1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên ô tô toyota innova. Thiết kế mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

91 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Ô Tô Toyota Innova. Thiết Kế Mô Hình Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Ô Tô
Tác giả Lê Văn Định
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Chuyên ngành Cơ Khí Ô Tô
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 5,79 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (12)
    • 1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (12)
    • 1.2. Chức năng, phân loại và yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (12)
      • 1.2.1. Chức năng (12)
      • 1.2.2. Phân loại (20)
      • 1.2.3. Yêu cầu (23)
    • 1.3. Khái quát hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (24)
      • 1.3.1. Hệ thống sưởi ấm (24)
      • 1.3.2. Hệ thống làm lạnh (25)
      • 1.3.3. Môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống (28)
    • 1.4. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (29)
      • 1.4.1. Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (29)
      • 1.4.2. Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động (31)
  • Chương 2. Hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (35)
    • 2.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Innova (35)
    • 2.2. Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (36)
      • 2.2.1. Các bộ phận, chi tiết của hệ thống (37)
      • 2.2.2. Một số bộ phận phụ khác của hệ thống (46)
    • 2.3. Hoạt động làm lạnh trên xe Toyota Innova (49)
    • 2.4. Sơ đồ mạch điện (50)
      • 2.4.1. Mạch điện hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (50)
      • 2.4.2. Nguyên lý hoạt động mạch điện hệ thống (52)
  • Chương 3. Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (53)
    • 3.1. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (53)
      • 3.1.1. Bảo dưỡng các bộ phận chính trong hệ thống (53)
      • 3.1.2. Lưu ý về môi chất lạnh (56)
    • 3.2. Quy trình tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova (57)
      • 3.2.1. Quy trình tháo (57)
      • 3.2.2. Quy trình lắp (64)
    • 3.3. Chẩn đoán tình trạng hệ thống (64)
      • 3.3.1. Kiểm tra hệ thống bằng cách quan sát và nghe (64)
      • 3.3.2. Kiểm tra áp suất trong hệ thống (67)
    • 3.4. Các hư hỏng của hệ thống và cách sửa chữa (68)
  • Chương 4. Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (70)
    • 4.1. Mục đích và yêu cầu của việc thiết kế mô hình (70)
      • 4.1.1. Mục đích của việc thiết kế mô hình (70)
      • 4.1.2. Yêu cầu của việc thiết kế mô hình (70)
    • 4.2. Lựa chọn phương án thiết kế, phần mềm thiết kế (70)
      • 4.2.1. Phương án thiết kế (70)
      • 4.2.2. Phần mềm thiết kế (73)
    • 4.3. Thiết kế chế tạo mô hình (74)
      • 4.3.1. Tính toán, thiết kế mô hình cơ khí (74)
      • 4.3.2. Thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình (79)
    • 4.4. Thi công sản phẩm và chạy thử nghiệm mô hình (80)
      • 4.4.1. Thi công sản phẩm (80)
      • 4.4.2. Thử nghiệm mô hình (86)
    • 4.5. Kết luận và đánh giá (89)
  • Kết luận (72)
  • Tài liệu tham khảo (91)

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí ô tô với đề tài “Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Toyota Innova. Thiết kế mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô” là kết quả của sự nỗ lực của bản thân em trong thời gian vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô Viện cơ khí nói chung và những thầy, cô bộ môn Cơ khí ô tô nói riêng cùng các anh kỹ thuật viên ở Công ty TNHH Toyota Lý Thường Kiệt – CN Tân Phú nơi mà em đã thực tập tốt nghiệp, đã giảng dạy tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích để có thể thuận lợi làm luận văn và phục vụ cho công việc sau này của em.

Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Đối với các lái xe và các hành khách, để có thể trải nghiệm chuyến đi một cách thoải mái thì cần phải giữ cho nhiệt và độ ẩm bên trong khoang xe ở mức tối ưu Cũng cần thiết phải loại bỏ những cản trở về mặt quan sát như sương giá, băng, hoặc ngưng tụ trên cả hai bề mặt bên trong và bên ngoài của cửa kính Xe có hệ thống điều hòa không khí được lắp đặt để duy trì môi trường cabin như vậy Điều hòa không khí có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, luồng không khí hoặc không khí sạch trong khoang xe, tạo môi trường cho phép người ngồi trong khoang xe cảm thấy thoải mái

Việc điều hòa không khí của xe được thực hiện nhờ hệ thống A/C để tạo ra một không gian bên trong xe thoải mái, được làm mát, sưởi ấm, và hút ẩm

Hình 1.1 Điều hòa không khí

Chức năng, phân loại và yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

1.2.1.1 Điều khiển nhiệt độ a Sưởi ấm

Một két sưởi được dùng như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí Két sưởi dùng nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt độ này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe Vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp khi xe vừa mới khởi động cho đến khi động cơ đủ nóng để làm nước làm mát nóng lên và làm cho két sưởi nóng lên

Tuy nhiên, do nguồn nhiệt là nước làm mát động cơ, két sưởi sẽ không ấm khi động cơ còn nguội và do đó không thể có đủ nhiệt để sưởi ấm ngay sau khi khởi động động cơ

Hình 1.2 Nguyên lý sưởi ấm b Làm mát

Giàn lạnh được dùng như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào trong xe

Khi bật điều hòa, máy nén sẽ hoạt động và đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh và sau đó nó hấp thụ nhiệt của không khí được quạt gió thổi vào xe Ngược lại với chức năng sưởi ấm, chức năng làm mát không phụ thuộc vào nhiệt độ của động cơ

Hình 1.3 Nguyên lý làm mát c Hút ẩm

Khi bật công tắc A/C, không khí sẽ được hút ẩm, làm khô các giọt nước nhỏ trên bề mặt kính gây ra sương mờ Điều này là do lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ tăng và giảm khi nhiệt độ giảm Không khí được làm mát khi nó đi qua thiết bị ngưng tụ Hơi nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của thiết bị bay hơi Nhờ đó, độ ẩm bên trong xe giảm đi Nước dính vào các vây ngưng tụ thành sương được lưu trữ trong khay thoát nước Cuối cùng, nước này được rút ra khỏi khay của xe bằng một vòi nhỏ

Hình 1.4 Nguyên lý hút ẩm d Kiểm soát nhiệt độ

Chức năng kiểm soát nhiệt độ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là sự kết hợp giữa giàn lạnh sử dụng môi chất lạnh và két sưởi sử dụng nước làm mát động cơ để tạo ra mức nhiệt độ mong muốn cho người sử dụng

Hệ thống sẽ sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh để điều khiển nhiệt độ không khí bằng cách điều chỉnh vị trí vị trí của cánh trộn gió và van nước Cánh trộn gió và van nước phối hợp với nhau để chọn ra nhiệt độ thích hợp thông qua các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển

Hình 1.5 Nguyên lý kiểm soát nhiệt độ

Khi cần điều khiển nhiệt độ được đặt ở vị trí nhiệt độ thấp nhất hoặc cao nhất, cánh trộn không khí sẽ chặn két sưởi hoặc giàn lạnh để không khí được thổi qua bộ phận còn lại tới các cửa gió

Khi cần điều khiển nhiệt độ được đặt ở vị trí giữa, độ mở của cánh trộn không khí thay đổi làm thay đổi tỷ lệ pha trộn của khí ấm đi qua két sưởi và khí lạnh đi qua giàn lạnh với nhau tạo ra nhiệt độ mà người sử dụng mong muốn

Ngoài ra, trên những loại xe đời mới hiện nay không được trang bị van nước Trên các loại xe này, nước làm mát sẽ liên tục được bơm qua két sưởi

Hình 1.6 Điều khiển nhiệt độ trong xe

1.2.1.2 Điều khiển luồng không khí trong xe a Thông gió

Do khoang xe có thể tích nhỏ, không khí trong xe có thể dễ dàng bị nhiễm bẩn do hơi thở của những người ngồi trong xe, mùi cơ thể, khói thuốc lá,… Và độ ẩm trong khoang xe tăng lên thì kính chắn gió sẽ bị bám sương mờ, vì vậy không khí bên trong xe cần phải được thay đổi thường xuyên (thông gió)

Hình 1.7 Thông gió trong xe

Khi xe di chuyển, không khí bên ngoài sẽ đi vào xe từ các cửa hút gió phía trước kính chắn gió, đi qua cổng hút khí bên ngoài của hệ thống và vào trong khoang xe một cách tự nhiên (thông gió tự nhiên) Có thể điều khiển thông gió cưỡng bức bằng cách hút không khí bên ngoài và cấp vào trong xe nhờ quạt gió, trong trường hợp này không khí cũng được hút vào từ cùng một vị trí

Không khí sau khi vào trong xe sẽ được dẫn ra bên ngoài nhờ một đường ống nối với các lỗ xả nằm ở phía sau xe với một van bướm

Lợi dụng sự chênh lệch áp suất không khí, các lỗ thông hơi được thiết kế ở vị trí có áp suất dương và lỗ xả được thiết kế ở vị trí có áp suất âm giúp lấy khí vào và xả khí ra một cách hiệu quả Ngoài ra, các lỗ này đều được thiết kế không để cho mưa, tuyết và côn trùng,… lọt vào trong khoang xe

Hình 1.8 Chênh lệch áp suất không khí khi xe di chuyển b Cửa hút gió

Hệ thống sẽ chuyển giữa chế độ lấy gió ngoài hoặc tuần hoàn gió bên trong xe, tùy thuộc vào việc cửa lấy gió bên ngoài hay cửa lấy gió bên trong đang mở Khi công tắc hoặc lẫy điều khiển được bật sang chế độ lấy gió trong hoặc ngoài, cánh điều khiển trong cụm quạt gió sẽ mở và đóng tùy theo chế độ mà người sử dụng mong muốn

Hình 1.9 Các cửa hút gió

Thông thường, cửa hút gió sẽ ưu tiên lấy gió trong để tăng hiệu quả làm mát hoặc sưởi ấm không khí trong xe Nhưng nếu không khí bên trong xe được tuần hoàn trong thời gian dài sẽ bị bẩn, độ ẩm sẽ tăng lên do hơi nước từ cơ thể con người sinh ra và nó sẽ làm cho kính cửa sổ bị bám sương mờ Tuy nhiên, khi không khí bên ngoài bị bẩn, chẳng hạn như trong đường hầm hoặc khi bị kẹt xe, nên chuyển sang chế độ lấy gió trong Chế độ lấy gió trong cũng sẽ tăng hiệu quả làm mát hoặc sưởi ấm

Khái quát hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Trong hệ thống sưởi sử dụng nước làm mát động cơ, nước làm mát được tuần hoàn qua két sưởi làm cho các đường ống trong két sưởi nóng lên Sau đó quạt gió sẽ thổi không khí qua két sưởi để sấy nóng không khí trong xe

Hình 1.21 Sơ đồ bố trí chung hệ thống sưởi ấm trên ô tô

Có hai kiểu sưởi ấm dùng nước làm mát động cơ phụ thuộc vào hệ thống sử dụng để điều khiển nhiệt độ

Kiểu này dùng một cánh trộn gió để thay đổi nhiệt độ không khí bằng cách điều khiển độ mở cánh trộn gió điều khiển tỷ lệ lạnh đi qua két sưởi và tỷ lệ khí lạnh không qua két sưởi Ngày nay, kiểu trộn khí được sử dụng phổ biến

Hình 1.22 Bộ sưởi kiểu trộn khí

1.3.1.2 Kiểu điều khiển lưu lượng nước

Kiểu này điều khiển nhiệt độ bằng cách điều chỉnh lưu lượng nước làm mát động cơ qua két sưởi nhờ một van nước, độ mở của van nước thay đổi làm thay đổi nhiệt độ của chính két sưởi và điều chỉnh được nhiệt độ của không khí lạnh thổi qua két sưởi

Van nước được lắp trong mạch nước làm mát động cơ và kiểm soát lượng nước làm mát chảy qua két sưởi, được điều khiển bằng cần điều khiển trên bảng điều khiển

Hình 1.23 Bộ sưởi kiểu điều khiển lưu lượng nước

Hệ thống làm lạnh nói chung và hệ thống làm lạnh trên ô tô nói riêng là bao gồm những thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài

Hình 1.24 Sơ đồ bố trí chung hệ thống làm lạnh trên ô tô

1.3.2.1 Lý thuyết làm lạnh cơ bản

Khi bơi trên biển vào giữa mùa hè, ta có thể sẽ cảm thấy lạnh sau khi lên khỏi mặt nước một lát, giống như khi đổ cồn lên da cũng sẽ cảm thấy lạnh Đó là do những giọt nước hoặc cồn đang dính trên cơ thể đang bốc hơi, làm giảm nhiệt độ của da và tạo ra cảm giác mát mẻ bằng cách lấy nhiệt từ da để làm bay hơi

Quá trình làm mát cũng được thực hiện bằng cách sử dụng hiện tượng tự nhiên này để làm mát không khí Tuy nhiên, nếu để khí bay hơi vào khí quyển thì sẽ không thể liên tục thực hiện quá trình làm mát được Đó là lí do vì sao một hệ thống làm mát thực tế lại sử dụng một hệ thống tuần hoàn để thu thập và tái sử dụng khí bay hơi

1.3.2.2 Cấu tạo chung của hệ thống

Hình 1.25 Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống điều hòa trên ô tô

A Máy nén (lốc điều hòa); B Bộ ngưng tụ (Giàn nóng); C Bộ lọc hay bình hút ẩm;

D Công tắc áp suất; E Van xả phía cao áp; F Van tiết lưu;

G Bộ bốc hơi (Giàn lạnh); H Van xả phía thấp áp; I Bộ tiêu âm

1 Sự nén; 2 Sự ngưng tụ; 3 Sự giãn nở; 4 Sự bốc hơi

Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh), và một số thiết bị khác được kết nối với nhau tạo thành một mạch kín, đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất

1.3.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống Điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:

Môi chất lạnh được máy nén (A) bơm dưới áp suất và nhiệt độ cao Ở giai đoạn này, môi chất lạnh được bơm ở thể hơi đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng

Trong bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất lạnh rất cao, quạt gió sẽ thổi mát giàn nóng, môi chất lạnh ở thể hơi được tản nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp

Bảng 1.1 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 80 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Hơi

Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 60 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Lỏng

Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục đi đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây nó được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và các tạp chất

Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất dạng lỏng chảy vào bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm giảm áp suất của môi chất lạnh Sự sụt giảm áp suất làm cho môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi

Bảng 1.2 Trạng thái môi chất lạnh trước và sau khi qua van tiết lưu

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 60 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Lỏng

Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 0 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

Trong quá trình bay hơi, môi chất lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong khoang xe, làm mát khối không khí trong cabin

Không khí được hút từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi) Tại đây, nhiệt độ của không khí bị giàn lạnh hấp thụ thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí bị giảm xuống rất nhanh và hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và được đưa ra ngoài Nếu môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ và áp suất cao tại giàn lạnh, nó sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ và áp suất thấp

Bảng 1.3 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 0 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

Sau khi qua giàn lạnh 3 0 C đến 4 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi

Khi quá trình này diễn ra, môi chất cần rất nhiều năng lượng, nên nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên bị giảm nhiệt độ, tạo nên không khí lạnh hơn Môi chất lạnh được đưa trở lại máy nén qua van tiết lưu ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp

1.3.3 Môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống

Môi chất lạnh (ga điều hòa) sử dụng trong hệ thống A/C của xe phải có các tính chất như bốc hơi và hóa lỏng dễ dàng, mức độ an toàn cao và ổn định về mặt hóa học để nó không bị biến chất

Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô

1.4.1 Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô

Hình 1.28 Hệ thống điều hòa điều khiển bằng điện tử

1 Công tắc điều hòa; 2 Van xả áp suất cao của máy nén; 3 Quạt tản nhiệt giàn nóng;

4 Công tắc ngắt áp suất của điều hòa; 5 Cảm biến nhiệt độ; 6 Công tắc nhiệt độ;

7 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh; 8 Ống thổi gió sạch; 9 Bộ điều khiển;

Trong hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động EATC có trang bị bộ vi xử lý để giúp hệ thống luôn duy trì ổn định được nhiệt độ làm lạnh đã được cài đặt sẵn Đồng thời, có thể điều khiển được nhiệt độ ở phía ghế lái và hành khách một cách độc lập với nhau

Hệ thống tự động này có thể phân bổ luồng khí mát đến các hàng ghế phía sau nhưng không ảnh hưởng tới luồng khí mát thổi đến các ghế ngồi phía trước

Hệ thống điều hòa không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn bằng vặn núm chọn nhiệt độ và ấn vào nút AUTO Nhờ vào chức năng điều khiển tự động của ECU, hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã cài đặt

Hình 1.29 Sơ đồ khối điều khiển điều hòa không khí tự động trên ô tô

Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động EATC tiếp nhận thông tin nạp vào từ sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các bộ tác động cổng chức năng Sáu nguồn thông tin bao gồm:

- Cảm biến mặt trời, là một pin quang điện được cài đặt trên bảng taplo, có chức năng đo lường ghi nhận nhiệt từ mặt trời

- Cảm biến nhiệt độ bên trong xe, nó được lắp phía sau bảng taplo và có chức năng theo dõi, đo kiểm nhiệt độ của không khí bên trong khoang cabin ô tô

- Cảm biến môi trường, ghi nhận nhiệt độ của bên ngoài xe

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ

- Công tắc áp suất điều khiển bộ ly hợp từ từ puly máy nén theo chu kỳ

- Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển về nhiệt độ mong muốn và về vận tốc quạt gió

Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử EATC (ECU), sẽ phân tích, xử lý thông tin và xuất tín hiệu điều khiển đến cơ cấu chấp hành để điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng, giàn lạnh, quạt két nước động cơ, điều chỉnh chế độ thổi khí và luồng khí ứng với nhiệt độ thích hợp

1.4.2 Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động

Hệ thống điều hòa không khí tự động có các bộ phận sau đây:

Hình 1.30 Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí tự động

Gồm các cảm biến được gắn bên trong xe và khoang động cơ để nhận biết các thông tin Các nguồn thông tin gửi tín hiệu tới bộ điều khiển A/C là các cảm biến

1.4.2.1 Cảm biến nhiệt độ trong xe

Hình 1.31 Cảm biến nhiệt độ trong xe

Cảm biến nhiệt độ trong xe là một nhiệt điện trở được lắp trong bảng taplo có một đầu hút Đầu hút này hút không khí bên trong xe bằng cách dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe

Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe để làm cơ sở cho việc điều khiển nhiệt độ

1.4.2.2 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

Hình 1.32 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được gắn phía trước của giàn nóng để nhận biết nhiệt độ bên ngoài xe

Cảm biến này phát hiện nhiệt độ bên ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ bên trong xe do ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài

1.4.2.3 Cảm biến bức xạ mặt trời

Hình 1.33 Cảm biến bức xạ mặt trời

Cảm biến bức xạ mặt trời là một điốt quang và được gắn ở phía trên của bảng taplo để xác định cường độ ánh sáng mặt trời

Cảm biến này phát hiện cường độ của ánh sáng mặt trời để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ bên trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời

1.4.2.4 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Hình 1.34 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh sử dụng một nhiệt điện trở và được gắn vào giàn lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí thổi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh) Được sử dụng để ngăn chặn sự đóng băng của bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và điều khiển luồng không khí trong thời gian quá độ

1.4.2.5 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Hình 1.35 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở dùng để xác định nhiệt độ nước làm mát động cơ Tín hiệu này được truyền đến ECU động cơ Một số xe có cảm biến nhiệt độ nước làm mát được gắn ở két sưởi Nó được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc làm nóng không khí

1.4.2.6 Một số cảm biến khác

Ngoài ra, trên một số xe còn được trang bị các cảm biến như:

+ Cảm biến ống dẫn gió: Cảm biến ống dẫn gió là một nhiệt điện trở và được lắp trong bộ cửa gió bên Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của luồng khí thổi vào bộ cửa gió bên và điều khiển chính xác nhiệt độ của mỗi dòng không khí

+ Cảm biến khói ngoài xe: Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng độ CO (cácbonmônôxít), HC (hydro cacbon) và NOX (các ôxit nitơ), để bật tắt giữa các chế độ FRESH (lấy gió ngoài) và RECIRC (lấy gió trong)

Hình 1.36 Các loại cảm biến khác trong hệ thống

Hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

Giới thiệu chung về xe Toyota Innova

Đầu tháng 09/2004, hãng Toyota Nhật Bản đã cho ra mắt xe Innova dòng AN40, được đặt tên là Kijang Innova tại Indonesia Innova chính là “sự đổi mới” được sử dụng chung cho những mẫu xe này ở hầu hết các quốc gia khu vực châu Á Sau đó, mẫu xe này lại tiếp tục được ưa chuộng nhiều hơn ở khu vực Trung Đông và châu Phi

Hai năm sau đó, vào năm 2006, Toyota Innova chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam với mục đích thay thế cho dòng xe Zace không còn phù hợp với thị hiếu và được xem là mẫu xe MPV bán chạy nhất của Toyota tại Việt Nam Xe hiện được lắp ráp trong nước và phân phối với 4 phiên bản: 2.0E MT, 2.0G AT, Venturer và 2.0V

Hình 2.1 Hình dáng xe Toyota Innova

Toyota Innova sở hữu cabin rất rộng rãi, với ghế ngồi rất thoải mái, không gò bó và hạn chế nên xe có thể chở nhiều hành khách và hành lý cồng kềnh Chiếc xe này được trang bị các hàng ghế có khả năng tùy chỉnh cao Các hàng ghế này có thể dịch chuyển và gập linh hoạt để tăng không gian chứa hàng hóa Thậm chí có thể tháo rời và xoay Ngoài ra, để nội thất xe đạt được sự rộng rãi và thông thoáng, xe phải có trần xe cao và có kích thước lớn Nó khiến chiếc xe trông khá đồ sộ và cồng kềnh Bên cạnh đó, do trần xe cao nên trọng tâm xe phải thấp để đảm bảo độ ổn định Vì thế mà gầm xe Toyota Innova trở nên thấp gây khó khăn khi xe đi vào những đoạn đường xấu, gồ ghề

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe Toyota Innova:

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật cơ bản của xe Toyota Innova

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA XE TOYOTA INNOVA

Hộp số tự động: 4 cấp Hộp số sàn: 5 cấp Động cơ Loại động cơ: 2.0 lít

Kiểu động cơ: 4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT

Nhiên liệu Loại nhiên liệu: Xăng không chì

Dài (mm): 4585 mm Rộng (mm): 1760 mm Cao (mm): 1750 mm Chiều dài cơ sở (mm): 2750 mm Chiều rộng cơ sở trước/sau: 1510/1510 mm Trọng lượng không tải (kg): 1525-1575 kg Dung tích bình nhiên liệu (lít): 55 lít

Cửa, chỗ ngồi Số cửa: 4 cửa

Số chỗ ngồi: 7 chỗ Điều hòa không khí Điều khiển tự động, cửa gió có điều chỉnh cho hàng ghế sau Điều khiển bằng tay, cửa gió có điều chỉnh cho hàng ghế sau

Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

Đối với xe Toyota Innova do khoang hành khách rộng nên được trang bị hai giàn lạnh trước và sau để tăng hiệu quả làm mát Giàn lạnh phía trước được trang bị cùng với két sưởi để điều khiển nhiệt độ Giàn lạnh phía sau chỉ được trang bị quạt gió và giàn lạnh, và chỉ điều khiển được tốc độ quạt gió qua một công tắc được lắp trên trần phía sau xe

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

2.2.1 Các bộ phận, chi tiết của hệ thống

Máy nén là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống điều hòa không khí

Máy nén có chức năng hút môi chất lạnh hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó với mục đích thu hồi ẩn nhiệt của hơi môi chất lạnh từ giàn lạnh

Máy nén tiếp nhận môi chất ở thể khí có nhiệt độ áp suất thấp và nén môi chất này thành thể khí có nhiệt độ áp suất cao và bơm môi chất lạnh chạy xuyên suốt trong hệ thống

Hình 2.3 Vị trí lắp đặt và cấu tạo máy nén xe Toyota Innova a Cấu tạo

Máy nén của xe Toyota Innova là máy nén loại piston Máy nén loại piston là máy nén gồm các piston gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 120 0 đối với máy nén có 6 xy lanh Máy nén hút và đẩy môi chất thông qua một bộ van lưỡi gà Khi một piston ở hành trình hút thì piston còn lại ở hành trình nén

Máy nén được gắn bên hông động cơ, nhận truyền động đai từ động cơ ô tô sang puly đến đầu trục máy nén qua một ly hợp từ b Nguyên lý hoạt động

Quá trình đầu tiên là hút môi chất, lúc này piston đang nằm ở điểm chết trên và bắt đầu hành trình đến khi đạt đến điểm chết dưới để hết hành trình Ở thời điểm này các van mở ra làm cho môi chất được hút vào trong xi lanh

Quá trình tiếp theo là nén môi chất, lúc này piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên và van hút sẽ bị khóa lại và van xả sẽ mở ra Với tiết diện nhỏ hơn van hút nên khi nén môi chất sẽ có nhiệt độ cao, áp suất cao Quá trình nén sẽ kết thúc khi piston đạt điểm chết trên Cả hai quá trình hút nén này sẽ diễn ra liên tục khi sử dụng hệ thống

Máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai, ly hợp từ điều khiển sự kết nối giữa động cơ và máy nén Trong khi động cơ quay, ly hợp từ ăn khớp hay không ăn khớp với trục máy nén để điều khiển trục quay của máy nén khi cần thiết

Hình 2.4 Vị trí lắp đặt và cấu tạo bộ ly hợp từ xe Toyota Innova a Cấu tạo

Ly hợp từ gồm có một stator (nam châm điện), puly, bộ phận định tâm và các thành phần khác Bộ phận định tâm được gắn cùng với trục máy nén và stator được gắn ở thân trước của máy nén b Nguyên lý hoạt động

Khi ly hợp đóng lại, cuộn dây stato được cấp điện Stato trở thành một nam châm điện và hút chốt trung tâm, làm quay máy nén cùng với puly Khi ly hợp từ tắt, cuộn dây stato không được cấp điện Puly quay trơn vì bộ phận chốt không bị hút

Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp từ

Hệ thống ly hợp hoạt động theo chu kỳ sẽ ngắt máy nén và bật tắt hệ thống khi nhiệt độ hoặc áp suất giàn lạnh hạ ở dưới điểm đóng băng

Giàn nóng (giàn ngưng) có chức năng làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái lỏng có áp suất cao nhiệt độ thấp

Hình 2.6 Vị trí lắp đặt và cấu tạo giàn nóng xe Toyota Innova a Cấu tạo

Giàn nóng được làm bằng một ống nhôm, ống nhôm này sẽ được uốn cong lại thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau Giữa các khoảng trống uốn cong sẽ được gắn các lá nhôm mỏng nhằm mục đích hấp thụ nhiệt từ giàn nóng tỏa ra;

Trên xe Toyota Innova giàn nóng được lắp đặt ngay trước đầu xe, phía trước két nước làm mát của động cơ, ở vị trí này giàn nóng tiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua do xe đang lao tới và do quạt gió tạo ra b Nguyên lý hoạt động

Giàn nóng nhận môi chất lạnh ở áp suất và nhiệt độ rất cao khi nó được bơm vào bởi máy nén Hơi môi chất lạnh ở nhiệt độ cao đi vào bộ ngưng tụ từ đường ống nạp ở phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục đi trong ống dẫn dần xuống phía dưới, nhiệt của môi chất lạnh truyền qua các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi Môi chất lạnh được giảm nhiệt độ ngưng tụ thành trạng thái lỏng

Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh dạng lỏng áp suất cao này sẽ chảy ra từ lỗ thoát bên dưới giàn nóng

2.2.1.4 Lọc ga (bộ chia hơi – lỏng)

Hoạt động làm lạnh trên xe Toyota Innova

Việc điểu chỉnh nhiệt độ và thay đổi khí ra vào xe,… được thực hiện bằng cách dùng các núm xoay trên bảng điều khiển

Hình 2.19 Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

- Không khí bên trong xe được điều khiến bằng cần điều khiển lấy gió và nó quyết định dùng khí sạch bên ngoài hay dùng khí tuần hoàn trong xe

- Quạt gió được điều khiển bằng núm điều chỉnh tốc độ quạt điều chỉnh lượng gió thổi vào trong xe

- Cánh trộn khí được điều khiển bởi núm điều chỉnh nhiệt độ Luồng khí thổi vào được điều khiển qua hay không qua két sưởi

- Chế độ thổi gió được điều khiển bởi núm chọn chế độ thổi gió và nó đặt ở cửa khí ra trong xe: Thổi mặt, chân, sấy kính,…

Hoạt động: Khi ta bật công tắc điều hòa trên xe tức là đóng dòng điện cấp cho mạch điều khiển điều hòa Sau đó chúng ta chọn chế độ hoạt động của quạt và luồng khí vào Ly hợp từ được cấp điện, máy nén bắt đầu hoạt động nén môi chất theo chu trình khép kín làm mát không khí trong xe Đối với điều hòa không khí tự động, sau khi chọn nhiệt độ và chọn Auto, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ quạt gió và chế độ thổi gió sao cho nhiệt độ không khí trong xe nhanh chóng đạt nhiệt độ mong muốn và duy trì ổn định nhiệt độ đó trong xe Khi người sử dụng tự điều chỉnh tốc độ quạt gió hoặc hướng thổi gió, chế độ Auto sẽ tự động tắt.

Sơ đồ mạch điện

2.4.1 Mạch điện hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

2.4.1.1 Mạch điện điều khiển hệ thống ở giàn lạnh phía trước

Hình 2.20 Sơ đồ mạch điện giàn lạnh phía trước trên xe Toyota Innova 2009

Mạch điện hệ thống có các thiết bị như cầu chì, rơle, môtơ quạt giàn lạnh Ngoài ra còn có các thiết bị khác như:

+ Điện trở quạt giàn lạnh (Blower Register):

- Cấu tạo: Gồm có một cầu chì nối tiếp với 3 cuộn điện trở

- Hoạt động: điện trở quạt có 3 cuộn dây nối ra 3 đầu ra tương ứng với 3 tốc độ quạt Khi có dòng điện chạy qua một mức điện trở thì dòng điện chạy qua môtơ quạt sẽ giảm đi một mức và khi đó quạt chạy chậm tùy thuộc vào tốc độ mà ta mong muốn + Công tắc quạt giàn lạnh:

- Nó là một công tắc 4 chân đấu và 1 chân chung

- Hoạt động: khi nối từng chân đấu với chân chung sẽ tạo ra từng tốc độ quạt cho giàn lạnh vì nó được nối tương ứng với từng cuộn điện trở, nhưng ở lúc đầu chân chung luôn được nối với chân đấu OFF

+ Công tắc áp suất (Pressure Switch):

- Công tắc áp suất được lắp giữa giàn nóng và van giãn nở, nó phát hiện áp suất phía cao áp của mạch làm lạnh khi áp suất quá cao hoặc quá thấp để ngắt điện ly hợp từ, tắt máy nén để tránh các hư hỏng có thể xảy ra đối với các chi tiết của hệ thống + Nhiệt điện trở (Thermistor):

- Cấu tạo: Có một cuộn điện trở được lắp ở cánh tản nhiệt của giàn lạnh Nó có nhiệm vụ giúp cho giàn lạnh khỏi bị đóng băng khi phải làm việc ở chế độ Max cool và nhiệt độ xuống dưới 3 0 C

- Hoạt động: Đầu cảm biến nhiệt của nhiệt điện trở sẽ cảm biến và đưa ra một mức nhiệt độ Khi nhiệt độ giàn lạnh xuống dưới mức nhiệt độ cho phép nghĩa là khi đó cánh tản nhiệt sẽ bị đóng băng bởi hơi nước gặp nhiệt độ thấp thì nhiệt điện trở báo nhiệt độ về hộp điều hòa thông qua giá trị điện áp Qua đó, hộp điều hòa điều khiển ngắt điện đến rơle điều hòa làm ngắt ly hợp từ, máy nén ngừng hoạt động + Công tắc A/C (A/C Switch):

- Cấu tạo: Gồm có hai cực điện giống như công tắc 2 cực và một đèn báo nguồn

- Hoạt động: Khi công tắc A/C có nguồn chờ, sau đó ấn ON thì dòng dương chạy ra

2 nhánh: Một nhánh vào đèn báo nguồn giúp người sử dụng biết hệ thống đang làm việc và một nhánh vào hộp khuếch đại điều hòa

2.4.1.2 Mạch điện điều khiển quạt giàn lạnh phía sau

Hình 2.21 Sơ đồ mạch điện giàn lạnh phía sau trên xe Toyota Innova 2009

Mạch điện giàn lạnh phía sau xe đơn giản hơn giàn lạnh phía trước rất nhiều Giàn lạnh phía sau chỉ được trang bị các cầu chì, điện trở quạt gió và công tắc quạt gió được lắp trên trần xe để người ngồi sau có thể dễ dàng thao tác

2.4.2 Nguyên lý hoạt động mạch điện hệ thống

Khi động cơ hoạt động, bật công tắc quạt gió giàn lạnh ở chế độ bất kì, bật công tắc A/C, hộp khuếch đại điều hòa nhận tín hiệu từ các các biến nhiệt độ giàn lạnh, cảm biến trục khuỷu, công tắc áp suất kép hoạt động đúng tiêu chuẩn và xuất mass ra cuộn dây rơle điều hòa làm đóng tiếp điểm cấp điện đến ly hợp từ máy nén Khi đó hệ thống điều hòa bắt đầu làm việc Nếu như một trong các tín hiệu báo về hộp không hoạt động sẽ không có điện cấp vào ly hợp từ và hệ thống không làm việc Khi áp suất phía cao áp quá cao hoặc quá thấp so với mức quy định thì công tắc áp suất mở, ngắt mass vào hộp khuếch đại điều hòa Khi đó hệ thống điều hòa không làm việc

Nếu máy nén hoạt động lúc động cơ đang ở trạng thái không tải, động cơ có thể bị chết máy do công suất của động cơ nhỏ Việc điều khiển tốc độ động cơ giúp bù ga để duy trì tốc độ động cơ khi máy nén hoạt động Khi tốc độ động cơ giảm, máy nén được ngắt Chức năng này giúp ngăn động cơ chết máy bằng cách điều khiển máy nén đóng hoặc ngắt theo tốc độ của động cơ.

Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

3.1.1 Bảo dưỡng các bộ phận chính trong hệ thống

- Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên hoặc phải tiến hành thay dầu máy nén Trong 05 lần đầu tiên, phải thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên, tháo dầu ra, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong cacte, lau sạch sẽ và đổ đầy đủ dầu mới vào với số lượng cần thiết Và dầu máy nén nên được kiểm tra sau mỗi 40.000 – 50.000 km vận hành, thay thế sau 100.000 km vận hành

- Cứ sau 6000 giờ hoặc 01 năm thì phải đại tu máy một lần

- Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng thì phải mở để kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như xy lanh, piston, đệm kín, vòng chặn,

- Máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra

- Cân chỉnh dây đai dẫn động máy nén và siết lại khi thấy lỏng

Hình 3.1 Bảo dưỡng máy nén

- Kiểm tra sự đóng mở của ly hợp từ

- Kiểm tra các cảm biến điều khiển ly hợp

- Kiểm tra rơle ly hợp

Hình 3.2 Bảo dưỡng ly hợp từ

- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tháng

- Yêu cầu: Tháo hộc đựng đồ, mở nắp đậy lọc gió và lấy ra dùng khí nén xịt cho sạch bụi bám trên lọc

Hình 3.3 Vệ sinh lọc gió

3.1.1.4 Giàn lạnh và giàn nóng

Thời gian bảo dưỡng: 3 tháng phải vệ sinh giàn một lần

+ Giàn nóng: Thường xuyên kiểm tra và làm sạch các nan toả nhiệt cũng như làm sạch giàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt bằng nước):

- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt

- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ

- Vệ sinh bể nước, xả cặn

- Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)

- Sửa chữa thay thế thiết bị điện

+ Giàn lạnh: Dùng khí nén và giẻ lau giàn cho sạch Giàn lạnh sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của giàn có dễ thoát không

- Xả băng giàn lạnh: hút hết ga trong giàn lạnh, xả băng giàn lạnh và làm khô giàn lạnh

- Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển

Hình 3.4 Vệ sinh giàn lạnh trước và sau bằng máy Air Care

3.1.1.5 Quạt giàn nóng và quạt giàn lạnh

Thời gian bảo dưỡng: Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ (hoặc thấy quạt giàn nóng hay quạt giàn lạnh chạy có hiện tượng bất thường)

- Khi tháo quạt cần đúng theo các bước hướng dẫn

- Tra dầu mỡ vào vòng bi hoặc bạc

- Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết

- Khi lắp lại quạt phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép quạt

- Đảm bảo các cánh quạt quay đúng hướng khi lắp đặt lại

- Lắp lại quạt lên giàn nóng và giàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban đầu

3.1.2 Lưu ý về môi chất lạnh

Hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova nói riêng và điều hòa không khí trên ô tô nói chung có 3 kẻ thù chính cần phải loại bỏ đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập vào trong một hệ thống hoàn hảo Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ Quá trình bảo trì sửa chữa sai kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo ra tình trạng tạp chất xâm nhập vào hệ thống

Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống:

Bảng 3.1 Một số tạp chất và tác hại của nó đối với hệ thống điều hòa không khí ô tô

Chất gây hại Ảnh hưởng

- Làm cho các van bị đông đặc không hoạt động được

- Gây ra sự ăn mòn và gỉ sét

- Gây nên áp lực cao và nhiệt độ cao

- Làm gia tăng sự bất ổn của môi chất lạnh

- Oxi hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo

- Mang hơi ẩm vào hệ thống

- Làm giảm khả năng làm lạnh

3 Bụi - Gây nghẹt lỗ hay van giãn nở và lưới lọc

- Tạo phản ứng gây ra các axit

- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống

4 Alcohol - Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm hoặc kẽm

- Làm biến chất làm lạnh

- Tạo ra kết tủa, gây nghẹt các van

- Chỉ giúp nhận biết các chỗ rò lớn

6 Cao su - Làm nghẹt hệ thống

- Làm nghẹt các van và lưới lọc

- Làm trầy xước các bạc đạn

- Làm hỏng lưỡi gà của van

- Làm trầy xước các bộ phận chuyển động

8 Dầu máy nén dùng không đúng chủng loại

- Tạo ra sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn làm các van, các rãnh hay các ống bị nghẹt

- Dầu tự hỏng và gây hỏng chất làm lạnh

- Chứa các chất phụ gia không thích hợp gây hư hỏng các chi tiết trong hệ thống làm lạnh

Quy trình tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Innova

Thực hiện tháo máy nén theo các bước như sau:

Bước 1: Xả ga điều hòa ra khỏi hệ thống:

- Công tắc quạt gió được bật ở tốc độ cao

- Bật máy nén dưới các điều kiện: tốc độ động cơ chạy không tải khoảng 1,000 v/p trong khoảng hơn 3 phút, nhiệt độ được bật ở mức làm mát tối đa (max cool) cho hầu hết dầu của máy nén từ các chi tiết khác của hệ thống điều hòa được thu hồi về máy nén

- Sau đó tắt động cơ

- Tháo các nắp ra khỏi các van trên đường ống dẫn ga điều hòa

- Nối bộ thu hồi ga điều hòa và thu hồi ga từ hệ thống bằng máy thu hồi ga

Hình 3.6 Các van trên đường ống dẫn ga

Bước 2: Tháo đai chữ V cho quạt và máy phát:

Vặn nút lục giác như hình mũi tên trong hình vẽ để dịch chuyển puly căng đai xuống dưới để giảm độ căng đai dẫn động Sau đó tháo dây đai dẫn động

Hình 3.7 Tháo đai chữ V cho quạt và máy phát

Bước 3: Tháo ống hút và ngắt ống xả ga điều hòa số 1:

- Tháo bulông, sau đó ngắt ống hút và ống xả ga ra khỏi máy nén

- Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống hút và ống xả ga

CHÚ Ý: Che kín các khoảng hở của các bộ phận đã tháo ra bằng băng dính để tránh hơi nước và các vật thể lạ lọt vào

Hình 3.8 Tháo ống hút và ống xả ga ra khỏi máy nén

Bước 4: Tháo cụm máy nén:

- Tháo 4 bulông và lấy máy nén ra

Hình 3.9 Tháo cụm máy nén điều hòa

Thực hiện tháo quạt gió từ phía dưới hộc đựng đồ phía ghế trước bên phải:

- Ngắt giắc nối của môtơ quạt

- Tháo 3 vít và lấy môtơ quạt ra

Hình 3.10 Tháo môtơ quạt gió

Thực hiện tháo giàn nóng theo các bước như sau:

Bước 1: Xả ga điều hòa ra khỏi hệ thống

Bước 2: Tháo lưới che két nước

Bước 3: Tháo nắp ba đờ xốc trước

Bước 4: Tháo thanh tăng cứng ba đờ xốc trước

Bước 5: Ngắt ống xả ga điều hòa số 1 và cụm đường ống điều hòa:

- Tháo bulông, sau đó tháo ống xả ga và ống ga lỏng ra khỏi giàn nóng

- Tháo gioăng chữ O ra khỏi các ông

CHÚ Ý: Che kín các khoảng hở của các bộ phận đã tháo ra bằng băng dính để tránh hơi nước và các vật thể lạ lọt vào

Hình 3.11 Tháo ống xả ga và ống ga lỏng ra khỏi giàn nóng

Bước 6: Tháo cụm khóa nắp capô:

- Tháo 3 bulông bắt cụm khóa

- Tháo cáp điều khiển khoá nắp capô và tháo cụm khoá nắp capô

Hình 3.12 Tháo cụm khóa nắp capo

Bước 7: Tháo giá đỡ phía trên của két nước:

- Tháo 7 bulông và tháo giá đỡ phía trên của két nước

Hình 3.13 Tháo giá đỡ phía trên của két nước

- Tháo 6 bulông và tháo giá đỡ két nước

Thực hiện tháo giàn lạnh theo các bước như sau:

Bước 1: Tháo bộ khuếch đại điều hòa:

- Tháo vít và tháo ECU điều hòa

Hình 3.15 Tháo bộ khuếch đại điều hòa

Bước 2: Tháo bộ quạt gió:

- Tháo 3 vít và lấy bộ quạt gió ra

Hình 3.16 Tháo bộ quạt gió

Bước 3: Tháo cáp điều khiển cánh trộn gió:

- Nhả khớp 3 vấu hãm và tháo cáp điều khiển cánh trộn khí

Hình 3.17 Tháo cáp điều khiển cánh trộn gió

Bước 4: Tháo cáp điều khiển bộ sưởi ấm:

- Nhả khớp 3 vấu hãm và tháo cáp điều khiển của bộ sưởi

Hình 3.18 Tháo cáp điều khiển bộ sưởi ấm

- Tháo vít và tháo két sưởi ra

- Nhả 3 khớp vấu hãm và tháo nắp phía dưới két sưởi

- Nhả kẹp và tháo giàn lạnh ra

Bước 7: Tháo van tiết lưu:

- Dùng chìa lục giác 4 mm, tháo 2 bulông đầu lục giác

- Tháo van tiết lưu và 2 gioăng chữ O ra khỏi giàn lạnh

Hình 3.21 Tháo van tiết lưu

+ Tháo cảm biến giàn lạnh ra khỏi giàn lạnh

Sau khi tháo các chi tiết trong hệ thống: Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trong hệ thống bằng các dụng cụ chuyên dùng và sau đó thực hiện các bước lắp ngược lại với các bước tháo

Chú ý: Cần có gioăng, long đen đồng hoặc nhôm tại các vị trí lắp đặt các đường ống phải làm kín Sau khi lắp xong cần phải hút chân không và nạp ga cho hệ thống.

Chẩn đoán tình trạng hệ thống

3.3.1 Kiểm tra hệ thống bằng cách quan sát và nghe a Kiểm tra bảng điều khiển Điều chỉnh các nút bấm và công tắc trên bảng điều khiển Kiểm tra sự hoạt động nhẹ nhàng của các cửa thổi gió Kiểm tra độ tin cậy của các các thao tác điều khiển điều hòa không khí Đặc biệt, kiểm tra tốc độ không tải so sánh với những giá trị tiêu chuẩn

Hình 3.22 Kiểm tra bảng điều khiển b Kiểm tra dây curoa

Kiểm tra các vết nứt và mức hư hỏng của dây curoa bằng mắt thường và kiểm tra sức căng của dây curoa bằng tay Có thể sử dụng thiết bị đo sức căng của dây curoa để kiểm tra Nếu dây curoa quá lỏng hoặc quá nứt có thể sẽ gây ra trượt và mòn

Hình 3.23 Kiểm tra dây curoa c Kiểm tra chất lượng ga Điều kiện kiểm tra:

• Công tắc điều khiển tốc độ quạt tại vị trí HI

• Cần điều khiển nhiệt độ ở vị trí MAX COOL

• Mở hết cỡ tất cả các cửa

Lượng môi chất lạnh nạp vào có thể kiểm tra dễ dàng qua mắt ga Quan sát qua mắt ga bị ảnh hưởng nhỏ bởi nhiệt độ bên ngoài Lượng môi chất lạnh đúng là khi không thấy bọt và môi chất lạnh trở nên trong khi tốc độ động cơ tăng lên

Hình 3.24 Kiểm tra mắt ga Bảng 3.2 Triệu chứng và cách kiểm tra môi chất lạnh

Triệu chứng Lượng ga điều hòa Kiểm tra

Nhìn thấy bọt khí Không đủ ga

Kiểm tra tình trạng rò rỉ ga điều hòa và sửa chữa nếu cần

Bổ sung ga điều hòa đến khi bọt khí biến mất

Không nhìn thấy bóng khí

Hết, không đủ hoặc quá nhiều Dùng đồng hồ đo áp suất

Không có sự chênh lệch nhiệt độ giữa Hết ga hoặc gần hết Kiểm tra rò rỉ ga bằng máy phát hiện rò khí và sửa chữa nếu cần đầu ra và đầu vào của máy nén

Hút chân không và bổ sung ga điều hòa cho đến khi bọt khí biến mất

Có sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa đầu vào và đầu ra của máy nén

Lượng ga đủ hoặc quá nhiều Dùng đồng hồ đo áp suất

Ngay sau khi tắt công tắc điều hòa tắt OFF, ga trở nên trong

Xả ra và nạp lại ga điều hòa

Xả khí và cấp đủ lượng ga sạch

Ngay sau khi tắt điều hòa OFF, ga sẽ tạo bọt và sau đó trở nên trong Đủ -

Có thể phát hiện xì hở môi chất lạnh bằng cách quan sát đường ống dẫn ga Ống cao áp dẫn ga dạng lỏng có áp suất cao và nhiệt độ cao đến van tiết lưu nên bề mặt của ống cao áp luôn khô và nóng Ống hạ áp dẫn ga dạng hơi có áp suất thấp và nhiệt độ thấp từ giàn lạnh trở về máy nén nên có một lượng hơi nước trong không khí ngưng tụ và bám trên bề mặt ống

Nếu hệ thống vẫn hoạt động tốt và chất lỏng bám trên ống hạ áp là nước thì là điều bình thường Còn nếu chất lỏng bám trên ống hạ áp có dầu, thì có thể hệ thống đã bị xì hở ga

Hình 3.25 Kiểm tra đường ống dẫn ga

Ngoài ra có thể kiểm tra bằng cách lắng nghe các bộ phận hoạt động:

- Lượng khí thổi yếu: kiểm tra tắc nghẽn bụi bẩn trong bộ lọc gió

- Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén: kiểm tra bulông bắt nén khí và kiểm tra giá đỡ

- Nghe tiếng ồn bên trong máy nén: có thể do các chi tiết bên trong máy nén bị hỏng

- Nghe thấy tiếng ồn gần quạt gió: điều chỉnh quạt gió ở các tốc độ khác nhau nếu có tiếng ồn lạ hoặc sự quay của môtơ quạt không bình thường Cần phải tháo ra kiểm tra và thay thế nếu cần thiết

3.3.2 Kiểm tra áp suất trong hệ thống

Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa không khí:

1 Khóa kín hai của van đồng hồ cả phía áp suất cao và phía áp suất thấp Lắp đồng hồ đo áp suất theo đúng kỹ thuật và đúng vị trí vào hệ thống

2 Cho hệ thống vận hành

3 Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cool”

4 Công tắc quạt gió đặt ở vị trí HI

5 Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế

6 Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điều hòa không khí trên xe mà kết quả kiểm tra áp suất có thể có nhiều giá trị khác nhau nhiệt độ môi trường cần được lưu ý đến trong quá trình đo kiểm áp suất

Hình 3.26 Máy sạc ga, nén khí và hút chân không

Các hư hỏng của hệ thống và cách sửa chữa

Sau khi đo kiểm và biết được áp suất của hệ thống, tiến hành sửa chữa nếu hệ thống hoạt động không bình thường Đối với hệ thống điều hòa không khí trên ô tô thì việc hư hỏng và sửa chữa là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng lâu hoặc do sự cố bất ngờ

Dưới đây là một số hư hỏng thường gặp và biện pháp sửa chữa khắc phục:

Bảng 3.3 Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp sửa chữa của hệ thống

Hiện tượng Áp suất Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp

Thiếu môi chất, rò rỉ ga

Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa và nạp thêm môi chất lạnh

Hệ thống thừa ga hay tản nhiệt giàn nóng không tốt Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp

Thừa môi chất, tản nhiệt giàn nóng kém Điều chỉnh đúng lượng môi chất, vệ sinh giàn nóng, kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt…)

Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh

Hệ thống hoạt động bình thường, sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không

Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh

Thay lọc ga, hút chân không triệt để trước khi nạp ga

Sụt áp trong máy nén Áp suất phía áp thấp cao, phía cao áp thấp

Hư máy nén Kiểm tra sửa chữa máy nén

Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh Áp suất ở phần áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức

Bụi bẩn hoặc hơi ẩm gây tắc nghẽn, đóng băng tại van tiết lưu, van EPR hoặc các lỗ khác hoặc rò rỉ ga ở

Phân loại nguyên nhân gây tắc và thay thế các bộ phận, chi tiết gây ra tắc nghẽn, hút chân không hệ thống thanh cảm nhận nhiệt

Khí lọt vào hệ thống Áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều cao

Hút chân không không triệt để, rò rỉ trên các đường ống dẫn

Kiểm tra các đường ống dẫn, hút chân không triệt để trước khi nạp ga

Van tiết lưu mở quá lớn Áp suất phần áp suất thấp tăng Áp suất ở phần cao áp hầu như không đổi

Hỏng van tiết lưu hoặc điều chỉnh không đúng

Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt.

Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Mục đích và yêu cầu của việc thiết kế mô hình

4.1.1 Mục đích của việc thiết kế mô hình

Việc thiết kế mô hình sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chế tạo, lắp ráp các linh kiện dễ dàng hơn:

- Giúp chúng ta có thể tìm hiểu thực tế về hệ thống điều hòa trước khi ra làm thực tế

- Giúp cho việc thực hiện một số bài thực hành trên hệ thống điều hòa không khí trang bị trên ô tô một cách dễ dàng

- Giúp thực hiện các phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên hệ thống điều hòa không khí ô tô

- Tiến hành thực hiện một số thực nghiệm trên mô hình, từ đó giúp sinh viên có những nhận xét, đánh giá và giải thích giúp củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản

- Mô hình chi tiết về hệ thống điều hòa kết hợp với tài liệu giảng dạy chuyên môn là tài liệu có ích cho sinh viên trong quá trình học tập

4.1.2 Yêu cầu của việc thiết kế mô hình

- Mô hình phải đúng với đề tài đăng ký

- Mô hình phải có kết cấu chắc chắn, làm việc ổn định

- Mô hình phải có các công tắc điều chỉnh hoạt động ở các chế độ khác nhau giúp cho việc nghiên cứu, học tập sinh động và dễ hiểu hơn

- Mô hình được thiết kế phải mang tính khoa học, sáng tạo và thẩm mỹ phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập.

Lựa chọn phương án thiết kế, phần mềm thiết kế

4.2.1.1 Phương án 1: Các thiết bị bố trí phía dưới, bảng điều khiển nằm đứng phía trên

Cách bố trí này thuận tiện cho việc quan sát mô hình hoạt động cũng như việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, nguyên lý làm lạnh, bảo dưỡng sửa chữa khắc phục sự cố, đồng thời có thể xác định được áp suất của đầu đẩy và đầu hút Môtơ được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống

Hình 4.1 Thiết kế mô hình theo phương án 1

Môtơ được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống

Tuy nhiên, kết cấu này khó bố trí truyền động giữa máy nén và môtơ dẫn động Với cách bố trí này là khoảng cách các chi tiết và máy nén là xa nên tốn kém chi phí đường dây thấp và cao áp, đồng thời lượng ga và dầu nạp vào cũng lớn hơn

4.2.1.2 Phương án 2: Các thiết bị bố trí phía dưới, bảng điều khiển nằm nghiêng phía trên

Môtơ và máy nén được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống và giúp dễ dàng di chuyển mô hình

Hình 4.2 Thiết kế mô hình theo phương án 2

Cách bố trí này dễ dàng cho việc quan sát các chi tiết và nguyên lý hoạt động do có khoảng trống lớn giữa các chi tiết, giúp cho việc sửa chữa một cách dễ dàng và dễ lắp đặt bộ đồng hồ đo áp suất Khoảng cách các chi tiết và máy nén là gần nên đỡ tốn kém chi phí đường dây thấp và cao áp, đồng thời lượng ga và dầu nạp vào cũng ít hơn

4.2.1.3 Phương án thiết kế lựa chọn

Kết cấu mô hình dạng hình hộp chữ nhật chia làm ba phần:

- Phần mặt trên mô hình thiết kế bảng điều khiển

- Phía giữa mô hình lắp giàn lạnh

- Phía dưới lắp môtơ dẫn động máy nén và giàn nóng được lắp đặt phía mặt bên

Cách bố trí này phải vừa tiện cho việc quan sát các bộ phận của hệ thống và quan sát bảng điều khiển Khoảng cách các chi tiết và máy nén là gần

Kết luận: Sau khi đưa ra hai phương án và phân tích ưu nhược điểm của chúng

Ta thấy Phương án 2 phù hợp nhất Nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, dễ vận chuyển, thuận tiện cho việc bố trí và quan sát mô hình

4.2.2.1 Phần mềm thiết kế cơ khí

Về cơ khí sử dụng phần mềm Catia V5 để vẽ mô phỏng 3D mô hình dựa trên các thông số tính toán từ trước

Hình 4.3 Giao diện phần mềm Catia V5

Về cơ khí sử dụng phần mềm Catia V5 để vẽ mô phỏng 3D mô hình dựa trên các thông số tính toán từ trước

- Phù hợp với thiết kế 3D các chi tiết một cách hoàn hảo

- Có đầy đủ các chức năng và mô đun dùng trong kỹ thuật như: thiết kế, gia công, kim loại tấm, thiết kế mặt, thiết kế cao cấp, mô đun hàn, phân tích mô phỏng,

- Cung cấp các công cụ mô phỏng giúp hoàn thiện bản vẽ thiết kế chất lượng cao

- Thiết kế lắp ghép giúp tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh

- Có thể tạo bản vẽ 2D cho mô hình, tiện cho việc quan sát thiết kế

- Giao diện trực quan, dễ dàng làm quen với người mới

- Phần mềm phải trả phí, khó phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên

4.2.2.2 Phần mềm thiết kế hệ thống điện

Về mạch điện sử dụng phần mềm AutoCad để vẽ 2D sơ đồ mạch điện của hệ thống

Hình 4.4 Giao diện phần mềm AutoCad

- Có thể dùng tài khoản email của sinh viên để tải về

- Không yêu cầu cấu hình máy tính quá cao

- Giao diện phần mềm đơn giản, dễ dàng thao tác các lệnh vẽ

- Các lệnh vẽ phù hợp với việc thiết kế sơ đồ mạch điện và vẽ các hình chiếu của bản vẽ cơ khí

- Xuất bản vẽ 2D một cách dễ dàng và nhanh chóng

- Định dạng các tệp có thể nhập hoặc xuất bị hạn chế

- Không tự động thống kê các thành phần trong bản vẽ.

Thiết kế chế tạo mô hình

4.3.1 Tính toán, thiết kế mô hình cơ khí

Kích thước của khung chứa các thiết bị:

- Chiều cao: 145 cm (cả bảng tên mô hình 45 cm)

4.3.1.1 Xây dựng bản vẽ mô hình 3D

Dựa vào các nghiên cứu, quan sát và vẽ demo bằng tay trên giấy

- Xây dựng hình ảnh 3D và xuất các mặt 2D của mô hình hệ thống điều hòa không khí

- Ban đầu tạo khung xương mô hình bằng lệnh Line trong môi trường Generative Shape Design Sau đó vào môi trường Structure Design và sử dụng lệnh Shape để vẽ các thanh sắt hộp và sắt chữ V cho khung mô hình

Hình 4.5 Thiết kế khung mô hình trên Catia V5

- Dùng các lệnh trên ta có một mô hình 3D trong Catia V5 giống như mô hình thực tế bên ngoài với các thông số kích thước đã tính từ trước

- Dùng các lệnh tạo khối trong môi trường Part Design để vẽ các chi tiết và bộ phận của mô hình

- Sau đó vào môi trường Assembly Design để lắp ráp các bộ phận lại tạo thành một mô hình hoàn chỉnh

Hình 4.6 Mô hình nhìn từ phía trước

- Đối với bảng điện điều khiển hệ thống, vào môi trường Part Design và sử dụng các lệnh như Pad, Pocket… để tạo khối, mô phỏng các linh kiện điện trên bảng điện điều khiển

Hình 4.7 Bảng điện điều khiển hệ thống nhìn từ trên xuống

Hình 4.8 Hình ảnh mô phỏng mô hình sau khi hoàn thành

Sử dụng các lệnh ràng buộc trong môi trường Assembly để ghép các bộ phận lại với nhau tạo thành một bản vẽ mô hình hoàn chỉnh

4.3.1.2 Xây dựng bản vẽ mô hình 2D bằng phần mềm AutoCad

Bản vẽ mô hình 2D với 3 hình chiếu giúp dễ hình dung và tính toán các vị trí của các bộ phận với nhau

Hình 4.9 Hình chiếu đứng của mô hình

Hình chiếu đứng của mô hình bằng cách nhìn trực diện cho thấy cách bố trí động cơ, máy nén, lọc ga và các ống dẫn ga của hệ thống

Hình 4.10 Hình chiếu bằng của mô hình

Hình chiếu bằng của mô hình với góc nhìn từ trên xuống đáy cho thấy các kích thước và khoảng cách của động cơ và máy nén so với khung mô hình

Hình 4.11 Hình chiếu cạnh của mô hình

Hình chiếu cạnh của mô hình với góc nhìn từ bên trái qua bản cho thấy cách bố trí và kích thước của giàn nóng và quạt giàn nóng

4.3.2 Thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình

Mạch điện của mô hình sử dụng theo nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điều hòa không khí thực tế trên ô tô

Do sử dụng thiết bị điện thay thế nên sơ đồ mạch điện thể hiện các chân linh kiện của chúng được kết nối với nhau

Hình 4.12 Sơ đồ mạch điện tổng quan của hệ thống

Do mô hình sử dụng các linh kiện trên ô tô nên dùng bộ nguồn tổ ong chuyển đổi điện xoay chiều 220V thành điện một chiều 12V để phù hợp với các linh kiện trong hệ thống

Khi động cơ điện (môtơ) hoạt động, bật công tắc quạt gió giàn lạnh ở chế độ bất kì, bật công tắc A/C, cuộn dây rơle điều hòa được nối mass làm đóng tiếp điểm cấp điện đến ly hợp từ máy nén và quạt tản nhiệt giàn nóng Khi đó hệ thống điều hòa bắt đầu làm việc Nếu như một trong các thiết bị không hoạt động như quạt giàn lạnh, công tắc A/C hoặc môtơ điện thì máy nén sẽ không hoạt động

Khi mở công tắc nguồn thì có thể bật quạt gió giàn lạnh mà không cần bật công tắc A/C để làm lạnh như trên ô tô thực tế.

Thi công sản phẩm và chạy thử nghiệm mô hình

4.4.1.1 Chuẩn bị vật tư trang thiết bị

Từ nội dung đã tính toán và thiết kế, để thi công mô hình một cách thuận lợi, cần phải lên danh sách chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ cần dùng đến

Bảng 4.1 Các dụng cụ và thiết bị cần thiết cần chuẩn bị

STT TÊN LINH KIỆN ĐƠN VỊ

5 Sắt V3, hộp, dẹt, V lỗ Mét 12 + 1.4 + 1.1+ 3

6 Sơn màu xanh, màu bạc Hộp 1 + 1

12 Bu lông và đai ốc 13 Cái 8

17 Kìm tuốt dây điện Cái 1

18 Kéo cắt giấy, dao Cái 1

19 Băng keo trắng + đen Cái 1 + 1

22 Bộ điều khiển nhiệt độ W3230 Cái 1

29 Giàn lạnh 405 12V, tích hợp quạt lồng sóc, van tiết lưu Cái 1

30 Bộ nguồn tổ ong AC-DC 12V Cái 1

31 Đèn báo pha màu đỏ và xanh 220V và

32 Tua vít, mỏ lết, dây curoa, … nhiều đồ cần thiết khác a Máy nén

Sử dụng máy nén SE508 bản 12V 2A, có 5 Piston, 130 cm 3 , 1.5 HP, tốc độ tối đa

6000 - 7000 vòng/phút Hãng: Sanden, môi chất: R134a

Hình 4.13 Máy nén Sanden 508 b Môtơ điện

Ta có: Máy nén P = 1.5 HP = 1491.2 W Tốc độ tối đa khoảng 6000 - 7000 vòng/phút Cho nên chọn động cơ điện 1 pha 2HP/1.5 KW, thay thế động cơ ô tô giúp hệ thống điều hòa hoạt động nhờ liên kết với dây curoa bằng đầu puly động cơ

Hình 4.14 Môtơ điện 220V – 2HP c Bộ nguồn tổ ong

Chức năng chuyển điện áp 110/220VAC thành 12VDC Sử dụng để lắp đặt các thiết cần sử dụng nguồn điện một chiều 12V thay thế cho ắc quy trên ô tô

Hình 4.15 Nguồn tổ ong 12V d Bộ điều khiển A/C

Bộ điều khiển A/C gồm đầy đủ các công tắc và nút bấm giúp điều khiển được các chế độ khi sử dụng hệ thống Do mô hình còn đơn giản nên chỉ cần sử dụng công tắc điều khiển quạt gió và công tắc A/C

Hình 4.16 Bộ công tắc điều khiển A/C e Bộ điều khiển nhiệt độ

Dùng để điều khiển nhiệt độ tại cửa gió của giàn lạnh bằng cách cảm nhận nhiệt độ qua một đầu dò được gắn ở cửa gió Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đã cài đặt thì bộ điều khiển thực hiện việc ngắt dòng đến ly hợp từ máy nén giúp cho nhiệt độ luôn duy trì ổn định tại cửa gió của giàn lạnh

Nhiệt độ được điều chỉnh tùy theo nhu của người sử dụng Ngoài ra, bộ điều khiển nhiệt độ còn có thể điều khiển được thời gian sử dụng hệ thống

Hình 4.17 Bộ điều khiển nhiệt độ W3230

4.4.1.2 Lắp ráp, xây dựng mô hình

Tiến hành lắp ráp, xây dựng mô hình điều hòa không khí trên ô tô sau khi đầy đủ các thiết bị dụng cụ a Phần cơ khí

Từ nội dung đã được tính toán để thiết kế mô hình, ta tiến hành thi công mô hình

Bước 1: Đo sắt bằng thước dây theo số đo trong bản vẽ Tiến hành cắt Sau khi cắt xong ta tiến hành hàn các thanh sắt lại với nhau bằng máy hàn Dùng thước ke vuông để căn các góc cho đều

Hình 4.18 Hàn khung mô hình

Bước 2: Dựng khung mô hình và tiến hành lắp ráp các thiết bị có trong hệ thống lên khung Lắp đặt giàn lạnh (van tiết lưu, quạt lồng sóc) phía trên mô hình để không khí thổi ra phía trước Lắp đặt giàn nóng và quạt giàn nóng ở cạnh bên của khung bằng vít sắt và bulông đai ốc

Hình 4.19 Lắp các thiết bị lên khung mô hình

Bước 3: Lắp các thiết bị còn lại vào hệ thống như dây curoa, ống dẫn ga, lọc ga Đối với lọc ga cần phải lắp đúng chiều IN và OUT

Hình 4.20 Lắp dây curoa, lọc ga và ống dẫn ga

Bước 4: Lắp bảng điều khiển và bảng tên vào trên mô hình Sơn khung mô hình và hoàn thiện

Hình 4.21 Mô hình sau khi hoàn thiện b Phần mạch điện

Các thiết bị điều khiển A/C, bộ điều khiển nhiệt độ đều là các thiết bị dễ tìm mua tại các cửa hàng điện và phụ tùng ô tô Sau khi tính toán, thiết kế mạch điện, tiến hành thực hiện gia công mạch điện và tiến hành thi công

Thực hiện khoan lỗ, lắp đặt các linh kiện theo vị trí đã thiết kế

Hình 4.22 Bố trí linh kiện mạch điện trên mô hình

Sử dụng băng keo đen để bọc lại các mối nối dây điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giúp tăng tính thẩm mĩ

Hình 4.23 Bố trí mạch điện mô hình mặt phía dưới

4.4.2.1 Hút chân không, nạp ga

- Môi chất lạnh sử dụng cho hệ thống là R134a

- Sử dụng dầu máy nén ND_OIL 8 của Denso

- Sử dụng máy hút chân không a Hút chân không

Hình 4.24 Hút chân không hệ thống

Gắn đồng hồ máy hút chân không vào hệ thống, sau đó tiến hành như sau:

- Xả hết môi chất trong hệ thống

- Mở hết các van cao áp, thấp áp

- Tiến hành hút chân không

- Hút chân không khoảng 20 phút đến khi áp suất đạt từ 30 inHg dưới không là đạt Tuy nhiên áp suất đạt cần hút thêm 5 phút, sau đó khóa van đồng hồ trước rồi mới dừng máy nén

- Sau đó nạp khoảng 15 ml nhớt lạnh vào để bôi trơn máy nén b Nạp ga

Hình 4.25 Quy trình nạp ga hệ thống

Các bước tiến hành như sau:

- Kiểm tra sơ bộ các vị trí nối ống, nếu lỏng thì siết lại

- Khóa các van cao áp và thấp áp, dừng máy hút chân không, tháo máy hút chân không, gắn ống đồng hồ vào ngõ nạp và với bình ga như hình

- Đuổi khí đường ống (gắn lỏng ống dây ở phía đồng hồ, mở nhẹ ga đuổi khí rồi sau đó siết chặt lại)

Thử kín: Mở van áp thấp trên đồng hồ nạp, nạp vào khoảng 200 g, khóa lại và thực hiện thử kín, thời gian là 10 phút nếu áp không giảm là tốt (lưu ý: không úp ngược bình ga khi nạp)

Nạp ga: Sau khi thử kín, tiến hành nạp ga cho đến khi đủ ga (máy nén ký hiệu 10PA15 nạp 870 + 50 g) Thường thì áp suất đạt 2 kgf/cm 2 cho động cơ quay 1300-1500 vòng/phút Để quạt chạy ở vận tốc cao nhất áp suất như sau:

- Áp suất cao khoảng 14 – 17 kgf/cm 2 (199 – 242 Psi)

- Nhận biết: Kim hiển thị đến 250 trên đồng hồ áp cao là được

- Áp suất thấp khoảng 1.3 – 2.5 kgf/cm 2 (18 – 36 Psi)

- Nhận biết: Kim hiển thị đến 25 – 30 trên đồng hồ áp cao là được

- Quan sát mắt ga: Cho máy chạy ở tốc độ 1500 vòng/phút, áp suất cao 17 kgf/cm 2 Nhiệt độ khoảng 35°C quan sát và đánh giá theo dấu hiệu

4.4.2.2 Chạy thử nghiệm mô hình

Hình 4.26 Chạy thử nghiệm mô hình

Sau khi nạp ga cho mô hình, tiến hành cấp nguồn và chạy thử

- Kiểm tra mạch điện hoạt động ổn định

- Kiểm tra các công tắc, núm điều khiển

- Kiểm tra hoạt động của bộ điều chỉnh nhiệt độ điều khiển ly hợp từ

- Kiểm tra hoạt động của quạt dàn nóng, quạt dàn lạnh, môtơ, máy nén

Sau khi kiểm tra hoạt động của các thiết bị, tiến hành tinh chỉnh những sai sót Chạy lại nhiều lần để xác định hệ thống đã chạy ổn định.

Ngày đăng: 06/02/2024, 20:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN