Quản lý thời gian bao gồm nhiều khía cạnh, như:· Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, ưu tiên công việc và lên kế hoạch thựchiện chúng theo thời gian cụ thể.· Ưu tiên công việc: Xác định côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Bàn luận về vấn đề “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói
quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ”
Trang 2MỤC LỤC
I LÝ THUYẾT 2
1 Lý thuyết quản lý thời gian 2
2 Tầm quan trọng của quản lý thời gian 2
3 Quy trình: 3
4 Các yếu tố ảnh hưởng 3
4.1 Chủ quan 3
4.2 Khách quan: 4
II.NỘI DUNG 4
1 Bình luận nhận định 4
2 Liên hệ 6
2.1 Tổng quan về vấn đề 6
2.2 Đánh giá 8
2.2.1 Mặt tích cực trong việc quản lý thời gian 8
2.2.2 Mặt tiêu cực trong việc quản lý thời gian 9
3 Tấm gương quản lý thời gian 13
3.1 Tấm gương thành công 13
3.2 Tấm gương thất bại 14
4 Rút ra bài học 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3I LÝ THUYẾT
1 Lý thuyết quản lý thời gian
Quản lý thời gian là quá trình tổ chức, sắp xếp và ưu tiên công việc, hoạt động trong cuộc sống để sử dụng thời gian hiệu quả nhất Mục tiêu của việc quản lý thời gian nhằm tăng cường năng suất làm việc, giảm stress, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và có thời gian dành cho các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi, sở thích cá nhân Quản lý thời gian là quá trình lập danh sách những điều phải làm, nguyên tắc thực hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, không bị lãng phí
Quản lý thời gian bao gồm nhiều khía cạnh, như:
· Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, ưu tiên công việc và lên kế hoạch thực hiện chúng theo thời gian cụ thể
· Ưu tiên công việc: Xác định công việc quan trọng và khẩn cấp nhất để làm trước, đảm bảo không bị sao lãng vào những việc không quan trọng
· Phân chia thời gian: Chia thời gian thành các đoạn ngắn, tập trung vào từng nhiệm vụ trong thời gian cụ thể và giữ đều đặn trong việc sử dụng thời gian
· Tránh lãng phí thời gian: Đề phòng việc lãng phí thời gian bằng cách tránh những hoạt động không cần thiết, giảm thiểu xao lãng và lười biếng
· Ứng dụng công nghệ: Sử dụng các công cụ, ứng dụng hỗ trợ quản lý thời gian để lên kế hoạch, theo dõi và tổ chức công việc một cách hiệu quả
· Tự kiểm soát: Tự giám sát và đánh giá quá trình quản lý thời gian để cải thiện và tối ưu hóa hiệu suất làm việc
Quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giúp ta tận hưởng cuộc sống hạnh phúc và thành công trong
sự nghiệp
2 Tầm quan trọng của quản lý thời gian
- Rút ngắn thời gian, nâng cao được năng suất làm việc
- Giảm áp lực và căng thẳng
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- Thực hiện mục tiêu nhanh hơn
Trang 4- Nâng cao sự tự tin, tiếp thêm năng lượng để có thể có thêm thời gian làm công việc mà bạn yêu thích
- Hạn chế những thói quen xấu
- Không mất nhiều công sức
3 Quy trình:
- Liệt kê và xếp hạng ưu tiên nhiệm vụ theo từng ngày, từng tuần, từng tháng dựa vào mục tiêu, định hướng trong công việc cũng như trong cuộc sống
- Cần phải đo lường, ước lượng thời gian cần để hoàn thành các công việc được đề ra
- Lập kế hoạch chi tiết, xác định thứ tự ưu tiên việc nào nên làm trước mỗi ngày
- Tiến hành thực hiện và cần phải bám sát kế hoạch đã đề ra
4 Các yếu tố ảnh hưởng
4.1 Chủ quan
vSức khoẻ, tính cách của bản thân:
Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng khá nhiều đến việc trì hoãn công việc gây mất rất nhiều thời gian Sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta lười làm việc, cảm giác mệt mỏi, đau nhức làm chúng ta không tập trung vào công việc dẫn đến chậm kế hoạch Thể lực tốt, tâm lý thoải mái thì hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch
=> Giành thời gian cho công việc và cho cả bản thân
vTính cách:
- Thói quen xấu: Dễ bị phân tâm bởi yếu tố gây xao nhãng, trì hoãn, làm nhiều việc một lúc, quá cả nể, ôm đồm,…
+ Trì hoãn: Căn bệnh trì hoãn là một trong những yếu tố gây mất thời gian nhất
Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết đoán và
từ đó trở thành một yếu tố cốt lõi giết chết thời gian Hiểu theo một cách khác là sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc, từ đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy trong mọi việc, khiến năng suất công việc giảm Trì hoãn gây ra nhiều thói quen xấu khác như: Sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ động từ đó gây lãng phí thời gian
Trang 5+ Dễ bị phân tâm: bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như điện thoại, chuyện trò với bạn bè nên không thể hoàn thành công việc đúng kế hoạch
- Cách tư duy, sự kiên nhẫn:
Tư duy, tiếp thu không tốt, thiếu sự linh hoạt, logic Thiếu sự kiên nhẫn nên không thể tập trung vào công việc => Ảnh hưởng đến quản lý thời gian
4.2 Khách quan:
- Công cụ và tiện ích để quản lý thời gian
+ Tích cực: hỗ trợ lập kế hoạch chi tiết, nhanh hơn, kiểm tra tiến độ, tránh gây xao nhãng
+ Tiêu cực: Tuy nhiên có thể gây tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, thiếu sự linh hoạt trong công việc
- Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm Sự cố như tắc đường, công việc đột xuất chen ngang,…ảnh hưởng đến quản lý thời gian của bản thân
II NỘI DUNG
1 Bình luận nhận định
Nhận định vấn đề: “ Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ ”
Trì hoãn hay trì hoãn công việc là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu
- Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm 8 chúng em hoàn toàn đồng tình với vấn đề “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng
họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ” quan sát được những người trì hoãn sẽ thường có một thói quen chung đó là luôn làm việc khi sắp tới thời hạn, họ có rất nhiều thời gian để làm việc nhưng họ lại
ưu tiên cho những cuộc chơi, giải trí, làm những thứ họ thích… mà quên đi mất những thứ sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ sau này như là : công việc, ôn thi thậm chí là cuộc chơi với những người bạn của họ Vì thế, những người có thói quen trì hoãn sẽ
Trang 6làm ảnh hưởng công việc dẫn tới tổn thất cho họ và nặng hơn là cả công ty, thất bại trong học tập và ảnh hưởng tới các mối quan hệ của họ
- Gây lãng phí thời gian: Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa Ngược lại, nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì các bạn không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện
- Đánh mất nhiều cơ hội: Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra Theo đó, trong khoảng thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới khởi động Và tất nhiên, khi họ về đích thì các bạn mới đi được một phần nhỏ của hành trình
- Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác: Có thể thấy, sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác Nói như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình Trong cuộc sống, để có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó Do vậy, hãy trân trọng và đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì
- Có thể thấy, trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân
Thói quen trì hoãn công việc còn có thể làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội
để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh Và như thế, trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kỹ năng giải quyết,
xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể
Tựu chung lại, trì hoãn công việc là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện bản thân Đừng tạo điều kiện
Trang 7cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công của chính mình
Ví dụ: Trì hoãn bắt đầu phát sinh trì hoãn từ việc đi học Chúng ta sẽ bắt đầu trì hoãn về một số môn học chúng ta không hứng thú phải chịu đựng thầy cô mình không quý mến Một cách tự nhiên sẽ sinh ra trì hoãn vì chán - ngán Và tự đặt câu hỏi làm việc này sẽ có ích gì cho mình sau này ?
Khi đi làm bạn hiểu rõ việc này quan trọng như nào nhưng vẫn trì hoãn vì cảm thấy sợ, ngại gọi cho khách vì sợ bị từ chối , sợ trò chuyện với sếp vì sợ bị chỉ trích, đánh giá năng lực của mình => Nỗi sợ sinh ra trì hoãn
2 Liên hệ
II.1 Tổng quan về vấn đề
Thực trạng về việc quản lí thời gian của giới trẻ hiện nay
- Hiện nay, thực trạng quản lí thời gian của giới trẻ vẫn còn khá phức tạp và đa dạng Có thể thấy, với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, chúng ta như đang sống nhanh hơn, vội vàng hơn, chạy đua từng chút một với thời gian mong sao có thể tận dụng tối đa quỹ thời gian của mình Nhiều bạn trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí thời gian và áp dụng các kĩ năng cần thiết để đạt hiệu quả cao trong học tập và trong cuộc sống Họ biết cách quản lí thời gian hiệu quả để có thể hoàn thành công việc, mục tiêu theo đúng kế hoạch đề ra nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất Chẳng hạn như:
+ Lên kế hoạch và sắp xếp công việc một cách hợp lý để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn
+ Ưu tiên công việc quan trọng và ưu tiên theo mức độ cần thiết Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng sắp xếp các việc mình cần làm trước nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất thay vì tốn thời gian làm các công việc không quan trọng dẫn đến hiệu suất làm việc kém hiệu quả
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí thời gian như lịch làm việc, danh sách công việc, báo thức để giúp đảm bảo việc hoàn thành đúng thời hạn Điều này khá thích hợp cho những bạn trẻ hay quên, không nhớ những việc mình sẽ phải làm, đặc biệt khi bị
dí deadline
Trang 8+ Không lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết hoặc không quan trọng mà chỉ chú tâm vào việc mình làm Bởi lẽ, càng dành nhiều thời gian vào những việc vô ích bao nhiêu, chúng ta lại càng để bản thân mất đi quỹ thời gian quý báu bấy nhiêu Thay vào đó, hãy tập trung vào công việc hiện tại và không để những việc khác ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đừng cho bản thân bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh
+ Biết cân bằng giữa học tập và giải trí Chính vì vậy, sức khỏe của họ được đảm bảo, nâng cao, cũng như tránh tình trạng stress kéo dài
+ Ngoài ra, nhiều trường đại học cũng đã cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo về kỹ năng quản lí thời gian cho sinh viên để giúp họ có thể tổ chức thời gian một cách hiệu quả hơn
- Tuy nhiên, không phải ai cũng có cho mình những kiến thức, kĩ năng quản lí tốt thời gian Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chàng trai, cô gái sinh viên vùi đầu bên chồng sách vở, chạy deadline ngày qua ngày mà việc vẫn chưa đi đến đâu, đối mặt với
áp lực về thời gian do phải hoàn thành nhiều bài tập, dự án và kế hoạch học tập trong cùng một thời điểm, điều này không chỉ khiến hiệu quả học tập kém mà sức khỏe cũng
bị ảnh hưởng không hề nhỏ Họ vẫn đang gặp khó khăn trong việc quản lí thời gian và cần phải cải thiện kỹ năng này để đạt được thành công trong học tập và cuộc sống
- Nhiều người trẻ hiện nay đang gặp những thách thức lớn trong quản lí thời gian do sự phát triển của công nghệ và các hoạt động giải trí Họ dễ dàng bị phân tâm bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội và các hoạt động giải trí khác, dẫn đến việc họ không thể tập trung vào học tập và công việc
- Lãng phí thời gian nhàn rỗi cũng là biểu hiện đáng báo động khi không biết quản lí tốt thời gian của giới trẻ ngày nay Nó được thể hiện trong việc mọi người sử dụng những khoảnh khắc tự do này để theo đuổi những niềm vui tiêu khiển mà không
có sự cố gắng để tự phát triển Các bạn trẻ dường như tiêu thụ quá nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí mà ít quan tâm đến việc tự hoàn thiện bản thân Thời gian rảnh của họ thường bị lãng phí cho những thú vui ngắn hạn
- Trong các lớp học đại học, ta cũng dễ dàng bắt gặp một số sinh viên không tập trung vào việc học Thậm chí có người tham gia lớp học nhưng chỉ để gặp bạn bè,
Trang 9chơi game, và dành thời gian trên mạng xã hội Một số ít ngồi ở đầu lớp, nhưng không phải ai cũng thực sự nghiêm túc và tập trung vào việc học
- Hơn nữa, một số bạn trẻ đang trong tình trạng tự mãn và thái độ hời hợt với bản thân, khiến họ chậm chạp trong việc tự phát triển và đặt ra mục tiêu cho tương lai
Họ thường cho rằng tuổi trẻ còn dài, và họ có thể tận hưởng cuộc sống mà không cần phải nỗ lực Nhưng sự tự mãn này chỉ khiến họ tiếc nuối và hối hận khi tuổi trung niên đến Bởi họ đã lãng phí quá nhiều thời gian cho thú vui tuổi trẻ của mình, và họ sẽ phải trả 1 cái giá không hề nhỏ vì lối sống buông thả của bản thân
II.2 Đánh giá
II.2.1 Mặt tích cực trong việc quản lý thời gian
Lợi ích của kỹ năng quản lý thời gian
· Giúp nâng cao năng suất làm việc:
Nhiều người trong chúng ta không biết cách kiểm soát thời gian, họ thường
dễ dàng đánh mất sự tập trung khi làm việc Đồng nghĩa với việc công sức bỏ ra nhiều hơn mà chưa chắc đạt được hiệu quả như mong muốn Một khi hiểu rõ về kỹ năng này, bạn sẽ biết cách sắp xếp kế hoạch công việc hàng ngày dựa vào mức độ quan trọng theo thứ tự ưu tiên Biết tập trung vào những việc làm quan trọng, khẩn cấp cần hoàn thành trước để công việc đạt hiệu quả tốt hơn mà không tốn quá nhiều công sức
· Giúp giảm bớt áp lực và căng thẳng trong mọi việc:
Khi đối mặt với một khối lượng công việc quá lớn chúng ta thường cảm thấy chán nản, áp lực và căng thẳng Bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu để hoàn thành xong tất cả mọi thứ Lúc này nếu sở hữu khả năng quản lý thời gian, bạn có thể sắp xếp công việc một cách hợp lý có khoa học Từ đó, giải quyết mượt mà các vấn đề, giảm bớt áp lực trước deadline để đưa ra quyết định tốt hơn
· Hạn chế hình thành những thói quen xấu:
Khi đã rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian một cách bài bản, bạn sẽ dễ dàng tránh được những thói quen xấu có thể làm giảm hiệu suất làm việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân và công việc Ngoài việc kiểm soát thói quen xấu nó còn giúp bạn nâng cao môi trường làm việc, hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi theo hướng tích cực
· Hoàn thành tốt công việc nhưng không mất quá nhiều công sức:
Trang 10Như đã nói trước đó, quản lý thời gian tốt cho phép bạn làm được nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn mà không mất quá nhiều công sức Không chỉ vậy số lượng công việc và chất lượng công việc cũng sẽ được cải thiện nếu bạn tập trung cao độ khi làm việc
· Có thêm thời gian rảnh rỗi để làm những việc bạn yêu thích:
Bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để làm những việc yêu thích bằng cách ưu tiên công việc quan trọng, phân chia công việc hợp lý, tập trung vào hiệu suất làm việc
và hạn chế thời gian dành cho những hoạt động không cần thiết Việc này đem lại cơ hội để thưởng thức và tận hưởng những hoạt động mang lại niềm vui và sự hài lòng trong cuộc sống
· Giúp bạn hoàn thành và đạt mục tiêu nhanh hơn:
Chúng ta đều có những mục tiêu riêng cho mình, ngắn hạn hoặc dài hạn Mỗi mục tiêu đều có lịch trình riêng để hoàn thành Nhưng bạn có thể rút ngắn thời gian và đạt được mục tiêu nhanh hơn nếu vận dựng hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian Hiểu được tầm quan trọng của công việc này giúp bạn hoàn thành được những mục tiêu lớn hơn và nhanh hơn
II.2.2 Mặt tiêu cực trong việc quản lý thời gian
Thời gian là vàng, nhưng nó cũng là điểm yếu của hầu hết mọi người Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua sự khó chịu của việc không tối ưu hóa lịch trình của mình bằng cách cảm giác đi ngược lại đồng hồ Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người Việc quản lí thời gian kém hiệu quả sẽ để lại những tác hại tiêu cực cho chúng ta như:
· Luôn vội vàng:
Khi quản lý thời gian không hiệu quả, mọi công việc sẽ bị dồn dập, chồng chéo vào nhau Việc này chưa xong đã phải quay sang thực hiện nhiệm vụ khác, khiến bạn luôn trong tình trạng vội vàng, quay cuồng với công việc, công việc Chính vì không
có đủ thời gian làm việc, bạn cũng sẽ làm việc hấp tấp, bỏ qua giai đoạn kiểm tra và dễ dàng mắc phải sai sót, làm giảm sút hiệu suất công việc
· Không đảm bảo thời gian công việc, bị chậm trễ:
Không xây dựng kế hoạch thời gian khiến bạn khó hình dung được mình sẽ làm những việc gì trong thời gian nào, khi nào cần báo cáo công việc, tiến độ thực hiện