Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tếĐổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 1HÀ NỘI, 2024
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2HÀ NỘI, 2024
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lê Thành Tuyên
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS TS NGUYỄN HỮU ÁNH
2 PGS TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4
5 Đóng góp mới về khoa học của luân án: 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
7 Cơ cấu của luận án 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 8
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 26
2.1 Cơ sở lý luận về kế toán và chuẩn mực kế toán 26
2.1.1 Tổng quan về kế toán 26
2.1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển kế toán 26
2.1.1.2 Định nghĩa kế toán 26
2.1.1.3 Mục tiêu và vai trò của kế toán 27
2.1.2 Tổng quan về chuẩn mực kế toán 28
2.1.2.1 Định nghĩa về chuẩn mực kế toán 28
2.1.2.2 Mục tiêu và vai trò của chuẩn mực kế toán 29
2.1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán 29
2.1.2.4 Tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán trên thế giới 31
2.2 Quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế 32
2.2.1 Yêu cầu hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế 32
2.2.2 Quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế 33
2.2.3 Những thách thức và tác động tiêu cực đến quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế 35
Trang 42.2.3.1 Thách thức 35
2.2.3.2 Tác động tiêu cực 36
2.3 Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hình thành chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia và đặc điểm về quá trình hội tụ kế toán quốc tế
37
2.3.1.Các yếu tố tác động: 37
2.3.1.1.Yếu tố thuộc về môi trường văn hóa 37
2.3.1.2.Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý, chính trị 38
2.3.1.3.Yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh 40
2.3.2.Đặc điểm của quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán quốc tế 41
2.4 Quy trình, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn quá trình xây dựng tại một số quốc gia
43
2.4.1.Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế 43
2.4.2.Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 44
2.4.3 Thực tiễn tiến trình hội tụ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 46
2.4.3.1 Kinh nghiệm Mỹ 46
2.4.3.2 Kinh nghiệm Liên minh Châu Âu (EU) 47
2.4.3.3 Kinh nghiệm Thổ Nhĩ Kỳ 48
2.4.3.4 Kinh nghiệm Ấn Độ 49
2.4.3.5 Kinh nghiệm Trung Quốc 50
2.4.3.6 Kinh nghiệm Nhật Bản 52
2.4.3.7 Kinh nghiệm các nước Đông Nam Á: 53
2.4.3.8 Bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra đối với quá trình đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế
55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỪ HÒA HỢP ĐẾN HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 59
3.1 Lược sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam 59
3.1.1.Giai đoạn trước năm 1986 59
3.1.2 Giai đoạn 1986 – 1995 60
Trang 5iii3.1.3 Giai đoạn 1995 – 2001 62
Trang 63.1.4 Giai đoạn 2001 đến nay 64
3.2 Thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 67
3.2.1.Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay 67
3.2.2.Đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay 67
3.2.3.Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 81
3.3 Đánh giá thực trạng xây dựng và hội nhập hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 81
3.3.1 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: từ hòa hợp đến hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
81
3.3.2.Các yếu tố tác động đến quá trình hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam 88
3.3.2.1 Môi trường pháp lý, chính trị 88
3.3.2.2 Môi trường kinh tế 89
3.3.2.3 Môi trường văn hoá 91
3.3.2.4 Môi trường công nghệ và hạ tầng cơ sở 92
3.3.3 Đặc điểm của quá trình hòa hợp – hội tụ của của hệ thống kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 94
3.3.4.Những thành quả và vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 96
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 102
4.1 Xu thế hòa hợp – hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc tế và định hướng đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian tới
102
4.1.1 Xu thế hòa hợp – hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian tới 102
4.1.2 Định hướng đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian tới trong xu thế hòa hợp – hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế 104
4.2 Giải pháp đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 84.2.2 Áp dụng theo từng khu vực 107
4.2.3 Cải tiến quy trình soạn thảo chuẩn mực 108
4.2.4 Thúc đẩy việc tạo lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế 111
4.2.5 Thiết lập cơ chế của hệ thống kế toán – kiểm toán Việt Nam 113
4.2.6 Nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kế toán Việt Nam 117
4.2.7 Xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán chưa ban hành tại Việt Nam…… 119
4.3 Điều kiện triển khai thực hiện và Kiến nghị với Nhà nước, Bộ tài chính và các cơ quan hữu quan
120
4.3.1 Điều kiện triển khai thực hiện 120
4.3.2 Kiến nghị về luật và chính sách định hướng hỗ trợ 122
4.3.3 Kiến nghị về đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán 125
4.3.4 Kiến nghị về đẩy mạnh hoạt động đào tạo kế toán 126
4.3.5 Kiến nghị về nâng cao vai trò và chức năng của các tổ chức nghề nghiệp 127
4.3.6 Các kiến nghị khác 128
KẾT LUẬN 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
PHỤ LỤC . 150
Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia 150
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát điều tra 150
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Danh mục các loại tài khoản kế toán theo quyết định 425 của 60
Bộ tài chính năm 1970 60
Bảng 3.2: Danh mục các loại tài khoản kế toán thống nhất năm 1990 61
Bảng 3.3: Danh mục các loại tài khoản kế toán năm 1996 63
Bảng 3.4: Mức độ cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế 86
Bảng 3.5: Đợt 1: Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực 165
Bảng 3.6: Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực 166
Bảng 3.7: Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực 166
Bảng 3.8: Đợt 4: Ngày 15/2/2005 ban hành 6 chuẩn mực 167
Bảng 3.9: Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực 167
Bảng 3.10: Những khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực
kế toán quốc tế 168
Trang 10vii i
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế 43 Hình 3.1: Thông tin mẫu khảo sát 161 Hình 3.2: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với tình hình Việt Nam hiện nay (VAS 1 – VAS 19) 161Hình 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với tình hình Việt Nam hiện nay (VAS 21 – VAS 30) 162Hình 3.4: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế hiện nay (VAS 1 – VAS 19) 162Hình 3.5: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế hiện nay (VAS 21 – VAS 30) 163Hình 3.6: Đánh giá của chuyên gia về mức độ cập nhật của các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế (VAS 1 – VAS 19) 163 Hình 3.7: Đánh giá của chuyên gia về mức độ cập nhật của các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế 164 Hình 3.8: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 164Hình 3.9: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng mức độ hội tụ của chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 164Hình 3.10: Đánh giá của chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 165 Hình 3.11: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng mức độ tác động đến việc hội tụ của chuẩn mực kế toán Việt nam hiện nay với chuẩn mực thế giới 165
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AICPA Viện Kế toán công chứng Mỹ
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNCC Bộ Kinh tế tài chính Pháp
FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
GAAP Nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC Foundation Tổ chức Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRIC Uỷ ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chínhIFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IOSCO Tổ chức quốc tế các uỷ ban chứng khoán
JFSA Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật bản
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ sau khi mở cửa, đổi mới và tiến hành hội nhập sâu rộng với thế giới năm
1986 đến nay, Việt Nam đã giành được nhiều thành quả về kinh tế - xã hội Tốc độtăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ trước vànhững năm đầu thập niên 2000 luôn đạt hơn 7%/năm Hiện nay, mức tăng trưởngkinh tế hàng năm cũng đạt hơn 6%/năm, thuộc vào những nước có mức tăng trưởngkinh tế cao nhất thế giới Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 củaHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thươngmại thế giới (WTO) và năm 2015 cùng các quốc gia Đông Nam Á hình thành tổchức khu vực Cộng đồng Asean Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết hiệp định thươngmại tự do với 10 quốc gia và khu vực, đáng chú ý như Hiệp định thương mại tự dovới Hàn Quốc, Hiệp định thương mại với tổ chức Á-Âu, Tính đến nay, Việt Nam
đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia, trong đó có hơn 70 quốc gia cókim ngạch hơn 100 triệu USD (Tư Hoàng, 2017)
Trải qua 5 lần ban hành, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay baogồm 26 chuẩn mực Sau quá trình áp dụng, không thể phủ nhận các đóng góp to lớncủa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc nâng cao tính minh bạch củabáo cáo tài chính, cung cấp nguồn thông tin chất lượng, đáng tin cậy và phù hợp vớitrình độ của những nhà quản lý và đặc thù của nền kinh tế nước ta Tuy vậy, VASngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có nhiều nội dung chưa thích hợp với cácgiao dịch của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, khi xuất hiện nhiềucông cụ tài chính phức tạp Theo đánh giá của giới chuyên môn, so với chuẩn mựcquốc tế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều chuẩn mực vàcòn tồn tại những khác biệt nhất định, điều đó tạo ra nhiều rào cản và làm giảmniềm tin của các nhà đầu tự ngoại vào Việt Nam
Trang 13Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, hoàn thiện thể chế, tạo
ra khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của các công cụ quản lý, trong đó có kếtoán Trong những năm qua, những đổi mới đã đưa lĩnh vực kế toán nước ta từngbước tiếp cận với thông lệ quốc tế Dù đã đạt được một số thành quả, hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa thực sự hoà hợp với quyđịnh quốc tế Thực tế vận dụng chuẩn mực còn gặp nhiều khó khăn Những tháchthức của quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự định hướng thay đổi hội tụ với chuẩnmực kế toán quốc tế, các thông tin về kế toán cần phải minh bạch, phản ánh chínhxác, trung thực, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình doanh nghiệp Vì vậy, việc xâydựng, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế làmột yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đáp ứng các mục tiêu của nhà nước
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tôi thấy rằng nghiên cứu về việc ápdụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam là vô cùng cần thiết Do vậy, tôi lựachọn đề tài “Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩnmực kế toán quốc tế” làm đề tài luận án với hi vọng rằng đề tài có thể đưa ra một sốgợi ý cho sự phát triển của kế toán quốc gia trong thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu:
- Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiệnnay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mựcquốc tế
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toánViệt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay, đặcđiểm và các yếu tố tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mức độ hội
tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế Qua đó để thấy được những khó khăn, hạnchế trong hội tụ chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt Nam, những khoảng cách giữachuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 14- Nghiên cứu kinh nghiệm hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốcgia trên thế giới Nghiên cứu tìm hiểu về bối cảnh, phương thức hội tụ và tiến trìnhhội tụ của các quốc gia, qua đó, gợi ý những định hướng cần thiết cho quá trình hội
tụ chuẩn mực quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam
- Qua xem xét thực tiễn và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nghiên cứuđánh giá khả năng hội tụ kế toán quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách,chiến lược để kế toán Việt Nam hội tụ hiệu quả với chuẩn mực kế toán quốc tế
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiệnnay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mựcquốc tế như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kếtoán Việt Nam?
- Các giải pháp nhằm đẩy mạnh mục tiêu hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc
tế là gì?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Do hệ thống kế toán có phạm vi rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của Luận
án chỉ giới hạn ở phần hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, không đề cập đến chế
Trang 15Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khoảng thời gian những nămgần đây, khi quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế bước sang giai đoạn mới, được thừanhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cũng gặp không ít trởngại và khó khăn
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu sử dụng chung là phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể để thu thập dữ liệu, phântích và xử lý dữ liệu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, các công bố và báo cáo nghiên cứu, và các thông tin thứ cấp khác để phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống chuẩn mực kế toán Những thông tin thứ cấp thu thập được cũng giúp mô tả, lý giải những vấn đề đang tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán hiện nay và xác định vấn đề cần giải quyết, phương hướng và giải phápthực hiện
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn với
7 chuyên gia, là những người đang thực hiện các công việc khác nhau như: kế toán,giảng viên, nhân viên chính phủ và kiểm toán Các chuyên gia này có nhiều kiếnthức và kinh nghiệm nghiên cứu về hệ thống kế toán Việt Nam và quá trình hòa hợp– hội tụ của kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 16Các cuộc phỏng vấn chuyên gia diễn ra giai đoạn 2017 – 2020 Tổng thờigian các cuộc phỏng vấn là 15 giờ, trung bình mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 50 phút.Dựa trên những ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn, tác giả xem xét, đánhgiá đối với những vấn đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
-Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nghiên cứu gửi bảng khảo sát, điều tra ýkiến của các doanh nghiệp, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kế toán Kết quảđiều tra sẽ phản ánh thực trạng và đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Việt Nam
Có 120 phiếu khảo sát được gửi đi và thu về được 100 phản hồi hợp lệ
Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá ý kiến của người trảlời Sau khi thu thập phản hồi, các dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS để
hỗ trợ phân tích
-Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,phương pháp tư duy được sử dụng kết hợp, linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu nộidung và mục tiêu cụ thể Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để hệthống hóa cơ sở lý luận, khái quát lý thuyết, nhận định về hệ thống kế toán và cácchuẩn mực kế toán quốc tế Phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét, so sánhcác chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, so sánh giữa các giai đoạn phát triểncủa quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, so sánh giữa thực trạng và nhữngyêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế Phương pháp tư duy được sử dụng xuyênsuốt trong quá trình nghiên cứu, kết hợp với các phương pháp khác để xác định nộidung, vấn đề và phương hướng nghiên cứu, xác định và hoàn thiện các giải pháp đổimới hệ thống chuẩn mực kế toán trong tiến trình hội tụ quốc tế
5 Đóng góp mới về khoa học của luân án:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày được tổng quan các công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, trên cơ sở đó chỉ ra các vấn đề đã thốngnhất cũng như khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu cho luận án
Thứ hai, về lý luận, luận án đã khái quát hoá được các vấn đề cơ sở lý luận
chuẩn mực kế toán và xu thế hội tụ hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới, bao gồm:các vấn đề chung về kế toán, chuẩn mực kế toán, quá trình hội tụ Chuẩn mực kế
Trang 17toán quốc tế Đặc biệt, luận án đã nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động và quátrình xây dựng và hình thành Chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia, trên cơ sở đórút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Các nghiên cứu của tác giả đãlàm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu
Thứ ba, về thực tiễn, luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ hoà hợp
đến hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế và quá trình hội nhập của hệ thống kế toánViệt Nam Xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kế toán ViệtNam, luận án phân tích, đánh giá và đưa ra một số đề xuất để đổi mới hệ thống kếtoán Việt Nam trong tiến tình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế Các đề xuấtđược phân tích có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đảm bảo tính khả thi
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quanđến chuẩn mực kế toán quốc tế để làm nổi bật những đặc điểm, vai trò chungcủa chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốctế
Trên cơ sở trình bày, phân tích và làm rõ quá trình hội nhập, hội tụ với chuẩnmực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới, Luận án chỉ ra những thànhcông và hạn chế của các quốc gia này để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm choviệc cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Luận án đã nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam, mô tả những đặc điểm nổi bật về hệ thống chuẩn mực
kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
Đề xuất một số gợi ý, giải pháp và kiến nghị để góp phần giúp hệ thống kếtoán Việt Nam có thể hòa hợp, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế trong tươnglai
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước theo 3 nhóm vấn đề liên quanđến chủ đề nghiên cứu, gồm: các nghiên cứu đề cập đến chuẩn mực kế toán, các
Trang 18nghiên cứu đề cập đến hài hoà, hội nhập và hội tụ chuẩn mực quốc tế, và các nghiêncứu đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hệ thống chuẩn mực kếtoán quốc gia Phần này cũng trình bày về những vấn đề mà các nghiên cứu trướcđây chưa đề cập đến hoặc chưa nghiên cứu sâu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hội nhập hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới
Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiêncứu Các vấn đề lý luận tập trung vào các khía cạnh: lý luận về kế toán, lý luận vềchuẩn mực kế toán và lý luận về hoà hợp - hội tụ kế toán Phần này cũng trình bày
về quá trình hoà hợp và quá trình hội tụ kế toán quốc tế, quy trình ban hành chuẩnmực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay Bên cạnh đó,phần này cũng sẽ trình bày về các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến quátrình hình thành chuẩn mực kế toán của một quốc gia, và tổng hợp kinh nghiệm vềquá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia
Chương 3: Thực trạng từ hoà hợp đến hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế và
quá trình hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam
Trình bày lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt theo các giaiđoạn khác nhau cho đến nay Trình bày kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia,phân tích và đánh giá thực trạng kế toán Việt Nam, thực trạng hội nhập chuẩn mựcquốc tế của kế toán Việt Nam, và những tác động của các yếu tố đến hệ thống kếtoán Việt Nam
Chương 4: Một số định hướng và giải pháp đổi mới hệ thống kế toán Việt
Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trình các giải pháp để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trìnhhội tụ kế toán quốc tế, và một số kiến nghị đến các bên liên quan gồm: nhà nước,doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Nghiên cứu về chuẩn mực kế toán không phải là một lĩnh vực mới Trên thực
tế, ở trong nước cũng như nước ngoài đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các đềtài liên quan đến chuẩn mực kế toán theo các cách tiếp cận khác nhau và trên cácphạm vi khác nhau, thể hiện trong các luận án, luận văn, bài báo và các hội thảokhoa học
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Một số nghiên cứu đề cập đến chuẩn mực kế toán và việc hài hoà, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế:
+ Luận án tiến sĩ “Vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam” của
Nguyễn Việt (1995) Tác giả đưa ra những khái niệm về kế toán và lịch sử pháttriển của kế toán, kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như vai trò kế toántrong xã hội Tác giả cũng đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán đang được áp dụng
ở các doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra những ưu và nhược điểm, đồng thời đưa ranhững biện pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp ViệtNam trong điều kiện kinh tế thị trường Mặc dù vậy, đề tài này đã được nghiên cứukhá lâu, những diễn biến thực trạng hiện nay của hệ thống chuẩn mực kế toán nước
ta cũng đã có nhiều thay đổi nên cần phải được đánh giá lại và cập nhật xu thế, cácđặc điểm hội tụ đến thời điểm hiện tại
+ Luận án tiến sĩ “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng
kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam” của Phạm Văn Dược (1997).
Tác giả đưa ra lý luận chung về kế toán và kế toán quản trị, đồng thời đánh giá thựctrạng hệ thống kế toán, chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp Việt Nam và thực tế
áp dụng các chuẩn mực kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam Tuy vậy,phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong loại hình kế toán quản trị, chưamang tính bao quát đối với cả hệ thống chuẩn mực kế toán nói chung Luận án chỉtập trung đưa ra phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng chuẩn mực
Trang 20kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, chưa đề cập tới kế toán tài chính
và các hình thức kế toán khác
+ Luận án tiến sĩ “Vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện
hệ thống kế toán Việt Nam” của Trần Thị Giang Tân (1999) Tác giả đã có những
nghiên cứu và đánh giá về thực trạng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế tạiViệt Nam thời điểm năm 1999.Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cần có một nghiêncứu phân tích đầy đủ và cập nhật hơn về nội dung hội tụ kế toán để đưa ra những đềxuất về định hướng cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toánquốc tế
+ Luận án tiến sĩ “Xây dựng và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam” của
Lê Thị Thúy Lan (2005) Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về chuẩn mực kế toán,đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam qua đó đề xuất nhữnggiải pháp xây dựng 15 chuẩn mực trong tổng số 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam-
đó là các chuẩn mực đã ban hành số 2,3,4,5,6,7,8,10,21,25,26 và xây dựng mới 4chuẩn mực chưa ban hành theo IAS 32,33,39,41 Tuy vậy, 11 chuẩn mực còn lạimới chỉ dừng lại ở phần kiến nghị mà chưa có phương hướng, giải pháp cụ thể đểxây dựng những chuẩn mực này
+ Luận án tiến sĩ “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong dịch vụ kế toán, kiểm toán: thực trạng và giải pháp” của Trần Thị Kim Oanh (2008) Tác giả tổng
hợp cơ sở lý luận về dịch vụ kế toán, kiểm toán và hội nhập kinh tế quốc tế về dịch
vụ kế toán kiểm toán Tác giả phân tích thực trạng Việt Nam trong việc hội nhậpkinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán kiểm toán, thực trạng hòa hợp – hội tụcác chuẩn mực kế toán Việt Nam với quốc tế Trên cơ sở các phân tích, đánh giáthực trạng, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kế toán kiểm toán Mặc dù đềtài đã đạt được rất nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên cần có một nghiên cứu vàphân tích đầy đủ và cập nhật hơn về nội dung hội tụ chuẩn mực kế toán cho đến thờiđiểm hiện tại để có thể đưa ra các đề xuất phù hợp về định hướng cho hệ thống kếtoán Việt Nam trong tiến trình hòa hợp – hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 21về khung pháp lý cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp, tươngthích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp Tác giả đã đưa
ra một số đề xuất, định hướng để hoàn thiện về nội dung, phương pháp, điều kiệnlập Báo Cáo Tài Chính áp dụng cho doanh nghiệp, cũng như một số kiến nghị đểthực hiện các giải pháp trong đó tập trung công tác đào tạo nghề
+ Luận án tiến sĩ “Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực
kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của các nhà đầu tư” của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) Tác giả đã khái quát hai hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế và Việt Nam, đồng thời đưa ra phân tích và đánh giá sự khácbiệt giữa 2 hệ thống chuẩn mực kế toán này Tuy nhiên, luận án chưa đưa ra đượcnhững giải pháp, định hướng để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trìnhhội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế
+ Luận án tiến sĩ “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam” của Lê Hoàng
Phúc (2014) Tác giả luận án nêu khái quát thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế vào trong điều kiện Việt Nam, thực trạng báo cáo tài chính dựa trên cácchuẩn mực kế toán quốc tế và những khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán quốc tế
và chuẩn mực kế toán Việt Nam Theo tác giả, với hệ thống chuẩn mực kế toán ViệtNam đã xây dựng và ban hành, ngoài những kết quả đạt được còn tồn tại mộtkhoảng cách không nhỏ giữa VAS và IAS/IFRS Luận án cho rằng, quan điểm xâydựng hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợpvới điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý Tuy nhiên, sự
Trang 22không thống nhất cao về nội hàm các chuẩn mực trong thực hiện đã làm chậm quátrình hòa hợp chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam Trong thực tiễn, vấn đề sửdụng giá trị hợp lý trong định giá chưa được định hướng một cách rõ ràng CácVAS được áp dụng đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán đã không phảnánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động trong thịtrường này
Theo luận án, chế độ kế toán Việt Nam đang tồn tại quá nhiều hình thức sổ
kế toán, vừa cụ thể lại vừa phức tạp Đây là những nguyên nhân làm cho hệ thốngbáo cáo tài chính nước ta chưa thể hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc
tế, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin hữu ích của các đốitượng trong nền kinh tế
+ Luận án tiến sĩ “Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – Từ chuẩn mực đến thực tiễn” của
Trần Hồng Vân (2014) Luận án tập trung nghiên cứu các bộ chuẩn mực kế toánquốc gia và quốc tế có hiệu lực từ 2003 – 2014 Tuy nhiên, luận án chỉ tập trungnghiên cứu các nội dung kế toán trong lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất,kết cấu và trình tự, phương pháp lập báo cáo tài chính hơp nhất Phạm vi nghiêncứu của luận án tập trung vào các công ty mẹ và không hoạt động trong lĩnh vực tàichính và môi giới chứng khoán, một thành phần kinh tế tiếp cận thường xuyên cácchuẩn mực kế toán
+ Luận án tiến sĩ “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế” của Trần Quốc Thịnh (2014) Tác giả
đã phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng các chuẩn mực của hệ thống kế toánViệt Nam Tác giả khẳng định xu thế tất yếu và những đặc điểm của quá trình hội tụchuẩn mực kế toán quốc tế Theo luận án, Việt Nam đang trong quá trình hội nhậpsâu rộng với nền kinh tế và thị trường thế giới nên hội tụ chuẩn mực kế toán ViệtNam với quốc tế là tất yếu Dựa trên các phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đưa
ra định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam trong bốicảnh hội nhập toàn cầu
Trang 23+ Luận án tiến sĩ “Implementation of international financial reporting standards, case study in Vietnam” (Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế,
nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam) của Thuy Huu Ho (2015) Luận án nghiên cứu
về quá trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong suốt
11 năm (cho đến cuối 2012), cũng như đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến việcvận dụng những chuẩn mực này, đồng thời tổng hợp những thuận lợi và khó khăntrong việc áp dụng chuẩn mực quốc tế Luận án cũng đưa ra một số bài học kinhnghiệm học hỏi từ các quốc gia khác trong quá trình vận dụng những chuẩn mực kếtoán quốc tế Tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở thời điểmcuối năm 2012, cần có một số các nghiên cứu với số liệu đầy đủ và cập nhật hơn ởthời điểm hiện tại
+ Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu mức độ hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm” của Phạm Ngọc Quỳnh Mai (2018).
Đây là một chuẩn mực riêng cho ngành bảo hiểm, một lĩnh vực đặc thủ với chu kỳkinh doanh đảo ngược Tác giả phân tích rất chi tiết và đưa ra giải pháp để giúpchuẩn mực chuẩn mực này sớm hội tụ với chuẩn mực IFRS 4 Mặc dù vậy, nộidung trọng tâm của nghiên cứu chỉ tập trung vào chuẩn mực kế toán về hợp đồngbảo hiểm, không nhắc đến các chuẩn mực kế toán khác
+Luận án tiến sĩ “ Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) Tác giả chỉ ra
những khó khăn, thách thức, những nội dung, quy trình và nhân tố ảnh hưởng đếnquá trình chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sangchuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, từ đó giúp cho doanh nghiệp Việt thuận lợitrong công tác chuyển đổi giữa 2 hệ thống chuẩn mực
+ Bài viết “Domestic accounting standards, International accounting standards, and the predictability of earnings” (Các chuẩn mực kế toán trong nước,
các chuẩn mực kế toán quốc tế, và dự đoán về thu nhập) của Ashbaugh và Pincus(2001) Nghiên cứu tập trung tìm hiểu (1) các biến đổi trong các chuẩn mực kế toán
Trang 24trên phạm vi quốc gia so với IAS có tác động đến khả năng phân tích tài chính để
dự báo một cách chính xác doanh thu của các doanhh nghiệp ngoài nước Mỹ haykhông, và (2) xem xét những dự báo có chính xác hay không sau khi các doanhnghiệp áp dụng IAS Các tác giả đã phát triển các chỉ số khác nhau về mức độ tiếpcận kế toán của các nước và các chính sách đánh giá so với IAS và thấy rằng cónhững khác biệt lớn hơn đáng kể trong các chuẩn mực kế toán so với IAS Vànhững khác biệt này có liên quan đến giá trị tuyệt đối của các lỗi dự báo phân tíchdoanh thu Nghiên cứu cũng cho thấy, những phân tích dự báo chính xác những cảithiện sau khi các doanh nghiệp áp dụng IAS Đặc biệt, sau khi kiểm soát các thayđổi trong giá trị thị trường cổ phiếu, những thay đổi trong phân tích tiếp theo vànhững thay đổi trong số lượng các báo cáo tin tức, hội tụ trong các chính sách kếtoán của các doanh nghiệp bằng cách chấp thuận IAS có liên kết tích cực với giảmthiểu các lỗi dự báo phân tích
+ Bài viết “From accounting directives to international accounting standards” (Từ chỉ thị kế toán đến chuẩn mực kế toán quốc tế) của Karel Van Hulle
(2004) Tác giả giải thích lý do tại sao Liên Minh Châu Âu thay đổi từ ý tưởng hàihòa kế toán Châu Âu sang việc áp dụng những chuẩn mực kế toán quốc tế cho tất cảnhững công ty niêm yết tại Châu Âu Theo tác giả, hòa hợp kế toán là một vấn đềphức tạp và không dễ dàng đạt được
+ Bài viết “Intenational Financial Reporting Convergence: Evidence from Three Continental European Countries” (Hội tụ báo cáo tài chính quốc tế: Bằng
chứng từ ba nước Châu Âu) của Pascale Delvaille, Gabi Ebbers và Chiara Saccon(2005) Bài báo tập trung so sánh sự phát triển về hệ thống báo cáo tài chính tại banước Pháp, Đức, Ý và các phương pháp tiếp cận tịch hợp Châu Âu ở thời điểm
2005, sau quá trình cải cách theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Bài báo đánhgiá sự thích ứng của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia đối với những thay đổi
về thể chế
+ Bài viết “The roadmap to global accounting convergence” (Lộ trình hội
tụ kế toán toàn cầu) của Robert K Larson và Donna L Street (2006) Tác giả đã
Trang 25đưa ra được thực trạng hội tụ của kế toán đến thời điểm 2006, thông qua việc Ủyban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và bộ chuẩn mực báo cáo tàichính quốc tế (IFRS) đã có những bước tiến lớn hướng tới việc đạt được sự hội tụ
kế toán toàn cầu
+ Bài viết “International accounting standards and accounting quality”
(Chuẩn mực kế toán quốc tế và chất lượng kế toán) của Mary E Barth (2008).Nghiên cứu so sánh các đặc điểm kế toán của các công ty áp dụng và không ápdụng IAS, xem xét tác động của áp dụng IAS có làm cho chất lượng kế toán caohơn và chi phí vốn hợp lý hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các công ty ápdụng IAS ít quản trị lợi nhuận hơn, mất nhiều thời gian công nhận hơn, liên quangiá trị các số lượng kế toán hơn so với các công ty áp dụng GAAP quốc gia Cáccông ty áp dụng IAS có phương sai của những thay đổi trong thu nhập ròng lớnhơn, tỷ lệ các phương sai cao hơn trong thu nhập ròng và thay đổi trong dòng tiềnlưu thông, mối tương quan kém tích cực đáng kể giữa các dòng tiền lưu thông vàtích trữ, và tần suất thấp hơn của thu nhập ròng tích cực nhỏ Các công ty này cũng
có tần suất cao hơn về thu nhập dòng bị động lớn và mối liên hệ giá trị tổng thể lớnhơn của các giá trị kế toán Những khác biệt giữa các công ty áp dụng IAS và cáccông ty áp dụng GAAP quốc gia giai đoạn trước khi các công ty áp dụng IAS khônggiải thích được những khác biệt về chất lượng kế toán Chất lượng kế toán của cáccông ty áp dụng IAS cao hơn nếu trước đó các công ty này đã từng áp dụng GAAP
Trang 26+ Bài viết “Setting a global standard: The case for accounting convergence” (Xây dựng một chuẩn mực toàn cầu: Trường hợp của hội tụ kế toán)
của David Tweedie (2009) Tác giả đã lý luận về nhu cầu cần có chuẩn mực toàncho báo cáo tài chính, trong đó có chuẩn mực kế toán toàn cầu Theo tác giả, mộtcấu trúc báo cáo cần phải được xây dựng trên 4 trụ cột: (1) các chuẩn mực kế toánthống nhất, toàn diện, và dựa trên các nguyên tắc cho phép các báo cáo tài chínhphản ánh thực tế nằm sâu bên trong nền kinh tế; (2) thực hiện quản trị doanh nghiệphiệu quả và kiểm soát nội bộ đủ mạnh; (3) thực hiện kiểm toán trung thực, mang lạitín nhiệm cho người sử dụng báo cáo, phản ánh chính xác tình trạng tài chính vàhiệu quả kinh tế; và (4) một cơ chế thực thi hoặc giám sát đảm các nguyên tắc củacác chuẩn mực kế toán và kiểm toán được tuân thủ
+ Bài viết “Why do countries adopt International Financial Reporting Standards?” (Tại sao các quốc gia chấp nhận chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế?) của Karthik Ramanna và Ewa Sletten (2009) Nghiên cứu này đã tiến hànhkhảo sát 102 quốc gia ngoài Liên minh Châu Âu về những quyết định chấp nhậnIFRS Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những nước phát triển sẽ có ít khả năngchấp nhận IFRS hơn, điều này cũng đồng nghĩa các quốc gia này ít sẵn sàng hơn đểchuyển nhượng chức năng thiết lập các chuẩn mực kế toán cho một tổ chức quốc tế.Những bằng chứng của nghiên cứu cho thấy, mức độ chấp nhận IFRS của các quốc
Trang 27gia ban đầu tăng cao nhưng giảm dần sau đó về năng lực đưa ra quyết định kịp thời,trong khi các cơ hội và các chuẩn mực nội địa tương đối thấp Kết quả nghiên cứucũng không thấy các cấp độ và những thay đổi được kỳ vọng trong các dòng đầu tư
và thương mại của một quốc gia ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận IFRS Các tácgiả cho rằng, cùng với các hiệu ứng mạng lưới khi chấp nhận IFRS, một quốc gia cónhiều khả năng chấp nhận IFRS hơn nếu các đối tác thương mại trong khu vực đãchấp nhận IFRS
+ Báo cáo “The EU and the Global convergence in accounting standards”
(EU và hội tụ toàn cầu các chuẩn mực kế toán) của EUCE (2010) Báo cáo chorằng, quốc tế hóa về vốn và gia tính dễ biến đổi ngày càng gia tăng đã tạo ra sức épcho hội tụ chuẩn mực kế toán toàn cầu GAAP của Mỹ dường như đóng vai tròtrung tâm cho quá trình hội tụ này Như một hệ quả tất yếu, EU lo sợ rằng, Mỹ vớisức mạnh kinh tế của mình sẽ thống trị các chuẩn mực báo cáo tài chính toàn cầu
mà còn cả thị trường vốn quốc tế Những lo ngại này đã thúc đẩy EU đẩy mạnhhoàn thiện một thị trường dịch vụ tài chính thống nhất đầy đủ trên phạm vi EU đểthay thế cho thị trường Mỹ Tạo ra một nhóm các chuẩn mực kế toán chung cho cả
EU là một phần của chiến lược này Lịch sử đã cho thấy, tạo ra một nhóm các chuẩnmực riêng biệt cho EU là không thể, do triết lý kế toán giữa các nước thành viên EUkhông tương thích Trong bối cảnh đó, EU đã chấp nhận áp dụng IFRS trong toànkhối vào năm 2005 Quyết định này cùng với các vụ bê bối kế toán Enron vàWorldcom ở Mỹ đã mang lại động lực cần thiết để IFRS thành nhóm các chuẩnmực kế toán hướng tới hội tụ toàn cầu của các quốc gia Các doanh nghiệp cũng sẽphải thích ứng với thực tế mới này
+ Bài viết “Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế” của Phạm Hoài Hương (2010) Bài viết phân tích và xác định
mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toánquốc tế (IAS/IFRS) liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng đếnbáo cáo tài chính Tác giả cho rằng, mức độ hài hòa của các chuẩn mực liên quanđến doanh thu và chi phí cao hơn các chuẩn mực liên quan đến tài sản Các VAS và
Trang 28IAS/IFRS vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể, đặc biệt là vấn đề khai báothông tin, về cơ sở đo lường VAS chưa có những điều chỉnh đáng kể để hòa hợpvới những thay đổi căn bản của IAS/IFRS
+ Bài viết “Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam” của thạc sĩ Trần Quốc Thịnh (2012) Bài viết cho rằng, hội
tụ chuẩn mực quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển,mặc dù gặp nhiều trở ngại, thử thách Trong hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, từnhận thức đến hành động vẫn còn những khoảng cách nhất định Xu thế hội tụ kếtoán của một số quốc gia có thể thống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toànnhất quán trong thực tế Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát, phân tích và đánhgiá tiến trình hòa hợp – hội tụ chuẩn mực tế toán quốc tế của các tổ chức, quốc gianhư: Liên minh Châu Âu, Mỹ, Úc, Trung Quốc và từ đó đưa ra những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế
+ Bài viết “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Nguyên Xuân Hưng và Hồ Xuân Thủy (2015).
Theo các giả, các doanh nghiệp nhỏ và và vừa có nhu cầu lớn trong áp dụng chuẩnmực báo cáo tài chính quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế Bài viết đã trình bàytóm tắt về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc điểm của chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Bài viết cũng so sánh một số điểm khácbiệt giữa các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừavới chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồngthời tổng hợp quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa trên thế giới Các tác giả cũng đã đề xuất những định hướng xâydựng chuẩn mực báo cáo tài chính phù hợp áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ vàvừa của Việt Nam để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế Một số nghiên cứu đềcập đến ảnh hưởng của môi trường pháp lý, văn hóa đến các chuẩn mực kế toánquốc gia
Trang 29sự khác biệt trong việc vận dụng những chuẩn mực kế toán.
+ Bài viết “The failure of International Accounting Standards Convergence: a brief history” (Sự thất bại của hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế:
Lược sử) của Audra Ong (2017) Bài viết chỉ ra rằng, mặc dù đã đạt được nhiềuthành quả trong việc hội tụ, nhưng hệ thống chuẩn mực kế toán của các nước vẫncòn tồn tại nhiều khác biệt và không thể đạt được thoả thuận, đặc biệt là với kế toáncho thuê và các công cụ tài chính Việc không hội tụ hoàn toàn xuất phát từ nhiềunguyên nhân sâu xa hơn là sự khác biệt về mặt kỹ thuật
+ Bải viết “ Phát triển chuẩn mực kế toán việt nam theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế” của nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Mai
Hương, An Thị Thư, Nguyễn Thị Hồng (2017) Bài viết chỉ ra rằng, Chuẩn mực
kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy vậycòn có nhiều điểm khác biệt nhất định Khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán ViệtNam và quốc tế là khá lớn và điều này gây trở ngại trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay của nước ta Để tăng cường khả năng hội nhập, cạnh tranh vớicác doanh nghiệp nước ngoài và thu hút đầu tư từ nước ngoài thì cần thiết phảithay đổi hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.Bài viết khái quát một số điểm chính về chuẩn mực kế toán quốc tế, việc áp dụngchuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam;đồng thời chỉ ra những khó khăn trong quá trình hòa hợp quốc tế của chuẩn mực
kế toán Việt Nam Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chuẩn mực kếtoán Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế
+ Bài viết “nghiên cứu thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Nguyễn Thị Cẩm Vân,
Trang 30Lê Thị Minh Hằng (2018) Bài viết đánh giá được mức độ vận dụng chuẩn mực
kế toán thường xuyên hay không thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và đội ngũ thực hành kế toán tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Bài viết “ Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu” của Mai Thanh
Hằng (2019) Tác giả đưa ra một số yêu cầu mà hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cần đáp ứng để có thể hội nhập quốc tế về kế toán, cũng như một số giải pháp đối với hệ thống chuẩn mực kế toán đã ban hành
+ Bài viết “Giải pháp để Việt Nam hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế”
của tác giả Trần Thị Quyên (2020) Bài viết tập trung phân tích tiến trình hội nhậpcủa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam
+ Bài viết “Một số kiến nghị trong việc chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế” của Trịnh Lê Tân, Đào Thị Đài Trang (2020) Bài viết
chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đến tìm kiếm
cơ hội kinh doanh Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Chính phủ có chủ trương đẩy nhanh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
về kế toán, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới cũng như công cuộc cải cách thể chế tại Việt Nam Bài viết đi vào trao đổi một số kiến nghị trong quá trình chuyển đổi báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán việtNam (VAS) sang báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế
+ Bài viết “ Đào tạo kế toán tại trường đại học: Những vấn đề đặt ra khi triển khai IFRS tại Việt Nam ” của Phan Thị Anh Đào (2020) Bài viết tập
trung vào phân tích các yêu cầu đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị thay đổi tạicác chương trình cử nhân đào tạo kế toán tại các trường đại học
+ Bài viết “Đào tạo kế toán tại các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn
hội tụ chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”
Trang 31của Trịnh Thị Hợp (2020) Bài viết đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước và trìnhbày lại thực trạng công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học tại Việt Namhiện nay Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và đánh giá và đưa ra các khuyến nghịnhằm tháo gỡ những khó khăn cho các trường trong việc đào tạo chuyên ngành
kế toán để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn tới: hội tụ giữa VAS và IFRS
+ Bài viết “ Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hà (2020) Bài viết nhấn mạnh việc áp dụng chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế tạo ra cơ hội cho sự phát triển của thị trường vốn, tăngtính minh bạch của báo cáo tài chính, tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư và cổ đông.Tuy vậy, việc áp dụng chuẩn mực báo cáo này là thách thức lớn đối với trình độnăng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ với nhân sự trong lĩnh vực này Bài viết
đề xuất sự phối hợp đồng bộ của Chính phủ, cơ quan ban ngành đề điểu chỉnh môitrường kinh tế, pháp luật cũng như thay đổi một số chương trình đào tạo tại các cơ
sở giáo dục để phục vụ đào tạo chuyên sâu và có hệ thống hơn
+ Bài viết “ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ifrs: quan điểm và cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới” của Trần Lệ Thị Bích Hồng, Nguyễn Thị
Nga (2021) Bài viết khái quát lại một số tài liệu về việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính của các quốc gia trên thế giới Các tài liệu tập trung vào phạm vi, mụctiêu, tình trang áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, và đánh giá tác động của việc áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến người lập và sửdụng báo cáo tài chính; cũng như mức độ sẵn sàng chấp nhận của một số các quốc gia trong việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bất chất sự khác nhau
về chính trí, kinh tế và văn hoá của từng quốc gia
+ Cuốn sách “Comparative international Accounting” (So sánh kế toán
quốc tế) của Christopher Nobes và Robert Parker (1995) Tác giả đã phân tíchnguyên nhân tạo ra sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán của các quốc gia,cũng như đề cập tới quá trình hài hòa của chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt tậptrung nghiên cứu ở hai khu vực: Châu Âu và Đông Á
Trang 32cứu lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực số 17 tại ViệtNam, và phân tích rõ các nhân tố ảnh hượng đến việc áp dụng chuẩn mực này tạiViệt Nam Phạm vi của luận án chỉ nghiên cứu về một chuẩn mực duy nhất nên cần
có những nghiên cứu khác tổng quát hơn cho toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toánquốc gia
+ Luận án tiến sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/IAS) tại Việt Nam – nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp” của Lê Trần Hạnh Phương (2019) Tác giả chỉ ra 12 nhân tố tác động đến
việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế xét ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp tạiViệt Nam, trong đó có 7 nhân tố vĩ mô và 5 nhân tố vi mô Tuy vậy, phạm vi Luận
án tập trung vào phân tích vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực
kế toán chứ chưa có đánh giá khả năng hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng nhưnhững giải pháp, định hướng để đổi mới hệ thống kế toán của nước ta
+ Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Thuý Duyên (2020) Luận văn đề xuất mô
hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chínhViệt Nam tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí Minh Luận văn chỉ ra rằng,nhân tố trình độ chuyên môn người làm kế toán có tácđộng mạnh nhất đến mức độ sẵnsàng này Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến từng nhân tố tácđộng để nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nm vào cácdoanh nghiệp này Tuy nhiên nghiên cứu tồn tại một số hạn chế như sử dụng phương phápchọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu còn nhỏ có thể dẫn đến sự hạn chế tính tổng quát củanghiên cứu Nghiên cứu cũng chỉ đo được mức độ sẵn sàng trong vận dụng chuẩn mực kếtoán chứ chưa đo lường việc tuân thủ vận dụng chuẩn mực kế toán đối với doanh nghiệp
Trang 33+ Chuyên đề “Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt Nam” của Vũ Hữu Đức (1999) Tác giả đã lý luận và phân tích thực trạng
các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa đến hệ thống kế toán và cácchuẩn mực kế toán của Việt Nam Các đặc điểm về môi trường văn hóa, pháp lý vàkinh doanh đã tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam, làm cho hệ thống báo cáotài chính nước ta còn mang tính bảo thù, mức độ khai báo thông tin trên báo cáo tàichính còn thấp Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đã được tiến hành cách đây khá lâukhi hiện nay các yếu tố đều đã có những thay đổi nhất định
+ Bài viết “Why do national GAAP differ from IAS? The role of culture”
(Tại sao GAAP quốc gia khác với IAS? Vai trò của văn hóa) của Yuan Ding,Thomas Jeanjean và Herve Stolowy (2004) Dựa trên quan điểm, GAAP quốc gia
có thể khác với IAS theo hai cách: (1) hội tụ: cả GAAP quốc gia và IAS bao trùmmột chủ đề kế toán nhưng quy định các phương pháp khác nhau; hoặc (2) vắng mặt:GAAP quốc gia không bao trùm vấn đề kế toán được IAS ban hành Nghiên cứunày lý giải tại sao các chuẩn mực kế toán của một quốc gia khác với các chuẩn mực
kế toán quốc tế Các tác giả đã nghiên cứu về sự khác biệt của các quy định kế toáncủa một quốc gia với IAS của 52 quốc gia Kết quả nghiên cứu cho thấy, cấp độ hội
tụ chuẩn mực kế toán có liên quan đến khía cạnh văn hóa (chủ nghĩa cá nhân,khoảng cách quyền lực và mức độ e ngại rủi ro), trong khi sự vắng mặt không được
lý giải bởi phương diện văn hóa mà nghiêng về mối liên hệ với các vấn đề thịtrường vốn và phát triển kinh tế Các tác giả cho rằng, những khác biệt với IASkhông chỉ được định hướng bởi những động cơ liên kết hoặc ưu thế về công nghệ
mà còn bởi tính đa dạng của yếu tố văn hóa
+ Bài viết “Influential factors of country's accounting system development” (Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống kế toán quốc gia) của
Ksenija Cerne (2009) Tác giả lý luận hệ thống kế toán của mỗi quốc gia bị tác độngbởi các nhân tố khác nhau Mức độ khác biệt của mỗi nhân tố giữa các quốc gia chothấy mức độ khác biệt của kế toán trên cấp độ toàn cầu Thực tế các vấn đề hòa hợp
Trang 34kế toán quốc tế đã đặt ra nhu cầu xem xét và lý giải chi tiết các nhân tố ảnh hưởngđến phát triển hệ thống kế toán của một quốc gia Theo tác giả, có một khả năng lớntồn tại cho sự tương đồng về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán giữa cácquốc gia Các nhân tố này tạo ra các đặc điểm riêng biệt của hệ thống kế toán quốcgia, do đó, cũng là nguyên nhân tạo nên những khác biệt giữa các hệ thống kế toántrên phạm vi toàn cầu Tác giả đã phân loại và xem xét những tác động của các nhân
tố đến hệ thống kế toán của một quốc gia, gồm: thị trường vốn, hệ thống báo cáo tàichính, hệ thống pháp lý, hệ thống chính trị, mối quan hệ kinh tế và chính trị giữacác quốc gia, chất lượng giáo dục kế toán và vị trí của ngành kế toán, quy mô vàmức độ phức tạp của các doanh nghiệp, hình thức của sở hữu doanh nghiệp, mức độlạm phát, áp dụng và thực thi các quy định pháp luật trong kế toán, cấp độ phát triểnkinh tế đã đạt được, và yếu tố văn hóa
+ Bài viết “ những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế” của Hà
Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) Bài viết tập trung phân tích, đo lườngnhững nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toánViệt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Kết quả khảo sát từ nhiềuchuyên gia chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: hội nhập kinh tế, hệ thống phápluật, môi trường văn hoá, hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn của ngườilàm kế toán Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị chính sách đến các cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức đào tạo
+ Bài viết “ Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam” của Đỗ Khánh Ly (2020) Bài viết
phân tích và đo lương mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc áp dụngchuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứuđược tiến hành trên hơn 200 phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp Việt Nam
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Qua khảo sát các nghiên cứu trước đây cho thấy vẫn còn thiếu những nghiêncứu về thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở đánh giá yêu
Trang 35cầu và khả năng hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam từ phía các đối tượng tham giavào quá trình hội tụ Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng, khả năng hội tụ của các đốitượng tham gia quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam cũng chưađược đề cập đến nhiều
Các nghiên cứu hiện nay chưa đánh giá lại, cập nhật xu thế cũng như tổngkết thực tiễn về đặc điểm hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đang diễn ra Hiện nay,bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, quá trình toàn cầu hóa đã cónhiều thay đổi so với trước đây Các quốc gia nhận thấy được nhu cầu cần hòa hợp– hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, cần thiết phải đẩy mạnh quá trình hội tụ Trongquá trình hội tụ đó, nhiều thách thức đã đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt liên quanđến cách thức hội tụ của mỗi quốc gia Với mỗi quốc gia với những xuất phát điểmkhác nhau, các đặc điểm về hệ thống pháp lý, văn hóa và môi trường kinh doanh –những yếu tố tác động đến hệ thống kế toán quốc gia khác nhau sẽ có những lựachọn khác nhau về cách thức hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế Trong khi đó,những quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn như Mỹ, các quốc gia thuộc Liên Minh Châu
Âu hoặc Trung Quốc đều có những lựa chọn riêng trong hội tụ quốc tế và có nhữngtác động nhất định đến quá trình hội tụ kế toán của các quốc gia khác Các quốc gia
đi sau như Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm hội tụ của những quốc gia đã đitrước Tuy nhiên, yêu cầu trước tiên là cần phải đánh giá lại một cách tổng thể vàtoàn diện đặc điểm và xu thế của quá trình hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra trênphạm vi toàn cầu
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này đều được thực hiện hơn 10năm về trước, lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã có nhiều thay đổi Hệthống chuẩn mực kế toán của các quốc gia, quá trình hòa hợp – hội tụ chuẩn mực kếtoán quốc tế có nhiều thay đổi trong thời gian qua Hàng loạt các điều chỉnh trongvận dụng các chuẩn mực kế toán IAS/IFRS trong các báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết diễn ra, lộ trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế cũng cụ thể hơn Theothời gian, nhiều vấn đề và nội dung về chuẩn mực kế toán và hòa hợp – hội tụ chuẩn
Trang 36bố tài chính dễ sử dụng, thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế Các nghiêncứu trước đây được tiến hành trong giai đoạn thuận lợi của quá trình hội tụ, giaodịch kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khởi đầu với nhiều xung lực cho hợp tác,trong đó các hòa hợp và thống nhất về một chuẩn mực kế toán chung Hiện nay, quátrình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, nhưng tìnhhình kinh tế, thương mại quốc tế đang diễn biến phức tạp Hiện nay, chủ nghĩa dântúy, chủ nghĩa bảo hộ và bảo hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng, đang làtrở ngại lớn cho mọi nỗ lực thúc đẩy hòa hợp – hội tụ các chuẩn mực quốc tế Trongbối cảnh này, các nghiên cứu cần tìm hiểu, phân tích rõ nội dung hội tụ của quốcgia, những lợi ích và bất cập khi hội tụ các nội dung, những nội dung cấp thiết vàcần được ưu tiên trong tổng thể quá trình hội nhập.
Trang 37CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ2.1 Cơ sở lý luận về kế toán và chuẩn mực kế toán
2.1.1 Tổng quan về kế toán
2.1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển kế toán
Kế toán đã xuất hiện từ khoảng 3, 4 ngàn năm trước công nguyên, cùng thờiđiểm với sự hình thành của đời sống kinh tế xã hội loài người Tuy nhiên, hoạt động
kế toán khi đó vẫn đơn thuần chỉ là công cụ ghi chép, phản ánh hiện thực một cáchthụ động Đến khi chữ viết ra đời, hoạt động kế toán đã phát triển lên tầm cao mớivới sự xuất hiện của phương pháp kế toán đầu tiên: phương pháp kế toán đơn
Giai đoạn trước thế chiến 2 ghi nhận nhiều nỗ lực của con người trong ứngdụng kế toán vào thực tiễn đời sống Năm 1494, lịch sử kế toán thế giới bước sangmột giai đoạn mới khi Luca Pacioli - một nhà toán học người Ý - sáng tạo raphương pháp ghi sổ kép Sau đó, khi bước sang thế kỷ 19, lý luận kế toán đượcquan tâm nhiều hơn Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia phương Tây như Anh,
Mỹ, Pháp, Đức đã hình thành hệ thống kế toán quốc gia của riêng mình
Giai đoạn sau thế chiến tranh thế giới 2 đến nay, kế toán thế giới phát triểnlên tầm cao mới, đa dạng và phức tạp hơn Tại Mỹ, năm 1972, hội đồng chuẩn mực
kế toán tài chính được thành lập nhằm thiết lập chuẩn mực kế toán và báo cáo tàichính Tại Pháp, năm 1983 cũng ban hành Luật kế toán mở Năm 1985, hội đồngchuẩn mực kế toán của Anh được thành lập Đến nay, các quốc gia đều xây dựng hệthống kế toán cho riêng mình, nhưng về cơ bản chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống kếtoán của các nước tư bản phương Tây phát triển
Trang 38Viện Kế toán công chứng Mỹ - AICPA (2011) cho rằng kế toán là quá trìnhnhận diện, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế tới người sử dụng thông tin đểđánh giá và ra quyết định Tại Việt Nam, theo Luật Kế toán 2015, kế toán là việcthu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hìnhthức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Theo Luật Kế toán Việt Nam (2003) chỉ ra rằng “kế toán là việc thu thập, xử
lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị,hiện vật và thời gian lao động”
Kế toán bao gồm các hoạt động ghi chép, tính toán các con số dưới các hìnhthức giá trị, hiện vật và thời gian lao động Ở một khía cạnh rộng hơn, kế toán baogồm các hoạt động thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và ghi chép các thông tinkinh tế tài chính của một thực thể kinh tế nhằm mục đích truyền đạt và giải thíchthông tin kế toán đến các đối tượng cần thiết (Nguyễn Hữu Ánh, 2010)
Có thể thấy khái niệm về Kế toán của Việt Nam có chút khác biệt so vớithuật ngữ chung trên thế giới Tuy vậy, tựu chung lại, kế toán là công việc ghi chép,thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tài chính củamột tổ chức Kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản
đó và sự vận động tài sản trong tổ chức, doanh nghiệp để từ đó cung cấp nguồnthông tin tài chính hữu ích giúp đánh giá một cách khách quan và hiệu quả các hoạtđộng của doanh nghiệp đó
2.1.1.3 Mục tiêu và vai trò của kế toán
Reem và các cộng sự (2014) cho rằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,các tổ chức luôn có nhu cầu nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh, phân định các nguồn lực của tổ chức tại các thời điểm khác nhau.Những thông tin này có vai trò quan trong đến các quyết định sản xuất kinh doanhcủa tổ chức, thậm chí là sự tồn tại của tổ chức Vì vậy, mục tiêu của kế toán là cungcấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý và điều hành tổ chức, là cơ sở choviệc ra các quyết định kinh tế và điều hành của nhà quản lý tổ chức cũng như đốivới các đối tượng liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác làm ăn,
Trang 39các nhà đầu tư … Cùng với sự phát triển của tổ chức và mục tiêu quản lý từng thời
kỳ, mức độ cần thiết của các thông tin kế toán cũng khác nhau (Nguyễn Hữu Ánh,2010)
Kế toán đươc coi là một ngôn ngữ trong lĩnh vực kinh tế tài chính, là mộtphương pháp để trao đổi thông tin Qua kế toán, người tiếp nhận thông tin biết đượctình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, từ đó có những tác động kịp thời đối vớihoạt động của tổ chức Vì vậy, kế toán có vai trò truyền đạt thông tin đến các đốitượng cần tiếp nhận thông tin, kết nối các nhà quản lý với hoạt động của tổ chức, vàkết nối tổ chức với thế giới bên ngoài (Nguyễn Đình Thọ, 2009)
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, kế toán cho phép các nhà quản lý theo dõithường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó, người quản lý điềuhành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, và kiểm soát nội bộ tốt Bên cạnh
đó, kế toán cung cấp thông tin tài chính cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định kếhoạch cho từng giai đoan cụ thể Nhờ vậy, nhà quản lý tính toán được hiệu quả côngviệc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai Đối với nhà nước, kế toán cho phép cơquan quản lý theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, từ đóđánh giá sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Ngoài ra, kế toán hỗ trợ chínhquyền trong việc soạn thảo và ban hành luật lệ, chính sách kinh tế phù hợp với thựctrạng thương mại và kinh tế quốc gia (Reem và các cộng sự, 2014)
2.1.2 Tổng quan về chuẩn mực kế toán
2.1.2.1 Định nghĩa về chuẩn mực kế toán
Albu và các cộng sự (2013) cho rằng chuẩn mực kế toán là những quy định
và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, làm
cơ sở ghi chép ké toán và lập báo cáo tài chính nhằm đánh giá trung thực, hợp lý,khách quan kết quả sản xuất kinh doanh của một tổ chức Power (2009) định nghĩachuẩn mực kế toán là những quy tắc cơ bản, phổ quát nhất về hoạt động kế toán trêncác phương diện nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán Theo Luật
Kế toán Việt Nam 2015, chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp
kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính
Trang 40Tóm lại, chuẩn mực kế toán là một phương pháp để các thông tin tài chínhmang tính phổ quát hơn, dễ hiểu và đáng tin cậy hơn, dễ dàng so sánh hơn giữa cácnguồn thông tin tài chính đa dạng Về cơ bản, chuẩn mực kế toán cho phép hoạtđộng kế toán và lập báo cáo taiaf chính đạt được kết quả trung thực, khách quan,phản ánh đúng thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của tổ chức Nói cáchkhác, chuẩn mực kế toán là quy định chung, thống nhất về cách thức triển khai hoạtđộng kế toán, nội dung trình bày của báo cáo tài chính
2.1.2.2 Mục tiêu và vai trò của chuẩn mực kế toán
Theo ICAI (2012), mục tiêu của chuẩn mực kế toán là tiêu chuẩn hoá cácchính sách kế toán đa dạng với quan điểm, với mọt mức độ tối đa có thể (1) loại bỏtính không thể so sánh của các báo cáo tài chính, nhờ vậy cải thiện mức độ tin cậycủa các báo cáo tài chính và (2) cung cấp một công cụ các chính sách kế toán chuẩnmực, các quy phạm giá trị và các yêu cầu chung
Nhìn chung, mục tiêu của chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cho các doanhnghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất tronglập và ban hành các báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán tạo ra sự hài hoà tronglĩnh vực kế toán, giảm bớt chi phí trong lập và trình bày báo cáo tài chính theochuẩn mực kế toán tại mỗi quốc gia
Chuẩn mực kế toán có vai trò thống nhất các báo cáo tài chính của các quốcgia, từ đó thúc đẩy và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp tại cácquốc gia trên thế giới Các nhà đầu tư có thể so sánh kết quả tài chính của các công
ty ở các quốc gia khác nhau để đưa ra quyết định đầu tư một cách dễ dàng và hiệuquả, đồng thời tiết kiệm chi phí Các cơ quan thuế cũng sẽ dễ dàng hơn trong tínhthuế của các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài, hoạt động xúc tiến thươngmại trên toàn cầu cũng trở nên thuận lợi hơn nhờ có các chuẩn mực kế toán làm nềntảng chung (Cairns, 1996)
2.1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán quốc tế có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài Trướckhi thành lập tổ chức kế toán quốc tế thống nhất vào năm 1972, nhiều hội nghị của