1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí tại công ty tnhh dich vụ kỹ thuật và thương mại quốc khánh

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Và Thương Mại Quốc Khánh
Tác giả Nguyễn Thị Thúy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (8)
    • 1.1 Một số khái niệm (8)
      • 1.1.1. Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu (8)
      • 1.1.2. Khái niệm chi phí (9)
      • 1.1.3. Khái niệm xác định kết quả kinh doanh (10)
    • 1.2. Yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (0)
      • 1.2.1. Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (0)
      • 1.2.2. Yêu cầu của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (0)
      • 1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (0)
      • 1.2.4. Ý nghĩa của kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh (0)
    • 1.3. Hình thức sổ kế toán (0)
      • 1.3.1. Hình thức Nhật ký chung (0)
      • 1.3.2. Hình thức Nhật ký sổ cái (0)
        • 1.3.2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (14)
      • 1.3.3. Hình thức Nhật ký chứng từ (0)
      • 1.3.4. Hình thức Chứng từ ghi sổ (18)
      • 1.3.5. Hình thức kế toán máy (0)
        • 1.3.5.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính (0)
    • 1.4. Kế toán xác định doanh thu (21)
      • 1.4.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (21)
      • 1.4.2 Doanh thu bán hàng nội bộ (25)
      • 1.4.3. Doanh thu hoạt động tài chính (26)
        • 1.4.3.3 Kết cấu tài khoản (27)
    • 1.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (0)
      • 1.5.1. Kế toán hàng bán bị trả lại (28)
      • 1.5.2. Kế toán giảm giá hàng bán (0)
      • 1.5.3. Kế toán chiết khấu thương mại (30)
    • 1.6. Kế toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (0)
      • 1.6.1 Nội dung (31)
      • 1.6.2. Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng (32)
      • 1.6.3. Tài khoản kế toán sử dụng (0)
      • 1.6.4. Phương pháp hạch toán (33)
    • 1.7. Kế toán xác định chi phí nhân công trực tiếp (34)
      • 1.7.1. Nội dung (34)
      • 1.7.2. Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng (34)
      • 1.7.3. Tài khoản kế toán sử dụng (35)
      • 1.7.4. Phương pháp hạch toán (35)
    • 1.8. Kế toán xác định chi phí sản xuất chung (0)
      • 1.8.1 Nội dung (36)
      • 1.8.2. Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng (36)
      • 1.8.3. Tài khoản kế toán sử dụng (36)
      • 1.8.4. Phương pháp hạch toán (36)
    • 1.9. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp (0)
      • 1.9.3. Tài khoản kế toán sử dụng (37)
      • 1.9.4. Phương pháp hạch toán (38)
    • 1.10. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (0)
      • 1.10.1. Tài khoản kế toán sử dụng (43)
      • 1.10.2. Phương pháp hạch toán (44)
    • 1.11. Kế toán chi phí tiền lương (0)
      • 1.11.1. Tài khoản kế toán sử dụng (45)
      • 1.11.2. Phương pháp hạch toán (45)
    • 1.12. Kế toán thuế GTGT (46)
      • 1.12.1 Sổ sách chứng từ kế toán sử dụng (46)
      • 1.12.1. Tài khoản kế toán sử dụng (46)
      • 1.12.2. Phương pháp hạch toán (46)
    • 1.13. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (0)
      • 1.13.1 Nội dung (47)
      • 1.12.2. Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng (47)
      • 1.12.3. Tài khoản kế toán sử dụng (47)
      • 1.12.4. Phương pháp hạch toán (49)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ, KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC KHÁNH (51)
    • 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (0)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (51)
      • 2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (55)
    • 2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (0)
      • 2.2.1 Kế toán xác định chi phí tại công ty TNHH Dịch Vụ, Kĩ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (60)
        • 2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (63)
      • 2.2.2 Kế toán doanh thu tại công ty TNHH Dịch Vụ, Kĩ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (0)
      • 2.2.3. Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Dịch Vụ, Kĩ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (76)
      • 2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dịch Vụ, Kĩ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh (77)
  • CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN (86)
    • 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đinh kết quả kinh (0)
      • 3.1.1 Ưu điểm (86)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ kĩ thuật và thương mại Quốc Khánh (0)
  • KẾT LUẬN (92)

Nội dung

Khái niệm xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doa

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có thể chia doanh thu thành ba loại : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính,doanh thu hoạt động khác

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chưa có thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “ Hóa đơn GTGT” Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng

“ Hóa đơn bán hàng thông thường”

- Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại, bao gồm : Lãi từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi góp cổ phần, lãi cho vay, lãi do hoạt động nhượng bán ngoại tệ thu chênh lệch tỷ giá, lãi chuyển nhượng vốn, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng, thu từ cho thuê bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả…

- Doanh thu hoạt động khác ( hay gọi là thu nhập khác ) là khoản doanh thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Các khoản thu nhập khác cỏ thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa tới

1.1.1.2 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu

Khi xác định doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường đề cập tới các khoản giảm trừ doanh thu Vì doanh thu thuần chính là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm : các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng

- Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết Trị giá của số hàng bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán

- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn

Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm )

Nếu phân loại theo nội dung kinh tế, chi phí được chia thành : giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác

- Giá vốn hàng bán là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay là giá trị mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ

- Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào

Chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp bao gồm : chi phí nhân viên quản lý, chi phí tiếp khách, hội họp…

- Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn , các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp

- Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh không thường xuyên, riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp Chi phí khác phái sinh có thể do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm : Chi phí nhượng bán TSCĐ, chi phí thu hồi các khoản nợ đã khóa sổ, chi phí tiền phạt do vi phạm hơp đồng, chi phí để thu tiền phạt, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ và các khoản chi phí khác

1.1.3 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong kỳ Kết quả kinh doanh được thể hiện bằng lãi ( Doanh thu lớn hơn chi phí ) hoặc lỗ ( doanh thu nhỏ hơn chi phí ) Quá trình ghi nhận doanh thu, chi phí, tìm ra lãi lỗ của kế toán chính là xác định kết quả kinh doanh

1.2 Yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

1.2.1 Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại thì đều cần chú trọng, quan tâm đến các biện pháp tác động đến doanh thu và chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có mức doanh thu tối đa với mức chi phí tối thiểu Câu hỏi đặt ra là làm sao để không chỉ bù đắp được những chi phí bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận để tiếp tục tồn tại và phát triển

Kế toán xác định doanh thu

1.4.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Tùy theo hình thức, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau :

- Hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Hóa đơn thông thường Mẫu số 01 GTKT – 3LL, hóa đơn GTGT mẫu số 02 GTTT- 3LL )

- Các chứng từ thanh toán ( Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng… )

- Chứng từ liên quan khác : Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng trả lại…

1.4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng

- Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

- Bảng thanh toán bán hàng đại lý, ký gửi

- Bảng cân đối phát sinh

Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 511 đươc dung để hạch toán doanh thu bán hàng thực tế trong kì của doanh nghiệp

TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Số thuế TTĐB hoặc Thuế XK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;

- Số thuế GTGT phải nộp của DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;

- Doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

TK 511 không có số dư cuối kì

1.4.1.5 Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TH1 : Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp

Bán hàng trực tiếp là phương pháp giao hàng trực tiếp cho người mua tại kho, quầy, phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp Sauk hi người mua đã nhận đủ hàng và ký vào hóa đơn bán hàng thì số hàng đã bàn giao được chính thức coi là tiêu thụ

Sơ đồ hạch toán 1.4.1.1 : Hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức tiếp

( Đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp )

Giá bán chưa có thuế GTGT

TH2 : Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức dại lý bán đúng gia hưởng hoa hồng

Là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý ( bên đại lý ) để bán, bên đại lý sẽ được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá

- Đối với bên giao đại lý : Doanh nghiệp giao hàng cho bên nhận đại lý, bên đó sẽ có trách nhiệm trực tiếp bán hàng, thanh toán cho doanh nghiệp và nhận hoa hồng Doanh nghiệp có nhiệm vụ nộp thuế GTGT, thuế TTĐB ( nếu có ) trên tổng giá trị hàng gửi bán không được khấu trừ phần hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý Khoản hoa hồng được coi như khoản chi phí và được hạch toán vào tài khoản 641

- Đối với bên nhận đại lý : Số hàng hóa không phải sở hữu trong doanh nghiệp nhưng phải có trách nhiệm bảo quản, bán hộ và được hưởng hoa hồng như hợp đồng đã ký kết

Sơ đồ 1.4.1.2 : Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng

Khi xuất kho thành phẩm Khi thành phẩm, hàng hóa giao hàng hóa cho đại lý cho đại lý đã bán được

DT bán hàng đại lý Hoa hồng đại lý

Thuế GTGT Thuế GTGT hoa hồng

TH 3 : Kế toán bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm

Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền trả châm phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua được coi là tiêu thụ

Sơ đồ 1.4.1.3 : Hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm

Doanh thu bán hàng Tổng số tiền còn

( ghi theo giá bán trả tiền ngay ) phải thu của KH

Thuế GTGT đầu ra Số tiền đã thu

K/c lãi định kì Lãi trả chậm, trả góp

TH4 : Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trao đổi hàng.Khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi cho khách, kế toán phải ghi nhận doanh thu và tính thuế GTGT đầu ra Khi doanh nghiệp nhận hàng của khách, kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế GTGT đầu vào

Sơ đồ 1.4.1.4 : Hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức trao đổi hàng

TK 511 TK 131 TK 152, 155, 156 Xuất hàng trao đổi Nhập hàng của khách

Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào

1.4.2 Doanh thu bán hàng nội bộ

1.4.2.1 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối phát sinh

Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 512 được dùng để hoạch toán doanh thu bán hàng nội bộ trong doanh nghiệp

TK 512 : Doanh thu nội bộ

Trị giá hàng bán bị trả lại , khoản giảm giá hàng bán chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ, số thuế TTĐB,thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số hàng hóa tiêu thụ nội bộ

- Kết chuyển doanh thu thuần nội bộ vào tài khoản 911

- Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kì

TK 512 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản này chỉ áp dụng cho các đơn vị thành viên gạch toán phụ thuộc trong cùng công ty, tổng công ty, chỉ phản ánh số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp lẫn nhau

Sơ đồ 1.4.2.1: Hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ trong kỳ

Ghi nhận doanh thu bán hàng nôi bộ ngay khi xuất giao hàng

1.4.3 Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt đồng tài chính bao gồm tiền lãi, cổ tức, thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bán, thu nhập về thu hồi thanh lý TSCĐ, góp vốn liên doanh, đầu tư vào các công ty

27 con, lãi tỷ giá hỗi đoái, chênh lệch do bán vàng bạc ngoại tệ và các khoản doanh thu hoạt đồng tài chính khác

1.4.3.1 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối phát sinh

1.4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 515 được dung để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính

- Kết chuyển doanh thu thuần vào 911

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kì

TK 515 không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.4.3.1: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

Cuối kì kết chuyển Lãi tiền gửi, cho vay, trái phiếu

DT hoạt động tài chính

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Trong hoạt động kinh doanh, nhất là bán hàng có thể phát sinh các nghiệp vụ kinh tế làm giảm trừ doanh thu Các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu bao gồm :

+ Hàng bán bị trả lại

1.5.1 Kế toán hàng bán bị trả lại

1.5.1.1 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối phát sinh

1.5.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng

TK 531 : Hàng bán bị trả lại

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo

Tài khoản này chỉ phản ánh gí trị của số hàng đã bán bị trả lại (Tính theo đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn) Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi đuợc phản ánh vào Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”

Trong kỳ, giá trị của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị trả lại được phản ánh bên Nợ Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh bán hàng nội bộ để xác định doanh thuần của kỳ báo cáo Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành phẩm, hàng hoá và xử lý theo chính sách tài chính, thuế hiện hành

Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán

Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ

1.5.2 Kế toán giảm giá hàng bán

1.5.2.1 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối phát sinh

1.5.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng

TK 532 : Giảm giá hàng bán

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế

Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất

Trong kỳ kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo

30 tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 -

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ

Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế

Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”

Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ

1.5.3 Kế toán chiết khấu thương mại

1.5.3.1 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối phát sinh

1.5.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản 521 : Chiết khấu thương mại Tài khoản này có kết cấu như sau :

Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Kế toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ

Các khoản giảm từ doanh thu được hạch toán theo sơ đồ dưới đây :

Sơ đồ 1.5.1 :Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

( Trong doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ )

Trừ vào số tiền người mua còn nợ

Thanh toán bằng tiền TK 532 cho người mua

Trong TH doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tổng số tiền chiết khấu và doanh thu hàng bán bị trả lại là giá bao gồm VAT và hạch toán tương tự

1.6 Kế toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng lớn Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng

Số chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

Kết chuyển chiết khấu thương mại,doanh thu hàng bán bị trả lại

32 cụ thể cho từng sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình

Trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan

Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm

1.6.2 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi, hoá đơn mua bán…

Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán

1.6.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kết cấu TK 621 như sau:

Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp

Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang

TK 621 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

- Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 152: nguyên vật liệu

- Cuối kỳ hạch toán và hoàn thành hạng mục công trình kế toán và thủ kho kiểm kê số vật liệu còn lại chưa dùng để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng đối tượng hạch toán chi phí

- Nếu nhập lại kho nguyên vật liệu, giá trị vật liệu còn có thể chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi kế toán ghi:

Nợ TK 152: Vật liệu, nguyên liệu

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

- Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

Sơ đồ 1.6.1 : Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kế toán xác định chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công như: công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường Một điểm khác biệt của ngành kinh doanh xây lắp so với các ngành sản xuất khác là các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây, lắp và tiền ăn ca của công nhân xây, lắp không hạch toán chi phí vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung

1.7.2 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Hợp đồng giao khoán, Bảng tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

1.7.3 Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này có kết cấu như sau

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

TK 622 không có số dư cuối kỳ

Chi phí nhân công trự tiếp được hạch toán theo sơ đồ dưới đây :

Sơ đồ 1.7.1 : Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán xác định chi phí sản xuất chung

1.8 Kế toán xác định chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội, trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ qui định trên tổng số lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy, công nhân quản lý đội, tổ, công trường thuộc biên chế của doanh nghiệp, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý đội tổ sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội, tổ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ chung cho tổ, đội sản xuất

1.8.2 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung là: Bảng chấm công, Bảng tính và phân bổ tiền lương, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT…

1.8.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung Kết cấu của tài khoản này như sau:

Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ

Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK154 để tính giá thành sản phẩm

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ

TK 627 có các tài khoản cấp hai :

- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu

- Tài khoản 6273 - Chí phí dụng cụ sản xuất

- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao máy thi công

- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Tài khoán chi phí sản xuất chung được hạch toán theo sơ đồ dưới đây :

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp

Sơ đồ 1.8.1 : Hạch toán chi phí sản xuất chung

TK 334, 338,335 TK 627 TK 111,112, Lương và các khoản trích theo lương Các khoản thu hồi giảm giá

Xuất kho vật liệu phục vụ cho quản lý đội

TK 153 TK 154 Xuất kho công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần Kết chuyển để tính

Xuất kho chờ Định kỳ phân bổ phân bổ

Mức khấu hao phân bổ cho công trình

VL,CCDC mua dùng luôn, DV mua ngoài

1.9 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp

1.9.3 Tài khoản kế toán sử dụng Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán

- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần, hoặc toàn bộ, hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ)

- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán

- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hòng không sửa chữa được

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho Số dư bên Nợ:

- Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ (sản xuất xây lắp, công nghiệp, dịch vụ)

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán

- Căn cứ vào kết quả Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK154 (1541) – chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Căn cứ vào kết quả Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (kế cả chi phí nhân công thuê ngoài) cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK154 (1541) – chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp

- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK154 (1541) – chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK623 – Chi phí sử dụng máy thi công

- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK154 (1541) – chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Có TK627 – Chi phí sản xuất chung

Chi phí chung được tập hợp bên Nợ TK1541 – Xây lắp chỉ bao gồm chi phí chung phát sinh ở đội nhận thầu hoặc công trường xây lắp Còn chi phí quản lý doanh nghiệp xây lắp (là một bộ phận của chi phí chung) được tập hợp bên Nợ TK642 – Chi phí quan lý doanh nghiệp Chi phí này sẽ được kết chuyển vào bên Nợ TK911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tham gia vào giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp hoàn thành và bán ra trong kỳ

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ (bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho Ban quản lý dự án – bên A):

+ Trường hợp tiêu thụ, bàn giao cho bên A, ghi:

Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán

+ Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ (xây dựng nhà để bán…) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, ghi:

- Đối với giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ thực hiện:

+ Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK154 (1541 – Xây lắp) (mở 1 thẻ theo dõi riêng)

Nợ TK133 (1331) – nếu được khấu từ thuế GTGT

+ Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, ghi:

Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán

Có TK154 (1541 – Xây lắp): giá trị khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện

+ Đối với giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao đựơc xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán

Nợ TK133 (1331) – nếu được khấu từ thuế GTGT

- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện giao khoán khối lượng xây lắp, tư vấn, thiết kế cho các xí nghiệp hoặc đội, công trường xây dựng trực thuộc được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán riêng (gọi là đơn vị nhận khoán nội bộ):

+ Ở đơn vị cấp trên: Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xấy lắp giao khoán hoàn thành, kế toán sử dụng TK1362 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Tài khoản này phản ánh toàn bộ giá trị tạm ứng về vật tư, vốn bằng tiền, khấu hao TSCĐ… cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ; và giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành nhận bàn giao của các đơn vị nhận khoán

41 Đơn vị cấp trên có thể giao khoán cho các đơn vị cấp dưới toàn bộ giá trị của công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp; hoặc chỉ giao khoán phần chi phí nhan công của giá trị khối lượng xây lắp

Trường hợp đơn vị nhận khoán không được phân cấp hạch toán kế toán riêng để theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng khoán nội bộ, đơn vị cấp trên không sử dụng TK1362 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ, mà sử dụng TK141 – Tạm ứng để theo dõi về tạm ứng và thanh quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán cho đơn vị nội bộ

Khi doanh nghiệp tạm ứng cho đơn vị cấp dưới để thực hiện giá trị khối lượng xây lắp nhận giao khoán, căn cứ hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ TK 136 (1362 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 311, 141, 214… Định kỳ hoặc khi thanh toán hợp đồng gia khoán nội bộ, đơn vị cấp trên nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của đơn vị nhận khoán Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ (bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành, phiếu giá công trình) và các chứng từ khác có liên quan, ghi:

Có TK136 (1362 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ)

Khi thanh toán cho đơn vị nội bộ, căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ TK136 (1362 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ): Phần giá trị còn lại phải thanh toán

Kế toán sử dụng TK 3362 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị cấp trên giao khoán

Khi nhận tạm ứng về vốn bằng tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ, các chi phí chi hộ của cấp trên, đơn vị nhận khoán ghi:

Nợ TK111, 112 (chuyên chi), 152, 153, 627, 642… (đối với các khoản chi hộ)

Có TK336 (3362 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ)

Khi bàn giao hoặc quyết toán về khối lượng xây lắp nhận khoán với đơn vị giao khoán, ghi:

Nợ TK336 (3362 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ)

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 1.9.1 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất xây lắp và tính giá thành

1.10 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

1.10.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản sử dụng : TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản này có kết cấu như sau :

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán theo sơ đồ dưới đây :

Sơ đồ 1.10.1 : Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Kế toán chi phí tiền lương

1.11 Kế toán chi phí tiền lương

1.11.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Tk 334- Phải trả người lao động Tài khoản này có kết cấu như sau :

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ Tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động

Sơ đồ 1.11.1 : hạch toán khoản phải trả người lao động

Kế toán thuế GTGT

1.12.1 Sổ sách chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

1.12.1 Tài khoản kế toán sử dụng

TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

TK 331 : Thuế GTGT phải nộp

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh giá trên phần giá trị hàng hóa tăng thêm trong quá trình lưu thông Công ty TNHH Dịc Vụ Kỹ Thuât và Thương Mại Quốc Khánh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT đầu vào = Giá mua hàng hóa, dịch vụ ( chưa thuế ) x Thuế suất

Thuế GTGT đầu ra = Giá cung cấp ( chưa thuế ) x Thuế suất

Sơ đồ 1.12.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.13 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định, biểu hiện bằng số lãi hay số lỗ

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành xây lắp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí bán hàng, chi phí quản lysdoanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kì

Kết quả xây lắp phải được hạch toán theo từng hạng mục công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và bàn giao, phải đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa doanh thu với các chi phí

1.12.2 Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng

- Bảng cân đối số phát sinh

1.12.3 Tài khoản kế toán sử dụng

❖ Tk 911 – Xác định kết quả kinh doanh

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

❖ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;

- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh;

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;

- Nộp lợi nhuận lên cấp trên

- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;

- Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh

Tài khoản 421 có thể có số dư Nơ hoặc số dư Có

Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý

Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng

Cuối kì kế toán thực hiện kết chuyển số doanh thu thuần ghi:

Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi :

Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển giá vốn ghi :

Nợ Tk 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 ( Kết chuyển từ TK 154) : Giá vốn hàng bán

Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính :

Nợ Tk 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính

Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý :

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641, 642 : Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Tính và kết chuyển chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại kì trước trừ vào kết quả kinh doanh kì này ( nếu có ) :

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 142 : Chi phí trả trước

Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kì :

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối

Kết chuyển số lỗ kinh doanh trong kì :

Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.12.2 : Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ, KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC KHÁNH

Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh

sản phẩm , doanh thu bán hàng, xác định chính xác kết quả kinh doanh phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp đồng thời phù hợp với tinh thần của chuẩn mực kế toán số 15

“ Hợp đồng xây dựng” Để bài báo cáo đi sát với thực tế và dễ hiểu hơn , em xin đưa ví dụ về một hợp đồng lắp đặt điều hòa công suất 10.900 BTU giữa công ty TNHH dịch vụ kĩ thuật và thương mại Quốc Khánh với công ty CP Thương mại đầu tư và phát triển quốc tế ngày 14/12/2012

2.2.1 Kế toán xác định chi phí tại công ty TNHH Dịch Vụ, Kĩ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, mục đích công dụng khác nhau Do đó để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, xác định giá thành sản phẩm chính xác đồng thời giúp các nhà quản lý phân tích được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá thành sản phẩm, công ty thực hiện hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo khoản mục tính giá thành bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung

2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện như: Điều hòa các loại, giá đỡ điều hòa, ống đồng, băng cách ẩm, bảo ôn, dây điện, ông nước thoát,

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá trị thực tế Đối với các vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (nhiều công trình, hạng mục công trình) phải phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành…

Ngày 14/12/2012 công ty có hợp đồng lắp đặt điều hòa công suất 10.900 BTU giữa công ty TNHH dịc vụ kĩ thuật và thương mại Quốc Khánh với công ty CP Thương mại đầu tư và phát triển quốc tế

Trên phầm mềm kế toán máy Misa thực hiện :

Vào phân hệ kho > xuất kho > xuất các vật liệu với khối lượng cần dùng > cất

( Lưu ý : khi nhập kho, các vật liệu đều phải được mặc định TK chi phí là Tk 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp )

Phần mềm kế toán sẽ tự động hạch toán vào sổ Nhật ký chung như sau

Nợ 621 CT công nghệ quốc tế: 8.630.000

Và in trực tiếp sổ cái từ misa bằng cách

Vào Báo cáo > sổ kế toán > sổ cái > và lựa chọn tài khoản 621

Trường hợp vật liệu xuất ra không dung hết cho hoạt động lắp đặt thì nhập lại kho

Vào phân hệ kho > nhập kho > chọn nhập > cất

Khi đó phần mềm kế toán sẽ tự động hạch toán

2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân thực hiện lắp đăt, công nhân vận chuyển và bốc dỡ Để phản ánh khoản mục chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Quay lại ví dụ hợp đồng ngày 14/12 giữa công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật và Thương Mại Quốc Khánh với công ty CP Thương Mại Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Quốc Tế Để lắp đặt máy điều hòa này, công ty đã thuê ngoài một nhân công với mức chi phí là 200.000 ( bao gồm cả vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt)

Khi đó kế toán thực hiện trên phần mềm kế toán như sau :

Nghiệp vụ > Tổng Hợp > Chứng từ nghiệp vụ khác > Hạch toán Nợ TK 622/ Có TK liên quan

Phần mềm kế toán sẽ hạch toàn là

Quy trình ghi sổ : Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung và các sổ chi tiết TK 622 Từ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 622 và các bảng tổng hợp chi tiết TK 622

2.2.1.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ, quản lý thi công của các hoặt động xây lắp trong công ty

Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối liên hệ gián tiếp đối với các đối tượng xây lắp như : Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương công nhân trực tiếp xây lắp , công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dung cho hoạt động của đội và những chi phí liên quan đến hoạt động chung của đội xây lắp

VD : Ngày 25 tháng 12, tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng là 500.000 VNĐ Trên phần mềm kế toán Misa thực hiện :

Vào phân hệ Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác/Nhấn nút “Thêm” trên thanh công cụ để hạch toán Nợ TK154/Có TK liên quan

2.2.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp

Trong phần mềm kế toán misa , vào phân hệ giá thành, phần mềm sẽ tự động tính giá thành cho sản phẩm

Tai Kỳ tính giá thành Chọn kì tính giá thành > Chọn Đối tượng tập hợp chi phí > cất

Tính giá thành > cập nhật giá nhật kho > cập nhât giá xuất kho > cất

Sau đó để xem được giá thành có thể vào

2.2.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

✓ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng .)

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,

Trong phần mềm kế toán Misa hai loại chi phí này đều được hach toán bằng cách : Vào Nghiệp Vụ > Tổng hợp > Chứng từ nghiệp vụ khác > định khoản > Cất

Tiền lương là số tiền thù lao mà công ty trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho công ty, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tiền lương = lương theo ngày công + phụ cấp – khấu trừ các khoản trích theo lương

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN