1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại thanh dương

92 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Thanh Dương
Tác giả Lương Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ đƣợc xác định căn cứ vào các yếu tố sau: Trang 13 nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm Theo phƣơng pháp tính giá vốn ng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đang phải đối mặt với

nhiều thách thức như hiện nay, đặc biệt là nền kinh tế đang bị suy thoái lớn thì sức ép

cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực ngành nghề là rất lớn Để có thể

tồn tại hoặc là tăng trưởng trong thời điểm hiện nay các doanh nghiệp phải áp dụng đồng

bộ nhiều công cụ khác nhau, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi

phù hợp với chiến lược kinh doanh và phương thức quản lý hiệu quả, trong đó không thể

không kể đến công tác kế toán, một trong những phương thức quản lý hiệu quả mà bất kỳ

doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua, do đó, vai trò của kế toán là vô cùng quan

trọng

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất sản phẩm là chi phí lớn nhất nên

doanh nghiệp luôn phải cân nhắc nên bỏ ra chi phí nào, bao nhiêu và kết quả thu về được

là gì Do đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu vô cùng

quan trọng và không thể thiếu trong công tác kế toán ở doanh nghiệp

Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần thương mại

Thanh Dương nói riêng đều mong muốn hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm nhằm cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời phục vụ

cho việc điều hành hoạt động, lập kế hoạch sản xuất, ra quyết định quản lý và việc kiểm

soát chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm từ đó tối đa hóa

lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm

Vì những ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn như vậy mà tôi đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần

thương mại Thanh Dương“ trên góc độ kế toán tài chính

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau:

Trang 2

Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung liên quan đến kế toán tập hợp chi phí và tính

giá thành sản phẩm

Nghiên cứu thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công

ty CPTM Thanh Dương

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm nói riêng ở Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm tại công ty vào tháng 3 năm 2014

4 Tổng quan nghiên cứu

Đề tài hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh

nghiệp là một trong những đề tài truyền thống trong luận văn đại học và sau đại học Tùy

đặc điểm ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, các công trình nghiên cứu có

hướng trình bày khác nhau, nhưng đều tập trung vào việc phân tích thực trạng và tìm ra

phương hướng hoàn thiện hơn Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển

mạnh có sự cạnh tranh cao, các doanh nghiệp đều mong muốn hạ thấp giá thành sản phẩm

thì công trình nghiên cứu liên quan đến chi phí sản xuất càng được lựa chọn nhiều Đối

với các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng, khả năng cạnh tranh của các sản

phẩm phụ thuộc nhiều về giá cả, chất lượng, đặc tính sản phẩm Vì vậy thông tin về chi

phí đóng vai trò quan trọng giúp các nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí để hạ giá thành,

giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh Nhìn chung các chuyên đề trước đã thể hiện

được:

Các lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị thực tập

Đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị và từ đó tìm ra giải

pháp nhằm hoàn thiện hơn việc hạch toán kế toán tại đơn vị

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành chuyên đề này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, giúp em giải

đáp những thắc mắc của mình và hiểu rõ hơn về công tác kế toán tại Công ty, qua đó cũng

giúp em tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế cho bản thân

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô của

Công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn lọc để đưa vào chuyên đề một

cách chính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất

Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so

sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh

nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho Công ty nói chung và cho công tác

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng

Nội dung chuyên đề ngoài phần lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần như sau:

sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương

Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức có hạn nên bài chuyên

đề của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến

của cô giáo hướng dẫn Trần Thị Lan, và các cô giáo trong trường Đại Học Hòa Bình để

chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1 CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ

các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành

các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

- Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí được coi là những khoản phí tổn phát sinh

gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hạch toán nhằm tạo ra được 1

sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định

- Dưới góc độ kế toán quản trị, với mục đích là cung cấp thông tin chi phí thích hợp,

hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý, do đó kế toán quản trị không chỉ

đơn thuần là nhận thức chi phí như kế toán tài chính mà chi phí được nhìn nhận theo

phương thức nhận diện thông tin ra quyết định Theo đó, chi phí được coi là những khoản

phí tổn thực tế gắn liền với các phương án kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ

1.1.1.2 Phân loại chi phí:

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm

khác nhau theo những đặc trưng nhất định Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại,

nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá

trình kinh doanh Để thuận lợi chi công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành

phân loại chi phí sản xuất

Phân loại theo yếu tố chi phí

Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối

tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động

Trang 5

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 5 yếu

tố chi phí như sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua của toàn bộ

nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản

xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

Sự nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác

định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trên cơ sở đó, các nhà quản lý sẽ hoạch định được mức luân chuyển, dự trữ cần thiết của

nguyên vật liệu một cách hợp lý, có hiệu quả Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế

hoạch cho các mặt hàng để chủ động trong công tác cung ứng vật tư

- Yếu tố chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích

theo lương theo quy định hiện hành của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Loại

chi phí này được chia cụ thể thành hai yếu tố chi phí là chi phí tiền lương và chi phí Bảo

hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn Sự nhận biết

yếu tố chi phí nhân công giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng quỹ

lương của doanh nghiệp, từ đó có thể xây dựng và hoạch định mức tiền lương bình quân

cho người lao động, góp phần kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp thông qua

việc quản lý lao động và chất lượng lao động

- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định

phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong

kỳ Việc nhận biết yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định giúp các nhà quản trị nhận biết

được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản Từ đây, hoạch định tốt hơn chiến lược, kế hoạch

đầu tư, mở rộng sản xuất để đảm bảo cơ sở vật chất thích hợp cho quá trình sản xuất kinh

doanh

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài

dùng vào sản xuất kinh doanh Việc hiểu rõ yếu tố chi phí này giúp nhà quản trị hiểu rõ

hơn tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ

trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn

Trang 6

- Yếu tố chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản

ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Việc nhận biết tốt

yếu tố chi phí này góp phần giúp nhà quản trị hoạch định được lượng tiền mặt chi tiêu từ

đó có kế hoạch dự trữ tiền mặt phục vụ hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa

việc tồn đọng tiền mặt

Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích, công dụng nhất định

với hoạt động sản xuất Căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí sản xuất để chia ra

các khoản mục chi phí có cùng mục đích, công dụng và để thuận tiện cho việc tính giá

thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục

Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 3 khoản

mục chi phí:

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu

chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực

hiện lao vụ, dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho

các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ

lệ với tiền lương phát sinh

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản

xuất, trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương,các khoản phụ cấp và

các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng sản xuất

+ Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với

mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất

+ Chi phí dụng cụ: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục

vụ sản xuất và quản lý sản xuất

Trang 7

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt

động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân

xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt

động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất

+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ

và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục

vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản xuất theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế

hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch

giá thành cho kỳ sau

Phân loại chi phí trong các báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được hiểu là chi phí sản phẩm, các khoản

chi phí này phát sinh gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm Theo đó, chi phí sản phẩm

bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất

chung Chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ hạch toán, được ghi nhận dưới hình thức chi

phí sản xuất của kỳ hạch toán, nhưng không trực tiếp làm giảm lợi nhuận của kỳ hạch

toán, chúng chuyển hóa thành giá trị sản phẩm dở dang, giá trị thành phẩm Khi thành

phẩm chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm nằm ở giá trị hàng tồn kho trong bảng cân

đối kế toán Chỉ khi nào thành phẩm hoặc dịch vụ được xuất bán thì chi phí sản phẩm sẽ

trở thành chi phí giá vốn hàng bán trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được

bù đắp bằng doanh thu của số thành phẩm, dịch vụ bán ra

1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối

lượng sản phẩm (công việc và lao vụ) nhất định hoàn thành Giá thành sản phẩm là một

chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính

Trang 8

chất chủ quan Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt

động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình

sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản

phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ nhất

Giá thành sản phẩm có các chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí, lập giá và là đòn

bẩy kinh tế Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra sẽ hoàn thành một khối lượng sản

phẩm, công việc lao vụ phải được bù đắp bằng chính số tiền thụ về tiêu thụ bán sản phẩm

Việc bù đắp chi phí đầu vào mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuất giản đơn Mục

đính sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp

phải đảm bảo trang trải và bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và có lãi Do

vậy, thông qua tiêu thụ, bán sản phẩm mà thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá Thông

qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán cần phải tiến hành tính giá thành cho các

đối tượng tính giá thành Để xác định đúng kỳ tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc

điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản phẩm của doanh nghiệp Việc xác định kỳ tính giá

thành hợp lý giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành kế hoạch, cung cấp kịp thời số

liệu giá thành thực tế của sản phẩm nhằm phát huy hơn nữa chức năng phản ánh và giám

đốc của kế toán đối với công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

sản phẩm và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để nâng cao chất lượng quản lý giá thành và tổ chức công tác tính giá thành sản

phẩm một cách chính xác, nhanh chóng và kịp thời trong lý luận cũng như thực tiễn ngưòi

ta thường phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau

Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành

- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở

chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành sản phẩm bao giờ

cũng được tính toán khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong

một thời kỳ nhất định

Trang 9

- Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi

phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm Việc xác định giá thành định mức được

thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành định mức là công cụ

quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài

sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà

doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh

- Giá thành sản phẩm thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình

sản xuất sản phẩm trên cơ sở số liệu về các chi phí đã thực tế phát sinh tập hợp được trong

quá trình sản xuất sản phẩm và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá

thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc

tổ chức và sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong việc vận dụng các giải pháp về kinh tế,

tổ chức, kỹ thuật… để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn

cứ để nhà quản lý xem xét, định giá bán sản phẩm và xác định nghĩa vụ đóng góp cho nhà

nước đồng thời phân chia kết quả kinh doanh

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được

nguyên nhân vượt hay hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán từ đó để có biện pháp điều

chỉnh chi phí cho phù hợp

Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí

Chỉ tiêu giá thành sản phẩm có thể được xác định theo các phạm vi chi phí khác

nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin về giá thành sản phẩm của nhà quản trị

doanh nghiệp Theo phạm vi chi phí trong giá thành cần phân biệt các loại giá thành sau:

- Giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành công xưởng): Bao gồm các chi phí liên

quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi

phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành Giá

thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách

hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất

Trang 10

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi

phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ Bao gồm

giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ với chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này Do đó, giá thành tiêu thụ còn

được gọi là giá thành đầy đủ, hay giá thành toàn bộ Giá thành tiêu thụ của sản phẩm là

căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (để

tính lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp)

+

Chi phí quản lý doanh nghiệp

+

Chi phí tiêu thụ sản phẩm

Để tính toán giá thành theo cách phân loại này, người ta tiến hành phân chia chi

phí của doanh nghiệp thành hai loại: chi phí biến đổi và chi phí cố định sau đó sẽ xác định

các chi phí này cho số sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ Theo tiêu thức này thì

giá thành sản phẩm được chia thành ba loại sau:

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm: là giá thành được xác định bao gồm toàn bộ chi

phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụ cho quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành được xác định chỉ bao gồm

các chi phí biến đổi kể cả các chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí xem như chi phí thời kỳ,

được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ

+ Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Loại giá thành này gồm

2 bộ phận: toàn bộ chi phí biến đổi (kể cả các chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biến đổi

gián tiếp) Bộ phận thứ hai là một phần chi phí cố định được xác định trên cơ sở mức độ

hoạt động thực tế so với mức độ hoạt động tiêu chuẩn( được xác định theo công suất thiết

kế hoặc định mức)

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất:

Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá

Trang 11

thiết và hữu cơ với nhau, mối quan hệ này phản ánh tích cực của công việc ứng dụng

khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất Điều này được thể hiện ở chỗ: chi

phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm là thước đo chi

phí sản xuất đã bỏ ra để có được sản phẩm đó Trong quan hệ này chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau Chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm vừa giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về

lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra Tuy nhiên, giữa chúng có

những điểm khác nhau trên một số phương diện sau:

- Về phạm vi và thời gian: Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá

trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm được

thực hiện tại một thời điểm có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản

phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành

- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ có giá trị khác nhau khi

có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ khác nhau Cụ thể: chi phí sản xuất bao gồm toàn

bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở còn giá thành sản phẩm chỉ

bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó bao gồm cả chi phí kỳ

trước chuyển sang và không bao gồm chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ Sự khác nhau

đó được thể hiện thông qua công thức tính giá thành tổng quát sau:

dở đầu kỳ

+

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trị giá sản phẩm

dở cuối kỳ

1.2 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Xác định đối tượng và kỳ kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất

theo các phạm vi và giới hạn đó Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất theo các

phạm vi và giới hạn đó

Trang 12

Việc xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ

chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số

liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong

doanh nghiệp có thể là: từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hang,

từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất…

Kỳ kế toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào đặc thù của từng loại sản phẩm, có thể là

tháng, quý hoặc năm

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình

hiện có, biến động tăng, giảm CPSX một cách thường xuyên và liên tục trên các tài khoản

phản ánh CPSX

1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

*) Nội dung

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp phần lớn nguyên liệu, vật liệu được sử

dụng để hình thành nên thực thể sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về

những nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm như:

Vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng… Thông thường, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm của các

doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí

và việc tổ chức quản lý chúng cũng được thực hiện theo định mức chi phí mà doanh

nghiệp xây dựng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định căn cứ

vào các yếu tố sau:

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm

hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ trong kỳ Bộ phận giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất

dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp

cho các đối tượng Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán

Trang 13

nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm (Theo phương pháp tính giá vốn

nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn)

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất

Đây là giá trị của bộ phận nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản xuất ở

kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyển sang cho quá trình sản xuất kỳ này

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản

xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sử dụng hết hoặc phiếu báo vật

tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng hoặc địa điểm sản xuất

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có): Đây là giá trị của phế liệu thu hồi được tại các bộ

phận sản xuất trong kỳ, được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi và đơn giá

phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm được xác

+

Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ

-

Trị giá trực tiếp còn lại cuối kỳ

+

Trị giá phế liệu thu hồi

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập

hợp chi phí thì tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp, nghĩa là căn cứ vào các chứng

từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tập hợp chi phí trực tiếp cho các

đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng

Trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không

thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ chi

phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:

Chi phí vật liệu phân bổ cho

đối tượng (hoặc sản phẩm) =

Tổng tiêu thức phân bổ của từng loại đối tượng (hoặc sản phẩm)

x Tỷ lệ phân bổ

Trang 14

Tiêu thức phân bổ có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm

sản xuất…

Tỷ lệ (hay hệ số)

phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

*) Chứng từ sử dụng

Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, kế toán căn cứ vào các

chứng từ sau để hạch toán: Hóa đơn mua hàng, Giấy đề nghị cấp vật tư, Phiếu xuất kho,

Phiếu nhập kho, Biên bản nghiệm thu thành phẩm, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ

dụng cụ, Phiếu báo vật tư còn cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư…

*) Tài khoản sử dụng

Tại chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3

năm 2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, để tập hợp chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản

này được dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động

sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư

nghiệp, giao thông vận tải, bưu diện, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng

trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm,

hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

sử dụng không hết được nhập lại kho

- Giá trị phế liệu thu hồi

- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch

vụ

- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Trang 15

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản

xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền

lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi

phí có liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối

tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền

lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công việc khác nhau

trong ngày… thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để tính toán phân

bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực

tiếp có thể là: Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức hoặc giờ

công thực tế, khối lượng sản xuất… Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

Vật liệu mua ngoài giao thẳng cho SX

CPNVLTT vượt trên mức bình thường

TK 133

Vật liệu dùng không hết nhập lại kho

Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 621

Trang 16

hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thì căn cứ theo tỉ lệ trích quy định để tính theo số

tiền công đã tập hợp được hoặc phân bổ cho từng đối tượng

*) Chứng từ sử dụng

Các chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương được lập nhằm mục đích theo dõi

tình hình sử dụng thời gian lao động; theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao

động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền công tác

phí, tiền làm thêm ngoài giờ; theo dõi các khoản thanh toán cho bên ngoài, cho các tổ

chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo

lương, và một số nội dung khác có liên quan đến lao động, tiền lương

Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp người ta sử dụng các chứng từ kế toán sau:

Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng tính và thanh toán tiền lương,

Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng kê các khoản trích

nộp theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

*) Tài khoản sử dụng

Tại quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ

doanh nghiệp thì Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào tài khoản 622 – Chi phí

nhân công trực tiếp

Nội dung và kết cấu của tài khoản 622:

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình

sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ,

bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và

các khoản trích trên tiền lương theo quy định

phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sả xuất kinh doanh

dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

Trang 17

*)Phương pháp kế toán:

Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

*) Nội dung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát

sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp Bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các

khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, nhân viên

hạch toán phân xưởng, thủ kho, bảo vệ phân xưởng… ) và các khoản đóng góp cho các

quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định đối với tiền lương phát sinh

- Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân

xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng, vật kiến trúc

TK 632

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

theo tiền lương của CNTTSX

CPNCTT vượt trên mức bình thường

TK 335

Trích trước tiền lương nghỉ phép của

CNTTSX theo kế hoạch

TK 338

Trang 18

(trường hợp tự làm) và các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng (giấy bút, văn phòng

phẩm…)

- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng

trong phân xưởng

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh khấu hao tài sản cố định thuộc các

phân xưởng sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị,

nhà cửa, kho tàng…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho

sản xuất, kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa tài sản cố định,

tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại…

- Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi

phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch… của phân xưởng, bộ phận sản xuất

Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí (gồm những chi phí

sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu

hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng…) và

biến phí (gồm những chi phí còn lại, chúng có đặc điểm là thay đổi theo số lượng sản

phẩm hoàn thành)

Do chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp, chúng có liên quan đến nhiều

loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi

phí này theo từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) và theo tiêu thức phù hợp (theo định

mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công

nhân sản xuất )

Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản

phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức

Trang 19

Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản

xuất cao hơn mức công suất bình thường (mức công suất bình thường là mức sản phẩm

đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định phí sản xuất

chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức:

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Trường hợp mức sản xuất sản phẩm thực tế sản xuất nhỏ hơn mức công suất

bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình

thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa

thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn gọi là định

phí sản xuất chung không phân bổ) Công thức phân bổ theo công thức sau:

bổ Tổng tiêu thức phân bổ của sản

phẩm theo công suất bình thường

Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế với công suất

bình thường sẽ tính theo công thức sau:

Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức SP thực tế

*) Chứng từ sử dụng

Các chứng từ được sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại, tùy

theo từng khoản mục chi phí cụ thể Bao gồm:

Chi phí nhân viên phân xưởng: Tương tự như chứng từ ở phần chi phí nhân công

trực tiếp

Trang 20

Chi phí vật liệu: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu chi, hóa đơn mua, Chi phí

phân bổ công cụ dụng cụ

Chi phí TSCĐ: Danh mục TSCĐ của phân xưởng, bảng tính KH và phân bổ chi phí

KH của TSCĐ tại phân xưởng

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bẳng tiền khác: Phiếu chi, hoá đơn mua dịch

vụ…

*) Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi

phí sản xuất chung Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản

xuất, dịch vụ

*) Nội dung và kết cấu tài khoản:

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong

dở dang” chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại

sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:

- TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

- TK 6272 – Chi phí vật liệu

- TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

- TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định

- TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trang 21

* Phương pháp kế toán: Khái quát qui trình hạch toán theo sơ đồ

1.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC theo từng

đối tượng trên các tài khoản 621, 622, 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ

các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí,

tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại

sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ Theo đó, các chi phí

Chi phí nhân viên phân xưởng (lương,

BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN)

TK 133

Cuối kỳ kết chuyển CPSXC

TK 632

CPSXC vượt trên mức bình thường

Chi phí khấu hao TSCĐ

Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Các khoản thu giảm chi phí

TK 111,112

TK 154

Trang 22

sản xuất kể trên đều phải được tổng hợp vào bên nợ của tài khoản 154 – Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi

phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng

loại lao vụ, dịch vụ… của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh

phụ (kể cả thuê ngoài gia công, chế biến) Nội dung phản ánh của tài khoản 154 – Chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang như sau:

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong

kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung)

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm

- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

đã hoàn thành

Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ,

dịch vụ cuối kỳ còn dở dang, chưa hoàn

thành

* Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 157Nhập kho

Tiêu thụGửi bán

Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX

TK 632Chi phí sản xuất chung

TK 154

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK152,111, 1381…

Trang 23

1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất theo phương

pháp kiểm kê định kỳ

Trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh

liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp

phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm trong kho và tại

các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí sản xuất của sản

phẩm hoàn thành, của hàng đã bán

Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phương pháp KKĐK là phương pháp căn cứ

vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ trên số tổng hợp và từ đó

tính ra giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất

Về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được xác định và tập hợp,

phân bổ tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên

Để tập hợp các loại chi phí sản xuất, theo phương pháp KKĐK, kế toán các khoản

mục chi phí vẫn giống như phương pháp KKTX được thực hiện trên các tài khoản

Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung

Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm được

thực hiện trên tài khoản 631- Giá thành sản xuất Tài khoản này được chi tiết theo địa

điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm,

chi tiết sản phẩm, lao vụ… của cả bộ phận sản xuất kinh doanh chính, bộ phận sản xuất

kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến

Nội dung và kết cấu của tài khoản 631 như sau:

Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất

- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

- Chi phí sản xuất phát sinh liên quan tới chế

tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch

vụ hoàn thành Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ

Trang 24

* Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp Kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau:

1.2.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.2.4.1 Mục đích của kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết

phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Về mặt lượng sản phẩm dở dang

có quan hệ mật thiết với giá thành sản phẩm

Tổng giá thành sản

phẩm sản xuất = Chi phí dở dang đầu kỳ +

Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ

Sơ đồ 1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ

TK 621

Kết chuyển chi phí NVLTT

TK 611

Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

TK 622

Kết chuyển chi phí NCTT

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

TK 334,338

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

TK 627 Tập hợp chi phí sản

xuất chung

TK 111,142,152

TK 632

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

TK 154

Trang 25

Trong quản lý việc đánh giá chính xác giá trị của sản phẩm dở dang sẽ giúp cho việc

tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn, từ đó có thể cung cấp các thông tin chính

xác cho người quản lý Có thể nói việc tính giá trị sản phẩm dở dang là hoàn toàn cần

thiết và quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp

1.2.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm

mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

sau:

* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến (gồm chi phí nhân công trực tiếp và

chi phí sản xuất chung) được tính hết cho thành phẩm Do vậy, trong sản phẩm dở dang

chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính

Số lượng thành phẩm +

Số lượng SPDD

Trong đó, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản lượng thực tế kiểm kê xác

nhận không quy đổi theo mức độ dở dang

Phương pháp này thường được vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là thành phẩn chủ yếu cấu thành lên thực thể sản phẩm,

chi phí NVLTT được bỏ vào 1 lần trong quá trình sản xuất, không có sự khác nhau về

mức độ tiêu hao giữa thành phẩm và sản phẩm dở dang, chi phí này chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng chi phí sản xuất (từ 70% trở lên), còn chi phí chế biến chỉ chiếm một lượng

nhỏ, không đáng kể

Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xác định dở dang cuối kỳ một cách

nhanh chóng và giản đơn Tuy nhiên, nếu tỷ trọng chi phí sản xuất ngoài chi phí NVL

chính trực tiếp chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất thì giá trị sản phẩm dở

dang xác định được sẽ kém chính xác

Trang 26

* Phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương

Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở

dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền

lương định mức Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên

áp dụng để tính chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số

Số lượng thành phẩm +

Số lượng SPDD

X Tổng chi phí chế biến từng loại

Số lượng thành phẩm +

Số lượng SPDD cuối

kỳ quy đổi ra TP

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp xác định giá trị sản

phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đó là đã tính cả chi phí chế biến vào

giá trị sản phẩm dở dang Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này lại rất phức tạp và

khó thực hiện, nó đòi hỏi phải lựa chọn được tiêu chuẩn quy đổi sản phẩm dở dang cho

phù hợp, đồng thời việc ước lượng mức độ hoàn thành về từng loại chi phí chế biến cũng

phải đảm bảo hợp lý thì việc quy đổi SPDD ra thành phẩm mới đảm bảo độ chính xác

cao

* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Để đơn giản cho việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến

chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp đánh giá sản

phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Thực chất, đây là một dạng của phương pháp

ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành

ở mức độ 50% so với thành phẩm Theo đó, giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo

công thức sau:

Trang 27

* Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này căn cứ vào định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu,

các bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở

dang Theo đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản

xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản

phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó Giá trị sản phẩm dở

dang là tổng hợp các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm dở dang, được xác định theo

công thức sau:

Giá trị SP dở dang = Số lượng SPDD x Chi phí định mức x % hoàn thành

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ

thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành

đánh giá sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp tính này có ưu điểm là tính toán nhanh chóng và đơn giản Nhưng độ

chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức

1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.3.1 Xác định đối tượng và đơn vị tính giá thành

Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan

hệ mật thiết với nhau Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo

từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng… và

giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn

thành… theo đơn vị tính giá thành quy định Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch

toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch

toán chi phí sản xuất – tức đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành

cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tính giá thành

Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới

hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Còn

Trang 28

xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc,

lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị Đối tượng đó có thể là

sản paharm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo

yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng và quá trình tiêu thụ sản

phẩm

Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

ngay cả khi chúng đồng nhất là một cần dựa vào các cơ sở sau đây:

- Đặc điểm quy trình công nghệ:

Với sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm hay quá trình

sản xuất hoặc có thể là nhóm sản phẩm Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối

cùng

Với sản xuất phức tạp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết

sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất, hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản

phẩm… còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán

thành phẩm ở từng bước chế biến

- Theo loại hình sản xuất:

Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí sản

xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn

đặt hàng

Với loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trinh công

nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là

sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… còn đối tượng

tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm từng giai đoạn công

nghệ

- Theo yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: dựa trên cơ sở trình

độ, yêu vầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Trang 29

và tính giá thành ở các góc độ khác nhau; ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có

thể bị hạn chế và thu hẹp lại

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành

cho các đối tượng tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá

thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm

bảo cung cấp số liệu, thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung

thực và phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm

của kế toán Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản

phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp Trường

hợp tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ

tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng Trường hợp kỳ sản

xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất

sản phẩm dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất

của sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó, thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm sản

phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành

1.3.2 Hệ thống phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản

xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và

giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng và

khoản mục giá thành

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất,

đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối

tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương

pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành

* Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi là phương pháp tính trực tiếp

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công

nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ

Trang 30

liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí

sản xuất, kỳ tính giá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo Ví dụ tính giá

thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than, quặng, kim loại…

Giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất

sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng

hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay

bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của

các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản

xuất tạo lên sản phẩm

* Phương pháp hệ số

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những doanh

nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật

liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm khác nhau, như doanh nghiệp sản

xuất hóa chất, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nuôi ong… Khi đó, đối tượng tập hợp

chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là

từng loại sản phẩm hoàn thành

Theo phương pháp này, muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn

cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành,

trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn Căn cứ vào sản

lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số tính giá thành quy ước cho từng

loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn

Trang 31

Tổng CP phát sinh trong kỳ -

Giá trị sản phẩm

dở dang cuối kỳ

* Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ chi phí áp dụng thích hợp đối với

doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm

sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất

nhóm ống nước với nhiều kích thước đường kính và độ dài khác nhau, sản xuất quần áo

dệt kim với nhiều cỡ, số khác nhau, sản xuất chè hương với nhiều phẩm cấp khác nhau…

Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công

nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy cách sản

phẩm trong nhóm sản phẩm đó Để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm có

thể áp dụng phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ chi phí Tính giá thành theo

phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập

hợp để tính ra tỷ lệ tính giá thành Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch hoặc

giá thành định mức Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm

Tỷ lệ chi phí =

Tổng giá thành thực tế của tất cả SP

Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP

* Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất mà trong cùng

một quy trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những

Trang 32

sản phẩm phụ (như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…) Để tính

giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản

xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như

giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…

+

Tổng CPSX phát sinh trong kỳ

- Giá trị SP phụ

Giá trị SP chính DD cuối kỳ

* Phương pháp liên hợp

Phương pháp tính giá thành liên hợp thường áp dụng trong những doanh nghiệp có

tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc

tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất

hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương

pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với

phương pháp tỷ lệ chi phí, phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ sản phẩm phụ…

* Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ

chế biến phức tạp kiểu liên tục Đó là các doanh nghiệp có quy trình sản xuất trải qua

nhiều giai đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, không thể đảo ngược,

mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối

tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy tạo ra thành phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản

xuất sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở các giai đoạn

và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Kỳ tính giá thành là hàng tháng, phù hợp với

kỳ báo cáo

Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước:

Phương pháp 1: Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp có yêu cầu kế toán nội

Trang 33

Đặc điểm phương pháp

Theo phương pháp này, để tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối

cùng, kế toán phải lần lượt tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước và kết

chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá thành bán thành phẩm của giai

đoạn sau và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai

đoạn cuối cùng

Có thể khái quát nội dung của phương pháp này theo sơ đồ sau:

Giai đoạn1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Sơ đồ 1.6 Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành BTP

Phương pháp 2: Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp không có yêu cầu kế

toán nội bộ hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài

Đặc điểm phương pháp:

- Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn

thành trong từng giai đoạn công nghệ mà chỉ cần tính được tổng giá thành của thành

phẩm của giai đoạn công nghệ cuối cùng

- Chi phí sản xuất phát sinh trong từng giai đoạn công nghệ được tính nhập

chuyển vào thành phẩm một cách song song (gọi là kết chuyển song song), giá thành

thành phẩm hoàn thành được tính bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và

các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ

Có thể khái quát nội dung của phương pháp này theo sơ đồ sau:

Trang 34

Giai đoạn1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

CPSX GĐ1 CPSX GĐ2 ……… CPSX GĐn

(Theo khoản mục) (Theo khoản mục) (Theo khoản mục)

CPSX GĐ1 trong CPSX GĐ2 trong CPSX GĐn trong

TP (Theo KM) TP (Theo KM) TP (Theo KM)

Giá thành thực tế thành phẩm

Sơ đồ 1.7 Tính giá thành theo PP phân bước không tính giá thành BTP

Tổng sản phẩm hoàn thành

* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp thường được áp dụng tại các những doanh nghiệp có qui trình công

nghệ phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo các đơn đặt

+ Chỉ những đơn đặt hàng nào đã hoàn thành thì mới tính giá thành Còn những

đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì coi là sản phẩm dở dang

+ Chi phí liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì được ghi trực tiếp cho đơn

đặt hàng đó Còn các chi phí có liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì phải phân bổ cho

từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ thích hợp

Trang 35

CHƯƠNG 2

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần thuơng mại Thanh Dương thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 54000256661 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25/9/2007

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Dương

Tên viết tắt: Thanh Duong Trading Joint Stock Company T.D.Com.Vn

Công ty có địa chỉ trụ sở chính: Đội 8- xã Liên Sơn- huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa

Bình

Email: thanhduongls@gmail.com Fax 04 33 710 487

Với số vốn điều lệ: 1.900.000.000 ( Một tỉ chín trăm triệu đồng chẵn )

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm của

Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương

2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thuơng mại Thanh

Dương

Công ty cổ phần Thương mại Thanh Dương là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam

kể từ ngày được cấp đăng kí kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu và tài

khoản riêng, có tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đuợc hoạt

động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp Với các ngành nghề đăng kí

kinh doanh sau:

- Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa cây cảnh, sản xuất các sản phẩm từ gỗ tre,

rơm rạ, vật liệu tết bện

- Hoạt động dịch vụ trồng trọt chăn nuôi, trồng và chăm sóc rừng

- Sản xuất bê tông và các sản phâm từ xi măng và thạch cao

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

Trang 36

Trong 7 năm hoạt động, xí nghiệp đã trải qua nhiều thử thách thăng trầm và có

nhiều biến đổi, công ty đã không ngừng đi lên lớn mạnh về quy mô tổ chức và hoạt động

sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người lao động

ngày một nâng cao

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị truờng, công ty không ngừng phát

huy những mặt tích cực mà còn tăng cường củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất

kinh doanh Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên khoảng 200 nguời trong đó có cả

trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và thợ bậc cao, với hệ thống máy móc chuyên dùng

hiện đại và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình phát triển Công ty Cổ phần Thuơng mại

Thanh Dương có đủ khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm theo đúng lĩnh vực kinh

doanh của mình trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

* Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm của công ty chủ yếu là vật liệu xây dựng Fibro là loại sản phẩm có

nhiều tính năng mà sản phẩm khác không có: sử dụng rất bền tuổi thọ từ 30 năm trở lên,

không bị rét rỉ, mục nát, không bị cháy, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng

ẩm, mưa nhiều, môi trường có nước muối và phèn mặn Đây là loại vật liệu có tính cách

âm, cách nhiệt, cách điện tốt, dễ sử dụng nhất là giá cả phù hợp với người tiêu dùng

* Đặc điểm về tình hình lao động của công ty

Bắt đầu từ ngày thành lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều biến đổi to lớn Cơ cấu

quản lý công ty bao gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, và các truởng phòng ban Đội

ngũ cán bộ công nhân viên trên 200 nguời bao gồm 1 thạc sĩ, 40 cử nhận và lực lương

Công nhân tay nghề cao được đào tạo chuyên nghiệp, được trang bị hệ thống máy móc,

thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến… kết hợp với phương châm hoạt động sản xuất, kinh

doanh có định hướng, chính sách hợp lý giúp Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương

gặt hái được rất nhiều thành công

Nhìn chung đa phần các cán bộ quản lý và nhân viên kỹ thuật của công ty đều yêu

cầu phải được qua đào tạo cơ bản ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp

Trang 37

* Đặc điểm về máy móc trang thiết bị

Máy móc và thiết bị của công ty đựoc trang bị hiện đại Các máy móc thiết bị chủ

yếu chuyên dùng cho sản xuất tấm lợp Thiết bị máy móc đã giảm nhẹ rất nhiều lao động

thủ công, tạo ra năng suất ngày càng cao, do đó công ty phải luôn quan tâm đến công tác

quản lý, giám sát rất chặt chẽ quá trình sử dụng và sản xuất

* Đặc điểm về tình hình tài chính

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Cụ thể báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD)

của công ty giai đoạn 20011 - 2013 được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 2.1: Báo cáo KQKD của Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Dương

Lợi nhuận sau thuế 16.168.299.237 16.037.829.587 19.152.607.018

(Nguôn báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 )

Qua Biểu 1.1 Từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy được sự gia tăng liên tục của lợi

nhuận sau thuế, năm 2012 không có sự gia tăng so với năm 2011, giảm 130.469.650

đồng (tăng 209%) Năm 2013 có sự gia tăng rõ rệt, tăng 2.984.307.780 đồng (118,46%)

ĐVT: đồng

Trang 38

so với năm 2011, tăng 3.114.777.430 đồng (119,42%) so với năm 2012 Có thể thấy rằng

tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu là

do giá vốn tăng cao cộng với chi phí cho các hoạt động SXKD tăng cao Tuy nhiên năm

2013 tốc độ này đã tăng cao hơn doanh thu Chứng tỏ, công ty đang dần tiết kiệm được

chi phí hoạt động Từ bảng KQKD trên ta tính được bảng sau:

Biểu 2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty CPTM

Thanh Dương Chỉ tiêu Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%)

Nhận xét: Công ty Cổ phần thương mại Thanh Dương là công ty sản xuất có giá

trị tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn Năm 2011 tỉ trọng của TSDH là 39,01% thì đến

năm 2012 là 34,60 % và 33,44% năm 2012 Còn tỉ trọng của TSNH năm 2011 là 60.99%,

năm 2012 tăng lên 65.40% và 66.56% năm 2013 Như vậy, tình hình sử dụng tài sản của

công ty rất ổn định, không có sự thay đổi nhiều

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả có xu hướng gia tăng Tỉ lệ Nợ phải trả/Nguồn vốn

từ 47,38% (năm 2011) tăng lên 49,64% (năm 2012) và lên 53,02% (năm 2013) Có thể

thấy, công ty đang có một cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý Tuy nhiên, tỷ lệ nợ phải trả của

công ty đang có sự gia tăng, công ty nên kiểm soát sự gia tăng này, nếu không sẽ ảnh

hưởng tới tình hình tài chính Nguồn vốn kinh doanh tăng ít trong khi Tồng Nguồn vốn

tăng nhanh chóng là một khó khăn của doanh nghiệp cần phải khắc phục

Trang 39

2.1.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần thương mại Thanh

Dương

Hiện nay những sản phẩm mà công ty đang sản xuất hàng loạt là: tấm lợp fibro xi

măng

* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Do tính chất nguyên vật liệu nhập về là dạng sơ chế, về tới công ty kết hợp các

thành phần vật liệu với nhau tạo nên tấm lợp cho nên công nghệ sản xuất của công ty chỉ

có một khâu tự động, còn lại là lao động thủ công

- Quy trình công nghệ sản xuất tấm lợp:

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất

Ban đầu từ nguyên vật liệu đầu vào, gồm có nuớc, sợi đã đựơc đánh tơi, xi-măng ,

bột giấy đã đựơc nghiền uớt rồi được cân, đo theo tỷ lệ quy định và được trộn với nhau

Giai đoạn này đòi hỏi chuẩn xác và cẩn thận cao nên đa phần là các công nhân kỹ thuật

được đào tạo bài bản tham gia sản xuất Sau đó hỗn hợp được chia nhỏ cho vào bồn chia

liệu để chạy vào máy xeo Hatschek Các công nhân đều mặc các trang phục bảo hộ lao

động Máy sẽ tạo ra những tấm lợp d phẳng hoặc úp nón rồi đựơc đánh bi-via Các

tấm đựơc bảo dưỡng trong hầm sấy hơi nước, và tháo ra khỏi khuôn Sau khi hộ

tấm lợp phải đựơc kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo chất lượng mới được nhập kho

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình Bộ máy

quản lý sắp xếp phù hợp với cơ cấu phòng ban, nhà xưởng và bố trí nhân sự phù hợp với

khả năng của từng người và yêu cầu chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc

Cơ cấu của công ty theo hình thức trực tuyến chức năng Giám đốc là cử nhân kinh tế:

Nguyễn Văn Tại Bên dưới là các phó giám đốc, mỗi phó tổng chịu trách nhiệm về một

phần mảng hoạt động riêng như sản xuất, đối ngoại… Mô hình cụ thể được thể hiện qua

liệu

Máy xeo Hatschek

Trang 40

hình vẽ sau:

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP TM Thanh Dương

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03người: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và

nghĩa vụ được giao Các Phó giám đốc giúp việc giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động

giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều

PHÓ GIÁM ĐỐC

CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

CƠ ĐIỆN

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w