❖ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với số lượng sản phẩm sản xuất Theo cách này, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại: ➢ Chi phí biến đổi biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi về
Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng các nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ Trong quá trình đó, doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời
1.1.1.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh Do đó, để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại các chi phí sản xuất từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau
❖ Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế(Yếu tố chi phí) Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí được phân theo yếu tố chi phí sau:
➢ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng cho sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
➢ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: yếu tố này phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức
➢ Yếu tố nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ một số không dùng hết nhập kho lại và phế liệu thu hồi)
➢ Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên
➢ Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ cuả tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
➢ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí, dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
➢ Yếu tố chi phí bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
• Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng
- Trong phạm vi doanh nghiệp: phục vụ quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiên dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, sử dụng lao động cho kỳ sau
- Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế: cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống
❖ Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (Khoản mục chi phí)
Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng mục đích, công dụng được sắp xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí
➢ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm
➢ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương
➢ Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất…)ngoài hai khoản mục trên
- Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm những nội dung kinh tế sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, trại sản xuất…
Ý nghĩa của kế toán chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất
Qúa trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa, để quá trình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao thì các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp phải sử dụng hàng loạt các biên pháp công cụ quản lý khác nhau để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất như hạch toán kế toán, chi phí hoạt động thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế trong đó hình thức kế toán là quan trọng nhất, là phương tiện để ghi chép, tính toán, liên lạc và sát xao sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn Kế toán sử dụng đồng thời hai thước đo giá trị và hiện vật, do đó đã củng cố kịp thời các chứng từ tài liệu, thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ngoài ra, kế toán còn cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết và kịp thời chi phí sản xuất trong kỳ và xá định được giá thành sản phẩm sản xuất ra Từ đó biết được quá trình sử dụng chi phí sản xuất trong kỳ là tiết kiệm hay lãng phí, đồng thời biết được giá thành sản phẩm chính xác còn vận dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với từng đặc điểm, hoach định tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm do sản xuất của doanh nghiệp đề ra Muốn tính chính xác chi phí đầu vào thì công tác kế toán không những phải tổ chức ghi chép tính toán phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục chi phí chi ra trong quá trình sản xuất mà trên cơ sở cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về tình hình mua, sử dụng vật liệu, máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất kinh doanh trong hệ thống điều hành tổ chức doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp đề ra các phương pháp quản lý kịp thời và có khoa học đối với vấn đề chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa thành sản phẩm.
Lý luận chung về kế toán gía thành sản phẩm
1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả sản xuất thu được Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sóng và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác hay khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành không kể chi phí đó phát sinh ở thời điểm nào.Qúa trình sản xuất là quá trình diễn ra hai mặt đối lập là hao phí sản xuất và kết quả sản xuất
Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các loại chi phí doanh nghiệp bỏ ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
1.1.3.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm
❖ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
➢ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn sản xuất mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp theo đó
➢ Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm phân xưởng, tổ, đội sản xuất khác nhau Do đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng có thể phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm công việc
➢ Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là những phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm Việc xây dựng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, địa điểm phát sinh chi phí cũng như yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:
- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp
- Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng công trình…
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
❖ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiều loại chi phí sản xuất khác nhau Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí Để tập hợp chi phí sản xuất chính xác chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương án sau:
- Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu cho từng đối tượng có liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh để kế toán tập hợp chi phí Sau đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ để tính toán, phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng liên quan một cách hợp lý và đơn giản các thủ tục tính toán phân bổ Quá trình phân bổ chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp và lựa chọn tiêu thức phân bổ gồm 2 bước:
+ Xác định hệ số phân bổ (H):
Trong đó: H là hệ số phân bổ chi phí
Ti là tiêu thức phân bổ của đối tượng i
+ Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng (i): Ci = Ti x H
❖ Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành mà kế toán phải xác đinh tổng giá thành và giá thành đơn vị Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên day chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kế toán nội bộ và tiêu hao sản phẩm
Cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, cơ sở để lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp
1.1.3.3 Phân loại giá thành sản phẩm
❖ Phân loại gía thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 3 loại:
➢ Gía thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất
• Gía thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
➢ Gía thành định mức: là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Gía thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh
➢ Gía thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Gía thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm Gía thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
❖ Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại:
➢ Gía thành sản xuất (Còn gọi là giá thành phân xưởng): bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành Gía thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, lãi gộp
➢ Gía thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó Gía thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ,…Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng trong kỳ
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ
Trị giá phế liệu thu hồi (Nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở “Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất
Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng có thể là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất,…
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên liệu, vật liệu dung cho sản xuất
- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hang
- Bảng kê thanh toán tạm ứng
- Bảng phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu
❖ Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản chủ yếu: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu tài khoản này như sau:
Trị giá nguyên vật liêu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ kế toán
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập kho trở lại
- Trị giá của phế liệu thu hồi (Nếu có)
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm dịch vụ
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK
TK 621 không có số dư cuối kỳ
- Các tài khoản liên quan:
+ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
+ TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”
+ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
+ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
+ TK 331 “Phải trả người bán”
❖ Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1 Xuất kho nguyên vạt liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
2 Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, không qua kho: Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan (Chứng từ thanh toán, hóa đơn của người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng…), kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331… (Tổng giá thanh toán)
Trường hợp không có hóa đơn thuế GTGT, hoặc thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 111, 112, 141, 331… (Tổng giá thanh toán)
3 Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho
- Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán: (Ghi số âm)
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
- Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên liệu, vật liệu bằng bút toán thường:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
4 Trường hợp cuối kỳ có nguyen vật liệu sử dụng không hết, nhập kho kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5, 6 Cuối kỳ, căn cứ tài liệu tính toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các đối tượng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất dở dang
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán (Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp thực hiện các công việc, lao vụ ở các phân xưởng sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bỏ hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức sau: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức,…
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Bảng tính và thanh toán tiền lương
❖ Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản chủ yếu: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm , thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632
TK 622 không có số dư cuối kỳ
- Các tài khoản liên quan:
+ TK 334 “Phait trả người lao động”
+ TK 335 “Chi phí phải trả”
+ TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
+ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
❖ Sơ đồ 2: Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
1 Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phỉa trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- Phải trả người lao động
2 Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ kế hoạch trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- Chi phí phải trả
3 Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
4, 5 Cuối kỳ, tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 632- Gía vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
1.2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm:
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, xen kẽ lẫn nhau, cuối kỳ có thể có những sản phẩm đang dở dang trên dây chuyền sản xuất hoặc những sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng thì những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm dở dang
Vậy sản phẩm dở dang theo nghĩa hẹp chỉ là những sản phẩm đang dở dang trên dây chuyền sản xuất, theo nghĩa rộng sản phẩm dở dang còn bao gồm nửa thành phẩm tự chế biến Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất tính vào trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
❖ Trình tự tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang
- Kiểm kê chính xác sản lượng sản phẩm dở dang trên các giai đoạn công nghệ sản xuất
- Xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang (nếu cần)
Tuỳ đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, kế toán vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp
❖ Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm đã hoàn thành tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
1.2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
- DCK, DĐK: Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
- C: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
- Std, Sd: Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công thức này được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất Trong trường hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí nguyên vật liêu chính trực tiếp (nếu bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất) Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế tạo của giai đoạn sau thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang
- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ có khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động
1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Căn cứ sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
S’d : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
% HT: Tỷ lệ chế biến hoàn thành
Tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
1 Chi phí sản xuất bỏ vào ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thì phân phối đồng đều cho sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang
2 Đối với chi phí bỏ ra dần trong quá trình sản xuất chế biến (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng
Công thức trên được áp dụng để tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh bỏ dần trong kỳ
- Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất tương đối lớn và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán Đối với những sản phẩm có sản lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đều đặn, để đơn giản có thể xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả sản phẩm dở dang là 50% Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản lượng sản phẩm dở dang theo 50% chi phí, thực chất đây cũng là phương pháp đánh giá sản lượng sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
1.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Kế toán căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng để tính chi phí định mức của sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại theo từng loại sản phẩm Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình
1.2.3.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã xác định
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thường hay sử dụng một trong các phương pháp sau:
❖ Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính như sau:
Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
❖ Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này thích hợp áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau Nửa thành phẩm giai đoạn trước đó là đối tượng chế biến, ở giai đoạn sau cho đến bước cuối cùng tạo thành thành phẩm Phương pháp này có hai cách như sau: a Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Theo phương pháp này kế toán phải tính được giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự và liên tục, do đó phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính
Tổng giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn này theo công thức:
Tổng công thành sản phẩm = Chi phí cho
SPDD đầu kỳ + CPSX tập hợp trong kỳ - Chi phí cho
SPDD cuối kỳ Ở giai đoạn 2, kế toán tính theo công thức:
Tổng giá thành giai đoạn
Chi phí SPDD đầu kỳ của giai đoạn 2
CPSX phát sinh trong kỳ của giai đoạn 2
Chi phí SPDD cuối kỳ của giai đoạn 2
Tiến hành tuần tự như trên đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm theo phương pháp này b Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Trong trường hợp này, kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Trình tự tính theo các bước sau:
- Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn để tính toán phần chi phí sản xuất của giai đoạn có trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục
- Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí đã tính được để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song chi phí
Công thức tính như sau:
Tổng giá thành thành phẩm = Tổng CPSX của từng giai đoạn (Phân xưởng, tổ) nằm trong thành phẩm
❖ Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phảm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo,…Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại, do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất la nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm
Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
Giá thành kế hoạch (Hoặc giá thành định mức) cuẩ từng loại sản phẩm
X Tỷ lệ tính giá thành
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (Hoặc giá thành định mức
❖ Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ (Các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền)
Tổng giá thành sản phẩm chính
Sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất
❖ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hang đã hoàn thành Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo
❖ Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, với cùng một loại nguyên vật liệu mà thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau thì áp dụng phương pháp này
Trước hết căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ
Tổng số lượng quy đổi = (Sản lượng thực tế sản phẩm i x hệ số quy đổi sản phẩm i)
Hệ số phân bổ sản phẩm i =
Số lượng quy đổi sản phẩm i
Tổng số lượng quy đổi
Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm (Theo từng khoản mục):
Tổng giá thành sản phẩm i
Sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ X
Hệ số phân bổ sản phẩm i
❖ Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành, vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm, xác định được chênh lệch so với định mức của sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm =
Giá thành định mức x Chênh lệch do thay đổi định mức X Chệch lệch do thoát ly định mức
Tóm lại , có rất nhiều cách tính giá thành sản phẩm Vì vậy tùy thuộc vào từng điều kiện của doanh nghiệp mà có sự vận dụng phương pháp nào cho thích hợp
1.2.3.2 Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
Trên cơ sở phương pháp tính giá thành nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp như : Đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
❖ Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng
+ Đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc
+ Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp
Phương pháp tính giá thành
Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như : phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí , phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp
Hình thức ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật ký chung
1.3.1.1 Nguyên tắc, đặc chưng cơ bản cuả hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
• Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
1.3.1.2.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ hát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy sổ liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bnagr cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
❖ Sơ đồ 10: Trình tự sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
1.3.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
• Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
• Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
• Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
• Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
❖ Sơ đồ số 11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
1.3.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
• Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
“Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
Nhật ký Tài khoản Tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
❖ Sơ đồ số 12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
1.3.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT)
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
1.3.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
❖ Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra
Hình thức kế toán trên máy vi tính
1.3.5.1 Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắccủa một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Sổ và thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
❖ Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
- Báo cáo kế toán quản trị.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri
2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri 2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thiết bị y tế Katri, tiền thân là trung tâm phục hình răng Vũ Anh Tuấn, được biết đến là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất răng giả được nhiều nha sĩ tin tưởng với mục đích góp phần hoàn thiện cuộc sống con người bằng tôn chỉ:
“Đem lại nụ cười và sứ khỏe cho con người”
Công ty cung cấp tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ về phục hình răng như: phục hình nhựa, phục hình kim loại, phục hình kim loại phủ sứ, phục hình toàn sứ (với công nghệ hàng đầu như Procera, Inceram, Cerec, Cercon), cầu răng, chụp răng, phục hình trên Implant… cũng như các loại vật liệu và trang thiết bị nha khoa
Năm 1998, với kinh nghiệm và truyền thống của gia đình trong lĩnh vực răng giả, ông Vũ Anh Tuấn đã sáng lập ra trung tâm phục hình răng Vũ Anh Tuấn với diện tích ban đầu là 50m² và 8 kỹ thuật viên có tâm huyết với nghề
Năm 2004, trung tâm xây dựng nhà xưởng mới với diện tích 500m2, đủ chỗ cho
80 kỹ thuật viên làm việc Trung tâm phát triển thêm một chi nhánh tại thành phố Huế với 20 nhân viên kỹ thuật, phục vụ cho khu vực miền trung Năm 2005, trung tâm đã áp dụng công nghệ sản xuất Răng sứ không kim loại bằng hệ Thống In-ceram của VITA - CHLB Đức để sản xuất sản phẩm sườn Alumina và Zirconia phủ sứ Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lớn thứ hai của miền Bắc, trung tâm đã thiết lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hải Phòng
Năm 2007, trung tâm chuyển đổi thành công ty cổ phần thiết bị y tế Katri, mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng diện tích sử dụng lên 1.000m2 với 150 cán bộ nhân viên Đây cũng là năm công ty sử dụng hệ thống cercon để làm sườn Zirconia phủ sứ và ký độc quyền tại khu vực Đông Nam Á hệ thống PROCERA để làm sườn Alumina và Zirconia phủ sứ
Năm 2009, công ty thành lập trường dạy nghề Nha khoa Katri, đồng thời đạt mức 45% xuất khẩu các sản phẩm răng giả, sản phẩm công cụ nha khoa sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ
- Tên doanh nghiêp: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ KATRI
- Tên tiếng anh: KATRI MEDICIAL OF MECHANIAL JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: KATRI.,JSC
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng ( hai tỷ đồng chẵn), mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
- Địa chỉ: Số 46, ngách 10, ngõ 121 phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa,
- Cơ sở 2: Số nhà 11B, ngách 1/48, ngõ 1, phố Phạm Tuấn Tài, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giâý, Hà Nội
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
Công ty cung cấp tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ về phục hình răng như: phục hình nhựa, phục hình kim loại, phục hình kim loại phủ sứ, phục hình toàn sứ (với công nghệ hàng đầu như Procera, Inceram, Cerec, Cercon), cầu răng, chụp răng, phục hình trên Implant cũng như vật liệu và các trang thiết bị nha khoa khác
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Là một công ty cổ phần, công ty cổ phần thiết bị y tế Katri tổ chức bộ máy quản lý theo Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Ban ISO: Là cơ quan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có.Ban ISO có nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn đánh giá và kiểm định chất lượng sản phẩm của công ty Để từ đó, đề xuất và thực hiện dự án đảm bảo chất lượng
Tổng giám đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
❖ Phòng hành chính nhân sự:
- Xây dựng, bổ sung điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
-Lập phương án tuyển dụng lao động, đào tạo hướng dẫn về an toàn lao động cho lao động mới tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất nâng lương theo đúng quy định của nhà nước và công ty
- Quản lý hành chính về hồ sơ, con dấu
- Chủ trì lập hồ sơ mua sắm thiết bị văn phòng trình Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt
- Xây dựng định hướng phát triển công ty, báo cáo Giám đốc phê duyệt Chủ trì công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
- Lập dự toán và kế hoạch sản xuất chi tiết
-Thu thập các thông tin về những công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đề xuất ứng dụng và đầu tư mới, đề xuất dây chuyền công nghệ phù hợp với công tác sản xuất kinh doanh của công ty
- Chăm sóc khách hàng, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng
❖ Phòng tài chính kế toán:
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh được duyệt, chủ trì công tác xây dựng kế hoạch tài chính tháng, quý, năm của công ty
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả, đảm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
- Xây dựng kế hoạch và lập biện pháp thực thi công tác trả nợ, thu nợ, vay Ngân hàng trung và dài hạn
- Có chức năng hạch toán kế toán, tập hợp số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tập hợp đối tượng chi phí theo từng công trình hay hạng mục công trình, các thông tin tài chính liên quan đến mọi hoạt động của Công ty nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý
❖ Sơ đồ 15: Tổ chức bộ máy quản lý
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri
2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại công ty cổ phần thiết bị y tế Katri
2.2.1.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri
Chi phí sản xuất: là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất của công ty Chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất khác nhau Khi phát sinh chi phí trước hết được biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi xác định giá thành sản phẩm Các yếu tố chi phí bao gồm:
+ Chi phí NVL: Là chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, bao bì …sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
+ Chi phí nhân công: Là chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất sản phẩm
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí mua ngoài phục vụ cho sản xuất như tiền điện, nước …
+ Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất ngoài các yếu tố trên
Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp theo yếu tố được phân theo các khoản mục, giá thành là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
+ Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm các NVL chính như sáp, sứ, thép không gỉ, thạch cao…,NVL phụ như phẩm màu, chất làm bóng…
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ…phải trả cho công nhân sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Ở Công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng sản phẩm, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp trên toàn bộ các phân xưởng sản xuất nên cuối tháng kế toán cần phải phân bổ cho từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành, công ty rất coi trọng trong công tác quản lý chi phí và đã xây dựng được mức tiêu hao vật tư cho từng đơn vị sản phẩm trên cơ sở đó xác định lượng vật liệu định mức để sản xuất ra từng loại sản phẩm
Về khoản mục chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, công ty đã xây dựng được đơn giá lương sản phẩm, các chi phí khác cũng được quản lý một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý.Việc này giúp cho công ty hạn chế được những chi phí không càn thiết trong sản xuát đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tính toán được kết quả tiết kiệm ở từng phân xưởng sản xuất và toàn công ty.Điều đó giúp cho công tác quản lý chi phí của công ty ngày càng có hiệu quả, góp phần hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cũng như lợi nhuận cho công ty
2.2.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Mỗi sản phẩm của công ty được sản xuất tại một phân xưởng riêng và các phân hợp theo từng phân xưởng, phương pháp hạch toán chi phí được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng phân xưởng, đồng thời các chi phí lại được hạch toán cụ thể chi tiết cho từng loại sản phẩm của phân xưởng đã sản xuất ra trong kỳ đó một cách tương ứng Việc xác định đối tương tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất
• Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng chi phí
• Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan
• Bước 3: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính ra tổng giá thành của từng loại sản phẩm
2.2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần thiết bị y tế Katri
Chi phí sản xuất trong công ty gồm nhiều loại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vô cùng đa dạng Do thời gian có hạn cộng thêm trình độ còn non kém, em chưa thể tìm hiểu được hết các mặt hàng của quý công ty Trong bài thu hoạch này, em xin được trình bày công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm răng thép sứ Đây là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của công ty Nó đem lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp vì chất lượng đảm bảo và giá không quá cao
2.2.2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
❖ Đối tượng hạch toán: NVL trực tiếp bao gồm: cầu thép, chụp thép, thạch cao, sáp, sứ, phẩm màu, chất tạo bóng
- Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư
- Sổ Chứng từ ghi sổ
❖ Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621
"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" TK621 phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tâp hợp ghi chép và hạch toán bên Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, đồng thời ghi có TK 152 – Nguyên vật liệu, chi tiết các tiểu khoản:
Có TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
Có TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí đã được tập hợp bào bên nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, người đề nghị viết phiếu yêu cầu xuất vật tư, sau khi đã có đầy đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan nhân viên kế toán viết phiếu xuất kho và được chuyển cho bộ phận kho xuất hàng
Ta có mẫu phiếu yêu cầu xuất vật tư và mẫu phiếu xuất của công ty như sau: Biểu 1
PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƯ
YC TTSD Bằng tên chữ
Thiếc khối 17.000 17.000 gam 152137 Sản xuất
Bột sứ 9.000 9.000 gam 152136 Sản xuất
Thạch cao 120.000 120.000 gam 152138 Sản xuất
Phẩm màu 5.000 5.000 gam 152210 Sản xuất
Ngày …6… tháng…10… năm 2011 ĐƠN VỊ LĨNH THỦ KHO NGƯỜI NHẬN
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Biểu 2 ĐV: CT CPTB YT
KATRI ĐC: Dịch Vọng – Cầu
QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tên người nhận hàng: Vũ Tuấn Anh
Lý do xuất kho: Phục vụ cho sản xuất răng thép sứ
Xuất tại kho (ngăn lô) Số 12 Địa điểm: Katri
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá (vnđ)
Bằng số : Một trăm mười bốn triệu không trăm bốn mươi bốn nghìn bốn trăm ba mươi sáu phẩy lăm đồng chẵn
Chứng từ gốc kèm theo: Phiếu yêu cầu xuất vật tư số C4V042
Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
❖ Mục đích của Phiếu xuất kho: Dùng để theo dõi số lượng vật tư xuất kho
❖ Căn cứ và phương pháp lập: ( Ví dụ minh họa luôn cho phiếu xuất kho ngày 6/12/2011 cho xưởng sản xuất thép sứ )
- Cột A: Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Ví dụ: Thépkhối không gỉ )
- Cột B: Mã số ( Ví dụ:152131)
- Cột C: Đơn vị tính.( Ví dụ: gam)
- Cột 1,2: Số lượng yêu cầu và số thực xuất ( Ví dụ: Số lượng thực xuất của thép khối không gỉ là 25.000 gam)
- Cột D: Đơn giá tính cho 1 gam ( Ví dụ: thép khối không gỉ có đơn giá là 684,42đ/g)
- Cột E: Thành tiền = 2 * D ( Ví dụ: 25.000g thép khối không gỉ có tổng tiền là 17.110.500đ )
Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư, phiếu xuất kho nhân viên kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy kế toán phân hệ sau:
Ta có mẫu sổ chi tiết của tài khoản 621, sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản
621, sổ chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái tài khoản 621 của Công ty như sau:
HÀNG TỒN KHO CẬP NHẬT SỐ LIỆU PHIẾU XUẤT KHO
Biểu 3: Đơn vị: Công ty CPTBYT Katri Địa chỉ: Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội
Mẫu số S38-DN Ban hành theo QĐ số:
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tên tài khoản: 621 – Chi phí NVL trực tiếp
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1521 17.110.500
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1521 29.419.520
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1521 7.476.300
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1521 29.055.600
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1521 21.942.150
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1522 6.002.850
6/10 04V042 Xuất VLC sản xuất răng thép sứ 1522 3.037.516,5
31/12 KC04 Kết chuyển chi phí NVL sản xuất răng thép sứ
KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁMĐỐC
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
• Mục đích của sổ chi tiết các tài khoản : Dùng để theo dõi chi tiết tình hình xuất kho các chi phí trực tiếp dùng cho sản xuất đồng thời làm căn cứ để đưa lên Sổ Cái các tài khoản liên quan
• Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Sổ chi tiết các tài khoản được mở cho các tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn ).( Ví dụ minh họa luôn cho sổ chi tiết
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.( Ví dụ: Ngày ghi sổ là ngày 6/10)
Cột B : Ghi số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ ( Ví dụ: Số hiệu chứng từ là 04V042)
Cột C: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.(Ví dụ: Xuất NVL sản xuất răng thép sứ )
Cột D : Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.(Ví dụ:1521)
Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.( Ví dụ: Số tiền phát sinh bên
Nợ TK 621 khi xuất NVL cho sản xuất răng thép sứ ngày 6/10 là 17.110.500)
Biểu 4: Đơn vị: Công ty CPTBYT Katri Địa chỉ: Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội
Mẫu số S36-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: 621 Tên sản phẩm, dịch vụ: Nguyên vật liệu
Chứng từ Diễn giải TK đối ứng
Số phát sinh trong kì Xuất NVL sản xuất răng thép sứ
Xuất NVL sản xuất răng thép sứ Xuất NVL sản xuất răng thép sứ Xuất NVL sản xuất răng thép sứ Xuất NVL sản xuất răng thép sứ Xuất NVL sản xuất răng thép sứ
Xuất NVL sản xuất răng thép sứ
Cộng số phát sinh trong kỳ Ghi Có TK 621
- Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang 01 đến trang
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng
• Mục đích của Sổ chi phí sản xuất kinh doanh: Sổ này mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí)
• Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 4)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TB YT
Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thiết bị y tế Katri
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Công ty cổ phần TB YT Katri nói riêng Để tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, để cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng công trình sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất Muốn đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm biện pháp giảm chi phí không cần thiết tránh lãng phí Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần thiết bị y tế Katri
- Công ty đã xây dựng một hệ thống hạch toán kế toán chi phí, giá thành thống nhất, đồng bộ Sự thống nhất và đồng bộ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm tra và kiểm soát cũng như tổng hợp số liệu toàn Công ty để lập các Báo cáo
- Về hệ thống chứng từ: hệ thống chứng từ mà Công ty sử dụng nói chung đều tuân theo đúng quy định của chế độ kế toán Trong từng phần hành kế toán cụ thể, kế toán đều thu thập đầy đủ tất cả các loại chứng từ cần thiết làm căn cứ định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp Các chứng từ sau khi dùng ghi sổ đều được lưu trữ cẩn thận để khi cần thiết có thể đối chiếu và kiểm tra Các chứng từ ở Công ty cũng thường phát sinh ở các đội sản xuất nên Công ty luôn có sự giám sát và kiểm tra, đảm bảo tính chính xác của chứng từ
- Về hệ thống tài khoản: được vận dụng một cách khoa học, thể hiện ở việc chi tiết các tài khoản đến tài khoản cấp 2, cấp 3 theo từng phân xưởng
- Hệ thống sổ sách được lập theo hình thức Chứng từ ghi sổ, phù hớp với trình độ kế toán của các nhân viên Các sổ chi tiết đối với các tài khoản được lập và cập nhật rất cẩn thận nên rất thuận lợi cho việc đối chiều và kiểm tra vào cuối kỳ kế toán
- Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán đã giúp cho nhân viên kế toán trong phòng kế toán cũng như nhân viên kế toán dưới các đội đỡ vất vả hơn rất nhiều, việc lưu chuyển, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán được thực hiện một cách dễ dàng
- Việc mở chi tiết cho các tài khoản chi phí sản xuất đã giúp cho kế toán ghi chép dễ dàng hơn và biết chính xác chi phí của từng phân xưởng vào bất kỳ thời điểm nào
- Đội ngũ nhân viên kế toán là những người có trình độ, năng lực và không khí làm việc vui vẻ, cởi mở đã giúp cho công việc thuận lợi hơn
❖ Hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Xuất phát từ mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện của công tác kế toán, đặc biệt đối với bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân mình
➢ Thứ nhất: Việc lưu chuyển chứng từ từ các phòng về phòng kế toán được thực hiện vào cuối tháng Như vậy sẽ làm cho công việc của kế toán bị dồn vào một lúc
➢ Thứ hai: Hiện nay Công ty chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, điều đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định giữa các kỳ
➢ Thứ ba: Công ty chưa tiến hành hạch toán các sản phẩm sai hỏng Vì thế nếu xảy ra thiệt hại, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chi phí do thiệt hại đem lại và việc quy kết trách nhiệm cho từng đối tượng cụ thể
➢ Thứ tư: Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Công ty chưa mở chi tiết 4 tài khoản cấp 2 của tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên việc tập hợp chi phí được tập hợp vào tài khoản cấp 1 điều này sẽ khó khăn cho kế toán và nhà quản trị biết được chi phí và tính giá thành của từng loại sản phẩm của công ty
➢ Thứ năm: Về trang bị nâng cấp phần mềm kế toán: Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán E-ANA 5.0 phiên bản năm 2008 Về cơ bản phiên bản này đã đáp ứng được yêu cầu về các phân hệ kế toán Tuy nhiên, một số phân hệ như tính toán và phân bổ tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán vẫn phải làm thủ công bằng excel nên sẽ mất thời gian Hơn nữa, phần mềm E-ANA 5.0 chỉ chạy được trên mạng lan nên khi chứng từ các dự án chuyển về, kế toán văn phòng lại phải nhập lại số liệu nên có thể chậm tiến độ lập báo cáo định kỳ.
Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần thiết bị y tế Katri
ty cổ phần thiết bị y tế Katri
❖ Thứ nhất: Về quá trình lưu chuyển chứng từ
Qúa trình lưu chuyển chứng từ từ các nhân viên kế toán dự án và từ các nhân viên trong phòng kế toán của bất kỳ một công ty nào đều được chú ý đặc biệt, nhằm tránh những sai sót, gian lận không đáng có và cũng để tránh gây khó khăn cho tất cả các nhân viên Để làm được điều này, đòi hỏi công tác kế toán và công tác lưu chuyển chứng từ phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa
Việc quy định chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế toán vào cuối mỗi tháng lại gây khó khăn cho nhân viên trong Phòng kế toán do công việc bị tập trung, dồn ứ vào cùng một lúc Như vậy sẽ gây áp lực đối với nhân viên kế toán vì phải cố gắng để hoàn thành trong một thời gian ngắn, rất dễ xảy ra những sai sót không đáng có
Vì vậy theo em để tránh vất vả cho nhân viên trong Phòng kế toán không nên để cuối tháng mới chuyển chứng từ một lần mà sau khoảng 10-15 ngày thì chuyển một lần, vừa cập nhật được số liệu kịp thời vừa tránh sai sót mà cũng giảm bớt công việc của nhân viên kế toán vào cuối mỗi tháng
❖ Thứ hai: Về việc trích trước chi phí nghỉ phép cho công nhân TTSX
Hiện nay công ty vẫn chưa tính trích trước khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân Đó là điều chưa hợp lý, theo em kế toán tập hợp chi phí của Công ty nên trích trước khoản tiền lương này và đều đặn đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế sẽ không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh, để giá thành sản phẩm các thời điểm phù hợp, đúng đắn Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán chi phí căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm của công nhân trực tiếp để tính số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch năm, theo các tháng
Ví dụ về hạch toán như sau:
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Số tiền trích trước nghỉ phép của CNV
- Khi tiền lương thực tế phải trả cho CNV, kế toán ghi:
Số tiền thực tế phải trả cho CNV
❖ Thứ ba: Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
Hiện nay công ty chưa hạch toán khoản này vào chi phí trong kỳ Điều đó là không nên vì trong hoạt động sản xuất chắc chắn có sản phẩm hỏng và việc hạch toán này giúp theo dõi chặt chẽ hơn nữa các chi phí sản xuất của Công ty Nó giúp Công ty biết cách hạch toán khi có sản phẩm hỏng và quy kết trách nhiệm cho đúng đối tượng
❖ Thứ tư: Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty nên mở thêm 4 tài khoản cấp 2 của tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí và tính giá thành của từng loại sản phẩm của công ty giúp cho nhà quản trị có thể biết được chi phí phát sinh của từng loại sản phẩm từ đó có quyết định đứng đắn trong sản xuất kinh doanh Cụ thể kế toán mở thêm 4 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 1544- Chi phí bảo hành xây lắp;
❖ Thứ năm: Về trang bị nâng cấp phần mềm kế toán:
Công ty nên đầu tư, nâng cấp phần mềm kế toán E-ANA phiên bản 5.1 để bổ sung các phân hệ kế toán mà phiên bản E-ANA 5.0 chưa thực hiện được
Mặt khác, Công ty đầu tư cài đặt thêm bản phần mềm tổng hợp để có thể đẩy dữ liệu từ phần mềm kế toán của các dự án về phần mềm kế toán văn phòng qua đường truyền internet khi đó số liệu phát sinh hàng ngày của các dự án sẽ được cập nhật kịp thời, kế toán văn phòng và ban giám đốc kiểm soát được các chi phí phát sinh của dự án, giảm áp lực công việc nhập số liệu dồn vào cuối tháng, sẽ có nhiều thời gian kiểm tra, kiểm soát chi phí các phân xưởng được chặt chẽ hơn.