Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn xác định đề tài có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu trên là chính xác, không sao chép bất cứ luận văn nào Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất
cứ một luận văn nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Hòa Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2023
Tác giả
Hoàng Ngọc Mỹ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các giảng viên, chuyên viên, cán bộ quản lý tại Trường Đại học Hòa Bình, những người đã trực tiếp giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu viết đề tài luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Tuyến - Trưởng Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
ngành Luật Kinh tế với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên, phối hợp cộng tác của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các đồng nghiệp và gia đình, người thân, bạn bè đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, động viên, tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Tác giả
Hoàng Ngọc Mỹ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢNVỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠIVÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm củahợp đồng trong hoạt động thương mại và vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại 6
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 9
1.2 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 12
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 12
1.2.2.Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 15
1.2.3 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 19
1.2.4 Vấn đề áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngtrong hoạt động thương mại và các chế tài khác đối với bên vi phạm 22
1.3 Cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 23
Kết luận chương 1 28
Trang 4Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM 29 2.1 Thực trạng quy định về chủ thểtham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 29 2.1.1 Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 29 2.1.2 Các quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 33 2.2.Thực trạng quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 38 2.2.1.Quy định về căn cứ là “hành vi vi phạm hợp đồng” 38 2.2.2 Quy định về căn cứ là “thiệt hại thực tế” xảy ra 43 2.2.3 Quy định về căn cứ là “mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế” 49 2.2.4 Quy định về căn cứ là yếu tố “lỗi” của bên vi phạm hợp đồng 51 2.3 Thực trạng quy định về phương thức, nguyên tắc xác định thiệt hại được bồi thườngvà việc xác định thiệt hại được bồi thường trong các trường hợp đặc thù 53 2.3.1 Quy định về phương thức xác định thiệt hại được bồi thường 53 2.3.2.Quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại được bồi thường 56 2.3.3 Quy định về việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp đặc thù 58 2.4 Thực trạng quy định về thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 61 2.4.1 Quy định về thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 61 2.4.2 Quy định về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 62 Kết luận chương 2 70
Trang 5Chương 3.NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
3.1 Những tồn tại, hạn chế trongthực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại 71
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay 76
Kết luận chương 3 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hành trình đổi mới nền kinh tế tronghơn 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có vai trò quan trọng của khung pháp lý nói chung và chế định hợp đồng nói riêng đã và đang được hình thành, hoàn thiện để làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Cùng với nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật các quốc gia cũng đã ghi nhận rất rõ ràng các loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với bên vi phạm hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại – với tư cách là một biện pháp chế tài đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng
Trong hoạt động thương mại, vi phạm hợp đồng vốn dĩ không phải là chuyện hiếm và do đó vấn đề truy cứu trách nhiệm bồi thường đối với bên vi phạm hợp đồng cũng phải được đặt ra để từ đó đảm bảo kỷ luật hợp đồng, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng Nhìn lại lịch
sử nền pháp chế thương mại trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại không phải là vấn đề mới mà thực tế đã được các nhà làm luật trên thế giới đặt
ra từ rất sớm
Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vị phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại không phải lần đầu tiên xuất hiện trong Luật Thương mại năm 2005, mà nó đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật trước đó như Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại năm 1997 Trải qua quá trình phát triển, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại đã ngày càng hoàn thiện và được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn Việt Nam Tuy nhiên, sau hơn 10 năm áp dụng,Luật Thương mại năm 2005 nói chung và các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng trong đạo luật này đã bộc lộ nhiều bất cập,hạn chế cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với lý luận và thực tiễn
Điều này thể hiện ở chỗ, vẫn còn những quan điểm tranh luận khác nhau về các vấn đề như:có nên quy định riêng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại hay không, khi các bên đã thỏa thuận về mức bồi thường? Khi thực hiện
Trang 7nghĩa vụ hạn chế tổn thất, bên vi phạm hợp đồng có quyền giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại hay không? Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại chứng minh được mình không biết hoặc biết nhưng không có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất thì giải quyết như thế nào? Việc khống chế mức phạt vi phạm mà các bên được quyền thỏa thuận không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, nhằm hạn chế bất lợi cho bên yếu thế trong hợp đồng và bảo đảm dung hòa lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, song điều đó có đi ngược với bản chất quy định vừa áp dụng phạt vi phạm hợp đồng vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại? Rõ ràng, cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể có liên quan về yếu tố “lỗi” trong cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thống nhất trong việc áp dụng luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp? Tóm lại, chính những điểm bất cập nêu trên trong quy định của Luật thương mại 2005 và những ý kiến khác nhau được đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp của các chủ thể có thẩm quyền Thực tế này cho thấy, việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật thương mại nói chung, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạinói riêng là đòi hỏi bức thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các quan hệ thương mại, đặc biệt là các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng
đa dạng, phức tạp, thì những bất cập trên trở thành rào cản cho sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới
Từ thực tế nêu trên,học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay”để làm luận văn thạc sĩ của mình, với hy vọng sẽ góp
phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay
Trang 82 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình công bố ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, trong đó có các luận văn thạc sĩ luật học
Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
- Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga với tiêu đề:“Về việc áp dụng chế
tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại”đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 09, tr.25-
27 (2006) Bài viết đã phân tích một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hạitrong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại;
- Bài viết củatác giả Nguyễn Thị Khế với tiêu đề: “Một số ý kiến liên quan
đến các quy định về chế tài trong thương mại theo quy định của Luật Thương mại”,
đăng trênTạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1, tr.43-46 (năm 2008);
- Bài viếtcủa tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh với tiêu đề: “Chế tài bồi
thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT”, đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 22 (năm 2009)1 Bài viết đã so sánh các quy định của Luật thương mại năm 2005
và quy định của CISG và UPICC, theo đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế tài bồi thường thiệt hại để bảo đảm sự tương thích với Luật thương mại quốc tế;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Quách Thúy Quỳnh, bảo vệ tạiTrường Đại học Luật Hà Nội(2005), với đề tài:“Pháp luật về bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, bảo vệ tạiTrường Đại học Luật Hà Nội (2013), với đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”;
-Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Ngô Mạnh Hùng,Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), với đề tài:“Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
1 Nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/12/10/4102-2/ (truy cập ngày 20/4/2022)
Trang 9đồng trong hoạt động thương mại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”;
-Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng bảo vệ tạiTrường Đại học Luật Hà Nội (2018), với đề tài:“Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”
Có thể nhận thấy, các công trình đã công bố nêu trên đã giải quyết nhiều vấn
đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Đây là những nguồn tư liệu quý giá để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa và phát triển khi thực hiện đề tài trong bối cảnhcác hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây, khi tình hình dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ hơnnhững vấn đề lý luận
và thực tiễn pháp lý vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn xác định đề tài
có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại;
- Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại trên cơ sở có sự đối sánh với các quy định tương ứng của pháp luật quốc tế và/hoặc pháp luật của một số quốc gia trên thế giới;
-Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được tác giả luận văn xác định bao
Trang 10gồm:Các quan điểm, học thuyết, lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại;các số liệu,
vụ việc, tình huống có tính thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tàiđược xác định bao gồm: a) Về nội dung
nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; b) Về phạm vi không gian và thời gian thực hiện nghiên cứu:Luận văn nghiên cứu vấn đề lý thuyết và thực tiễn vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại theo bối cảnh khung pháp luật hiện hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2017 cho đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củahọc thuyết Mác-Lê nin về nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong khoa học xã hội và nhân văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp khảo sát, thống kê và dự báo…
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bảnvề trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại và pháp luật điều chỉnh
Chương 2:Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Chương 3: Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại và một số kiến nghị
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢNVỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
và vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
Để làm rõ bản chất của hợp đồng trong hoạt động thương mại, trước hết cần làm rõ khái niệm hoạt động thương mại là gì?
Trong khoa học pháp lý, hoạt động thương mại được biết đến như là mọi hoạt độngnhằm mục đích sinh lợicủa chủ thể là tổ chức, cá nhân diễn ra trên thị trường Trên thực tế, hoạt động thương mạithường được giải thích như là một thuật ngữ đồng nghĩa với thuật ngữ“hoạt động kinh doanh”, theo đó “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”2
Trong pháp luật thực định, nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại tại Luật thương mại 2005 như sau:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” 3
Từ các định nghĩa nêu trên, có thể nhận thấy hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bởi các đạo luật khác ngoài Luật thương mại như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật các TCTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các Luật chuyên ngành khác
Trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, các chủ thể có liên quan phải ký kết và thực hiện các hợp đồng, ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa,
2 Xem: Khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020
3 Xem: Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005
Trang 12hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cấp tín dụng… Về bản chất, các hợp đồng này tuy có tên gọi khác nhau nhưng đều là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại
Xét về phương diện lý thuyết, hợp đồng trong hoạt động thương mại có những đặc điểm chung mang tính bản chất của tất cả các loại hợp đồng, nhưng cũng hàm chứa trong nó những đặc điểm riêng của các loại hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại
Thuật ngữ “hợp đồng” được giải nghĩa là “sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ”4
Có thể nhận thấy, hợp đồng là một trong các khái niệm đầu tiên của pháp luật tư nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, được hình thành ngay từ khi con người thực hiện những giao dịch đầu tiên Thuật ngữ hợp đồng còn được dùng để chỉ các quan hệ pháp luật phát sinh từ hợp đồng và để chỉ văn bản chứa đựng nội dung của hợp đồng Lúc đầu, hợp đồng có thể được thực hiện ngay sau khi các bên đạt được sự thỏa thuận, hoặc thậm chí là khi các bên bày tỏ sự thống nhất ý chí thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi – với ý nghĩa là hình thức thể hiện hợp đồng Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhu cầu trao đổi, nhất là từ khi giới thương gia xuất hiện, việc thực hiện hợp đồng dần dần tách khỏi thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận, và hợp đồng dưới hình thức văn bản cũng bắt đầu xuất hiện Để chống lại sự gian dối, lật lọng trong quá trình giao dịch, hình thức văn bản hợp đồng có chứng thực, chứng nhận của các chủ thể có thẩm quyền cũng dần được hình thành, và được xem là một trong những biện pháp để kiểm soát quá trình thực hiện giao dịch
Ở Việt Nam, trải qua hơn 30 năm vớiba lần soạn thảo và ban hành ba Bộ luật dân sự khác nhau (Bộ luật dân sự 1995; Bộ luật dân sự 2005; Bộ luật dân sự 2015), khái niệm hợp đồng luôn có sự kế thừa và gần như không có sự thay đổi về bản chất, mà có chăng chỉ là sự thay đổi nhỏ về nội hàm của khái niệm hợp đồng trong
Bộ luật Dân sựnăm 2015 khi Bộ luật này đã lược bỏ hai từ “dân sự”5 Có thể cho rằng, việc lược bỏ hai từ “dân sự” khỏi khái niệm hợp đồng trong Bộ luật Dân sựnăm 2015 không làm thay đổi bản chất của hợp đồng, mà chỉ nhằm khẳng định
4Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp – Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội, tr.388-389
5 Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Trang 13rằng, Bộ luật Dân sự là luật gốc, có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ là các quan
hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự thuần tuý, mà còn bao gồm những hợp đồng hình thành trong nhiều lĩnh vực khác như thương mại, đầu tư, đất đai, lao động, tài chính, ngân hàng Quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng thực chất là quyền và nghĩa vụ hình thành trong nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng đầu tư, hợp đồng lao động…
Thực tế cho thấy ở Việt Nam, ngoài khái niệm chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và các phiên bản trước đó, tùy từng lĩnh vực cụ thể, khái niệm hợp đồng lại được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng với lĩnh vực và phạm vi điều chỉnh, ví dụ như: Hợp đồng lao động được quy định trong
Bộ luật lao độn;hợp đồng xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng;các loại hợp đồng có tính chất thương mại được quy định trong Luật thương mại; hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai; hợp đồng tín dụng, hợp đồng cho thuê tài chính được quy định trong các văn bản pháp luật về tín dụng, ngân hàng; hợp đồng bảo hiểm được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm; hợp đồng đầu tư được quy định trong các luật về đầu tư Trong đời sống kinh tế, hoạt động kinh doanh, thương mại thường phát sinh các loại hợp đồng với những tên gọi khác nhau như: hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh hoặc hợp đồng kinh tế… và về nguyên tắc, các hợp đồng này đều có thể được định danh là “hợp đồng trong hoạt động thương mại”
Từ kết quả khảo cứu các văn bản pháp luật trong các thời kỳ, có thể thấy rằng không có một định nghĩa chung về hợp đồng trong hoạt động thương mại trong pháp luật thực định Việt Nam mà chỉ riêng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989
là văn bản duy nhất có ghi nhận khái niệm “hợp đồng kinh tế” – với tư cách là một loại hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Theo Pháp lệnh này,hợp đồng kinh tế được định nghĩa“là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”6.Sở dĩ có thể coi hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng trong hoạt động thương mại bởi lẽ, các đối tượng của hợp đồng kinh tế cũng
6 Xem: Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989
Trang 14có sự tương đồng với các đối tượng của hoạt động thương mại đã được ghi nhận trong Luật Thương mạinăm 2005
Từ sự phân tích trên đây về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại như sau:
Hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệthương mại nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt độngthương mại
Từ định nghĩa trên đây về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại,
có thể nhận thấy hợp đồng trong hoạt động thương mại có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất,chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại có
ít nhất một bên tham gia hợp đồng là chủ thể kinh doanh (có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân) Chủ thể này, về nguyên tắc được suy đoán là tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, bất luận trên thực tế hoạt động kinh doanh thương mại của chủ thể này có đem lại lợi nhuận cho họ hay không
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng trong hoạt động thương mại là những hàng
hóa, dịch vụ hoặc công việc có khả năng đem lại lợi nhuận cho người thực hiện hoạt động đó Những hàng hóa, dịch vụ, công việc này được chủ thể kinh doanh thương mại thực hiện hoặc tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có tính chuyên nghiệp
Thứ ba, luật áp dụng đối với các hợp đồng trong hoạt động thương mại
thường là các văn bản pháp luật về kinh doanh thương mại – với tư cách là luật chuyên ngành, ngoài các quy định chung về hợp đồng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự (2015) và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trên nguyên tắc, khi hợp đồng trong hoạt động thương mại được xác lập hợp pháp trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì sẽ được coi là “luật” đối với các bên giao kết và do đó
là căn cứ pháp lý để xác định mức độ tuân thủ hợp đồng của mỗi bên giao kết, đồng
Trang 15thời cũng là căn cứ pháp lý để xác định hành vi vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giao kết giữa các bên Nói cách khác, khi hợp đồng trong hoạt động thương mại đã phát sinh hiệu lực thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên giao kết và phải được chủ thể khác tôn trọng7
Trong trường hợp các điều khoản của hợp đồng trong hoạt động thương mại không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng bởi các bên vì bất cứ lý do gì, khi
đó nảy sinh vấn đề được gọi là “vi phạm hợp đồng” và chủ thể có hành vi vi phạm
sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là bị áp dụng các chế tài theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, ngoạitrừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm
Về phương diện lý thuyết, khái niệm “vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại” có thể được giải thích không hoàn toàn giống nhau trong khoa học pháp lý và trong pháp luật thực định
Trong khoa học pháp lý, khái niệm “vi phạm hợp đồng” nói chung và “vi
phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”nói riêng được quan niệm là hành vi bất hợp pháp, do một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng thực hiện thông qua hành
vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng và do đó phải chịu chế tài theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật
Trong pháp luật thực định, khái niệm “vi phạm hợp đồng trong hoạt động
thương mại” – dù không định danh chính xác như vậy, nhưngđã được nhà làm luật ghi nhận tại Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, với tiêu đề là “vi phạm
hợp đồng”, theo đó: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật thương mại” Ngoài ra, tại Khoản 13 Điều 3 của đạo
luật này, nhà làm luật còn đưa ra một định nghĩa khác, gọi là “vi phạm cơ bản”,
theo đó: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho
bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”
Từ sự phân tích như trên, có thể nhận thấy rằng các định nghĩa về vi phạm hợp đồng nói chung và vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng có
7 Xem: Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 16sự khác biệt nhất định về quan điểm tiếp cận giữa các nhà khoa học pháp lý với các nhà làm luật Sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ, nếu các nhà làm luật coi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, thì các nhà khoa học pháp lý lại cho rằng, vi phạm hợp đồng có bản chất là một hành vi bất hợp pháp, do các bên tham gia hợp đồng thực hiện bằng hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng (chứ không chỉ là hành vi không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng) Rõ ràng, quan điểm của các nhà làm luật thể hiện cách tiếp cận khái niệm vi phạm hợp đồng theo nghĩa hẹp (chỉ là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng), trong khi đó, quan điểm của các nhà nghiên cứu luật lại thể hiện cách tiếp cận khái niệm vi phạm hợp đồng theo nghĩa rộng (là hành vi vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, có nghĩa
là hành vi này có thể vi phạm các quyền cũng như các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng)
Từ kết quả phân tích trên đây về khái niệm “vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại” theo quan điểm của các nhà làm luật hay quan điểm của các nhà luật học, có thể nhận thấy dù khác nhau về cách tiếp cận nhưng tất cả các định nghĩa
về “vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”đều thống nhất với nhau ở một
số đặc trưng cơ bản sau đây của hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại:
Thứ nhất, vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hành vi trái pháp
luật (không phù hợp với pháp luật) mà nội dung cốt lõi là làm trái các điều khoản đã thỏa thuận/cam kết trong hợp đồng
Thứ hai, vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm hợp đồng là các bên tham gia giao kết hợp đồng Điều này là đương nhiên, bởi lẽ hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên giao kết, không có hiệu lực ràng buộc với bên thứ ba nên
vì thế, chủ thể vi phạm hợp đồng chỉ có thể là các bên tham gia giao kết hợp đồng
Thứ ba, vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có đối tượng vi phạm
chính là các điều khoản đã thỏa thuận/cam kết trong hợp đồng.Các điều khoản này
về nguyên tắc sẽ phản ánh quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng hoặc phản ánh những quyền, nghĩa vụđược pháp luật quy định trước, mặc dù các bên không thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ như nghĩa vụ bắt buộc bảo hành, bảo trì,
Trang 17bảo dưỡng hàng hóa, sản phẩm theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2011, Luật Nhà ở năm 2014…)
Thứ tư, vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hành vi vi phạm
của các bên tham gia hợp đồng được thực hiện trong khoảng thời gian hợp đồng đang có hiệu lực Điều này có nghĩa là, chỉ khi hợp đồng đang có hiệu lực thì mới tồn tại quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng và do đó các bên mới có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng cam kết, nếu không thực hiện thì bị coi là vi phạm hợp đồng
Thứ năm, vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể gây ra các
hậu quả bất lợi cho bên bị vi phạm Các hậu quả bất lợi này có thể kể đến như: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; bị phạt vi phạm hợp đồng; bị buộc phải bồi thường thiệt hại; bị khiếu nại hoặc bị khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài và do đó phải theo
vụ kiện cho đến khi được giải quyết xong… Một trong các hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại – đó chính là chế tài buộc bồi thương thiệt hại
1.2 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Không khó để nhận ra rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại vốn dĩ là chủ đềđã từng được nghiên cứu bởi nhiều học giả ở trong và ngoài nước Thực tế cho thấy, quan điểm của các nhà lập pháp ở các quốc gia theo truyền thống pháp luật dân sự (civil law) không hoàn toàn giống quan điểm của các nhà lập pháp ở các quốc gia theo truyền thống luật án lệ (common law) về bản chất củatrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại.Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản
thường gây tranh luận như: Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng trong hoạt động thương mại là một biện pháp chế tài có tính trừng phạt
hay có tính bù đắp?Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có dựa trên yếu tố lỗi hay không?Thứ ba, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ được xác định dựa trênnhững thiệt hại vật chất hay bao gồm cả những thiệt hại về tinh thần?
Trang 18Trong pháp luật thực định của nhiều nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam, để bảo đảm việc tuân thủ cam kết, thoả thuận đã có hiệu lực, ngoài việc quy định các nguyên tắc thoả thuận, trung thực, hợp tác thiện chí trong quá trình giao kết hợp đồng, nhà làm luật cũng ghi nhận nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ dân sự”8.Trong số các loại trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Xét về khía cạnh lý thuyết, cần thấy rằng khái niệm “bồi thường thiệt hại” không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm “trách nhiệm bồi thường thiệt hại” Điều này thể hiện ở chỗ, nếu bồi thường thiệt hại được xem là hành vicủa bên gây thiệt hại nhằmđền bù các thiệt hại đã xảy ra cho bên bị thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần được xem là một loại trách nhiệm pháp lý, theo đó bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường/đền bù các thiệt hại đã xảy ra cho bên bị thiệt hại Nói cách khác, bản thân cụm từ “bồi thường thiệt hại” không tự thể hiện
nó là một loại trách nhiệm pháp lý, vì nó không nhất thiết đòi hỏi người thực hiện việc bồi thường phải có hành vi gây thiệt hại cho người bị thiệt hại (ví dụ: A gây thiệt hại cho B nhưng có thể C là người thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho B – với tư cách là một hành vi dân sự của C) Trong khi đó, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, do có bản chất là trách nhiệm pháp lý nên nhất thiết phải có hành vi gây thiệt hại của một bên đối với bên kia và phải có mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại đã xảy ra, việc bồi thường
là nghĩa vụ đương nhiên của bên gây thiệt hại
Trên thực tế, pháp luật thương mại Việt Nam đã có ý phân biệt giữa hai thuật ngữ này,theo đó tại Điều 302 Luật thương mại 2005 nhà làm luật quy định về hành
vi “bồi thường thiệt hại”9, còn Điều 303của đạo luật này lại quy định về “trách nhiệm bồi thường thiệt hại” – với tư cách là một loại trách nhiệm pháp lý dành cho bên có hành vi gây thiệt hại
Trong khoa học pháp lý, có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề
8 Xem: Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
9 Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”
Trang 19nội hàm của khái niệm “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”
Theo tác giả Quách Thuý Quỳnh: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh là việc một bên trong hợp đồng phải bù đắp các tổn thất thực tế do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng của mình gây ra cho phía bên kia”10 Bằng cách mô tả việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, tác giả chỉ ra hậu quả pháp lý đối với bên vi phạm hợp đồng là phải bù đắp tổn thất cho bên bị vi phạm và nguyên nhân của việc áp dụng loại chế tài này là do bên vi phạm đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng Cũng theo hướng tiếp cận này, một số tác giả khác cho rằng: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là việc một bên trong hợp đồng phải bù đắp các tổn thất thực tế, trực tiếp do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng mà mình gây ra cho phía bên kia”11,12
Theo tác giả Bùi Thị Thanh Hằng: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”13 Trong định nghĩa này về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng, tác giả đã định danh cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là “biện pháp khắc phục hậu quả” của hành vi vi phạm hợp đồng Hơn thế nữa, tác giả này còn khẳng định: “Bản chất của các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng chính là các phương thức bảo vệ quyền phát sinh từ hợp đồng”14 Theo quan điểm bình luận của tác giả Đinh Văn Cường, rõ ràng cách tiếp cận bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dưới góc độ là một “biện pháp khắc phục hậu quả” có phần chưa thật sự thỏa đáng, bởi lẽ cách tiếp cận nàychưa chỉ ra sự khác biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng với các loại trách nhiệm pháp lý khác, đặc biệt là trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp
10Quách Thúy Quỳnh,Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đai học Luật Hà Nội (2005), tr.18
11 Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), tr.18
12 Ngô Mạnh Hùng, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đai học Luật Hà Nội (2015) tr.13-14
13 Bùi Thị Thanh Hằng, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tr.31
14 Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Tlđd, tr.30
Trang 20đồng đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và mặt khác, cách tiếp cận này dường như đã làm giảm nhẹ đi tính chất bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng so với bản chất vốn có của nó15
Từ các ý kiến phân tích, đánh giá ở trên, có thể cho rằng, để xây dựng được một khái niệm hoàn chỉnh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, cần phải thể hiện được những vấn đề cốt lõi như: khẳng địnhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạilà một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; nguyên nhân phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạilà hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; tính bắt buộc của trách nhiệmnày đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạilà nhằm khắc phục các tổn thất thực tế đã xảy ra cho bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng
Từ những phân tích trên cho thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạilà loại chế tài tài sản được hình thành khi hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên đối ước Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại hướng tới việc khắc phục hậu quả thiệt hại mà hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra cho bên bị thiệt hại Trên cơ sở đó, tác giả luận văn cho rằng có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là trách nhiệm dân sự, được áp dụng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật đối với bên vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhằm bù đắp những tổn thấtmà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại của bên vi phạm gây ra, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật
1.2.2.Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
15 Đinh Văn Cường, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), tr 51-55
Trang 21Khái niệm được phan tích và đưa ra trên đây về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạicho thấy loại trách nhiệm pháp
lý này có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt
động thương mạilà một loại trách nhiệm dân sự, hay còn gọi là chế tài về tài sản.Điều này thể hiện ở chỗ, mục đích chính của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạichính là nhằm khôi phục các tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi gây thiệt hại gây ra, mà các thiệt hại đó hầu như đều được xác định bằng giá trị cụ thể (giá trị có tính chất tài sản) Do đó, về nguyên tắc chỉ có thể dùng tài sản hoặc các nghĩa vụ có tính chất tài sản để bảo đảm thực hiện các quyền về tài sản Trên thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng có thể xâm phạm tới những lợi ích vật chất hoặc có thể xâm phạm đến những giá trị về tinh thần cho người bị thiệt hại Song thiệt hại được bồi thường
là bao nhiêu lại phụ thuộc vào khả năng chứng minh của người đưa ra yêu cầu bồi thường Đồng thời, cho dù đối tượng bị xâm phạm là các giá trị vật chất hay các giá trị tinh thần, thì “thiệt hại thực tế là thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu”16
Thứ hai,trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt
động thương mạichỉ phát sinh giữa các chủ thể của hợp đồng (chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại)
Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hạiphát sinh từ quan hệ hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạilà loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nên chỉ phát sinh giữa các chủ thể đã hoặc đang có quan hệ hợp đồng với nhau
Thứ ba, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mạiluôn là chủ thể đã có hành vi vi phạm hợp đồng và hành
vi đó đã gây ra hậu quả thiệt hại cho bên đối ước
Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạiso với trách nhiệm bồi thường
16Ngô Mạnh Hùng, Tlđd, tr.34-42
Trang 22thiệt hạingoài hợp đồng, bởi lẽ, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không nhất thiết chỉ áp dụng đối với người có hành vi gây thiệt hại, mà còn
có thể áp dụng đối với các chủ thể khác có liên quan
Thứ tư, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mạiluôn dựa trên cơ sở pháp lý ưu tiên là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Điều này thể hiện ở chỗ, việc có áp dụng trách nhiệm bồi thường hay không, bồi thường đến mức độ nào và phương thức bồi thường ra sao đều phải ưu tiên căn cứ vào các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Nếu không có thỏa thuận thì khi đó mới căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Thứ năm, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mạiluôn mang đến hậu quả bất lợi cho bên vi phạm.Điều này thể hiện ở chỗ,trong quan hệ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên có xu hướng đối lập nhau nhưng lại phụ thuộc vào nhau Nói cách khác, quyền của bên này chỉ được bảo đảm trên cơ sở hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ mà bên có quyền mới đạt được các lợi ích của mình Điều này có nghĩa rằng, lợi ích mà mỗi bên có được khi giao kết và thực hiện hợp đồng chính là do bên đối tác mang lại thông qua hành vi thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết
Thứ sáu,trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt
động thương mạiphát sinh không dựa trên yếu tố lỗi.Điều này đã được khẳng định
cụ thể trong Luật thương mại năm 2005, theo đó Điều 303 quy định: “Trừ các
trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có thiệt hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại” Đây là điểm đặc trưng cơ bản nhất của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạiso với trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng nói chung Sở dĩ nhà làm luật quy định như vậy là vì, trong hoạt động thương mại, do đặc thù của hoạt động này là sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên việc ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhà kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, trong đó có việc áp dụng
Trang 23chế tài buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà không cần xem xét đến yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng Nói cách khác, yếu tố lỗi chỉ được xem xét đến khi cần xác định các trường hợp “miễn trách nhiệm bồi thường” chứ không phải
là một căn cứ bắt buộc phải có để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại17
Thứ bảy,điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mại là không cần sự thỏa thuận trước
Điều này thể hiện ở chỗ, bên vi phạm hợp đồng luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, kể cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại Đây là điểm đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự Sở dĩ như vậy là bởi vì, theo khoản 2 Điều 307 Luật thương mại năm 2005quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm
có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác” Theo quy định này, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với phạt vi phạm hợp đồng ngay cả khi các bên không có thoả thuận về việc áp dụng đồng thời hai loại chế tài này Sở dĩ luật quy định như vậy là bởi vì, trong hoạt động thương mại, pháp luật cần can thiệp sâu hơn để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại nói riêng và lợi ích công nói chung, chứ không hoàn toàn dựa trên nguyên tắc ưu tiên sự thỏa thuận của các bên như trong các hợp đồng có tính chất dân sự thuần túy Do đó, khi đã có thoả thuận
về phạt vi phạm hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ đặt
ra khi các bên có thoả thuận về việc áp dụng đồng thời cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Thứ tám, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt
động thương mạikhông bao gồm thiệt hại về tinh thần(danh dự, uy tín)
Theo khoản 2 Điều 302 Luật thương mại năm 2005, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng, trong đó không bao gồm thiệt hại về danh dự, uy tín Điều này có nghĩa là thiệt hại về danh
17 Xem: Điều 294 Luật Thương mại năm 2005
Trang 24dự, uy tín của thương nhân không được bồi thường
1.2.3 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trong các quy định có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng là nội dung được nhiều người quan tâm nghiên cứu Có thể nhận thấy, bất chấp Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 đã minh định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các ý kiến tranh luận vẫn tập trung vào việc xác định những yếu tố nào là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trong số các căn cứ đó
có bao gồm yếu tố lỗi hay không?
Quan điểm thứ nhất cho rằng, có bốn điều kiện (yếu tố) làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạido vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, bao gồm: Hành vi vi phạm; thiệt hại xảy ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người vi phạm hợp đồng Theo cách tiếp cận này, lỗi được coi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Các học giả có xu hướng ủng hộ quan điểm này cho rằng, bên có quyền thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, sẽ đảm bảo thực hiện được quyền của mình, nghĩa là quyền của bên nàykhông thể thực hiện được nếu không có việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia (bên đối ước) Để ủng hộ quan điểm này, có tác giả đã khẳng định: “Pháp luật của các nước thuộc hệ thống Châu Âu lục địa và Việt Nam xem lỗi là một trong những điều kiện cơ bản của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và xuất phát từ nguyên tắc suy đoán có lỗi nên bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ mặc nhiên bị xem là có lỗi Nếu muốn không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thì bên vi phạm phải chứng minh rằng mình không có lỗi và nghĩa vụ không thực hiện được thuộc những trường hợp được miễn trừ lỗi”18
Quan điểm thứ hai cho rằng, có ba điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạido vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, đó là: Có hành vi
vi phạm hợp đồng;có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra Theo cách tiếp cận này, lỗi không phải là một trong các
18 Lê Thị Yến, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), tr.42
Trang 25điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại19
Tóm lại, có thể cho rằng sở dĩ có sự khác biệt giữa hai quan điểm trên đây là
do cách tiếp cận khác nhau giữa hai quan điểm, theo đó những học giả tiếp cận từ góc độ luật dân sự thì cho rằng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có 4 yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu
tố lỗi; còn những học giả tiếp cận từ góc độ luật thương mại lại cho rằng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ bao gồm 3 yếu tố, trong đó không bao gồm yếu tố lỗi
Theo quan điểm của tác giả luận văn, cần phải coi lỗi là một trong các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhưng không nhất thiết phải quy định trong luật rằng “lỗi” là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, bởi lẽ, nhà làm luật có thể áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi trong việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Thật vậy, trong bối cảnh khung pháp lý ở Việt Nam hiện nay, mặc dù Điều 303 Luật Thương mại 2005 có quy định rằng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ bao gồm 3 yếu tố nhưng trong các điều luật khác của đạo luật này,nhà làm luật cũng đã ngầm địnhtheo hướng chấp nhậnlỗi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại20 Sở dĩ như vậy là bởi vì, suy cho cùng, “nền tảng lý thuyết của trách nhiệm dân sự là sự quá thất Nếu một người gây ra một sự tổn hại mà không làm một điều
gì có thể coi là một quá thất21, tất nhiên sẽ không phải bồi thường tổn hại ấy, và nạn nhân phải chịu sự thiệt hại”22 Dựa trên triết lý của nguyên tắcnày, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại sẽ chỉ phát sinh khi người thực hiện hành vi vi phạm có lỗi,nghĩa là cần bốn điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, đó là: có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi phạm hợp đồng; có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
19 Hoàng Thị Lan Phương (2014), Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.16
20 Xem: Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005
21 Quá thất là một thuật ngữ Hán Việt, theo Từ điển Hán Việt online thì nghĩa là “điều lầm lỗi” Dẫn bởi nguồn:https://hvdic.thivien.net/hv/quá%20thất, truy cập ngày 23/4/2022
22 Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo (quyển II – Nghĩa vụ và khế ước), Nxb Sài Gòn, tr.489
Trang 26xảy ra Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lỗi là một yếu tố mang tính chất “ngầm định” và ít được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả tronghệ thống pháp luật quốc tế cũng vậy.Thuật ngữ “lỗi” hầu như không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà thay vào đó là việc sử dụng khái niệm “vi phạm” để thay thế Trong ghi nhận từ Cộng đồng châu Âu và quốc tế, thuật ngữ lỗi chỉ xuất hiện trong những trường hợp hiếm gặp Các văn bản quốc tế của Cộng đồng châu Âu thường dùng thuật ngữ vi phạm, thực hiện không đúng hay không thực hiện nhiều hơn là “lỗi”23
Như vậy, vấn đề có nhất thiết phải quy định yếu tố lỗi trong các văn bản pháp luật hay không khi xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được thể hiện khá rõ trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, theo đó hầu hết các quốc gia đều thừa nhận rằng có thể áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi trong hầu hết các trường hợp vi phạm hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng trong hoạt động thương mại.Nhà làm luật ở nhiều quốc giađều cho rằng “khi giao kết hợp đồng, người thụ trái đã đảm bảo rằng anh ta có khả năng giao các tài sản đã cam kết Trong hầu hết các trường hợp, chế độ trách nhiệm dân sự là chặt chẽ: lỗi của người thụ trái sẽ được suy đoán ngay khi không thực hiện hợp đồng và anh ta vẫn không được miễn trách nhiệm ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi”24 Rõ ràng, nguyên tắc suy đoán lỗi đã đặt trách nhiệm chứng minh không có lỗi lên vai bên vi phạm hợp đồng và điều này khiến cho nhiều người giải thích rằng bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng là trách nhiệm không cần lỗi Tuy nhiên, thực tế là các nhà làm luật không có ý phủ nhận vai trò của yếu tố“lỗi” trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, mà luôn chủ trương rằng khi một bên giao kết hợp đồng có hành vi vi phạm hợp đồng thì mặc nhiên được coi là có lỗi và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khi đó, để được miễn trách nhiệm bồi thường thì bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh rằng mình không có lỗi trong việc gây ra hậu quả thiệt hại cho bên đối ước
23 Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội,
tr.375
24 Nhà Pháp luật Việt-Pháp, Tlđd , tr.412
Trang 271.2.4 Vấn đề áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngtrong hoạt động thương mại và các chế tài khác đối với bên vi phạm
Không thể phủ nhận rằng việc áp dụng chế tài trong hoạt động kinh doanh thương mại là xu hướng khách quan, tất yếu nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động thương mại Tuy nhiên, do có sự khác biệt trong quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 nên việc áp dụng kết hợp giữa chế tài buộc bồi thường thiệt hại với các loại chế tài kháctrong thực tiễn giao dịch thương mại làkhá phức tạp Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, về việc áp dụng đồng thời giữa chế tài bồi thường thiệt hại với chế
tài phạt vi phạmđối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng Nếu theoquy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nhà làm luật chỉ cho phép áp dụng đồng thời
cả hai loại chế tài này đối với bên vi phạm khi các bên có thỏa thuận về việc áp dụng đồng thời cả hai loại chế tài Trong khi đó, theo quy định tạiĐiều 307 Luật Thương mại 2005 thì nhà làm luật lại không đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên mới có thể áp dụng đồng thời cả hai loại chế tài này Sự khác biệt nói trên giữa
Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005có thể dẫn đếncâu hỏi: nếu các bên không có thỏa thuận về việc áp dụng đồng thời cả hai loại chế tài (bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm) thì các bên có quyền áp dụng đồng thời cả hai loại chế tài này hay không Câu trả lời là: Nếu hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi được quy định trực tiếp bởi Luật Thương mại (ví dụ: bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng hoặc bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa…) thì các bên có thể áp dụng đồng thời cả hai loại chế tàinói trên, bất luận đã có thỏa thuận trước về vấn đề này hay không Còn nếu hợp đồng bị vi phạm không phải là loại hợp đồng được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005 thì việc áp dụng đồng thời cả hai loại chế tài này chỉ được thực hiện nếu các bên có thỏa thuận
Thứ hai, về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
với các chế tài khác như: tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng… Hiện tại, theo quy định tại các Điều
309, Điều 311, Điều 314 Luật Thương mại 2005, khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, thậm chí là áp dụng kết hợp với biện pháp phạt vi phạm hợp đồng (nếu các bên có thỏa thuận) theo
Trang 28quy định của pháp luật Điều này đã được ghi nhận tại Điều 316 Luật Thương mại
2005, theo đónhà làm luật quy định: “Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác”
Tóm lại, có thể cho rằng việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại hoàn toàn có thể được kết hợp đồng thời với tất cả các loại chế tài thương mại khác, nếu hội đủ các điều kiện áp dụng theo quy định của pháp luật
1.3 Cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Xét về phương diện lý thuyết, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là một chế định pháp luật, được cấu thành bởi các nhóm quy phạm pháp luật sau đây:
(i) Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Xét về phương diện lý luận, do quan hệ bồi thường thiệt hại có bản chất là quan hệ pháp luật dân sự nên khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội này, nhà làm luật phải quy định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này
là ai và quyền, nghĩa vụ pháp lý của mỗi chủ thể đónhư thế nào Khi quy định về chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhà làm luật không những phải quy định rõ thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đặc thù này, mà còn phải quy định rõ mỗi chủ thể này phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại với tư cách là bên có quyền yêu cầu bồi thường hoặc bên có nghĩa vụ bồi thường Ngoài ra, để đảm bảo cho quan hệ pháp luật này được thực hiện trên thực tế thì nhà làm luật còn phải quy định rõ mỗi chủ thể nói trên (bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại) phải thực hiện những quyền, nghĩa vụ cụ thể nào và các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó phát sinh từ cơ sở pháp lý nào
Về nguyên tắc, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về thành phần chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, bao gồm bên có trác nhiệm bồi thường thiệt hại; bên
Trang 29có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Ngoài ra, nhóm quy phạm pháp luật này cũng có nhiệm vụ quy định rõ quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể đó ra sao, ví dụ: quyền và nghĩa vụ của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; quyền và nghĩa vụ của bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(ii) Các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trong khoa học pháp lý, việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng Trong pháp luật thực định, nhiệm vụ của nhà làm luật là phải quy định các căn cứ này tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật trong quá trình truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại đối với bên có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ hợp đồng
Từ quan điểm lập luận nêu trên, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ của nhóm quy phạm pháp luật này chính là phải quy định rõ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạiđể làm
cơ sở pháp lý cho quá trình áp dụng pháp luật khi truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Về phương diện lý thuyết, sở dĩ pháp luật cần quy định rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là bởi vì các lý do sau:
Thứ nhất, về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mạilà một loại trách nhiệm pháp lý về tài sản, gắn với quyền sở hữu của chủ tài sản nên một chủ thể muốn yêu cầu chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại cho mình (tức là lấy đi của chủ sở hữu đó một phần tài sản của họ thông qua hành vi bồi thường thiệt hại), thì nhất thiết người yêu cầu bồi thường phải chứng minh rằng người được yêu cầu bồi thường đã gây ra cho mình một thiệt hại
có thể xác định được về mặt kinh tế, do hành vi có lỗi của người đó trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại Nếu người yêu cầu bồi thường không thể chứng minh được thiệt hại xảy ra cho mình là do hành vi có lỗi của bên đối ước trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại thì đương nhiên không làm phát sinh quyền yêu cầu bồi thường của bên được cho là bị thiệt hại Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản khi người khác có ý định lấy tài sản của họ bằng cách yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 30Thứ hai, việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mại thực chất là nhằm khôi phục lại một tổn thất đã xảy ra cho bên bị thiệt hại trong quan hệ hợp đồng.Vì thế, nếu các bên không thể chứng minh được thiệt hại đó là giá trị bao nhiêu tiền và do ai gây ra thì về nguyên tắc là bên tham gia hợp đồng không thể nào yêu cầu bên đối ước phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình
(iii) Các quy định về nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Như đã đề cập ở trên, các nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại là những vấn đề căn cốt trong quá trình áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Chính vì vậy, việc nhà làm luật quy định rõ các nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại sẽ là giải pháp thiết thực để giúp cho các bên giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại được thuận lợi hơn
Xét về khía cạnh lý luận, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại sẽ tác động đến lợi ích kinh tế của cả hai bên (bao gồm bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại) Do đó, việc thực hiện trách nhiệm pháp lý này nhất thiết phải được pháp luật quy định rõ về nguyên tắc thực hiện việc bồi thường, cũng như phương thức thực hiện việc bồi thường để sao cho có thể bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của cả hai bên tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại, trên tinh thần bình đẳng và công bằng
Về phương thức thanh toán tiền bồi thường Đây là vấn đề có tính chất linh hoạt và gắn với lợi ích “tư” nên nhà làm luật có xu hướng trao quyền tự quyết cho các bên trong việc thỏa thuận về phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại Thực tế cho thấy, các phương thức thanh toán tiền bồi thường thiệt hại có thể được các bên thỏa thuận áp dụng bao gồm: bồi thường thiệt hại bằng việc trả tiền, bằng việc chuyển giao vật hoặc bằng cách thực hiện một nghĩa vụ khác để thay thế nghĩa
vụ trả tiền bồi thường
(iv) Các quy định về thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạivà vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trang 31Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là loại trách nhiệm dân sự điển hình Chính vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm này cũng cần được pháp luật quy định một cách rõ ràng, dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về vấn đề thực hiện trách nhiệm bồi thường Trong quá trình thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, một số trường hợp bên gây thiệt hại có thể được xem xét miễn trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại
Xét trên phương diện lý thuyết, triết lý của việc quy định “miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại” chính là ở chỗ: nếu một bên giao kết hợp đồng có hành vi gây thiệt hại cho bên đối ước nhưng hoàn toàn không có lỗi khi thực hiện hành vi đó, thì chủ thể này không phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại Do đó, vấn đề này cần được quy định rõ trong luật, đặc biệt là pháp luật thương mại để có cơ sở pháp
lý cho việc áp dụng chế độ “miễn trách” trong thực tiễn giao dịch thương mại Hiện nay, cả Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đều có những quy định cụ thể về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Trong các văn bản quy phạm pháp luật này, nhà làm luật quy định các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hạido vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật25
Việc ghi nhận phương thức thực hiện và các căn cứ miễntrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng được pháp luật hợp đồng của các quốc gia đều quan tâm
Ở Việt Nam, các phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các căn
cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ được ghi nhận ở Bộ luật dân
sự 2015 mà còn được ghi nhận trong các luật chuyên ngành Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, nhà làm luật ghi nhận bốn căn cứ miễn trừ đó là: theo thoả thuận của các bên; thiệt hại xảy ra do
sự kiện bất khả kháng; thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Những căn cứ này vừa có sự kế thừa, vừa có sự mở rộng
và chi tiết hơn so với các căn cứ chung trong Bộ luật dân sự năm 2015 Cũng giống
25 Xem: Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 294 Luật Thương mại 2005
Trang 32như việc xác định chính xác thiệt hại phải bồi thường, thì việc xác định các căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là nội dung quan trọng được nhà làm luật quan tâm Tuy vậy, những quy định này hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn còn chưa thực sự thống nhất
Trang 33Kết luận chương 1
1 Bằng việc phân tích lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nội dung của chương này đã làm rõ bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, trong đó bao gồm việc tiếp cận nghiên cứu các học thuyết pháp lý liên quan đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
2 Mặc dù Điều 303 Luật thương mại năm 2005 đã ghi nhận rõ ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nhưng thực tiễn khoa học pháp lý ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục tranh luận về vấn đề “lỗi” có phải là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại hay không
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM 2.1 Thực trạng quy định về chủ thểtham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Như đã đề cập trong chương 1 của luận văn này, chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại bao gồm hai bên, đó là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Phần tiếp theo dưới đây của luận văn sẽ tập trung phân tích tư cách pháp lý của các chủ thể này thông qua việc làm rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ thể khi tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
2.1.1 Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trong pháp luật thực định, việc quy định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005, theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mạilà trách nhiệm thuộc về bên vi phạm hợp đồng Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện quy định này, để xác định chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại lại là vấn đề không đơn giản Theo khoản 1 Điều 302 Luật thương mại năm 2005, nhà làm luật Việt Nam quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại thuộc về bên vi phạm hợp đồng Có thể nhận thấy, về mặt từ ngữ, điều luật quy định rất rõ ràng, cụ thể rằng bên nào có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, vấn đề xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là ai trên thực tế không hề đơn giản, đặc biệt là trong trường hợp các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng diễn ra tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại Thực tế cho thấy, việc xác định hành vi nào là vi phạm hợp đồng phải dựa vào tình tiết khách quan của vụ tranh chấp (được thể hiện trong hồ sơ, tài liệu
Trang 35vụ án, cũng như các chứng cứ do các bên cung cấp cho tòa án) Chính vì vậy, nếu không xác định được hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là ai và thậm chí nếu có hành vi vi phạm hợp đồng nhưngkhông có bằng chứng chứng minh mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi vi phạm đó với thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm thì cũng không thể xác định được ai là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Về mặt nguyên tắc, tư cách pháp lý của chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại sẽ được thể hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
Thật vậy, theo quy định hiện hành, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại được nhà làm luật ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đương nhiên sẽ không có nhiều quyền như bên bị vi phạm, song vẫn có các quyền
cơ bản bao gồm:
- Quyền được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp
vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, tức là loại bỏ hoàn toàn hậu quả pháp lý bất lợi cho bên có hành vi vi phạm trong quan hệ hợp đồng.Quyền này hiện tại đang được ghi nhận trong Luật thương mại 2005, theo đó nhà làm luật quy định
rõ những trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm26: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Trên nguyên tắc, quyền miễn trừ trách nhiệm bồi thường chỉ được thực hiện khi bên vi phạm hợp đồng chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường như quy định nêu trên
Thực tế, quyền được miễn trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại chủ yếu phát sinh trong trường hợp xảy ra sự kiện bất
26 Xem: Điều 237 và Điều 294 Luật Thương mại 2005
Trang 36khả kháng27 Qua vụ tranh chấp này, có thể nhận định thêm rằng, để đáp ứng điều kiện hưởng quyền miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải chứng minh sự tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật chuyên ngành, ví dụ phòng cháy chữa cháy, an toàn điện thì mới có thể lập luận việc vi phạm hợp đồng của mình hoàn toàn do nguyên nhân từ sự kiện bất khả kháng
- Quyền yêu cầu giảm bớt giá trị thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được Theo quy định tại Điều 305 Luật thương mại 2005, “bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất
đáng lẽ có thể hạn chế được” Do đó, khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, trong
nhiều trường hợp thiệt hại chưa xảy ra hoặc chưa xảy ra nhiều thiệt hại thì bên vi phạm hợp đồng hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bị vi phạm có biện pháp để hạn chế thiệt hại Quyền yêu cầu này mặc dù không được quy định rõ ràng trong Luật Thương mại nhưng là quyền phái sinh tương ứng với nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất Có những trường hợp ngay sau khi có hành vi vi phạm hợp đồng có nguy cơ dẫn đến thiệt hại, nếu bên bị vi phạm tiến hành những biện pháp cần thiết thì thiệt hại xảy ra sẽ nhỏ hơn Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua 10.000m2 gạch ốp lát của Doanh nghiệp B, theo đó các bên thỏa thuận giá mua bán
là 250.000 đồng/m2 gạch loại A1.Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Doanh nghiệp B đã thông báo cho Doanh nghiệp A biết rằng đơn giá đã có sự thay đổi tăng lên thành 275.000 đồng/m2 gạch ốp lát loại A1 và đề nghị Doan nghiệp A tạm ứng thêm tiền để Doanh nghiệp B sản xuất đủ số lượng hàng hóa theo đơn giá mới Tuy nhiên, Doanh nghiệp A đã từ chối yêu cầu tạm ứngthêm tiền của doanh nghiệp B, đồng thời Doanh nghiệp A cũng chủ động ký hợp đồng bán lại chính lô hàng trên cho cho Doanh nghiệp C Sát ngày thực hiện giao hàng cho Doanh nghiệp C theo hợp đồng mua bán, Doanh nghiệp A không thể giao hàng cho Doanh nghiệp C, bởi
vì Doanh nghiệp B vẫn không có đủ hàng để giao cho Doanh nghiệp A Do đó, Doanh nghiệp A đã phải mua một lô hàng tương tự từnguồn khác với giá là 300.000
27 Có thể xem thêm tài liệu về vụ tranh chấp giữa Công ty Bảo hiểm Bình Minh (Công ty Bình Minh) và Công
ty TNHH Vetus Việt Nam (Công ty Vetus Việt Nam) tại Bản án số 100/2016/KDTM – ST ngày 10/11/2016 của Tòa án nhân dân Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Trang 37đồng/m2 gạch ốp lát loại A1 Như vậy, nếu Doanh nghiệp A đồng ý tạm ứng thêm tiền cho Doanh nghiệp B để sản xuất thêm hàng hóa vào thời điểm giá chỉ là 275.000 đồng/m2 gạch loại A1 thì phần chênh lệch giá phát sinh sát thời điểm giao hàng cho Doanh nghiệp C sẽ không phát sinh và hành vi của Doanh nghiệp A đã cho thấy doanh nghiệp này không thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất mặc dù
có thể thực hiện
Thứ hai, về phương diện nghĩa vụ, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và thực hiện các chế tài thương mại khác Khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng và hành vi đó gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, nếu không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì đương nhiên sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm Trong trường hợp này, bên vi phạm (với tư cách là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (đồng thời là bên bị thiệt hại) theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 Ngoài ra, chủ thể này còn có thể phải thực hiện thêm các chế tài thương mại khác theo quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005, với tư cách là chủ thể vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại Mặc dù không được quy định riêng trong một điều luật, nhưng Luật này quy định tại Điều 293, Điều
297, Điều 299, Điều 307, Điều 308, Điều 309 và Điều 310 cho phép các bên tham gia hợp đồng thương mại được thỏa thuận trước về các chế tài thương mại, cụ thể là cho phép áp dụng cùng lúc nhiều chế tài thương mại như buộc thực hiện đúng hợp đồng; bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm; hoặc chỉ áp dụng một loại chế tài cụ thể trong số các chế tài trên
- Nghĩa vụ thông báo và chứng minh về trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Về nguyên tắc, việc lập luận về một vấn đề, ví dụ như hành vi vi phạm, thiệt hại thực tế sẽ không có ý nghĩa nếu không có chứng cứ chứng minh Tương tự như vậy, nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp miễn trách nhiệm nhưng bên vi phạm không tuân thủ nghĩa vụ thông báo cũng như không chứng minh được về trường hợp miễn trách nhiệm, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại vẫn phát sinh đối với bên vi phạm hợp đồng
Trang 38Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại 2005, nhà làm luật đã quy định rõ về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng trong việc thông báo và chứng minh về trường hợp miễn trách nhiệm, theo đó: “Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình”28 Do
đó, khi tình huống miễn trách nhiệm xảy ra, việc thông báo về tình huống này phải
tuân thủ hai yêu cầu: Một là, thông báo kịp thời (thông báo ngay); hai là, thông báo
bằng văn bản, như khoản 2 Điều 295 đã nêu rõ Nếu bên vi phạm không đáp ứng được hai yêu cầu vừa nêu thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Rõ ràng, việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho bên bị vi phạm biết trước về tình hình thực tế của hợp đồng và có thời gian chuẩn bị các phương án hạn chế tổn thất – vốn là nghĩa vụ của bên bị vi phạm hợp đồng Song trong quy định đó chưa làm rõ về “thông báo ngay” là như thế nào? Thông báo trong bao lâu (khi nào) thì đáp ứng được yêu cầu của pháp luật và có những nơi không có điều kiện thực hiện
“thông báo bằng văn bản” mà bằng các hình thức khác được không? Đây là vấn đề trên thực tế thường xảy ra và có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại
2.1.2 Các quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Trong quan hệ bồi thường thiệt hại, ngoài chủ thể là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì còn một chủ thể khác là người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005, chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chính là bên bị vi phạm29 Trong điều khoản này, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “bên bị vi phạm” để chỉ chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là không chặt chẽ, thiếu độ chính xác và có thể gây tranh cãi, bởi lẽ, không phải khi nào bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng cũng là chủ thể
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, do hành vi vi phạm hợp đồng chưa gây ra
28 Xem:Điều 295 Luật Thương mại 2005
29 Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”
Trang 39thiệt hại cho bên bị vi phạm, hoặc thậm chí đã có thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm nhưng không chứng minh được mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt hại xảy ra Hơn nữa, quy định là vậy nhưng trên thực tế, việc xác định ai là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường không hề đơn giản và dễ dàng.Lý do
là ở chỗ, để xác định ai là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hạitrong quan
hệ hợp đồng thì về nguyên tắc phải dựa trên hai tiêu chí: a) Bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phải là bên tham gia hợp đồng và đồng thời là bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước; b) Thiệt hại đó là hậu quả xảy rado hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước Đương nhiên, về nguyên tắc thì bên bị vi phạm hợp đồng chỉ có thể trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường khi chứng minh được rằng mình đã đáp ứng cả hai điều kiện nói trên
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng chứng minh được bên đối ước đã có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không thể chứng minh được thiệt hại thực tế đã xảy ra do chính hành vi vi phạm đó Trong trường hợp này, bên bị vi phạm hợp đồng chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng, nếu có thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp này theo quy định tại khoản
1 Điều 307 Luật thương mại 2005 Mặt khác, trong trường hợp bên bị vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước và chứng minh được thiệt hại thực tế đã xảy ra nhưng không chứng minh được mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi vi phạm đó với thiệt hại đã xảy ra thì bên bị vi phạm cũng không có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho mình
Xét về tư cách pháp lý, bên bị vi phạm – với tư cách là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, được nhà làm luật ghi nhận các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Quyền yêu cầu bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mình
Hiện tại, Luật thương mại 2005 không quy định rõ rằng bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại.Tuy nhiên, việc quy định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 302 đã ngầm định rằng, bên bị vi phạm khi bị thiệt hại bởi hành vi
vi phạm hợp đồng của bên đối ước thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Mặt khác, Luật thương mại 2005 cũng không quy định rõ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hạiphát sinh dựa trên những căn cứ nào, nhưng đối chiếu với các quy định chung của Bộ luạt dân sự 2015 thì có thể cho rằng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt
Trang 40hại phát sinh dựa trên các căn cứ: Một là, có hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước; hai là, có thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị vi phạm do chính hành vi vi phạm
hợp đồng của bên vi phạm gây ra
Như trên đã đề cập, để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, bên bị vi phạm phải chứng minh rằng mình đáp ứng đủ cả hai điều kiện: a) Là bên tham gia hợp đồng và bị vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp bởi hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước; b) Là bên bị thiệt hại bởi chính hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối ước Quy định của pháp luật thương mại về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thừa nhận rằng, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp đã có thiệt hại, và yêu cầu này chỉ được chấp nhận khi thiệt hại đó có thể chứng minh được bằng chứng cứ Trong nhiều trường hợp, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đã không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, tiêu biểu là trường hợp của Công ty B trong vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua tinh bột sắn tại Bản án 03/2018/KDTM-ST của TAND huyện Tân Biên30 và Công
ty thép Việt Ý trong vụ án tại Án lệ số 09/2016/AL31, nguyên nhân đều xuất phát từ việc hai Công ty này không thể chứng minh được thiệt hại thực tế bằng các chứng
cứ thuyết phục được hội đồng xét xử Về nguyên tắc, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể bị thiệt hại trong hợp đồng là bên bị vi phạm Tuy nhiên,
có trường hợp quyền yêu cầu này được chuyển giao cho bên thứ ba, đó là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do được nhận thế quyền của các công ty kinh doanh bảo hiểm có hợp đồng bảo hiểm với bên bị thiệt hại Việc chuyển quyền yêu cầu này được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2020 về trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn, theo đó: “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”32
- Quyền yêu cầu áp dụng các chế tài thương mại khác cùng với chế tài buộc
30 Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, Tlđd
31 Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao
32 Xem: Khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000