1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện mường nhé tỉnh điện biên

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên
Tác giả Phạm Minh Hải
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Anh Tài
Trường học Đại học Hòa Bình
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (0)
  • 3. Mục tiêu của đề tài (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (16)
  • 6. Kết cấu của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GẮN VỚI SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH (18)
    • 1.1. Tổng quan nguồn nhân lực và sinh kế hộ gia đình (18)
      • 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực (18)
      • 1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi (20)
      • 1.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực (22)
      • 1.1.4 Mô hình sinh kế bền vững (24)
      • 1.1.5 Các nguồn lực sinh kế (26)
      • 1.1.6 Chiến lược sinh kế (32)
    • 1.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình (34)
      • 1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực (34)
      • 1.2.2 Quan điểm phát triển nhân lực gắn với sinh kế (35)
        • 1.2.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về chất lượng (36)
        • 1.2.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực (37)
    • 1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình (42)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc (42)
      • 1.3.2 Kinh nghiệm từ Đài Loan (43)
      • 1.3.4 Kinh nghiệm từ Malaysia (45)
      • 1.3.5 Kinh nghiệm từ Thái Lan (46)
      • 1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (47)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GẮN VỚI SINH KẾ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN (49)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Nhé (49)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (49)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (54)
    • 2.2 Thực trạng sinh kế của người dân ở huyện Mường Nhé (55)
      • 2.2.1 Các nguồn lực sinh kế đối với hộ gia đình ở huyện Mường Nhé (55)
        • 2.2.1.4 Nguồn vốn vật chất (70)
      • 2.2.2 Các hoạt động sinh kế (80)
      • 2.2.3 Thu nhập của hộ gia đình (82)
    • 2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực ở huyện Mường Nhé (85)
      • 2.3.1. Giáo dục phổ thông (85)
      • 2.3.2. Công tác đào tạo nghề (87)
      • 2.3.3. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe (88)
      • 2.4.1 Thành công (91)
      • 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân (92)
  • CHƯƠNG 3. (95)
    • 3.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực găn với sinh kế (95)
      • 3.1.1 Đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội (95)
      • 3.1.2 Đào tạo nghề phải gắn liền với tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động (95)
      • 3.1.3 Huy động mọi nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn ngoại lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phát triển sinh kế cho người dân (96)
      • 3.1.4 Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động (96)
    • 3.2 Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ............................................................. 85 .1 Phát triển dân số có kế hoạch, nâng cao đời sống vật chất và chăm sóc sức (96)
      • 3.2.2 Quy hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề (98)
      • 3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với người học và người dạy nghề cho người dân tộc thiểu số (98)
      • 3.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính (98)
      • 3.2.5 Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ gia đình (99)
      • 3.2.6 Giải pháp tạo sinh kế từ phát triển sản xuất nông nghiệp (100)
      • 3.2.7 Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội (101)
      • 3.2.8 Giải pháp đối với hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp (101)
    • 3.3. Kiến nghị và đề xuất (102)
      • 3.3.1 Đối với tỉnh Điện Biên (102)
      • 3.3.2 Đối với người dân (102)
  • KẾT LUẬN (104)

Nội dung

Thực tế cho thấy, người lao động miền núi họ rất ham học hỏi, muốn được đào tạo có nghề để tổ chức sản xuất hoặc tham gia sản xuất tăng thu nhập, nếu có cơ chế và chính sách thích hợp sẽ

Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển sinh kế là phương thức làm ăn để mưu cầu sự sống mà con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái Đối với nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 65% dân số sinh sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm gần 50% lao động cả nước Nông thôn là nơi cư trú, sinh sống của hầu hết của các dân tộc, đặc biệt trên địa bàn Tây Bắc bao gồm những dân tộc như: dân tộc Mông, Thái, Hà Nhì, Dao, Kinh, Mỗi dân tộc có những cách mưu sinh, kiếm sống khác nhau, việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội làm cho đời sống nơi đây đã có bước chuyển biến dần về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống được nâng lên, tỷ lệ đói nghèo giảm, cơ sở hạ tầng được cải thiện, an ninh - quốc phòng được ổn định Điện Biên là một tỉnh nằm ở vị trí phía tây của khu vực Tây Bắc Đây cũng là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Toàn tỉnh có 21 dân tộc anh em, đời sống ngày được nâng lên Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền của Tỉnh và Chính phủ, đã phát huy thế mạnh của tỉnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, khuyến khích phát triển du lịch, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ… Số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Điện Biên không ngừng giảm đi Trong 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015, hộ nghèo giảm từ 50,1% hộ xuống còn 28,1 % hộ Qua thực tế cho thấy, sự hỗ trợ của Nhà nước là quan trọng, nhưng sự quyết tâm và nỗ lực thoát nghèo của người dân còn quan trọng hơn Hơn nữa, để hộ gia đình không tái nghèo, họ phải có sinh kế phù hợp Bởi vì sinh kế là hoạt động chủ đạo của gia đình

Có sinh kế phù hợp thì người dân mới thoát nghèo bền vững

Mường Nhé là huyện thuần nông của tỉnh Điện Biên, các hộ gia đình ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số gồm 10 dân tộc như Mông, Thái, Hà Nhì, Si La, Hoa, Dao, Cống, Kháng, Mường, Kinh Trong đó người dân tộc Mông chiếm 67% dân số của huyện Trong những năm qua người dân ở huyện Mường Nhé đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú, đa dạng Từ bao đời nay, bằng lao động cần cù, sáng tạo, người dân huyện Mường Nhé đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên từng bước đảm bảo nhu cầu của cuộc sống Hiện nay, dưới tác động của các yếu tố mới, sinh kế của người dân ở huyện Mường Nhé có sự biến đổi Trong quá trình vận động, có những biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, song bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố chưa phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn lớn Thậm chí một bộ phận đồng bào dân tộc dân phải đối mặt với những điều kiện khó khăn hơn trước do diện tích đất canh tác thu hẹp, do dân số tăng lên, các gia đình đồng bào dân tộc không còn được tự do đốt rừng làm nương, việc tăng thêm thu nhập do săn bắn, hái lượm trong rừng cũng ngày càng hạn chế… Để góp phần tìm kiếm giải pháp khả thi, cần đánh giá tình trạng sinh kế của của người dân Việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực và sinh kế của các hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc cung cấp dữ liệu về hiện trạng sinh kế của đồng bào, qua đó tìm ra các giải pháp, các chính sách can thiệp, hỗ trợ để đồng bào phát triển sinh kế phù hợp, nâng cao đời sống tốt hơn

Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ”

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu dưới góc độ chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân nước ngoài

Dưới góc độ nghiên cứu về chính sách để hỗ trợ cho kinh tế hộ và nông hộ có các tác giả, tổ chức điển hình như: Brooks (2010); Jones and Kwiecinski (2010); OECD; World Bank; Gloede and Rungruxsirivorn (2012); Sherraden (2004); Cervantes-Godoy and Brooks (2008); Haggblade, Hazell and Reardon (2010) Các tác giả đã đề cập tới các chính sách trong ngắn hạn như: trợ cấp, trợ giá, theo từng sản phẩm, theo nhóm hộ hoặc theo các diễn biến của điều kiện tự nhiên, giảm thuế, kiểm soát giá cả, cung cấp tín dụng với nhiều hình thức và mức lãi suất đa dạng cho phát triển kinh tế hộ, song song với việc phát triển thị trường vốn; các chính sách mang tính dài hạn như chính sách đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và tạo điều kiện tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường, tạo liên kết xuôi và ngược, cung cấp thông tin và tạo việc làm nông thôn

Các tác giả, tổ chức như: IFAD (2003); Brooks (2010); Cervantes-Godoy and Brooks (2008), cho rằng cần cải cách thể chế kinh tế như điều chỉnh chính sách đất đai và quyền sở hữu tài sản, tạo thuận lợi cho việc mua bán đất đai; mở rộng sản xuất và gây dựng thương hiệu; cải cách thị trường lao động để tạo thêm các cơ hội việc làm và tăng thu nhập là những chính sách giúp kinh tế hộ phát triển và thoát nghèo

Các chính sách, nhóm chính sách nêu trên có thể hướng cải thiện các điều kiện đầu vào hoặc đầu ra của sản xuất, cũng có thể nhằm vào việc nâng cấp toàn bộ các điều kiện sản xuất của hộ Tuy nhiên, việc vận dụng và kết hợp chúng ra sao tùy thuộc vào các điều kiện của từng quốc gia, từng vùng, từng khu vực cũng như khoảng thời gian nhất định Vì vậy, để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chính sách để hộ nông dân tiếp cận tốt hơn những nguồn lực sinh kế ở địa phương phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với xóa đói, giảm nghèo bền vững cho một huyện cụ thể như huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cần phải bổ sung thêm nhiều luận cứ khoa học mới để phản ánh được các đặc thù về không gian và thời gian

2.2 Các nghiên cứu dưới góc độ chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân trong nước

Tác giả Nguyễn Ngọc Tuân (1999) cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế hộ vẫn là nền tảng của kinh tế nông thôn nhưng phát triển theo hướng phân công hóa, chuyên môn hóa, xã hội hóa và nhất thể hóa cao độ Ông cho rằng bằng cách phân công hóa lao động kinh tế hộ theo cả chiều ngang và chiều dọc, phát triển kinh tế hộ sẽ là con đường hàng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp khả thi

Một số tác giả như Công Văn Dị (1996); Nguyễn Thế Trường (2002); Trần Văn

Dư (2002) đề xuất nhiều hướng phát triển khác cho kinh tế hộ như chuyển dịch cơ cấu sản xuất và mặt hàng, tạo khung thể chế chính sách để tăng cường hoạt động của kinh tế hộ, hay phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên những điều kiện về kinh tế - văn hóa – xã hội tại địa phương

Trong các nghiên cứu về kinh tế hộ và vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhiều tác giả đã nêu một thực tế khó lý giải giữa tiềm năng phát triển nông nghiệp với hiện trạng nghèo đói và lạc hậu của một bộ phận không nhỏ nông hộ, trong đó đại bộ phận là đồng bào dân tộc Như vậy câu hỏi được đặt ra là phải chăng việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân chưa hiệu quả ? Một mặt ở khu vực miền núi nhiều vấn đề còn đang để ngỏ như: đặc trưng dân tộc của kinh tế hộ, tính chất đa dạng về trình độ phát triển, tương quan đất đai, đặc trưng trồng vườn, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc,… Mặt khác, các nghiên cứu theo hướng tìm hiểu các nhân tố cản trở hay hỗ trợ nguồn vốn sinh kế để phát triển kinh tế nông hộ ở vùng miền núi còn rất thiếu, đặt ra nhiều quan ngại về khía cạnh xã hội và môi trường trong phương hướng và giải pháp phát triển xã hội Những nhận định trên, cùng với nhiều khoảng trống về nghiên cứu kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sinh kế cho phát triển kinh tế bền vững, là gợi ý quan trọng để tiếp tục hướng nghiên cứu của đề tài này

Ngoài những nghiên cứu nêu trên, còn nhiều bài viết của các tác giả dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau cũng đã nêu những vấn đề về lý luận và nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực gắn với kinh tế hộ gia đình qua các giai đoạn, đã góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam Nhưng chủ yếu các nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ nông dân có phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả nước, rất ít các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ nông dân đặt trong bối cảnh của một huyện, một tỉnh Mặt khác, mỗi huyện, tỉnh đều có những lợi thế, những khác biệt về địa lý, tự nhiên, kết cấu hạ tầng, dân tộc, đời sống văn hoá khác nhau, hơn nữa tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho đến hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào sâu và toàn diện về phát triển nguồn nhân lực gắn với kinh tế hộ nông dân dưới góc độ xem xét việc sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình Vì vậy, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu để thực hiện đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện Mường

Nhé, tỉnh Điện Biên” Qua đó lý giải một cách đầy đủ có cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề lựa chọn các hoạt động sinh kế của hộ nông dân cũng như tìm hiểu các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nông dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn ở phạm vi một huyện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu như hiện nay Từ đó giúp cho kinh tế hộ nông dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sinh kế để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong tương lai một cách bền vững

3 Mục tiêu của đề tài

3.1 Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế bền vững góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sinh kế, tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế của hộ gia đình để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của hộ gia đình và tạo sinh kế bền vững cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực gắn với tình hình sản xuất của các hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, thực trạng đời sống của các hộ gia đình, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở các hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực của các hộ gia đình gắn với sinh kế trên địa bàn huyện Mường Nhé, thời gian từ tháng 12/2018 đến 7/2019

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để đảm bảo mục đích nghiên cứu nêu trên của đề tài tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Mục tiêu của đề tài

3.1 Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế bền vững góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sinh kế, tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế của hộ gia đình để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của hộ gia đình và tạo sinh kế bền vững cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để đảm bảo mục đích nghiên cứu nêu trên của đề tài tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp luận: Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước

Phương pháp thực tiễn: việc nghiên cứu đề tài dựa trên các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học Trong đó, một số phương pháp cụ thể được chú trọng vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa, phỏng vấn

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được cấu trúc làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GẮN VỚI SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

Tổng quan nguồn nhân lực và sinh kế hộ gia đình

1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực Tuy nhiên, khái niệm về nguồn nhân lực còn nhiều bàn cãi, chưa có một khái niệm thống nhất Sau đây là một số quan điểm về nguồn nhân lực

Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội” Theo quan điểm này, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội

Theo quan điểm của Tổ chức quốc tế về lao động (ILO) và quan niệm của các thành viên của tổ chức này thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp Trên thực tế, việc quy định độ tuổi lao động giữa các quốc gia có khác nhau, có nhiều nước lấy độ tuổi tối thiểu là 15, có nước là 18, còn tối đa quy định là 60, có nước là 65, thậm chí có nước là 70 tuổi tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước

Theo lý luận Mác - Lênin về con người, thì nguồn nhân lực được xem xét như là một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực được coi như một nhu cầu tất yếu cùng với các nguồn lực khác cho sự phát triển đất nước Đầu tư cho con người càng nhiều, càng có hiệu quả và thu hồi vốn khá cao so với đầu tư vào các lĩnh vực khác, cho nên hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng áp dụng phương pháp này để phát triển kinh tế - xã hội Đối với hầu hết mọi người, vốn có nghĩa là tài khoản trong một ngân hàng, một số cổ phiếu tại công ty nào đó Tuy nhiên theo GS Ryerson đại học Chicago, vốn được hiểu rộng hơn theo nghĩa chúng đẻ ra thu nhập và tạo nên sinh kế cho con người, cho các hộ gia đình và tạo ra các sản phẩm hữu ích theo thời gian

Từ những quan niệm đã nêu trên có thể thấy rằng, nguồn nhân lực được đề cập là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn đang và sẽ được vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, theo tác giả việc sử dụng khái niệm nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động của con người có trong một thời điểm xác định Tiềm năng đó bao gồm trí lực và tâm lực như đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng làm việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực để phát triển kinh tế

- xã hội là tổng hợp các nguồn nhân lực của các cá nhân, cho nên khái niệm nguồn nhân lực bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số lượng, cơ cấu nguồn lao động và các chỉ tiêu phản ánh mặt chất về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhân cách Số lượng nguồn nhân lực nước ta được biểu hiện bằng số người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và những người trên độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ học vấn, kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp; cơ cấu tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố theo lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn

Kế thừa những yếu tố hợp lý trong các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Nguồn nhân lực là tổng hòa toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một bộ phận dân cư đang trong độ tuổi lao động theo quy định của Hiến pháp mỗi nước và được họ đang và sẽ đem ra vận dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội Năng lực thể chất bao gồm các yếu tố về sức khỏe, độ bền, sức dẻo dai, chiều cao, cân nặng, phát triển cân đối tinh thần và thể chất Năng lực tinh thần được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động xã hội Vì vậy, nguồn nhân lực trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố quyết định hiệu quả của nền sản xuất Chất lượng lao động được biểu hiện bằng trình độ dân trí gồm trình độ văn hóa, trí tuệ, khả năng tư duy, khả năng tích lũy kinh nghiệm văn hóa dân tộc và thế giới; trình độ tay nghề; về phong cách lao động của con người gồm ý thức kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng yêu nước, yêu lao động, lao động cần cù, có kỹ thuật, có năng suất cao … Đây là nguồn nội lực cực kỳ quan trọng của một quốc gia để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cho sự phát triển kinh tế - xã hội Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là tăng cường các yếu tố cấu thành và khả năng của năng lực thể chất và tinh thần đó trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội, đặc biệt là năng lực tinh thần, trí tuệ của nguồn nhân lực

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi

Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người và nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nguồn nội lực mà Nghị quyết Trung ương nêu trên bao gồm: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống lịch sử văn hóa Trong đó, năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ và truyền thống văn hóa dân tộc là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, ) giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau trong quá trình phát triển, trong đó nguồn nhân lực được coi là năng lực nội sinh quan trọng chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực, với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám, có ưu thế là không bị cạn kiệt và nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý sẽ được tăng thêm rất nhiều, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp được với nguồn lực con người một cách có hiệu quả

➢ Những đặc trưng trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi

Các huyện thuộc miền núi có nhiều khó khăn do điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp, bên cạnh đó còn có một số địa phương có đường biên giới quốc gia với các nước trong khu vực đã tạo cho miền núi những tiềm năng lớn và những thách thức không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tiềm năng phát triển chủ yếu của khu vực này là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên rừng và mở rộng quan hệ giao dịch thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, trong đó việc khai thác tại chỗ các nguồn tài nguyên sẵn có là cơ bản và chủ yếu

➢ Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế

Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các quốc gia để giành những lợi thế so sánh trong phát triển, thực chất là cuộc đua tranh về tri thức, kỹ thuật - công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ đó đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho các quốc gia chậm phát triển rút ngắn khoảng cách phát triển của mình thông qua con đường nhập khẩu và chuyển giao công nghệ Tuy nhiên để làm được việc đó đòi hỏi phải có chính sách về khoa học - công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp mới đem lại hiệu quả cao Sự xuất hiện của kinh tế tri thức đã tạo ra một bước chuyển mới trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Bước chuyển từ nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất mà vật chất đóng vai trò quan trọng nhất, sang nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất mà tri thức, thông tin đóng vai trò chủ đạo

- Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển nguồn nhân lực là đặc trưng bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Động lực ở đây không có nghĩa là sử dụng con người như một phương tiện để có xã hội mới, mà là quá trình hình thành nguồn nhân lực mới cũng chính là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình xây dựng xã hội mới Quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cũng là quá trình tạo động lực cho xã hội phát triển Đồng thời việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm xây dựng phát triển nguồn nhân lực hiện đại

➢ Nguồn nhân lực cho phát triển xã hội Đối với Việt Nam, nguồn lực con người luôn được coi trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng để tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng để làm được điều này Hệ thống giáo dục các cấp phải đặc biệt coi trọng nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong thời đại mới

Nội dung phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình

1.2.1 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho công việc của người lao động, qua đó mà tạo việc làm ổn định, nâng cao địa vị kinh tế và xã hội của họ Ở tầm vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển cả về quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng

Thực chất của quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, địa phương hay của một vùng lãnh thổ Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và tác động qua lại với nhau Số lượng là tăng nguồn lao động; chất lượng bao gồm sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất cá nhân Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm tất cả các lĩnh vực như nâng cao chất lượng dân số, giáo dục, đào tạo, nâng cao sức khỏe, dạy nghề, tạo việc làm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

Xét ở góc độ lao động - xã hội, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với giải quyết việc làm, đào tạo nghề để có nguồn lao động với trình độ kỹ thuật nhất định phải đi đôi với tạo việc làm, có thu nhập ổn định phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng cống hiến của họ; phải sử dụng, quản lý có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một chủ trương lớn và quan trọng mang tầm chiến lược cho cả trước mắt và lâu dài

Từ những phân tích trên, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình biến đổi nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người; là phát triển nhân cách và cấu trúc nhân cách; phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao cả về đạo đức, tay nghề, hoàn thiện từng bước cao hơn cả về tinh thần và hành vi của mỗi con người trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Như vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản là phát triển quy mô và cơ cấu dân số hợp lý; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2 Quan điểm phát triển nhân lực gắn với sinh kế Đầu tư vào nguồn nhân lực có tỷ lệ thu hồi vốn cao, không gây ra áp lực về khối lượng và hiệu quả lan tỏa của vốn nhân lực là rất lớn do đó phát triển nhân lực gắn với sinh kế phải thực hiện được những nội dung cụ thể:

Thứ nhất, đào tạo nông dân nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và các biện pháp tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm

Thứ hai, đào tạo tri thức về công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp Đó là các công nghệ chọn và tạo giống cây, vật nuôi; công nghệ bảo vệ và chăm sóc cây, vật nuôi; công nghệ sinh học bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ sinh học bảo vệ và xử lý môi trường nông nghiệp

Thứ ba, các hoạt động đào tạo giúp các hoạt động sinh kế trong sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học đã được nâng cấp

Thứ tư, đào tạo cho người dân biết cách sử dụng vốn đầu tư, vốn vay tín dụng có hiệu quả Vốn là một yếu tố tạo nguồn sinh kế Nhiều mô hình mới đã được nông dân vùng Tây Bắc đầu tư mở rộng như các mô hình vườn - ao - chuồng có hiệu quả

Thứ năm, tình trạng vệ sinh, sức khỏe, tệ nạn xã hội ở khu vực Tây Bắc cũng đáng quan tâm Cần đào tạo cho người dân biết cách xử lý môi trường, giữ vệ sinh, chữa các loại bệnh thông thường, không tin vào thầy cúng Chính quyền cần tuyên truyền cho người dân bỏ các hủ tục lạc hậu, tránh xa các tệ nạn xã hội hút thuốc phiện, sử dụng ma túy, buôn bán ma túy, phá rừng lấy đất sản xuất, khai thác gỗ quý, phá rừng làm nương dãy tin vào kẻ xấu rồi bị lừa bán sang Trung Quốc

Tóm lại, đào tạo cho người nông dân cần phải gắn tri thức bản địa với tri thức khoa học công nghệ hiện đại Chỉ khi khoa học hiện đại được thừa nhận và áp dụng rộng rãi thì hoạt động sinh kế gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng này mới đạt kết quả tốt hơn, bền vững hơn Phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế, đặc biệt là nhân lực vùng nông thôn là sự nghiệp lớn đối với mỗi quốc gia bao gồm một số nội dung quan trọng sau đây:

1.2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về số lượng

Nội dung cơ bản đầu tiên của phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế là số lượng Nói cách khác là thúc đẩy sự gia tăng về số lượng,chất lượng con người trong nguồn nhân lực Sự phát triển nguồn nhân lực về số lượng hợp lý là làm sao tạo ra số lượng người lao động phù hợp với sự phát triển của các ngành kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển Nếu như sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực quá nhiều hay quá ít sẽ tạo ra dư thừa hoặc thiếu hụt so với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân đều cho là bất hợp lý Hậu quả là gây nên khó khăn trong việc sử dụng nguồn nhân lực

1.2.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về chất lượng

Hình thức phát triển này làm tăng thêm mặt chất lượng của nguồn nhân lực, bao gồm thể lực, trí lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, làm tăng năng lực mới trong từng người lao động, bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tạo ra nguồn nhân lực làm việc năng suất cao, chịu áp lực và bền bỉ thực hiện những công việc khó khăn

- Giáo dục văn hóa, đạo đức và nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp, tư duy kinh tế và cách ứng xử trong quan hệ xã hội

- Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho người lao động các kiến thức về khoa học, công nghệ mới, kỹ năng lao động và ý thức chấp hành pháp luật, tìm hướng đi trong phát triển các hình thức sinh kế Mức cao hơn là đào tạo cho lao động nông thôn biết khai thác các dịch vụ thông tin qua Internet để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và nắm bắt được tri thức công nghệ sinh học để lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, cách thức chăm sóc đạt tới sản lượng và năng suất cao

1.2.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình

1.3.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước có điều kiện thiên nhiên, tài nguyên và xã hội tương tự Việt Nam Xuất phát điểm thấp, qua thời kỳ chiến tranh tàn khốc, nguồn nhân lực nông thôn dồi dào, thiếu đói trong thời kỳ đầu khôi phục và phát triển kinh tế Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc thập niên 1960 - 1970

Về khía cạnh chiến lược, chính phủ Hàn Quốc tiến hành song song việc tăng đầu tư ngân sách chính phủ vào đào tạo các ngành nghề cho nông dân với mục tiêu là thay đổi nếp suy nghĩ thụ động, ỷ lại của nông dân vào nhà nước, giúp cho họ có niềm tin mãnh liệt vào khả năng của chính bản thân mình Từ đó năng động sáng tạo trong hoạt động nông nghiệp gắn với sinh kế Phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những kinh nghiệm tốt của Hàn Quốc cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam trong việc phát triển nông thôn và phát triển nguồn nhân lực nông thôn nói riêng

Việc phát triển nguồn nhân lực tập trung vào chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn cho người lao động nông thôn để tạo ra năng suất nông nghiệp cao hơn Chính phủ nhận thức được vai trò quan trọng của mình và luôn đóng vai trò là nhà đầu tư lớn nhất và toàn diện nhất vào các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động Các doanh nghiệp có trách nhiệm đưa ra nhu cầu kế hoạch sử dụng lao động, cùng với chính phủ bằng nhiều hình thức khác nhau khi triển khai các chương trình đào tạo nghề cho người lao động đang và sẽ sử dụng trong tương lai Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn, chính phủ công bố các định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đặc biệt khi nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa Đào tạo lại và đào tạo những ngành nghề mới xuất hiện khi những ngành nghề cũ mất đi được chính phủ hết sức quan tâm

Hàn Quốc đã triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ cho lực lượng lao động nông thôn có thêm việc làm, đặc biệt là lao động trẻ, lao động mới bước vào nghề Chương trình này được triển khai sâu rộng ở các vùng nông thôn Hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp là cầu nối giữa họ với các nhà nông có kinh nghiệm để giúp cho lao động trẻ sinh kế bằng các nghề trong lĩnh vực nông nghiệp Tại các trường trung học, chính phủ cũng đề ra các định hướng giáo dục một số môn học gắn với nghề mà nền kinh tế cần Kinh phí đầu tư phần lớn do chính phủ tài trợ, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào lực lượng lao động nông nghiệp Do đó tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc rất thấp, khoảng 2 - 3% trong thập niên 1970 -

1980 Thập niên 1960, kinh tế nông nghiệp chiếm tới 40% GDP thì chi phí đào tạo nghề cho nông nghiệp trong GDP giảm, công nghiệp đóng vai trò lớn 60 - 65% GDP thì việc đào tạo nghề cho các lĩnh vực công nghiệp được cho là mục tiêu quan trọng để nâng cao thu nhập của người lao động

1.3.2 Kinh nghiệm từ Đài Loan Đài Loan là một trường hợp rất đáng học tập về quy hoạch phát triển và sử dụng triệt để nguồn nhân lực tại chỗ về khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất canh tác trong nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp và các dịch vụ đi kèm với sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp Để thực hiện chiến lược này Đài Loan nhất quán việc quy hoạch phát triển chính sách tín dụng và đất đai vào các chủ thể nông dân vào quá trình hiện đại hóa công nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn Bằng quy hoạch phát triển các thể chế nông thôn ở từng vùng sinh thái, giúp cho họ tự chủ trong việc ra các quyết định phát triển các hình thức đào tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhất Chính phủ Đài Loan mạnh dạn sử dụng 2/3 tổng kinh phí viện trợ của Mỹ đầu tư cho hạ tầng cơ sở nông thôn, phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của các tổ chức nông hội So với các nước khác tại khu vực Đông Á, Đài Loan là mô hình có tốc độ chi tiêu của nhà nước dành cho giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp cao nhất

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế Đài Loan đã chuyển dịch cơ cấu mạnh từ các ngành nông nghiệp thuần nông sang nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa Trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của nông dân đã được nâng cao Áp lực về sinh kế không trở thành vấn đề đối với lao động Đài Loan Những công việc nặng nhọc như lao động trên đồng ruộng, đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc, mà trước đây nông dân Đài Loan phải làm thì nay được thay thế bằng lao động xuất khẩu từ các nước nghèo châu Á như Thái Lan, Philipin, Indonesia ,Việt Nam sang Đài Loan

Singapore là một quốc gia đô thị không có nông thôn Tuy nhiên thành công của quốc gia này cho chúng ta một bài học thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để áp dụng các thành quả khoa học, công nghệ trên diện rộng cho nền kinh tế Chiến lược này đã được triển khai từ năm 1960, bằng việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia vào hoạt động đào tạo lao động công nghiệp để nâng cao trình độ lao động đang làm việc và tạo nguồn lao động cho tương lai từ thế hệ trẻ

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Singapore khác với các nước khác là không chú ý nhiều tới các trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp mà tập trung ở hai trường đại học lớn là đại học quốc gia Singapore và đại học công nghệ Nayang Nhờ hoạt động đào tạo của hai trường đại học này mà từ năm 1990, Singapore đã thu hút được nhiều kết quả công nghệ cao, các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao và quốc tế hóa các hãng sản xuất trong nước Nhà nước đã đầu tư lớn cho hai trường đại học này, riêng đại học quốc gia Singapore đã chiếm tới 40% nhân lực khoa học công nghệ cả các nước và chiếm hơn 32% vốn đầu tư cho hoạt động R&D quốc gia

Singapore rất coi trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ thời Lý Quang Diệu còn làm thủ tướng đến nay, chiến lược đó được xem là chiến lược quan trọng nhất trong các chiến lược phát triển Chiến lược này xem xét các nội dung rất cụ thể : nhu cầu các loại nhân lực, số lượng và chất lượng cần thiết cho các ngành hiện tại và tương lai, cách thức thu hút nhân lực tài năng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế, đề ra các chính sách tạo động lực cho đội ngũ nhân lực trình độ cao phát triển các cơ hội đóng góp cho phát triển kinh tế và hưởng lợi từ những thành quả mà họ đã cống hiến

Do đó, Singapore là nơi tập trung rất nhiều các nhà khoa học công nghệ nước ngoài từ

Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu làm việc

Malaysia là một quốc gia đa chủng tộc gồm người Mã Lai, người Trung Quốc và người Ấn Độ, người Mã Lai chiếm tỷ lệ lớn hơn, nhưng số người Trung Quốc và Ấn Độ sinh sống từ xa xưa tại quốc gia này không phải là nhỏ Trình độ dân trí trước đây của người Mã Lai rất thấp, họ sống trong vùng rừng núi và hoạt động sinh kế của họ là những hình thức giản đơn và không bền vững Quốc gia Malaysia tiến bộ nhanh là nhờ chính sách phát triển nguồn nhân lực gắn liền với quá trình công nghiệp hóa Để nâng cao khả năng của nguồn nhân lực gắn với sinh kế, chính phủ triển khai các chính sách đào tạo bằng hình thức khuyến khích lao động học nghề, với nguồn học phí do nhà nước cấp Chính sách này được triển khai dựa vào quỹ phát triển nguồn nhân lực quốc gia được thành lập từ năm 1997 Thời kỳ đầu chủ yếu tập trung vào đào tạo nghề cho nông dân, nhưng giai đoạn sau với tầm nhìn 2020, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Malaysia Mahathia Mohamad, mục tiêu đào tạo hướng tới phục vụ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất hiện đại Quỹ phát triển nguồn nhân lực cung cấp học bổng cho các sinh viên trẻ học tập ở các trường đại học ngoài nước để đạt được trình độ cao hơn, như có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về khoa học công nghệ Cũng giống như Singapore, Malaysia cũng có các chính sách thu hút lực lượng lao động khoa học công nghệ từ nước ngoài Nhiều chuyên gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin đã đến Malaysia làm việc trong các trung tâm khoa học công nghệ và các công ty công nghiệp Với mức thu nhập cao, được nhận các khoản tiền thưởng đã khuyến khích các chuyên gia nước ngoài đạt được thành quả cao trong khoa học công nghệ, cống hiến cho quá trình công nghiệp hóa của Malaysia

Malaysia xác định nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công Chính vì vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng kỹ năng mới, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, từng bước cải thiện năng suất lao động Nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ tại Malaysia còn thiếu hụt so với Singapore Có một số lý do: thứ nhất, cơ cấu đào tạo không hợp lý, đào tạo ra kỹ sư công nghệ còn ít trong khi đào tạo các ngành khác còn nhiều Thứ hai, những người được đào tạo có kỹ năng về công nghệ thường sang Singapore lập nghiệp Khác với Singapore, Malaysia, Đài Loan, hai nước Philipin, Thái Lan ngoài đào tạo nghề phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thì xuất khẩu lao động là lĩnh vực hai quốc gia này cũng cho là rất quan trọng Bởi vì hàng năm kiều hối của mỗi nước gửi về khoảng 6-10 tỷ USD, trong đó phần lớn là tiền từ xuất khẩu lao động Các trung tâm đào tạo lao độngcho xuất khẩu lao động nở rộ, theo cách chuyên nghiệp, kỹ năng của lao động xuất khẩu của Thái Lan,Philipin có sức cạnh tranh cao Nhiều gia đình nông dân của họ đã nhanh chóng thoát cảnh nghèo đói

1.3.5 Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan có kinh nghiệm trong hình thành hệ thống đào tạo nghề và hướng nghiệp với 8 chương trình đào tạo Nội dung, thời gian và yêu cầu cần đạt là khác nhau, ứng với từng đối tượng lao động trong các ngành kinh tế Đào tạo người lao động nông nghiệp được xếp vào loại ngắn hạn, các trường đại học và trung cấp về nông nghiệp có trách nhiệm thực hiện các khóa đào tạo nông dân theo chương trình này Trong 4 năm 1984 đến 1988 số nông dân tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn này đã tăng từ 49.4 ngàn người lên trên 75.6 ngàn người

Cuộc khủng hoàng tài chính năm 1997 đã làm sụt giảm mạnh việc làm và thu nhập ở khu vực phi nông nghiệp, làm cho một số lượng lớn lao động mất việc làm phải trở về lại vùng nông thôn Để đối phó với tình trạng này, Bộ Lao Động và Phúc lợi xã hội Thái Lan đã ban hành chính sách mới, trong đó đặt trọng tâm vào : (i) đào tạo lại lao động cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể là lao động cạo mủ cao su, sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, trồng và thu hoạch nấm, nuôi ong lấy mật, nuôi tằm, chăm sóc, tỉa cành ở các vườn cây ăn quả; (ii) đào tạo lao động cho một số nghề trong phi nông nghiệp mới hình thành trong nông thôn ở giai đoạn này, bao gồm: chế biến, bảo quản thực phẩm, nghề thủ công mỹ nghệ gia đình và ở các doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch; (iii) đào tạo các kỹ năng marketing và buôn bán sản phẩm nông nghiệp quy mô nhỏ; (iv) hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động quay về nông thôn Bên cạnh đó, Phòng phát triển kỹ năng lao động thuộc Bộ Lao Động và Phúc lợi xã hội Thái Lan đã xây dựng chuẩn quốc gia về kỹ năng lao động với 3 mức độ từ thấp đến cao cho 43 ngành với nhiều hoạt động như: cung cấp thông tin việc làm, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ đào tạo, hội thảo về việc làm cũng được tổ chức nhiều hơn

1.3.6 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực nông thôn gắn với sinh kế phải được đặt ra trong tổng thể các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa Nói cách khác là phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được định hướng gắn kết với nguồn nhân lực của toàn bộ nền kinh tế đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GẮN VỚI SINH KẾ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Nhé

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Mường Nhé là huyện miền núi cao, vùng xa, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Điện Biên, đồng thời là huyện cực Tây của nước Việt Nam Huyện được thành lập theo Nghị định số 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 và được điều chỉnh địa giới theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Trung tâm huyện (xã Mường Nhé) cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 200 km, có tọa độ địa lý: 21 0 39’ đến 22 0 33’ vĩ độ Bắc và 102 0 11’ đến 102 0 53’ kinh độ đông

Hình 2: Bản đồ hành chính huyện Mường Nhé, Điện Biên

Nguồn: UBND huyện Mường Nhé

Tổng diện tích tự nhiên của huyện sau khi chia tách đơn vị hành chính mới là 157.372,94 ha (chiếm 16,46% diện tích của tỉnh) bao gồm 11 đơn vị hành chính xã là: Quảng Lâm, Nậm Kè, Pá Mỳ, Huổi Lếch, Mường Toong, Mường Nhé, Nậm Vì, Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu và Sen Thượng

Mường Nhé sau khi chia tách đơn vị hành chính mới là huyện duy nhất có chung đường biên giới giáp với 2 quốc gia Trung Quốc và CHDCND Lào, trong đó biên giới với Lào dài 165 km và biên giới với Trung Quốc dài 40,86 km (theo Nghị định phân giới cắm mốc Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ngày 18 tháng

11 năm 2009 tại Bắc Kinh, Trung Quốc) Trên tuyến biên giới Việt - Trung có cửa khẩu A Pa Chải

Với các vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc;

- Phía Tây Nam và Nam giáp với tỉnh Phong Sa Lỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

- Phía Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu;

- Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Địa hình của huyện Mường Nhé chủ yếu là dạng địa hình đồi núi nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Nhìn chung địa hình huyện Mường Nhé tương đối hiểm trở, bị chia cắt mạnh, diện tích đồi núi có độ dốc >25% chiếm khoảng 62 %, chủ yếu là núi đất xen kẽ các thung lũng khá lớn, có nền rắn được kết cấu bằng tập hợp các loại đá trầm tích biến chất, chạy dọc theo các suối lớn như Nậm Nhé, Nậm Ma, Nậm Mỳ… Độ cao trung bình nằm trong khoảng 700-1.500m so với mực nước biển Có thể thấy, trên địa bàn huyện Mường Nhé có 2 dạng địa hình chính là núi đất cao và thung lũng ven suối Theo điều tra của viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, địa hình của huyện Mường Nhé có thể phân cấp theo 5 cấp độ dốc:

- Loại địa hình bằng phẳng có độ dốc 3-80

- Loại địa hình có độ dốc 8-150

- Loại địa hình có độ dốc 15-200

- Loại địa hình có độ dốc 20-250

- Loại địa hình có độ dốc > 250 Đất đai của huyện Mường Nhé bao gồm 3 nhóm đất với 7 loại đất chính Trong đó các loại đất chủ yếu sản xuất nông nghiệp gồm đất phù sa sông suối và đất mùn vàng, đất đỏ vàng

2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn, sông ngòi

Khí hậu huyện Mường Nhé mang đặc trưng khí hậu vùng cao Tây Bắc với đặc điểm mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng mưa nhiều

Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 22,25 0 C Nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3 0 C, thấp nhất vào tháng 1 là 16,6 0 C Nhiệt độ tối cao là 40,9 0 C, nhiệt độ tối thấp là 39 0 C, số ngày nắng trong năm trung bình khoảng 180 ngày/năm Tổng tích ôn cả năm là 8121 0 C

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, có lượng mưa năm dao động trong khoảng 2.000-2.600mm/năm Lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa chiếm 75- 91% tổng lượng mưa năm Ba tháng mưa lớn nhất trên toàn lưu vực là các tháng 6, 7 và 8, với lượng mưa chiếm 56-62% tổng lượng mưa năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 9-25% tổng lượng mưa năm Đặc biệt lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất tháng 1, 2 và 3 chỉ chiếm 3,5-5,0% tổng lượng mưa cả năm

Số ngày mưa: theo kết quả điều tra của Viện Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Mường Nhé là khu vực có tổng số ngày mưa trung bình năm cao nhất khu vực Tây Bắc vào khoảng 180 ngày mưa/năm Vào mùa mưa, số ngày mưa trong tháng dao động trong khoảng 11-27 ngày/tháng, tháng có ngày mưa cao nhất là tháng 7, có thể dao động lên tới 15-27 ngày/tháng, trung bình là 21ngày/tháng Vào mùa khô số ngày mưa ít hơn, dao động trong khoảng 3-14 ngày/tháng, tháng có ngày mưa ít nhất thường là tháng 12 và tháng 1, trung bình là 5-7 ngày/tháng

Mường Nhé có độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 80-86% Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối có thể lên tới trên 86% Vào thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và đầu mùa mưa thường xuất hiện khô lạnh, độ ẩm không khí xuống thấp Tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 7, tháng khô nhất là tháng 3 và tháng 4

Nhìn chung về điều kiện nhiệt độ cho thấy ở đây có một mùa hè tương đối ẩm hơn so với vùng khác, lượng mưa dồi dào, điều kiện ánh sáng phong phỳ, tổng số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn và lượng bốc hơi nước cũng lớn, là một trong những vùng nóng của cả nước, song vào mùa đông ở đây cũng khá lạnh, sương muối và băng giá vẫn xảy ra

Do phụ thuộc vào cấu trúc địa hình, gió mùa Tây Nam từ tháng 3 đến tháng 7 thường gây ra hiệu ứng phơn làm cho ban ngày thường khô và nóng ở dọc theo thung lũng từ Sín Thầu tới Quảng Lâm Ngoài ra Mường Nhé còn chịu ảnh hưởng của gió Lào xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thường khô nóng và gió Đông Nam thổi vào, tháng 4 đến tháng 9 mang nhiều hơi nước và thường kèm theo những trận mưa rào

Huyện Mường Nhé nằm trong phạm vi đầu nguồn của lưu vực sông Đà, gồm có một số hệ thống suối chính như sau:

- Hệ thống suối Nậm Mo Phí:

Suối Nậm Mo Phí bắt nguồn từ dãy Phu Chu Lu San (giáp biên giới Trung Quốc) từ độ cao trên 1.000m Suối chính là lưu hợp của nhiều suối nhỏ đổ vào Suối Nậm Mo Phí chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ vào suối Nậm Ma tại khu xã

Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

- Hệ thống suối Nậm Ma:

Suối Nậm Ma bắt nguồn từ dãy núi Khoang La San có độ cao 1.865m ở biên giới Việt – Lào thuộc xã Chung Chải, chảy theo hướng Đông Bắc qua xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu rồi đổ vào sông Đà tại Pắc Ma Suối có chiều dài hơn 50 km với lưu lượng mùa kiệt hơn 4m 3 /s

- Hệ thống suối Nậm Nhé:

Dòng chính bắt nguồn từ dãy Pa Lồng vùng biên giới Việt – Lào thuộc xã Mường Nhé, ở độ cao 1.300m chảy vào trung tâm xã Mường Nhé – Mường Toong rồi hợp lưu với suối Nậm Cha đổ vào sông Đà, diện tích lưu vực tương ứng là 590km2, độ dốc trung bình khoảng 2,5 % Lưu lượng nước Nậm Nhé trong mùa kiệt hơn 6m 3 /s

Dòng chảy mùa lũ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 chiếm khoảng 80

- 85% tổng lượng dòng chảy của năm

Dòng chảy mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Trong suốt những tháng mùa khô dòng chảy chiếm khoảng 15-20 % tổng lượng dòng chảy cả năm, tháng khô kiệt nhất xảy ra trong tháng ba Nhìn chung, hệ thống suối dày đặc, mật độ suối trung bình đạt 0,55km/km 2 Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, có nhiều tiềm năng về thủy lợi và thủy điện, là điều kiện để khai thác phục vụ cho khai hoang ruộng nước thâm canh cây trồng, đặc biệt là đối với một số khu vực thung lũng suối Nậm Mo Phí, Nậm Nhé Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh, công tác chăm sóc bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn cho nên vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét, vào mùa khô sẩy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất

2.1.1.3 Những tác động của điều kiện tự nhiên đến phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình trên địa bàn huyện Mường Nhé

➢ Những nhân tố thúc đẩy

Thực trạng sinh kế của người dân ở huyện Mường Nhé

2.2.1 Các nguồn lực sinh kế đối với hộ gia đình ở huyện Mường Nhé

Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối vơi con người trong quá trình tồn tại và phát triển Trong khuôn khổ nghiên cứu tác giả đã lựa chọn hai bản đại diện có những yếu tố đặc trưng nhất của huyện Mường Nhé để điều tra cũng như thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình đó là hai bản Nậm Pố 2 (xã Mường Nhé) và bản Mường Toong 2 (xã Mường Toong) Đa số các hoạt động sinh kế của họ dựa vào nông nghiệp Hàng ngày, con người sử dụng nguồn nước, đất, không khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, môi trường đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người nơi đây

Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dung hợp lí nó một cách bền vững Mặc dầu nằm trong huyện miền núi của tỉnh Điện Biên nhưng địa thế ban cho người dân hai bản Nậm Pố 2 và bản Mường Toong 2 một diện tích đất khá màu mỡ và dồi dào, trong địa bàn hai bản diện tích đất nông nghiệp chuyên để sản xuất hoa màu cây công nghiệp dài ngày (đặc biệt cây cà phê, cao su, chè, Macca…) và cây ngắn ngày chiếm hơn 60% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này mang lại điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và lựa chọn hoạt động sinh kế hiệu quả Số diện tích đất còn lại là đất phù sa ven suối và đất trồng rừng chuyên dụng chiếm khoảng 40% tổng diện tích

Bảng 2.1: Diện tích đất đai của hộ gia đình tổ chức nghiên cứu ĐVT: (Ha)

TT Chỉ tiêu Bình quân/ hộ Bình quân/ hộ Bình quân đồng bào Thái nhập cư

3 Đất trồng cây hàng năm 0,58 0,76 0,64

4 Đất trồng cây lâu năm 0,81 1,12 0,91

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát phỏng vấn nông hộ năm 2018 Đối với nhóm hộ dân di cư (Dân tộc Mông) từ các tỉnh khác đến, mặc dù đây là nhóm cộng đồng có thời gian định cư tại huyện chưa lâu, chỉ khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tuy nhiên với đặc tính cần cù và chịu khó khai hoang đất đai, họ khai hoang cả ở những vùng đất có độ dốc rất cao nên diện tích đất của họ trong thời gian vừa qua đã tăng lên nhanh chóng và hiện nay đã vượt mức bình quân của nhóm cộng đồng hộ dân bản địa là 1,47 ha/hộ với mức diện tích bình quân của họ hiện nay là gần 2 ha/hộ Mặc dù diện tích của họ tăng nhanh chóng, nhưng họ là nhóm người chỉ mới nhập cư vào địa bàn huyện gần đây, phần lớn những diện tích đất đai phì nhiêu, có vị trí thuận lợi hay độ dốc thấp,… đều đã được nhóm hộ dân bản địa hay cộng đồng người Thái, Mông nhập cư trước đó khai thác và sử dụng, cho nên hầu hết các diện tích của họ có hiện nay không được đánh giá cao về giá trị sử dụng như vị trí xa, không chủ động được nguồn nước tưới hay có độ dốc rất lớn

Bên cạnh nguồn đất đai thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng cho hoạt động sinh kế của người dân, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác cũng như nguồn nước đều không gặp trở ngại và khó khăn trong tiếp cận Tất cả người dân trong bản đều được sử dụng nguồn nước từ các khe núi Ngoài nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ và dồi dào, thì nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu cầu của bà con Trên địa bàn có nhiều dòng suối lớn như: hệ thống suối Nậm Nhé nên người dân tận dụng nguồn nước để tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất, ngoài ra, còn có nguồn nước trong các ao, hồ, kênh, rạch người dân sử dụng vào hoạt động trồng cây lúa, tưới tiêu trong vườn Với các điều kiện thuận lợi như vậy, người dân trong bản đã khai thác tốt nguồn lợi sẵn có từ thiên nhiên

Như vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên của hai bản Nậm Pố 2 và bản Mường Toong 2 rất dồi dào và phong phú, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của người dân Người dân ở đây có đủ diện tích đất để trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp

Ngoài ra người dân ở huyện Mường Nhé có Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực phía bắc nước ta nói riêng và của cả nước nói chung Với hệ sinh thái đa dạng đặc thù như rừng tự nhiên, núi đá vôi, gò đồi với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới, gió mùa là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị Các hệ sinh thái đa dạng cung cấp nhiều loại dịch vụ như hạn chế thiên tai, giảm lũ ống, lũ quét, điều hòa nước, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan đẹp và khả năng hấp thụ CO2 lớn , đặc biệt là vùng trọng điểm biên giới có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng Cùng với sự quan tâm của nhà nước về chính sách biên giới cũng như chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có những tiềm năng cơ bản về chi trả dịch vụ môi trường nhờ vào việc phát triển các thủy điện cụ thể ngoài thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình còn có các công ty nước sạch và nhà máy thủy điện khác

Cơ cấu dân tộc tại huyện Mường Nhé rất đa dạng Hiện nay huyện Mường Nhé có 9 dân tộc thiểu số sinh sống gồm: Thái, Kháng, Mông, Kinh, Dao, Hoa, Hà Nhì, Cống, Si La Có thể nói, dân số người Si La ở trong huyện chiếm tỉ lệ thấp nhất trong huyện Đặc trưng xã hội của huyện Mường Nhé: Bản làng cũng giống như các bản làng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nhìn chung là một tổ chức xã hội nông nghiệp và là một cộng đồng về văn hoá với các quy tắc ứng xử, và quan hệ xã hội mang tính cộng đồng Mỗi bản là một đơn vị cơ bản trong hình thức cơ cấu cư trú của người dân Trong mỗi bản có một số dòng họ sinh sống, có thể nói đó là một xã hội tự quản chặt chẽ, với các cơ cấu thiết chế khá đơn giản là trưởng họ, trưởng bản rất hiệu quả

Trình độ học vấn của một vài nhóm dân tộc ở miền núi như Kinh khá cao Các nhóm dân tộc còn lại đang rất thấp chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt đối với những nhóm ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh Mặc dù nhà nước đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục này Hiện nay huyện Mường Nhé có các trường nội trú, có đầy đủ điều kiện và phương tiện cho con em các đồng bào dân tộc học tập Tuy nhiên, các điểm trường học trong bản đang rất nghèo nàn, thiếu thốn Chương trình học vẫn theo một chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi đó nhiều học sinh của nhiều nhóm dân tộc chưa nói sõi Tiếng Việt Một số trường học chưa cung cấp được đầy đủ cho học sinh những thông tin, kỹ năng phục vụ thiết thực cho cuộc sống hàng ngày của họ

Chưa được học nhiều về phương pháp phân tích, cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là những kiến thức để họ có thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho những vấn đề cụ thể của địa phương

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội đã được quan tâm và phối hợp thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tốt Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung toàn huyện đạt 15,2%

Bộ máy, đội ngũ cán bộ có vai trò rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương Cả huyện tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hóa cấp III chiếm 59,8% Tuy nhiên, số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 27,7%), chủ yếu là đào tạo hệ tại chức và cán bộ ở cơ sở có năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là khi thực hiện xây dựng nông thôn mới

Bảng 2.2 Tổng hợp trình độ cán bộ chủ chốt các xã của huyện Mường Nhé Đối tượng Tổng

Cấp 2 Cấp 3 Sơ cấp TC CĐ-ĐH

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2018)

Bảng 2.3 Tỷ lệ hộ dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất toàn huyện

TT Xã Chăn nuôi - Thủy sản Trồng trọt

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)

Qua số liệu bảng trên, ta thấy người dân đã tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất Sự tham gia tương đối đồng đều ở các xã, cao nhất là tại xã Mường Nhé và thấp nhất tại Chung Chải Tập huấn ở đây chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ thương mại và Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thì các cấp chính quyền địa phương phải tăng cường mở các lớp tập huấn về ngành nghề tiểu thủ cộng nghiệp và thương mại dịch vụ để nâng cáo trình độ hiểu biết cho người dân về lĩnh vực này

Qua điều tra, nhìn chung đa số lao động trong độ tuổi đi học chiếm tỉ lệ cao Ở nhóm hộ nghèo, tỉ lệ lao động trong độ tuổi đi học có 19 hộ chiếm tỉ lệ 65.51% trong tổng số hộ dân trong nhóm Lao động được tham gia các lớp tập huấn có 10 hộ chiếm 34.49% và không có lao động được thông qua đào tạo

Bảng 2.4 Tình hình chất lượng lao động tại hai bản Nậm Pố 2 và Mường Toong 2

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khá

Lao động trong độ tuổi đi học (học sinh) 19 65.51 70 79.54 27 81.81

Lao động được tham gia các lớp tập huấn 10 34.49 16 18.18 4 12.12 Lao động được thông qua đào tạo 0 0 2 2.28 2 6.07

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Trong khi đó ở nhóm hộ cận nghèo, lao động trong độ tuổi đi học có 70 hộ chiếm 79.54% trong tổng số hộ dân trong nhóm, lao động được tham gia các lớp tập huấn có 16 hộ chiếm 18.18% và có 2 hộ có người được thông qua đào tạo Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn thu nhập hạn chế, đời sống của hộ gia đình còn khó khăn nên không có đủ điều kiện để con em trong độ tuổi được đi học đầy đủ Tầm nhận thức của hộ gia đình còn chưa cao, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đưa con em đi học cũng như tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ dẫn tới việc tiếp thu các phương thức làm ăn mới còn chưa hiệu quả Đồng thời trình độ thấp cũng khiến cho hộ gia đình trong nhóm hộ nghèo và cận nghèo khó tìm được các công việc có mức thu nhập cao Điều này làm ảnh hưởng cuộc sống cũng như các hoạt động sinh kế của hộ đồng bào Ở nhóm hộ khá, tỉ lệ lao động trong độ tuổi đi học là 27 hộ, chiếm 81.81% trong tổng số hộ gia đình trong nhóm Số lao động được tham gia các lớp tập huấn 4 hộ, chiếm 12.12% Đặc biệt, trong nhóm hộ khá có 2 hộ được thông qua đào tạo, chiếm 6.07% trong tổng số hộ gia đình trong nhóm Cho thấy nhóm hộ khá đã biết cách đầu tư cho con em mình đề nâng cao trình độ chuyên môn Đồng thời hộ gia đình trong nhóm hộ khá đã biết tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, tiếp cận các phương pháp làm ăn mới, góp phần làm tăng thu nhập nâng cao đời sống của hộ gia đình đồng bào

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ lao động của hộ gia đình bản Nậm Pố 2 và bản Mường Toong 2

➢ Khả năng nói được tiếng phổ thông Ở nhóm hộ nghèo, có 22 hộ chỉ biết tiếng Mông chiếm 75.84% trong tổng số hộ gia đình trong nhóm hộ nghèo, số hộ gia đình biết thứ tiếng thứ hai (tiếng kinh) chỉ có

Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực ở huyện Mường Nhé

Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước với hệ thống chính sách đặc thù, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt với địa bàn huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển đáng kể Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp từ mầm non đến THPT Đặc biệt, quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường PTDTBT được nâng lên Tỉ lệ học sinh đến lớp ngày càng cao, chất lượng giáo dục từng bước phát triển vững chắc

Các chính sách dành cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người đang được thực hiện một cách có hiệu quả từ đó đã hỗ trợ cho học sinh nơi đây có điều kiện đến trường

Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn đang được hưởng các chính sách ưu đãi gồm: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua đó đã giúp họ cải thiện được cuộc sống yên tâm công tác cống hiến cho công tác giáo dục trên địa bàn huyện

Các chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống và có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Mường Nhé Tính đến tháng 12 năm 2018 toàn huyện có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tính đến tháng 12/2018: 1.101 biên chế Trong đó: Văn phòng: 10 biên chế; THCS: 349 biên chế (BGH: 23; GV: 272; NV: 54); TH: 489 biên chế (BGH: 44; GV: 368; NV: 77); MN: 253 biên chế (BGH: 30; GV: 179; NV: 44) So với định mức, thiếu: 424 biên chế Trong đó: 73 biên chế THCS (GV: 34; NV: 39); 126 biên chế TH (GV: 81; NV: 45); 225 biên chế MN (GV: 205; NV: 20)

Bên cạnh các chính sách, trong những năm qua, Huyện đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đến nay quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, mở rộng đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện, kỷ cương, nề nếp được duy trì và giữ vững Tính đến hết năm học 2018-2019 toàn huyện có 41 đơn vị trường học với 669 lớp với 16.129 h/s Trong đó có 13/41 trường đạt Chuẩn Quốc gia đạt 31,7%, tăng 4 trường so với năm học 2017-

- Cấp Mầm non: Tổng số trường 12 trường, 212 lớp: Trong đó số nhóm trẻ 28 nhóm lớp; mẫu giáo 184 lớp, riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi 123 lớp Tổng số trẻ ra lớp 5.063 trẻ (tăng

16 lớp, 646 trẻ so với năm học trước) Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp: 5020/8176 đạt 61,40% Trong đó nhà trẻ: 955/3.949 đạt 24,2%, mẫu giáo 4065/4227 đạt 96,2%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 1.356/1.365 đạt 99,3% Tỷ lệ bình quân học sinh/trường là: gần 422 học sinh/trường, bình quân trẻ/lớp là 23,9 trẻ/lớp Số trường chuẩn quốc gia 03 trường, trong đó mức độ 1: 02 trường ( trường MN Sín Thầu, MN Mường Nhé); mức độ 2: 01 trường (trường MN Hoa Ban), trong năm học có 01 trường được thẩm định, đang đợi quyết định công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 của UBND tỉnh

- Cấp học Tiểu học: có 15 trường với 281 lớp, 5.793 học sinh, giảm 24 lớp, 14 học sinh so với năm học trước Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 1.238/1.238 đạt 100%; 6-10 tuổi ra lớp: 5.678/5.681 đạt 99,9% Tỷ lệ bình quân học sinh/trường là:

386 học sinh/trường, bình quân học sinh/lớp là: 20,6 học sinh/lớp Số trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1: 04 trường (Trường PTDTBT TH Trần Văn Thọ, Tiểu học Nậm

Pố, PTDT bán trú Tiểu học Sìn Thầu và PTDT bán trú Tiểu học Leng Su Sìn)

Cấp Trung học cơ sở: có 11 trường 132 lớp, 4.033 học sinh, giảm 01 lớp, tăng 188 học sinh so với năm học trước Tỷ lệ huy động trẻ 11-14 tuổi ra lớp: 3.773/3.903 đạt 96,7; trẻ 11 tuổi vào học lớp 6: 1040/1042 đạt 99,8% Tỷ lệ bình quân học sinh/trường là: 366 học sinh/trường, bình quân học sinh/lớp là: 30,5 học sinh/lớp Số học sinh nội trú dân nuôi: 3.236/4.033 đạt 80,2% Số trường đạt chuẩn Quốc gia: 04 trường (PTDT bán trú THCS Mường Nhé, PTDT bán trú THCS Nậm Kè, PTDT bán trú THCS Quảng Lâm và PTDT bán trú THCS Chung Chải)

Cấp THPT: Có 02 trường 35 lớp với 1.088 h/s và 01 Trung tâm GDTX có 09 lớp bổ túc văn hóa với 152 học sinh và 02 lớp trung cấp nghề với 64 học viên Số trường Chuẩn Quốc gia: 01 trường (PTDT nội trú THPT Mường Nhé)

Từ các chương trình, dự án của Nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương, đến nay huyện Mường Nhé đã xóa bỏ được phòng học 3 ca, phần lớn phòng học tạm; tạo điều kiện cho hàng nghìn học sinh được ngồi học trong các phòng học kiên cố và giải quyết điều kiện chỗ ở cho hàng trăm giáo viên Cơ sở vật chất, thiết bị trường học phục vụ hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục của huyện được quan tâm đầu tư, đã góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục Toàn huyện hiện có 676 phòng học (326 kiên cố, 116 bán kiên cố, 129 nhà gỗ và lắp ghép, 60 mô hình ba cứng, 45 tạm, tranh tre, nứa, lá); 257 phòng công vụ (113 kiên cố, 114 bán kiên cố, 21 nhà gỗ và lắp ghép, 02 mô ba cứng, 12 tạm); 376 phòng nội trú (40 kiên cố, 247 bán kiên cố, 28 nhà gỗ và lắp ghép,

85 mô ba cứng, 13 tạm); 133 phòng học chức năng; 38 trường có công trình nước khe tự chảy hoặc sử dụng nước ngầm; 38 trường có công trình vệ sinh hợp vệ sinh

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, các cơ sở giáo dục của huyện còn góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Nhiều xã đã vận dụng sáng tạo giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho học sinh trong các trường học như: Sưu tầm, biên soạn tài liệu giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức ở địa phương đưa vào giảng dạy trong trường học Hiện, toàn huyện chính thức triển khai dạy và học 2 thứ tiếng DTTS (Mông, Thái) Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, khơi lên niềm tự hào, tạo hứng thú đến trường đối với học sinh Việc dạy tiếng DTTS được thực hiện tại 7 xã trong toàn huyện, với quy mô 7 trường; 32 lớp, với hơn 1530 học sinh (Nguồn Báo cáo kinh tế - xã hội huyện năm 2018)

2.3.2 Công tác đào tạo nghề

Trong những năm qua trung tâm dạy nghề huyện Mường Nhé đã đa dạng hóa các hoạt động tuyển sinh, chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề cho người dân, bám vào định hướng của huyện, Tiếp tục mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Nhé nói riêng

Quan điểm phát triển nguồn nhân lực găn với sinh kế

Huyện Mường Nhé là một trong số 61 huyện nghèo nhất của cả nước là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên, đất rộng, tiềm năng phát triển rừng và chăn thả gia súc lớn Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng ngày càng bị cạn kiệt do khai thác không có quy hoạch và hiện tượng đốt rừng làm nương dãy đã là diện tích rừng bị thu hẹp Diện tích đất hoang hóa bạc màu ngày càng tăng, do đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng

3.1.1 Đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển, bền vững các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung và huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nói riêng Chúng ta đặt con người vào vị trí trung tâm để vừa khơi dậy tiềm năng của mọi cá nhân và của cộng đồng, vừa hướng tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, gắn phát triển với từng bước thực hiện công bằng xã hội

3.1.2 Đào tạo nghề phải gắn liền với tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động

Quá trình tạo việc làm và điều chỉnh cơ cấu trạng thái việc làm phải đảm bảo thỏa mãn được cả hai mục tiêu kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội, giải quyết những vấn đề trước mắt và chuẩn bị các điều kiện cho các bước phát triển về sau Việc tăng số lượng người được đào tạo trong độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp giảm áp lực việc làm trong những năm trước mắt và có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo Đào tạo và tự đào tạo nghề để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm là trách nhiệm của mọi người dân, người lao động phải chủ động tự tạo và tìm kiếm việc làm trong khuôn khổ luật pháp quy định

Phải chủ động và tích cực nâng cao tính năng động, khả năng thích nghi của nguồn nhân lực với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.1.3 Huy động mọi nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn ngoại lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phát triển sinh kế cho người dân

Huyện miền núi Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cũng như các vùng miền khác trong cả nước đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó muốn thực hiện thành công sự nghiệp đó phải phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực bên trong, kết hợp với thu hút mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài gồm cả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn của tỉnh, vốn thu hút từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn hình thành quỹ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực và các cá nhân người lao động Xây dựng và phát triển mạng lưới đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực, phải dựa trên những tính toán về khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực nội sinh và thu hút nguồn lực bên ngoài để đầu tư cho phát triển

Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư để phục vụ cho việc phát triển sinh kế hộ gia đình tại các xã, bản Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khơi dậy sự sáng tạo, cần cù lao động của người dân, vận dụng những hương ước, quy ước của bản, làng vào phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

3.1.4 Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động

Trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đào tạo phát triển nguồn nhân lực Do đó chúng ta phải mở rộng quan hệ để học tập kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động phục vụ sản xuất, từng bước tạo cơ hội cho họ làm chủ thiết bị, làm chủ công nghệ; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực thích ứng với thị trường sức lao động quốc tế.

Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực gắn với sinh kế hộ gia đình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 85 1 Phát triển dân số có kế hoạch, nâng cao đời sống vật chất và chăm sóc sức

Các chính sách sử dụng lao động và đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như đầu tư cho đào tạo nghề cần phải được sự hậu thuẫn về nhiều mặt để làm thay đổi về nhận thức và quan điểm của xã hội, của các bậc phụ huynh và bản thân người lao động Một xã hội học tập phải được bắt nguồn từ một xã hội lao động Mọi chính sách bao giờ cũng phải khuyến khích để tạo nên một xã hội hăng say lao động, tiến tới một xã hội học tập Trong đó mọi người dân đều chăm chỉ làm việc và từ đó nảy sinh nhu cầu học tập để đáp ứng nhu cầu làm việc và đi đến một xã hội mà mọi người dân đều mong muốn học tập để nâng cao trình độ suốt đời, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đối với Huyện ủy: Cần ban hành nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện để thống nhất lãnh đạo trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tạo sinh kế cho người dân Đối với Hội đồng nhân dân huyện: Cần nghiên cứu, ban hành cơ chế giám sát việc thực hiện các chính sách cho người dân Đối với UBND huyện: Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các xã trong việc đào tạo nguồn nhân lực tạo sinh kế cho người dân Ủy ban mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Tuyên truyền, nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế tận dụng hết nguồn lực sẵn có tại địa phương Ra lời kêu gọi và xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua tham gia vào các hoạt động sản xuất của điạ phương

3.2.1 Phát triển dân số có kế hoạch, nâng cao đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Thực hiện tốt chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Mường Nhé cần giải quyết một số vấn đề bức xúc và cơ bản: Coi việc giảm sinh đối với người dân cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình dân số, tiếp tục duy trì mức giảm sinh, đặc biệt là số người sinh con thứ ba trở lên để tiến tới ổn định quy mô gia đình, quy mô dân số hợp lý; giải quyết từng bước về chất lượng dân số, nâng cao thể lực, trí lực của con người Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc phấn đấu đạt mức sinh thay thế bình quân của các huyện miền núi vào năm 2020 Để có quy mô dân số hợp lý đến năm 2025, phù hợp với sự phát triển của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản Quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho những người có công với đất nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

3.2.2 Quy hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề

Tiến hành sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và loại hình đào tạo nghề Tập trung đầu tư xây dựng trong đó chú trọng đào tạo nghề gắn với quy mô lao động sản xuất hộ gia đình Tập trung đào tạo các nghề gắn với trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế từ rừng

3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với người học và người dạy nghề cho người dân tộc thiểu số

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động ở các huyện miền núi huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo trong nhân dân còn cao, đòi hỏi cần phải có chính sách riêng, mang tính đặc thù mới giúp cho người lao động miền núi được học nghề và làm cơ sở cho xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững Các chính sách ở đây phải thể hiện được sự quan tâm và đáp ứng được yêu cầu của cả người học và người dạy

3.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên thời kỳ 2011-

2020 đã chỉ rõ: Từ nay đến năm 2025 cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, điện, đường, trường, trạm, các điều kiện đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, gắn đào tạo với nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong huyện

Cần tập trung thực hiện hệ thống giao thông nông thôn, phát triển các hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất

Việc huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất cho các hộ gia đình là nhu cầu thiết yếu bởi lẽ thiếu nguồn vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn này Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa là trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn Về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn từ bên ngoài với số lượng lớn Vì vậy cần có một cơ chế cho các hộ gia đình vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, cụ thể là:

- Cho vay đúng đối tượng: đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên các hộ nghèo

- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: đối với những hộ khá cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với những hộ nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… và có sự ưu đãi về lãi suất cho nhóm hộ này

- Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, thông qua các hoạt động khuyến nông

3.2.5 Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ gia đình

Phát triển bền vững toàn diện nguồn lực sinh kế của hộ đồng bào trên địa bàn Trong đó điều quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn lực con người thông qua ưu tiên giáo dục và đào tạo nghề Việc đào tạo nghề phải gắn với những công việc phù hợp của địa phương và những nghề đang có xu hướng chuyển dịch

Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, du nhập và phát triển các nghề mới, đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp và xuất khẩu lao động Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, nhất là những có sở có khả năng sử dụng nhiều lao động Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các xã, thị trấn và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn miền núi

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của một quốc gia, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân

Xây dựng và ban hành một số chính sách ưu tiên phù hợp với đặc thù miền núi huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để khuyến khích tạo mở việc làm cho người lao động:

Chính sách cho người lao động vay vốn để học nghề, đóng góp cổ phần, thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ người sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nông sản hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng sản xuất để thu hút lao động

Kiến nghị và đề xuất

Qua thực hiện đề tài, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất sau đây:

3.3.1 Đối với tỉnh Điện Biên

Rà soát lại các cơ chế chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, từ đó, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của hộ gia đình gắn với sinh kế

Cần huy động đa dạng các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ như: chương trình xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, chương trình nước sạch, xây dựng hệ thống y tế cơ sở, kiên cố hóa trường lớp học để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế cho người dân

Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện chương trình, các dự án Phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, các dự án đầu tư khác có khả năng thu hồi vốn như: cung cấp điện, nước sạch, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường Tăng cường sự hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng cho các hộ gia đình, các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh

Cần nhận thức rõ hơn lợi ích của phát triển năng lực của bản thân đối với sinh kế hộ gia đình mình

Tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao những kĩ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sinh kế khác nói chung để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đồng thời tập trung tự nâng cao năng lực cho bản thân để thay đổi chiến lược sinh kế trong tương lai gần Tạo điều kiện để cho con em đến trường học tập để nâng cao năng lực cho nguồn lao động trong tương lai

Tích cực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ vào triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương Có ý thức, trách nhiệm trong tham gia quản lý và sử dụng cơ sở vật chất của địa phương có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình và xã hội.

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w