1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty điện lực yên bái

80 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Yên Bái
Tác giả Trần Thị Hương
Người hướng dẫn NGƯT.Ths. Vũ Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH (13)
    • 1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (13)
      • 1.1.1 Khái niệm (13)
      • 1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp (13)
    • 1.2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH (14)
      • 1.2.1 Khái niệm (14)
      • 1.2.2 Các bước thực hiện (15)
    • 1.3 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (16)
    • 1.4 NHỮNG ĐẶC THÙ KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM (18)
      • 1.4.1 Đặc thù hoạt động kinh doanh của ngành điện (18)
      • 1.4.2 Quy trình kinh doanh điện năng của Điện lực Việt Nam hiện nay (22)
      • 1.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng tại Việt Nam hiện (24)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH (27)
    • 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI (27)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung (27)
      • 2.1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Yên Bái (28)
      • 2.1.3 Quy mô nhân sự của Công ty Điện Lực Yên Bái (31)
        • 2.1.3.1 Lao động và cơ cấu lao động (31)
        • 2.1.3.2 Sử dụng và bố trí lao động trên hệ thống lưới điện (33)
        • 2.1.3.3 Năng suất lao động (34)
    • 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI (35)
      • 2.2.1 Kết quả kinh doanh tại Công ty Điện Lực Yên Bái (35)
        • 2.2.1.1 Doanh thu (2010-2013) (35)
        • 2.2.1.2 Chi phí (37)
        • 2.2.1.3 Hiệu quả tài chính và đánh giá kết quả đạt được (38)
      • 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng (38)
        • 2.2.2.1 Sản lượng điện thương phẩm (38)
        • 2.2.2.2 Tỷ lệ tổn thất điện năng (43)
        • 2.2.2.3 Giá bán điện bình quân (46)
        • 2.2.2.4 Suất sự cố (49)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI (50)
      • 2.3.1 Những thành tích đạt được của Công ty Điện Lực Yên Bái (50)
        • 2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan (51)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan (52)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ (55)
    • 3.1 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI NĂM 2014 (55)
    • 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI (57)
      • 3.2.1 Giải pháp kỹ thuật (57)
      • 3.2.2 Giải pháp quản lý (59)
        • 3.2.2.1 Xây dựng và thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng (59)
        • 3.2.2.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (63)
        • 3.2.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý (65)
        • 3.2.2.4 Nhóm giải pháp về tài chính (69)
        • 3.2.2.5 Hoàn thiện công tác kế hoạch trong doanh nghiệp để nó trở thành công cụ điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả (71)
      • 3.2.3 Một số giải pháp khác (74)
      • 3.2.4 Một số kiến nghị với cấp trên (75)
        • 3.2.4.1 Đối với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (75)
        • 3.2.4.2 Đối với Nhà nước (76)
        • 3.2.4.3 Đối với cơ quan chức năng (77)
  • KẾT LUẬN (53)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

CÁC KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu

Có thể hiểu rằng: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra”

Hiệu quả kinh doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng để tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh, không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện: giảm chi phí và tăng kết quả, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh doanh như các nhiệm vụ, mục tiêu để thực hiện Bởi vì, đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó Do vậy mà hiệu quả kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh, đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp chủ yếu dùng để phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nó được sử dụng trong tất cả các ngành khoa học và trong cuộc sống hàng ngày

Nội dung của phương pháp này là tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh điều kiện hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh) Tùy theo yêu cầu, mục đích, tùy theo nguồn số liệu và tài liệu phân tích mà sử dụng số liệu chỉ tiêu phân tích khác nhau Để phương pháp này được phát huy hết tính chính xác và khoa học thì trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau: lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh

▪ Bước 1 (lựa chọn tiêu chuẩn so sánh): Chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh (gọi là kỳ gốc) Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc sao cho thích hợp

- Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng phân tích

- Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng dự kiến hay không

- Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành: Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp

- Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo

▪ Bước 2 (điều kiện so sánh): Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ đạo được đem so sánh phải đảm bảo được các tính chất so sánh được về không gian và thời gian Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện đầu tiên là các chỉ tiêu được đem ra so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian

- Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần phải được qui đổi về qui mô tương tự nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một nghành,…)

- Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm,…) và phải đồng nhất trên cả ba mặt (cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường)

▪ Bước 3 (kỹ thuật so sánh): Sử dụng chủ yếu hai hình thức là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối (tỷ lệ %), ngoài ra còn sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số bình quân

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc Kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế

- So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện tính đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất

- So sánh mức độ biến động tương đối có điều chỉnh theo qui mô chung:

+ Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích

+ Biến động tương đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc × hệ số điều chỉnh)

- Ta có công thức xác định cụ thể cho từng đối tượng:

+ Biến động doanh thu = Doanh thu thực hiện – (Doanh thu kế hoạch ×Chỉ số giá)

+ Biến động quỹ lương = Quỹ lương thực hiện – (Quỹ lương kế hoạch × %hoàn thành doanh thu).

CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

• Khái niệm về chỉ tiêu:

Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp dựa vào kết quả các loại hạch toán, có thể rút ra các chỉ tiêu cần thiết các mặt hoạt động kinh doanh Các chỉ tiêu phân tích đó biểu thị đặc tính về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, về động thái của quá trình kinh doanh của các bộ phận, các mặt cá biệt hợp thành các quá trình kinh doanh đó Chỉ tiêu phân tích có thể biểu thị mối liên hệ qua lại của các mặt hoạt động của doanh nghiệp, cũng có thể xác định nguyên nhân đem lại những kết quả kinh tế nhất định

Chỉ tiêu phân tích là những chỉ tiêu nhất định phản ánh cả số lượng, mức độ, nội dung và hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một quá trình kinh tế toàn bộ hay từng mặt cá biệt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung của chỉ tiêu biểu hiện bản chất kinh tế của các hiện tượng, các quá trình kinh tế, do đó nó luôn ổn định; còn giá trị về con số của chỉ tiêu biểu thị mức độ đo lường cụ thể, do đó nó luôn biến đổi theo giá trị thời gian cụ thể

Căn cứ vào nội dung kinh tế: phân chỉ tiêu phân tích thành chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng

- Chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện của quá trình kinh doanh như doanh thu, lượng vốn,…

- Chỉ tiêu chất lượng phản ánh những đặc điểm về bản chất của quá trình đó Có chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, có chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả một khía cạnh nào đó của quá trình kinh doanh

- Chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính vì vậy, không nên phân tích một cách cô lập mà phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau mới thu được kết quả toàn diện và sâu sắc Ngoài ra cũng cần nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu này trong thể thống nhất trong mối quan hệ giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng

Theo cách tính toán: chỉ tiêu phân tích bao gồm chỉ tiêu tổng lượng, chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu bình quân:

- Chỉ tiêu tổng lượng hay chỉ tiêu tuyệt đối biểu thị bằng số tuyệt đối, được sử dụng để đánh giá quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh tại một thời gian và không gian cụ thể như doanh thu lượng vốn số lao động

- Chỉ tiêu tương đối là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh bằng số tương đối giữa hai chỉ tiêu tổng lượng Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ hay phần trăm (%) Nó được sử dụng để phân tích quan hệ kinh tế giữa các bộ phận

- Chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ chung bằng số bình quân hay nói một cách khác, chỉ tiêu bình quân phản ánh mức độ điển hình của một tổng thể nào đó Nó được sử dụng để so sánh tổng thể theo các loại tiêu thức số lượng để nghiên cứu sự thay đổi về mặt thời gian, mức độ điển hình các loại tiêu thức số lượng của tổng thể; nghiên cứu quá trình và xu hướng phát triển của tổng thể

Chỉ tiêu phân tích còn phân ra chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cá biệt:

- Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một tổng hòa nhất định của quá trình kinh doanh, tổng hòa này biểu thị sự tổng hợp của các quá trình kinh doanh, biểu thị kết cấu và chất lượng của những quá trình đó

- Chỉ tiêu cá biệt không có ảnh hưởng số lượng của quá trình kinh doanh nói trên Sử dụng các chỉ tiêu trong phân tích là để nêu ra những đặc điểm của quá trình kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong một kỳ kinh doanh nhất định, khi biểu thị đặc tính của hiện tượng kinh doanh, quá trình kinh doanh, có thể thấy kết cấu của chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu phân tích nói rõ doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào? Đạt mức độ nào? Quá trình kinh doanh xảy ra như thế nào?…

Cũng như các chỉ tiêu kinh tế khác, chỉ tiêu phân tích đều có đơn vị tính Đơn vị tính có thể là hiện vật như đơn vị tự nhiên (con, cái); đơn vị đo lường (mét, kilogam, tạ, tấn); đơn vị thời gian (ngày, giờ) Cấu thành của đơn vị dùng để tính chỉ tiêu phân tích cũng gồm có đơn vị đơn và đơn vị kép,… đơn vị đơn như: mét, kilogam,…; còn đơn vị kép như kWh điện, máy điện thoại/100dân,… Trong các đơn vị trên, chỉ có đơn vị giá trị và đơn vị lao động là có tác dụng tổng hợp; còn các đơn vị khác không có tác dụng tổng hợp

Hệ thống chỉ tiêu phân tích có nhiều loại, việc sử dụng loại chỉ tiêu nào là do nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ của các công tác phân tích cụ thể quyết định.

NHỮNG ĐẶC THÙ KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM

1.4.1 Đặc thù hoạt động kinh doanh của ngành điện

Xét yếu tố hàng hóa thì điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, trong kinh doanh điện năng nó đặc biệt ở chỗ: tuy là sản phẩm của lao động nhưng điện năng không nhìn thấy được, không sờ nắm được, không thể tồn kho, không thể cất trữ như các loại hàng hóa khác Quá trình sản xuất, truyền tải phân phối, sử dụng điện xảy ra đồng thời từ sản xuất đến khâu tiêu thụ không thông qua một khâu thương mại trung gian nào Khi tiêu dùng điện, điện năng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng, quang năng,… để thỏa mãn nhu cầu của đời sống con người

Dây truyền công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng tại Việt Nam hiện nay

Công nghệ sản xuất, truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ được thể hiện ở sơ đồ minh họa sau:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất, truyền tải điện năng Đơn vị cung cấp điện năng là các nhà máy sản xuất ra nguồn điện từ các dạng nhiên liệu truyền thống Dòng điện được phát ra từ các nhà máy điện, ở nước ta nhà máy phát điện chủ yếu là các nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện với nguồn nhiên liệu là than đá tự nhiên khai thác từ các mỏ than trong nước

Các nhà máy điện Diezel, khí tự nhiên chạy bằng nguồn dầu, khí đồng hành lấy từ các mỏ dầu đang khai thác ngoài khơi vùng biển phía nam

Các nhà máy thủy điện phân bố trên toàn bộ hệ thống sông ngòi từ Bắc tới Nam, tận dụng nguồn lợi địa hình, khí hậu của đất nước để sản xuất điện, với đủ các hình thức sở hữu, cũng như công suất lớn nhỏ phục vụ cuộc sống ngày càng phát triển

Từ đó dòng điện được nâng lên cấp điện áp 110/220/500kV, truyền tải bằng hệ thống đường dây cao thế 110/220/500kV và tiếp nhận tại các trạm biến áp 110/220/500kV ở các tỉnh, thành phố, khu kinh tế Hệ thống này được phân cấp quản lý bởi các công ty truyền tải điện khu vực

Tại các trạm biến áp 110/220/500kV, nguồn điện được hạ áp xuống mức 10/22/35kV để cung ứng cho Điện lực tỉnh tiếp nhận, quản lý, phân phối, bán điện cho các hộ sử dụng

10 kV Đường dây cao thế Đường dây trung thế Đường dây hạ thế Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành Điện lực

Khác với nhiều loại hàng hóa của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngành Điện có những đặc thù riêng có Ở Việt Nam, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam chịu trách nhiệm đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thụ điện, nhằm đảm bảo cung cấp điện, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, phù hợp với yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hiện nay, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam có 5 Tổng công ty Điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh Lĩnh vực truyền tải cũng có bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1; 2; 3; 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án Miền Bắc; Trung; Nam)

Hình1.2: Mô hình tổ chức của ngành điện Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ về nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, điện năng được sản xuất từ năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió,… nhưng chất lượng điện là đồng nhất

Với địa bàn quản lý rộng, số lượng khách hàng lớn, công nghệ sử dụng phức tạp, để điều hành quá trình sản xuất phân phối đòi hỏi phải có hệ thống quản lý tập trung Do đó ngành Điện đòi hỏi kỹ thuật cao kể cả trong quá trình truyền tải, phân phối cũng như kinh doanh điện năng, số lượng lao động lớn Điện là ngành sản xuất tập trung nhưng tiêu dùng phân tán đòi hỏi mạng lưới điện phải theo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng nghĩa với việc hao tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý – tiêu dùng

Tập Đoàn Điện Lực Việt

Trung tâm điều độ hệ thống điện

Khối các nhà máy điện

Khối các công ty truyền tải

Các Tổng công ty Điện lực điện năng Bên cạnh đó công tác duy trì bảo dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và chi phí lớn do ảnh hưởng của công nghệ, thời tiết (hệ thống đường dây và TBA đặt ở ngoài trời)

Về vấn đề tiêu thụ: Việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua Bên mua điện quan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế “Mua bán điện” và được làm các thủ tục kỹ thuật nối phụ tải với nguồn điện Trong kinh doanh điện năng ở các Điện lực, đầu vào chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do EVN bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ của các hộ tiêu thụ điện Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện Sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện

Về phương diện đo đếm điện năng cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công tơ đo đếm riêng Công tơ này được niêm phong, kẹp chì sau khi đã qua thí nghiệm và đạt được tiêu chuẩn đo lường của Nhà nước Với tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, do vậy cũng như các ngành công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Ngoài ra các chi phí đầu tư để xây dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp, cột điện, hệ thống dây dẫn), chi phí về công tơ điện, chi phí về nhân sự,…

Hiện nay, ngành điện đang phải đứng trước một thực tế là đầu tư rất lớn để phát triển lưới điện lên vùng cao, hẻo lánh để phục vụ nhân dân các dân tộc ít người, biên giới, an ninh quốc phòng, hải đảo,… thực hiện chính sách xã hội hóa của Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do chi phí lớn mà nguồn thu không đáng kể Vì vậy Nhà nước cần có chính sách phù hợp để ngành điện thực hiện hai nhiệm vụ này của ngành trong thời gian sắp tới

1.4.2 Quy trình kinh doanh điện năng của Điện lực Việt Nam hiện nay

Công tác kinh doanh điện năng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng Công tác này được tổ chức thực hiện thống nhất tại các Công ty Điện lực, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực, Công ty cổ phần Điện lực trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhằm đáp ứng đầy đủ, an toàn và tin cậy nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực Các đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế một cửa để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng (bao gồm thủ tục từ khâu tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt công tơ, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng) Đầu mối giao dịch với khách hàng là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh của Công ty Điện lực hoặc trực thuộc tổ kinh doanh của các chi nhánh điện hoặc bộ phận quản lý khách hàng thuộc Công ty Điện lực

Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện

Hợp đồng mua bán điện được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai bên mua và bán thỏa thuận và cam kết thực hiện

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI

Công ty Điện lực Yên Bái ngày nay, mà tiền thân là Sở quản lý phân phối điện Hoàng Liên Sơn được thành lập theo quyết định số 24/DT/TCCB ngày 25/4/1979 của

Bộ Điện Than trên cơ sở tổ chức lại nhà máy điện Lào Cai

Ngày 20 tháng 6 năm 1993, Bộ năng lượng ban hành quyết định số 492 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Yên Bái Đến ngày 8/3/1996, Sở Điện lực Yên Bái được đổi tên thành Điện lực Yên Bái trực thuộc tổng công ty Điện lực 1 theo quyết định số 230 ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam

Ngày 14 tháng 4 năm 2010, Điện lực Yên Bái thực hiện chuyển đổi thành công ty theo quyết định số 223/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đổi tên các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

Công ty Điện lực Yên Bái có chức năng nhiệm vụ chính là: quản lý vận hành hệ thống lưới điện và kinh doanh bán điện, cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trên địa bàn 07 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố

• Tên giao dịch: Công ty Điện lực Yên Bái

• Đơn vị quản lý: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

• Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến ngày 01/01/2013: 520 người

• Trụ sở chính: số 1061 đường Yên Ninh – TP Yên Bái – Tỉnh Yên Bái

▪ Sản xuất điện năng bằng năng lượng thủy, máy phát điện Diesel có công suất lắp đặt 400kW Phạm vi tỉnh Yên Bái

▪ Quản lý, vận hành lưới điện phân phối cấp điện áp từ 35kV trở xuống Phạm vi tỉnh Yên Bái

▪ Xây lắp, cải tạo đường dây và trạm điện

▪ Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và dụng cụ đo điện

▪ Xây dựng và kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp

▪ Gia công các sản phẩm cơ khí và mạ kẽm

Năm 1979 khi mới thành lập, Sở quản lý phân phối điện Hoàng Liên Sơn (nay là công ty Điện lực Yên Bái) có 88 CBCNV Toàn tỉnh có 50km đường dây 35kV đến

Cổ Phúc, 03 Trạm biến áp 35/10kV dung lượng 4160kVA, 10km đường dây 10kV, 15 Trạm biến áp 10/0,4kV với dung lượng 2000kVA và 20km đường dây 0,4kV cấp điện cho khu vực thị xã Yên Bái và một số cơ sở an ninh quốc phòng, chưa có điện lưới quốc gia Đứng trước những khó khăn và yêu cầu về nguồn điện, tập thể CBCNV Công ty Điện lực Yên Bái đã vượt khó đi lên với quyết tâm tất cả vì nguồn điện Đặc biệt là sự quyết tâm dám nghĩ dám làm, tìm tòi học hỏi rút kinh nghiệm công tác quản lý, tổ chức sản xuất – kinh doanh của đơn vị bạn Công ty đã nhanh chóng ổn định sản xuất, khôi phục và vận hành lưới điện hiện có

Trong những năm tiếp theo được sự đầu tư của nhà nước, sự quan tâm của ngành điện, địa phương và nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV Công ty, điện lưới quốc gia đã đến tất cả các huyện thị và 156/159 xã (đạt 98,1%) của tỉnh

Nhiều năm qua công tác kinh doanh điện năng của Công ty đã đi vào nề nếp ổn định Công ty đã tích cực chủ động đề ra nhiều biện pháp trong sản xuất kinh doanh Năm 2009 sản lượng điện thương phẩm là 322 triệu kWh; lượng điện năng tổn thất là 5,2%; doanh thu đạt 292 tỷ đồng

Tính đến nay, Công ty đang quản lý và vận hành 1.262km đường dây 35kV; đường dây 22kV: 3,262km; 170km đường dây 10kV; 1392,7km đường dây 0,4kV; quản lý 9 trạm biến áp 35/10kV; 900 trạm biến áp phân phối; gần 130.000 khách hàng

2.1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Yên Bái

Cơ cấu tổ chức Công ty Điện lực Yên Bái bao gồm có một giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động của Công ty Phía dưới Giám đốc Công ty có 4 phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho giám đốc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình (bao gồm phó giám đốc xây dựng cơ bản; kỹ thuật – vận hành; viễn thông; kinh doanh điện năng )

Trong công ty còn có 12 phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu cho giám đốc, giải quyết các công việc thuộc về lĩnh vực chuyên môn của phòng ban mình (bao gồm phòng công nghệ thông tin và viễn thông; văn phòng; kế hoạch vật tư; an toàn lao động; kinh doanh điện năng; kỹ thuật; điều độ; tài chính kế toán; quản lý xây dựng; thanh tra pháp chế và phòng thanh tra an toàn)

Ngoài 12 văn phòng thực hiện các chức năng nhiệm vụ chuyên môn, Công ty còn có 2 phân xưởng (phân xưởng sửa chữa thí nghiệm điện và phân xưởng xây lắp điện) và một trung tâm truyền hình cáp và internet thực hiện việc cung cấp dịch vụ kinh doanh truyền hình cáp và internet

Ngoài ra Công ty Điện lực Yên Bái còn có 8 Điện lực trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh doanh điện năng tại 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố trong địa bàn tỉnh Yên Bái

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Yên Bái

PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

PHÒNG AN TOÀN LAO ĐỘNG

PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ

PHÂN XƯỞNG XÂY LẮP ĐIỆN

PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

PHÒNG THANH TRA AN TOÀN

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ

2.1.3 Quy mô nhân sự của Công ty Điện Lực Yên Bái

2.1.3.1 Lao động và cơ cấu lao động

Về cơ cấu lao động của Công ty Điện lực Yên Bái, tính đến ngày 01/01/2013 có

520 cán bộ công nhân viên, trong đó:

• 06 cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học;

• 128 Kỹ sư, cử nhân kinh tế;

• 141 công nhân các bậc khác và nhân viên

Qua cơ cấu lao động của Công ty thấy rằng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ - trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao (lên tới 69,42%) và lực lượng công nhân đều được qua đào tạo cơ bản chuyên ngành điện Vì vậy, Công ty đủ sức tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời đảm nhận tốt vai trò và nhiệm vụ được nhà nước cũng như ngành giao về đảm bảo cung cấp điện được an toàn, liên tục với chất lượng ngày càng cao, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quản lý

Bảng 2.1: Cơ cấu cán bộ công nhân viên trong giai đoạn 2010 – 2013

Kỹ sư, cử nhân 98 19,84 116 23,11 124 24,03 128 24,62 Trung cấp 180 36,44 197 39,24 215 41,67 227 43,65

(Nguồn: phòng lao động – Công ty Điện lực Yên Bái)

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động trong giai đoạn 2010 – 2013 như sau:

Kỹ sư, cử nhân Trên Đại học

Hình 2.2 : Biểu đồ cơ cấu lao động giai đoạn 2010 – 2013

Nhận xét: Từ bảng cơ cấu lao động của Công ty Điện lực Yên Bái cho ta thấy được là trình độ CBCNV trong đơn vị ngày càng tăng kể cả chất lượng và số lượng qua các năm trong suốt giai đoạn 2010 – 2013

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI

2.2.1 Kết quả kinh doanh tại Công ty Điện Lực Yên Bái

Doanh thu do hoạt động kinh doanh điện năng đem lại cho Công ty Điện lực Yên Bái trong giai đoạn 2010 – 2013 (2.4) dưới đây:

Bảng 2.4: Tổng hợp doanh thu theo các thành phần phụ tải (2010 – 2013)

Thành phần phụ tải Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Nông lâm nghiệp thủy sản

7 Giá bán điện bình quân

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

Riêng trong năm 2012 và 2013 doanh thu tiền điện của Công ty Điện lực Yên Bái bao gồm có doanh thu do bán điện cho các đơn vị lân cận và doanh thu bán điện cho các khách hàng trong địa bàn toàn tỉnh Yên Bái được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc

Doanh thu do bán điện cho các đơn vị lân cận: Trong năm 2012, Công ty Điện lực Yên Bái bán giao được 36.091.133 (kWh) cho các đơn vị lân cận tương đương với 31,327 (tỷ đồng)

Doanh thu tiền điện và tiền công suất phản kháng: 445.652.533.506 (đồng)

Như vậy tổng doanh thu của quá trình kinh doanh điện năng trong năm 2012 của Công ty Điện lực Yên Bái là: 31,327+445,652G6,979 (tỷ đồng)

Tương tự với cách tính trên ta có tổng doanh thu trong năm 2013:

Bảng 2.5: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng

Các chỉ tiêu chi phí Năm 2010

Tổng chi phí giá thành SXKD điện (bao gồm cả chi phí tiếp nhận, chi phí quản lý vận hành, kinh doanh bán điện tại khu vực các xã tiếp nhận)

6 Khấu hao cơ bản tài sản cố định

7 Chi phí sửa chữa lớn 4.029 5.001 5.748 4.235

8 Thuế đất và thuế tài nguyên 170 170 170 170

9 Chi phí mua điện đầu nguồn 218.264 329.636 375.811 420.454

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán – Công ty Điện lực Yên Bái)

2.2.1.3 Hiệu quả tài chính và đánh giá kết quả đạt được

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013

Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng doanh thu (tỷ đồng)

2 Tổng chi phí (tỷ đồng) 300,108 423,007 485,852 538,926

(Nguồn: phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

Như vậy: theo kết quả tính toán ở trên ta thấy quá trình kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Yên Bái là không hiệu quả, cụ thể là thua lỗ trong giai đoạn cao nhất lên tới 9 tỷ đồng (năm 2012) Đánh giá kết quả kinh doanh điện năng của công ty Điện lực Yên Bái: việc kinh doanh điện năng trong giai đoạn 2010 – 2013 không đạt hiệu quả là do địa hình đồi núi phức tạp, nhất là đưa điện tới các khu vực vùng sâu vùng xa trong địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn Chi phí cho việc xây dựng hệ thống dây dẫn truyền tải lớn, đường dây truyền tải dài nên tỷ lệ tổn thất điện năng cao

Nhu cầu điện năng tiêu thụ ở các vùng sâu vùng xa ít, trong khi đó chi phí xây dựng đường dây truyền tải quá lớn (khấu hao tài sản cố định cao) Ví dụ như Điện lực

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng

2.2.2.1 Sản lượng điện thương phẩm

• Đánh giá chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm theo từng năm

Bảng 2.7: Sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2010 – 2013

Sản lượng điện năng thương phẩm (kWh)

Kế hoạch Thực hiện % đạt được so với kế hoạch

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sản lượng điện thương phẩm như sau:

Hình 2.3 : Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2010 – 2013

Từ bảng số liệu (2.7) ta thấy sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2010 –

2013 của Công ty Điện lực Yên Bái tăng nhanh (trong 2010 chỉ với 265 triệu kWh đến năm 2013 đã tăng lên tới sản lượng 385 triệu kWh) Điều này cho thấy được quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng cao, hệ thống lưới điện ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của khách hàng trong tỉnh

Về việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao thì giai đoạn 2010 – 2013, Công ty đã hoàn thành tốt chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm được giao theo kế hoạch Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên cùng với việc thực hiện chính sách 100% số xã trong tỉnh có điện lưới quốc gia nên hệ thống lưới điện không ngừng được mở rộng, kéo theo sản lượng điện năng thương phẩm tăng cao Duy có năm 2013, sản lượng điện thương phẩm chỉ đạt được 96% so với kế hoạch là do trong năm, nhu cầu xây dựng trên địa bàn giảm sút, làm cho sản lượng điện thương phẩm của 2 khách hàng lớn (2 nhà máy xi măng trên địa bàn) giảm xuống Ngoài ra chính sách “100% số xã trong tỉnh có điện lưới quốc gia” đã cơ bản hoàn thành từ năm 2012 do đó hệ thống lưới điện cũng không được mở rộng thêm nhiều

• Đánh giá chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm theo các đơn vị trực thuộc Bảng 2.8: Tổng điện năng thương phẩm của các đơn vị trực thuộc lũy kế đến tháng

Tên đơn vị trực thuộc Điện năng thương phẩm (kWh) So sánh thực hiện/kế hoạch

Kế hoạch Thực hiện % (kWh) (%)

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

Văn Chấn Đơn vị trực thuộc

Hình 2.4 : Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm so với kế hoạch năm 2013

Nhận xét: Ta thấy trong đóng góp vào tổng lượng điện năng thương phẩm của toàn Công ty thì có 2 đơn vị chiếm tỷ trọng lớn đó là Điện lực Yên Bình và Điện lực TP.Yên Bái (với 45,392% và 19,908%) các đơn vị còn lại tương đương nhau, duy nhất có Điện lực Mù Cang Chải có sản lượng điện thương phẩm thấp vượt trội (chỉ với 3.600.131kWh chiếm 0,934%) Điều đó cho ta thấy được mức độ phức tạp về địa bàn quản lý của Công ty, lượng điện năng thương phẩm phân bố không đồng đều giữa các Điện lực trực thuộc Lượng điện năng thương phẩm chênh lệch giữa Điện lực tiêu thụ lớn nhất (Yên Bình) với Điện lực tiêu thụ thấp nhất (Mù Cang Chải) quá cao (điện thương phẩm của Điện lực Mù Cang Chải chỉ bằng 2% lượng điện thương phẩm của Điện lực Yên Bình)

Về việc thực hiện chỉ tiêu điện thương phẩm được giao ta thấy có 3 đơn vị đạt vượt mức kế hoạch là Văn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải, còn lại tất cả các đơn vị hầu như không đạt được kế hoạch đề ra Nguyên nhân là do:

- Điện lực Yên Bình không đạt được mức kế hoạch là do lượng điện năng thương phẩm của chi nhánh này phụ thuộc rất nhiều vào 2 khách hàng (hai nhà máy xi măng trên địa bàn), trong năm 2013 sản lượng tiêu thụ điện của 2 khách hàng này thấp hơn so với dự kiến do đó sản lượng điện thương phẩm của đơn vị không đạt được kế hoạch Tương tự như thế một số đơn vị khác cũng không đạt được kế hoạch được giao là do xu hướng chung của nền kinh tế trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động Làm cho sản lượng điện thương phẩm không thể tăng cao được

- Ba đơn vị đạt vượt mức kế hoạch là Điện lực Mù Cang Chải, Điện lực Lục Yên và Điện lực Văn Yên, nguyên nhân dẫn tới kết quả trên là: Mù Cang Chải và Văn Yên là 2 địa bàn có nhiều xã khó khăn nhất trong tỉnh, cuối năm 2012 trên địa bàn 2 đơn vị này quản lý còn nhiều xã chưa được sử dụng điện lưới quốc gia Trong năm

2013 nhiều đường dây cung cấp điện cho các khu vực khó khăn trên được xây dựng để cấp điện tới nhiều xã trước đó chưa có điện kéo theo lượng điện thương phẩm của 2 đơn vị này tăng vượt kế hoạch được giao Ngoài ra đi ngược lại với xu thế chung của nền kinh tế thì trong năm 2013 ngành công nghiệp khai thác và chế biến bột đá trắng xuất khẩu phát triển mạnh trên địa bàn hai huyện Lục Yên và Văn Yên Đây cũng là nguyên nhân kéo theo sản lượng điện thương phẩm của 2 đơn vị này tăng vượt trội so với kế hoạch được giao

• Đánh giá sản lượng diện thương phẩm tiêu thụ điện qua các lĩnh vực

Bảng 2.9: Sản lượng tiêu thụ điện trong các lĩnh vực giai đoạn 2010 – 2013

Thành phần phụ tải Năm 2010

1 Nông lâm nghiệp thủy sản

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

Ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2013 tỷ trọng tiêu thụ điện trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thương nghiệp dịch vụ và quản lý, tiêu dùng có sự tăng trưởng mạnh

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là kinh tế - xã hội tại Yên Bái trong giai đoạn này phát triển mạnh, nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên, mức sống của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu sử dụng điện nhiều hơn Đặc biệt trong lĩnh vực Công nghiệp xây dựng có sự tăng trưởng mạnh (từ 166.235.998kWh tăng lên 218.529.133kWh) Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này có nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên (đặc biệt là các nhà máy khai thác, chế biến đá trắng xuất khẩu), Hai nhà máy xi măng trên địa bàn (Xi măng Vinaconec Yên Bình và Xi măng Yên Bái) có sản lượng sản xuất nhiều để cung cấp cho ngành xây dựng trên địa bàn kéo theo lượng điện năng cũng tiêu thụ nhiều

2.2.2.2 Tỷ lệ tổn thất điện năng

• Đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng theo từng năm

Bảng 2.10 Tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn 2010 – 2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Điện lực Yên Bái)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI

2.3.1 Những thành tích đạt được của Công ty Điện Lực Yên Bái

Trong những năm gần đây, cán bộ công nhân viên Công ty Điện Lực Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra của Tổng Công ty Điện Lực Miền Bắc giao Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong cung ứng và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

• Mở rộng mạng lưới điện đến được hầu hết các thôn bản vùng sâu vùng xa, những vùng chưa có điện trên toàn tỉnh Yên Bái

• Cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, sự cố điện giảm dần qua các năm

• Đã thực hiện được các giải pháp giảm tổn thất điện năng như cải tạo hệ thống đường dây, trạm biến áp, lắp tụ bù Tỉ lệ tổn thất điện năng giảm dần qua các năm

• Sản lượng điện năng thương phẩm: Có chiều hướng tốt, sản lượng năm sau đạt cao hơn so với năm trước Các chỉ tiêu giá bán điện bình quân, điện năng đầu nguồn, các hợp đồng mua bán điện có xu hướng phát triển hơn mỗi năm và đạt kết quả tốt hơn so với yêu cầu đề ra

2.3.2 Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân dẫn tới việc kinh doanh điện năng không hiệu quả

Khi hạch toán hiệu quả tài chính (giai đoạn 2010-2013) ta thấy được là hoạt động kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Yên Bái không đạt hiệu quả, cụ thể là kết quả kinh doanh trong các năm đều thua lỗ (năm 2012 lỗ tới 9 tỷ đồng) Như vậy cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp

Công ty Điện lực Yên Bái thực hiện công tác hoạch toán phụ thuộc do đó dựa trên các chỉ tiêu đánh giá theo kế hoạch và theo kết quả của cùng kì năm trước không thể thấy rõ được hiệu quả quản lý kinh doanh điện năng của Điện lực (Khi thực hiện hoạch toán độc lập, từ kết quả có được cho ta thấy thực ra việc kinh doanh điện năng của Điện lực Yên Bái là không hiệu quả kinh tế, trong năm 2012 thua lỗ tới gần 9 tỷ đồng)

Cơ cấu lao động của Công ty Điện lực Yên Bái cũng còn nhiều vấn đề phải được quan tâm, đặc biệt là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, số lượng công nhân bậc cao, lành nghề có kinh nghiệm còn thiếu hụt Khối lượng công việc và nhiệm vụ trên mỗi lao động là rất lớn Điều này đòi hỏi Điện lực phải có được biện pháp giải quyết để nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ công nhân viên để không ngừng phục vụ cho sự phát triển của lưới điện

Nhiều đoạn đường dây trong hệ thống xuống cấp, chưa được thay thế Một số trạm biến áp quá tải vẫn chưa được chửa sữa Do nguồn vốn tại Điện lực còn thiếu hụt nên chưa thể đầu tư khắc phục

Công tác quản lý khách hàng chưa được chú trọng, tình trạng gian lận, ăn cắp điện vẫn còn tồn tại Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả

Trong giai đoạn 2010 – 2013, tỷ lệ tổn thất có giảm nhưng vẫn còn cao Do lưới điện mở rộng nhanh trong giai đoạn này, khâu tổ chức quản lý hệ thống lưới điện vẫn chưa được thực hiện tốt Tổn thất do đường dây không được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, nhiều khách hàng có hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng điện để được áp giá bán điện rẻ hơn nhưng các trường hợp này vẫn chưa được kiểm soát tốt và xử lý kịp thời

Tỷ lệ tổn thất điện năng lên tới 8% - 10% trong khi đó các điện lực ở các vùng đồng bằng khác tỉ lệ tổn thất chỉ là 5% - 6% Chi phí điện năng dùng để truyền tải và phân phối cao (trong năm 2012 lên tới gần 31 tỷ đồng)

Sản lượng điện thương phẩm và tỷ lệ tổn thất điện năng ở các Điện lực là không đồng đều, nhiều Điện lực trực thuộc có tỷ lệ tổn thất quá cao (như Điện lực Lục Yên tổn thất năm 2013 lên tới trên 14%, Điện lực Văn Trấn, Văn Yên, Mù Cang Chải tỷ lệ cũng cao gần 11%, do có điện nhận quá xa và lưới điện mở rộng nhanh nên việc kiểm soát quản lý vẫn chưa được thực hiện tốt)

Tóm lại qua số liệu phân tích trong các năm gần đây và theo các đơn vị trực thuộc cho thấy Công ty Điện lực Yên Bái cần xem xét lại mọi mặt, nhìn thẳng vào thực trạng ở Điện lực để tăng cường bán điện phục vụ nền kinh tế và đồng thời làm tăng hiệu quả công tác kinh doanh điện năng

Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái là tỉnh có diện tích đất đai tự nhiên lớn, dân số đông, tốc độ tăng dân số cao nhưng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người Yên Bái thấp so với mức tiêu thụ bình quân chung cả nước

Nhu cầu điện năng tiêu thụ ở các vùng sâu vùng xa ít, trong khi đó chi phí xây dựng đường dây truyền tải quá lớn (khấu hao tài sản cố định cao) Ví dụ như Điện lực

Mù Cang Chải, trong năm 2013, với sản lượng điện thương phẩm là 3.600.131kWh thì doanh thu do bán điện không đủ để chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC YÊN BÁI NĂM 2014

Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng phát triển, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng cao Do đó đòi hỏi hệ thống lưới điện không ngừng được mở rộng, ngành điện phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việc cung cấp điện năng không ngừng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không những về số lượng mà còn cả về chất lượng điện năng

Xây dựng và phát triển thị trường điện theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Điện lực Đảm bảo quyền và lợi ích của các khách hàng sử dụng điện, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành Điện lực Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động của Điện lực và sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện

Trong năm 2014, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Yên Bái phấn đấu nâng cao sản lượng điện năng cung cấp cho khách hàng (với 423.830.000.000 kWh), thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 5,8%, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận

Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng năm 2014:

• Giá bán điện nội bộ bình quân: 952,61 (đ/kWh)

• Giá bán điện giờ bình thường: 905,28 (đ/kWh)

• Giá bán điện giờ cao điểm: 1.493,71 (đ/kWh)

• Giá bán điện giờ thấp điểm: 497,90 (đ/kWh)

• Sản lượng điện thương phẩm: 423,83 (triệu kWh)

• Tỷ lệ tổn thất điện năng: 5,8 (%)

• Các chỉ tiêu tính toán giá bán điện nội bộ áp dụng đối với Công ty Điện lực Yên Bái trong năm 2014:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh doanh điện năng trong năm 2014

Các chỉ tiêu chi phí Thành tiền (triệu đồng)

I Tổng chi phí giá thành SXKD điện

(bao gồm cả chi phí tiếp nhận, chi phí quản lý vận hành, kinh doanh bán điện tại khu vực các xã tiếp nhận)

2 Tiền bảo hiểm (BHXH, BHYT,

6 Khấu hao cơ bản tài sản cố định 39.000 36.000

7 Chi phí sửa chữa lớn 4.235 5.468

8 Thuế đất và thuế tài nguyên 170.000 450

9 Chi phí mua điện đầu nguồn 420.454 439.544

II Đơn giá tổng công ty cấp bù (đ/kWh) 57,56 56,13

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán – Công ty Điện lực Yên Bái)

Như vậy căn cứ vào các chỉ tiêu kinh doanh điện năng trong năm 2014 ta sẽ có được cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng sao cho phù hợp

Với chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm là 423,83 triệu kWh và tỷ lệ tổn thất là 5,8% (sản lượng điện thương phẩm cao hơn năm 2013 là 38,29 triệu kWh và tỷ lệ tổn thất giảm 0,58%) Để đạt được hoặc đạt tốt hơn mục tiêu này đòi hỏi ta phải đưa ra được các giải pháp nào sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Điện lực Thực hiện các biện pháp nào để giảm tổn thất điện năng xuống thấp hơn, để có được sản lượng điện thương phẩm tăng cao yêu cầu Điện lực cần phải làm gì? (các giải pháp cụ thể sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau).

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w