1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển các loại hình du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại các xã, thị trấn huyện như thanh nằm trong khu vực vườn quốc gia bến en

106 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Du Lịch Tại Các Xã, Thị Trấn Huyện Như Thanh Nằm Trong Khu Vực Vườn Quốc Gia Bến En
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Từ những năm 1990 tới nay có nhiều công trình tiêu biểu sau đây: Annalisa Koeman 1998, Du lịch sinh thái trên cơ sở du lịch bền vững; Lê Thông 1998, Sự cần thiết của việc giáo dục cộng đ

Trang 1

ra Quyết định số 2473/QĐ - TTg của Thủ tướng phê duyệt "Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" và nhấn mạnh: 1) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng

cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT- XH; 2) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả”

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Thanh Hoá thuộc Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Đây là tỉnh có

diện tích và dân số lớn, là cầu nối giữa các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với hệ thống kinh tế - kỹ thuật kết nối bắc nam (đường sắt Thống Nhất, quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh, đường không, đường biển, hệ thống viễn thông và năng lượng ) Thanh Hóa là cửa ngõ thu hút khách du lịch từ các tỉnh ĐB sông Hồng Thanh Hóa còn có những cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tằn

liên thông với CHDCND Lào, là những tuyến du lịch quốc tế và khu vực có tiềm năng rất lớn Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh có TNDLTN phong phú bậc nhất Việt Nam với 2 VQG, 3 KBTTN; sự kết hợp hài hòa giữa biển - đảo, đồng bằng và đồi núi; TNDLNV hết sức đa dạng - là vùng đất của “địa linh, nhân kiệt” Nhằm khai thác có hiệu quả về lợi thế vị trí địa lý và tài nguyên, nhanh chóng đưa

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, ngày 09/02/2015, UBND

Trang 2

hưởng trực tiếp của VQG đối với sự phát triển KT- XH của địa phương Khu vực

này bao gồm 6 xã: Xuân Khang, Hải Long, Hải Vân, Xuân Phúc, Xuân Thái, Phúc Đường và TTr Bến Sung Ngày 18 tháng 7 năm 2013, UBND huyện Như Thanh đã

quyết định phê duyệt “Chương trình phát triển du lịch huyện Như Thanh giai đoạn

2013 - 2020, định hướng đến năm 2030” Từ đó tới nay, tại địa phương đã có thêm

những LHDL mới, số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch tăng cao, hệ thống điểm, khu, tuyến du lịch trên địa bàn đã hình thành và phát triển nhanh

Sau 6 năm thực hiện “Chương trình phát triển du lịch huyện Như Thanh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030”đã cho thấy những hạn chế trong

phát triển du lịch tại địa phương Hệ thống tuyến, điểm du lịch mặc dù đã hình thành nhưng chưa rõ nét và hoạt động kém hiệu quả, SPDL nghèo nàn, đơn điệu và

có giá trị gia tăng thấp Hoạt động du lịch mới chỉ phát triển tập trung tại một số điểm như VQG Bến En, Đền Phủ Sung, Hang Lò Cao… Những LHDL chủ yếu là LHDL truyền thống như thăm quan, du lịch lễ hội hiệu quả KDDL chưa cao Quá trình nghiên cứu lý thuyết phát triển các LHDL, kinh tế du lịch, quản lý kinh tế cũng như xem xét tình hình thực tế phát triển các LHDL và kinh tế du lịch tại địa phương, nhận thấy đây là nội dung mới, thực sự quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với chủ trương và nhiệm vụ phát triển KT- XH của huyện Như Thanh

(tỉnh Thanh Hóa) trong thời gian tới Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển

các loại hình du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại các xã, thị trấn huyện Như Thanh nằm trong khu vực Vườn quốc gia Bến En” làm đề tài

Luận văn Thạc sĩ của mình

Trang 3

3

2 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài có sự giao thoa của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Tổng quát, có 3 nhóm công trình nghiên cứu với mức độ ảnh hưởng khác nhau liên quan trực tiếp tới quá trình nghiên cứu đề tài này, bao gồm: 1) Nhóm công trình nghiên cứu có tính chất lý luận Khoa học Du lịch; 2) Nhóm công trình nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, phát triển

du lịch, phát triển các hình thức du lịch và 3) Nhóm công trình có tính chất kinh

tế - kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ du lịch

2.1 Những công trình có tính chất lý luận Khoa học Du lịch

Những công trình có tính chất lý luận Khoa học Du lịch có những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Tuệ (Chb, 1999), Địa lý du lịch; Lê Thông (1996), Nhập môn Địa lý nhân văn; Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch; Mai Duy Lục (2013), Một số vấn đề về Khoa học du lịch

Nhiều công trình đánh giá sự đa dạng tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam như: Phạm Trung Lương (Chb, 2001),Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam; Thế Đạt (2005),Tài nguyên du lịch Việt Nam Bùi Thị Hải Yến (2005), có: Tuyến điểm du lịch Việt Nam (2005); và (Chb, 2006), Quy hoạch du lịch

Điểm chung của những công trình nghiên cứu nói trên là đánh giá du lịch về phương diện lý luận (định nghĩa du lịch, lịch sử phát triển du lịch, LHDL, phân loại khách du lịch, điều kiện phát triển đu lịch, đánh giá tài nguyên, môi trường du lịch

Việt Nam, tổ chức không gian HTLT du lịch ) nhưng không đề cập tới du lịch như một ngành kinh tế và hiệu quả KDDL Mai Duy Lục, trong tài liệu Một số vấn

đề về Khoa học du lịch (2013), có chương Kinh tế trong phát triển du lịch đề cập

tới các khái niệm cơ bản KDDL và hiệu quả KDDL [19, tr 98-112] Trong tài liệu này, mặc dù có đưa ra những khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng

Trang 4

4

cao tới hiệu quả KDDL nhưng thiếu hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch

2.2 Những công trình nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch bền vững,

du lịch sinh thái, phát triển du lịch, các hình thức du lịch

Phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái đã thu hút số lượng rất đông đảo

các nhà nghiên cứu về du lịch kể các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam Đa số các công trình đều chọn các VQG, KBTTN, KDTSQ làm đối tượng nghiên cứu Từ những năm 1990 tới nay có nhiều công trình tiêu biểu sau đây: Annalisa Koeman (1998), Du lịch sinh thái trên cơ sở du lịch bền vững;

Lê Thông (1998), Sự cần thiết của việc giáo dục cộng đồng với phát triển du lịch sinh thái ở các KBTTN; Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam; Trần Văn Đồng (1999), Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bến En huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Vũ Đình Hòe (2001),

Du lịch bền vững; Lê Văn Thắng (Chb, 2008), Giáo trình Du lịch và Môi trường; Nguyễn Quyết Thắng (2012), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Lê Giang Nam (2014), Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo; Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các VQG Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)

Những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch với hạt nhân nghiên cứu là

một số thành hệ hay toàn bộ trong Hệ thống lãnh thổ du lịch của Buchvarov Tiêu biểu, có: Mai Duy Lục (1999), Thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển điểm

du lịch Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa; Lê Văn Trưởng (2009), Nghiên cứu xác định các loại hình, điểm, khu và tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa; Trần Thị Chuyên (2010), Hiện trạng phát triển du lịch VQG Bến En Thanh Hóa; Trần Thị Hồng Nhạn (2010), Những giải pháp phát triển du lịch Lâm

Trang 5

5

Đồng đến năm 2020; Nguyễn Đức Hoàng (2013), Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai; Trần Văn Anh (2017), Xác định các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam; Phùng Thị Mỹ Dung (2019), Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Quảng Ninh; Trịnh Thị Phan (2019), Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ;

Những công trình nghiên cứu phát triển các hình thức du lịch: du lịch cộng

đồng, du lịch nông thôn, du lịch biển đảo, du lịch caravan, du lịch homestay Tiêu biểu cho hướng này có: Phạm Thị Nga (2009), Du lịch caravan Vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Trịnh Giang (2016), Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En - Thanh Hóa; Đinh Thị Hương (2019), Phát triển du lịch homestay tại khu du lịch Tam Cốc - Bích động tỉnh Ninh Bình;

Đặc điểm chung của những công trình nghiên cứu này là không gian thay đổi rất lớn: có thể là một điểm, một trung tâm du lịch; một huyện, một tỉnh hoặc một số tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam Nội dung nghiên cứu thường đề cập tới định nghĩa, phân loại LHDL, tình hình phát triển du lịch, định hướng và những giải pháp phát

triển du lịch Hạn chế lớn nhất của những hướng nghiên cứu này là không đề cập tới hiệu quả KDDL kể cả đối với các công trình nghiên cứu du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Bản chất của những hình thức du lịch bền vững,

du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là phải bảo đảm lợi ích hài hòa giữa lợi ích kinh

tế với bảo vệ tài nguyên - môi trường Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ đưa ra được những chỉ tiêu định tính, thiếu sức thuyết phục, khó áp dụng

2.3 Những công trình có tính chất kinh tế - kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, và nghiệp vụ du lịch

Những tài liệu hoặc giáo trình kinh tế - kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý và nghiệp

vụ du lịch nổi bật là: Michael Armsstrong (1983), Để trở thành nhà quản lý tốt;

Harold Koontz và ngk (1986), Những vấn đề cốt yếu của quản lý; Nguyễn Văn Thanh (Chb, 1994), Kinh tế vi mô; Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn

Trang 6

6

du lịch; Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch; Đinh Thị Thư (2005), Giáo trình Kinh tế Du lịch - Khách sạn; Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2005), Makerting du lịch; Mai Duy Lục (2009), Makerting Mix du lịch; Nguyễn Văn Công, Vũ Kim Dũng (2012), Kinh tế học (Tập 2);

Chuyên ngành Kinh tế du lịch có: Phạm Hồng Chương (2003), Khai thác và

mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội; Hoàng Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ Việt Nam; Trần Thị Thuỳ Dung (2013), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Đại Dương; Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2017), Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa tỉnh Lào Cai

Chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và Phân tích có: Nguyễn Văn Công (2009),

Giáo trình Phân tích kinh doanh; Nguyễn Ngọc Tiến (2015), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Những công trình này có những phân tích chuyên sâu tới những khái niệm và hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả KDDL

Chuyên ngành Quản lý kinh tế tiêu biểu là: Nguyễn Văn Dùng (1997), Những

giải pháp cơ bản phát triển du lịch Quảng Trị; Hà Thanh Hải (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế; Đặng Trung Thành (2018), Quản lý nhà nước đối với hoạt động KDDL trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

Những công trình nghiên cứu theo hướng chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật, các

nghiệp vụ (quản lý, hướng dẫn du lịch, makerting du lịch ) có điểm chung là không đề cập tới sự phân loại LHDL – là nhân tố chủ yếu quy định nội dung, hình

thức, số lượng, chất lượng của những sản phẩm du lịch Không có một hình thức kinh doanh du lịch nào mà không gắn với một sản phẩm, hình thức, LHDL cụ thể

Trang 7

7

Tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, kinh tế du lịch cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển LHDL và hiệu quả KDDL tại một địa phương ở nước ta Đây là vấn đề mới cần giải quyết, đòi hỏi sự

sáng tạo trong quá trình thực hiện đề tài “Phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL tại các xã, TTr huyện Như Thanh nằm trong khu vực VQG Bến En”

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học về phát triển các LHDL, những nhân tố ảnh hưởng tới KDDL và hiệu quả KDDL dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển các LHDL, kinh doanh và hiệu quả KDDL ở các xã, TTr huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực VQG Bến En, từ đó xác định và định hướng phát triển các LHDL, các giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả KDDL trên địa bàn trong thời gian tới

3.2 Nội dung nghiên cứu

Nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần thiết phải nghiên cứu những nội dung sau:

 Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về phát triển các LHDL, những nhân tố ảnh hưởng tới KDDL và hiệu quả KDDL gắn với các LHDL dựa trên những tài liệu thuộc lĩnh vực du lịch và kinh tế du lịch;

 Xác định những tiêu chí đánh giá hiệu quả KDDL phù hợp với lý thuyết và thực tế phát triển du lịch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay;

 Đánh giá sự phát triển các LHDL, KDDL tại một số địa phương ở nước ta và bài học kinh nghiệm;

 Nghiên cứu tiềm năng phát triển các LHDL; thực trạng phát triển các LHDL, KDDLvà hiệu quả KDDL trong thời gian từ 2010 tới 2019;

Trang 8

8

 Dự báo nhu cầu phát triển du lịch, số lượng khách du lịch trên địa bàn trong thời gian từ 2020 tới 2030; Đề xuất các LHDL; tuyến, điểm du lịch; xác định những hình thức KDDL và SPDL đặc trưng nhằm nâng cao hiệu quả KDDL trong thời gian tới;

 Đề xuất những nhóm giải pháp và những giải pháp cụ thể cần thực hiện nhằm phát triển các LHDL để nâng cao hiệu quả KDDL trên địa bàn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn

về phát triển du lịch, hoạt động KDDL tại các xã, TTr huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực VQG Bến En

4.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian của đề tài là nghiên cứu sự phát triển du lịch, KDDL tại

du lịch, hoạt động KDDL tại các xã, TTr huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực VQG Bến En Về thời gian, trong giai đoạn 2010 - 2019

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn của hoạt động phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu Phương pháp luận nói trên đã xác định những quan điểm nghiên cứu trong đề tài này, bao gồm: quan điểm phát triển bền vững, quan điểm hệ thống lãnh thổ, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử, quan điểm thực tiễn Cụ thể:

Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng trong việc đánh giá TNDL

thông qua phân tích những biến đổi về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn, lợi ích trước mắt không ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài, lợi ích kinh tế trong phát

Trang 9

9

triển du lịch không tách rời lợi ích xã hội đồng thời không làm tổn hại tới tài nguyên, môi trường trong khu vực cũng như khu vực xung quanh

Quan điểm hệ thống lãnh thổ quy định những lãnh thổ lớn là tập hợp từ những

cấp lãnh thổ nhỏ hơn Toàn bộ không gian Trái đất - là phạm vi lớn nhất cho hoạt động du lịch của con người; nhỏ hơn là các lục địa, các châu; các khu vực bên trong các lục địa và các châu; quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: vùng, tỉnh (bang), huyện (quận), xã (TTr), thôn Khu vực các xã, TTr trong địa bàn nghiên cứu là một bộ phận của đơn vị hành chính huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa

Quan điểm tổng hợp xuất phát từ thực tế, phát triển du lịch phụ thuộc vào

hàng loạt nhân tố: vị trí địa lý, tài nguyên, sự phát triển KT- XH, lịch sử, kết cấu hạ tầng, đường lối, chính sách Trong đó, đường lối, chính sách phát triển du lịch có vai trò quyết định, mở đường, kết nối các nguồn lực để phát triển du lịch

Quan điểm lịch sử được vận dụng phổ biến khi xem xét các khái niệm về du

lịch, khách du lịch, quản lý và quản lý kinh tế, hiệu quả KDDL Tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu phân loại các LHDL của nhiều nhà khoa học và vận dụng cụ thể khi dự báo tình hình phát triển du lịch trên địa bàn nghiên cứu

Quan điểm thực tiễn được chú ý đặc biệt như mục đích của đề tài đã chỉ rõ: nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL trên địa bàn nghiên cứu góp phần phát triển KT-XH tại địa phương Nâng cao hiệu

quả KDDL sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng thời bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương Đó chính là quan điểm cốt lõi nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học Du lịch, Kinh tế học, Quản lý kinh tế nên đòi hỏi phải sử dụng

Trang 10

10

phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào những nội dung

cụ thể Sau đây là nhóm phương pháp và các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: 5.2.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể:

Phương pháp phân tích hệ thống được áp dụng trong việc đánh giá vị trí địa

lý du lịch, TNDL, phân tích những nguyên nhân dẫn tới thực trạng phát triển

du lịch yếu kém tại địa phương;

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để lượng hóa ý nghĩa của các

loại tài nguyên và những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các LHDL; hệ thống điểm, khu và tuyến du lịch; thống kê và tính toán các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động kinh doanh, đánh giá HQKD du lịch

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở nhiều nội dung: cách thức

tiếp cận định nghĩa du lịch, các LHDL, đánh giá tổng hợp các loại TNDL, phân tích thực trạng phát triển các LHDL và KDDL;

Phương pháp so sánh, đối chiếu được áp dụng thường xuyên để so sánh

phương pháp tiếp cận định nghĩa về du lịch, LHDL, những hình thức kinh doanh du lịch, so sánh chỉ tiêu kinh doanh du lịch giữa các doanh nghiệp trên địa bàn so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng loại trên cả nước;

Các phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo số lượng, cơ cấu khách du

lịch, dự báo thị trường, dự báo những tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới 5.2.2 Nhóm phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu và thông tin, cụ thể: (i)

Phương pháp thu thập thông tin từ số liệu của Phòng Thống kê huyện Như Thanh

tỉnh Thanh Hóa; Niên Giám thống kê tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2010 - 2018; Niên giám thống kê Việt Nam từ 2010 - 2018; Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019; Có nhiều thông tin, số liệu được truy cập trên các trang web của các tổ

Trang 11

11

chức UNWTO, VNCPTDL, các báo điện tử của nhiều, tổ chức của Việt Nam và

trên thế giới ; (ii) Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu qua điều tra được

sử dụng trong đề tài liên quan tới các đợt điều tra thực địa Đã thực hiện thiết kế và điều tra 4 Mẫu phiếu điều tra với 25 - 30 chỉ tiêu Đối tượng điều tra là các cơ sở

kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch tại huyện Như Thanh, huyện Mai Châu (Hòa Bình), TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), VQG Cúc Phương (Ninh Bình)

5.2.3 Nhóm phương pháp bản đồ, biểu đồ và sơ đồ, gồm: (i) Phương pháp bản đồ, biểu đồ được sử dụng phổ biến quá trình nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu

ccó diện tích lớn, địa hình phức tạp, TNDL đa dạng nhưng phân tán nên phương pháp này cho phép tổng quát hóa, kết hợp các loại tài nguyên ở những vị trí khác

nhau; (ii) Phương pháp sơ đồ được sử dụng để trực quan hóa mối quan hệ, cấu trúc

của các đối tượng nghiên cứu

6 Đóng góp của đề tài

Về lý luận: Đề tài đã đóng góp một số nhận thức mới về lý luận phát triển du

lịch thông qua việc luận giải phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiêu quả KDDL

Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng sẽ góp phần

thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và KT-XH nói chung tại địa phương

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần Bìa, Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục từ viết tắt, Danh mục Bảng, Danh mục Hình, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài có 3 chương, gồm: Chương 1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về du lịch, LHDL, KDDL, hiệu quả KDDL; Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển các LHDL và KDDL tại các xã, TTr huyện Như Thanh nằm trong khu vực VQG Bến En; Chương 3 Quan điểm, mục tiêu, định hướng và những giải pháp quản lý, phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL tại các xã, TTr huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) nằm trong khu vực VQG Bến En trong thời gian tới

Trang 12

Hầu hết các công trình lý luận về du lịch đều cho rằng, một trong những thuật

ngữ được bàn luận nhiều nhất chính là định nghĩa về du lịch Du lịch, mặc dù đã

xuất hiện từ rất lâu, nhưng việc làm rõ khái niệm này tới nay vẫn chưa kết thúc Nguyễn Văn Đính (2004) đã chia ra 4 cách tiếp cận trên những góc độ: của người đi du lịch, của người KDDL, của chính quyền địa phương nơi khách đến, của cộng đồng dân cư sở tại [8, tr.10] Mai Duy Lục (2013) cho rằng: “ Cùng với sự phát triển của xã hội, có thể đưa thêm những cách tiếp cận mới như: cách tiếp cận của nhà quản lý du lịch, cách tiếp cận của các nhà địa lý du lịch, cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu về môi trường du lịch, cách tiếp cận lịch sử phát triển du lịch, cách tiếp cận theo khả năng chi trả của khách ” [19, tr 9]

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Điều 4 Giải thích từ ngữ :“ Du lịch là các hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định“ [37, tr 41]

(2) Định nghĩa, phân loại khách du lịch

Năm 1993, UNWTO, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statisticial Commission) đã đưa ra định nghĩa chính thức về khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa, khách thống kê và khách không thống kê [28, tr.16] Luật

Trang 13

13

Du lịch Việt Nam năm 2005 đã ghi rõ tại Điều 4 Giải thích từ ngữ :“ Khách du lịch

là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [37, tr.18]

Hình 1.1 Phân loại khách du lịch

Nguồn: UNWTO, dẫn lại theo [28, tr.16]

Năm 1937 Uỷ ban Thống kê của Liên hiệp quốc đưa ra định nghĩa: “ Khách

du lịch quốc tế là những người viếng thăm một quốc gia khác ngoài quốc gia cư trú của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ” [28, tr.16] Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, tại điều Điều 10 Các loại khách du lịch “3 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; 4 Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [38, tr.4]

1.1.2 Loại hình du lịch

1.1.2.1 Khái niệm về LHDL, ý nghĩa của việc phân loại LHDL

Trang 14

14

Du lịch có hình thức biểu hiện vô cùng đa dạng về phạm vi, tính chất, hình thức biểu hiện nên việc phân loại LHDL rất phức tạp vì thiếu một hệ thống khái niệm để đưa ra một định nghĩa phù hợp

Trong Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 đều

không đưa ra khái niệm hoặc giải thích về LHDL, Tổng cục Du lịch đã đưa ra 17 hình thức du lịch, theo UNWTO có 14 dạng du lịch như: Du lịch giải trí, Du lịch đô

thị, Du lịch mạo hiểm, Du lịch bụi, Du lịch y tế, GS.TS Lê Thông (1996) và các nhà địa lý Nguyễn Minh Tuệ và ngk (1999) đã đưa ra 7 tiêu chí phân loại là: 1 Theo nhu cầu của khách du lịch; 2 Theo phạm vi lãnh thổ; 3 Theo vị trí địa lý các

cơ sở du lịch; 4 Theo sử dụng phương tiện giao thông; 5 Theo thời gian cuộc hành trình; 6 Theo độ tuổi của du khách; 7 Theo hình thức tổ chức [27 tr.24]

Ý nghĩa của việc phân loại LHDL được cụ thể như sau:

 Để kiểm soát và quản lý được số lượng khách hay đánh giá hiệu quả hoạt động KDDL, do đó phân loại loại LHDL là một trong những căn cứ đánh giá hiệu quả KDDL

 Hoạt động du lịch có liên quan tới nhiều thể chế, định chế quốc gia cũng như quốc tế nên cần thiết phải thống nhất một số phương pháp phân loại LHDL;

 Hoạt động du lịch quốc tế với nhiều đối tượng khách khác nhau nên cần thiết phải phân loại khách để bảo vệ an ninh quốc gia.[29, tr 16-17]

1.1.2.2 Nguyên tắc phân loại LHDL

Mai Duy Lục (2013), đã đưa 3 nguyên tắc phân loại LHDL, gồm:

 Phân loại LHDL phải bảo đảm được tính hệ thống trong hoạt động du lịch gồm: con người, khách du lịch - tài nguyên, môi trường – SPDL Tất cả những cách phân loại LHDL phải lấy con người – khách du lịch làm trung tâm trong quá trình hoạt động du lịch;

Trang 15

15

 Mọi cách phân loại du lịch LHDL đều chỉ có ý nghĩa tương đối, một LHDL

cụ thể có thể giao thoa nội dung của nó với một số các loại hình khác;

 Phân loại các LHDL có tính xã hội và lịch sử Xã hội càng phát triển, nhu cầu du lịch càng cao, càng có thêm những cách nhìn mới và sẽ có thêm nhiều LHDL mới ra đời [19, tr.31]

1.1.2.3 Xu hướng đa dạng hóa LHDL hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Trên phạm vi thế giới, xu hướng đa dạng hóa LHDL đã trở nên phổ biến Theo

UNWTO, trong vòng 68 năm (1950 - 2018) số lượng khách du lịch quốc tế từ 25,3 triệu người đã lên tới 1401,0 triệu người (tăng 55,4 lần), tốc độ tăng trưởng đạt 7,6%/năm, mỗi ngày toàn thế giới đưa đón 4 triệu lượt khách quốc tế [45.1] Bên

cạnh các LHDL truyền thống như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, tắm

biển…có thêm những LHDL mới mang tính nhận thức về các giá trị nhân văn và

sinh thái nhiều hơn, như: du lịch đô thị, du lịch nông thôn, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, MICE

Tại Việt Nam, từ khi thực hiện Chiến lược đổi mới từ những năm 1990, du lịch

Việt Nam thực sự khởi sắc với những bước phát triển mang tính đột phá Theo Tổng cục Thống kê, số liệu chưa đầy đủ cho thấy 9 tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đạt 12,88 triệu lượt người, khách du lịch nội địa đạt 65,0 triệu khách.[39

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2019] Trước những

năm 1990, ở nước ta phổ biến các hình thức du lịch như: nghỉ dưỡng (do công đoàn của các cơ quan Nhà nước tổ chức), du lịch thăm quan (tới các nhà bảo tàng, những địa danh lịch sử ), tắm biển (du lịch tránh nóng), du lịch tâm linh, du lịch lễ hội Trong những năm gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều những hình thức du lịch mới hoặc những loại hình du lịch truyền thống nhưng đã thay đổi về chất, như:

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch

Trang 16

16

homestay, MICE, du lịch thăm thân, du lịch tổ chức sự kiện, du lịch vui chơi, giải trí Những loại hình du lịch mới đã đem lại sự thay đổi, từ chỗ tham gia du lịch là

quyền lợi của người lao động do Nhà nước đài thọ, đã trở thành ngành kinh tế thực

sự quan trọng và đóng góp ngày càng lớn vào quá trình CNH, HĐH đất nước

1.2 Kinh doanh du lịch

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm KDDL

1.2.1.1 Khái niệm về KDDL

Pháp lệnh Du lịch (1999) tại Điều 10: “KDDL là việc thực hiện một, một số

hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [Pháp lệnh Du lịch 1999, tr.4]

GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa (2004) cho rằng: “Nhìn ở góc độ kinh tế và kinh doanh, du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động

tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại

lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực” [8, tr 20] Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, Điều 4 Mục 16: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số

hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.[45.5, tr.3]

1.2.1.2 Đặc điểm KDDL

KDDL có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất XD-TTCN, NLN) cũng như nhiều ngành thuộc khu vực dịch vụ khác (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, giao thông, viễn thông ) Sự khác biệt đó có được do tính chất đặc biệt của ngành kinh tế du lịch là ngành thuộc khu vực dịch vụ nhưng lại mang tính sản xuất vật chất Sự khác biệt đó được thấy rõ qua đặc điểm quá trình kinh doanh du lịch Cụ thể:

Trang 17

(CN-17

(1).Những hàng hóa trao đổi trong quá trình KDDL vừa là những sản phẩm

vật chất vừa có tính dịch vụ Những hàng hóa trong KDDL là những sản phẩm cụ

thể (suất ăn, một loại đồ uống, một món quà lưu niệm ), nhưng cũng có thể là những sản phẩm vô hình (ngày lưu trú của khách, một chương trình du lịch, một tua du lịch, ) Do đó, giá trị của những hàng hóa trong KDDL không chỉ đơn thuần

là giá trị vật chất mà chứa đựng giá trị dịch vụ và thường dịch vụ chiếm tỉ lệ cao hơn Các nhà nghiên cứu makerting cho rằng, giá trị dịch vụ du lịch chiếm 70 -80% giá trị sản phẩm du lịch được trao đổi trên thị trường

(2).KDDL đem lại lợi nhuận nhanh nhưng cũng có độ rủi ro rất cao Nhu cầu

du lịch không ngừng tăng cao cả về số lượng khách và chất lượng dịch vụ do đó, thị trường du lịch không ngừng mở rộng thị trường Mặt khác, hoạt động du lịch sử dụng chung kết cấu hạ tầng, hệ số quay vòng vốn nhanh chóng; sản phẩm và dịch

vụ cũng như tài nguyên được sử dụng quay vòng nhiều lần trong thời gian cực

ngắn KDDL có độ rủi ro rất cao, về phương diện này, KDDL chỉ đứng sau kinh

doanh thị trường chứng khoán Những nguyên nhân chính là: Rất khó xác định đầy

đủ những nhân tố ảnh hưởng, yếu tố thời vụ, môi trường văn hóa- xã hội biến động, thị trường biến động tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người

(3) KDDL phụ thuộc vào TNDL và vị trí địa lý, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn,

đào tạo nhân lực đòi hòi thời gian nhiều và tính chuyên nghiệp cao, sử dụng nhiều lao động gián tiếp hơn là lao động trực tiếp

(4) Quá trình trao đổi sản phẩm du lịch là do khách hàng đánh giá Khác với

các loại hàng hóa thông thường, sản phẩm hàng hóa trao đổi giữa hai bên cung và cầu trong du lịch không phải là vật cụ thể, cái mà du khách có được là sự cảm giác, thể nghiệm hoặc hưởng thụ Khác với việc kinh doanh những ngành nghề thuộc khu vực sản xuất vật chất thường được trưng bày trước khi mua bán, trong khi

Trang 18

18

những sản phẩm hay dịch vụ du lịch không được được trưng bày, hoặc được trưng bày nhưng không có hiệu quả cao trước khi sử dụng

(5).Quá trình sản xuất, mua bán sản phẩm và dịch vụ diễn ra đồng thời Do

KDDL là kết hợp các thành phần từ vị trí địa lý, tài nguyên, CSVCKT, lao động và quản lý để tạo sản phẩm và dịch vụ tại chỗ Do đó, để sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ du lịch, khách du lịch phải đến tận nơi sản xuất để được cảm nhận và hưởng thụ Đây cũng là đặc trưng rất cơ bản của KDDL so với những ngành kinh tế hay những ngành dịch vụ khác

(6) Sự trao đổi SPDL và tiền tệ do hai bên cung cầu du lịch tiến hành không

làm thay đổi quyền sở hữu SPDL Trong quá trình sản xuất, tiêu thụ SPDL, người

sở hữu SPDL duy nhất là nhà đầu tư KDDL, còn khách du lịch là người sở hữu tạm thời quyền sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó Do đó, những sản phẩm hay dịch vụ

du lịch không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm hay dịch vụ từ người này sang người khác Một khía cạnh khác, cùng một SPDL hay dịch vụ du lịch có thể vẫn bán được nhiều lần cho nhiều đối tượng du khách khác nhau Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của KDDL làm cho ngành này trở nên hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh doanh ở mọi nơi và hơn bao giờ hết [19, tr.76 -79]

1.2.2 Cung, cầu và sản phẩm du lịch

1.2.2.1 Cung và cầu trong du lịch

Cung trong du lịch là khả năng cung cấp những sản phẩm và hàng hoá du lịch,

nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch Những SPDL được tạo ra bởi sự tổng hoà của các yếu tố vô hình và hữu hình Cung trong du lịch có những đặc trưng sau đây:

 Cung trong du lịch là sự kết hợp giữa các yếu tố vật chất (thực đơn, đồ lưu niệm ) với các yếu tố dịch vụ (ngày lưu trú, thỏa mãn nhu cầu, );

 Các SPDL có tính cá thể hóa rất cao, linh hoạt tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng nhóm người, thậm chí cá nhân từng người;

Trang 19

19

 Cung trong du lịch có tính chuyên môn hoá cao, tính đặc thù;

 Cung trong du lịch hạn chế về số lượng so với nhu cầu của khách

Hình 1.2 Mô hình bậc thang nhu cầu đối với khách du lịch

Nguồn: Maslow A 1943; Defert P, 1966 Dẫn lại theo Duglas Pearce (1989), [18 tr 100]

Cầu trong du lịch là những chuyến đi tới các điểm du lịch để đạt được mục

đích nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, thám hiểm thiên nhiên, chữa bệnh Nhu cầu của con người trong được Abraham Maslow (1943) chia thành các thang bậc và được Defert P, (1966) hoàn chỉnh thêm như trong Hình 1.2

Mối quan hệ cung cầu về phương diện lãnh thổ được cụ thể hóa bằng mô hình

Hệ thống du lịch do Leiper đề xuất năm 1981 Trong hệ thống du lịch này, thực

chất có có 3 thành phần không gian tạo nên hệ thống, bao gồm:1) Vùng cấp khách (Khu vực phân phối và cung cấp khách cho điểm đến ); 2)Khu vực quá cảnh (vận

tải liên kết giữa các nguồn khu vực cấp khách và điểm đến, cung cấp thông tin và thuê mượn xe ô tô, sửa chữa phương tiện và tiếp nhiên liệu, cung cấp thực phẩm,

chỗ ở, ; 3) Điểm đến (tiếp nhận khách), gồm: Cơ sở lưu trú, bãi đậu xe và dịch vụ

vận tải, khu vực vệ sinh, cơ sở vui chơi - giải trí, hệ thống dịch vụ bán lẻ,

Rõ ràng, hệ thống du lịch du lịch Leiper chứa đựng những LHDL cần thiết để tạo nên hệ thống lãnh thổ du lịch hoàn chỉnh kết nối cung cầu của khách

Trang 20

20

Hình 1.3 Hệ thống du lịch theo Leiper (1981)

Nguồn: Leiper (1981), d ẫn lại theo Mai Duy Lục 2013 [19, tr 117]

1.2.2.2 Sản phẩm du lịch

Theo tác giả Châu Anh (2017, Những quan niệm về sản phẩm du lịch), đã dẫn

nhận xét của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Liên quan đến hoạt động du

lịch có 70 dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp Thông thường, khi đi du

lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh cung ứng” [45.3] Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Điều 4 Giải thích từ ngữ (10): ”Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [37, tr.19]

SPDL rất đa dạng nên có nhiều cách phân loại khác nhau: Phân theo mức độ kết hợp, có loại sản phẩm du lịch đơn lẻ hoặc sản phẩm du lịch tổng hợp; Phân loại sản phẩm du lịch theo những thành phần tạo ra, có loại từ TNDLTN, hoặc từ

TNDLNV, các công trình nhân tạo, hoặc kết hợp từ những thành phần trên

SPDL vô cùng đa dạng về hình thức, số lượng, chất lượng tùy thuộc vào nhu cầu của khách tại một thời điểm, nhưng đều có một số đặc điểm chính sau đây:

 Các SPDL đều có 3 thành phần chính: Thành phần vật chất, trang thiết bị, mức độ thuận lợi khi tiếp cận;

Trang 21

21

 SPDL là các sản phẩm đặc biệt vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người vừa đáp ứng nhu cầu nhận thức;

 SPDL tổng hoà của nhiều giá trị vật chất và tinh thần;

 Tiêu dùng các SPDL, dịch vụ du lịch có tính thời vụ liên quan tới chu kỳ thời tiết, chu kỳ làm việc, nghỉ ngơi, học tập của con người;

 Mỗi SPDL đều có quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi với các chu kỳ ngắn hạn hoặc dài hạn [21, tr 39-41] (Xem thêm Hình 1.4)

Khái niệm lữ hành, kinh doanh lữ hành Luật Du lịch Việt Nam năm 2005,

Điều 4 14 Giải thích: „Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực một phần hoặc toàn bộ chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc của chuyến đi.“ [37, tr 20]

Cũng theo tài liệu trên: “Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du

Trang 22

kinh doanh: Kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa gắn liền với

2 đối tượng khách là khách quốc tế và khách du lịch nội địa

1.2.3.2 Kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh vận chuyển du lịch: Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách

du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch [37, tr 20]

Kinh doanh lưu trú du lịch: Các cơ sở lưu trú được phân loại theo vị trí địa lý,

theo tính chất phục vụ, theo giá cả, theo đối tượng khách, theo phong cách kiến trúc, theo vật liệu xây dựng Phổ biến nhất hiện nay là các hình thức lưu trú: Khách sạn với 5 cấp từ 1 sao tới 5 sao, khách sạn nghỉ dưỡng (resort), khách sạn cư trú (the residential), biệt thự du lịch (place for tourism), làng du lịch (villa for tourism), condotel/căn hộ khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, quán trọ (caravansary), lều, trại, nhà tạm trú (bungalow) [19, tr.20-21]

1.2.3.3 Những hình thức KDDL khác

Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch: Luật Du lịch 2005, quy định:

“Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp TNDL đã có; đưa các TNDL tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm

du lịch mới; kinh doanh xây dựng KCHT du lịch, CSVCKT du lịch.” [37, tr.62]

Kinh doanh dịch vụ du lịch trong các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch:

Luật Du lịch 2005 quy định: “Kinh doanh dịch vụ du lịch trong các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm: kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận

Trang 23

23

chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch“ [37, tr 63]

1.2.4 Những mô hình KDDL hiện nay trên thế giới

1.2.4.1 Khái niệm chung

Xuất phát từ những thành phần tạo nên sản phẩm hay dịch vụ du lịch, trên thế giới hiện nay phổ biến những mô hình phát triển du lịch đã làm nên thương hiệu du lịch của các tập đoàn KDDL hàng đầu thế giới

Theo tác giả Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang (2005), phổ biến nhất trên thế giới hiện nay vẫn là các mô hình 4S, 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp Tuy nhiên, tùy theo tác giả mà có những cách giải thích khác nhau về những thành phần tạo nên các mô hình nói trên

1.2.4.2 Những mô hình phát triển du lịch hiện đại

Hiện nay trên thể giới đang phát triển du lịch với nhiều cách thức tổ chức hay

mô hình các thành thần tạo nên sản phẩm du lịch Tuy nhiên, phổ biến nhất là

những mô hình phát triển du lịch sau đây: (i) Mô hình 4S kiểu Mỹ: Sea – Biển; Sun

- Mặt trời, tắm nắng; Shop - Cửa hàng lưu niệm, mua sắm; Sex (hoặc Sand) – sự hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hoặc bãi cát).”Thành phần cốt lõi trong mô hình 4S

này là cảnh quan đẹp gắn với biển, môi trường nước“ [21, tr 28] (ii) Mô hình 3H kiểu Mỹ: Heritage – Chỗ ở, nhà thờ, những di tích; Hospitality – Lòng hiếu khách,

khách sạn, nhà hàng; Honesty – Lương thiện, uy tín trong kinh doanh Thành phần

cốt lõi trong mô hình này là những Di sản thế giới (iii) Mô hình 6S kiểu Pháp:

Sanitaire - Vệ sinh; Santé - Sức khoẻ; Securite – An ninh; Serennite - Thanh thản; Service – Dịch vụ hoàn hảo, phong cách phục vụ; Seatisfaction – Thoả mãn

Trong những mô hình du lịch nói trên, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, nguồn gốc xuất xứ của khách hàng mà nhà kinh doanh có thể lựa chọn những mô hình phát triển du lịch phù hợp.[21, tr 30]

Trang 24

24

1.3 Hiệu quả KDDL

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả KDDL

1.3.1.1 Khái niệm hiệu quả KDDL

Hiệu quả KDDL một khái niệm phức tạp, tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng được thống nhất về khái niệm

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004) đề cập tới hiệu quả kinh tế

du lịch Quá trình nghiên cứu đã cho thấy nhiều nội dung của hiệu quả kinh tế du lịch tương đối đồng nhất với hiệu quả kinh doanh du lịch [8, tr 257 – 279]

Nguyễn Văn Công (2009), cho rằng:” Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất”[6, tr 282] Mai Duy Lục (2013), cho rằng: “Hiệu quả KDDL là một hệ thống chỉ tiêu kinh tế du lịch được tổng hợp nhằm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ du lịch trong sự phát triển kinh tế chung của địa phương cũng như các ngành nghề kinh doanh khác.” [19, tr 133]

1.3.1.2 Ý nghĩa việc đánh giá hiệu quả KDDL

Đánh giá hiệu quả KDDL có ý nghĩa cho nhiều đối tượng Bao gồm: (i) Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh doanh thực chất là phân tích việc sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, công nghệ, vốn, nhân lực ;(ii) Đối với các nhà đầu tư (cổ đông, công ty liên doanh): Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức… để tiếp quyết định đầu tư hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao và đảm bảo an toàn; (iii) Đối với các đối tượng cho vay (ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính): phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn

Trang 25

25

và lãi ; (iv) Đối với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan hoạch định chính sách ):

1.3.2 Phân loại và hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả KDDL

1.3.2.1 Phân loại hiệu quả KDDL

Mặc dù có sự đa dạng về hình thức thể hiện nhưng các tác giả Nguyễn Văn Đính (2004), Nguyễn Văn Công (2009), Mai Duy Lục (2013) đều cho rằng, hiệu

quả KDDL có 3 hình thức gồm: (i) Hiệu quả kinh tế phản ánh mức độ sử dụng tài nguyên, nguồn nhân lực; (ii) Hiệu quả xã hội là những lợi ích về lao động, việc làm, thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; (iii) Hiệu quả về môi trường là

mức độ tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đối với tài nguyên, môi trường của khu vực Rõ ràng, sự đa dạng của những hình thức HQKDL cho thấy cần thiết phải có một hệ thống chỉ tiêu xác định HQKDDL [19, tr 111]

1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả KDDL

Những tiêu chí đánh giá hiệu quả KDDL rất đa dạng, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau Hiện nay có nhiều cách phân chia và những hệ thống đánh giá tập trung vào hai hướng chính là xác định Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các doanh nghiệp nói chung và Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch: Cụ thể:

(1) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các doanh nghiệp nói chung

Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư áp dụng cho các doanh nghiệp từ năm 2012, gồm 5 nhóm hệ thống chỉ tiêu: (i))Hiệu suất sử dụng lao động, có: Số doanh nghiệp đang hoạt động SXKD tại thời điểm 31/12 hàng năm; Số lao động của doanh nghiệp; Số vốn SXKD bình quân hàng năm cho 1 lao động ; Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp (ii)Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động; (iii) Chỉ số nợ thông qua số nợ so với doanh thu ; (iv)

Trang 26

26

Chỉ số quay vòng vốn ; (v) Hiệu suất sinh lợi, tỉ lệ số doanh nghiệp làm ăn có lãi, tỉ

lệ số doanh nghiệp thua lỗ [33, tr 80- 125]

(2) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các doanh nghiệp du lịch

Nguyễn Văn Tiến (2015), đưa ra Hệ thống phát triển HQHĐ trong các doanh nghiệp KDDL thông qua các nhóm hệ thống 5 chỉ tiêu chính bao gồm: (i)Hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ trong các doanh nghiệp KDDL theo quy định của pháp luật; (ii) Hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp KDDL; (iii) Hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi và; (iv) Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả và hiệu năng hoạt động và (vi)Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả xã hội [24, tr 78-79]

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), cho rằng có hai nhóm chỉ tiêu

xác HQKT cho các doanh nghiệp KDDL, là: (i)Nhóm chỉ tiêu gắn với khách du lịch (số khách, số ngày khách, số ngày lưu trú ); (ii)Nhóm chỉ tiêu giá trị (doanh thu,

chi phí, bình quân chi tiêu ) [8, tr 265] Theo các tác giả trên, Hệ thống chỉ tiêu

xác định hiệu quả KDDL gồm: (i) Chỉ tiêu HQKT tổng hợp; (ii) Chỉ tiêu hiệu quả

sử dụng vốn; (iii) Chỉ tiêu hiệu quả lao động [8, tr 265-275]

Mai Duy Lục (2013) cho rằng, hiệu quả kinh doanh du lịch có mối quan hệ mật thiết với các LHDL thông qua cơ cấu chi tiêu của khách hoặc chi tiêu bình quân 1 ngày khách Đứng về góc độ của nhà kinh doanh, cơ cấu chi tiêu của khách

du lịch cũng là chính là cơ cấu doanh thu của các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu

của khách [19, tr 113] Trên thực tế UNWTO đã sử dụng cơ cấu chi tiêu đối với khách du lịch Những phân tích về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cho kết quả rất

tốt về HQKD du lịch của một chủ thể KDDL [45.1] và Phụ lục 1.3

1.3.2.3 Lựa chọn chỉ tiêu xác định hiệu quả KDDL tại địa bàn nghiên cứu Dựa vào thực tế phát triển các loại hình du lịch và kinh doanh du lịch tại địa bàn, đề tài đã lựa chọn sự kết hợp giữa 5 nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh

Trang 27

27

doanh của doanh nghiệp theo Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch -Đầu tư; Một số chỉ tiêu theo Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004) và Mai Duy Lục (2013) Cụ thể:

(1) Những chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê, gồm:

(i) Trang bị tài sản cố định bình quân trên lao động là Tổng giá trị tài sản cố

định bình quân của doanh nghiệp bình quân cho một lao động hàng năm Chỉ tiêu này cho biết mức độ vốn đầu tư đối với 1 lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu Công thức tính:

Trong đó: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm (ĐVT: Tr Đ); Tổng

số lao động bình quân hàng năm (ĐVT: Lao động);

(ii) Chỉ số quay vòng vốn là tỉ lệ giữa Tổng doanh thu thuần và Tổng nguồn

vốn bình quân của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu thuần Công thức tính:

Trong đó: Tổng doanh thu thuần là toàn bộ doanh thu thuần túy do kinh doanh

mà có trong năm (ĐVT: Tr Đ); Tổng nguồn vốn bình quân là toàn bộ số vốn bình

quân trong năm của doanh nghiệp trong năm (ĐVT: Tr Đ)

(iii) Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần là tỉ lệ giữa Tổng số

lợi nhuận trước thế so với Tổng doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Công thức tính:

Trang 28

(iv) Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của doanh nghiệp là tỉ lệ giữa

Tổng số lợi nhuận trước thuế so với Tài sản của doanh nghiệp Tỉ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp có tỉ lệ là bao nhiêu Tỉ lệ này càng cao, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn Công thức tính:

Trong đó: Tổng số lợi nhuận trước thuế là tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi nộp thuế hàng năm (ĐVT: Tr Đ); Toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động trong năm (ĐVT: Tr Đ)

(v) Tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ là tỉ lệ giữa số doang nghiệp kinh

doanh thua lỗ trên địa bàn trong năm so với Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn trong năm Tỉ lệ này cho biết tỉ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và số doanh nghiệp làm ăn có lãi trên địa bàn trong năm Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Trong đó: Số doang nghiệp kinh doanh thua lỗ trên địa bàn trong năm (ĐVT:

Số doanh nghiệp); Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn trong năm (ĐVT: Số doanh nghiệp)

Trang 29

29

(vi) Thu nhập bình quân/lao động/tháng là Tổng số tiền và những lợi ích khác

của người lao động được doanh nghiệp chi trả trong năm cho người lao động trong thời gian 12 tháng trong năm Công thức:

Trong đó: Tổng thu nhập năm là tổng số tiền được trả và những lợi ích khác

(kể cả lương thưởng, tiền chi nghỉ lễ, chi trả ăn trưa ) của người lao động được doanh nghiệp chi trả (ĐVT: Tr Đ); Số tháng trong năm tính là 12 tháng

(2) Những chỉ tiêu tổng hợp về kinh doanh du lịch của Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), gồm:

(i) Doanh thu bình quân trên khách du lịch là tỉ lệ bình quân giữa doanh thu

từ kinh doanh du lịch trong năm so với tổng số khách du lịch trong năm Tỉ lệ này càng cao càng thể hiện hiệu quả cao trong KDDL Công thức tính:

Trong đó: Tổng doanh thu du lịch của doanh nghiệp là toàn bộ doanh thu từ kinh doanh du lịch trong năm (ĐVT: Tr Đ); Ttổng số khách du lịch được doanh nghiệp phục vụ trong năm (ĐVT: Khách)

(ii) Bình quân chi tiêu/1 ngày khách du lịch là ti lệ bình quân giữa Tổng số chi

tiêu của khách trong chuyến du lịch so với số ngày tham du lịch của khách HQKD

du lịch phản ánh rõ qua bình quân chi tiêu 1 ngày khách du lịch Công thức tính:

Trang 30

30

Trong đó: Tổng số chi tiêu của khách là toàn bộ số tiền chi trả của 1 khách trong chuyến du lịch (ĐVT: Tr.Đ ); Số ngày tham gia du lịch là toàn bộ số ngày khách tham gia chuyến du lịch (ĐVT: Ngày)

(3) Chỉ tiêu cơ cấu chi tiêu của khách du lịch của UNWTO là tỉ lệ các loại

hình dịch vụ của khách du lịch so với tổng số chi tiêu của khách Tỉ lệ các loại hình dịch vụ du lịch càng đa dạng càng thể hiện sự phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ và LHDL đáp ứng nhu cầu của khách UNWTO, đã sử dụng cơ cấu chi tiêu của khách theo các loại hình dịch vụ là LHDL Công thức tính:

Trong đó: Giá trị loại hình dịch vụ là số tiền chi tiêu của khách chia theo: Vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; Công việc, thương mại; Sức khỏe, văn hóa, thăm thân và mục đích khác; Kết hợp hoặc không rõ mục đích (ĐVt: Tr.Đ); Tổng số chi tiêu của khách là toàn bộ số tiền mà khách chi tiêu trong chuyến đi (ĐVt: Tr.Đ)

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng, vai trò công tác quản lý đối với hiệu quả KDDL

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Mịnh Hòa (2004), cho rằng “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình

độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội Các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh tế rất đa dạng và phức tạp, tác động trực tiếp hay gián tiếp hoặc khách quan hay chủ quan.” [8, tr 263 – 264] 1.3.3.1 Các yếu tố khách quan

Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,bao gồm: Sự phát triển các ngành khu vực

sản xuất vật chất, khu vực dịch vụ ; Năng suất lao động xã hội là cơ sở vật chất đối với sự phát triển du lịch Nhờ có năng suất lao động tăng cao mà người dân mới

có điều kiện thời gian và điều kiện vật chất tham gia du lịch ; Chính sách an sinh

Trang 31

31

xã hội (liên quan tới chế độ hưu trí, lao động và việc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội, mức lương tối thiểu, số ngày nghỉ lễ ); Số lượng và chất lượng sống của dân

cư (số dân, cấu trúc dân số, thu nhập bình quân, mức sống, tuổi thọ bình quân)

Môi trường kinh doanh, bao gồm: Môi trường vĩ mô là tổng hoà của những

yếu tố thuộc về chính trị – pháp luật, chế độ chính sách kinh tế ; Môi trường kinh liên quan tới sức mua, văn hóa tiêu dùng ; Luật lệ, chính sách phát triển KT-XH tại địa phương; Môi trường trực tiếp: sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ; Môi trường dân số liên quan tới số dân, độ tuổi, giới tính, ; Môi trường khoa học - kỹ thuật liên quan tới áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học –

kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những nhu cầu mới cho sản xuất và đời sống trong

đó có nhu cầu đi du lịch; Môi trường tự nhiên bao hàm các điều kiện tự nhiên và những TNDL tự nhiên tác động trực tiếp tới quá trình hình thành những sản phẩm

du lịch Môi trường và TNDL có thể tạo những thuận lợi hay khó khăn đối với sự phát triển du lịch [19, tr 27-28]

1.3.3.2 Các yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan thuộc về những thành phần bên trong tạo nên một doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khách sạn – du lịch là đơn vị tổ chức sản xuất dịch vụ nhỏ bé nhất - tế bào của tổ chức lãnh thổ du lịch Bao gồm: CSVCKT, bộ phận lãnh đạo, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ - quy trình sản xuất, tổ chức quản trị và triết lý kinh doanh, nghiên cứu phát triển, văn hoá tổ chức Cụ thể:

Nguồn vốn, bao gồm: Nguồn vốn cố định là giá trị của doanh nghiệp qua các công trình xây dựng, thiết bị, công nghệ sản xuất; và nguồn vốn tài chính của

doang nghiệp là vốn vay từ các pháp nhân tài chính;

Đội ngũ lao động là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm hay dịch vụ;

Trang 32

32

Tổ chức, phương pháp quản lý và triết lý kinh doanh quyết định sự thành bại

của doanh nghiệp ;

Nghiên cứu và phát triển là không ngừng nâng cao năng lực sản xuất nhờ

công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách

Yếu tố văn hoá tổ chức bao gồm: tổ chức bộ máy doanh nghiệp; và văn hóa

bên trong doanh nghiệp [18, tr 65-68]

1.3.3.3 Vai trò công tác quản lý đối với việc nâng cao hiệu quả KDDL

Quản lý là gì?: Harold Koontz và ngk (1986) cho rằng:”Quản lý là một hoạt

động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.” [15, tr 29] Lý thuyết hệ thống cho rằng: “Quản lý là sự tác động

có định hướng của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”

Hiệu quả quản lý kinh tế là gì? Có quan niệm cho rằng: “Quản lý kinh tế là

một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức hoạt động kinh tế và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu kinh tế cụ thể” Theo tác giả Harold Koontz và ngk (1986): ”Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất” [15, tr 29] Quản lý, dưới mọi hình thức và quy mô đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội mà không có bất kỳ một thành phần nào có thể đem lại kết quả tương tự Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại

công việc Theo Michael Armstrong (1983), gồm các nội dung quản lý như sau:

 Lên kế hoạch: quyết định các bước hành động để đạt được kết quả mong đợi;

Trang 33

Hoạt động quản lý có nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó cơ bản nhất là quản

lý nhà nước về kinh tế PGS-TS Phan Huy Đường (2012) cho rằng:”Quản lý nhà

nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên các hoạt động kinh tế (Đối tượng và khách thể hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm đạth được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội.[10, tr 63]

Hiệu quả quản lý đứng về phía các cơ quan quản lý kinh tế hoặc quản lý doanh nghiệp là những nhân tố trực tiếp, quyết định tới hiệu quả hoạt động của một chủ thể kinh tế Trước hết, làm cho chủ thể kinh tế phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả KT-XH trong đó có lợi nhuận Một chủ thể kinh tế luôn luôn phải tồn tại trong một hệ thống, muốn tồn tại và phát triển trong hệ thống phải có quản lý

1.4 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL

1.4.1 Cơ sở khoa học phát triển các LHDL và hiệu quả KDDL

1.4.1.1 Bản chất của quá trình phát triển LHDL và hiệu quả KDDL

Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch tại một địa điểm nhất định, các nhà đầu tư lựa chọn những tài nguyên du lịch, những điều kiện KT-XH, nhân lực, công nghệ - kỹ thuật thuận lợi nhất để tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ du lịch nhằm phục vụ cho đối tượng khách du lịch nhất định

Trang 34

34

Thông thường, lúc ban đầu, do CSVCKT du lịch hạn chế nên những LHDL đơn điệu và chỉ đáp ứng cho một số nhu cầu của khách do vậy hiệu quả KDDL chưa cao Trong quá trình phát triển, các LHDL ngày càng đa dạng hơn, các LHDL không ngừng được mở rộng Sự tích tụ về CSVCKT du lịch, tay nghề của người lao động, kinh nghiệm của nhà kinh doanh sẽ không ngừng nâng cao chất lượng những sản phẩm và dịch vụ du lịch Đây chính là nội dung quyết định hiệu quả KDDL Như vậy, khi phân tích quá trình phát triển các LHDL tại một khu vực cần phải đặt chúng trong mối quan hệ mật thiết với các nội dung sau đây:

 Lịch sử phát triển KT-XH tại địa bàn, lịch sử phát triển du lịch

 Điều kiện phát triển du lịch, trước hết là vị trí địa lý du lịch, tài nguyên du lịch, KCHT và CSVCKT du lịch; đường lối chính sách phát triển du lịch ; Khi phân tích hiện trạng phát triển các hình thức du lịch, các LHDL tại một địa phương nhất định, cần đánh giá các nội dung sau:

 Số lượng khách (nguồn gốc, khả năng thanh toán, giới tính, nghề nghiệp );

 Số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế, khách nội địa ;

 Mức độ chi tiêu, cơ cấu chi tiêu , doanh thu du lịch, cơ cấu doanh thu ;

 Thời gian, không gian khách tập trung (điểm đến, tháng trong năm, theo ngày trong tuần có số lượng khách tập trung

Những hình thức thể hiện bản chất của quá trình phát triển LHDL và hiệu quả KDDL là những nội dung cần phân tích đối với hiện trạng phát triển LHDL, hiệu quả KDDL trên địa bàn nghiên cứu

1.4.1.2 Hình thức mối quan hệ giữa các LHDL với hiệu quả KDDL

Mối quan hệ giữa phát triển các LHDL và hiệu quả KDDL rất phức tạp Hình thức thể hiện của các LHDL thể hiện trong hình thức và nội dung của các sản phẩm

du lịch và dịch vụ du lịch mà nhà kinh doanh tạo ra đáp ứng nhu cầu của khách

Trang 35

35

Môi trường – TNDL đa dạng, phong phú sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ được nhiều hơn, nhanh hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và ngược lại, môi trường – tài nguyên hạn chế sẽ gây khó khăn tới quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

1.4.1.3 Sự cần thiết phải so sánh và những nguyên tắc so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các LHDL

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa số vốn đầu tư và lợi nhuận Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu, cần thiết phải đưa ra một số nguyên tắc khi so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các

LHDL Gồm: nguyên tắc cùng hệ thống; nguyên tắc cùng đơn vị thống kê; nguyên tắc có thời gian đủ dài và nhiều chỉ tiêu thống kê; nguyên tắc tương đối Cụ thể: Nguyên tắc so sánh cùng hệ thống, cùng thời gian Mỗi đối tượng khi phân

tích hiệu quả KDDL có thể nằm ở nhiều hệ thống khác nhau tùy theo góc độ và thời gian đánh giá Do đó, cần phải có nguyên tắc so sánh cùng hệ thống và cùng

thời gian Ví dụ, hiệu quả KDDL, các chỉ tiêu phát triển du lịch của Việt Nam phải được so sánh với các nước trong khu vực hoặc trên toàn thế giới trong cùng thời gian; hiệu quả KDDL tại huyện Như Thanh phải được so sánh với các doanh

nghiệp KDDL tại Việt Nam trong cùng một giai đoạn nhất định

Nguyên tắc so sánh cùng đơn vị chỉ tiêu thống kê Số đo phản ánh số lượng,

chỉ tiêu hiện vật (cái, chiếc, số ), chỉ tiêu khối lượng (kg, m3

, m2, ), chỉ tiêu giá trị (ĐVN, USD ) và số đo cường độ, (kg/người, ngđ/người, USD/Người, )

Nguyên tắc so sánh có thời gian đủ dài và nhiều chỉ tiêu kết hợp Để thấy rõ

được bản chất của các LHDL và hiệu quả KDDL, các chỉ tiêu thống kê phải đủ dài,

ít nhất là 5 năm và đánh giá ở nhiều khía cạnh KT-XH khác nhau

Nguyên tắc tương đối Hiệu quả trong KDDL không chỉ thuần túy là những

chỉ tiêu giá trị (Tỉ đồng, USD, doanh thu, thu nhập, bình quân doanh thu, ) mà còn

Trang 36

36

là những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội (số việc làm, mức độ huy động lao động nữ )

và hiệu quả về sử dụng tài nguyên rất khó định lượng Mặt khác, giữa các đối tượng

so sánh về hiệu quả KDDL có vị trí địa lý du lịch khác nhau, có lịch sử triển du lịch rất khác nhau nên mọi so sánh chỉ có ý nghĩa tương đối [19, tr.112]

1.4.2 Cơ sở thực tiễn đánh giá phát triển LHDL và hiệu quả KDDL

Cơ sở thực tiễn đánh giá phát triển các LHDL và hiệu quả KDDL sử dụng

trong đề tài này, gồm: Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017; Một số kết quả phát triển du lịch nước ta giai đoạn 2010 – 2018; Phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.4.2.1 Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

(1) Nguồn vốn, trang bị tài sản bình quân/1lao động, chỉ số quay vòng vốn trong doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2017 Những số liệu thống kê

chỉ tiêu này được lấy từ Niên giám thống kê 2010 – 2018, [39, tr 133- 182]; Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 [33, tr.101-113]; được tổng hợp trong Phụ lục 5.1 Bảng thống kê cho thấy những đặc điểm sau:

Trang bị vốn tài sản cố định bình quân/lao động của các ngành kinh doanh

lưu trú, ăn uống thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cả nước Bình quân giai đoạn 2011- 2015 chỉ bằng 61,1%, năm 2016 bằng 63,4%, năm 2017 là 61,3%

Trang bị tài sản cố định bình quân/1 lao động của các doanh nghiệp lưu trú –

ăn uống cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ và toàn bộ doanh nghiệp là 43,4%, bình quân giai đoạn 2017 – 2016 so với 2011 – 2015 cao hơn 34,4% so với dịch vụ

và 26,4% so với toàn bộ các doanh nghiệp Bình quân chỉ số quay vòng vốn các

doanh nghiệp lưu trú – ăn uống giai đoạn 2011 – 2015 là 0,32 lần so với khu vực dịch là 0,53 lần, và toàn bộ doanh nghiệp là 0,66 lần (bằng 48,5%)

Trang 37

37

(2).Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần và Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của doanh nghiệp Những chỉ tiêu thống kê nói trên được

ghi trong Phụ lục 5.2 Những chỉ tiêu trong bảng thống kê có những đặc điểm sau:

Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần của các doanh nghiệp lưu trú – ăn uống cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ và toàn bộ doanh nghiệp Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản doanh nghiệp của các lưu trú – ăn uống giai

đoạn 2011 – 2017 thấp hơn nhiều so với nhóm dịch vụ và toàn bộ doanh nghiệp

(3) Tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, thu nhập bình quân lao động Số liệu

về tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, thu nhập bình quân lao động được ghi như trong Phụ lục 5.3 Bảng thống kê trong Phụ lục cho thấy:

Trong giai đoạn 2011 – 2017 tỉ lệ số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú – ăn uống bị lỗ cao nhất là năm 2017 với 57,2% và bình quân GĐ 2011 – 2015 tỉ lệ số doanh nghiệp bị lỗ chỉ là 52,4% Tỉ lệ số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú – ăn uống bị lỗ cao hơn hẳn so với những ngành dịch vụ khác và cả nước Tỉ lệ doanh

nghiệp bị lỗ giai đoạn 2011 – 2015 giữa các doanh nghiệp lưu trú ăn uống cao hơn

so với nhóm ngành dịch vụ là 10,4%, năm 2016 là 5,7% và năm 2017 là 4,9%;

Thu nhập bình quân/lao động/tháng của lao động doanh nghiệp lưu trú – ăn

uống so sánh với nhóm dịch vụ và toàn bộ doanh nghiệp cả nước trong thời gian 2011- 2017 đều thấp hơn Giai đoạn 2011 – 2015 chỉ tiêu này của các doanh nghiệp lưu trú - ăn uống thấp hơn so với nhóm ngành dịch vụ là 2577ngh.đ, năm 2016 là

Trang 38

(1) Doanh thu du lịch và số lượng khách du lịch chia theo khách nội địa, khách quốc tế và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài Số liệu trong Phụ lục 5.4 cho thấy những đặc điểm nổi bật sau đây:

Tổng doanh thu du lịch tăng 663,5%, trong khi khách nội địa tăng 285,7%,

khách quốc tế tăng 306,9%, công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng 659,7%

trong giai đoạn 2010 – 2018 Số lượng công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài

cao hơn so với khách nội địa 2,31 lần và 2,15 lần so với khách quốc tế

Bình quân doanh thu du lịch/khách du lịch cả thời kỳ 2010 – 2018 tăng

219,0% Mức tăng tuyệt đối Bình quân doanh thu du lịch/khách du lịch từ 2794,6

ngh.đ/khách năm 2010 đã đạt 6119,9 ngh.đ/khách năm 2018

(2) Chi tiêu bình quân 1 ngày khách du lịch trong nước tại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2018 Qua Bảng thống kê trong Phụ lục 5.5 cho thấy:

Chỉ số tăng trưởng chi tiêu bình quân 1 ngày khách du lịch trong nước tăng

157,1%, từ 840,6 ngh đ lên 1421,7 ngh đ Cao nhất là thăm quan (253,7%), y tế (199,1%), mua hàng hóa (198,4%) Những dịch vụ tăng thấp là: đi lại (135,3%), thuê phòng (163,3%), ăn uống 157,1% và chi khác (67,2%)

Cơ cấu chi tiêu chi tiêu bình quân/ngày khách có sự thay đổi: Dịch vụ tăng tỉ

trọng, gồm: mua hàng hóa tăng 4,6%, thăm quan tăng 3,3%, thuê phòng tăng 1,1%,

y tế tăng 0,3% Những dịch vụ giảm tỉ trọng, gồm: đi lại giảm 4,6%, thuê phòng

Trang 39

39

giảm 0,8%, ăn uống giảm 1,7% Năm 2018 riêng 3 dịch vụ cao nhất là thuê phòng,

ăn uống, đi lại chiếm 64,7% toàn bộ chi tiêu 1 ngày khách du lịch trong nước

Kết luận chung về hiệu quả KDDL qua bình quân chi tiêu/ngày khách và

cơ cấu chi tiêu ngày/khách du lịch nội địa tại Việt Nam, 2010 - 2018

(1) Bình quân chi tiêu/ngày khách nước ta tăng nhanh nhưng còn rất thấp so với khu vực và thế giới Doanh thu/khách thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ đóng góp của khách du lịch quốc tế và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài

(2) Cơ cấu chi tiêu của khách phản ánh sự phát triển của các LHDL ở nước ta chưa hợp lý Trong khi trên thế giới dịch vụ mua sắm hàng hóa, thăm quan, giải trí, dịch vụ y tế chiếm tỉ trọng lớn, ngược lại ở nước ta tỉ trọng những dịch vụ này lại

có tỉ lệ rất thấp Qua đó cho thấy, các LHDL ở nước ta chủ yếu là các dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao

(3) Mặc dù có mức tăng trưởng nhanh nhưng bình quân doanh thu/khách tại nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới Năm

2018, bình quân mới đạt khoảng 6119,9 nghìn đồng/khách Cùng thời điểm, tính toán theo số liệu của UNWTO, doanh thu khách du lịch quốc tế (không kể vận chuyển) toàn thế giới đạt 1035,7 USD/khách (khoảng 23,8 Tr đ), đối với khu vực Đông Nam Á là 1419,6 USD/khách (khoảng 32,7 tr.đ/khách) [Xem Phụ lục 1.6] (4) Đánh giá bình quân chi tiêu/ngày khách và doanh thu du lịch/1 khách du lịch ở nước ta giai đoạn 2010 - 2018 là mặt bằng chung để so sánh sự phát triển các LHDL, KDDL và hiệu quả KDDL tại địa bàn nghiên cứu

1.4.2.3 Phát triển các LHDL nhằm nâng cao hiệu quả KDDL tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm

Thống kê số lượng khách, doanh thu du lịch, bình quân chi tiêu và cơ cấu chi tiêu huyện Mai Châu (Hà Bình), VQG Cúc Phương (Ninh Bình) và TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) 2010 – 2018 có những đặc điểm sau đây:

Trang 40

40

Huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình): Cho tới những năm gần đây người dân tại

Bản Lác, xã Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình không biết tới thuật ngữ

“du lịch cộng đồng” Từ những năm 1960 – 1970 của thế kỷ 20, nhiều chuyên gia

Liên Xô sang Việt Nam khảo sát và và xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tới ăn, ngủ, nghỉ tại nhà dân với tinh thần “do dân đài thọ” của thời bao cấp Hình thức lưu trú, ăn uống, trực tiếp thẩm nhận những giá trị văn hóa của cộng đồng dân

cư tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh từ khi đất nước đổi mới Tới năm 2019, DLCĐ huyện Mai Châu có tới 7 điểm DLCĐ; 13 xóm, bản làm DLCĐ; 103 hộ

đăng ký làm du lịch Thực chất mô hình DLCĐ tại đây là sự kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí và mua sắm hàng lưu niệm gắn với các hộ gia đình Nổi bật nhất của du lịch Mai Châu là dịch vụ mua hàng lưu niệm đóng góp tới 17,2% chi tiêu của khách, khách du lịch quốc tế chiếm 33,0% tổng số khách, bình quân doanh thu cao (289,6 NgĐ/khách) Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thành công mô hình DLCĐ tại Mai Châu là sự đa dạng các LHDL và môi trường du lịch nhân văn hết sức thân thiện.[45.9]

TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa): Là một trong những điểm du lịch biển đầu tiên của Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20 Sầm Sơn nổi bật về tài nguyên du

lịch biển phong phú, cảnh quan đẹp và vị trí thuận lợi Năm 1981, tại đây chỉ có

gần 10 khách sạn, nhà nghỉ của các bộ, ngành tại Trung ương và địa phương Từ năm 2015, Khu nghỉ dưỡng FLC đã thay đổi Sầm Sơn hoàn toàn so với trước đây:

số lượng khách và số ngày bình quân lưu trú và doanh thu du lịch tăng đột biến

Năm 2018 Sầm Sơn có 460 khách sạn, resort, nhà nghỉ với gần 20.000 phòng tiêu chuẩn và những quần thể khu vui chơi, giải trí lớn Năm 2018 số khách đạt 4285,0 nghìn lượt người, tăng 12,87%/năm giai đoạn 2010 – 2018, bình quân chi tiêu/ngày

854,0 NgĐ/Khách Các LHDL ngày càng đa dạng với du lịch cuối tuần, du lịch lễ

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w