98 Trang 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CĐ-ĐH Cao đẳng - Đại học CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH Công nghiệp hóa ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long GDTX Giáo
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
K HÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM , YÊU CẦU NÔNG THÔN MỚI
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về định nghĩa nông thôn, có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị, quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu và nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, theo Mai Thanh Cúc (2005) dưới góc độ nhà quản lý có thể hiểu “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
1.1.1.2 Quan điểm về phát triển nông thôn
Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn chỉ sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn Phát triển nông thôn cũng có nhiều quan điểm khác nhau
Có quan điểm cho rằng phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thế kinh tế, xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực Phát triển nông thôn sẽ thành công khi chính người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển
Theo Ngân hàng thế giới (1975) đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau Đây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ Phát triển nông thôn được hiểu là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước
1.1.2 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1 Khái niệm nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu chung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
1.1.2.2 Mô hình nông thôn mới
Theo Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2008) “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ truyền thống ở tính tiên tiến về mọi mặt”
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và nhân rộng trên cả nước Đó là sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại song vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hóa tinh thần
1.1.2.3 Yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn
Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”
Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học ; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế
N ỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định thành công của chương trình xây dựng NTM Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, xây dựng quy hoạch NTM có 7 bước gồm:
Bước 1: Xác định nội dung quy hoạch: Quy hoạch NTM là quy hoạch không gian và quy hoạch hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn xã, bao gồm: Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp với thời hạn 10-15 năm
Bước 2: Quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch: Do UBND xã làm chủ đầu tư và trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch
Bước 3: Công bố quy hoạch: Hồ sơ công bố quy hoạch gồm quyết định phê duyệt quy hoạch, báo cáo thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng tại xã: Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp phép công trình của tổ chức được xây dựng ven quốc lộ, tỉnh lộ UBND huyện cấp phép xây dựng của các tổ chức xây dựng tại xã UBND xã cấp phép xây dựng nhà ở của dân theo quy hoạch được phê duyệt
Bước 5: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: UBND xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng trên địa bàn mình quản lý Quyết định xử lý theo quy định của pháp luật
Bước 6: Hồ sơ quy hoạch xây dựng NTM: Hồ sơ quy hoạch chung gồm bản vẽ với sơ đồ vị trí xã và liên hệ vùng, tỷ lệ 1/5.000-1/10.000 thể hiện liên kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng, các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp được lập theo tỷ lệ 1/5.000 Bản vẽ định hướng hạ tầng kỹ thuật, kể cả thuỷ lợi và giao thông nội đồng…
Bước 7: Kinh phí lập quy hoạch xây dựng: Định mức chi phí lập quy hoạch chung NTM từ 80-115 triệu đồng tuỳ theo quy mô dân số mỗi xã Chi phí lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã và từng điểm dân cư trên địa bàn xã là 8,5 triệu đồng/ha Chi phí lập quy hoạch chi tiết hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng cho mỗi xã khoảng 10-15 triệu đồng
1.2.2 Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
Nội dung tiếp theo cần thiết cho một địa phương xây dựng nông thôn mới là nông thôn có một bộ mặt đổi mới, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là yếu tố thiết yếu Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống cho người dân Đối với cơ sở hạ tầng như đường giao thông: liên xóm, liên xã, đường nối các cụm dân cư với hệ thống trục giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các công trình chăm sóc y tế, trường học, công trình văn hoá được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất
Những công trình phát triển cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập trung để thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, các hộ có khả năng chăn nuôi lớn có thể mở rộng chăn nuôi ở khu tập trung này thường được quan tâm và đầu tư thích đáng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và tạo ra các động lực cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống Việc phát triển cơ sở hạ tầng đẩy mạnh phát triển kinh tế là việc đưa các ngành nghề mới vào địa phương hoặc trang bị những thiết bị mới những biện pháp sản xuất mới gắn liền với tìm kiếm và định hướng thị trường
Xây dựng NTM không chỉ tập trung vào sản xuất hàng hóa mà còn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội khác, trong đó các công trình y tế, giáo dục, văn hoá cũng cần được ưu tiên phát triển Tuy nhiên, cần phải xác định rõ quy mô và mức độ phục vụ của các công trình an sinh xã hội để đảm bảo các công trình đó có quy mô phù hợp với nhu cầu thực sự của xã hội và cộng đồng
1.2.3 Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập
Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hoá là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng mỗi địa phương Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện Sau khi có thu nhập bảo đảm cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung
Trong các nội dung xây dựng NTM thì nội dung phát triển sản xuất hàng hóa là quan trọng nhất Tuy vậy không phải bất cứ địa phương nào cũng có điều kiện để sản xuất hàng hóa mà phải tạo ra hoặc lựa chọn những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng hóa Nói một cách cụ thể, những địa phương đó phát triển ngành nghề thì đẩy mạnh hơn nữa các ngành nghề là biện pháp để nâng cao sản xuất hàng hoá; địa phương nào có điều kiện phát triển trang trại là có điều kiện sản xuất nông sản hàng hóa và cần phải đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hóa quy mô trang trại để tạo cơ sở cho phát triển nông thôn và xây dựng NTM
Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến thương trong xây dựng NTM cần được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề Trong những năm qua, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được triển khai mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả, nhưng công tác khuyến công còn là những lĩnh vực tương đối mới mẽ, chưa được triển khai nhiều trên địa bàn nông thôn Có điều này là do bản thân ngành nghề nông thôn, hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn nói chung còn rất hạn chế Để có thể đẩy mạnh khuyến công thì các địa phương phải có ngành nghề và nhiều người hoạt động ngành nghề (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ) Thông qua hoạt động khuyến công, các xã xây dựng nông thôn mới có thể phát triển nguồn lực con người để từ đó không những nâng cao trình độ nhiều mặt nhất là phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các ngành nghề truyền thống có sự kết hợp bổ sung các công nghệ mới phù hợp với tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.2.4 Phát triển văn hóa - xã hội - môi trường
Việc phát triển văn hoá là một trong những động lực để giải phóng sức lao động, giải phóng sự tư duy sáng tạo trong việc đẩy mạnh sản xuất cho chính người dân và cho cộng đồng Giải phóng tư duy trí tuệ được xem là sức mạnh nội sinh của cộng đồng cư dân nông thôn trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và xây dựng NTM nói riêng Người nông dân có kinh tế ổn định, có trình độ văn hoá khoa học cao, có phong cách sống văn minh hiện đại là mẫu người nông dân mới trong nông thôn đổi mới không những là mục tiêu trước mắt mà còn là mục tiêu lâu dài của công cuộc phát triển nông thôn ở nước ta Để thực hiện được yêu cầu này, việc xây dựng các cơ sở văn hoá xã hội tốt hơn, khang trang hơn chỉ là một trong nhiều yếu tố mang tính hình thức Cần có những nội dung thiết thực trong việc xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có văn hoá là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tính lâu dài Trong xây dựng NTM, không chỉ tạo ra các nhà văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng mà điều cốt yếu là phải xây dựng các phong trào hoạt động văn hoá, thể thao, phát triển dân trí có tính thiết thực và được cộng đồng tham gia Do đó xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội luôn luôn phải đi đôi với những nội dung của những hoạt động này Địa phương xây dựng NTM cần phải là địa phương có phong trào văn hoá mới, vì văn hoá mới là tiêu chí cần thiết trong xây dựng con người mới, phát huy nền dân chủ nhân dân, xây dựng một cuộc sống văn hoá tinh thần lành mạnh
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là điều kiện thiết yếu để phát triển nông thôn, song điều đó không có nghĩa là phát triển kinh tế với bất cứ giá nào Trong phát triển kinh tế, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để tăng trưởng một cách bền vững Bên cạnh đó, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường cũng là một trong những nội dung đảm bảo cho cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn nữa nếu có điều kiện kết hợp giữa bảo vệ môi trường với phát triển cảnh quan thiên nhiên ở khu vực nông thôn còn tạo điều kiện lớn cho mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Trong nội dung giữ gìn và bảo vệ môi trường của xây dựng NTM, trước mắt là cuộc vận động về một nông thôn mới xanh - sạch - đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi, không có phế thải của sản xuất và sinh hoạt thải thẳng ra các cánh đồng, ao hồ mà không được xử lý Tiếp theo là việc cả cộng đồng cùng tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh trong các xóm làng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải Về lâu dài, nông thôn phải đúng là nơi cảnh quan và môi trường thực sự lý tưởng cho cuộc sống và là lá phổi xanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
1.2.5 Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
T IÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO B Ộ N ÔNG NGHIỆP VÀ P HÁT TRIỂN NÔNG THÔN
UBND tỉnh xác định tiêu chí và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như sau:
- Tỉnh nông nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm >30%
- Tỉnh nông-công nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm 10-30%
- Tỉnh công nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm 25% chiếm khoảng 62 %, chủ yếu là núi đất xen kẽ các thung lũng khá lớn, có nền rắn được kết cấu bằng tập hợp các loại đá trầm tích biến chất, chạy dọc theo các suối lớn như Nậm Nhé, Nậm Ma, Nậm Mỳ… Độ cao trung bình nằm trong khoảng 700-1.500m so với mực nước biển Có thể thấy, trên địa bàn huyện Mường Nhé có 2 dạng địa hình chính là núi đất cao và thung lũng ven suối Theo điều tra của viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, địa hình của huyện Mường Nhé có thể phân cấp theo 5 cấp độ dốc:
- Loại địa hình bằng phẳng có độ dốc 3-80
- Loại địa hình có độ dốc 8-150
- Loại địa hình có độ dốc 15-200
- Loại địa hình có độ dốc 20-250
- Loại địa hình có độ dốc > 250 Đất đai của huyện Mường Nhé bao gồm 3 nhóm đất với 7 loại đất chính Trong đó các loại đất chủ yếu sản xuất nông nghiệp gồm đất phù sa sông suối và đất mùn vàng, đất đỏ vàng
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:
Diện tích 75.512,28 ha, chiếm 47,98 % tổng diện tích tự nhiên Đây là nhóm đất hình thành và phát triển ở độ cao từ 900m trở lên Do phân bố ở địa hình cao, dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh (>70% diện tích nhóm đất ở độ cao dốc 25%) nên đất dễ bị xói mòn mạnh vào mùa mưa Ở độ cao này nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, quá trình phong hóa đá mẹ sẩy ra chậm là điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn Tuy vậy, loại đất này thường là khu vực rừng đầu nguồn nên thường được dành cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng
Nhóm đất này có 2 loại đất chính:
- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (ký hiệu Hs)
Diện tích 13.875,81 ha, chiếm 12,54% diện tích tự nhiên của huyện Phân bố ở các xã Sín Thầu 6.759,13 ha, Sen Thượng 7.116,68 ha, Chung Chải 501,15 ha, Leng Su Sìn 432,85 ha, Mường Nhé 3.705,84 ha, Nậm
Vì 1.061,16 ha, Mường Toong 32,0 ha, Huổi Lếch 32,0, Nậm Kè 42,47 ha, Quảng Lâm 29,63 ha, Pá Mỳ 19,15 ha
Tính chất: Đất có mức độ phong hóa feralit yếu Kết quả phân tích cho thấy: cấp hạt sỏi bị rửa trôi theo chiều sâu khá rõ Hàm lượng chất hữu cơ tích lũy ở tầng mặt cao, giảm đột ngột xuống các tầng dưới Mức độ phân giải chất hữu cơ yếu Đất có phản ứng chua ở tầng mặt, các tầng dưới rất chua Đạm và lân tổng số từ khá đến giàu Kali tổng số và dễ tiêu trung bình đến khá Lân dễ tiêu nghèo Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp Đây là loại đất thích hợp với các loại cây lâu năm, cây đặc sản, cây dược liệu…
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)
Diện tích: 55.780,21 ha, chiếm 35,44 % diện tích tự nhiên của huyện Phân bố ở các xã Sín Thầu 4.612,50 ha, Sen Thượng 4.856,50 ha, Chung Chải 9.850,63 ha, Leng Su Sìn 8.508,07 ha, Mường Nhé 6.530,12 ha, Nậm Vì 1.869,88 ha, Mường Toong 3.845,74 ha, Huổi Lếch 3.845,74 ha, Nậm
Kè 5.520,54 ha, Quảng Lâm 3.851,05 ha, Pá Mỳ 2.489,45 ha
Tính chất: Đất hình thành trong điều kiện địa hình cao, chia cắt mạnh, dốc nhiều, nhiệt độ thấp Mưa nhiều và tập trung vào mùa hè nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tầng phong hóa mỏng Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô chiếm tỷ lệ lớn Kết quả phân tích thành phần cơ giới cho thấy quá trình rửa trôi cấp hạt sét sẩy ra mạnh, sét tăng dần theo chiều sâu Đất rất chua toàn diện Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt cao giảm đột ngột xuống các tầng dưới Các chất tổng số: Đạm và lân khá, Kali trung bình Các chất dễ tiêu: Lân trung bình, Kali khá, Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp
Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp (bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn), kết hợp trồng một số cây lâu năm, cây đặc sản có giá trị kinh tế Những nơi có độ dốc