Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lê Thành Tuyên
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ sau khi mở cửa, đổi mới và tiến hành hội nhập sâu rộng với thế giới năm 1986 đến nay, Việt Nam đã giành được nhiều thành quả về kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm đầu thập niên 2000 luôn đạt hơn 7%/năm Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm cũng đạt hơn 6%/năm, thuộc vào những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và năm 2015 cùng các quốc gia Đông Nam Á hình thành tổ chức khu vực Cộng đồng Asean Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với 10 quốc gia và khu vực, đáng chú ý như Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Hiệp định thương mại với tổ chức Á-Âu, Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia, trong đó có hơn 70 quốc gia có kim ngạch hơn
100 triệu USD (Tư Hoàng, 2017)
Trải qua 5 lần ban hành, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay bao gồm
26 chuẩn mực Sau quá trình áp dụng, không thể phủ nhận các đóng góp to lớn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính, cung cấp nguồn thông tin chất lượng, đáng tin cậy và phù hợp với trình độ của những nhà quản lý và đặc thù của nền kinh tế nước ta Tuy vậy, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có nhiều nội dung chưa thích hợp với các giao dịch của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, khi xuất hiện nhiều công cụ tài chính phức tạp Theo đánh giá của giới chuyên môn, so với chuẩn mực quốc tế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều chuẩn mực và còn tồn tại những khác biệt nhất định, điều đó tạo ra nhiều rào cản và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tự ngoại vào Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, hoàn thiện thể chế, tạo ra khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của các công cụ quản lý, trong đó có kế toán Trong những năm qua, những đổi mới đã đưa lĩnh vực kế toán nước ta từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế Dù đã đạt được một số thành quả, hệ thống chuẩn mực
kế toán Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa thực sự hoà hợp với quy định quốc
tế Thực tế vận dụng chuẩn mực còn gặp nhiều khó khăn Những thách thức của quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự định hướng thay đổi hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế, các thông tin về kế toán cần phải minh bạch, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình doanh nghiệp Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đáp ứng các mục tiêu của nhà nước
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tôi thấy rằng nghiên cứu về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam là vô cùng cần thiết Do vậy, tôi lựa chọn
đề tài “Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế
Trang 3toán quốc tế” làm đề tài luận án với hi vọng rằng đề tài có thể đưa ra một số gợi ý
cho sự phát triển của kế toán quốc gia trong thời gian tới
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiện nay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay, đặc điểm
và các yếu tố tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mức độ hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế Qua đó để thấy được những khó khăn, hạn chế trong hội tụ chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt Nam, những khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành với chuẩn mực kế toán quốc tế
- Nghiên cứu kinh nghiệm hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới Nghiên cứu tìm hiểu về bối cảnh, phương thức hội tụ và tiến trình hội
tụ của các quốc gia, qua đó, gợi ý những định hướng cần thiết cho quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam
- Qua xem xét thực tiễn và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nghiên cứu đánh giá khả năng hội tụ kế toán quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược để kế toán Việt Nam hội tụ hiệu quả với chuẩn mực kế toán quốc tế
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiện nay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam?
- Các giải pháp nhằm đẩy mạnh mục tiêu hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế là gì?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Do hệ thống kế toán có phạm vi rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn ở phần hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, không đề cập đến chế độ kế toán
Luận án khảo sát một cách tổng quát về việc hội tụ của chuẩn mực kế toán trên thế giới Các phương pháp, chiến lược, chính sách và lộ trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của một số nước tiêu biểu, những nơi có nhiều ảnh hưởng đến kế toán quốc
tế là những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam Cụ thể như sau:
Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam từ giai đoạn đầu tiên Bộ Tài Chính ban hành đến nay
Trang 4Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khoảng thời gian những năm gần đây, khi quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế bước sang giai đoạn mới, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cũng gặp không ít trở ngại và khó khăn
4 Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu sử dụng chung là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể để thu thập dữ liệu, phân tích và xử
lý dữ liệu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, các công bố và báo cáo nghiên cứu, và các thông tin thứ cấp khác để phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận
về hệ thống chuẩn mực kế toán Những thông tin thứ cấp thu thập được cũng giúp
mô tả, lý giải những vấn đề đang tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán hiện nay và
xác định vấn đề cần giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn với 7 chuyên gia, là những người đang thực hiện các công việc khác nhau như: kế toán, giảng viên, nhân viên chính phủ và kiểm toán Các chuyên gia này có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu về hệ thống kế toán Việt Nam và quá trình hòa hợp – hội tụ của kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế
Các cuộc phỏng vấn chuyên gia diễn ra giai đoạn 2017 – 2020 Tổng thời gian các cuộc phỏng vấn là 15 giờ, trung bình mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 50 phút Dựa trên những ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn, tác giả xem xét, đánh giá đối với những vấn đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
-Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nghiên cứu gửi bảng khảo sát, điều tra ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kế toán Kết quả điều tra sẽ phản ánh thực trạng và đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Việt Nam Có 120 phiếu khảo sát được gửi đi và thu về được 100 phản hồi hợp lệ
Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá ý kiến của người trả lời Sau khi thu thập phản hồi, các dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích
-Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
tư duy được sử dụng kết hợp, linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu nội dung và mục tiêu cụ thể Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý
Trang 5luận, khái quát lý thuyết, nhận định về hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán quốc tế Phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét, so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, so sánh giữa các giai đoạn phát triển của quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, so sánh giữa thực trạng và những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế Phương pháp tư duy được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, kết hợp với các phương pháp khác để xác định nội dung, vấn đề và phương hướng nghiên cứu, xác định và hoàn thiện các giải pháp đổi mới hệ thống chuẩn mực kế toán trong tiến trình hội tụ quốc tế
5 Đóng góp mới về khoa học của luân án:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày được tổng quan các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài trong và ngoài nước, trên cơ sở đó chỉ ra các vấn đề đã thống nhất cũng như khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu cho luận án
Thứ hai, về lý luận, luận án đã khái quát hoá được các vấn đề cơ sở lý luận chuẩn
mực kế toán và xu thế hội tụ hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới, bao gồm: các vấn đề chung về kế toán, chuẩn mực kế toán, quá trình hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế Đặc biệt, luận án đã nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động và quá trình xây dựng và hình thành Chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Các nghiên cứu của tác giả đã làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu
Thứ ba, về thực tiễn, luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ hoà hợp đến hội
tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế và quá trình hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam Xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, luận án phân tích, đánh giá và đưa ra một số đề xuất để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến tình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế Các đề xuất được phân tích có
cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đảm bảo tính khả thi
6 Ý nghĩa của luận án
Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế để làm nổi bật những đặc điểm, vai trò chung của chuẩn
mực kế toán quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế
Trên cơ sở trình bày, phân tích và làm rõ quá trình hội nhập, hội tụ với chuẩn mực
kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới, Luận án chỉ ra những thành công
và hạn chế của các quốc gia này để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Luận án đã nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mô tả những đặc điểm nổi bật về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
Đề xuất một số gợi ý, giải pháp và kiến nghị để góp phần giúp hệ thống kế toán Việt Nam có thể hòa hợp, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trang 6Trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước theo 3 nhóm vấn đề liên quan đến chủ
đề nghiên cứu, gồm: các nghiên cứu đề cập đến chuẩn mực kế toán, các nghiên cứu
đề cập đến hài hoà, hội nhập và hội tụ chuẩn mực quốc tế, và các nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia Phần này cũng trình bày về những vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến hoặc chưa nghiên cứu sâu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hội nhập hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới
Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu Các vấn đề lý luận tập trung vào các khía cạnh: lý luận về kế toán, lý luận về chuẩn mực kế toán và lý luận về hoà hợp - hội tụ kế toán Phần này cũng trình bày về quá trình hoà hợp và quá trình hội tụ kế toán quốc tế, quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay Bên cạnh đó, phần này cũng sẽ trình bày về các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến quá trình hình thành chuẩn mực kế toán của một quốc gia, và tổng hợp kinh nghiệm về quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia
Chương 3: Thực trạng từ hoà hợp đến hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế và quá
trình hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam
Trình bày lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt theo các giai đoạn khác nhau cho đến nay Trình bày kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán Việt Nam, thực trạng hội nhập chuẩn mực quốc
tế của kế toán Việt Nam, và những tác động của các yếu tố đến hệ thống kế toán Việt Nam
Chương 4: Một số định hướng và giải pháp đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam
trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trình các giải pháp để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế, và một số kiến nghị đến các bên liên quan gồm: nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ QUỐC TẾ VỀ HOÀ HỢP VÀ HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
Tác giả nghiên cứu tài liệu trong nước và quốc tế về các đề tài liên quan đến chuẩn mực kế toán theo các cách tiếp cận khác nhau và trên các phạm vi khác nhau từ các nguồn tài liệu luận án, luận văn, bài báo, sách tham khảo và từ các hội thảo khoa học Thông qua đó, tác giả rút ra được Khoảng trống nghiên cứu như sau:
Qua khảo sát các nghiên cứu trước đây cho thấy vẫn còn thiếu những nghiên cứu về thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở đánh giá yêu cầu và khả năng hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam từ phía các đối tượng tham gia vào quá trình hội tụ Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng, khả năng hội tụ của các đối tượng tham gia quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam cũng chưa được đề cập đến nhiều
Trang 7Các nghiên cứu hiện nay chưa đánh giá lại, cập nhật xu thế cũng như tổng kết thực tiễn về đặc điểm hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đang diễn ra Hiện nay, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, quá trình toàn cầu hóa đã có nhiều thay đổi so với trước đây Các quốc gia nhận thấy được nhu cầu cần hòa hợp – hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, cần thiết phải đẩy mạnh quá trình hội tụ Trong quá trình hội tụ đó, nhiều thách thức đã đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt liên quan đến cách thức hội tụ của mỗi quốc gia Với mỗi quốc gia với những xuất phát điểm khác nhau, các đặc điểm về hệ thống pháp lý, văn hóa và môi trường kinh doanh – những yếu tố tác động đến hệ thống kế toán quốc gia khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau về cách thức hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế Trong khi đó, những quốc gia
có tiềm lực kinh tế lớn như Mỹ, các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu hoặc Trung Quốc đều có những lựa chọn riêng trong hội tụ quốc tế và có những tác động nhất định đến quá trình hội tụ kế toán của các quốc gia khác Các quốc gia đi sau như Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm hội tụ của những quốc gia đã đi trước Tuy nhiên, yêu cầu trước tiên là cần phải đánh giá lại một cách tổng thể và toàn diện đặc điểm và xu thế của quá trình hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này đều được thực hiện hơn 10 năm về trước, lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã có nhiều thay đổi Hệ thống chuẩn mực kế toán của các quốc gia, quá trình hòa hợp – hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế có nhiều thay đổi trong thời gian qua Hàng loạt các điều chỉnh trong vận dụng các chuẩn mực kế toán IAS/IFRS trong các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết diễn ra, lộ trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế cũng cụ thể hơn Theo thời gian, nhiều vấn đề và nội dung về chuẩn mực kế toán và hòa hợp – hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế cần được cập nhật, bổ sung thêm, nhiều vấn đề khác mới xuất hiện cần thiết phải được nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo
Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào phân tích, lý giải về tính cấp thiết của hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế và từ đó đưa các giải pháp thúc đẩy quá trình này Hiện nay, một vấn đề mới đặt ra cho giới nghiên cứu là cần phải phân tích đầy
đủ và cập nhật hơn về nội dung hội tụ Thực chất của quá trình hội tụ là hội tụ nội dung của các chuẩn mực kế toán giữa các thực thể, của chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán của tổ chức quốc tế hoặc giữa các chuẩn mực của các tổ chức quốc tế Mọi lộ trình và cơ chế đều nhằm mục tiêu rút ngắn khoảng cách, tiến tới xóa bỏ những khác biệt trong các chuẩn mực kế toán giữa các thực thể Qua đó, các
tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ sử dụng thống nhất một chuẩn mực kế toán
có độ chuẩn hóa cao, tăng cường mức độ tin cậy, minh bạch, làm cho các công bố tài chính dễ sử dụng, thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế Các nghiên cứu trước đây được tiến hành trong giai đoạn thuận lợi của quá trình hội tụ, giao dịch kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khởi đầu với nhiều xung lực cho hợp tác, trong đó các hòa hợp và thống nhất về một chuẩn mực kế toán chung Hiện nay, quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, nhưng tình hình kinh tế, thương mại quốc tế đang diễn biến phức tạp Hiện nay, chủ nghĩa dân
Trang 8túy, chủ nghĩa bảo hộ và bảo hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng, đang là trở ngại lớn cho mọi nỗ lực thúc đẩy hòa hợp – hội tụ các chuẩn mực quốc tế Trong bối cảnh này, các nghiên cứu cần tìm hiểu, phân tích rõ nội dung hội tụ của quốc gia, những lợi ích và bất cập khi hội tụ các nội dung, những nội dung cấp thiết và cần được ưu tiên trong tổng thể quá trình hội nhập
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ XU THẾ
HỘI TỤ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
2.1 Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán
Tác giả tổng hợp những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán, lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán
Năm 1972, hội nghị các tổ chức kế toán quốc tế tổ chức tại Sydney đã đồng ý thành lập Ủy ban hợp tác kế toán quốc tế (ICCAP) và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế Năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được thành lập trên cơ sở của IASC IASB ra đời trở thành bước phát triển mới của lịch sử chuẩn mực kế toán thế giới với mục tiêu xây dựng một bộ chuẩn mực kế toán duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu Năm 2003, IASB đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đầu tiên Cho đến đầu năm 2014, đã có 42 hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) được ban hành và cập nhật bởi IASC
và IASB
2.2 Quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
Quá trình hội tụ kế toán quốc tế là quá trình dung hòa giữa các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán để tạo ra một chuẩn mực chung, có khả năng áp dụng với tất cả các quốc gia Trong quá trình hội tụ với các chuẩn mực kế toán khác, trở ngại lớn nhất của IASB là quá trình hội tụ với Liên minh Châu (EU)
Thứ nhất, EU vẫn đang sử dụng hai hệ thống chuẩn mực kế toán Các quốc gia EU
đều yêu cầu các công ty niêm yết phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS Tuy nhiên, EU lại không yêu cầu bắt buộc áp dụng IFRS đối với các báo cáo tài chính riêng của các doanh nghiệp, dù là niêm yết hay không niêm yết Với báo cáo tài chính riêng, các công ty có thể sử dụng GAAP quốc gia
Thứ hai, EU chấp thuận IFRS nhưng có điều chỉnh EU yêu cầu các doanh nghiệp
áp dụng IFRS nhưng phải là IFRS đã được EU thông qua, thay vì IFRS như được IASB công bố ban đầu Nguyên nhân là do sự bất đồng ý kiến giữa các nước thành viên về vấn đề ghi nhận và đánh giá các công cụ tài chính (IAS 39) nên EU đã cắt bỏ
3 đoạn trong IAS 39 (đoạn 9b, 35 và 81a) Vì vậy, IFRS được áp dụng tại EU thiếu chuẩn mực IAS 39, không thống nhất hoàn toàn với IFRS của IASB công bố ban đầu
Thứ ba, các IFRS được EU chấp thuận thiếu sự tương đồng với IFRS gốc của IASB
Các IFRS được EU chấp thuận đã được chuyển đổi sang ngôn ngữ của các nước thành viên nhưng chưa rõ ràng hoặc do các thuật ngữ này có tính mới, chưa từng xuất hiện trong thuật ngữ chuyên môn quốc gia Vì vậy, các khái niệm, thuật ngữ của IFRS khi chuyển sang ngôn ngữ quốc gia thiếu sự chuẩn xác, gây khó khăn cho quá trình diễn giải, áp dụng trong thực tế
Trang 92.3 Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hình thành chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia và đặc điểm về quá trình hội tụ kế toán quốc tế
Yếu tố thuộc về môi trường văn hóa
Khoảng cách quyền lực thể hiện mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng
giữa các định chế và tổ chức Quốc gia nào có khoảng cách quyền lực lớn thì kế toán được kiểm soát bằng luật định nhằm hướng đến sự thống nhất Ngược lại, tại quốc gia có khoảng cách quyền lực thấp, các chuẩn mực kế toán thường được thống nhất bằng phương pháp tranh luận và biểu quyết trong các hội nghề nghiệp
Chủ nghĩa cá nhân thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong một xã
hội, một quốc gia Một quốc gia có đặc trưng chủ nghĩa cá nhân thì các báo cáo tài chính cởi mở hơn, phù hợp với xu hướng thực tế Ngược lại, ở những quốc gia có chủ nghĩa cá nhân thấp thì báo cáo tài chính có tính bảo thù cao, ít linh hoạt và được thống nhất theo luật định
Né tránh những vấn đề chưa rõ ràng: quốc gia có văn hóa né tránh những vấn đề
chưa rõ ràng thường có xu hướng áp dụng chuẩn mực trong mọi hoạt động Những chuẩn mực kế toán trong nền văn hóa này thường bảo thủ, có xu hướng đưa ra các nội dung thống nhất trong kế toán
Định hướng dài hạn: quốc gia đề cao và xây dựng các định hướng dài hạn rất coi
trọng trật tự và sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị Vì vậy, công tác kế toán có xu hướng bảo thù và thống nhất
Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý, chính trị
Các quốc gia có hệ thống pháp lý khác nhau, tạo ra các thiết chế khác nhau có tác động đến chuẩn mực kế toán của quốc gia Tại những quốc gia có tổ chức nghề nghiệp ra đời sớm như Mỹ, Anh thì nhà nước có vai trò rất hạn chế đối với hệ thống kế toán quốc gia Thay vào đó, các tổ chức nghề nghiệp sẽ đảm nhận vai trò soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán Các tổ chức nghề nghiệp do có lịch sử phát triển lâu dài, có số lượng thành viên lớn và đặc biệt có đội ngũ nhân sự kế toán chuyên môn cao, có đủ khả năng để xây dựng được chuẩn mực kế toán phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Chuẩn mực kế toán được ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp cũng nhận được sự thừa nhận rộng rãi của các doanh nghiệp và nhà nước
Tại những quốc gia có các tổ chức nghề nghiệp mới ra đời trong thế kỷ 20 như Pháp, Đức thì vai trò của tổ chức nghề nghiệp đến hệ thống kế toán quốc gia còn hạn chế
Tổ chức nghề nghiệp của các quốc gia này thường không mạnh, số lượng thành viên
ít, không hội đủ khả năng để xây dựng một hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Vì vậy, tại các quốc gia này, nhà nước vẫn giữ vai trò quyết định trong các vấn đề kế toán của quốc gia
Yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh với các yếu tố như nguồn cung cấp tài chính, người sử dụng thông tin tài chính, tình hình lạm phát, tốc độ tăng trưởng chính là thành phần để xây dựng cấu trúc và nội dung của chuẩn mực kế toán của một quốc gia Tại những quốc gia có nguồn cung tài chính chủ yếu từ thị trường, chủ đầu tư là những người cần các thông tin tài chính nhất Yêu cầu của các nhà đầu tư này là thông tin tài
Trang 10chính phải trung thực, phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để làm căn cứ cho các quyết định đầu tư của họ Vì vậy, chuẩn mực kế toán tại các quốc gia này ít tuân thủ các quy định về pháp lý như luật thuế, mà chủ yếu tập trung phản ánh đúng các sự kiện, nghiệp vụ phát sinh, kế toán của doanh nghiệp Ngược lại, tại những quốc gia có nguồn cung tài chính phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng thì không đòi hỏi cao sự đầy đủ cũng như tính trung thực và hợp lý của thông tin Hoạt động kế toán thường tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật (Fatma và Jamel, 2013)
Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc nội tại doanh nghiệp như tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị …
có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây dựng và hình thành chuẩn mực kế toán tại một quốc gia
2.4 Thực tiễn quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam
Thông qua các bài học Kinh nghiệm từ Mỹ, Đức, Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ tiến trình hội nhập chuẩn mực kế toán của các nước trên thế giới Hiện tại, có 3 mô hình vận dụng trong quá trình hòa hợp - hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế Dựa vào điều kiện
cụ thể, Việt Nam có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho quá trình hòa hợp - hội
tụ kế toán quốc tế của mình
Mô hình thứ nhất, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được áp dụng hoàn toàn cho
báo cáo tài chính của quốc gia và không có sửa đổi Các chuẩn mực IAS/IFRS ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chuẩn mực quốc gia, các chuẩn mực này khi được áp dụng vào quốc gia với mức hiệu chỉnh tối thiểu Nói cách khác, các quốc gia này sử dụng các IAS/IFRS như chuẩn mực kế toán quốc gia Một số quốc gia tiêu biểu áp dụng mô hình này như: Philippines, Singapore
Mô hình thứ hai, IAS/IFRS được sử dụng như cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống
kế toán chuẩn mực quốc gia Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuẩn mực kế toán quốc gia, tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực quốc tế như IAS/IFRS không được sử dụng hoàn toàn mà chỉ được vận dụng, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của quốc gia đó Các quốc gia vận dụng các IAS/IFRS để từ
đó xây dựng các chuẩn mực của riêng mình Mô hình này được áp dụng ở các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, các nước Đông Âu
Mô hình thứ ba, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia được chỉnh sửa để phù hợp
với các chuẩn mực quốc tế Đây là những quốc gia đã có hệ thống chuẩn mực kế toán ra đời trước IAS, nên sau đó, họ chỉ cần sửa đổi, điều chỉnh để hòa hợp với chuẩn mực quốc tế Đây là mô hình phổ biến ở các nước phát triển, có nền kế toán lâu đời, thuộc trường phái Anglo - Saxon và Châu Âu
Trang 11CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỪ HÒA HỢP ĐẾN HỘI TỤ CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 3.1 Lược sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam
Việt Nam trải qua nhiều chặng đường lịch sử khác nhau, với mỗi giai đoạn đều có những tác động từ các yếu tố môi trường riêng biệt, các đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau Hệ thống kế toán Việt Nam có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1986, giai đoạn từ 1986 – 1995, giai đoạn từ 1995 – 2001, và giai đoạn từ
2001 đến nay
3.2 Thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
3.2.1 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 2001 Đến nay,
Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam qua 5 đợt khác nhau Việt Nam không có chuẩn mực kế toán riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện
Nhóm các chuẩn mực về lập báo cáo tài chính (bao gồm các chuẩn mực: 21, 22, 23,
24, 25, 26, 27, 28, 29, 30): được nhận định có mức độ phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế cao và khả năng thực thi hiệu quả, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam Kết quả phỏng vấn cho rằng các chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính đã nghiên cứu và được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực quốc tế nên có mức
độ tương đồng cao, đồng thời các nội dung cũng có những điều chỉnh để cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
Về những đánh giá chung, kết quả khảo sát cho thấy các chuyên gia đánh giá tích cực hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Kết quả phỏng vấn cho rằng cơ quan quản lý mà cụ thể là Bộ Tài chính đã đạt được những tiến bộ trong tích hợp các chuẩn mực quốc tế vào hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực thì còn cần nhiều thời gian hơn, cần có sự tính toán, nghiên cứu kỹ càng các chuẩn mực quốc tế để vừa tiệm cận với chuẩn mực quốc tế nhưng cũng cần phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo khi được ban hành các chuẩn mực đi vào cuộc sống, triển khai hiệu quả
Kết quả phỏng vấn cũng cho rằng, các quy định về kế toán hiện nay đã được thực hiện tốt Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được nghiên cứu kỹ càng, với môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ với các quy định pháp luật khác Do đó, các cơ quan soạn thảo cần tiếp tục thực hiện tốt để ban hành bổ sung các chuẩn mực còn
Trang 12thiếu Qua thời gian thực hiện và áp dụng các chuẩn mực kế toán, chúng ta thấy rằng, hệ thống chuẩn mực kế toán nước ta có độ ổn định cao, đồng bộ với các quy định pháp luật khác, đây là bài học quan trọng để tiếp tục xây dựng các chuẩn mực khác
Theo kết quả khảo sát, đa số các chuyên gia được khảo sát (39,74%) đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán nước ta được xây dựng trong một môi trường pháp lý về
kế toán ổn định, đồng bộ với các quy định pháp luật khác Với một hệ thống ổn định
và đồng bộ với các quy định pháp luật khác sẽ đảm bảo thực thi hiệu quả trong thực tiễn
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng nhận được đánh giá cao về mức độ tương thích với chuẩn mực kế toán quốc tế Kết quả phỏng vấn cho rằng hiện nay với tiến trình hội nhập và mở cửa của Việt Nam thì sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế như IAS/IFRS là hoàn toàn phù hợp Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
đã được xây dựng dựa trên nền tảng các chuẩn mực kế toán của IASB nên có mức tương đồng lớn Theo khảo sát, nhiều chuyên gia (35,9%) đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, cũng có 30,77% chuyên gia đánh giá mức độ phù hợp ở mức trung bình Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu để chuẩn mực kế toán Việt Nam liên tục được cập nhập và nâng cao mức
độ phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Các chuyên gia cũng cho rằng, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam Kết quả phỏng vấn cho rằng các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã tiếp thu và hoà hợp cao với chuẩn mực quốc tế - những chuẩn mực hướng tới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của thị trường phát triển – nên đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam Tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, còn thiếu một số chuẩn mực và nội dung kế toán mà Việt Nam chưa có so với chuẩn mực kế toán quốc tế Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, khi nhu cầu sử dụng các chuẩn mực kế toán ngày càng lớn với quá trình mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực Theo kết quả khảo sát, đa số các chuyên gia (41,03%) đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp và đáp ứng sự phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam
Về tính khả thi thực hiện các chuẩn mực kế toán trong thực tiễn, Kết quả phỏng vấn cho rằng về cơ bản hệ thống chuẩn mực kế toán nước ta phù hợp với yêu cầu thị trường, trình độ quản lý và triển khai của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong triển khai vẫn còn gặp những khó khăn nhất định Hệ thống chuẩn mực kế toán có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với đối tác nước ngoài Tuy nhiên, mức độ phổ biến của các chuẩn mực kế toán đối với các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, đội ngũ kế toán giỏi về hệ thống chuẩn mực kế toán vẫn tương đối ít ỏi Khảo sát cũng cho thấy, phần lớn các chuyên gia đánh giá hệ thống chuẩn mực có sự phù hợp nhất định đối với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam Cụ thể, có 29,49% chuyên gia đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam rất phù hợp với yêu cầu,