1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện mường nhé tỉnh điện biên

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Mường Nhé Tỉnh Điện Biên
Tác giả Trần Thị Tâm
Người hướng dẫn TS. Ngô Văn Vũ
Trường học Đại học Hòa Bình
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU (12)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (14)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (16)
    • 6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (18)
    • 7. Kết cấu của luận văn (19)
  • II. NỘI DUNG (20)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (20)
    • 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài (20)
      • 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp (20)
      • 1.1.2. Kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề liên quan (20)
      • 1.1.3. Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế (21)
    • 1.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp (25)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp (25)
      • 1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp (26)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp (31)
      • 1.3.1. Yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (31)
      • 1.3.2. Yếu tố thị trường ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp (32)
      • 1.3.3. Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (33)
      • 1.3.4. Yếu tố nguồn lực đầu tư sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp (33)
      • 1.3.5. Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất (33)
      • 1.3.6. Yếu tố khoa học – công nghệ (34)
      • 1.3.7. Yếu tố về cơ chế chính sách nhà nước về PTKT nông nghiệp… (0)
    • 1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Mường Nhé (35)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (35)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (38)
      • 1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Mường Nhé (41)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ 2015 – 2017 (45)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (45)
      • 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên (45)
      • 2.1.2. Về kinh tế - xã hội (54)
    • 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (62)
      • 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại (62)
      • 2.2.2. Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp (70)
      • 2.2.3. Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp (80)
      • 2.2.4. Phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội (87)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé (88)
      • 2.3.1. Yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (88)
      • 2.3.2. Yếu tố về vốn và thị trường (0)
      • 2.3.3. Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp… (90)
      • 2.3.4. Yếu tố về năng lực của chủ thể sản xuất (0)
      • 2.3.5. Yếu tố về khoa học công nghệ (0)
      • 2.3.6. Các cơ chế chính sách (91)
    • 2.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (91)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (91)
      • 2.4.2. Những hạn chế (94)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé (98)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (101)
      • 3.1.1. Quan điểm (101)
      • 3.1.2. Mục tiêu (101)
    • 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (103)
      • 3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối về phát triển nông nghiệp (103)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế hiện có (104)
      • 3.2.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (105)
      • 3.2.5. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến thị trường (108)
      • 3.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và lao động (109)
      • 3.2.7. Về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (110)
      • 3.2.8. Tăng cường nhận thức, năng lực cho nông hộ (110)
    • 3.3. Một số kiến nghị (111)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ (111)
      • 3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Điện Biên (112)
      • 3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Mường Nhé (112)
    • III. KẾT LUẬN (115)

Nội dung

Trong Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn là: “xây dựng nền nông nghiệp th

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Tính đến cuối năm 2017 nước ta có hơn 64,9% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn Vì vậy, trong mọi giai đoạn phát triển của nước ta nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính nông nghiệp tạo ra phần lớn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số

Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một nước xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần phát triển kinh tế; Mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 2017 còn 16,32%, nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 44,3% lao động nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hơn thế nữa, nếu để nông nghiệp tự vận động thì không thể có sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và coi đó là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn là: “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”

Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp của Mường Nhé được chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 đạt 2,2%; năm 2015, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 52,8% trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn, sản lượng lương thực năm 2015 đạt 21.285 tấn, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực và có sản phẩm bán ra trên thị trường Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: vùng trồng cây cam (xã Mường Nhé), cây Dong riềng (xã Chung Chải), cây Dứa (xã Nậm Vì) [10] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Nhé lần thứ 14, Nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: “phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và người dân; là cơ sở để giảm nghèo nhanh và bền vững và xây dựng nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”

Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở huyện Mường Nhé với việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn vẫn còn có những vấn đề cần quan tâm là: Diện tích hoang hóa còn nhiều; xu hướng độc canh trồng lúa nương theo hình thức luân canh chiếm tỷ lệ tương đối lớn, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng nhưng chưa phát triển được; Tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân vùng nông thôn làm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp kém;

Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận người dân thiếu đói, thiếu đất sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn đến hệ lụy di cư tự do, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

Kinh tế nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm tất yếu cho xã hội, mà khu vực thành thị không thay thế được, như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp, Nói chung phát triển kinh tế nông nghiệp không những nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên nói riêng mà còn là một chiến lược lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải quyết việc làm, hạn chế làn sóng dân di cư tự do, phá rừng làm nương rẫy góp phần bảo vệ môi trường, ổn định an ninh chính trị do đó, cần được quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế.

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Thời gian qua kể từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng đổi mới của Đảng ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp với những mức độ khác nhau đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu viết về vấn đề liên qua đến phát triển kinh tế nông nghiệp như:

- Luận án tiến sĩ, Nguyễn Phương Bắc ,Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh” : Luận án cũng đã nêu ra Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong nền kinh tế của một quốc gia Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế và định hướng, giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế ở Bắc Ninh, nhưng về phạm vi, thời gian và mức độ nghiên cứu và đánh giá của luận án là có sự khác nhau

- Đề tài luận án tiến sỹ: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 –2010”, của NCS Trần Đức Lộc, năm 2005 Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nghiên cứu sâu và tương đối kỹ vào lĩnh vực hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư Làm rõ thêm các cơ sở lý luận về đầu tư phát triển nói chung và việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào là hợp lý nhất Hiệu quả nhất, nhưng tác giả cũng chưa nghiên cứu sâu về đầu tư phát triển kinh tế của một vùng hoặc địa phương nhất định;

- Đào Thế Anh, GS.VS Đào Thế Tuấn, TS Lê Quốc Doanh, Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Na, năm 2015 Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Điện Biên theo các tiêu chí của phát triển nông nghiệp bền vững Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020

Tuy nhiên đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Mục tiêu nghiên cứu

3.1.Mục tiêu chung Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong thời gian qua; Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống dân cư, từng bước hệ thống hóa nông nghiệp ở huyện Mường Nhé trong thời gian tới

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp cấp huyện

- Nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình PTNN tại huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-

- Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Nội dung nghiên cứu: Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện: chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại, phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp; phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp; phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội

- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên

- Thời gian nghiên cứu năm 2015 - 2016 - 2017

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu đại diện cho 3 tiểu vùng khác nhau của huyện đó là: xã Nậm Kè ở phía Tây Nam, xã Nậm Vì ở phía Nam, xã Sín Thầu ở phía Bắc (điều tra từng bản trong từng xã), những xã này có thể đại diện cho từng vùng và cho huyện

5.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội

Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong nước có liên quan đến phát triển nông nghiệp, thông qua các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố như: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên và huyện Mường Nhé qua các năm; tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; văn bản của UBND huyện, tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh Điện Biên, tài liệu trên internet như các trang Website, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác,

5.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các hộ nông nghiệp trên địa bàn Đây là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan

Phương pháp được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp:

- Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (phiếu điều tra) đã chuẩn bị trước để phỏng vấn nông hộ Sử dụng phương pháp này để điều tra hộ nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp Nội dung thông tin cần thu thập ở hộ sản xuất nông nghiệp gồm thông tin về hộ: danh tính, nghề nghiệp (thuần nông, hỗn hợp), phân loại kinh tế hộ, quy mô sản xuất (diện tích canh tác, số thửa ruộng, số đầu gia súc, )

Luận văn đã thực hiện điều tra ở 03 xã đại diện cho 03 tiểu vùng khác nhau của huyện Chọn các hộ để điều tra phân theo hiện trạng kinh tế hộ, không chọn các hộ không liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có cả các giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo trong xã (xác định hiện trạng kinh tế hộ trước khi tiến hành điều tra theo danh sách của trưởng bản) Các hộ được lựa chọn để điều tra phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Qua sử dụng phiếu điều tra, tổng hợp và phân tích đánh giá của người dân về thực trạng và những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông hộ dưới góc độ của chính các hộ dân

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đối với các đại diện khối kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp…

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình cơ sở hạ tầng ở địa phương, cơ sở vật chất và điều kiện sống của người dân

- Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phương pháp của thống kê

Công cụ xử lý và tính toán: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu đã thu thập được Các thông tin định lượng và định tính trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu (n) như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE), hệ số biến động (CV%),

- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân chia tổng thể thống kê thành các tổ có tính chất khác nhau (phân chia theo thành phần kinh tế, theo thu nhập ) để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thu thập được, phân chia theo các tiêu thức, chỉ tiêu phù hợp với mục đích, nội dung nghiên cứu

- Phương pháp đồ thị thống kê: Trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê (biểu đồ cơ cấu ngành, đồ thị tốc độ tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất, ) để trình bày các đặc điểm số lượng của nội dung nghiên cứu Từ đó phân tích được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ

- Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:

Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai

Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm…) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Thông tin chung của hộ:

+ Đặc điểm và danh tính hộ: họ tên, địa chỉ, học vấn, lao động, nhân khẩu, ngành nghề, phân loại kinh tế hộ,…

+ Nguồn lực đất đai: Các loại đất đai, đất thuê mướn,…

+ Cây trồng: Số hộ trồng, diện tích cây trồng, giá trị sản xuất, thay đổi diện tích đất canh tác quan 3 năm qua,…

+ Vật nuôi: Số hộ nuôi, số đầu vật nuôi, giá trị sản xuất vật nuôi,… + Thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập + Khó khăn, thách thức trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi,…

- Thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã (Thu thập qua số liệu thứ cấp)

- Phát triển kinh tế nông nghiệp về lượng:

+ Quy mô sản xuất: diện tích canh tác, nhân khẩu, lao động, số thửa ruộng, + Sản lượng

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất,…

+ Tăng trưởng trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp

- Phát triển kinh tế nông nghiệp về chất:

+ Chuyển đổi diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất

+ Tăng năng suất nông nghiệp

+ Giải quyết việc làm và tăng thu nhập lao động nông nghiệp.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bản luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

- Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản Theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có, đó là:

- Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu

- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội đã khẳng định: Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng, xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có ăn, có mặc và những tư liệu sinh hoạt khác do nông nghiệp cung cấp

1.1.2 Kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề liên quan

1.1.2.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp là nghành cơ bản, là ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm lãnh thổ kinh tế nông thôn Kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan có liên quan trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận của đề tài

- Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản Theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có, đó là:

- Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu

- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội đã khẳng định: Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng, xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có ăn, có mặc và những tư liệu sinh hoạt khác do nông nghiệp cung cấp

1.1.2 Kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề liên quan

1.1.2.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp là nghành cơ bản, là ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm lãnh thổ kinh tế nông thôn Kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan có liên quan trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất

Kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế của sản xuất nông nghiệp: mối quan hệ giữa người và người, tác động và sự vận dụng cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả Lâm nghiệp và ngư nghiệp; theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi Ở luận văn này, tôi tiếp cận, nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa hẹp của nó

1.1.2.2 Vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

- Cung cấp yếu tố đầu vào ngành công nghiệp và khu vực đô thị

- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

1.1.3 Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế a) Kinh tế học Mác - Lênin

- Học thuyết kinh tế của Các Mác:

Các Mác là người kế thừa có chọn lọc những tư tưởng khoa học của các nhà kinh tế trước đó người đứng gần Mác nhất là Adam - Smít và Ricácđô

Trong quá trình phân tích Mác đã chỉ ra việc chuyển xã hội từ nền kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa là một tất yếu Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế từ chậm phát triển sang phát triển

Nền kinh tế sinh tồn, tự cấp tự túc đó chính là nền kinh tế mà nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, vậy để phát triển phải làm chuyển động ngành này

Trong các lý thuyết của Mác, học thuyết về phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành kinh tế quốc dân có nói tới khía cạnh nông nghiệp là một ngành sản xuất Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm "cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa"

Có ba loại phân công:

+ Phân công lao động chung thành những ngành lớn

+ Phân công lao động đặc thù (loại và thứ)

+ Phân công lao động cá biệt trong xưởng thợ

Và cơ sở của mọi sự phân công đó là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau và giữa thành thị với nông thôn Những sự tách rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có sự nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nông nghiệp phải đạt tới một sự phát triển nhất định

Trong học thuyết về địa tô, Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nông nghiệp trong những điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và chất lượng của đất đai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất Và việc đầu tư tư bản vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật, thâm canh, Lý luận về địa tô của Mác là một chỉ dẫn về một nền nông nghiệp phát triển không chỉ tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao Tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hàng hóa đạt đến nền nông nghiệp của kinh tế thị trường [9]

- Học thuyết kinh tế của V.I.Lênin:

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga" phân tích sự giải thể của công xã nông thôn dẫn đến một sự phân hóa và phân tầng xã hội của nông thôn, tới sự mở rộng sản xuất hàng hóa và do đó tới chủ nghĩa tư bản

Tư tưởng cơ bản của Lênin ở đây là nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự giải thể nền sản xuất truyền thống và sản xuất hàng hóa là con đường dẫn đến phát triển Ông còn nhấn mạnh đến sự xuất hiện một thứ chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp tức là phát triển một nền nông nghiệp thương phẩm

Mùa xuân 1921 Lênin đã đề ra "chính sách kinh tế mới" hay mô hình NEP như một chiến lược quá độ dần dần sang chủ nghĩa xã hội [9]

Phát triển kinh tế nông nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp a) Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu KT-XH, phải phản ánh được nội dung cơ bản: Sự tăng lên về qui mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải, vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước[6] b) Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát triển kinh tế nông nghiệp là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo những khía cạnh sau:

- Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp;

- Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp;

- Giải quyết tốt vấn đề môi trường [6] c) Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp

- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài;

- Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu;

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn;

- Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững[6]

1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp

1.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là số lượng của các bộ phận hợp thành của kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ảnh mặt lượng và mặt chất của sự tăng trưởng Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm có[1]:

+ Cơ cấu vùng lãnh thổ

+ Cơ cấu thành phần kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm nhiều bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với nhau Những bộ phận này được coi như là các phần tử trong một cấu trúc có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử này hay sự biến đổi của một yếu tố làm cho phần tử này thay đổi thì cũng làm cho các yếu tố khác của phần tử khác thay đổi và kéo theo đó là những biến đổi của cấu trúc Làm thay đổi các phần tử bên trong một cấu trúc chính là làm thay đổi cơ cấu hay là chuyển dịch cơ cấu Như vậy, có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ trạng thái này tới trạng thái khác tối ưu hơn thông qua sự quản lý, điều khiển của con người theo đúng quy luật khách quan

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ mới Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quôc gia trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với quá trình tái phân công lao động xã hội, tạo ra hệ thống kinh tế nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tối ưu các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật,…), đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý tạo điều kiện để ngành nông nghiệp nhanh chóng thích ứng với yêu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; góp phần duy trì có hiệu quả nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời góp phần thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

1.2.2.2 Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp

Chuyên môn hoá sản xuất là quá trình tập trung lực lượng sản xuất của một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hoá phù hợp với điều kiện của đơn vị đó cũng như với nhu cầu của thị trường

Mục đích của chuyên môn hóa là tập trung các điều kiện sản xuất để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên từng vùng, từng địa phương, cơ sở

Chuyên môn hoá sản xuất, hay chuyên canh trong nông nghiệp có sự khác nhau căn bản so với độc canh Điều đó được thể hiện ở mục đích của sự tập trung lực lượng sản xuất của đơn vị là để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, nó khác hẳn với mục đích của độc canh – tạo ra sản phẩm để tự tiêu dùng Sự giống nhau về hình thức giữa độc canh và chuyên canh là ở sự tập trung lực lượng sản xuất để sản xuất một hay một số sản phẩm dễ dẫn đến sự lầm lẫn về mặt lý luận cũng như thực tiễn khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp

Chuyên canh và độc canh được phát triển ở các trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất xã hội. Để đánh giá trình độ chuyên môn hoá của một vùng, có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu, trong đó, chỉ tiêu chính là tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá trong tổng giá trị sản xuất, các chỉ tiêu bổ sung là qui mô giá trị sản phẩm hàng hoá, tỷ trọng đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm hàng hoá…

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cũng như xuất phát từ những yêu cầu về sinh thái, về thị trường, về tài chính của doanh nghiệp, nên các vùng chuyên canh trong nông nghiệp thường phải kết hợp với phát triển đa dạng một cách hợp lý Sự kết hợp đó phải tuân thủ nguyên tắc là: không được cản trở sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hoá và tốt nhất là tạo điều kiện cho sản phẩm chuyên môn hoá phát triển.

Trong điều kiện của Việt Nam, chuyên môn hoá kết hợp với phát triển đa dạng hoá thường được thực hiện dưới một số hình thức chính sau đây:

Thứ nhất, bên cạnh sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá, doanh nghiệp còn có thể phát triển một số sản phẩm khác để tận dụng những yếu tố nguồn lực mà việc sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá chưa sử dụng hết, thường thì đó là những thửa đất không phù hợp để phát triển cây trồng chính, hoặc là để tận dụng lao động nhàn rỗi ngoài thời vụ của sản xuất sản phẩm chính… Sản phẩm sản xuất thêm theo cách này thường không liên quan đến sản xuất sản phẩm chính, xét về mặt kỹ thuật.

Thứ hai, trong vùng chuyên canh một loại cây trồng nào đó, có thể trồng xen những loại cây khác Việc trồng xen này phải tuân thủ nguyên tắc cây trồng xen không được cản trở, cạnh tranh về dinh dưỡng với cây trồng chính Trên thực tế, ở Việt Nam thường thấy các hình thức trồng xen như: khi cây lâu năm chưa khép tán, người ta trồng xen các loại cây họ đậu để tận dụng đất trống; hoặc có một số vùng nông dân trồng xen ngô và đậu; …

Thứ ba, có thể thấy hình thức trồng gối vụ ở vùng chuyên môn hoá

Mục tiêu của trồng gối vụ chủ yếu là để tranh thủ thời vụ, tăng thêm vụ gieo trồng, tăng năng suất ruộng đất

Trong quá trình kết hợp chuyên môn hoá với phát triển đa dạng hoá trong nông nghiệp cần lưu ý rằng, ngoài những mục đích truyền thống của sự kết hợp đó, cần hướng tới mục đích phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, nền nông nghiệp sạch; ít dùng thuốc trừ sâu hoá học, ít dùng thuốc diệt cỏ hoá học…

1.2.2.3 Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp là việc phối hợp các nguồn lực, điều kiện của sản xuất nông nghiệp thông qua việc thiết lập các hình thức kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của sản xuất nông nghiệp Do đó, phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, chính là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với qui mô và trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm không chỉ tạo ra sản lượng cao mà còn đem lại giá trị kinh tế cao của nông sản sản xuất ra; ngoài ra, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng là một trong những nội dung quan trọng của phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp

1.3.1 Yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Các yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành các cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên một vùng lãnh thổ gồm có: Khí hậu, nguồn nước, đất đai và hệ sinh vật

Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn rộng lớn và đối tượng khai thác là sinh vật nuôi trồng gắn liền với vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, chế độ thuỷ văn, ánh sáng, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên,… Đây là các yếu tố tiền đề cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp

Vấn đề căn bản là lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu nghề nghiệp để huy động và khai thác có hiệu quả nhất những lợi thế so sánh về tự nhiên, tránh và hạn chế rủi ro cũng như những tác động bất lợi của tự nhiên để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế thị trường

Do vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp phải trên cơ sở bố trí được cơ cấu cây trồng, vật nuôi tương thích với điều kiện thổ nhưỡng, chế độ thuỷ văn, ánh sáng, khí hậu, phải tôn trọng các quy luật tự nhiên để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất, đảm bảo mức sinh lời lớn với chi phí thấp, qua đó đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

Ngày nay, mặc dù khoa học – công nghệ đã phát triển đến trình độ rất cao, con người đã tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhưng để có một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhất thiết phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của con người nhằm tranh thủ tốt nhất những lợi thế của tự nhiên để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao nhất[17]

1.3.2 Yếu tố thị trường ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp

Thông qua quan hệ cung - cầu, giá cả thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp, yếu tố này chi phối rất lớn đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi Bởi vì, trong kinh tế thị trường những sản phẩm nào có lợi nhuận cao, thị trường ổn định thì các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã sẽ đầu tư vốn để phát triển

Thông qua những chức năng như điều tiết và kích thích sản xuất, thông tin tín hiệu cho người sản xuất và quản lý, thị trường tác động mạnh đến sự cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp Bởi vì, mục đích của người kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, nếu có thị trường ổn định để tiêu thụ hàng hoá, giá cả có thể chấp nhận được thì đó là căn cứ, là tiếng gọi đối với nhà đầu tư kinh doanh nông nghiệp

Quy mô, cơ cấu và động thái của thị trường chi phối rất lớn và có thể nói là yếu tố quyết định đối với người sản xuất - kinh doanh, chi phối quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trong nền kinh tế thị trường, cả 3 vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều do thị trường quyết định Thị trường không chỉ quyết định về số lượng mà còn về chất lượng, cơ cấu, mẫu mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Thị trường tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của cơ sở kinh tế, đến xu hướng phân công lao động, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân Do vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp có hiệu quả phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để làm định hướng cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi Thị trường có vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, là điều kiện thúc đẩy thị trường nông nghiệp phát triển Tuy nhiên, nếu để thị trường phát triển tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối, do đó cần phải có sự quản lý của Nhà nước để điều tiết thị trường

1.3.3 Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt,… là điều kiện, là tiền đề cho sản xuất hàng hoá Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển kinh tế nông nghiệp

1.3.4 Yếu tố nguồn lực đầu tư sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp

Vốn đầu tư cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp Có vốn mới giải quyết được vấn đề tăng cường cơ sở kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và ổn định, phải tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng như các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan khác

1.3.5 Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất

Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề truyền thống cũng chi phối mạnh mẽ đến bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm ở mỗi vùng, mỗi địa phương Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế nông nghiệp Muốn phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH tất yếu phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lực lượng lao động là nhân tố hàng đầu Chỉ có đội ngũ lao động với chất lượng cao, cơ cấu hợp lý mới có khả năng tiếp thu được khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học, sinh học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

1.3.6 Yếu tố khoa học – công nghệ

Tiến bộ khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho phép tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng và năng suất cao hơn Những thành tựu và kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn cũng tác động tích cực đến việc nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức kinh tế cho nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Khoa học - công nghệ phát triển đã tạo cho người nông dân nhiều giống mới với phẩm chất tốt, cho phép đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, cho phép thực hiện phân công lại lao động xã hội Khoa học - công nghệ phát triển sẽ hạn chế được những yếu tố bất lợi của tự nhiên, kinh tế và xã hội

Sự phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lao động và sự tiếp cận của nền kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định

Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Mường Nhé

Ở vùng núi phía tây bắc của Tổ quốc, huyện văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Yên Châu của tỉnh Sơn La là huyện có nhiều điểm tương đồng với huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như nhau, có nền nông nghiệp truyền thống, có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng chung sống Từ một nền kinh tế thiếu vốn và kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhưng sau một thời gian ngắn việc phát triển kinh tế xã hội của huyện văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Yên Châu của tỉnh Sơn La rất lớn trong đó phát triển kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc chọn huyện văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Yên Châu của tỉnh Sơn La để làm bài học kinh nghiệm cho huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là phù hợp

1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, chỉ với 28,8% và đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần, thế nhưng kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi đang có những đóng góp không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế của huyện Văn Chấn

Nhìn vào lĩnh vực chăn nuôi của huyện Văn Chấn, không khó để nhận ra những tín hiệu vui khi chăn nuôi đã trở thành một nghề cho thu nhập khá hơn hẳn Nếu trước đây, một trong những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi của địa phương chưa thực sự phát triển, là do chưa có chính sách cụ thể cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; hình thức chăn nuôi lạc hậu, nông dân chủ yếu chăn nuôi quảng canh theo cách chăn thả tự nhiên; con giống chưa được lựa chọn tốt, phần nhiều vẫn là giống địa phương, thì nay những yếu tố này đã căn bản được đáp ứng bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ trên cơ sở các chính sách, chương trình, dự án khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh, cũng như các chính sách lồng ghép Qua đó, tạo đà cho nghề chăn nuôi ở địa phương phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân Đặc biệt, những địa phương vùng khó khăn, trước đây chưa chú trọng phát triển chăn nuôi, nay đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình trang trại

Sùng Đô - 1 trong 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, lĩnh vực chăn nuôi đang có sự chuyển dịch mạnh về phương thức từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán chăn thả Ở Sùng Đô hiện nay, mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn quy mô trên chục con trở lên hiện đã có tới vài chục hộ

Phù Nham là xã rộng lớn nằm trong vùng lòng chảo Mường Lò, chăn nuôi hiện đang chiếm khoảng 40% tỷ trọng của nền kinh tế địa phương Nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi trong dân đang cho hiệu quả kinh tế tốt

Có thể thấy, từ sự chuyển đổi mạnh mẽ tập quán phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh và bán thâm canh, huyện Văn Chấn đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để tăng đàn đại gia súc bằng các phương pháp tăng cơ học và tăng tự nhiên, tập trung chủ yếu tại các xã vùng cao và vùng thượng huyện Hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa của huyện, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện; chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các xã vùng ngoài và một số xã vùng trong

Từ năm 2008 đến nay, nguồn lực từ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh Sơn La, huyện Văn Chấn đã hình thành và phát triển được trên 160 mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp Trong đó, có 63 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô

50 con trở lên; 41 cơ sở chăn nuôi lợn nái; 33 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, còn lại là các cơ sở chăn nuôi gia cầm

Hiệu quả các giải pháp chuyển đổi cơ cấu nội ngành theo hướng nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới thông qua các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, chăn nuôi của tỉnh, đã trở thành động lực phát triển kinh tế nói chung, lĩnh vực chăn nuôi nói riêng ở địa phương Đến năm 2015, tổng đàn gia súc của huyện Văn Chấn đã đạt trên 119.000 con, tăng gần 10.000 con so với năm 2000; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 6.300 tấn Tính đến tháng 4/2017, tổng đàn gia súc của huyện tăng, đạt và vượt kế hoạch với trên 124.000 con

Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách đồng bộ, tập trung tái cơ cấu nội ngành giữa các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, năm 2016, trên địa bàn huyện Văn Chấn thực hiện 6/8 đề án theo Quyết định 250/QĐ-UBND ngày 19/2/2016 của UBND tỉnh Trong đó, thực hiện đề án hỗ trợ chăn nuôi, huyện được giao hỗ trợ 53 cơ sở tập trung gồm:

Hỗ trợ 30 cơ sở chăn nuôi bò, quy mô 10 con/cơ sở tại 7 xã gồm: Nậm Búng, Gia Hội, Suối Quyền, Thượng Bằng La, Đại Lịch, Phù Nham và Nghĩa Sơn; hỗ trợ 4 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 30 con/cơ sở tại các xã: Nậm Búng, Gia Hội, thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa tại xã Nghĩa Tâm, Đại Lịch, thị trấn Nông trường Liên Sơn và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; hỗ trợ 5 cơ sở nuôi lợn nái quy mô 15 con/cơ sở tại 5 xã, thị trấn; hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa tại các xã Nghĩa Tâm, Sơn Thịnh, thị trấn

Nông trường Liên Sơn và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ Huyện đã nghiệm thu hoàn thành 53/53 cơ sở theo kế hoạch tỉnh giao

Bước đầu triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn nuôi giai đoạn 2016 -

2020 của tỉnh thấy rằng, với các chính sách hỗ trợ khá phù hợp và kịp thời, Đề án đã khuyến khích người chăn nuôi trên địa bàn huyện chuyển đổi phương thức chăn nuôi, mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa Có thể thấy, tin tưởng và vui hơn ai hết khi đón nhận các chính sách hỗ trợ của tỉnh chính là các hộ chăn nuôi Với nông nghiệp huyện Văn Chấn, đây còn được xem là đòn bẩy động lực để đạt mục tiêu đến năm

2020, đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt con số từ 1.500 tỷ đồng trở lên

1.4.2 Kinh nghiệm của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục quốc lộ 6; có tổng diện tích tự nhiên là 85.937 ha, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp là 43.945 ha, diện tích cây ăn quả là 2.657 ha; diện tích cây lương thực trên đất dốc 17.934 ha; dân số có 75.668 người, gồm 5 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú và một số ít đồng bào dân tộc khác cùng sinh sống Huyện có 14 xã và 1 thị trấn với 184 bản, 6 tiểu khu, có 4 xã vùng cao biên giới Trung tâm huyện cách thành phố Sơn La 62 km theo hướng Đông Nam, cách Hà Nội 240 km theo hướng Tây Bắc

Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Tập trung đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác; đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp với đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất Các mô hình thực hiện đạt mục tiêu đề ra và được nhân dân ứng dụng, mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả

- Về phát triển cây ăn quả: huyện Yên Châu có trên 24 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, do địa hình chia cắt nên chủ yếu là đất dốc và đã bị bạc mầu Với phương châm trước hết là cải tạo vườn cây ăn quả kém hiệu quả sang vườn cây ăn quả có thu nhập cao, đồng thời nhân rộng diện tích cây ăn quả có lợi thế của huyện như: Xoài, chuối, nhãn, mận Huyện đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân đi thăm quan học hỏi những mô hình ở các địa phương khác để vận dụng tại địa phương mình Từ mô hình nhãn ghép với quy mô 2 ha bằng nguồn vốn của Trung tâm khuyến nông tỉnh và ngân sách của huyện cấp năm 2011, một số hộ tại xã Tú Nang đã mạnh dạn đốn tỉa và ghép giống nhãn chín muộn giống gốc từ Hưng Yên; mô hình ghép xoài Đài Loan Sau một năm cho sản phẩm, với năng suất cao, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, giá bán cao

- Về lĩnh vực trồng trọt có nhiều khởi sắc: Mô hình thâm canh ngô lai được triển khai diện rộng, huyện đã phối hợp với Công ty ngô giống xây dựng các mô hình trình diễn ngô lai giống mới tại 14 xã Đến nay, các mô hình được bà con đưa vào sản xuất đại trà, 100% sử dụng giống mới; các hộ nông dân áp dụng biện pháp thâm canh, đầu tư phân bón, đưa năng suất ngô từ 35 tạ/ha lên 55 tạ/ha, có hộ đạt 60 tạ/ha

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ 2015 – 2017

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Mường Nhé là huyện miền núi cao, vùng xa, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Điện Biên, đồng thời là huyện cực Tây của nước Việt Nam Huyện được thành lập theo Nghị định số 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 và được điều chỉnh địa giới theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Trung tâm huyện (xã Mường Nhé) cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 200 km về phía Tây Bắc, địa hình hiểm trở, điều kiện đi lại rất khó khăn, có tọa độ địa lý: 21 o 39’ đến 22 o 33’ vĩ độ Bắc và

102 o 11’ đến 102 o 53’ kinh độ đông Huyện có diện tích tự nhiên là 156.908,11 ha (chiếm 16,46% diện tích của tỉnh) bao gồm 11 đơn vị hành chính xã là: Quảng Lâm, Nậm Kè, Pá Mỳ, Huổi Lếch, Mường Toong, Mường Nhé, Nậm Vì, Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu và Sen Thượng đường (Theo số liệu thống kê đất đai 2015), có đường Quốc lộ 4H chạy qua Là huyện duy nhất có chung đường biên giới giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc 40,861 km và CHDCND Lào 91,303 km, trên tuyến biên giới Việt - Trung có cửa khẩu A Pa Chải địa hình chủ yếu là đồi, núi cao, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 350 m đến 1.500 m Huyện có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; Phía Tây Nam và

Nam giáp với tỉnh Phong Sa Lỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Phía Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu; Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Huyện Mường Nhé có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng núi mùa đông lạnh Suốt mùa đông duy trì một tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, còn mùa hè nhiều mưa Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hoá đa dạng theo dạng địa hình và theo mùa

Mường Nhé có nhiều nắng, khoảng 1.820-2.035 giờ/năm; 115-215 giờ/tháng Ba tháng (3 - 5) có nhiều nắng nhất, đạt từ 145- 220 giờ/ tháng Ba tháng mùa mưa (6 - 8) có ít nắng nhất, tuy nhiên vẫn có khoảng 115 - 142 giờ/ tháng

Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo độ cao địa hình Vùng thấp dưới 300m nhiệt độ trung bình năm cao, đạt 230 0 C; ở độ cao khoảng 750 - 800m đạt 200 0 C; giảm xuống 160 0 C ở độ cao khoảng 1.550-1.660m

Nhiệt độ trung bình dao động mạnh trong năm, với biên độ đạt khoảng 8,3-10,30 0 C Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm (tháng 1 hoặc

12) đạt 17,10 0 C; giảm theo độ cao điạ hình xuống khoảng 12,40 0 C, ở Pha Đin có độ cao 1347m Nhiệt độ trung bình tháng 6 (tháng nóng nhất) đạt 26,6 0

C ở vùng thấp dưới 300m và giảm xuống còn 20,7 0 C ở Pha Đin

* Thuỷ văn: Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là độ dốc lớn, lắm thác, nhiều ghềnh (nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm), có tiềm năng về thuỷ điện Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ nên việc khai thác sử dụng khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn Vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thuỷ lợi, kết hợp với tăng độ che phủ của rừng, nhất là rừng đầu nguồn để đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai

Tóm lại: Qua phân tích các yếu tố khí hậu, thủy văn trong huyện cho thấy huyện Mường Nhé có các điều kiện tự nhiên thời tiết thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển, nhưng cũng kéo theo sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc, gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản, hàng hóa

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 156.908,11 ha theo tổng kiểm kê đất đai Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Các loại đất chủ yếu sản xuất nông nghiệp gồm đất phù sa sông suối và đất mùn vàng, đất đỏ vàng chia thành 3 nhóm đất với 6 loại đất chính gồm:

* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:

Diện tích 75.047,45 ha, chiếm 47,98 % tổng diện tích tự nhiên Đây là nhóm đất hình thành và phát triển ở độ cao từ 900m trở lên Do phân bố ở địa hình cao, dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh (>70% diện tích nhóm đất ở độ cao dốc 25%) nên đất dễ bị xói mòn mạnh vào mùa mưa Ở độ cao này nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ sẩy ra chậm là điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn Tuy vậy, loại đất này thường là khu vực rừng đầu nguồn nên thường được dành cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng

Nhóm đất này có 2 loại đất chính:

- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (ký hiệu Hs)

Diện tích 13.410,98 ha, chiếm 12,54% diện tích tự nhiên của huyện; Phân bố ở các xã Sín Thầu 6.759,13 ha, Sen Thượng 7.116,68 ha, Chung Chải 501,15 ha, Leng Su Sìn 432,85 ha, Mường Nhé 3.241,01 ha, Nậm Vì 1.061,16 ha, Mường Toong 32,0 ha, Huổi Lếch 32,0, Nậm Kè 42,47 ha, Quảng Lâm 29,63 ha, Pá Mỳ 19,15 ha

Tính chất: Đất có mức độ phong hóa feralit yếu Kết quả phân tích cho thấy: cấp hạt sét bị rửa trôi theo chiều sâu phẫu diện khá rõ Hàm lượng chất hữu cơ tích lũy ở tầng mặt cao, giảm đột ngột xuống các tầng dưới Mức độ phân giải chất hữu cơ yếu Đất có phản ứng chua ở tầng mặt, các tầng dưới rất chua Đạm và lân tổng số từ khá đến giàu Kali tổng số và dễ tiêu trung bình đến khá Lân dễ tiêu nghèo Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp

Hướng sử dụng: Đây là loại đất thích hợp với các loại cây lâu năm, cây đặc sản, cây dược liệu…

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)

Diện tích: 55.780,21 ha, chiếm 35,44 % diện tích tự nhiên của huyện Phân bố ở các xã Sín Thầu 4.612,50 ha, Sen Thượng 4.856,50 ha, Chung Chải 9.850,63 ha, Leng Su Sìn 8.508,07 ha, Mường Nhé 6.530,12 ha, Nậm Vì 1.869,88 ha, Mường Toong 3.845,74 ha, Huổi Lếch 3.845,74 ha, Nậm Kè 5.520,54 ha, Quảng Lâm 3.851,05 ha, Pá Mỳ 2.489,45 ha

Tính chất: Đất hình thành trong điều kiện địa hình cao, chia cắt mạnh, dốc nhiều, nhiệt độ thấp Mưa nhiều và tập trung vào mùa hè nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tầng phong hóa mỏng Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô chiếm tỷ lệ lớn Kết quả phân tích thành phần cơ giới cho thấy quá trình rửa trôi cấp hạt sét sẩy ra mạnh, sét tăng dần theo chiều sâu Đất rất chua toàn phẫu diện Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt cao giảm đột ngột xuống các tầng dưới Các chất tổng số: Đạm và lân khá, Kali trung bình Các chất dễ tiêu: Lân trung bình, Kali khá, Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp

Hướng sử dụng: Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp (bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn), kết hợp trồng một số cây lâu năm, cây đặc sản có giá trị kinh tế Những nơi có độ dốc 70% diện tích nhóm đất ở độ cao dốc 25%) nên đất dễ bị xói mòn mạnh vào mùa mưa Ở độ cao này nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ xẩy ra chậm là điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn Tuy nhiên, quy mô sản xuất trên địa bàn huyện nhìn chung còn manh mún, nhỏ lẻ

Bên cạnh quy mô sản xuất, thực trạng về khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất của đa số các hộ gia đình trong huyện còn rất thấp Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công, công cụ truyền thống và dựa vào kinh nghiệm của bản thân cùng kinh nghiệm từ đời trước truyền lại cho đời sau dẫn đến hiệu quả sử dụng đất chưa cao Việc áp dụng các yếu tố khoa học kĩ thuật như máy móc, công cụ hiện đại và các kiến thức học được vào trong sản xuất chưa được phổ biến

2.3.2 Yếu tố vốn và thị trường

Vốn là điều kiện rất quan trọng đế tiến hành sản xuất đối với các hộ Đế phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mô lớn thì đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào hai nguồn vốn là vốn vay và vốn tích lũy; Chính vì vậy UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch để Tăng cường hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn Kết hợp giữa nguồn vốn đầu tư của nhà nước với nguồn vốn xã hội hóa thông qua đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư để thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Thủy lợi nhỏ, kênh mương, đường giao thông nội đồng, để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn Đẩy mạnh các hoạt động vay vốn từ các ngân hàng, Quỹ tín dụng, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ phát triển Hợp tác xã,

Tuy nhiên trên địa bàn huyện Mường Nhé do đặc thù quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình hiện nay chỉ dừng lại ở mức manh mún, nhỏ lẻ nên nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các hộ cũng không cao Đa số các hộ không có nhu cầu vay vốn và có suy nghĩ không vay để làm gì và các hộ đó cũng không có vốn tích lũy mà chỉ trông chờ vào Nhà nước đầu tư, hỗ trợ 100% không hoàn lại

Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là nội địa, đối với mủ cao su đã xuất khẩu sang trung quốc nhưng đang ở dạng thô

2.3.3 Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch còn nhiều bất cập, việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu hợp lý Nhiều công trình được đầu tư tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả gây nhiều khó khăn, bức xúc trong nhân dân

2.3.4 Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất

Nguồn lao động trên địa bàn huyện Mường Nhé được đánh giá là dồi dào, tuy nhiên chất lượng nguồn lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đa số (trên 80%) Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý cao thiếu Lao động ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với số lượng chiếm 95% lao động ở khu vực nông thôn;

Với những đặc điểm như dân cư ở không tập trung, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, xa các thành phố lớn Đó là những khó khăn để nâng cao dân trí và thu nhập của người dân các xã thuộc huyện Mường Nhé Trình độ văn hóa của Nhân dân ở các xã, các bản ảnh hưởng đến nhận thức phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung

2.3.5 Yếu tố khoa học công nghệ

Trên thực tế, huyện Mường Nhé có tới 4/5 dân số di cư từ nơi khác đến, tập quán du canh du cư, trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và ngoài thời gian mùa vụ thì phần lớn thời gian trong năm nguồn lao động này hầu như không có việc làm Chính vì vậy, việc tiếp cận với các lĩnh vực lao động khác nhằm nâng cao trình độ lao động thông qua lao động trực tiếp hầu như không có và nếu có chỉ tham gia lao động phổ thông trong các công trình, dự án triển khai trên địa bàn Thêm vào đó, xuất phát từ trình độ dân trí thấp, việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số cũng gặp nhiều khó khăn Đây thực sự là một bài toán khó đối với các ngành chức năng của huyện trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.3.6 Các cơ chế, chính sách

Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Nhé chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh như chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng mũi nhọn trong nông nghiệp,…

Các yếu tố cơ bản nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Tuy nhiên, trong đinh hướng phát triển KTNN, phải tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trình này để trên cơ sở đó có các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp

Nói tóm lại: Trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa thật sự rõ nét, ngành chăn nuôi có sự tăng trưởng thấp nên chưa tạo ra được bước chuyển dịch tích cực; Thị trường vốn, thị trường tiêu thụ đã có tác động tích cực nhưng đất đai và lao động là hai yếu tố đang có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nông hộ.

Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

2.4.1 Những kết quả đạt được

Có thể nói, quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2020 bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống, vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng tăng, thu nhập bình quần đầu người từ 6,6 triệu đồng/ năm năm

2015 lên 8,5 triệu đồng/năm 2017 Diện mạo nông thôn huyện đã có nhiều thay đổi; đời sống kinh tế và vật chất của người dân trong huyện được nâng lên; nhận thức của người dân được nâng cao rõ rệt Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hoá, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân

Thực hiện chủ trương CNH-HĐH nông thôn, những năm gần đây, huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề với hơn 1.000 lao động tham gia sản xuất ngành nghề Chủ yếu là nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan …Trong đó nghề dệt thổ cẩm đang có tiến triển tốt Mặc dù đây là một nghề mới nhưng đã mang lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân trong thôn bản

Là một huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất so với các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có 6 loại đất chính có ý nghĩa cho việc phát triển nông, lâm nghiệp của huyện Tuy nhiên quỹ đất này bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 25 0 và một phần đất ở độ dốc dưới 25 0 nhưng có tầng đất dày dưới 50 cm Đây là một thế mạnh trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, nhất là trong ngành lâm nghiệp Cơ bản các xã trong huyện có đường Quốc lộ 4H chạy qua và là huyện biên giới có cửa khẩu A Pa Chải thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa nhất là hàng hóa nông sản Diện tích đất rừng lớn trong đó diện tích đất RDD là 44.993,43 ha trải dài dọc theo tuyến biên giới Việt - Lào, độ che phủ của rừng tương đối cao, rất phù hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp nhất là chăn nuôi và trồng trọt, hệ thống sông suối luôn đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô thuận lợi cho gieo trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày

Huyện Mường Nhé có tài nguyên nước khá phong phú, lưu vực lớn có khả năng khai thác thuỷ lợi, xây dựng công trình thuỷ điện vừa và nhỏ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

Mường Nhé là huyện có tiềm năng về khoáng sản, thuỷ lợi, thuỷ điện Tài nguyên đất, khí hậu tạo cho Mường Nhé sự phong phú về động thực vật, là điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá Trồng rừng cũng là một thế mạnh và có tiềm năng phát triển của Mường Nhé

- Đường giao thông đến trung tâm huyện cơ bản đã được đầu tư bàn giao đưa vào sử dụng, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hành hóa vào huyện, các trục đường liên xã, đường đến trung tâm đã cơ bản hoàn thành đáp ứng được nhu cầu đi lại 4 mùa

- Đường ra biên giới: Tuyến đường Chung Chải - Sín Thầu - A Pa Chải ra cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú (Giang Thành - Trung Quốc) hiện đang hoàn thiện phần nền đường và một số hạng mục cầu, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2019 Đoạn đầu mối cửa khẩu hai bên đã thống nhất khớp nối đây là điều kiện thuận lợi để huyện Mường Nhé mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với nước bạn Trung Quốc

- Các tuyến đường giao thông đến bản, liên bản tuy đã được đầu tư nhưng chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại rất khó khăn

- Hệ thống thuỷ lợi huyện Mường Nhé đã được đầu tư, đáp ứng 85% diện tích lúa nước toàn huyện Một số đập đầu mối được xây dựng kiên cố đảm bảo nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng lúa nước, còn lại phần lớn các tuyến kênh là kênh đất và là công trình tạm, nên mùa mưa lũ các kênh dễ bị hư hỏng, không đáp ứng nhu cầu sản xuất

Một số công trình cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn Chương trình 134, Chương trình 135, nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn huyện, tổng số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 60% tổng số hộ toàn huyện

Lưới điện 35 kv đã được đầu tư và cung cấp cho 70% số hộ dân trên toàn huyện 11/11 xã có điểm bưu điện văn hoá xã và có kết nối Internet công cộng; 95% số hộ được phủ sóng truyền hình Việt Nam, 45% số hộ được phủ sóng đài truyền hình tỉnh; 100% được phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam; 06 xã có nhà văn hoá xã và 15 nhà sinh hoạt cộng đồng bản

Huyện đã được đầu tư bãi xử lý rác thải phục vụ cho vùng trung tâm huyện và các xã vùng lân cận, các xã còn lại đã được đầu tư khu xử lý rác tập trung đảm bảo cho công tác vệ sinh môi trường trên đại bàn

Tỷ lệ ngân sách trung ương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện giai đoạn 2014-2016 là khá cao (192.466 triệu đồng, chiếm 93,7%)

Từ năm 2014 đến 2017, huyện đã triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất, với tổng kinh phí đã hộ trợ nông dân là trên 4 tỷ đồng; hỗ trợ giống sản xuất nông nghiệp trị giá gần 4 tỷ đồng; xây dựng hơn 23 mô hình trình diễn khuyến nông tại các xã, với gần 1.200 hộ gia đình tham gia, kinh phí thực hiện gần 2,5 tỷ đồng; thường xuyên mở các lớp tập huấn tại thôn bản; triển khai nhiều mô hình trình diễn phát triển chăn nuôi, dự án nông – lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật (nhất là kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi) và có kiến thức thị trường để lựa chọn sản xuất những loại nông sản có giá trị, thuận lợi về thị trường tiêu thụ Thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến nông, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, từ đó loại bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi đều được cải thiện; góp phần hướng tới sản xuất và phát triển bền vững, mang lại thu nhập cao hơn để xóa đói giảm nghèo

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Mường Nhé cũng gặp phải những hạn chế trong phát triển kinh tế Nông nghiệp, đó là:

Thứ nhất Vị trí địa lý, địa hình địa mạo:

Hạn chế đầu tiên có thể kể đến là địa hình của địa phương Trung tâm huyện cách trung tâm tỉnh lỵ 200km; Là huyện miền núi nên địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, thiên tai lũ lụt thường xuyên xẩy ra, đặc điểm này không những gây ra khó khăn trong việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi mà còn hạn chế đến việc quy hoạch sản xuất, bố trí các khu dân cư…

Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Phát triển nông, lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và người dân; là cơ sở để giảm nghèo nhanh, bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phát triển nông, lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm Đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế

Phát triển nông, lâm nghiệp trên cơ sở mở rộng mô hình liên kết ‘‘4 nhà’’; trong đó Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; hỗ trợ, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cung cấp thông tin, dịch vụ

Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai để phát triển nông, lâm nghiệp; bổ sung tài nguyên rừng, giữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất lương thực, thực phẩm sạch, an toàn

Phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Chú trọng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế (lúa, ngô, đậu tương, dong riềng, dứa, khoai sọ, cao su, cây mắc ca, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc); áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây, con; tăng cường phòng, chống dịch bệnh Bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp theo quy hoạch Từng bước xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, tập trung vào các sản phẩm chủ lực

Tiếp tục rà soát đẩy mạnh thực hiện kế hoạch số 1412/KH – UBND ngày 12 tháng 11 năm 2015 của UBND huyện Mường Nhé về cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020 gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 Tổ chức triển khai có hiệu quả đề án

“Mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch – an toàn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp chiếm 41,1% trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn; tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4 %/năm

- Diện tích gieo trồng cây lương thực trên 10.372 ha; tổng sản lượng lương thực 21.491 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 462 kg/người/năm

- Tốc độ phát triển bình quân đàn gia súc đạt từ 4-5%/năm

- Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, chú trọng nâng cao chất lượng khoanh nuôi tái sinh, trồng mới 2.000 ha rừng (rừng phòng hộ 1.300 ha, rừng sản xuất 700 ha); nâng độ che phủ rừng từ 55,8% năm 2015 đạt 60% vào năm 2020

3.1.2.3 Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp tăng bình quân

- Diện tích gieo trồng cây lương thực trên 10.420 ha; tổng sản lượng lương thực 22.820 tấn

- Tốc độ phát triển bình quân đàn gia súc đạt từ 4-5%/năm

- Nâng độ che phủ rừng lên 65,8% vào năm 2025.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé các năm 2015 - 2017, phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé nhằm giúp huyện Mường Nhé khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện Cụ thể như sau:

3.2.1 Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối về phát triển nông nghiệp Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện thì cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã và nhân dân trên địa bàn huyện cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần có sự quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy, chính quyền và người dân

Cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 23-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 19-10-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã tiếp tục phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về phát triển nông nghiệp để cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức đầy đủ về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Trong đó, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chủ trương của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên truyền, phổ biến đề án tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, nhất là các giải pháp để cán bộ, nhân dân hiểu rõ và triển khai thực hiện

Tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, năng lực triển khai thực hiện của hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở thực thi các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp Xác định được tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp với giải quyết các vấn đề xã hội đối với huyện miền núi Mường Nhé Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu lớn đặt ra, cần hoạch định các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, kết hợp đồng bộ sự phát triển các ngành kinh tế khác Cần có cơ chế vận dụng linh hoạt, phù hợp để nhận được sự đồng tình hưởng ứng nhân dân

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho SXNN và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân

3.2.2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế hiện có

Cần rà soát và bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, hình thành các vùng chuyên canh

Về trồng trọt: Cần chú trọng các loại nông sản đang có lợi thế và có hiệu quả kinh tế, xác định sản phẩm chủ lực (Nhất là các giống mới phù hợp với địa phương, mang tính chất đặc sản vùng miền như dứa, cam, mắc ca )

Từ đó, tập trung xác định một số vùng nguyên liệu chủ yếu, nâng cao năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản

Về chăn nuôi: Rà soát, xác định quy mô diện tích chăn thả, bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi tại địa phương, từ đó xác định quy mô phát triển đàn đại gia súc phù hợp

Cần tăng cường việc xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao bảo đảm nguồn giống phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thực hiện tốt việc tuyên truyền về các chính sách về trồng rừng sản xuất để người dân yên tâm ủng hộ, chi trả khoán chăm sóc bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng Tăng cường các biện pháp để bảo vệ Quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt diện tích có rừng; chỉ đạo phát dọn, chăm sóc diện tích rừng trồng và rừng khoanh nuôi tái sinh qua các năm theo đúng quy trình kỹ thuật; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trồng 1.200ha rừng sản xuất và 300 ha rừng phòng hộ theo kế hoạch; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng

Thâm canh tăng năng suất cây trồng, con vật nuôi phù hợp Cần tổ chức triển khai ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học và kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản Đầu tư trang thiết bị máy móc, giống mới chất lượng năng suất cao chống chịu bệnh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như trình độ canh tác của nhân dân trên địa bàn huyện nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích

Duy trì và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, trọng tâm là cây cao su, cà phê; quan tâm chú trọng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời tạo được thị trường tiêu thụ ổn định, thuận lợi để góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân

3.2.3 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên; khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái Giải quyết tốt các vướng mắc trong quản lý nhà nước về đất đai; đặc biệt là chính sách hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

Huyện cần xây dựng các CS về đất đai, đẩy nhanh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, tạo điều kiện hơn nữa trong giao đất cho thuê đất đối với doanh nhiệp, hợp tác xã đứng chân và đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện, có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa, hoa màu, đất canh tác, có cơ chế sử dụng đất lâm nghiệp, đất vườn nhà, vườn đồi

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo vệ nguồn nước; tăng cường khả năng ứng phó thiên tai, dịch bệnh Dựa vào đặc điểm địa hình, đặc tính thổ nhưỡng bố trí nuôi trồng phù hợp Lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để tăng năng suất nông nghiệp Nắm bắt tình hình thời tiết, dịch bệnh để đưa ra lịch thời vụ, lịch nuôi trồng, tránh bớt tác động tự nhiên như hạn hán, bão lũ, rét hại, hạn hán, bão lũ, dịch bệnh… chủ động ứng phó thiên tai, dịch bệnh

Một số kiến nghị

Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé trong những năm tới có những thuận lợi, song cũng có những khó khăn, ngoài sự nỗ lực chủ quan của huyện cần có sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và có những tác động quan trọng từ bên ngoài, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Thị trường là yếu tố quan trong quyết định việc đẩy mạnh phát triển sản xuất trên địa bàn huyện, đẩy mạnh chuyển dịch CC kinh tế, chính phủ cần phải có chính sách, cơ chế khuyến khích huyện được tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước Đề nghị Chính phủ có những biện pháp, những ưu đãi nhằm khuyến khích người sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều công ăn việc làm, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, các hiệp hội và các hình thức liên kết với hợp tác khác

Cần có chính sách và hình thức thích hợp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ công tác ở miền núi Có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện Mường Nhé nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung, có các chương trình xóa đói giảm nghèo kết hợp với định canh định cư các dân tộc ít người Đề nghị Trung ương và các bộ, ngành quan tâm bố trí vốn kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Đề án 79, nhằm ổn định đời sống cho người dân;

Kiến nghị Chính phủ sớm hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thương hàng hóa tại lối mở A Pa Chải;

3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Điện Biên

UBND tỉnh sớm chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND huyện công bố kết quả điều chỉnh, rà soát 3 loại rừng tại các xã trên địa bàn huyện và bàn giao các thủ tục liên quan cho huyện, xã Cân đối bố trí đủ kinh phí giao cho huyện để hỗ trợ nhân dân trồng rừng đảm bảo chỉ tiêu tỉnh giao, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công trình, vốn sự nghiệp thực hiện các chính sách theo Đề án đã phê duyêt

Quan tâm kiêu gọi các tổ chức, Doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho các hộ dân về nhà ở (nguồn xã hội hóa),

Cần có chính sách quy hoạch vùng theo hướng lợi thế của từng vùng nhằm phát triển tốt hơn ngành kinh tế nông nghiệp

Cần xác định và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên tất cả các mặt

Từ việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược xóa đói giảm nghèo, đến thực hiện các chương trình hành động xây dựng phát triển đô thị, chương trình xây dựng NTM, chương trình bảo đảm quốc phòng, an ninh,…

Chú trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS, đồng thời xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên

3.3.3 Kiến nghị với UBND huyện Mường Nhé

- Tổ chức xây dựng trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, mở rộng các mô hình sản xuất Trên cơ sở đó mở rộng mô hình và hướng dẫn cho nhân dân toàn huyện học tập

- Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu chuyển giao kỹ thuật đầu tư thâm canh; Giúp và ủng hộ bằng trí tuệ xây dựng các dự án sản phẩm nông nghiệp sạch, hệ thống nước sạch, xoá đói giảm nghèo

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống các cơ sở Mở các chiến dịch làm đường giao thông đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá trong vùng Xây dựng đường điện trung và cao áp đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân

- Huyện cần xây dựng hệ thống dịch vụ đầu vào đầu ra, xây dựng các chợ rau, hoa quả để nhân dân nói chung hộ nông trại, gia trại nói riêng khi có sản phẩm thì có chỗ bán

- Huyện cần mở rộng quan hệ tạo ra nhiều thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm đảm bảo nguồn thu cho người sản xuất Đồng thời giúp cho hộ nông trại, gia trại thấy được chất lượng, số lượng sản xuất hàng hoá hoa, quả, củ của các vùng xung quanh hay các vùng khác trong và ngoài tỉnh và hàng nhập khẩu của các nước Từ đó hộ có thể học tập kinh nghiệm trên cơ sở đó là nơi tiếp thu và trao đổi mọi khía cạnh thông tin trên thị trường

Trong chương 3, trên cơ sở trình bày quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 , Luận văn đã đề xuất 9 giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Ngoài ra, luận văn cũng có những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, với UBND tỉnh Điện Biên, UBND huyện Mường Nhé để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé một cách tốt hơn.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có thể thấy:

- Nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế nông nghiệp đang đóng góp chủ yếu trong sự phát triển kinh tế chung của huyện Mường Nhé: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao (55% năm 2017) trong tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế của huyện (theo đơn giá cố định)

- Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được một số thành tựu đáng kể: sản xuất lương thực và một số cây trồng chính đang dần ổn định và từng bước phát triển về chất; cùng với đó là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cải thiện thu nhập của nông dân nói riêng và nhân dân trong huyện nói chung

Tuy nhiên, đến nay, quy mô sản xuất chung toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện rất nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao; các liên kết sản xuất trong nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, đúng hướng nên chưa hình thành rõ rệt; các hoạt động dịch vụ nông nghiệp từ đó cũng không phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện

- Thực trạng trên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến: Mặc dù có nhiều thuận lợi về mặt vị trí địa lý và tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế nông nghiệp huyện Mường Nhé cũng gặp không ít khó khăn về địa hình chia cắt, hiểm trở; thường xuyên xảy ra hiện tượng thiên nhiên tiêu cực Cùng với sự bất ổn của thị trường nói chung trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến kinh tế nông nghiệp của huyện (đặc biệt là biến động về giá cả), cùng với việc những nông sản chủ lực chưa có thương hiệu sản phẩm từ đó làm giá trị sản xuất của ngành không ổn định Bên cạnh đó, các thành phần kinh tế tham gia trên địa bàn cũng không phong phú, năng lực sản xuất kém (nhất là hộ gia đình thiếu vốn sản xuất) nên việc cải thiện thu nhập cho các hộ dân lại càng gặp nhiều khó khăn

- Với quan điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới là Phát triển nông, lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và người dân; là cơ sở để giảm nghèo nhanh, bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp theo thứ tự ưu tiên về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế hiện có; thu hút các nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho hộ dân; giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến thị trường; khoa học kỹ thuật và lao động nhằm giúp huyện Mường Nhé có thêm cách tiếp cận về khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn nói chung./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đào Thế Anh, GS.VS Đào Thế Tuấn, TS Lê Quốc Doanh, Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2 Lê Xuân Bá, (2015) Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, Hà Nội

3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 10-6-1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

4 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV), Chỉ thị 100/CT-TW ngày

13-01-1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã lao động

5 Bộ Chính trị, Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05-4-1988 về đổi mới kinh tế nông nghiệp

6 Phạm Văn Dũng, (2011), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

7 Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2015, 2016, 2017

8 Tăng Ngọc Đức, (2012), Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên

Phước, tỉnh Quảng Nam, Đại học Đà Nẵng

9 Đinh Phi Hổ, (2006), Giáo trình kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

10 Huyện ủy Mường Nhé (2017), Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 20-

9-2016 của BCH Đảng bộ huyện Mường Nhé về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

11 Phạm Văn Khôi (2007), Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

12 Chu Tiến Quang, (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp Nxb Chính trị Quốc gia, 2005

13 UBND huyện Mường Nhé, (2011), Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp huyện Mường Nhé giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

14 UBND huyện Mường Nhé, (2015), Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Nhé giai đoạn 2016-2020

15 Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, (2015), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh

Nxb Hồng Đức, Hà Nội

16 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

17 Học viện chính trị Quốc gia HCM (2004);Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội,

18 Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

19 Hoài Anh, 2017, truy cập 10.03.2017 Vì thiếu liên kết 4 nhà http://petrotimes.vn/vi-thieu-lien-ket-4-nha-492549.html

20 Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp

21 Thủ tướng Chính phủ (2012) Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 về CS khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng

22 Trần Văn Hiếu (2005) Liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, LATSKT, Bộ GD & ĐT, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

23 Hồ Quế Hậu (2008) Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện liên kết doanh nghiệp – nông dân Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 193 tháng 7/2013

24 Dương Đình Giám (2007), Liên kết kinh tế một nhu cầu cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Tạp chí Công nghệ, số tháng 1/2007, tr 8.

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w