống”, luôn mong muốn đem đến sự vững chắc thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Tên công ty - địa chỉ - người đại diện theo pháp luật
- Tên công ty: Công ty CP Hoàng Ninh Group
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Nam Ngạn – Xã Quang Châu – Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang
- Người đại diện: Nguyễn Thị Ngoan
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2006, Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hoàng Ninh được thành lập
Năm 2021, Công ty chuyển đổi mô hình thành Công ty CP Hoàng Ninh Group với các sáng lập viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh chế biến Than đá và các sản phẩm từ Than đá tại thị trường các tỉnh Miền Bắc Qua 16 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, Công ty đã vinh dự được cung cấp nguyên vật liệu than cho các Tổng công ty, các đơn vị sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chế biến công nghiệp nặng, các Tổng công ty may, Nhà máy sản xuất chế biến giấy, Nhà máy sản xuất thức ăn, …trên toàn quốc.
Tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ của từng bộ phận
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty CP Hoàng Ninh Group
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Công ty sử dụng cấu trúc ma trận để phân chia sơ đồ tổ chức nhân sự, cụ thể:
Tổng giám đốc: Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc bà Nguyễn Thị Ngoan, đại diện cho ban quản trị cung như ban giám đốc và là người ra quyết định cuối cùng cao nhất của công ty Tổng giám đốc có trách nhiệm chung về quản lý và phát triển toàn bộ hoạt động kinh doanh Bà Nguyễn Thị Ngoan đứng đầu các bộ phận và đội ngũ nhân viên, giám sát hoạt động kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với đối tác và khách hàng quan trọng, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách công ty
Ban Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các dự án của công ty Bộ phận này đảm bảo sự tiến hành hiệu quả của các dự án, từ khâu lập kế hoạch, triển khai, theo dõi đến hoàn thiện
Thư ký TGĐ: Thư ký TGĐ là người hỗ trợ trực tiếp Tổng giám đốc trong các hoạt động quản lý và điều hành công ty Thư ký sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý thông tin, lưu trữ tài liệu, chuẩn bị tài liệu họp, ghi chú và lưu giữ biên bản cuộc họp Bên cạnh đó thư ký cũng sẽ được giao các nhiệm vụ đặc biệt như chuẩn bị báo cáo, xử lý thông tin quan trọng và duy trì liên lạc với các bên liên quan
Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc đóng vai trò hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty Phó tổng sẽ giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, quản lý hoạt động của các bộ phận trong công ty và đảm bảo sự tuân thủ các quy định và quy trình công ty Ngoài ra, Phó tổng giám đốc cũng được giao nhiệm vụ đặc biệt như đại diện công ty trong các cuộc họp, thương lượng hợp đồng và quản lý các dự án quan trọng
Phó giám đốc Tài chính: Phó giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của công ty Phó giám đốc Tài chính sẽ giám sát và kiểm soát nguồn tài chính, quản lý ngân sách, xây dựng báo cáo tài chính, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và quy trình nội bộ Ngoài ra, phó giám đốc tài chính tham gia vào việc phân tích tài chính, đưa ra các chiến lược tài chính và tư vấn cho ban lãnh đạo công ty
Phó giám đốc Kinh doanh: Phó giám đốc Kinh doanh là người đứng đầu bộ phận kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược tiếp thị và bán hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận Nhiệm vụ của Phó giám đốc Kinh doanh cũng bao gồm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, phân tích thị trường, theo dõi đối thủ cạnh tranh và đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả
Phòng Kế toán tài chính: Phòng Kế toán tài chính chịu trách nhiệm về quản lý và thực hiện các hoạt động kế toán và tài chính của công ty Phòng sẽ quản lý và kiểm soát hệ thống kế toán, xử lý các giao dịch tài chính, chuẩn bị báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình kế toán
Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm vai trò quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến tổ chức và quản lý nhân sự của công ty Phòng sẽ thực hiện các nhiệm vụ như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự, quản lý hồ sơ nhân viên, xây dựng chính sách nhân sự và quản lý hiệu suất làm việc Ngoài ra, phòng cũng có trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh lao động và đáp ứng các yêu cầu về hành chính của công ty
Phòng An ninh an toàn: Phòng An ninh an toàn dưới sự kiểm soát của Phó
Giám đốc Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro cho công ty Bao gồm công việc: xây dựng và triển khai chính sách an ninh an toàn, quản lý hệ thống an ninh, đảm bảo an toàn vật chất, … Đội vận tải: Đội vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển và quản lý hàng hóa và tài sản của công ty Đội sẽ điều phối và quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa, xử lý thủ tục vận tải, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển
Phòng kinh doanh vật tư chất lượng: Phòng kinh doanh phụ trách việc tìm kiếm khách hàng, đàm phán, giao dịch và chăm sóc khách hàng của công ty
Ngoài ra, phòng còn đảm đương chức năng theo dõi việc sử dụng vật tư và dự báo nhu cầu vật tư của công ty Tham gia vào quá trình lập kế hoạch và dự báo chi phí vật tư, đảm bảo việc cung cấp vật tư chất lượng đúng thời gian và đủ số lượng
Phân xưởng sản xuất: Phân xưởng phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình sản xuất than cho đến kiểm soát chất lượng đầu ra
Phân xưởng sửa chữa: Phân xưởng sửa chữa là nơi thực hiện các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì các thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và các tài sản khác của công ty Phân xưởng này có nhiệm vụ đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các thiết bị và tài sản, giảm thiểu thời gian gián đoạn và sự cố, và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh – quy trình công nghệ sản xuất kinh
Chức năng của công ty chủ yếu là sản xuất, chế biến và cung cấp các sản phẩm về than Dưới đây là một số chức năng chính của công ty:
Chế biến than: Công ty tiến hành quá trình chế biến than để tạo ra các sản phẩm có giá trị thương mại Quá trình này bao gồm: việc tách than từ mảnh vụn đá, tạo thành các dạng sản phẩm khác nhau như than đá nung, than cốc, than hoạt tính và các dạng khác
Quản lý sản xuất: Công ty đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định an toàn và môi trường, bao gồm quản lý nguồn nhân lực, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành
Quản lý chuỗi cung ứng: Công ty quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo nguồn cung than ổn định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm quản lý quan hệ với nhà cung cấp than, quản lý kho hàng, vận chuyển và phân phối sản phẩm
Nghiên cứu và phát triển: Công ty đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm mới và tìm kiếm công nghệ tiên tiến hơn trong lĩnh vực chế biến than
Quản lý tài chính: Công ty phải quản lý tài chính một cách cẩn thận, bao gồm quản lý nguồn vốn, dự phòng tài chính, quản lý chi phí và đảm bảo lợi nhuận hợp lý.
Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong 02 năm gần nhất
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị (VND)
Năm Tuyệt đối (+/-) Tương đối
Doanh thu 239.620.302.450 196.696.572.976 (42.923.729.474) (17.19) Chi phí 238.723.713.434 195.945.519.331 (42.778.194.103) (17.91) Lợi nhuận trước thuế 896.589.016 751.053.645 (145.535.371) (16.23) Lợi nhuận sau thuế 655.761.719 633.642.533 (22.119.186) (3.37)
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Bảng 1.1 cho thấy doanh thu giảm đáng kể trong giai đoạn 2021-2022 dẫn đến lợi nhuận cũng giảm giai đoạn này Cụ thể: ˗ Về doanh thu: Năm 2021, doanh thu của công ty là 239.620.302.450 VND nhưng đến năm 2022 con số này giảm còn 196.696.572.976 VND, tương ứng với việc giảm 17.19% so với năm 2021 ˗ Về chi phí: Trong giai đoạn 2021-2022, chi phí giảm 42.778.194.103 VND (từ 238.723.713.434 VND xuống 195.945.519.331 VND), tương ứng với tốc độ giảm 17.91% so với 2021
12 ˗ Về lợi nhuận: Việc doanh thu giảm 17.19% trong khi chi phí giảm đến 17.91% khiến cho lợi nhuận ròng của công ty có sự giảm nhẹ Năm 2021, lợi nhuận sau thuế là 655.761.719 VND nhưng đến năm 2022 con số này giảm còn 633.642.533 VND, tương ứng với việc giảm 3.37% so với năm
THỰC TẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Quản lý nhân sự
Hình 2.1: Quy trình tuyển dụng
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Bước 1: Lên kế hoạch tuyển dụng: Phòng Tổ chức hành chính sẽ tìm hiểu xem công ty và các bộ phận để xác định xem đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nào, thời gian tuyển dụng, ngân sách, tiêu chí tuyển dụng Từ đó, lập mô tả công việc (Job Description)
Bước 2: Thông báo tuyển dụng: Sau khi thực hiện xong quá trình chuẩn bị tuyển dụng sẽ đến bước tìm kiếm ứng viên thông qua các kênh tuyển dụng
Thông báo này được đăng trên các kênh như: trang web công ty, các trang việc làm trực tuyến, mạng xã hội hoặc các nguồn khác phù hợp
Bước 3: Chọn lọc ứng viên: Sau khi nhận được đơn ứng tuyển, nhân sự tiến hành sàng lọc và đánh giá hồ sơ ứng viên Các tiêu chí chọn lọc bao gồm học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng phù hợp với công việc
Bước 4: Phỏng vấn: Các ứng viên được lựa chọn sẽ được mời đến tham gia phỏng vấn Hội đồng phỏng vấn sẽ bao gồm Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Cán bộ phòng ban liên quan đến vị trí tuyển dụng
Bước 5: Thử việc: Các ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng sẽ nhận được thư mời nhận việc (Offer Letter) Thời gian thử việc sẽ diễn ra từ 1-2 tháng (tùy vị trí)
Bước 6: Tuyển chọn chính thức: Nếu ứng viên hoàn thành thành công giai đoạn thử việc và đáp ứng các yêu cầu công việc, nhân sự sẽ chọn ứng viên phù hợp nhất để tuyển chọn chính thức Phòng Tổ chức hành chính sẽ ký Hợp đồng chính thức với nhân sự
Hình 2.2: Mẫu tuyển dụng nhân sự của công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2.1.2 Kết quả tuyển dụng và tổ chức lao động
Các bước trong quy trình tuyển dụng của công ty đã được tuân thủ thực hiện khá tốt, vì vậy đã tuyển dụng được đủ nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Kết quả tuyển dụng lao động của Công ty
Số lao động nghỉ hưu và chuyển công tác 3 4 1 33.33
Lao động chuyển công tác đến bộ phận khác 1 2 1 100
Số lao động tuyển mới 10 12 2 20
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Công ty CP Hoàng Ninh Group sắp xếp và bố trí lao động dựa trên nhu cầu công việc và kỹ năng của từng nhân viên Đối với bộ phận gián tiếp trong phòng ban, công ty sẽ xem xét kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên để đảm bảo phù hợp với vai trò và trách nhiệm được giao
Khi nhân viên thấy năng lực không phù hợp với vị trí hiện tại mà phù hợp với một phòng ban khác trong công ty Công ty sẵn sàng tạo điều kiện cho nhân viên thuyên chuyển công tác Trong năm 2021, công ty đã tạo điều kiện cho 1 nhân sự chuyển sang bộ phận khác công tác Con số này đến năm 2022 là 2 người Đối với các nhân viên hành chính văn phòng, nhân viên làm việc ngày 8 tiếng: sáng từ 8h-12h00, chiều từ 13h-17h00 Người lao động được nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật Đối với nhân viên sản xuất, tùy vào tình hình sẽ phân làm việc hành chính hoặc theo ca Khi phân chia công việc theo ca, công ty sẽ đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý đồng thời trợ cấp khi làm đêm
Việc bố trí thời gian làm việc tại công ty phù hợp với đa số lao động làm việc tại đơn vị, nó khiến họ có ý thức trách nhiệm làm việc cao hơn, có tinh thần hợp tác cao hơn trong công việc
2.1.3 Hoạt động đào tạo nhân sự Đối với nhân viên mới vào: ˗ Công ty sẽ có một buổi đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, nội quy của công ty để nhân sự làm quen ˗ Các buổi đào tạo về nghiệp vụ liên quan đến vị trí Đối với nhân viên chính thức: Công ty CP Hoàng Ninh Group dựa trên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo để trích từ 3-4% tổng quỹ lương để đầu tư vào công tác đào tạo Mục tiêu của công tác đào tạo là hỗ trợ CBCNV nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, bao gồm cả đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài và tổ chức các đợt tham quan, học tập tại nước ngoài
Mục đích, đối tượng áp dụng: Động viên khích lệ công nhân viên gắn bó cống hiến lâu dài cho công ty; Tạo động lực nhân viên yên tâm, nâng cao khí thế hăng say sản xuất kinh doanh; Xây dựng văn hóa Công ty CP Hoàng Ninh Group trong mỗi nhân viên
=> Công ty đã đưa ra chính sách phúc lợi dành cho CBCNV trong công ty Quỹ phúc lợi công ty là một trong những các quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của công ty Việc lập và sử dụng quỹ phúc lợi nhằm chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV và thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Chính sách phúc lợi được thể hiện chi tiết tại Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Chính sách phúc lợi CBCNV
STT Các khoản chi Đơn vị tính Mức chi
1 Trợ cấp thường xuyên cho
CBCNV thuộc diện hộ nghèo Đồng/tháng/ người 500.000-2.000.000
2 Hỗ trợ đột xuất Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau Đồng/lần/trường hợp 500.000-2.000.000
3 Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ Đồng/người 200.000-500.000
4 CBCNV-LĐ, người thân bệnh Đồng/người 500.000
5 Sinh nhật CBCNV-LĐ (chưa bao gồm tiền tổ chức) Đồng/người 300.000
6 Quốc tế phụ nữ, phụ nữ Việt
7 Quốc tế thiếu nhi (con CBCNV-
8 Trung thu (quà quy đổi) Đồng/người 300.000
9 Du lịch (hàng năm) Đồng/người 1.000.000-
10 CBCNV kết hôn (nghỉ 3 ngày) Đồng/người 500.000-1.000.000
2/9, tết dương lịch) Đồng/người 300.000-1.000.000
12 Thưởng Tết, tháng lương thứ 13 Đồng/người Tùy theo kết quả
13 Thưởng sáng kiến Đồng/tháng/người 300.000-1.000.000
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Quản lý vật tư, thiết bị sản xuất
Dưới dây là mô tả chi tiết về các công tác quản lý vật tư trong Công ty CP Hoàng Ninh Group: Định mức vật tư
● Xác định nhu cầu vật tư: Công ty cần xác định được chính xác nhu cầu về vật tư trong quá trình sản xuất bao gồm các nguyên liệu, dụng cụ và linh kiện cần thiết
● Xác định số lượng và chất lượng: Cần xác định số lượng, chất lượng vật tư để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm than
● Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: Công ty nghiên cứu và tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy, có chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý
● Đặt hàng và tiếp nhận vật tư: Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, thực hiện việc đặt hàng và tiếp nhận vật tư từ nhà cung cấp
Quản lý vật tư trong kho và quản lý kho
● Kiểm kê vật tư: Đảm bảo sự khớp nhau giữa số lượng vật tư thực tế và số lượng ghi nhận trong hệ thống quản lý
● Sắp xếp và lưu trữ: Mỗi loại vật tư được đánh dấu, ghi nhãn và sắp xếp theo nhóm tương ứng để tiết kiệm thời gian tìm kiếm
● Quản lý kho: xác định số lượng tồn kho, theo dõi các giao dịch nhập xuất, và đảm bảo rõ ràng về vị trí và trạng thái của vật tư trong kho
● Xác định nhu cầu cấp phát: Các phòng ban hoặc bộ phận sản xuất xác định nhu cầu vật tư của mình, đưa ra yêu cầu cấp phát dựa trên kế hoạch sản xuất hoặc công việc cụ thể
● Đảm bảo cung cấp đúng lúc và số lượng: Sau khi yêu cầu cấp phát được xác nhận, công ty cung cấp vật tư đúng lúc và số lượng cần thiết cho các phòng ban hoặc bộ phận tương ứng
Kiểm soát việc tiêu hao vật tư
● Theo dõi việc sử dụng vật tư: theo dõi số lượng tiêu thụ, thời gian sử dụng và mức độ sử dụng vật tư
● Kiểm soát và cải tiến tiêu hao vật tư: Công ty áp dụng các biện pháp kiểm soát như giám sát tiêu thụ, kiểm tra kỹ thuật, đào tạo nhân viên và áp dụng các phương pháp tiết kiệm vật tư
2.2.2 Quản lý thiết bị sản xuất
Căn cứ vào tính chất TSCĐ của doanh nghiệp, TSCĐ được tiến hành thực hiện qua các công việc sau:
Mua sắm thiết bị (tài sản cố định)
● Xác định nhu cầu: Các phòng ban liên quan, như kỹ thuật, sản xuất và bảo trì, sẽ xác định nhu cầu về thiết bị mới dựa trên yêu cầu sản xuất, nâng cấp công nghệ hoặc thay thế thiết bị cũ
● Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp: Công ty sẽ tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp thiết bị phù hợp, tiến hành thương thảo giá cả và điều kiện hợp đồng
● Đặt hàng thiết bị: Công ty sẽ tiến hành đặt hàng thiết bị từ nhà cung cấp đã chọn, ký hợp đồng và xác định các điều kiện về giao hàng, thanh toán, bảo hành, v.v
● Vị trí và lắp đặt: Công ty sẽ xác định vị trí và tiến hành lắp đặt thiết bị tại các khu vực phù hợp trong nhà máy sản xuất than
● Ghi nhận thông tin: Công ty sẽ ghi nhận thông tin chi tiết về thiết bị, bao gồm thông tin đặc điểm kỹ thuật, ngày bắt đầu sử dụng, giấy tờ liên quan,
Sửa chữa, bảo dưỡng và khấu hao thiết bị
● Sửa chữa và bảo dưỡng: Công ty sẽ thiết lập các lịch trình sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và duy trì hiệu suất cao
● Khấu hao tài sản: Công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính toán giá trị khấu hao của thiết bị Quản lý khấu hao cơ bản giúp doanh nghiệp đánh giá tình trạng tài sản xem cái nào cần bảo dưỡng, cần thay mới, cần thanh lý, cần nâng cấp
Cập nhật thông tin về thiết bị
● Theo dõi và báo cáo: Công ty sẽ thường xuyên theo dõi và báo cáo về tình trạng, hiệu suất và sự cần thiết của thiết bị
Quản lý sản xuất – giá thành
Hình 2.3: Quy trình sản xuất than
(Nguồn: Phân xưởng sản xuất)
Tiền xử lý: Trước khi được chế biến, than thô cần trải qua một quá trình tiền xử lý để loại bỏ các tạp chất không mong muốn Điều này có bao gồm việc sàng lọc, rửa và làm sạch than
Nghiền: Đá than được đưa vào các máy nghiền để nghiền nhỏ thành các mảnh vụn nhỏ hơn Quá trình này giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa than và chất cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhiệt phân tiếp theo
Sàng lọc: Các mảnh vụ đá than sau khi nghiền được đưa qua các bộ sàng lọc để loại bỏ cá tạp chất không mong muốn như đất, đá, cát và kim loại
Nhiệt phân: Mảnh vụn than được đặt trong lò nhiệt phân hoặc lò cốc Trong quá trình nhiệt phân, than được gia nhiệt trong môi trường không khí có hạn chế dưỡng chất, tạo ra các chất cháy, khí và cốc than
Xử lý và tinh lọc: Các chất cháy và khí từ quá trình nhiệt phân được đưa qua các quy trình xử lý và tinh lọc để loại bỏ các chất tạp nhiễm và tăng nồng độ carbon
Xuất xưởng: Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất và chế biến, than được chuyển đến khu vực xuất xưởng Tại đây, sản phẩm than sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty và khách hàng Sau đó than được vận chuyển đến địa chỉ của khách hàng
Quản lý giá thành bao gồm việc mô tả khái quát cách thức tính giá thành của doanh nghiệp; mô tả khái quát các yếu tố/khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm của công ty; và chỉ ra biện pháp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty
Việc quản lý giá thành tại công ty được tiến hành cụ thể như sau:
Phân tích chi phí: Công ty sẽ phân tích và xác định các khoản mục chi phí liên quan đến quá trình sản xuất than Điều này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, năng lượng, thiết bị, vận chuyển, bảo trì, quản lý,
Xác định đơn vị tính: Công ty sẽ xác định đơn vị tính cho sản phẩm, ví dụ như đơn vị trọng lượng (tấn) hoặc đơn vị thể tích (mét khối) của than
Phân bổ chi phí: Công ty sẽ phân bổ chi phí vào sản phẩm dựa trên phương pháp phù hợp, chẳng hạn như phân bổ theo tỷ lệ tiêu thụ nguyên vật liệu, hoặc phân bổ theo thời gian hoạt động của các thiết bị
Tính giá thành: Dựa trên phân tích và phân bổ chi phí, công ty sẽ tính toán giá thành sản phẩm bằng cách tổng hợp tất cả các khoản mục chi phí liên quan và chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất
Yếu tố/khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí lao động; Chi phí năng lượng; Chi phí thiết bị; Chi phí vận chuyển; Chi phí quản lý
Biện pháp kiểm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm: Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu; Tối ưu hóa quy trình sản xuất; Quản lý nhân sự hiệu quả; Đầu tư vào công nghệ tiên tiến; Theo dõi và đánh giá chi phí
⇨ Công thức tính giá thành: Giá bán dự kiến= CPSXKD + CPSXKD x A Giá bán công bố = Giá bán dự kiến sau khi đã được điều chỉnh
Trong đó: X là lợi nhuận định mức, bình quân A = 20% Khối lượng sản xuất được xác định trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
Ngoài ra, tùy theo số lượng nhất định, khách hàng sẽ nhận được mức chiết khấu tương ứng.
Quản lý tiêu thụ sản phẩm
Công ty CP Hoàng Ninh Group với lĩnh vực về than, do đó công ty theo mô hình kinh doanh B2B Dựa trên mô hình đó, công ty có các dạng kênh phân phối như sau:
Hình 2.4: Kênh phân phối của công ty
Hiện tại, Công ty Hoàng Ninh Group đang sử dụng 3 kênh phân phối chủ yếu: Kênh trực tiếp, kênh một cấp, kênh hai cấp Tức là công ty vừa cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất
(kênh trực tiếp) vừa phân phối sản phẩm tới các đại lý bán buôn và bán lẻ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng (kênh một cấp và kênh hai cấp) Công ty tìm kiếm khách hàng thông qua các mối quan hệ đối tác lâu dài do có chất lượng hàng hóa tốt và đảm bảo khả năng cung ứng ổn định, ngoài ra công ty còn tham gia đấu thầu để mang về nhiều hợp đồng lớn và khách hàng giá trị, tiềm năng trên thị trường Có thể nhắc tới một số gói thầu tiêu biểu: Năm
2017, công ty Hoàng Ninh trúng gói thầu trị giá hơn 3 tỷ đồng cho dịch vụ bốc xúc, các sản phẩm về than cám của Công ty TNHH một thành viên 45 mời thầu Hiện nay, công ty ưu tiên phát triển hệ thống kênh trực tiếp tới các nhà máy, xí nghiệp, có chính sách giá bán linh hoạt đối với từng thị trường Một số khách hàng của công ty:
- Công ty CP may Đại Lâm: thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (than cám)
- Công ty TNHH Vimark: D7, khu công nghiệp Đình Trám, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (than cục)
- Chi nhánh khách sạn Mường Thanh Bắc Giang - Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên: khu công nghiệp 3/2, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (than cám)
2.4.2 Biện pháp xúc tiến bán hàng
Dưới đây là một số biện pháp mà Công ty CP Hoàng Ninh Group tiến hành để thúc đẩy hoạt động bán hàng Đối với khách hàng trực tiếp của công ty:
Xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết để đánh giá và đề xuất ưu đãi đặc biệt cho khách hàng Cung cấp các gói ưu đãi đặc biệt, giảm giá hoặc quà tặng để khuyến khích sự trung thành của khách hàng Tùy thuộc khối lượng đơn hàng mà sẽ có chương trình chiết khấu, quà tặng tương ứng
Bảng 2.4: Chiết khấu khách hàng
(Đơn vị: VND) Danh mục Tổng giá trị đơn hàng Mức chiết khấu
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Đối với các cấp đại lý:
Công ty xây dựng hợp đồng nguyên tắc phân phối cấp 1, cấp 2 Trong đó quy định rõ mức chiết khấu, những hỗ trợ để thúc đẩy việc bán hàng
Bảng 2.5: Chính sách chiết khấu cho nhà phân phối
Mức Sản Lượng Sản Lượng Chiết khấu
Chiết khấu theo doanh thu năm: Ngoài tỷ lệ chiết khấu thương mại được hưởng theo doanh thu hàng tháng như trên, công ty luôn theo dõi mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng năm của các trung gian và có mức chiết khấu tùy theo mức hàng hóa tiêu thụ trong năm
Chính sách chiết khấu thanh toán: Thành viên kênh trả tiền ngay sẽ được hưởng chiết khấu từ 1-2% trên doanh thu bán hàng Mức chiết khấu giao động tùy thuộc số lượng hàng bán ra trong một đơn hàng
2.4.3 Quản lý hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng
26 tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất và trong trường hợp giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc niên độ kế toán
Bảng 2.6: Bảng theo dõi hàng tồn kho (2022)
Hàng đang đi trên đường
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hàng hóa kho bảo thuế
Hàng hóa bất động sản
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Quản lý, sử dụng vốn
Bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu cả hai năm 2021 và 2022 đều chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ lệ nợ phải trả
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2022
(Nguồn: Bộ phận Kế toán tài chính)
Trong năm 2021, công ty đã có tổng nguồn vốn là 283.492.020.563 VND Trong số đó, vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn với 235.449.607.421 VND, tức là 83.1% tổng nguồn vốn Còn lại, số tiền nợ phải trả là 48.051.413.142 VND, chiếm 16.9% tổng nguồn vốn Tuy nhiên, đến năm 2022, tổng nguồn vốn đã giảm còn 276.941.333.823 VND Mặc dù vậy, vốn chủ sở hữu đã tăng lên thành 236.000.000.000 VND, chiếm 85.2% tổng nguồn vốn Trong khi đó, số tiền nợ phải trả đã giảm xuống còn 40.941.333.823 VND, chỉ chiếm 14.8% tổng nguồn vốn
Sự tăng vốn chủ sở hữu so với năm 2021 là kết quả của việc công ty đã đầu tư thêm vốn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất và tăng tài sản dài hạn Việc vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đã giúp công ty duy trì tình hình tài chính vững vàng, tránh áp lực từ phía ngân hàng và tăng tính độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Nhìn vào bảng 2.8, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2021, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn, với tỷ lệ lần lượt là 74.6% và 25.4% Đến năm 2022, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn, nhưng đã có sự thay đổi về tỷ lệ
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2021-2022
(Nguồn: Bộ phận Kế toán tài chính)
Cụ thể, giá trị tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn 192.698.870.520 VND trong năm 2022, tương đương với mức giảm 8.88% so với năm 2021 Trong khi đó, giá trị tài sản dài hạn đã tăng lên thành 84.242.463.303 VND, tương đương với mức tăng 16.98%
Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2021-
2022, mặc dù tổng vốn có một sự giảm nhẹ từ 283.492.020.563 VND xuống còn 276.941.333.823 VND, tuy nhiên tài sản dài hạn đã tăng lên, cho thấy công ty đã tập trung vào việc đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường độc lập tài chính
Tổ chức lao động, đời sống văn hóa
Để khuyến khích tinh thần đoàn kết và sáng tạo, công ty thường tổ chức các hoạt động giao lưu thi đua văn nghệ giữa các phòng trong công ty vào dịp Tết Đây là cơ hội để nhân viên tỏa sáng tài năng và gắn kết với đồng nghiệp, tạo ra một không khí vui tươi và thân thiện trong công ty Ngoài ra, công ty cũng tổ chức hội thao định kỳ, tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện sự rèn luyện thể chất và tạo sự gắn kết trong tập thể công ty
Hình 2.5: Hội thi văn nghệ cuối năm
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Từ năm 2015 đến nay, bà Nguyễn Thị Ngoan, Tổng giám đốc của Công ty, đã ủng hộ hơn 1 tỷ đồng từ lợi nhuận để giúp đỡ người nghèo, xây nhà cho phụ nữ khó khăn, và tham gia các hoạt động thiện nguyện như hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 Đặc biệt, năm 2021, bà Nguyễn Thị Ngoan, Giám đốc công ty, nhận giấy khen vì đã có thành tích hỗ trợ dịch Covid-19 Với vai trò Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Nữ doanh nhân huyện Việt Yên, Tổng giám đốc tích cực vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn chung sức hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, không may hoạn nạn
Bảng 2.9: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Thuế giá trị gia tăng 1.267.077.963 3.400.990.701
Thuế nhà đất và tiền thuê đất 3.211.829
Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
(Nguồn: Bộ phận Kế toán tài chính)
Trong giai đoạn 2021-2022, Công ty đã thực hiện thống kê và ghi nhận các khoản thuế, phí, lệ phí mà công ty phải nộp cụ thể: Năm 2021: 1.531.845.875
VND, năm 2022: 3.828.576.327 VND Các khoản này bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất và tiền thuê đất và một số khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Công ty đã thực hiện nộp đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí đã được thống kê
THU HOẠCH - NHẬN XÉT - ĐỀ XUẤT
Thu hoạch
Trong đợt thực tập tốt nghiệp tại đơn vị kinh doanh sản xuất than, sinh viên đã thu hoạch được nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh, cách thức tổ chức và vận hành hoạt động của doanh nghiệp:
Quy trình sản xuất than: Sinh viên đã nắm được và hiểu rõ về quy trình sản xuất than từ khâu vận chuyển, xử lý, chế biến và đóng gói sản phẩm cuối cùng Sinh viên đã được tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất và thấy được cách thức, phương pháp thực hiện từng giai đoạn trong quy trình sản xuất
Quản lý chất lượng và vận hành: Sinh viên đã tìm hiểu về quy trình kiểm tra chất lượng trong sản xuất than và việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định Sinh viên đã được làm quen với các phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng than cũng như quy trình giám sát và cải tiến chất lượng Sinh viên đã nhìn thấy cách thức tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất trong đơn vị Từ việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguồn nhân lực, định lượng nguyên liệu và vật tư đến quản lý chất lượng quy trình sản xuất và giám sát hiệu suất
Xúc tiến bán hàng: Sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về biện pháp xúc tiến bán trong ngành công nghiệp than - một trong những ngành công nghiệp khá đặc thù Từ việc nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng, xây dựng chiến lược, đến triển khai các biện pháp xúc tiến bán hàng
Ngoài ra về các hoạt động quản lý tài chính, sinh viên đã nắm bắt được cách thức quản lý tài chính của một doanh nghiệp sản xuất than Điều này bao gồm việc định lượng nguồn vốn, quản lý chi phí, kiểm soát nguồn thu và lợi nhuận, cũng như việc lập báo cáo tài chính và thực hiện các quy trình kiểm toán
3.1.2 Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
Thực tập tại Công ty CP Hoàng Ninh Group đã mang lại cho sinh viên nhiều trải nghiệm thực sự đáng nhớ Khoảng thời gian vừa qua đã cho sinh viên nhiều kinh nghiệm quý báu, tại đây sinh viên đã trau dồi được nhiều kiến thức, nắm được cách thức tổ chức lao động, làm quen với quy trình tuyển dụng và tạo hồ sơ nhân viên, cũng như cách phân công công việc và quản lý nhân sự Sinh viên đã hiểu được sự quan trọng của việc phù hợp giữa nhu cầu công việc và kỹ năng của nhân viên, cũng như cách thức tạo một môi trường làm việc hiệu quả và động viên đội ngũ nhân viên
Bên cạnh đó sinh viên cũng thấy được công tác tổ chức các hoạt động đào tạo diễn ra như thế nào, sinh viên đã thấy cách thức định hướng và triển khai các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp Từ việc xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, đến việc đánh giá một chương trình đào tạo sao cho hiệu quả, minh bạch Cùng với đó là các kỹ năng cứng về nghiệp vụ tính lương, cách thức tổ chức sản xuất sao cho năng suất
Ngoài các kỹ năng cứng về nghiệp vụ, công ty cũng đã cho sinh viên học hỏi được kỹ năng mềm, các tác phong làm việc chuyên nghiệp trong công việc bao gồm cách ứng xử, ăn mặc và cách giao tiếp trong môi trường làm việc Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì tác phong chuyên nghiệp để xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên Từ việc tham gia các cuộc họp và thảo luận, viết báo cáo và gửi email chuyên nghiệp đến việc tương tác với người xung quanh, sinh viên đã thấy được sự giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng trong dù làm việc ở bất kỳ đâu
Tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, quản trị thời gian hay làm việc nhóm đều là những yếu tố quan trọng không thể thiếu đi cùng với kỹ năng
33 chuyên môn Nắm bắt được tầm quan trọng của chúng, sinh viên tin rằng đây sẽ là hành trang vững chắc giúp phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Nhận xét, đánh giá
Dựa trên các mặt đã khảo sát được trong công ty Hoàng Ninh Group, có thể dễ dàng nhìn thấy được các điểm sáng của công ty Đơn vị có quy trình tổ chức sản xuất than hiệu quả, từ việc lập kế hoạch sản xuất, định lượng nguyên liệu và vật tư, quản lý quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng Điều này giúp đảm báo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả kinh doanh tốt Công ty đạt được các chỉ tiêu sản xuất và doanh thu đã đề ra cho năm 2022 là 196 tỷ, cho thấy khả năng tổ chức và quản lý hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh cho thấy được sự chuyên nghiệp và khả năng định hướng chiến lược của công ty
Về công tác quản lý nhân sự: công ty có quy trình tuyển dụng và phát triển nhân viên chuyên nghiệp Việc phù hợp giữa nhu cầu công việc và kỹ năng của nhân viên giúp đảm bảo đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc và đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất Công ty có chế độ đãi ngộ và trả lương công bằng, minh bạch tạo động lực và đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, góp phần cải thiện hiệu suất làm việc và giữ chân nhân tài chất lượng
Bên cạnh công tác quản lý con người thì các công tác quản lý vật tư, thiết bị cũng cho thấy sự chuyên nghiệp trong quy trình Từ việc đặt hàng, kiểm tra chất lượng đến việc lưu trữ và sử dụng luôn rõ ràng giúp đảm bảo nguồn cung cấp vật tư ổn định và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên Công có cũng quan tâm đến vấn đề bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị định kỳ, giúp duy trình hiệu suất và độ tin cậy của các thiết bị sản xuất, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo sự vận hành của máy móc
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm song Công ty CP Hoàng Ninh Group cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
Trong công tác quản lý nhân sự đang thiếu việc phát triển chuyên môn sâu và sự đang dạng trong đội ngũ nhân viên Công tác đăng tin tuyển dụng nhân sự chưa tận dụng được các trang web tuyển dụng phổ biến như linkedin, topcv, indeed, để thu hút nhân tài mà chỉ đang thực hiện việc đăng bài trên Facebook, trang cá nhân của công ty
Mặc dù công ty khá chú trọng công tác bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị nhưng các thiết bị chưa thực sự là hiện đại, còn có đôi chút lạc hậu và khó sử dụng Điều này gây ra sự chậm trễ trong quy trình sản xuất và ảnh hưởng đến hiệu suất, chất lượng than
Tình hình kinh doanh: Từ việc phân tích việc sử dụng vốn và dòng tiền của công ty ta thấy doanh thu, nguồn vốn 2022 giảm so với 2021, điều này khiến cho sức cạnh tranh của công ty giảm và khó cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
Công ty đang đối diện với một số khó khăn nêu trên, một số nguyên nhân đến từ sự biến đổi nhanh chóng của thị trường và quy định pháp lý và các nguyên nhân chủ quan đến từ quy chế, con người trong công ty Để vượt qua những hạn chế này, công ty cần tập trung vào việc nâng cao quy trình tổ chức quản lý nhân sự cũng như tăng cường cải tiến thiết bị.
Một số ý kiến đề xuất
Sau khi đã phân tích những ưu điểm và nhược điểm của Công ty CP Hoàng Ninh Group, sinh viên có đề xuất đưa ra ý kiến về giải pháp liên quan đến công tác quản lý của công ty:
Nâng cao tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh: Xem xét và cập nhật quy trình tổ chức sản xuất, đảm bảo tính linh hoạt và khả năng thích
35 ứng với biến đổi thị trường Điều này có thể bao gồm việc xem xét lại kế hoạch sản xuất, quản lý rủi ro và khả năng định hướng chiến lược linh hoạt Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, để cải thiện quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Điều này bao gồm đầu tư vào tự động hóa và hiện đại hóa các thiết bị và công nghệ sản xuất
Cải thiện công tác quản lý nhân sự: Tăng cường quá trình tuyển dụng và phát triển nhân viên Đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng được tối ưu hóa để thu hút nhân viên chất lượng và đa dạng bằng cách đa dạng hóa các kênh tuyển dụng (linkedin, indeed, topcv, …) Đồng thời, đầu tư vào chương trình đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng lực và kỹ năng của đội ngũ Tạo một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự tham gia và đóng góp của nhân viên Điều này có thể đạt được thông qua việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đồng đều, tạo điều kiện để nhân viên thể hiện ý tưởng sáng tạo và khuyến khích sự phát triển cá nhân
Tối ưu hóa công tác quản lý vật tư, thiết bị: Đầu tư vào hệ thống quản lý vật tư và thiết bị hiện đại để tăng cường quy trình quản lý từ đặt hàng, lưu trữ, kiểm soát và sử dụng Sử dụng các công nghệ và phần mềm quản lý để tối ưu hóa quy trình và đảm bảo tính chính xác và hiệu quả Đặt sự chú trọng vào bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị định kỳ Xây dựng một lịch trình bảo dưỡng định kỳ và theo dõi việc thực hiện để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của các thiết bị sản xuất Đồng thời, việc tối ưu hóa được việc mua sắm vật tư, thiết bị sẽ làm giảm chi phí sản xuất, từ đó có thể tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường
Sinh viên tin rằng với những đề xuất của mình sẽ có thêm ý tưởng để công ty có thể khắc phục được những hạn chế hiện tại và tiếp tục phát huy những điểm mạnh đang có