1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho trà túi lọc đảng sâm

72 30 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DƯỢC LIỆU (12)
    • 1.2. POLYPHENOL VÀ PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU (19)
    • 1.3. THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH (20)
    • 1.4. TIÊU CHUẨN CHÈ THẢO MỘC TÚI LỌC THEO TCVN 7975:2008 (23)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA NGUYÊN LIỆU ĐẢNG SÂM VÀ CỎ NGỌT (44)
    • 3.2. KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA THÀNH PHẨM TRÀ TÚI LỌC ĐẢNG SÂM (57)
    • 3.3. DỰ THẢO TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẢNG SÂM, CỎ NGỌT VÀ TRÀ TÚI LỌC ĐẢNG SÂM (60)

Nội dung

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho trà túi lọc Đảng sâm Tổng quan về các dược liệu, polyphenonl và phương pháp folin ciocalteu, thẩm định quy trình phân tích, tiêu chuẩn chè thảo mộc túi lọc theo TCVN 7975: 2008. Trình bày khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu Đảng sâm và Cỏ ngọt, khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trà túi lọc Đảng sâm, dự thảo tiêu chuẩn chất lượng của Đảng sâm, Cỏ ngọt và trà túi lọc Đảng sâm. Đưa ra các kết luận và đề nghị

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Rễ Đảng sâm, lá Cỏ ngọt được thu hái tại Kon Tum vào tháng 01 năm 2021

Dược liệu sau thu hái được rửa sạch, sấy khô để riêng sau đó xay thành bột mịn

Thành phẩm trà túi lọc Đảng sâm được sản xuất tại Công ty TNHH Dược liệu Dược Phẩm Trường Sinh, số lô 210201TS, hạn dùng 01/02/2023

Công thức cho 1 gói trà túi lọc Đảng sâm:

Rễ Đảng sâm (Radix Codonopsis javanicae)………1,94 g

Lá Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae) ……… 0,06 g

Bảng 2.1 Dược liệu đối chiếu sử dụng

Acid hydrocloric 2 M, acid sulfuric 10%, acid sulfuric 1 M, acid acetic, acid gallic, anhydrid acetic, cloroform, EtOH 56%, EtOH 70%, EtOH 80%, EtOH 96%, FCR 10%, MeOH, Na2CO3 7,5%, n-hexan, n-butanol, nước cất, dd magnesi sulfat 25%, dd chì mẫu

10 phần triệu Pb, dd đệm Ph 3,5, dd thioacetamid,… (Trung Quốc)

2.1.2.3 Trang thiết bị và dụng cụ

Bình chiết Soxhlet; Bình khai triển sắc ký (10 x 5 x 10 cm); Bình định mức dung tích 10 ml, 20 ml, 25 ml, 50 ml, 100 ml, 200 ml

Bản mỏng silicagel G; mao quản thuỷ tinh

Và một số dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm

Tên dược liệu đối chiếu Nguồn gốc

Rễ Đảng sâm (Radix Codonopsis javanicae) Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM

Lá Cỏ ngọt ( Folium Steviae rebaudianae) Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM

Bảng 2.2 Trang thiết bị sử dụng nghiên cứu

Tên thiết bị Nước sản xuất

Bể siêu âm Elma S180H Đức

Bếp đun cách thủy Memmert WNB 29 Đức

Cân phân tích Practum 224-1S độ nhạy 0,1 mg Đức Đèn soi UV 254/365 nm Vilber CN-6 Pháp

Hệ thống lọc áp suất giảm Gast DOA-P504-BN Mỹ

Tủ hút khí độc Việt nam

Tủ sấy Panasonic MOV-112 Nhật Bản

Kính hiển vi quang học CH20 BIMF200 (Olympus) Nhật Bản Máy cô quay Buchi Rotavapor R-220 kèm bộ sinh hàn tự động Haake K-20

Máy quang phổ UV-Vis TMEvolution 300

Và các trang thiết bị khác

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu Đảng sâm và Cỏ ngọt

2.2.1.1 Khảo sát đặc điểm thực vật học của Đảng sâm

Thu hái rễ Đảng sâm, quan sát, phân tích các đặc điểm: hình thái, kích thước, màu sắc, mùi vị, đặc điểm bên ngoài, bề mặt vết bẻ hay mặt cắt ngang của rễ, so sánh với tài liệu tham khảo (DĐVN V, phụ lục 12.2, trang PL-271 – PL-272)

Chuẩn bị mẫu rễ Đảng sâm tiến hành cắt nhuộm và soi vi phẫu dưới kính hiển vi, ghi nhận lại các đặc điểm, cấu tạo vi phẫu của các bộ phận

Dược liệu được phơi khô, xay mịn và tiến hành soi bột thân rễ dưới kính hiển vi Ghi nhận lại các đặc điểm của bột dược liệu [3]

2.2.1.2 Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu Đảng sâm Độ ẩm

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.6 (trang PL-203) Tiến hành ba lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Biểu thị kết quả: Sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm (khối lượng

/khối lượng) khi được làm khô ở 105 o C tính theo công thức:

Trong đó: mo là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử, tính bằng gam; m1 là khối lượng của phần mẫu thử đã sấy khô, tính bằng gam

Giới hạn cho phép: Không quá 15,0% [3]

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.8 (trang PL-204) Tiến hành ba lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Biểu thị kết quả: Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần (X%) theo dược liệu đã làm khô trong không khí được tính bằng công thức:

𝑚 0 × (100 − H)× 100 Trong đó: mo là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam; m1 là khối lượng của tro tổng số, tính bằng gam;

H là độ ẩm của dược liệu, tính bằng %

Giới hạn cho phép: Không quá 6,0% [3]

Tro không tan trong acid

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.7 (trang PL-203 – PL-204) Tiến hành ba lần xác định riêng rẽ từ ba lần xác định của tro toàn phần

Biểu thị kết quả: Tỷ lệ phần trăm của tro không tan trong acid (X%) so với dược liệu đã làm khô trong không khí được tính bằng công thức:

𝑚 0 × (100 − H)× 100 Trong đó: mo là khối lượng của phần mẫu thử đã nghiền được dùng để xác định tro toàn phần, tính bằng gam; m2 là khối lượng của tro không tan trong acid, tính bằng gam;

H là độ ẩm của dược liệu, tính bằng %

Giới hạn cho phép: Không quá 2,0% [3]

Tạp chất lẫn trong dược liệu

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 12.11 (trang PL-279) Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Biểu thị kết quả: Tỷ lệ phần trăm tạp chất lẫn trong dược liệu (X%) được tính như sau:

Trong đó: a là khối lượng tạp chất tính bằng gam; p là khối lượng mẫu thử tính bằng gam

Tạp chất vô cơ: Không quá 1,0%

Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3,0% [3]

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.4.8 (trang PL-197 – PL-198) Đánh giá kết quả: Màu nâu của dung dịch thử, nếu có, không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu

Giới hạn cho phép: Không được quá 20 phần triệu [3]

Chất chiết được trong dược liệu

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 12.10 (trang PL-278 – PL-279) Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng nước làm dung môi Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Biểu thị kết quả: Tỷ lệ phần trăm lượng chất chiết được bằng nước (X%) theo dược liệu khô tính bằng công thức:

𝑚 0 × (100 − H)× 100 Trong đó: mo là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử, tính bằng gam; m3 là khối lượng của chất đã chiết được, tính bằng gam;

H là độ ẩm của dược liệu, tính bằng %

Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu: Không được ít hơn 35,0% [3] Định tính

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phương pháp SKLM (phụ lục 5.4)

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu (qua rây số 355), chiết với 250 ml n-hexan (60 °C) bằng bộ chiết Soxhlet trong 1 giờ, lấy bã dược liệu cho bay hết hơi n-hexan, tiếp tục chiết với 250 ml methanol trong 1 giờ Lấy dịch chiết methanol cô quay thu hồi dung môi đến cắn, thêm 30 ml nước cất để hòa tan cắn Lắc kỹ dung dịch này với n-butanol bão hòa nước 3 lần, mỗi lần 20 ml Gộp dịch n-butanol, rửa dịch n-butanol 3 lần bằng nước cất,

23 mỗi lần 30 ml Lấy dịch butanol cô quay thu hồi dung môi được cắn Hòa tan cắn bằng

2 ml methanol được dịch chấm sắc ký

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần dung dịch thử

Hệ dung môi khai triển: Cloroform - methanol - nước (65 : 35 : 10), lắc kỹ lấy lớp dưới Cỏch tiến hành: Sử dụng bản mỏng Silicagel G, chấm riờng biệt lờn bản mỏng 10 àl mỗi dung dịch trên Sau khi khai triển sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng

Phát hiện: Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol 96%, sấy ở 105 °C trong 10 phút Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại (UV) bước sóng 365 nm Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu [3] Định lượng saponin

Theo phương pháp thử tại DĐVN IV (trang 754), phương pháp cân, phụ lục 3.1 (trang PL-115 – PL-117) Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

- Chuẩn bị mẫu thử: Cân chính xác 5 g bột dược liệu (rây qua rây số 355) và thêm 250 ml n-hexan (60 °C) vào bình cầu

- Xác định: Chiết bằng bộ chiết Soxhlet đến khi hết chất béo trong 6 giờ, lấy bã bay hết hơi n-hexan Chiết tiếp như trên bằng 250 ml cloroform trong 3 giờ, lấy bã bay hết hơi cloroform Chiết tiếp như trên bằng 250 ml methanol trong 6 giờ Lấy dịch chiết methanol cô quay thu hồi dung môi được cắn, thêm 30 ml nước cất để hòa tan cắn Lắc dung dịch này với n-butanol bão hoà nước cho đến khi lớp n-butanol không còn màu Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằng nước cất Lấy dịch butanol cô quay thu hồi n-butanol được cắn Hoà tan cắn bằng 2 ml ethanol 80% rồi chuyển vào một cốc đã được xác định khối lượng trước Bốc hơi trên cách thuỷ được cắn, sấy khô cắn ở 105 o C, trong 3 giờ Cân cắn

- Số lần xác định: Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Biểu thị kết quả: Hàm lượng saponin toàn phần (X%) được tính theo công thức:

X% = a × 100% m × (100 − H)× 100 Trong đó: a là khối lượng cắn saponin thu được, tính bằng gam; m là khối lượng dược liệu đã dùng, tính bằng gam;

H là độ ẩm của dược liệu, tính bằng %

Hàm lượng saponin toàn phần: Không nhỏ hơn 3,0% tính theo dược liệu khô kiệt [2]

2.2.1.3 Khảo sát đặc điểm thực vật học của Cỏ ngọt

Thu hái lá Cỏ ngọt, quan sát, phân tích các đặc điểm: hình thái, kích thước, màu sắc, mùi vị, đặc điểm bên ngoài, bề mặt vết bẻ hay mặt cắt ngang của rễ, so sánh với tài liệu tham khảo (DĐVN V, phụ lục 12.2, trang PL-271 – PL-272)

Dược liệu được phơi khô, xay mịn và tiến hành soi bột lá dưới kính hiển vi Ghi nhận lại các đặc điểm của bột dược liệu [3]

2.2.1.4 Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu Cỏ ngọt Độ ẩm

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.6 (trang PL-203) Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Giới hạn cho phép: Không quá 13,0% [3]

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 9.8 (trang PL-204) Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Giới hạn cho phép: Không quá 8,5% [3]

Chất chiết được trong dược liệu

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phụ lục 12.10 (trang PL-278 – PL-279) Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi Tiến hành 3 lần xác định riêng rẽ trên cùng mẫu thử đã chuẩn bị

Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu: Không được ít hơn 18,0% tính theo dược liệu khô kiệt [3] Định tính

Theo phương pháp thử tại DĐVN V, phương pháp SKLM (phụ lục 5.4)

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột thô dược liệu lá cỏ ngọt, thêm 20 ml methanol, lắc kỹ và đun sôi 2 phút trên cách thủy, lọc, dịch lọc thu được làm dung dịch thử

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1 g bột thô dược liệu lá cỏ ngọt (mẫu chuẩn), làm tương tự dung dịch thử, dịch lọc thu được làm dung dịch chất đối chiếu

Hệ dung môi: n-butanol - acid acetic - nước (30 : 10 : 10)

Cỏch tiến hành: Sử dụng bản mỏng Silicagel G, chấm riờng biệt lờn bản mỏng 10 àl mỗi dung dịch trên Sau khi khai triển sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng

Phát hiện: Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong methanol vừa pha, sấy bản mỏng ở

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA NGUYÊN LIỆU ĐẢNG SÂM VÀ CỎ NGỌT

Khảo sát đặc điểm thực vật học của Đảng sâm

Hình 3.1 Hình dạng toàn cây Đảng sâm Hình 3.2 Kích thước rễ Đảng sâm

Hình 3.3 Mặt cắt dọc rễ Đảng sâm

Hình thái: Rễ nạc, hình trụ có khi phân nhánh ở đầu, giữa hoặc cuối thân rễ

Màu sắc: Mặt ngoài màu nâu đến nâu vàng

Kích thước: Đường kính 0,8 - 1,5 cm, dài 14 cm Đặc điểm bên ngoài:

- Đầu trên phát triển to hơn, nhỏ dần về phía dưới, thân có nhiều vết sẹo

- Thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn

Mặt cắt dọc có màu trắng ngà đến vàng nhạt, lõi gỗ ở giữa thân phân nhánh hai bên, nhô lên tạo thành hai rãnh dọc chạy song song từ đầu trên đến cuối thân rễ

- Mùi thơm đặc trưng của sâm, không có mùi lạ

Kết luận: Sau khi so sánh các đặc điểm hình thái của rễ Đảng sâm với tài liệu tham khảo

[1, 3] Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa các điểm hình thái của dược liệu thu hái và tài liệu tham khảo

Hình 3.4 Vi phẫu mặt cắt ngang rễ Đảng sâm

Vi phẫu cắt ngang hình tròn, chia 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ chiếm 2/3 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 1/3

Vùng vỏ: Lớp bần ngoài cùng gồm 4 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt rách Mô mềm vỏ xếp cạnh lớp bần, cấu tạo bởi các tế bào nhiều cạnh, hơi dài dẹt Các tế bào libe nhỏ xếp sát nhau, xen kẽ các mô mềm vỏ gần vùng trung trụ

Vùng trung trụ: Mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm Giữa các dãy mạch gỗ hình nan quạt có tia ruột xuyên tâm ra mô mềm vỏ Tia ruột có các tế bào thành mỏng

Hình 3.5 Vi phẫu phóng to vùng vỏ rễ Đảng sâm

Hình 3.6 Vi phẫu phóng to vùng trung trụ rễ Đảng sâm

3.1.1.3 Đặc điểm bột dược liệu

Bột rễ màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ

Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm, mảnh mạch điểm; mảnh mạch mạng; khối inulin có nhiều hình dạng; hạt tinh bột đơn lẻ có rổn phân nhánh; tinh thể calci oxalat hình khối

Hình 3.7 Các cấu tử trong bột rễ Đảng sâm

1 Mảnh mô mềm; 2 Mảnh mạch điểm; 3 Mảnh mạch mạng; 4 Khối inulin;

5 Hạt tinh bột; 6 Tinh thể calci oxalat hình khối

Nhận xét: Kết quả phân tích vi phẫu rễ và đặc điểm bột dược liệu cho thấy rằng dược liệu sử dụng có các đặc điểm của Ngành Ngọc lan, Lớp Ngọc lan, Bộ Cúc, Họ Hoa chuông, Chi Codonopsis [1, 3]

Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu Đảng sâm

Bảng 3.1 Kết quả các đặc tính lý - hoá và hoạt tính sinh học của Đảng sâm Định tính:

Hình 3.8 Sắc ký đồ định tính mẫu nguyên liệu Đảng sâm và chất đối chiếu

(A: chưa phun thuốc thử, xem dưới UV 254 nm; B: đã phun thuốc thử, xem dưới ánh sáng thường; C: đã phun thuốc thử, xem dưới UV 365 nm; ĐC: Dược liệu đối chiếu, TDL: Mẫu thử dược liệu)

STT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Kết quả Mức yêu cầu Kết luận

2 Hàm lượng tro toàn phần % 6,0 ≤ 6,0 Đạt

3 Hàm lượng tro không tan trong acid % 0,4 ≤ 2,0 Đạt

5 Kim loại nặng (Chì) ppm < 20 ≤ 20 Đạt

6 Chất chiết được trong dược liệu % 72,96 ≥ 35,0 Đạt

7 Định lượng Saponin toàn phần % 1,98 ≥ 3,0 Không đạt

Sau khi chiết theo quy trình, nhận thấy các vết hiện rõ khi nhúng thuốc thử dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol 96%, sấy ở 105 °C trong 10 phút Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại (UV) bước sóng 365 nm

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử cho 3 vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị

Rf với 3 vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu

Kết luận: Qua kết quả khảo sát đặc điểm thực vật học và các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu Đảng sâm ta thấy mẫu nguyên liệu Đảng sâm đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Khảo sát đặc điểm thực vật học của Cỏ ngọt

Hình thái: Lá hình trái xoan hẹp hay hình trứng ngược

Màu sắc: màu xanh lục vàng

Kích thước: Lá dài từ 2,5 - 6,0 cm, rộng 1,0 - 1,8 cm Đặc điểm bên ngoài:

Hai mặt đều có lông mịn, mép lá khía răng cưa

Mặt trên lá có 3 gân nổi rõ cùng xuất phát từ cuống lá; gân phụ phân nhánh

Hương vị: Vị rất ngọt

Kết luận: Sau khi so sánh các đặc điểm hình thái của lá Cỏ ngọt với tài liệu tham khảo

[1, 3] Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa các điểm hình thái của dược liệu thu hái và tài liệu tham khảo

3.1.3.2 Đặc điểm bột dược liệu

Bột có màu vàng lục, vị ngọt

Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật hay đa giác Lông che chở đa bào, cấu tạo bởi 6 tế bào đến 8 tế bào hoặc nhiều hơn, các tế bào ngắn, hình vuông có 4 góc hình cung, tế bào đầu lông có thể nhọn hoặc tù Mảnh mô mềm hình trứng hay chữ nhật, thành mỏng Mảnh biểu bì mang lỗ khí Mảnh mạch mạng, mảnh mạch điểm, mảnh mạch xoắn Sợi tập trung thành bó hay sợi mang những gai nhỏ, rất nhọn Hạt phấn hoa to, hình cầu gai, bề mặt sần sùi

Hình 3.9 Các cấu tử trong bột lá Cỏ ngọt

1 Mảnh bần; 2 Lông che chở đa bào; 3 Mảnh mô mềm; 4 Mảnh biểu bì mang lỗ khí;

5 Mảnh mạch mạng; 6 Mảnh mạch điểm; 7 Mảnh mạch xoắn; 8 Sợi tập trung thành bó;

9 Sợi mang gai nhỏ; 10 Hạt phấn hình cầu gai

Nhận xét: Kết quả đặc điểm hình thái và đặc điểm bột dược liệu cho thấy rằng dược liệu sử dụng có các đặc điểm của Ngành Ngọc lan, Lớp Ngọc lan, Bộ Cúc, Họ Hoa Cúc, Chi Stevia [1,3]

Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết nguyên liệu Cỏ ngọt

Bảng 3.2 Kết quả các đặc tính lý - hoá và hoạt tính sinh học của Cỏ ngọt Định tính:

Hình 3.10 Sắc ký đồ định tính mẫu nguyên liệu Cỏ ngọt và chất đối chiếu

(A: chưa phun thuốc thử, xem dưới UV 254 nm; B: đã phun thuốc thử, xem dưới ánh sáng thường)

Sau khi chiết theo quy trình, nhận thấy các vết hiện rõ khi nhúng thuốc thử dung dịch acid sulfuric 10 % trong methanol, sấy ở 105 °C cho đến khi xuất hiện vết Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử cho 4 vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị

Rf với 4 vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu

Kết luận: Qua kết quả khảo sát đặc điểm thực vật học và các chỉ tiêu đánh giá độ tinh khiết của nguyên liệu Cỏ ngọt ta thấy mẫu nguyên liệu Cỏ ngọt đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

STT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Kết quả Mức yêu cầu Kết luận

2 Hàm lượng tro toàn phần % 7,96 ≤ 8,5 Đạt

3 Chất chiết được trong dược liệu % 31,11 ≥ 18 Đạt

Thẩm định quy trình định lượng polyphenol toàn phần trong Đảng sâm 3.1.5.1 Tính tương thích hệ thống

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống

Nhận xét: Giá trị RSD% = 0,03% < 2,0% [21]

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần đạt yêu cầu về tính tương thích hệ thống

Hình 3.11 Phổ UV-Vis đánh giá tính đặc hiệu

- Đỉnh hấp thu của cả 3 mẫu chuẩn, thử và thử thêm chuẩn gần tương đương nhau

- Khi thêm chất đối chiếu vào mẫu thử cho thấy đỉnh hấp thu tăng lên rõ rệt so với lúc chưa thêm chất đối chiếu

- Mẫu trắng không cho đỉnh hấp thu [4]

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần đạt yêu cầu về tính đặc hiệu

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát tính tuyến tính

Hình 3.12 Biểu đồ đường chuẩn khảo sát tính tuyến tính

Hệ số tương quan R 2 = 0,9989 > 0,9980 [4] Có sự liên quan tuyến tính giữa độ hấp thu và nồng độ chuẩn acid gallic Phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,0045x + 0,0537 Khoảng tuyến tớnh của dung dịch chuẩn acid gallic 20,32 – 243,84 àg/ml

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần đạt yêu cầu về tính tuyến tính

Nồng độ acid gallic (μg/ml)

STT % so với nồng độ định lượng

Nồng độ acid gallic tương ứng (μg/ml) Độ hấp thu mẫu chuẩn

3.1.5.4 Độ chính xác Độ lặp lại

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ lặp lại

Nhận xét: Giá trị RSD% = 4,99% > 2,0% [4]

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần không đạt yêu cầu về độ lặp lại

Thử nghiệm Lượng cân mẫu

(mg) Độ hấp thu mẫu chuẩn Độ hấp thu mẫu thử

46 Độ chính xác trung gian

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian

Fc (α = 95%, 5, 5) = 5,0503 (tra bảng phân phối Fisher)

Nhận xét: Ftn > Fc Suy ra hai ngày thực hiện có độ lặp lại khác nhau [4]

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần không đạt yêu cầu về độ chính xác trung gian

Lượng cân mẫu (mg) Độ hấp thu mẫu chuẩn Độ hấp thu mẫu thử

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát độ đúng

Tỷ lệ phục hồi của mức chuẩn cho vào ở nồng độ 50% và 100% đều nằm trong giới hạn cho phép 80,0 - 115,0%

Tỷ lệ phục hồi của mức chuẩn cho vào ở nồng độ 150% nằm ngoài giới hạn cho phép 80,0 - 115,0% [11]

RSD% ở nồng độ 50% nhỏ hơn 2,0%

RSD% ở nồng độ 100% và 150% lớn hơn 2,0%

Kết luận: Quy trình định lượng polyphenol toàn phần không đạt yêu cầu về độ đúng

Lượng thêm vào (àg) Độ hấp thu của mẫu

Hàm lượng polyphenol trong mẫu thử thêm đối chiếu (àg)

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA THÀNH PHẨM TRÀ TÚI LỌC ĐẢNG SÂM

Màu nước pha: Nước trà có màu vàng đậm, đặc trưng cho sản phẩm trà túi lọc

Mùi: Trà có mùi thơm đặc trưng của Đảng sâm

Vị: Nước trà có vị ngọt đặc trưng của Đảng sâm

Kết luận: Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan thành phẩm trà túi lọc đạt yêu cầu theo Bảng

1.2 Yêu cầu cảm quan đối với chè thảo mộc túi lọc, được qui định trong TCVN 7975:2008 [5]

Khảo sát các chỉ tiêu lý – hóa của thành phẩm

Bảng 3.8 Kết quả các đặc tính lý - hoá và hoạt tính sinh học của thành phẩm

Kết luận: các chỉ tiêu lý – hóa của thành phẩm trà túi lọc đạt các chỉ tiêu theo Bảng 1.3

Các chỉ tiêu lý - hoá của chè thảo mộc túi lọc, được qui định trong TCVN 7975:2008 [5]

Khảo sát các chỉ tiêu về vi sinh vật của thành phẩm

Hình 3.13 Vi sinh vật hiếu khí nồng độ 10 -1 và nồng độ 10 -2

Số vi sinh vật hiếu khí ở 2 đĩa thạch nồng độ 10 -1 lần lượt là 32 và 38

Số vi sinh vật hiếu khí ở 2 đĩa thạch nồng độ 10 -2 lần lượt là 12 và 11

STT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Kết quả Mức yêu cầu Kết luận

2 Hàm lượng tro tổng số % 5,9 ≤ 8,0 Đạt

3 Hàm lượng tro không tan trong acid % 0,11 ≤ 1,0 Đạt

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn là 422 CFU/g nằm trong giới hạn cho phép không quá 1 x 10 6 trong 1 g (ml) sản phẩm [5]

Kết luận: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn/g sản phẩm của thành phẩm trà túi lọc đạt yêu cầu theo Bảng 1.5 Yêu cầu về vi sinh vật của chè thảo mộc túi lọc, được qui định trong TCVN 7975:2008 [5]

Xây dựng quy trình định tính Đảng sâm trong thành phẩm

3.2.4.1 Khảo sát quy trình định tính Đảng sâm trong thành phẩm

Hình 3.14 Sắc ký đồ định tính Đảng sâm trong thành phẩm (A: chưa phun thuốc thử, xem dưới UV 254 nm; B: đã phun thuốc thử, xem dưới ánh sáng thường; C: đã phun thuốc thử, xem dưới UV 365 nm)

Sau khi chiết theo quy trình, nhận thấy các vết hiện rõ khi nhúng thuốc thử dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol 96 %, sấy ở 105 °C trong 10 phút Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại (UV) bước sóng 365 nm

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử cho 3 vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị

Rf với 3 vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu

3.2.4.2 Thẩm định tính đặc hiệu

Hình 3.15 Sắc ký đồ thẩm định tính đặc hiệu quy trình định tính Đảng sâm trong thành phẩm (A: chưa phun thuốc thử, xem dưới UV 254 nm ; B: đã phun thuốc thử, xem dưới ánh sáng thường; C: đã phun thuốc thử, xem dưới UV 365 nm, ĐC: Mẫu đối chiếu, TTP: Mẫu thành phẩm, P: Placebo)

Bản mỏng B: dung dịch dược liệu đối chiếu có 4 vết chính, dung dịch thử thành phẩm có 4 vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị Rf với 4 vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu Dung dịch placebo không có vết tương ứng vị trí, có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu

Kết luận: Quy trình định tính Đảng sâm với hệ dung môi khai triển đạt yêu cầu về tính đặc hiệu

DỰ THẢO TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẢNG SÂM, CỎ NGỌT VÀ TRÀ TÚI LỌC ĐẢNG SÂM

Tiêu chuẩn chất lượng của Đảng sâm ĐỊNH NGHĨA

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm Việt Nam [Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.], họ Hoa chuông (Campanulaceae)

Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,3 - 1,5 cm, dài 6 - 15 cm Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân Mặt ngoài màu nâu đến nâu vàng Mặt cắt dọc có màu trắng ngà đến vàng nhạt, lõi gỗ ở giữa phân nhánh, nhô lên tạo thành 2 rãnh dọc Thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn Mùi thơm, vị ngọt nhẹ

Màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ Mảnh mô mềm, mảnh mạch điểm; khối inulin có nhiều hình dạng; hạt tinh bột đơn lẻ có rốn phân nhánh; tinh thể calci oxalat hình khối Độ ẩm

Tro không tan trong acid

Tạp chất vô cơ: Không quá 1%

Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3%

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU

Công ty TNHH Dược liệu

Dược phẩm Trường Sinh Có hiệu lực từ: ĐẢNG SÂM (RỄ)

Không được quá 20 phần triệu

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0% tính theo dược liệu khô kiệt Định tính

Thể hiện phép thử định tính của Đảng sâm Định lượng

Hàm lượng saponin toàn phần không nhỏ hơn 3,0%

Quan sát dưới kính hiển vi Độ ẩm

Cân chính xác 1,0 g bột dược liệu cho vào cốc thuỷ tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài (đã sấy ở 105 ± 2 °C, thời gian 30 phút và cân bì), sấy ở 105 0 C trong thời gian 4 giờ Làm nguội 30 phút trong bình hút ẩm, rồi cân ngay, tính tỷ lệ độ ẩm sau khi khối lượng mất đi do làm khô

Cân khoảng 2 - 3 g bột mẫu thử đã nghiền cho vào chén đã được chuẩn bị (nung chén 1 giờ ở 450 o C và cân chén) Nung ở nhiệt độ không quá 450 o C đến khi không còn carbon Để nguội 30 phút trong bình hút ẩm, rồi cân ngay Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược liệu đã làm khô trong không khí

Tro không tan trong acid

Cho 25 ml dung dịch acid hydrocloric 2M (TT) vào tro toàn phần thu được, đun sôi 5 phút, lọc để tập trung những chất không tan vào một phễu thuỷ tinh xốp đã cân bì, hoặc vào một giấy lọc không tro, rửa bằng nước nóng rồi đem nung ở 500 o C đến khối lượng không đổi Để nguội chén trong bình hút ẩm và cân

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 12.11 Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 9.4.8

Chất chiết được trong dược liệu

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 12.10 Định tính

Tiến hành theo DĐVN V, trang 1156 Phương pháp SKLM, phụ lục 5.4 Định lượng

Tiến hành theo DĐVN IV, trang 754 Phương pháp cân, phụ lục 3.1

- Lấy mẫu theo quy trình thao tác chuẩn hiện hành Lượng mẫu lấy để thử: 100 g

- Bảo quản trong bao bì kín, để nơi khô mát

Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

Tiêu chuẩn chất lượng của Cỏ ngọt ĐỊNH NGHĨA

Lá thu hái ở những cây sắp ra hoa phơi hay sấy khô của cây Cỏ ngọt [Stevia rebaudiana (Bertoni.) Hemsley], họ Hoa cúc (Asteraceae)

Lá hình trái xoan hẹp hay hình trứng ngược, màu xanh lục vàng, dài từ 2,5 - 6,0 cm, rộng 1,0 - 1,8 cm Hai mặt đều có lông mịn, mép lá khía răng cưa Mặt trên lá có 3 gân nổi rõ cùng xuất phát từ cuống lá; gân phụ phân nhánh Vị rất ngọt

Bột có màu vàng lục, vị ngọt

Nhìn dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật hay đa giác Lông che chở đa bào, cấu tạo bởi 6 tế bào đến 8 tế bào hoặc nhiều hơn, các tế bào ngắn, hình vuông có 4 góc hình cung, tế bào đầu lông có thể nhọn hoặc tù Mảnh mô mềm hình trứng hay chữ nhật, thành mỏng Mảnh biểu bì mang lỗ khí Mảnh mạch mạng, mảnh mạch điểm, mảnh mạch xoắn Sợi tập trung thành bó hay sợi mang những gai nhỏ, rất nhọn Hạt phấn hoa to, hình cầu gai, bề mặt sần sùi Độ ẩm

Tỷ lệ cành mang lá: Không quá 10,0%

Tạp chất khác: Không quá 1,0%

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU

Công ty TNHH Dược liệu

Dược phẩm Trường Sinh Có hiệu lực từ:

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 18,0% tính theo dược liệu khô kiệt Định tính

Thể hiện phép thử định tính của Cỏ ngọt

Quan sát dưới kính hiển vi Độ ẩm

Cân chính xác 2,0 g bột dược liệu cho vào cốc thuỷ tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài (đã sấy ở 100 ± 2 °C, thời gian 30 phút và cân bì), sấy ở 100 0 C trong thời gian 4 giờ Sau khi sấy phải làm nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm có silicagel 30 phút, rồi cân ngay, tính tỷ lệ độ ẩm sau khi khối lượng mất đi do làm khô

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 9.8

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 12.11 Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu

Chất chiết được trong dược liệu

Tiến hành theo DĐVN V, phụ lục 12.10 Định tính

Tiến hành theo DĐVN V, trang 1116 Phương pháp SKLM, phụ lục 5.4

- Lấy mẫu theo quy trình thao tác chuẩn hiện hành Lượng mẫu lấy để thử: 50 g

- Bảo quản trong bao bì kín, để nơi khô mát

Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

Tiêu chuẩn chất lượng của trà túi lọc Đảng sâm

Túi lọc khô, trà nghiền mịn, có mùi thơm

Màu nước pha: Màu đặc trưng của sản phẩm

Mùi: Thơm đặc trưng của sản phẩm

Vị: Đặc trưng của sản phẩm Độ ẩm

Hàm lượng tro tổng số

Hàm lượng tro không tan trong axit

 Gởi mẫu kiểm định tại Trung Tâm Kiểm Nghiệm các chỉ tiêu sau:

Asen: Không quá 1,0 mg/kg

Cadimi: Không quá 1,0 mg/kg

Chì: Không quá 2,0 mg/kg

Thuỷ ngân: Không quá 0,05 mg/kg

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn/g sản phẩm: Không quá 1 x 10 6 trong 1 g (ml) Coliform, khuẩn lạc/g sản phẩm: Không quá 1 x 10 3 trong 1 g (ml)

CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM

Công ty TNHH Dược liệu Dược phẩm Trường Sinh Có hiệu lực từ:

TRÀ TÚI LỌC ĐẢNG SÂM

Nấm men, khuẩn lạc/g sản phẩm: Không quá 1 x 10 4 trong 1 g (ml)

Nấm mốc, khuẩn lạc/g sản phẩm: Không quá 1 x 10 4 trong 1 g (ml)

Salmonella, khuẩn lạc/g sản phẩm: Không được có Độc tố vi nấm (hàm lượng aflatoxin tổng số)

Hàm lượng aflatoxin tổng số đối với chố thảo mộc tỳi lọc: nhỏ hơn 15 àg /kg

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Chlorpyrifos-methyl: Không quá 0,1 mg/kg

Cypermethrin: Không quá 20 mg/kg

Fenitrothion: Không quá 0,5 mg/kg

Flucythrinat: Không quá 20 mg/kg

Methidathion: Không quá 0,5 mg/kg

Permethrin: Không quá 20 mg/kg

Propargit: Không quá 5 mg/kg

Kiểm tra bằng cảm quan về trạng thái, màu sắc, mùi, vị Độ ẩm

Tiến hành theo TCVN 5613:2007 (ISO 1573:1980)

Hàm lượng tro tổng số

Tiến hành theo TCVN 5612:2007 (lSO 1575:1987)

Hàm lượng tro không tan trong acid

Tiến hành theo TCVN 5612:2007 (lSO 1577:1987)

Hàm lượng asen: Tiến hành theo TCVN 7601:2007

Hàm lượng cadimi, chì: Tiến hành theo TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003) Hàm lượng thuỷ ngân: Tiến hành theo TCVN 7604:2007

Tổng số vi sinh vật hiếu khí: Tiến hành theo TCVN 4884:2005 (lSO 4833:2003) Coliform: Tiến hành theo TCVN 6848:2007 (lSO 4832:2006)

Nấm men, nấm mốc: Tiến hành theo TCVN 4993 (lSO 7954)

Salmonella: Tiến hành theo TCVN 4829:2005 (lSO 6579:2002, Cor.1:2004) và Sửa đổi 1:2008 TCVN 4829:2005 (lSO 6579:2002/Amd.1:2007) Độc tố vi nấm (hàm lượng aflatoxin tổng số)

Tiến hành theo TCVN 7596:2007 (lSO 16050:2003)

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Tiến hành theo TCVN 5142:2008 (CODEX STAN 229-1993, Rev 1 -2003)

Lấy mẫu theo quy trình thao tác chuẩn hiện hành Lượng mẫu lấy để thử: 100 g

Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất ĐÓNG GÓI – GHI NHÃN – BẢO QUẢN – VẬN CHUYỂN Đóng gói:

Chè thảo mộc được đóng vào túi nhỏ làm bằng giấy lọc Các túi nhỏ được đóng trong các bao bì với số lượng túi thích hợp

Bao bì đựng các túi chè nhỏ được làm bằng vật liệu chống ẩm

Ghi nhãn: Nhãn sản phẩm chè thảo mộc túi lọc được ghi trên bao bì theo qui định hiện hành và theo TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1 – 2005)

Nơi khô, sạch, mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Xếp riêng từng loại và không để lẫn với các loại hàng hoá khác

Mặt thùng có tên hoặc ký hiệu của chè phải quay ra phía ngoài để dễ cho việc kiểm tra

Phương tiện vận chuyển sản phẩm chè thảo mộc túi lọc phải khô, sạch, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm

Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Sau quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, với các mục tiêu đã đề ra, đề tài đạt được những kết quả như sau:

- Khảo sát được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu Đảng sâm và Cỏ ngọt bằng các phương pháp trong chuyên luận riêng được quy định trong DĐVN IV, DĐVN V đạt yêu cầu về chất lượng nguyên liệu

- Thẩm định quy trình định lượng Polyphenol toàn phần trong Đảng sâm bằng phương pháp Folin – Ciocalteu đạt các yêu cầu về tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính

- Khảo sát được các chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trà túi lọc Đảng sâm bằng các phương pháp trong chuyên luận Chè thảo mộc túi lọc theo TCVN 7975:2008 được quy định trong Tiêu Chuẩn Quốc Gia đạt yêu cầu về chất lượng thành phẩm trà túi lọc

- Từ những kết quả này đề tài đã góp phần xây dựng Tiêu chuẩn chất lượng của Đảng sâm, Tiêu chuẩn chất lượng của Cỏ ngọt và Tiêu chuẩn chất lượng của trà túi lọc Đảng sâm

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và hạn chế về hoá chất, máy móc, còn nhiều chỉ tiêu chưa thực hiện nên đề tài chưa hoàn thiện, nếu đề tài được tiếp tục tác giả xin đề xuất thực hiện một số nội dung sau:

- Thẩm định lại quy trình định lượng Polyphenol toàn phần trong Đảng sâm với các yêu cầu chưa đạt về độ chính xác và độ đúng

- Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của bao bì giấy lọc trong tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm trà túi lọc Đảng sâm, giúp nâng cao chất lượng thành phẩm

- Khảo sát các chỉ tiêu yêu cầu về kim loại nặng; yêu cầu về độc tố vi nấm và yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thành phẩm trà túi lọc Đảng sâm.

1 Đỗ Huy Bích và cs, Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam, Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

2 Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y Học, Hà Nội, tr.753-754

3 Bộ Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V, NXB Y Học, Hà Nội

4 Bộ Y tế (2014), Phụ lục 8: Thẩm định phương pháp phân tích - Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc, tr.14-19

5 Bộ Y Tế (2008), TCVN 7975:2008 Chè thảo mộc túi lọc-Tiêu chuẩn Quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 13/02/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w