64 Trang 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CPSX : Chi phí sản xuất CSH : Chủ sở hữu DD : Dở dang DN : Doanh nghiệp GTG
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
1.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái ni ệ m và phân lo ạ i chi phí s ả n xu ấ t
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm lao vụ, dịch vụ nhất định
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hòa 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động
Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng
Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ là bao nhiêu, chi phí như thế nào? nhằm phục cụ cho công tác quản lý Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp
Do vậy để phục vụ cho nhu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được hạch toán cho từng thời kỳ: hàng tháng, hàng năm để phù hợp với kỳ báo cáo
Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến các hoạt động sản xuất khác: chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng… Sẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh
Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất kinh doanh Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định v Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này thì chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt là phát sinh ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí như thế nào? Vì vậy cách phân loại này gọi là cách phân loại chi phí theo yếu tố sản xuất Toàn bộ chi phí sản xuất của các yếu tố trong kỳ được chia thành các chi phí sau:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Yếu tố nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo tiền lương theo quy định của Nhà nước
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của toàn bộ TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh
- Yếu tố chi khác bằng tiền khác: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Phân loại theo cách này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ sản xuất kinh doanh v Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Theo quy định chi phí sản xuất được phân theo ba khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVLTT: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
- Chi phí NCTT: Gồm toàn bộ tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ: KPCĐ, BHXH, BHYT (phần tính vào chi phí)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1 Đố i t ượ ng k ế toán t ậ p h ợ p chi phí s ả n xu ấ t Đối tượng kế toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Nơi phát sinh chi phí như: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm
1.2.2 Ph ươ ng pháp t ậ p h ợ p chi phí s ả n xu ấ t
Phương pháp tập hượp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Nội dung của phương pháp là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó
Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:
1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ
1.2.2.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:
Bước một: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bước hai: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể
Trong đó: C i : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
T i : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
1.2.3 Trình t ự k ế toán chi phí s ả n xu ấ t
Do tính phổ biến của phương pháp KKTX nên trong nội dung khóa luận này em xin giới hạn trình bày về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKTX
1.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu Tổng tiêu thức phân Tỷ lệ phân bổ cho từng = bổ cho từng x (hay hệ số) đối tượng đối tượng phân bổ
Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tọa sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ
- Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(1) Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ
(2) Mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, không qua kho
1.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT là những khoản thù lao mà chủ lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản trợ cấp có tính chất lương Ngoài ra chi phí NCTT còn bao gồm các quỹ: BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí NCTT chủ yếu tính bằng phương pháp trực tiếp vào giá thành của từng loại sản phẩm Nếu phải phân bổ cho nhiều loại sản phẩm thì có thể theo tiêu thức: định mức tiền lương của từng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
Tài khoản 622 không có số dư
Trình tự hạch toán chi phí NCTT được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí NCTT
(1) Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động
(2) Trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất
1.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí SXC là chi phí tổng hợp bao gồm các khoản:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, HBYT, KPCĐ tính cho nhân viên phân xưởng, như: Quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ
- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, gá lắp, dụng cụ cầm tay
TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÒA BÌNH
Tổng quan về Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
2.1.1 S ự ra đờ i và phát tri ể n c ủ a Xí nghi ệ p ch ế bi ế n nông s ả n th ự c ph ẩ m Hòa Bình
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình là một xí nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản thuộc Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình Công ty nông sản thực phẩm Hoà Bình đồng thời trực thuộc sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình, có trụ sở chính đặt tại phường Đồng Tiến - Thành phố Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình là đơn vị hạch toán nội bộ, được thành lập theo nghị quyết số 388/ HĐBT ngày 20/01/1991 về việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước và theo quyết định số 354/QĐ/UB ngày 26/10/1992 do chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình ký Xí nghiệp nằm ở Phường Hữu Nghị - Thành phố Hòa Bình, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi như: giao thông, nguồn lao động dồi dào…
Xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng nông sản Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những bước tiến đáng tự hào Kể từ khi đi vào hoạt động xí nghiệp đã có những cố gắng không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh Đồng thời Xí nghiệp đã chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị hiện đại vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, góp phần thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên Với cơ sở vật chất hiện có và đội ngũ cán bộ công nhân giàu kinh nghiệm, có trình độ là cơ sở cho sự phát triển của Xí nghiệp
2.1.2 Đặ c đ i ể m ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t kinh doanh c ủ a Xí nghi ệ p CBNSTP Hòa Bình
2.1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm chủ yếu
Hàng nông sản thực phẩm như: ngô hạt, sắn, Phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, gia cầm
2.1.2.2 Đặc điểm về khách hàng
- Khách hàng bán hàng cho Xí nghiệp chủ yếu là người dân trồng ngô, sắn, sinh sống tại các vùng nông thôn trong tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La
- Khách hàng mua hàng của công ty chủ yếu là các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nằm trong các khu công nghiệp của các tỉnh- thành phố như: Gia lâm – Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh…
- Thị trường mua, bán hàng hóa, nguyên liệu rộng khắp tại các tỉnh phía bắc
- Trên địa bàn hoạt động không có doanh nghiệp nào kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm và nơi đây có nguồn nhân công dồi dào Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Xí nghiệp
2.1.2.4 Đặc điểm về nguồn lao động
- Sử dụng lao động ký hợp đồng lâu dài vào các vị trí quản lý và vận hành máy móc, các vị trí khác sử dụng lao động thời vụ nông nhàn tại địa phương
Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng lao động của Xí nghiệp trong những năm gần đây
Qua bảng trên ta thấy số lao động giảm dần qua các năm Lao động giảm do một số lao động đủ thời gian về nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, nguyên nhân chính là do đơn vị đã đầu tư máy móc và công cụ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm sức lao động thủ công Vì vậy Xí nghiệp vẫn đảm bảo tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch đề ra
2.1.2.5 Đặc điểm về vốn Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có vốn Doanh nghiệp cần phải tập chung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả Nguồn vốn của Xí nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Sau đây là cơ cấu nguồn vốn :
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp
Vốn cố định (tỷ đồng)
Vốn lưu động (tỷ đồng)
Sau đây là một số chỉ tiêu hiệu quả tổng quát qua 2 năm gần đây của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu hiệu quả tổng quát qua 2 năm 2010, 2011
Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Tăng /giảm
5 Vốn chủ sở hữu đồng 5.264.126.765 6.093.651.126 829.524.361
Lợi nhuận thuần / vốn CSH Đ/đ 0,045 0,024 - 0,021
Lợi nhuận thuần / Tổng nguồn vốn Đ/đ 0,036 0,020 - 0,016
Lợi nhuận thuần / Tổng chi phí Đ/đ 0,034 0,018 - 0,016
Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần Đ/đ 0,033 0,017 - 0,015
Doanh thu thuần / Tổng nguồn vốn Đ/đ 1,108 1s,129 0,021
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán- XN)
- Qua bảng trên cho thấy, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2010 tạo được 0,045đ, nhưng năm 2011 chỉ tạo được 0,024đ, giảm 0,021đ Như vậy cứ 1đ vốn chủ sở hữu của năm 2011 so với năm 2010 sức sinh lợi giảm 0,021đ
- Sức sinh lợi của một đồng tổng nguồn vốn năm 2010 là 0,036đ, so sánh với năm 2011 thì nó giảm một lượng là 0,016đ, chỉ còn lại 0,020đ lợi nhuận trên một đồng tổng nguồn vốn
- Sức sinh lợi của một đồng chi phí năm 2010 là 0,034đ lợi nhuận thuần, năm
2011 là 0,018đ lợi nhuận thuần Như vậy sức sinh lợi của tổng chi phí giảm so với năm
2010 là 0,016đ tức là cứ 1000đ chi phí thì khả năng sinh lợi giảm 16đ
- Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần qua 2 năm cho thấy, năm 2010 cứ 1000đ doanh thu thuần sinh lợi nhuận là 33đ, năm 2011 là 17đ, giảm 15đ, nguyên nhân giảm là do lợi nhuận của năm 2011 giảm
- Hệ số doanh thu thuần trên tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,021đ, như vậy cứ 1000đ tổng nguồn vốn của năm 2011 sinh lợi 21đ so với năm
2010 Nguyên nhân tăng là do tăng nguồn vốn kinh doanh
Như vậy, từ bảng chỉ tiêu tổng quát cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đều giảm so với năm 2010 Sức sinh lợi của doanh thu, của vốn chủ sở hữu, chi phí đều giảm, chứng tỏ chi phí cho sản xuất tăng làm cho lợi nhuận giảm đáng kể Việc tăng tổng doanh thu là do tăng sản lượng và một phần là do giá bán, nhưng việc phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của các bên đối tác truyền thống đã làm mất thế chủ động trong việc tăng sản lượng, tăng doanh thu Hơn nữa, sự ảnh hưởng giá cả nguyên vật liệu trong sản xuất tác động lớn đến giá thành, Xí nghiệp cần thiết phải tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định từ địa phương và các vùng lân cận, như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí trong giá thành sản xuất
2.1.3 Đặ c đ i ể m t ổ ch ứ c b ộ máy qu ả n lý c ủ a Xí nghi ệ p ch ế bi ế n nông s ả n th ự c ph ẩ m Hòa Bình
2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
Xí nghiệp thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, Xí nghiệp kinh doanh các nghành nghề sau:
- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình
- Mua bán xăng dầu và chất bôi trơn
- Gia công, chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm và ngũ cốc
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản thực phẩm và thủ công mỹ nghệ
2.1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý chuyên môn với trách nhiệm được bố trí thành các cấp, các khâu khác nhau và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để cùng tham gia quản lý Xí nghiệp Xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng Đặc điểm bộ máy quản lý của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp CBNSTP Hòa Bình
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-XN)
- Ban giám đốc của Xí nghiệp gồm: Giám đốc và một phó giám đốc, giám đốc là người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phận trong xí nghiệp Phó giám đốc tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, theo chức năng và nhiệm vụ mà giám đốc giao
Phòng TC- HC Phòng TC-KT Phòng kinh doanh
Phòng bảo vệ Phó giám đốc
Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp CBNSTP Hòa Bình
2.2.1 Phân lo ạ i chi phí s ả n xu ấ t
Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình, sản phẩm được chế biến theo một quy trình liên tục, sản phẩm cuối cùng là ngô sấy khô và sắn sấy khô Mỗi loại sản phẩm đều có yêu cầu kỹ thuật khác nhau Vì vậy chi phí sản xuất của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh một cách thường xuyên và liên tục ở các phân xưởng sản xuất Để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí sản xuất và phục vụ tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của Xí nghiệp được phân loại theo mục đích, công dụng thành các khoản mục sau:
2.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu chính ở Xí nghiệp được xác định là phần vật chất cơ bản cấu thành nên sản phẩm nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm Trong nghành chế biến nông sản chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (87%) trong tổng giá thành Do đặc điểm của nghành chế biến nông sản nên nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là các loại sản phẩm nông sản được mua trực tiếp từ người nông dân như: ngô tươi và sắn tươi Ngoài ra để tiến hành sản xuất tại Xí nghiệp còn sử dụng phụ tùng thay thế vào sửa chữa máy móc
2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Trong giá thành sản phẩm của Xí nghiệp thì chi phí công nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn Bởi vậy, việc tính đúng, tính đủ chi phí này đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác, thúc đẩy Xí nghiệp sử dụng hợp lý lao động, nâng cao năng suất lao động và góp phần vào hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo thu nhập cho người lao động
Chi phí NCTT là số tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong kỳ bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí
2.2.1.3 Chi phí sản xuất chung
- Chi phí về nhân viên quản lý: Chi phí về tiền lương, BHXH của Giám đốc, Phó Giám đốc phân xưởng và các nhân viên quản lý phân xưởng
- Chi phí về năng lượng, động lực, xăng, dầu…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm các khoản trích khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất
- Chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí bằng tiền khác như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ sản xuất ở phân xưởng
2.2.2 Đố i t ượ ng t ậ p h ợ p chi phí s ả n xu ấ t và đố i t ượ ng tính giá thành s ả n ph ẩ m t ạ i Xí nghi ệ p CBNSTP Hòa Bình
2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của mình, Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình đã xác định đối tượng tập hợp chi phí cho từng phân xưởng
Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng loại sản phẩm Ví dụ: Ngô sấy khô, sắn sấy khô Cụ thể chi phí sản xuất dược tập hợp theo hai phân xưởng chế biến chính: Phân xưởng ngô và phân xưởng sắn
Như vậy, Kế toán Xí nghiệp sẽ hạch toán riêng các khoản chi phí phát sinh ở các phân xưởng làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất theo các phân xưởng và trong mỗi phân xưởng là một sản phẩm
2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành
Tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình sản phẩm hoàn thành là sắn sấy khô và ngô sấy khô được sản xuất theo tiêu chuẩn và chất lượng quy định
Với chu kỳ sản xuất ngắn và sản xuất liên tục nhưng số lượng sản phẩm sản xuất lại tùy thuộc vào lượng nguyên vật liệu thu mua được của các nhà cung cấp và số lượng đơn đặt hàng của các đại lý Đối tượng kế toán tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành, kỳ tính giá thành theo từng tháng
Theo tình hình thực tế ở Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình, chi phí sản xuất được tập hợp trong tháng 01 năm 2012 như sau:
2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong quá trình sản xuất kế toán sử dụng
TK 621 (Chi phí NVLTT) Tài khoản này được mở chi tiết thành hai tài khoản cấp 2
- TK 6211 Chi phí NVLTT- ngô hạt tươi
- TK 6212 Chi phí NVLTT- sắn củ tươi
Khi mua NVL về nhập kho, Thủ kho dùng "Thẻ kho" để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật tư hàng hóa
Do nguyên liệu của nghành chế biến nông sản là các loại nông phẩm được mua trực tiếp từ người nông dân nên không có hóa đơn GTGT vì vậy phòng kinh doanh đã lập bảng kê thu mua như sau:
Bảng 2.4: Bảng kê thu mua
BẢNG KÊ THU MUA LOẠI NVL: Ngô hạt tươi Ngày 20 tháng 01 năm 2012
Người bán Số lượng Đv t Độ ẩm Tạp chất Đơn giá Thành tiền
Xác nhận của kỹ thuật Ông Lò Văn Ốc 13.600 Kg 20độ 5% 5.500 74.800.000
Bà Nguyễn Thị Huệ 18.000 Kg 19độ 5% 5.300 95.400.000
Bà Quách thị Mạc 15.000 Kg 19độ 7% 5.300 79.500.000
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Do tính chất, đặc điểm của NVL là các nông phẩm nên khi mua NVL về phải qua kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm, tạp chất và chất lượng Sau đó Thủ kho tiến hành nhập kho đưa NVL vào xưởng sản xuất
Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho
XN CBNSTP HÒA BÌNH Mẫu số: 01-VT
Phường Đồng Tiến – TX Hòa Bình Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14-09-2006 của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO
Người giao hàng: Phòng kinh doanh
Theo hoá đơn số ngày 14 tháng 01 năm 2012
STT Tên vật tư Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 NT – Ngô hạt tươi Kg 16.280 5.750 93.610.000
2 NT – Ngô hạt tươi Kg 16.660 5.870 97.794.200
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm chín mốt triệu, bốn trăm linh bốn ngàn hai trăm đồng chẵn
Ngày 14 tháng 01 năm 2012 Thủ trưởng đơn vị Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán-XN)
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
XN CBNSTP HÒA BÌNH Mẫu số: 02-VT
Phường Đồng Tiến- TX Hòa Bình Ban hành theo QĐ số 48/ 2006/ QĐ-BTC ngày 14 - 09 - 2006 của Bộ Tài Chính
Số: 32 Nợ: TK 621 Có: TK 1521
Họ và tên người nhận: Trương Thị Ngoan Bộ phận: PX ngô
Lý do xuất: phục vụ sản xuất
STT Tên vật tư Đvt
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo chứng từ Thực xuất
1 NT- Ngô hạt tươi Kg 16.280 16.280 5.750 93.610.000
2 NT- Ngô hạt tươi Kg 16.660 16.660 5870 97.794.200
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm chín mốt triệu, bốn trăm linh bốn ngàn hai trăm đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhập Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán)
Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên và được thủ trưởng đơn vị ký, kế toán trưởng duyệt trước khi làm thủ tục xuất kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho, xuất nguyên vật liệu cho người nhận, ghi sổ thực xuất vào phiếu xuất kho và ký chứng từ Người nhận hàng ghi vào phiếu xuất kho số lượng thực nhận, ký vào phiếu xuất kho Còn những vật tư dùng trực tiếp vào sửa chữa không qua nhập kho thì:
Giá xuất vật tư = Giá mua ( không thuế GTGT ) + Chi phí thu mua
Xí nghiệp tiến hành theo dõi chỉ tiêu số lượng và giá trị của nguyên vật liệu trên
TK 152 – Nguyên liệu vật liệu, và được mở chi tiết như sau:
- TK 1524 : Phụ tùng thay thế
Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán tập hợp trên
Nợ TK 621: (Chi tiết cho từng phân xưởng)
Có TK 152: (Chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu)
Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng thực tế NVL xuất kho trong tháng cho từng phân xưởng cụ thể để tiến hành tính giá NVL xuất kho theo phương pháp "Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ ", theo công thức:
Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập
Giá đơn vị bình đầu kỳ trong kỳ quân cả kỳ = dự trữ Số lượng NVL + Số lượng NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Giá đơn vị bình quân
Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi vào cột đơn giá và cột thành tiền trên từng phiếu xuất kho và ghi phần tổng giá trị xuất kho trên sổ chi tiết dòng tổng cộng Cuối tháng kế toán tổng hợp các phiếu xuất kho theo từng phân xưởng và lập bảng kê nguyên vật liệu xuất dùng (Biểu số 1, 2)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÒA BÌNH
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
Doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài, nhất thiết phải tìm mọi biện pháp để ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hiệu quả của quá trình sản xuất là nhân tố chính để đem lại hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp Trên cơ sở tiềm lực có hạn, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc tìm mọi biện pháp để với một lượng yếu tố đầu vào cố định sản xuất được kết quả đầu ra tối đa nhất Để đạt được mục tiêu này, quá trình sản xuất phải diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự toán đến khâu tổ chức thực hiện Quản trị doanh nghiệp phải thu thập được những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả thu được Từ đó, đề ra các biện pháp không ngừng giảm bớt các khoản chi không cần thiết, khai thác tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động của doanh nghiệp Những thông tin kinh tế đó không những được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách Vì vậy, hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu với việc quản trị doanh nghiệp Trong phần thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh thể hiện trên các mặt quy mô và hiệu quả Những số liệu kế toán cung cấp là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị Để có thể tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải chính xác, đúng, đầy đủ nghĩa là bên cạnh tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu chi phí, có như vậy mới tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Tóm lại, việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp
- Xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh ghiệp Quy trình, trình tự công việc phân bổ chi phí cần thiết cho từng đối tượng chịu chi phí
Như vậy có thể nói rằng, hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và bộ phận chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng nhằm cung cấp thông tin trong sạch, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong mỗi doanh nghiệp.
Nguyên tắ c hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Việc hoàn thiện phải dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp đã trải qua nhiều năm hoạt động tìm ra được những hạn chế kết hợp với các quy định của chế độ kế toán rồi đưa ra hướng khắc phục Quá trình hoàn thiện phải dựa trên tất cả các mặt
Chứng từ kế toán phải được lập một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác đúng với những quy định cụ thể trong chế độ ghi chép ban đầu Bởi vì, những chứng từ kế toán này là cơ sở pháp lý để tiến hành hạch toán, là căn cứ để kiểm tra tính chính xác trong quá trình ghi sổ, đảm bảo ghi chép các nội dung cần thiết, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ Đồng thời nó là căn cứ để xác định đúng chi phí bỏ ra trong kỳ Từ đó là căn cứ để xác định đúng giá thành sản phẩm
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính Các chứng từ kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm :
+Phiếu xuất kho hoặc phiếu lĩnh vật tư
+Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu
+Bảng thanh toán tiền lương
+Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của BTC Nó bao gồm các quy định thống nhất về số lượng tài khoản, tiểu khoản sử dụng, tên tài khoản tiểu khoản, nội dung và kết cấu của tài khoản
Tổ chức hạch toán ban đầu
Tổ chức hạch toán ban đầu đòi hỏi kế toán trưởng phải quy định cụ thể những người chịu trách nhiệm ghi chép thông tin về các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ kế toán đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ kế toán, phát hiện ngăn chặn kịp thời những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ tài chính Quy định trình tự luân chuyển chứng từ đối với từng nghiệp vụ kinh tế Để chứng từ kế toán trở thành cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán thì chứng từ kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau : Chứng từ phải đươc lập theo đúng mẫu thống nhất được quy định trong chế độ ghi chép ban đầu, phải được bảo quản nơi an toàn, lưu trữ trong thời hạn Nhà nước quy định và đảm bảo tính hợp lý của chứng từ Bởi vì tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, hợp lệ, hợp pháp của chất lượng công tác kế toán được quyết định ở hạch toán ban đầu
Tổ chức vận dụng hình thức sổ sách kế toán phù hợp
Sổ kế toán dùng để ghi chép tổng hợp, chỉnh lý và hệ thống hóa các số liệu, là cầu nối liên hệ giữa chứng từ kế toán và báo cáo kế toán Sổ kế toán bao gồm sổ chi tiết và sổ tổng hợp để cung cấp số liệu lập các báo cáo tài chính
Tổ chức bộ sổ kế toán một cách trình tự : mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, sửa chữa sai sót trên sổ kế toán, khóa sổ kế toán Phải xây dựng mối liên hệ giữa các sổ kế toán trong quá trình ghi chép, tổng hợp, đối chiếu số liệu đồng thời theo dõi từng đối tượng tính giá thành
Do đó tổ chức khoa học hệ thống sổ kế toán sẽ giảm thiểu mức thấp nhất công việc ghi chép nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu quản lý.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp CBNSTP Hòa Bình
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp CBNSTP Hòa Bình, trên cơ sở xem xét tình hình thực tế và vận dụng kiến thức được học trong nhà trường Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, em xin có một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Hòa Bình
3.3.1 V ề t ổ ch ứ c luân chuy ể n ch ứ ng t ừ
Hiện nay tại Xí nghiệp việc viết phiếu nhập kho được diễn ra tại phòng kế toán trong khi vật tư mua về nhập kho thông thường chỉ cần Thủ kho và nhân viên kỹ thuật xác nhận vào biên bản nhập kho, Thủ kho căn cứ vào biên bản nhập kho để vào thẻ kho Nhiều trường hợp trong tháng khách hàng không lên phòng kế toán làm thủ tục viết nhập nên kế toán không theo dõi kịp thời lượng nguyên vật liệu nhập kho, tình hình tồn kho và tình hình công nợ với khách hàng vào cuối tháng Vì vậy để thuận tiện cho việc đối chiếu giữa thủ kho và kế toán, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng Tôi đề nghị việc viết phiếu nhập kho nên được chuyển cho bộ phận vật tư theo trình tự lập : Lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài), lập thành 3 liên (đối với vật tư, hàng hóa tự sản xuất) Người lập phiếu, người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, hàng hóa Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu Thủ kho giữ 2 liên để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ kế toán
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Để kiểm soát tình trạng hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, Xí nghiệp cần theo dõi mức tiêu hao nguyên vật liệu để xác định được nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân khách quan, từ đó có những biện pháp khắc phục tình trạng hao hụt nguyên vật liệu như hiện nay
Mặt khác cần phải gắn việc quản lý với trách nhiệm của công nhân trực tiếp sản xuất Vì quản lý tốt chi phí sẽ đảm bảo cho công tác tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh Theo phương pháp này thì công nhân sản xuất sẽ phải tập trung quan tâm nhiều hơn đến công việc của mình bởi nếu họ làm sai hỏng, mất mát nguyên vật liệu thì phải có trách nhiệm đền bù Từ đó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân sản xuất làm cho giá thành sản phẩm không phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương song song : lương thời gian và lương sản phẩm Tuy nhiên để tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công việc nên cần áp dụng chế độ thưởng, phạt linh hoạt để khuyến khích người lao động quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động
Mặt khác, tuy tình hình công nhân của công ty tương đối ổn định, nhưng Xí nghiệp không thể định trước kế hoạch về số lao động nghỉ phép trong tháng nên có thể có tháng số lao động nghỉ phép lớn, có tháng lại bình thường Điều đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tập hợp trong giá thành sản phẩm Chính vì vậy, Xí nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ nhất định trên số tiền lương phải trả tính vào chi phí sản xuất
Mức trích được tính như sau :
Số tiền trích trước Tiền lương phải trả Tỷ lệ vào chi phí sản = cho công nhân sản x trích trước theo xuất trong tháng xuất trong tháng kế hoạch
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch
Tổng số tiền phải trích theo kế hoạch x 100% Tổng số tiền lương phải trích cho công nhân sản xuất theo kế hoạch
Khi tiến hành trích trước tiền lương của công nhân sản xuất tính vào chi phí, kế toán ghi :
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
Thực tế khi trả lương nghỉ phép, kế toán ghi :
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Cuối năm sau khi xác định số trích trước với số thực chi kế toán, kế toán điều chỉnh, ghi :
+ Nếu số trích trước > Số thực chi, kế toán ghi :
Nợ TK 335 : Chi phí phải trả
Có TK 622 : Phải trả công nhân viên
+ Nếu số trích trước < Số thực chi, kế toán ghi :
Nợ TK 622 : Phải trả công nhân viên
Có TK 335 : Chi phí phải trả
Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX không những chỉ có tác dụng ổn định giá thành khi có biến động của số công nhân nghỉ phép trong kỳ, mà số tiền trích trước chưa hạch toán vào kỳ thực tế Xí nghiệp có thể sử dụng cho những mục đích sản xuất khác trong ngắn hạn Vì thế mà phát huy được cao nhất hieuj quả sử dụng vốn trong quá trính sản xuất kinh doanh
- Đối với chi phí sản xuất chung : Để phân bổ chi phí một cách hợp lý, trong tình trạng sản xuất kinh doanh như hiện nay, Xí nghiệp nên đăng ký khấu hao TSCĐ theo sản lượng nhằm giảm bớt chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm
3.3.3 V ề k ế toán qu ả n tr ị trong công tác k ế toán chi phí s ả n xu ấ t và tính giá thành s ả n ph ẩ m
Xí nghiệp nên có sự kết hợp kế toán quản trị trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại xí nghiệp hiện nay, thông tin kế toán nói chung và thông tin về chi phí, giá thành nói riêng chủ yếu chỉ được dùng cho việc tính doanh thu và lợi nhuận mà chưa phục vụ nhiều cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị hay nói cách khác là việc sử dụng các thông tin này vào mục đích kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức Trên thực tế, những thông tin này rất hữu hiệu cho nhà quản trị vì nó không những phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề khác như tại khâu nào có thể tiết kiệm chi phí, tiết kiệm bằng cách nào, giá thành thực tế của từng sản phẩm…Vì vậy, tôi đề xuất sử dụng các chỉ tiêu sau :
Hệ thống chỉ tiêu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm
T Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
CP NVLTT trong giá thành
Cho biết trong một đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT trong giá thành
Cho biết trong một đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí nhân công trực tiếp
CP NCTT trong giá thành
Cho biết trong một đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí sản xuất chung
Tỷ suất giá thành trên doanh thu
DT tiêu thụ Để có một đồng doanh thu cần phải thực hiện bao nhiêu đồng là giá thành sản xuất sản phẩm
Tỷ suất giá thành trên lợi nhuận
Lợi nhuận Để có một đồng lợi nhuận thu được cần phải thực hiện bao nhiêu đồng là giá thành sản xuất sản phẩm
3.3.4 Gi ả i pháp v ề độ i ng ũ cán b ộ , nhân viên
- Hiện nay bộ máy kế toán của Xí nghiệp có 4 người, họ đều có trình độ chuyên môn tương đối tốt Tuy nhiên, vì khối lượng công việc nhiều mà số lượng nhân viên trong phòng còn hạn chế nên họ không có điều kiện để đi học, cập nhật thông tin kế toán một cách nhanh chóng vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của kế toán Việc cập nhật nhanh chóng và ứng dụng kịp thời các thông tin kế toán là một công việc hết sức cần thiết
Vì vậy, Xí nghiệp cần thường xuyên tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho bộ máy kế toán như : cử đại diện đi dự các buổi hội thảo, tập huấn về lĩnh vực kế toán Sau đó về tuyên truyền lại cho các nhân viên khác trong phòng
- Đồng thời, Xí nghiệp ngày càng tăng cả về quy mô hoạt động cũng như tăng hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn nhưng thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tuy tăng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của họ vì lạm phát ngày càng cao Vì vậy, Xí nghiệp cần chú trọng, quan tâm hơn nữa đến công tác chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên như : thường xuyên thăm hỏi, động viên những cán bộ khó khăn ; thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể…để tạo cho họ yên tâm công tác, dành nhiều tâm huyết cống hiến cho Xí nghiệp.