1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định quy trình định lượng sitagliptin, metformin hydrochlorid và xác định giới hạn tạp chất 1 cyanoguanidin trong viên nén bao phim sitagliptin metformin 50500 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao báo cáo ngh

95 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Định Quy Trình Định Lượng Sitagliptin, Metformin Hydrochlorid Và Xác Định Giới Hạn Tạp Chất 1-Cyanoguanidin Trong Viên Nén Bao Phim Sitagliptin-Metformin 50/500 Bằng Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao
Tác giả Ngô Thị Ngọc Như
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Việt Đức
Trường học Trường Đại Học Lạc Hồng
Chuyên ngành Khoa Dược
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Thẩm định quy trình định lượng Sitagliptin, Metformin hydrochlorid và xác định giới hạn tạp chất 1Cyanoguanidin trong viên nén bao phim Sitagliptinmetformin 50500 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao báo cáo nghiên cứu khoa học Trình bày phương pháp nghiên cứu xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hoạt chất metformin hydrochlorid và sitagliptin trong viên nén bao phim AGLIPTINMETFORMIN 50500; Xây dựng và thẩm định quy trình kiểm giới hạn tạp 1Cyanoguanidin trong viên nén bao phim SITAGLIPTINMETFORMIN 50500.

Trang 1

TẠP CHẤT 1-CYANOGUANIDIN TRONG VIÊN NÉN BAO PHIM SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

NGÔ THỊ NGỌC NHƯ

ĐỒNG NAI, THÁNG 07/2022

Trang 2

TẠP CHẤT 1-CYANOGUANIDIN TRONG VIÊN NÉN BAO PHIM SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ NGỌC NHƯ Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Việt Đức

ĐỒNG NAI, THÁNG 07/2022

Trang 3

TÓM TẮT Đặt vấn đề

Đái tháo đường là một nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó tăng đường huyết dai dẳng do thiếu insulin tiết ra hoặc do đề kháng với hoạt động của insulin Điều này dẫn đến sự bất thường của carbohydrat, chất béo và protein chuyển hóa đặc trưng của bệnh đái tháo đường

Liệu pháp hỗ trợ điều trị có hiệu quả và an toàn là rất cần thiết: metformin là sự kết hợp một viên duy nhất, liều cố định giữa sitagliptin ức chế dipeptidyl peptidase-4 và metformin biguanid chống tăng đường huyết đạt được những cải thiện lớn hơn trong việc kiểm soát đường huyết so với một trong hai thành phần ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Sitagliptin-Chính vì thế việc kiểm soát và đánh giá chất lượng của thuốc là rất quan trọng

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Viên nén bao phim Sitagliptin-Metformin 50/500

Phương pháp nghiên cứu:

Thẩm định quy trình định lượng metformin hydrochlorid, sitagliptin và xác định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin trong viên nén bao phim Sitagliptin-Metformin 50/500

Trang 4

- Phương trình hồi quy tuyến tính:

+ Metformin có dạng ŷ = 153987x, R2 = 0,9997 và khoảng tuyến tính 60,64 – 141,48 μg/ml

+ Sitagliptin có dạng ŷ = 59203x, R2 = 0,9994 và khoảng tuyến tính 5,73 – 13,36 μg/ml

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

LỜI CẢM ƠN xi

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3

2.1.1 Định nghĩa đái tháo đường 3

2.1.2 Phân loại đái tháo đường 3

2.1.3 Đái tháo đường týp 1 3

2.2 ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 4

2.2.1 Mục tiêu điều trị 4

2.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 5

2.3 GIỚI THIỆU VỀ METFORMIN HYDROCHLORID, SITAGLIPTIN, 1-CYANOGUANIDIN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 12

2.3.1 Metformin hydrochlorid 12

2.3.2 Sitagliptin 14

2.3.3 Tạp 1-cyanoguanin 15

2.3.4 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 15

2.4 Thẩm định quy trình phân tích 18

2.4.1 Định nghĩa 18

2.4.2 Mục đích 18

2.4.3 Phạm vi thẩm định, thẩm định lại 18

2.4.4 Phân loại 19

2.4.5 Các yếu tố cần được thẩm định đối với một QTPT 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

Trang 6

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27

3.1.1 Chất chuẩn 27

3.1.2 Mẫu thẩm định 27

3.2 NGUYÊN VẬT LIỆU – TRANG THIẾT BỊ 28

3.2.1 Nguyên vật liệu 28

3.2.2 Trang thiết bị 29

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.3.1 Thẩm định quy trình định lượng Metformin hydrochlorid và Sitagliptin bằng phương pháp HPLC 30

3.3.2 Thẩm định quy trình xác định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin bằng phương pháp HPLC 37

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 41

4.1 KẾT QUẢ 41

4.1.1 Kết quả thẩm định quy trình định lượng metformin hydrochlorid và sitagliptin 41

4.1.2 Kết quả thẩm định quy trình xác định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin 68

4.1.3 Giới hạn phát hiện (LOD) 72

4.2 BÀN LUẬN 73

4.2.1 Định lượng metformin hydrochorid và sitagliptin trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 73

4.2.2 Xác định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 73

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75

5.1 KẾT LUẬN 75

5.1.1 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng metformin hydrochorid và sitagliptin trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 75

5.1.2 Xây dựng và thẩm định quy trình xác định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500 76

5.2 ĐỀ NGHỊ 76

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cholesterol

Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao

HPLC High Performance Liquid

Chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng caoHPMC Hydroxypropyl methylcellulose Tá dƣợc dính

LADA Latent Autoimmune Diabetes of

NPH Neutral Protamin Hagedorn Insulin tác dụng trung bình

PEG Polyethylen glycol

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose máu đường uống

và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin [4] 9

Bảng 2.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến metformin hydrochlorid 15

Bảng 3.1 Mẫu thẩm định định lượng 27

Bảng 3.2 Mẫu thẩm định giới hạn tạp 1-cyanoguanidin 28

Bảng 3.3 Danh mục dung môi và hóa chất sử dụng trong phân tích định lượng 29

Bảng 3.4 Danh mục dung môi và hóa chất sử dụng phân tích giới hạn tạp chất 29

Bảng 3.5 Danh mục thiết bị sử dụng trong phân tích định lượng 29

Bảng 3.6 Danh mục thiết bị sử dụng trong phân tích giới hạn tạp chất 30

Bảng 3.7 Nồng độ pha loãng metformin hydrochlorid và sitagliptin 34

Bảng 3.8 Tỉ lệ pha động 37

Bảng 4.1 Kết quả thử tính tương thích hệ thống của metformin hydrochlorid 41

Bảng 4.2 Kết quả thử tính tương thích hệ thống của sitagliptin 42

Bảng 4.3 Kết quả tính tuyến tính metformin hydrochlorid và sitagliptin phosphat 47 Bảng 4.4 Kết quả độ đúng của metformin hydrochlorid 49

Bảng 4.5 Kết quả độ đúng của sitagliptinphosphat 50

Bảng 4.6 Kết quả độ lặp lại của metformin hydrochlorid và sitagliptin 52

Bảng 4.7 Kết quả độ chính xác trung gian định lượng metformin hydrochlorid 53

Bảng 4.8 Kết quả độ chính xác trung gian định lượng sitaliptin 54

Bảng 4.9 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi thay đổi tốc độ dòng 0,54 ml/phút của metformin hydrochlorid 56

Bảng 4.10 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi thay đổi tốc độ dòng 0,66 ml/phút của metformin hydrochlorid 58

Bảng 4.11 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi thay đổi tốc độ dòng 0,66 ml/phút của sitagliptin 59

Bảng 4.12 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi sử dụng dung dịch đệm pH 5,3 của metformin hydrochlorid 61

Trang 10

Bảng 4.13 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi sử dụng

dung dịch đệm pH 5,3 của sitaglitin 62

Bảng 4.14 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi sử dụng

dung dịch đệm pH 5,7 của metformin hydrochlorid 63

Bảng 4.15 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi sử dụng

dung dịch đệm pH 5,7 của sitagliptin 64

Bảng 4.16 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi thay

đổi cột sắc ký của metformin hydrochlorid 65

Bảng 4.17 Kết quả thực nghiệm 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn, thử khi thay

đổi cột sắc ký của sitagliptin 66

Bảng 4.18 Kết quả thử tính tương thích hệ thống của 1-cyanoguanidin 68 Bảng 4.19 Kết quả giới hạn phát hiện của 1-cyanoguanidin 72

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của metformin hydrochlorid [11] 12

Hình 2.2 Cấu trúc hóa học sitagliptin [24] 14

Hình 4.1 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn của metformin hydrochlorid 41

Hình 4.2 Sắc ký đồ mẫu trắng ở bước sóng 232 nm 43

Hình 4.3 Sắc ký đồ mẫu placebo ở bước sóng 232 nm 43

Hình 4.4 Sắc ký đồ mẫu chuẩn metformin hydrochlorid 44

Hình 4.5 Sắc ký đồ mẫu placebo thêm chuẩn metformin hydrochlorid 44

Hình 4.6 Sắc ký đồ mẫu thử có nồng độ metformin hydrochlorid 44

Hình 4.7 Sắc ký đồ các mẫu đặc hiệu của metformin hydrochlorid 45

Hình 4.8 Sắc ký đồ mẫu trắng ở bước sóng 210 nm 45

Hình 4.9 Sắc ký đồ mẫu placebo ở bước sóng 210 nm 45

Hình 4.10 Sắc ký đồ mẫu chuẩn sitagliptin phosphat 46

Hình 4.11 Sắc ký đồ mẫu placebo thêm chuẩn sitagliptin phosphat 46

Hình 4.12 Sắc ký đồ mẫu thử có nồng độ sitagliptin phosphat 46

Hình 4.13 Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ metformin hydrochlorid 47

Hình 4.14 Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ sitagliptin 48

Hình 4.15 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn metformin khi thay đổi tốc độ dòng 0,54 ml/phút 56

Hình 4.16 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sitagliptin khi thay đổi tốc độ dòng 0,54 ml/phút 57

Hình 4.17 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn của metformin khi thay đổi tốc độ dòng 0,66 ml/phút 58

Hình 4.18 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn của sitagliptin khi thay đổi tốc độ dòng 0,66 ml/phút 59

Hình 4.19 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn của metformin khi sử dụng dung dịch đệm pH 5,3 61

Hình 4.20 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn của sitagliptin khi sử dụng dung dịch đệm pH 5,3 62

Trang 12

Hình 4.21 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn metformin khi sử dụng dung dịch đệm pH

5,7 63

Hình 4.22 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sitagliptin khi sử dụng dung dịch đệm pH 5,7 64

Hình 4.23 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn metformin khi thay đổi cột sắc ký 66

Hình 4.24 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sitagliptin khi thay đổi cột sắc ký 67

Hình 4.25 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn tương thích hệ thống 68

Hình 4.26 Sắc ký đồ mẫu trắng 69

Hình 4.27 Sắc ký đồ placebo 69

Hình 4.28 Sắc ký đồ mẫu chuẩn 1-cyanoguanidin có nồng độ 1,01 μg/ml 69

Hình 4.29 Sắc ký đồ dung dịch placebo thêm hoạt chất metformin 70

Hình 4.30 Sắc ký đồ mẫu chuẩn 1 - cyanoguanidin trong placebo có nồng độ 1,01 μg/ml 70

Hình 4.31 Sắc ký đồ dung dịch placebo thêm hoạt chất metformin và chuẩn 1 – cyanoguanidin Dung dịch này có nồng độ 1-cyanoguanidin là 1,01 μg/ml và nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 70

Hình 4.32 Sắc ký đồ mẫu thử có nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 71

Hình 4.33 Sắc ký đồ mẫu thử trong H2O2 3% 24 giờ có nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 71

Hình 4.34 Sắc ký đồ mẫu thử trong dung môi pha mẫu 24 giờ có nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 71

Hình 4.35 Sắc ký đồ mẫu thử sấy ở 105 oC trong 24 giờ có nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 72

Hình 4.36 Sắc ký đồ mẫu thử phơi sáng trong 24 giờ có nồng độ metformin hydrochlorid khoảng 5000,00 μg/ml 72

Hình 4.37 Sắc ký đồ mẫu LOD có nồng độ 1 - cyanoguanidin là 0,02 μg/ml 73

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến với các Thầy

Cô của Trường Đại học Lạc Hồng, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Dược của trường

đã luôn giúp đỡ và tạo cơ hội thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Ths Nguyễn Việt Đức đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và dành thời gian quý báu của mình để hỗ trợ và đóng góp ý kiến cho đề tài của em thêm hoàn thiện

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô PGS TS Võ Thị Bạch Huệ đã bỏ thời gian phản biện và chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn

Cảm ơn Công ty dược phẩm Boston Việt Nam, Phòng QC-RD đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trong quá trình làm bài, khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý Thầy, Cô bỏ qua Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm Đó sẽ là hành trang quý giá để em có thể hoàn thiện bản thân sau này

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Biên Hòa, tháng 07 năm 2022

Sinh viên

Ngô Thị Ngọc Như

Trang 14

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó tăng đường huyết dai dẳng là do thiếu insulin tiết ra hoặc do đề kháng với hoạt động của insulin Điều này dẫn đến sự bất thường của carbohydrat, chất béo và protein chuyển hóa đặc trưng của bệnh đái tháo đường [12]

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu ở lứa tuổi 20–79 vào năm 2021 ước tính là 10,5% (536,6 triệu người), tăng lên 12,2% (783,2 triệu người) vào năm 2045 Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tương tự ở nam và nữ và cao nhất ở nhóm 75 - 79 tuổi Tỷ

lệ mắc bệnh (năm 2021) được ước tính là cao hơn ở thành thị (12,1%) so với nông thôn (8,3%) và ở các nước có thu nhập cao (11,1%) so với các nước có thu nhập thấp (5,5%) Sự gia tăng tương đối lớn nhất về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2021 đến năm 2045 dự kiến sẽ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình (21,1%) so với các nước có thu nhập cao (12,2%) và thấp (11,9%) Chi tiêu cho y tế liên quan đến bệnh tiểu đường trên toàn cầu ước tính khoảng 966 tỷ USD vào năm

2021 và dự kiến đạt 1,054 tỷ USD vào năm 2045 [28]

Liệu pháp hỗ trợ điều trị có hiệu quả và an toàn là rất cần thiết: metformin là sự kết hợp một viên duy nhất, liều cố định giữa sitagliptin ức chế dipeptidyl peptidase-4 và metformin biguanide chống tăng đường huyết đạt được những cải thiện lớn hơn trong việc kiểm soát đường huyết so với một trong hai thành phần ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [14]

Sitagliptin-Cyanoguanidin là một tạp chất từ quá trình tổng hợp metformin, bao gồm phản ứng của dimethylamin hydrochlorid với cyanoguanidin ở nhiệt độ cao, đồng thời nó là sản phẩm của quá trình thủy phân metformin trong kiềm Do đó, việc định lượng cyanoguanidin trong nguyên liệu và dược phẩm là cần thiết để kiểm tra chất lượng

và độ ổn định của metformin hydrochlorid [19]

Hiện nay, trong DĐVN V vẫn chưa có quy trình phù hợp để kiểm nghiệm tạp chất này cũng như quy trình định lượng metformin hydrochlorid trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500

Trang 15

Nhằm giúp đánh giá giới hạn tạp chất 1-cyanoguanidin trong viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500, để kiểm soát chất lượng của viên nén tốt hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chúng tôi thực hiện đề tài:

HYDROCHLORID VÀ XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TẠP CHẤT CYANOGUANIDIN TRONG VIÊN NÉN BAO PHIM SITAGLIPTIN- METFORMIN 50/500 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO” với các mục tiêu sau:

1- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hoạt chất metformin

hydrochlorid và sitagliptin trong viên nén bao phim METFORMIN 50/500

SITAGLIPTIN- Xây dựng và thẩm định quy trình kiểm giới hạn tạp 1-cyanoguanidin trong

viên nén bao phim SITAGLIPTIN-METFORMIN 50/500

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

2.1.1 Định nghĩa đái tháo đường

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 của Bộ Y tế năm 2020: “Bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh” [4]

2.1.2 Phân loại đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính:

- Đái tháo đường týp 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối)

- Đái tháo đường týp 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin)

- Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó)

- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…[4]

2.1.3 Đái tháo đường týp 1

Đái tháo đường týp 1 do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (týp 1A), 5% vô căn (týp 1B) BN bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên Bệnh nhân cần insulin để ổn định glucose huyết Người lớn tuổi có thể bị ĐTĐ tự miễn diễn tiến chậm còn gọi là Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood (LADA), lúc đầu

BN còn đủ insulin nên không bị nhiễm toan ceton và có thể điều trị bằng thuốc viên nhưng tình trạng thiếu insulin sẽ năng dần theo thời gian.[4]

Trang 17

2.1.3.1 Đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường týp 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cần insulin để sống sót Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ týp 2 nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào Bệnh nhân không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu Đa số bệnh nhân có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích) Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ

và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ týp 2 lâm sàng sẽ xuất hiện Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường [4]

2.1.3.2 Đái tháo đường thai kỳ

ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai

kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai [4]

2.2 ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

2.2.1 Mục tiêu điều trị

2.2.1.1 Mục tiêu chung

- Kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu theo khuyến cáo, làm giảm tiến triển bệnh

- Làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng lâu dài như biến chứng trên mạch máu nhỏ, mạch máu lớn và các biến chứng khác

- Đảm bảo bệnh nhân vẫn có thể duy trì được các hoạt động sống bình thường

Trang 18

2.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2

2.2.2.1 Nhóm sulfonylureas

- Cơ chế tác dụng: Nhóm sulfonylurea có chứa nhân sulfonic acid urea, khi thay đổi cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ Thuốc làm giảm HbA1c

từ 1 – 1,5% [4]

- Sulfonylurea và các chất kích thích tiết insulin khác có liên quan đến hạ đường huyết và cần được sử dụng thận trọng Nếu được sử dụng, ưu tiên sử dụng các sulfonylurea có thời gian tác dụng ngắn hơn, chẳng hạn như glipizide hoặc glimepiride Glyburide là một sulfonylurea có tác dụng lâu hơn và nên tránh dùng ở người lớn tuổi [7]

- Đa số các thuốc thải qua thận nên cần chú ý giảm liều hay ngưng thuốc khi bệnh nhân có suy thận Nếu thuốc được chuyển hóa ở gan, cần ngưng khi có suy tế bào gan [4]

2.2.2.2 Nhóm biguanides

- Metformin là thuốc đầu tay cho người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2 Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó có thể được sử dụng an toàn ở những bệnh nhân có mức lọc cầu thận ước tính ≥ 30 mL/ phút/ 1,73 m2 [21]

- Tuy nhiên, nó được chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận tiến triển và nên dùng thận trọng cho bệnh nhân suy chức năng gan hoặc suy tim vì tăng nguy cơ nhiễm acid lactic Có thể tạm thời ngừng sử dụng metformin trước khi làm thủ thuật, khi nhập viện và khi bệnh cấp tính có thể ảnh hưởng đến chức năng thận hoặc gan Ngoài ra, metformin có thể gây ra các phản ứng phụ về đường tiêu hóa và giảm cảm giác thèm ăn có thể là vấn đề đối với một số người lớn tuổi Việc giảm hoặc loại bỏ metformin có thể cần thiết đối với những bệnh nhân gặp các tác dụng phụ dai dẳng

Trang 19

trên đường tiêu hóa Đối với những người dùng metformin lâu dài, cần theo dõi tình trạng thiếu vitamin B12 [9]

2.2.2.3 Nhóm thiazolidindiones

- Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở glucose loại 1-4 (GLUT1 và GLUT4) giảm nồng độ acid béo trong máu, giảm sản xuất glucose tại gan, tăng adiponectin và giảm sự phóng thích resistin từ tế bào m , tăng chuyển hóa tế bào m kém biệt hóa (preadipocytes) thành tế bào m trưởng thành Tóm lại thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan Giảm HbA1c

từ 0.5 – 1,4% [4]

- Hiện nay tại Việt Nam chỉ có pioglitazon còn được sử dụng Ngoài tác dụng giảm glucose huyết, pioglitazon làm giảm triglycerides 9% và tăng HDL 15% Khi dùng chung với insulin, liều insulin có thể giảm được khoảng 30-50% [4]

- Thiazolidinediones, nếu được sử dụng, nên được sử dụng rất thận trọng cho những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin cũng như những bệnh nhân có hoặc có nguy cơ suy tim, loãng xương, ngã hoặc gãy xương Liều thấp hơn của một thiazolidinedione trong điều trị kết hợp có thể làm giảm các tác dụng phụ này [10], [25]

2.2.2.4 Nhóm thuốc ức chế enzyme α-glucosidase

- Cơ chế tác dụng: thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzym thủy phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột Giảm HbA1c

từ 0,5 – 0,8%

- Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ glucose máu Tác dụng phụ chủ yếu ở đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm: sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng

- Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên Bữa ăn phải có carbohydrat [4]

2.2.2.5 Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Agonist)

- Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 hoạt động thông qua tương tác đặc hiệu với các thụ

Trang 20

thể GLP-1 trên tế bào beta tụy, kích thích sự tiết insulin và làm giảm sự tiết glucagon không thích hợp theo cách phụ thuộc glucose GLP-1 RA làm chậm sự làm rỗng dạ dày, làm giảm cân nặng và khối lượng chất béo trong cơ thể qua cơ chế bao gồm làm giảm cảm giác đói và giảm năng lượng nạp vào Ngoài ra, thụ thể GLP-1 cũng có mặt tại một số vị trí cụ thể ở tim, hệ thống mạch máu, hệ thống miễn dịch và thận, ngăn ngừa tiến triển và giảm viêm mảng xơ vữa động mạch chủ [4]

- Các chất chủ vận thụ thể GLP-1 đã chứng minh lợi ích tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch xơ vữa động mạch (ASCVD) [16]

- Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm chủ vận thụ thể GLP-1, những tác nhân này đã được phát hiện làm giảm các biến cố tim mạch nghiêm trọng, tử vong do tim mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim đối với bệnh nhân trên 65 tuổi [22]

- Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 cũng có thể liên quan đến buồn nôn, nôn và tiêu chảy Do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của nhóm này, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 có thể không được ưu tiên ở những bệnh nhân lớn tuổi bị sụt cân không rõ nguyên nhân [22]

2.2.2.6 Nhóm ức chế DPP-4

- Cơ chế tác động: DPP-4 là enzyme làm mất hoạt tính của GLP-1, thuốc ức chế DPP-4 làm kéo dài thời gian tác động của GLP-1, do đó gây hạ đường huyết [4]

- Thuốc làm giảm HbA1c từ 0,5-1,4% [4]

- Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) đường uống có ít tác dụng phụ và nguy cơ hạ đường huyết tối thiểu, nhưng giá thành của chúng có thể là rào cản đối với một số bệnh nhân lớn tuổi Các chất ức chế DPP-4 không làm giảm hoặc tăng các kết quả tim mạch bất lợi chính [16]

Trang 21

2.2.2.7 Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2)

- Thuốc ức chế SGLT2 được dùng bằng đường uống, có thể thuận tiện cho người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường và cho thấy những lợi ích về tim mạch, suy tim và làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính [16]

- Các phân tích phân tầng về các thử nghiệm của nhóm thuốc này chỉ ra rằng những bệnh nhân lớn tuổi có những lợi ích tương tự hoặc lớn hơn những bệnh nhân trẻ tuổi Trong khi sự hiểu biết về lợi ích lâm sàng của loại thuốc này ngày càng được cải thiện, các tác dụng phụ như giảm thể tích, nhiễm trùng đường tiết niệu và tình trạng tiểu không kiểm soát ngày càng trầm trọng hơn có thể phổ biến hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi [31], [32]

2.2.2.8 Insulin

- Việc sử dụng liệu pháp insulin đòi hỏi bệnh nhân hoặc người chăm sóc của họ phải có kỹ năng thị giác, vận động và khả năng nhận thức tốt Liệu pháp insulin dựa vào khả năng tự sử dụng insulin của bệnh nhân lớn tuổi hoặc với sự hỗ trợ của người chăm sóc [11]

- Liều insulin nên được điều chỉnh để đáp ứng các mục tiêu đường huyết cá nhân và

để tránh hạ đường huyết Liệu pháp tiêm insulin cơ bản một lần mỗi ngày có liên quan đến tác dụng phụ tối thiểu và có thể là một lựa chọn hợp lý ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi Khi chọn insulin nền, các chất tương tự insulin tác dụng kéo dài được phát hiện có liên quan đến nguy cơ hạ đường huyết thấp hơn so với insulin NPH trong dân số Medicare Việc tiêm nhiều insulin hàng ngày có thể quá phức tạp đối với bệnh nhân lớn tuổi bị các biến chứng tiểu đường tiến triển, các bệnh mãn tính đang tồn tại kéo dài hoặc tình trạng chức năng bị hạn chế [11]

Trang 22

Bảng 2.1 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose máu đường uống

và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin [4]

Nhóm

thuốc

Cơ chế tác dụng

Ưu điểm Nhược điểm

Sulfonylurea Kích thích tiết

insulin

Được sử dụng lâu năm

 nguy cơ mạch máu nhỏ

 nguy cơ tim mạch và tử vong

Hạ glucose máu Tăng cân

Biguanid Giảm sản xuất

glucose ở gan

Có tác dụng incretin yếu

Được sử dụng lâu năm Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu

Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy

Nhiễm acid lactic

Pioglitazon

(TZD)

Hoạt hóa thụ thể PPARγ

Tăng nhạy cảm với insulin

Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu

 triglycerides,

 HDL-cholesterol

Tăng cân Phù/Suy tim Gãy xương

ở ruột

Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu

Tác dụng tại chỗ

 Glucose huyết sau ăn

Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng

Giảm HbA1c

Trang 23

Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu

Dung nạp tốt

Giảm HbA1c 0,5 – 1%

Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi

mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp

Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu

Giảm cân, giảm huyết áp Giảm biến cố tim mạch chính

Giảm HbA1c 0,5-1%

Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid (hiếm gặp), mất xương (canagliflozin)

Thuốc đồng Kích thích sự tiết Đơn trị hoặc phối hợp với Giảm HbA1c

Trang 24

vận thụ thể

GLP-1

insulin và làm giảm sự tiết glucagon không thích hợp theo cách phụ thuộc glucose

Làm chậm sự làm rỗng dạ dày, làm giảm cân nặng và khối lượng chất béo trong cơ thể qua

cơ chế bao gồm làm giảm cảm giác đói và giảm năng lượng nạp vào

Ngăn ngừa tiến triển và giảm Viêm mảng xơ vữa động mạch chủ

các thuốc hạ đường huyết uống hoặc phối hợp insulin Giảm HbA1c, đường huyết đói, đường huyết sau ăn,

Tăng tỉ lệ BN đạt được HbA1c mục tiêu < 7% và < 6,5%

Cải thiện chức năng tế bào beta

Giảm cân, giảm huyết áp Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu

Giảm nhu cầu sử dụng insulin Giảm biến cố tim mạch chính, biến cố tim mạch mở rộng, tử vong do mọi nguyên nhân, nhập viện do suy tim và các kết cục trên thận ở BN ĐTĐ týp 2 có bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc nguy cơ tim mạch cao/ rất cao

Dễ sử dụng, không cần chỉnh liều trên BN > 65 tuổi, hoặc suy thận nhẹ, trung bình, nặng hoặc suy gan nhẹ, trung bình

Trang 25

2.3 GIỚI THIỆU VỀ METFORMIN HYDROCHLORID, SITAGLIPTIN, 1-CYANOGUANIDIN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3.1 Metformin hydrochlorid

2.3.1.1 Cấu trúc hóa học

Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của metformin hydrochlorid [11]

- Danh pháp IUPAC: 1,1-dimethylbiguanid hydrochlorid

- Trọng lượng phân tử (C4H11N5.HCl) (M): 165,625 g.mol-1 [13]

2.3.1.2 Tính chất hóa lý

* Mô tả: Metformin hydrochlorid là chất rắn kết tinh màu trắng, không mùi, hút ẩm

và có vị đắng

* Điểm nóng chảy: Điểm nóng chảy từ 222–226 °C

* Độ tan: Độ hòa tan trong nước của metformin là 300 mg/mL trong phạm vi pH

từ 1,2–6,8 Nó ít tan trong ethanol, thực tế không tan trong axeton và diclometan

- Sau khi uống viên metformin hydrochlorid phóng thích ngay lập tức (500 mg), nồng độ đỉnh trong huyết tương (1,0-1,6 mg/L) đạt được trong vòng 3 giờ Sau khi uống liều 1000 mg viên metformin hydrochlorid giải phóng tức thì ngày hai lần,

Trang 26

nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax) được báo cáo là cao hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có chức năng thận tốt (2,09 mg/L) so với những người khỏe mạnh (1,32 mg/L) Mặt khác, tổng độ thanh thải ở bệnh nhân tiểu đường thấp hơn khoảng 30% so với người khỏe mạnh (881 mL/phút so với 1265 mL/phút)

- Nồng độ trong huyết tương của metformin sau khi uống tuân theo kiểu “lật ngược” vì tốc độ hấp thu chậm hơn tốc độ thải trừ

- Liên kết của metformin với protein huyết tương của người là không đáng kể sau khi hấp thu Thể tích phân bố biểu kiến trung bình của metformin sau khi uống một liều duy nhất (850 mg) là 654 ± 358 L

- Metformin tích tụ trong thận, tuyến nước bọt và thành ruột non Thời gian bán thải trong huyết tương của metformin khoảng 2–6 giờ sau khi uống Thuốc được thải trừ qua thận bằng cả quá trình lọc và bài tiết tích cực ở ống thận và bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu [13]

2.3.1.4 Chỉ định, chống chỉ định

- Chỉ định:

+ Điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: Dùng metformin, đơn trị liệu kết hợp với chế

độ ăn và luyện tập, khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn đơn thuần Metformin là thuốc ưu tiên lựa chọn cho những bệnh nhân quá cân Có thể dùng metformin đồng thời với một hoặc nhiều thuốc uống chống đái tháo đường khác (thí dụ: sulfonylurea, thiazolidinedion, chất ức chế alpha-glucosidase) hoặc insulin khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn trị liệu không kiểm soát đường huyết được thỏa đáng

+ Ở trẻ em hoặc thiếu niên (10 – 16 tuổi) mắc chứng đái tháo đường týp 2, metformin có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với insulin

- Chống chỉ định:

+ Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng (phải

được điều trị đái tháo đường bằng insulin)

+ Giảm chức năng thận do bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận

+ Bệnh cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới giảm oxy ở mô như:

Trang 27

Suy tim hoặc suy hô hấp, mới mắc nhồi máu cơ tim, sốc

+ Các bệnh lý cấp tính có khả năng ảnh hưởng có hại đến chức năng thận như mất nước, nhiễm khuẩn nặng sốc, tiêm trong mạch máu các chất cản quang có iod (chỉ dùng lại metformin khi chức năng thận trở về bình thường)

+ Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu

+ Gây mê: Ngừng metformin vào buổi sáng trước khi mổ và dùng lại khi chức năng thận trở về bình thường

+ Người mang thai: Phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin

+ Người cho con bú

+ Đái tháo đường týp 1, đái tháo đường có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê đái tháo đường [2]

2.3.2 Sitagliptin

2.3.2.1 Cấu trúc hóa học

Hình 2.2 Cấu trúc hóa học sitagliptin [24]

- Danh pháp IUPAC: (3R)-3-amino-1-[3-(trifluorometyl)-6,8-dihydro-5 H-[1,2,4] triazolo [4,3-a] pyrazin-7-yl]-4-(2,4,5-trifluorophenyl) butan-1-on [24]

- Trọng lượng phân tử (C16H15F6N5O) (M): 407,31 g.mol-1 [24]

2.3.2.2 Tính chất hóa lý

* Mô tả: Chất rắn màu trắng, không hút ẩm [24]

* Độ tan: Độ hòa tan trong nước 179,2 mg/mL ở 25 °C [24]

* Độ ổn định: Ổn định nếu được lưu trữ theo chỉ dẫn, tránh các chất oxy hóa mạnh

[24]

* Phân hủy: Sự phân hủy do nhiệt có thể tạo ra các khí độc hại như carbon

monoxid, carbon dioxid và nitơ oxit [24]

Trang 28

2.3.3 Tạp 1-cyanoguanin

2.3.3.1 Cấu trúc hóa học

Hình 2.3 Cấu trúc hóa học của 1-cyanoguanidin [19]

2.3.3.2 Cách hình thành tạp 1-cyanoguanidin

Hình 2.4 Quá trình tổng hợp metformin hydrochlorid [19]

Hình 2.5 Quá trình hình thành tạp 1-cyanoguanidin của metformin trong quá trình

thủy phân kiềm [19]

2.3.3.3 Sự ảnh hưởng của tạp 1-cyanoguanidin đến metformin hydrochlorid Cyanoguanidin là một tạp chất từ quá trình tổng hợp metformin hydrochlorid bao gồm phản ứng của dimethylamin hydrochlorid với cyanoguanidin ở nhiệt độ cao, đồng thời nó là sản phẩm của quá trình thủy phân metformin hydrochlorid trong kiềm Do đó, việc kiểm soát cyanoguanidin trong nguyên liệu và dược phẩm là cần thiết để kiểm tra chất lượng và độ ổn định của metformin hydrochlorid [19]

2.3.4 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Bảng 2.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến metformin hydrochlorid Công trình

Trang 31

Đối với dược chất: [3]

- Các QTPT áp dụng cho dược chất nếu đã có trong các dược điển thuộc nhóm dược điển tham chiếu thì không cần thẩm định lại

- QTPT chưa có trong các dược điển tham chiếu, thẩm định đầy đủ các yếu tố của QTPT theo hướng dẫn của ASEAN

- Nhóm dược điển tham chiếu của quốc gia Việt Nam gồm:

+ Dược điển Việt Nam

+ Dược điển Châu Âu (EP)

+ Dược điển Mỹ (USP)

+ Dược điển Nhật (JP)

+ Dược điển Anh (BP)

Trang 32

+ Dược điển Quốc tế (IP)

- Thử giới hạn tạp chất: Tính đặc hiệu, LOD

Nếu QTPT chưa có trong các dược điển tham chiếu: Thẩm định đầy đủ các yếu tố của QTPT theo hướng dẫn của ASEAN

Việc thẩm định lại QTPT có thể cần thiết trong các trường hợp: [3]

- Thay đổi quy trình tổng hợp dược chất

- Thay đổi công thức bào chế của thành phẩm

- Thay đổi quy trình phân tích

Ngoài ra, phải thẩm định lại để nộp hồ sơ xét duyệt tại các Cơ quan kiểm nghiệm quốc gia – ở Việt Nam là Cục quản lý Dược – xin đăng ký lại để lưu hành thuốc (còn gọi là thẩm định định kỳ) nhằm xác định quy trình phân tích vẫn còn có thể áp dụng mà không ảnh hưởng đến kết quả [3]

2.4.4 Phân loại

- Quy trình định tính: Là phép thử nhằm khẳng định sự có mặt của chất phân tích

trong mẫu đem thử (so sánh các loại phổ, các đặc trưng về sắc ký, các phản ứng hoá học, của mẫu thử với chất chuẩn) [3]

- Quy trình thử tinh khiết: Có thể là định lượng hay thử giới hạn tạp chất trong

mẫu thử nhằm xác định mức độ tinh khiết của mẫu cần thử [3]

+ Định lượng tạp chất

+ Thử giới hạn tạp chất

- Quy trình định lượng: Nhằm đưa ra kết quả chính xác về hàm lượng hoặc hoạt

lực của chất phân tích trong mẫu thử [3]

Trang 33

+ ới n n iệ ốc: là xác định hàm lượng của một hay nhiều thành phần

2.4.5.1 Tính đặc hiệu (tính chọn lọc)

Khả năng của quy trình cho phép xác định chính xác và đặc hiệu chất cần phân tích

mà không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các chất khác có trong mẫu thử (tạp chất, sản phẩm phân hủy )

 Không cho phản ứng hóa học,

 Trong SKLM không cho vết có Rf giống vết chuẩn,

 Trong HPLC và GC không cho pic có thời gian lưu như vết chuẩn,

Trang 34

 Không có phổ IR và phổ UV-Vis giống phổ chuẩn hoặc phổ của chất chuẩn tương ứng)

- Q rìn địn ượng và thử tạp chất:

+ Đối với quy trình định lượng không hoặc kém đặc hiệu đối với hoạt chất cần phân tích (ví dụ định lượng nguyên liệu bằng phương pháp chuẩn độ thể tích) cần có phương pháp phân tích khác hỗ trợ để chứng minh tính đặc hiệu

+ Đối với quy trình sắc ký:

 Cần đưa ra các sắc ký đồ của mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu placebo/mẫu trắng để chứng minh tính đặc hiệu

 Độ tinh khiết của pic cần được xác định bằng detector DAD hay detector khối phổ

- Ví dụ: Thẩm định tính đặc hiệu của QTPT bằng HPLC-DAD:

+ Tiến hành sắc ký mẫu trắng, mẫu placebo, mẫu chuẩn, mẫu thử

+ Ghi lại các sắc ký đồ Xác định thời gian lưu của hoạt chất cần phân tích, độ tinh khiết của pic hoạt chất trong SKĐ mẫu thử; phổ UV của pic hoạt chất trong SKĐ mẫu chuẩn và mẫu thử

→ Yêu cầu:

- SKĐ mẫu trắng và mẫu placebo không xuất hiện pic trong khoảng thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của chất chuẩn

- SKĐ mẫu thử cho pic có thời gian lưu và phổ UV tương tự chất chuẩn

- Pic hoạt chất cần phân tích trong SKĐ mẫu thử phải tinh khiết

2.4.5.2 Độ chính xác

Độ chính xác là mức độ sát gần (closeness) giữa các kết quả thử riêng rẽ Xi với giá trị trung bình Xtb Độ chính xác của một QTPT diễn tả mức độ phân tán kết quả giữa một loạt phép đo từ nhiều lần lấy mẫu trên cùng một mẫu thử đồng nhất Độ chính xác ảnh hưởng bởi sai số ngẫu nhiên và có đại lượng đặc trưng là RSD% Phân loại:

- Độ lặp lại: biểu thị độ chính xác khi việc tiến hành thử nghiệm được thực hiện bởi

một người, trong cùng một phòng thí nghiệm, trên cùng một trang thiết bị và trong cùng một khoảng thời gian Tiến hành: Định lượng tối thiểu 9 lần mẫu thử trong

Trang 35

khoảng nồng độ đã xác định của quy trình (ví dụ: 3 lần phân tích/nồng độ x 3 nồng

độ khác nhau) hoặc thực hiện định lượng tối thiểu 6 lần ở nồng độ 100%

- Độ chính xác trung gian: độ chính xác trung gian diễn tả mức dao động của kết

quả trong cùng một phòng thí nghiệm khi việc thử nghiệm được thực hiện ở các ngày khác nhau, kiểm nghiệm viên khác nhau và thiết bị khác nhau

- Độ sao chép lại: Biểu thị độ chính xác của nhiều phòng thí nghiệm, tiến hành

nghiên cứu trên cùng một mẫu đồng nhất đã được phân thành nhiều mẫu nhỏ Độ sao chép lại không sử dụng cho các hồ sơ đăng ký, được sử dụng khi thực hiện các chuyên luận dược điển

2.4.5.3 Độ đúng: là mức độ sát gần giữa giá trị tìm thấy với giá trị thực Ảnh hưởng bởi sai số hệ thống Đại lượng đặc trưng là tỷ lệ phục hồi (R%) Tiến hành thực hiện tối

thiểu 9 lần định lượng trên ít nhất 3 mức nồng độ khác nhau (ví dụ 3 mức nồng độ, mỗi nồng độ tiến hành 3 lần) Phương pháp thẩm định độ đúng:

Trang 36

+ Trong trường hợp không có tạp chất chuẩn, có thể so sánh kết quả thu được với một quy trình chính thống

2.4.5.4 Tính tuyến tính

Tính tuyến tính của một QTPT là khả năng luận ra các kết quả dựa vào đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa đại lượng đo được (y) và nồng độ (x) (hay trực tiếp tính toán dựa vào tương quan tỷ lệ giữa đại lượng đo được (y) và nồng độ (x)) Tính chất tuyến tính được biểu thị bằng hệ số tương quan r Phương pháp thẩm định tính tuyến tính:

- Thực hiện trực tiếp trên mẫu chuẩn bằng cách pha loãng dung dịch chuẩn gốc và/hoặc cân riêng biệt các hỗn hợp tự tạo chứa các thành phần dược chất dựa trên quy trình đã đặt ra Tiến hành ít nhất với 5 mức nồng độ khác nhau

- Đo và xác định độ đáp ứng của đại lượng đo theo từng nồng độ

- Kết quả được đánh giá bằng phương pháp thống kê thích hợp, ví dụ bằng cách tính đường hồi quy dựa vào phương pháp bình phương cực tiểu theo phương trình ŷ = ax + b

- Thông thường hệ số tương quan r ≥ 0,998

- Sử dụng “phân tích hồi quy” với trắc nghiệm t để kiểm tra ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy và trắc nghiệm F để kiểm tra tính thích hợp của phương trình hồi quy

2.4.5.5 Khoảng xác định (miền giá trị)

Khoảng xác định của một QTPT là khoảng cách giữa nồng độ trên và nồng độ dưới của chất cần phân tích có trong mẫu thử mà trong khoảng nồng độ này QTPT đáp ứng về độ chính xác, độ đúng và tính chất tuyến tính Phương pháp thẩm định khoảng xác định:

- Định lượng hoạt chất có trong nguyên liệu và chế phẩm: tối thiểu 80 – 120% nồng

độ thử nghiệm

- Thử nghiệm độ hoà tan: Tối thiểu ± 20% khoảng quy định trong tiêu chuẩn

- Định lượng tạp chất: Từ giới hạn cho phép (100%) đến 120%

Trang 37

2.4.5.6 Giới hạn phát hiện (LOD: Limit of detection)

LOD là lượng thấp nhất của chất phân tích trong mẫu thử có thể phát hiện được nhưng không nhất thiết phải xác định chính xác hàm lượng Biểu thị bằng phần trăm, phần ngàn, phần triệu (ppm)… Phương pháp xác định giới hạn phát hiện:

- n n n độ đ n ức tín hiệu nhỏ nhất:

+ Sử dụng cho cả hai phương pháp có và không có sử dụng thiết bị

+ Giới hạn phát hiện được xác định bằng cách phân tích các mẫu đã biết trước nồng

độ (pha loãng dần) và xác định nồng độ tối thiểu mà tại đó có thể đọc được đáp ứng của chất phân tích

- ệ đá ứn ới nhiễu:

Chỉ áp dụng cho những ph ơng pháp có nhiễu đường nền, được tiến hành bằng cách so sánh đáp ứng đo được của mẫu thử (S) có nồng độ thấp đã biết trước với đáp ứng đo được của mẫu trắng (N) Tỷ số S/N = 2H/h trong khoảng từ 2 – 3 thường được chấp nhận để thiết lập LOD

- ư n á d r n độ ệch chuẩn củ đá ứn ới độ dốc:

Trong đó :

LOD = 3,3 x SD

aa: độ dốc của đường cong hiệu chuẩn (đường tuyến tính ŷ = ax +b) của phương pháp phân tích (slope of calibration curve)

SD: Độ lệch chuẩn của độ đáp ứng SD có thể được xác định theo 2 cách:

+ Dựa vào độ lệch chuẩn của m u tr ng: Đo độ các đáp ứng của mẫu trắng sau đó

tính độ lệch chuẩn của các đáp ứng này

+ Dựa vào đư ng cong chuẩn độ: Khi đó SD chính là độ lệch chuẩn của tập hợp các

gái trị b có được từ phương trình hồi quy

2.4.5.7 Giới hạn định lượng (LOQ: Limit of quantitation)

LOQ là lượng thấp nhất của chất phân tích trong mẫu thử có thể định lượng được với độ đúng và độ chính xác thích hợp Biểu thị bằng phần trăm, phần ngàn, phần triệu (ppm)… Phương pháp tiến hành thẩm định giới hạn định lượng:

Trang 38

- n n n độ đ n ức tín hiệu vẫn đá ứn độ đ n độ n á : Sử

dụng cho cả hai phương pháp có hay không sử dụng thiết bị Xác định bằng cách phân tích các mẫu đã biết nồng độ, LOQ là mức nồng độ tối thiểu mà tại đó có thể định lượng được chất phân tích với độ đúng và độ chính xác đạt yêu cầu

- ệ đá ứn ới n iễu: Chỉ áp dụng cho những phương pháp có

nhiễu đường nền, được tiến hành bằng cách so sánh đáp ứng đo được của mẫu thử (S) có nồng độ thấp đã biết trước với đáp ứng đo được của mẫu trắng (N) Tỷ số S/N = 2H/h trong khoảng bằng 10 thường được chấp nhận để thiết lập LOQ

- ư n á d r n độ ệch chuẩn củ đá ứn ới độ dốc:

Giới hạn định lượng :

LOQ = 10 x SD

aTrong đó:

a: độ dốc của đường cong hiệu chuẩn (đường tuyến tính ŷ = ax + b) của phương pháp phân tích (slope of calibration curve)

SD: Độ lệch chuẩn của độ đáp ứng SD có thể được xác định theo 2 cách:

+ Dựa vào độ lệch chuẩn của m u tr ng: Đo độ các đáp ứng của mẫu trắng sau đó

tính độ lệch chuẩn của các đáp ứng này

+ Dựa vào đư ng cong chuẩn độ: Khi đó SD chính là độ lệch chuẩn của tập hợp các

gái trị b có được từ phương trình hồi quy

2.4.5.8 Tính phù hợp hệ thống

Các phép thử về tính phù hợp của hệ thống là phần không thể thiếu của nhiều quy trình phân tích

Phép thử này dựa vào khái niệm là tất cả các thiết bị, dụng cụ điện tử, sự vận hành

hệ thống, mẫu phân tích, … cấu thành nên hệ thống hoàn chỉnh của một quy trình phân tích, nên cần được đánh giá để đảm bảo toàn bộ hệ thống có hiệu năng phù hợp

Trang 39

Trong phương pháp sắc ký: Số đĩa lý thuyết, hệ số dung lượng, hệ số chọn lọc, hệ

số đối xứng (hệ số kéo đuôi) là những thông số thường được dùng để đánh giá hiệu năng của cột sắc ký

Trang 40

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Viên nén bao phim Sitagliptin-Metformin 50/500:

- Thành phần có chứa sitagliptin 50 mg và metformin hydrochlorid 500 mg

- Ngày sản xuất: tháng 3/2022

- Nơi sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam

- Thành phẩm đang nghiên cứu

- Nhà cung cấp: Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TPHCM

Chuẩn sitagliptin phosphat:

Ngày đăng: 13/02/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w