Xu thế phát triển giáo dục trong tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái niệm về giáo viên
Giáo viên là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc tốt nghiệp các ngành khác nhưng đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức cho học sinh lĩnh hội toàn bộ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình môn học của lớp học, cấp học Ngoài ra giáo viên còn có trách nhiệm phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu Người giáo viên không chỉ dạy tốt các kiến thức chuyên môn mà còn phải chú ý dạy người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức để học sinh phát triển một cách toàn diện Những điều cơ bản trên về giáo viên đều
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái niệm về giáo viên
Giáo viên là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc tốt nghiệp các ngành khác nhưng đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức cho học sinh lĩnh hội toàn bộ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình môn học của lớp học, cấp học Ngoài ra giáo viên còn có trách nhiệm phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu Người giáo viên không chỉ dạy tốt các kiến thức chuyên môn mà còn phải chú ý dạy người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức để học sinh phát triển một cách toàn diện Những điều cơ bản trên về giáo viên đều
11 có sự thống nhất chung: Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là xây dựng, hình thành nhân cách của người học đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Điều 70 Luật giáo dục đã khái niệm: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác” [11]
Lực lượng chủ yếu, giá trị cơ bản cũng như vốn quý nhất của nhà trường là đội ngũ nhà giáo với tri thức, tài nghệ, kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về bản chất quá trình sư phạm, họ là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân vật trung tâm trong nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
1.1.1.2 Khái niệm về đội ngũ giáo viên
Khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên…Ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể Đội ngũ giáo viên là những người cùng làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục, có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, có tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo thành một khối thống nhất Từng hoạt động của mỗi thành viên luôn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có cùng quyền lợi và nghĩa vụ, có quy chế làm việc nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung Đội ngũ này quyết định toàn bộ chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường bằng việc cống hiến hết tài năng và công sức của họ Trong hệ thống giáo dục và đào tạo thì nhân lực chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên, trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng chiếm đa số” Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định giáo dục của nhà trường, cho nên đội ngũ giáo viên cần được đặc biệt quan tâm phát triển mọi mặt Trong trường học phải có đủ số lượng giáo viên phù hợp với cơ cấu giảng dạy của các bộ môn, phải đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa nam và nữ, giữa lớp già và lớp trẻ Muốn có đội ngũ có chất lượng cần có chế độ, chính
12 sách thỏa đáng, nhất là ở các trường thuộc các vùng khó khăn, để phát huy hết tiềm năng của từng người, để đoàn kết gắn bó mọi thành viên thành một khối thống nhất của những nhà sư phạm Như vậy, khái niệm về đội ngũ giáo viên có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác bao gồm CBQL, GV có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định Tập thể này quyết định chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường bằng việc cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ” Để thực hiện thành công và tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì đòi hỏi mỗi cá nhân giáo viên đều phải trên tinh thần cộng tác, tương tác, đoàn kết gắn bó tạo thành một khối thống nhất và mỗi hoạt động của từng thành viên luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở gắn kết với nhau theo mục tiêu chung nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
1.1.1.3 Khái niệm về chất lượng
Theo tác giả Hoàng Khuê có khái niệm “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự việc, sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [10]
Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn các yêu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”
Theo quan điểm triết học, chất lượng được định nghĩa: "Chất lượng, phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó đối với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là các liên kết cái thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật và không tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và
13 không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng”
- Theo tác giả Pam Robbins Harvey B Alvy có khải niêm: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật”, " Cái làm nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia" Hoặc “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”[17]
Từ đó ta có thể nói khái niệm chất lượng phản ánh thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản chất của sự vật và tạo nên sự khác biệt về chất giữa sự vật này với sự vật khác Theo quan điểm triết học, chất lượng là kết quả của quá trình tích lũy về lượng tạo nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật, hiện tượng
1.1.1.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là lực lượng tham gia chăm sóc, giáo dục và giảng dạy tại các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, phải có những điều kiện sau:
- Về trình đào tạo: Có bằng tốt nghiệp Trung cấp sư phạm trở lên (đối với giáo viên Mầm non và Tiểu học), bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với cấp học THCS hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
+ Đối với giáo viên Mầm non thực hiện theo thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
+ Đối với giáo viên phổ thông thực hiện theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
1.1.1.5 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về quản lý, trong phạm vi đề tài này chọn một số khái niệm đã được nhiều tác giả đề cập liên quan đến nội dung của đề tài như:
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Những chủ trương, chính sách và các quy định về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên:
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, úng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”[19]
- Luật Giáo dục đã quy định: “Nhà nước có chính sách bỗi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo” [11]
Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban bí thư đã chỉ rõ : “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [3]
Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng có nêu “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp ”[22]
Trong "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đề ra mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” Đồng thời đã đưa ra các giải pháp để phát triển giáo dục, trong đó có nêu:
“Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại
27 các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.” Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 10 năm 2015 khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Phát triển, củng cố mạng lưới trường, lớp học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu Nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu phát triển Đẩy mạnh xã hội hóa và các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.”[20] Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Nhé lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định: “Tiếp tục phát triển quy mô trường lớp học cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học Tranh thủ các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học đạt chuẩn theo quy định, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh và giáo viên, nâng cao chất lượng và bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, tích cực xây dựng xã hội học tập” [21]
1.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trên thế giới
Chất lượng đội ngũ nhà giáo là chìa khoá để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được rất nhiều nước trên thế giới coi trọng và tìm ra những hướng đi hiệu quả, cụ thể như:
Singapore đã xác định cụ thể các nhóm năng lực cơ bản mà mỗi giáo viên cần phải đạt được khi bước vào nghề dạy học Bên cạnh các năng lực dạy học và giáo dục học sinh, Singapore cũng chỉ rõ các yêu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phát triển nghề nghiệp trong thế kỷ mới Một mặt họ nhấn mạnh “trách nhiệm pháp lí và sự cần thiết phải duy trì các tiêu chuẩn cao về sự liêm chính nghề nghiệp” khi
28 giáo viên thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm của mình Mặt khác đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng “tìm kiếm cơ hội để chủ động cải thiện chuyên môn” cũng như “nhận thức về giá trị và sự cần thiết của những kĩ năng cần cho khởi nghiệp và đổi mới sự nghiệp”…
Còn tại CHLB Đức, PGS.TS Cao Thị Hà – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên cho biết, kinh nghiệm đào tạo giáo viên là ban hành Chuẩn đào tạo Giáo viên; Quy định về đào tạo giáo viên hai giai đoạn; Chú trọng đào tạo giáo viên tập sự; Tăng cường thực tập nghề nghiệp Việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên ở CHLB Đức do nhà nước kiểm soát thông qua các kỳ thi quốc gia và quá trình đào tạo tập sự Việc tồn tại một cơ sở đào tạo chuyên trách chăm lo đào tạo giáo viên tập sự trực thuộc Bộ Giáo dục ở mỗi bang là nét riêng biệt của hệ thống đào tạo giáo viên ở Đức
Ireland – một quốc gia có nền giáo dục phát triển ở châu Âu, đã vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm trong phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là một hướng đi Với mô hình này giáo viên trải qua ba giai đoạn trải nghiệm là quan sát người học; tham gia với vai trò người học; suy ngẫm và lập kế hoạch, phát triển và gia công sư phạm Sau quá trình ứng dụng lý thuyết học tập trải nghiệm trong phát triển chuyên môn giáo viên với thí điểm ở một số trường trung học, kết quả bước đầu cho thấy những thay đổi tích cực trong công tác chuyên môn giáo viên qua các khía cạnh: Vai trò của giáo viên, những thách thức cần đối mặt, các điều kiện hỗ trợ và tác động lên học sinh
1.2.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ tại Việt Nam
Từ những nghiên cứu về đào tạo, nâng cáo chất lượng giáo viên tại Ireland, ThS Nguyễn Hoàng Đoan Huy – Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội đã đề xuất một số định hướng vận dụng vào bối cảnh Việt Nam Trước hết cải cách, đổi mới giáo dục phải được lên kế hoạch tiến hành song song và chú trọng nhiều hơn vào công tác phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng trước, thí điểm lên học sinh, nhà trường sau cùng mới áp dụng đại trà trên diện rộng để bảo đảm kế hoạch đổi mới có hiệu quả sau khi điều chỉnh và bổ sung hợp lí, phù hợp
Phát triển chuyên môn của giáo viên theo lí thuyết học tập trải nghiệm kết hợp với ứng dụng những nội dung của đổi mới giáo dục để đảm bảo phát triển chuyên môn đi theo đúng bản chất của nó là phát triển trí tuệ và niềm tin, thái độ của giáo viên…; Xây dựng cộng đồng phát triển chuyên môn hỗ trợ thường xuyên và chuyên nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong và ngoài trường Hoạt động hỗ trợ xây dựng cộng đồng này nên được diễn ra thông qua sinh hoạt chuyên môn, ứng dụng tiếp cận nghiên cứu bài học trong đó đặt học sinh và hoạt động học tập của học sinh vào trung tâm, đánh giá hiệu quả dạy học của giáo viên thông qua hành vi, thái độ, cảm xúc của học sinh trên lớp cũng như kết quả học tập của học sinh qua các sản phẩm học tập
Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là một huyện biên giới được thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 04/01/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè và huyện Mường Lay để thành lập huyện Mường Nhé, Đến năm 2011 huyện Mường Nhé tiếp tục chia tách thành huyện Nậm
Pồ Vì vậy, ngày 04/01/2002 là ngày thành lập huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Huyện Mường Nhé có 11 xã đều thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 06 xã biên giới tiếp giáp hai nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (xã Sín Thầu, Sen Thượng giáp với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa; các xã Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Mường Nhé có diện tích tự nhiên là 157.372,94 km 2 , là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi địa đầu của tổ quốc với địa hình đồi núi hiểm trở, khe suối nhiều nên giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa, lũ
- Ranh giới của huyện: Phía Bắc tiếp giáp với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Nam tiếp giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên; phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông tiếp giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc dài gần 115 Km
Nguồn: UBND huyện Mường Nhé
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi phía bắc, tuy vậy khí hậu của Mường Nhé được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 trong năm và Mùa nắng, khô từ tháng 11 đến tháng 04 trong năm sau Mùa mưa có lượng mưa lớn thường gây ra tình trạng sạt lở đất, mực nước tại các khe, suối lên cao ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân Mùa khô với đặc trưng là hanh khô của gió phơn (gió Lào) Nguồn nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn từ lượng mưa hàng năm cùng với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường rừng nên vào mùa khô lượng nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân còn nhiều hạn chế
Tính đến năm 2018 dân số của huyện 42.844 người, Mật độ dân số bình quân là 0.27 người/ km 2 , phân bố không đồng đều và chủ yếu tập trung ở trung tâm các xã, các bản Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp Trên địa bàn Huyện
34 có 10 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mông chiếm 64.34%, còn lại các dân tộc Hà Nhì 11,02%, Thái 9,6%, Kinh 6,05%, Dao 2,81%, Xạ Phang 2,75%, Sán chỉ 1,03%, Cống 1,0%, Kháng 0,86%, Si La 0,54%
Mường Nhé chỉ có duy nhất hệ thống giao thông đường bộ (có tính độc đạo) với tuyến đường Quốc lộ 4H nối từ lối mở A Pa Chải ra tới huyện Mường Chà và tuyến đường Quốc lộ 12 nối từ Mường Chà ra tới thành phố Điện Biên Phủ Như vậy tổng chiều dài tuyến đường bộ độc đạo từ huyện Mường Nhé ra tới trung tâm tỉnh Điện Biên là 200km Đối với các tuyến đường liên xã, liên bản chủ yếu là đường cấp phối nhỏ hẹp rất khó khăn trong việc đảm bảo giao thông đối với các phương tiện cơ giới Với địa hình đồi núi hiểm trở với nhiều đèo dốc nguy hiểm nên giao thông của huyện gặp rất nhiều khó khăn nhất là mùa mưa lũ
Bảng 2.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Mường Nhé năm 2018
STT Thị trấn, xã Diện tích
Mật độ dân số (người/km 2 )
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Nhé, năm 2018
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục và đào tạo
2.1.2.1 Về kinh tế- xã hội
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 1.308 tỷ đồng; Tổng diện tích cây lương thực có hạt 6.407 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 15.076 tấn, lương thực bình quân 344kg/người Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm bình quân 6,3%, diện tích nuôi trồng thủy sản 140 ha Trồng mới 504 ha rừng sản xuất, 3,7 ha rừng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh 1.000 ha, giao khoán bảo vệ 66.455 ha rừng; chăm sóc trồng rừng 1.143,83ha; bảo vệ nghiêm 72.109 ha rừng hiện có, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 47% Phấn đấu trồng 5.000 ha cây Mắc Ca Khai thác 200 tấn mủ cao su (quy ra mủ khô)
- Giá trị sản xuất dịch vụ đạt 301,056 tỷ đồng (giá hiện hành) trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành đạt 50.000 triệu đồng; Giá trị xây dựng đạt 251,056 tỷ đồng Có 7.100 hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành 476.000 triệu đồng Đảm bảo các mặt hàng các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng cho nhân dân Thu ngân sách trên địa bàn 37.100 triệu đồng (trong đó: thu từ đấu giá đất 30.000 triệu đồng)
- Dân số trung bình 42.844 người; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (cân nặng/ tuổi) 20,8%; có 8,21 bác sỹ/vạn dân; 92% số bản có y tế bản; có 06 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỉ lệ trẻ em