Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1, được tiếp cận với thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong Phòng Kế toán và sự hướng dẫn tận tình của Ths.Dương Mi
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Đặc điểm của hoạt động xây lắp, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Đặc điểm ho ạt động xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, với chức năng tạo ra và trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Cũng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng cơ bản không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, làm tăng thu nhập quốc dân, thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, …
Sản phẩm của hoạt động xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài làm cho việc tổ chức quản lý và hạch toán không giống như đối với các ngành sản xuất khác Sản phẩm xây lắp phải được lập dự toán và quá trình quản lý phải lấy dự toán làm thước đo so sánh với thực tế Mặt khác, giá bán của sản phẩm xây lắp được xác định trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao khoán, địa điểm sản xuất cũng là địa điểm tiêu thụ sản phẩm
Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau: Thi công cơ giới, thủ công, kết hợp giữa thủ công và cơ giới
Sản phẩm xây lắp được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên như: mưa, bão, … ảnh hưởng đến tổ chức quản lý tài sản, máy móc, thiết bị dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công Đối tượng hạch toán có thế là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình, từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp
Các dự toán được lập theo từng khoản mục chi phí để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu Khoản mục chi phí bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP SDMTC,
1.1.2 Nhi ệm vụ của kế toán tập hợp chi phí s ản xuất v à tính giá thành s ản phẩm xây l ắp
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp Thông qua hai chỉ tiêu này, những nhà quản lý biết được giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, … nhằm điều hành quản lý hoạt động kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế, kiểm tra và bảo vệ việc sử dụng tài sản để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những nhiệm vụ sau đây:
Xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh
Ghi chép tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chính xác cho từng đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó kiểm tra tình hình thực hiện dự toán và kế hoạch đồng thời kiểm tra tính hợp lệ của chi phí phát sinh để xác định chính xác chi phí sản phẩm xây lắp
Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và sử dụng phương pháp tính giá thành hợp lý.
Bản chất, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1.1 Bản chất của chi phí sản xuất Để tiến hành hoạt động sản xuất, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có đủ
3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí tương ứng Các khoản chi phí này phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất, nó luôn vận động và thay đổi trong quá trình tái sản xuất
Từ đó chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định
Quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào, sản xuất tạo thành các công trình lao vụ nhất định
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất xây lắp một cách khoa học và thống nhất không những mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp mà còn là tiền đề rất quan trọng trong việc kế hoạch hóa, kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa công cụ kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp Tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí mà chi phí xây lắp được phân loại theo các cách sau:
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia ra thành các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí sản xuất có cùng nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở khu vực nào, ở đâu và có tác dụng gì Chi phi sản xuất được phân loại theo cách này gồm 5 yếu tố:
Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên trong doanh nghiệp và các khoản trích trên lương theo quy định
Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của các tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như: tiền điện, tiền nước, …
Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố nói trên
Việc phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí đồng thời làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế
Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có công dụng kinh tế được xếp vào chi phí mà không xét đến khoản chi phí đó có nội dung kinh tế nào Theo đó, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp
Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp
Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công để hoàn thành công trình xây lắp Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khác
Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí phát sinh ở tổ, đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như: chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất (gồm: lương chính, lương phụ, và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy và của nhân viên quản lý đội), chi phí vật liệu (gồm: giá trị vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ dụng cụ khác…ở đội xây lắp), chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất
Cách phân loại này giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm giá thành , tăng lợi nhuận
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Thuộc về loại chi phí này có chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương trả cho nhân viên quản lý, chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm việc, …
Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô sản xuất Thuộc về loại chi phí này gồm: các chi phí về vật tư, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí dịch vụ như tiền điện, tiền nước, điện thoại, …
Khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm, hàng hóa sẽ giảm Đối với chi phí biến đổi, việc tăng, giảm hay không đổi khi tính chi phí này cho một đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tương quan biến đổi giữa quy mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC 1
Khái quát chung về Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1
2.1.1 L ịch sử h ình thành và phát tri ể n c ủa công ty
Tên đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1
Tên tiếng Anh: ELECTRICITY CONSTRUCTION AND INSTALLATION JOINT
Tên viết tắt: ECI No.1,SJC
Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ (Tám tỷ đồng Việt Nam) Đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn Sự - Giám đốc
Trước đây, công ty có tên là Xí nghiệp xây lắp điện được thành lập vào ngày
30/06/1993 theo quyết định số 152Nl/TCCB-LĐ của Bộ năng lượng dựa trên sự sát nhập của 2 xí nghiệp trực thuộc Sở điện lực Hà Nội là :
+ Xí nghiệp xây lắp điện
+ Xí nghiệp lắp đặt hạ thế Đến ngày 03/04/1994 được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động
Năm 2006, Xí nghiệp xây lắp điện được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty Điện lực 1 – Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thành công ty cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 và hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010310480 ngày
30/12/2005, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 số 01022205091 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08/11/2012
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 đã không ngừng vươn lên lớn mạnh về cả quy mô lẫn cơ cấu chất lượng sản phẩm và đứng vững trên thị trường Cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng đất nước và góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình điện dân dụng và công nghiệp Địa chỉ: Số 3 đường An Dương, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: (04) 32139241 Fax: (04) 38239720
Ngành nghề kinh doanh: Theo chứng chỉ hành nghề số 53 BXD/CSXD ngày 14/04/1999 của Bộ xây dựng và Quyết định số 2163 EVN/ĐL.3 ngày 3/5/1999 của Công ty điện lực 1, ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 là:
+ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
+ Xây dựng các công trình viễn thông, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi
+ Thiết kế đường dây, trạm biến áp đến 35KV
+ Giám sát và tư vấn đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản
2.1 2 Đặc điểm hoạt động quản lý của công ty
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Cải tạo và hoàn thiện lưới điện
- San lấp mặt bằng và tạo bãi
- Xây lắp các kết cấu công trình và thi công tạo móng công trình
- Gia công lắp đặt các kết cấu hạ tầng xây dựng, trạm biến áp đến 35KV
- Xây dựng đường dây trạm điện đến 110KV
- Xây dựng các hạng mục có đường dây điện áp đến 220KV
- Sửa chữa, cải tạo , tu bổ, phục hồi, di dời, phá dỡ các công trình
- Bảo hành, bảo trì các hạng mục công trình
- Giám sát thi công xây dựng
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện công nghiệp, dân dụng
- Kinh doanh bất động sản
2 1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 12: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định cao nhất trong Công ty
- Hội đồng quản trị: là các thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh, phương án đầu tư, quy chế nội bộ của Công ty
- Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty điện lực 1
- Ban kiểm soát: giám sát Giám đốc và các Phó giám đốc
Phòng kế hoạch – sản xuất: có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất tài chính, thực hiện kí các hợp đồng kinh tế và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng đó ĐẠI HỘI ĐỒNG
Phòng kỹ thuật – an toàn
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng tài chính – kế toán
TT tư vấn thiết kế giám sát và XD Đội xây lắp 1,2,3,6,7
TT dịch vụ và khai thác công
Phòng kế hoạch – sản xuất
Phòng tổ chức – hành chính: quản lý toàn bộ tài sản của công ty, xây dựng kế hoạch mua sắm, bảo quản sử dụng tài sản, kiến trúc của công ty… Quản lý lao động tiền lương, hồ sơ người lao động; quản lý công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thi đua, khen thưởng của người lao động
Phòng tài chính – kế toán: có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính, chấp hành các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính của công ty, hạch toán các khoản chi phí giá thành; tình hình biến động vốn, tài sản của công ty; theo dõi các khoản thu chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản liên quan; định kỳ lập báo cáo tài chính gửi ban giám đốc; giúp ban giám đốc đề ra các biện pháp kinh tế hiệu quả
Phòng kỹ thuật – an toàn: giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý xây dựng, thi công các công trình Cộng tác ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý chất lượng công trình Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo hiểm lao động hàng năm
- Các xí nghiệp, đội xây lắp điện: Tổ chức thực hiện sản xuất thi công các công trình phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty
2.1 3 Đặc điểm kinh doanh v à t ổ chức sản xuất kinh doanh của c ông ty
2.1.3.1 Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống lưới điện trên toàn quốc Do đặc thù riêng của ngành nghề mà quy trình sản xuất kinh doanh diễn ra khá phức tạp vì thời gian thi công kéo dài và hoạt động thi công diễn ra ở nhiều nơi
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra theo sơ đồ dưới đây :
Sơ đồ 13 : Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để tham gia đấu thầu Đấu thầu
Lập kế hoạch thi công
BB bàn giao quyết toán công trình
Giai đoạn 2: Sau khi đấu thầu thành công, doanh nghiệp nhận được dự án Phòng kế hoạch kí hợp đồng và tổ chức giao nhận tuyến, giải quyết các thủ tục Pháp lý ban đầu
Giai đoạn 3: Phòng kế hoạch lập kế hoạch thi công: xây dựng tiến độ thi công, tiến độ cung cấp vật tư, mở sổ nhật ký công trình, chuẩn bị lực lượng lao động
Giai đoạn 4: Thực hiện tổ chức thi công đúng tiến độ, ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký công trình
Giai đoạn 5: Kết thúc dự án lập biên bản bàn giao quyết toán công trình, tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định, quyết toán công trình, và lập giải trình về toàn bộ khối lượng phát sinh và thu hồi, tiến hành thanh toán tiền lương
2.1.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hai năm vừa qua
Hai năm vừa qua, dù cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn công ty vẫn luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo đời sống cho người lao động Kết quả đó được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: VNĐ
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 85.343.423.666 63.927.407.681
2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Doanh thu hoạt động tài chính 624.373.511 30.600.047
6 Chi phí hoạt động tài chính 3.868.597.377 1.945.011.026
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.976.842.124 4.543.301.349
9 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2.244.825.499 124.924.627
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.244.825.499 359.834.303
12 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 2.087.886.097 279.245.074
Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012-2013
2.1 4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán Bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm một phòng kế toán trung tâm của doanh nghiệp và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc (các đội xây lắp và các xí nghiệp)
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC 1
Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực 1 là một trong những thành viên có nhiều đóng góp cho ngành điện lực của Việt Nam Được thành lập từ lâu, trải qua nhiều khó khăn của nền kinh tế, bằng bản lĩnh và sự nhạy bén của mình, công ty đã tìm cho mình một hướng đi riêng
Về bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất góp phần đắc lực cho công tác quản lí, giám sát tài chính của công ty
Về đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán
Công ty có đội ngũ kế toán viên giàu kinh nghiệm, có trình độ, nhiệt tình trong công việc và họ được bố trí phù hợp với khả năng của mình tạo điều kiện hoàn thành trách nhiệm được giao Nhờ vậy, mọi chi phí phát sinh được tính toán phục vụ cho công tác tính giá thành được kịp thời và cung cấp thông tin cho việc quản lí có hiệu quả
Về công tác hạch toán ban đầu
Công ty rất cẩn trọng trong quá trình hạch toán ban đầu, luôn kiểm tra chặt chẽ tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, đảm bảo số liệu kế toán có căn cứ pháp lí, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của Nhà nước
Về việc sử dụng chi phí
Về máy thi công thì công ty cho phép các đội chủ động thuê máy thi công trong trường hợp cần thiết thông qua các hợp đồng thuê máy Mọi chi phí thuê máy đều được chuyển về phòng tài chính kế toán để theo dõi và hạch toán
Công ty tổ chức rất hợp lý giữa việc sử dụng nguồn vật liệu nào để phù hợp cho từng công trình Việc mua các nguyên vật liệu được bán rộng rãi rồi chở thẳng đến chân công trình khi cần đã giảm được rất nhiều khâu và chi phí phát sinh khác chẳng hạn : Không phải nhập kho, xuất kho, giảm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…
Việc thanh toán tiền lương
Công ty áp dụng những hình thức trả lương phù hợp với từng người từng bộ phận, từng đối tượng lao động Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán Đây là một hình thức rất hợp lý và phù hợp với đặc thù riêng của công ty, tạo điều kiện thuận lợi Hình thức này góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn, điều đó có tác dộng tích cực tới việc giám sát chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Phương pháp giao khoán làm cho lợi ích vật chất của người lao động gắn liền với chất lượng và tiến độ thi công công trình, nó phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, nhưng công ty không phải là khoán gọn cho các đội mà là khoán cho các đội và có sự quản lí, giám sát của các phòng ban
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dược xác định phù hợp với đặc điểm xây lắp của công ty Nhìn chung công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được đáp ứng yêu cầu quản lý mà công ty đã đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán Với hình thức giao khoán cho các đội là hình thức phù hợp với đặc điểm, với tình hình sản xuất của công ty Từ đó tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến dộ hoàn thành sản phẩm công trình đảm bảo cho việc quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Về việc áp dụng phần mềm kế toán
Công ty đã thiết lập một chương trình quản lí vật tư riêng bên cạnh phần mềm kế toán áp dụng hai chương trình này bổ sung cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hoàn thiện hóa công tác quản lí vật tư Việc nhập xuất vật tư được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo các yêu cầu về vật tư và đúng thủ tục Đặc biệt công ty đã tổ chức mã hóa vật tư theo từng loại, từng nhóm đảm bảo cho sự quản lí chi tiết
Công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc hạch toán CPSX và tính GTSP vẫn còn một số tồn tại nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau
Về chế độ kế toán
Việc kết chuyển trực tiếp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh nhằm thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán đã vi phạm chế độ kế toán hiện hành
Về luân chuyển chứng từ
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây lắp do đặc trưng của ngành là địa bàn hoạt động rộng khắp trên cả nước, số lượng công trình thi công cùng thời điểm nhiều, cách xa nhau nên việc luân chuyển chứng từ từ các đội đến phòng kế toán công ty thường bị chẫm trễ Vì thế đã có tình trạng chi phí phát sinh tháng này nhưng tháng sau mới được hạch toán gây ra sự thiếu chính xác trong thông tin kế toán Kéo theo đó là chứng từ bị dồn về với khối lượng lớn vào thời điểm cuối kỳ, việc hạch toán không kịp thời có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Đồng thời cũng ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho quản lý khi ra quyết định kinh doanh
Về việc sử dụng tài khoản
Trong doanh nghiệp hiện nay hệ thống tài khoản được áp dụng tương đối rõ ràng và thuận lợi nhưng vẫn còn một số bất cập sau: Đối với một số công cụ dụng cụ xuất dùng cho thi công được sử dụng cho nhiều công trình, kế toán của công ty hạch toán thẳng vào TK 621 là chưa chính xác vì như vậy chi phí này không được phân bổ một cách hợp lý cho từng công trình Ảnh hưởng đến tính chính xác khi xác định giá thành một công trình
Những chi phí trong quá trình thi công như chi phí lập kế hoạch, chi phí thiết kế công trình, chi phí đánh giá chất lượng công trình,… có giá trị không nhỏ nhưng kế toán công ty lại phản ánh vào chi phí khác mà chưa có tài khoản cụ thể để theo dõi chi tiết
Khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán không kết chuyển chi phí sản xuất dở dang từ TK 154 vào TK 632 mà kết chuyển thẳng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Việc này giảm bớt được thao tác kế toán nhưng hoàn toàn sai chế độ và khó khăn trong việc theo dõi giá thành công trình hoàn thành
Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
Qua một thời gian thực tập tại công ty, đồng thời trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường Đại học Hòa Bình, dưới góc độ là một sinh viên em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp như sau:
Về chế độ kế toán
Kế toán xác định kết quả kinh doanh thì trước hết phải kết chuyển từ tài khoản 154 sang tài khoản 632 để xác định giá thành theo đúng chế độ kế toán hiện hành
Về luân chuyển chứng từ
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho công trình sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chứng từ không được ghi nhận kịp thời nhưng hiện nay việc luân chuyển chứng từ vẫn còn nhiều bất cập Do đó để khắc phục tình trạng này thì doanh nghiệp nên đẩy nhanh tốc độ luân chuyển chứng từ bằng cách đưa ra những quy định về thời gian giao nộp chứng từ có thể theo định kì 5 ngày, 1 tuần hoặc 10 ngày một lần sao cho hợp lí là được Đồng thời doanh nghiệp cần yêu cầu các đội thanh toán chứng từ từng lần tạm ứng Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ đội về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc luân chuyển chứng từ kịp thời và có những hình thức kiểm tra, khiển trách đối với trường hợp cố tình vi phạm
Về việc sử dụng tài khoản, chứng từ và hệ thống sổ kế toán
Tài khoản sử dụng: Xí nghiệp nên mở thêm các tài khoản chi tiết phản ánh những chi phí giám định, thiết kế, …nhằm thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý Bên cạnh đó, cần mở tài khoản 632 cũng như hệ thống sổ sách có liên quan để tiện cho việc theo dõi giá thành sản phẩm hoàn thành
Chứng từ sử dụng: để theo dõi chi tiết hơn vật liệu xuất thẳng đến chân công trình, kế toán của công ty nên lập thêm Phiếu xuất thẳng nguyên vật liệu (Mẫu 02 – VT của bộ Tài chính)
Hệ thống sổ kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên mở hệ thống các tài khoản có liên quan để thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu với sổ chi tiết để xác định độ chính xác của việc cập nhật số liệu và hạch toán hàng ngày Bên cạnh đó, là căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ
Về phương pháp hạch toán chi phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với công cụ, dụng cụ được sử dụng cho nhiều công trình thì kế toán nên tập hợp chi phí này vào TK 627 để cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình
Thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát để giảm thiểu hao hụt trong vận chuyển, thi công và bảo quản vật tư
Tận dụng triệt để những phế phẩm, bảo quản tốt vật tư, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên trong việc sử dụng vật tư
Chi phí nhân công trực tiếp:
Việc tăng năng suất lao động thực chất là tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp, giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành Từ đó tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất chung:
Kế toán cần tập hợp toàn bộ chi phí vận chuyển thực tế, cuối kỳ tiến hành tính ra chi phí thực tế của một lần vận chuyển
Việc kế toán xác định khấu hao TSCĐ bằng phương pháp khấu hao đều cũng chưa phản ánh chính xác được chi phí khấu hao thực tế phát sinh Doanh nghiệp có thể xem xét đến phương pháp tính khấu hao khác đảm bảo tính chính xác hơn
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí này khá lớn, chiếm khoảng 4 -5% tổng chi phí, làm cho giá thành công trình cao dẫn đến lợi nhuận cuối kỳ không cao Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại khoản chi phí này sao cho phù hợp
Về phương pháp hạch toán chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang
Cuối kỳ, kế toán công ty phải tổng hợp toàn bộ chi phí, đối chiếu số liệu với báo cáo do kế toán đội gửi lên Sau đó, kế toán công ty còn phải tập hợp chi phí quản lý để thực hiện phân bổ cho từng công trình làm khối lượng công việc nhiều và dồn dập vào những ngày cuối quý Để khắc phục tình trạng này thì phương thức giap khoán cho các đội để các đội tự tiến hành hạch toán sẽ rất thuận lợi và báo cáo kết quả trực tiếp lên công ty Như vậy thông tin vừa kịp thời, chính xác lại giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận kế toán công ty Để giảm tình trạng ứ đọng vốn do phương thức thanh toán sau khi công trình hoàn thành, công ty nên thanh toán nghiệm thu công trình tại những điểm dừng kỹ thuật nhất định nhất là đối với những công trình lớn Như vậy doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh hơn
Về công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Công ty cần trú trọng, quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác kế toán quản trị
Cử cán bộ đi học tập tại các doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm hay chi đào tạo cho cán bộ làm công tác kế toán quản trị.