Thực tế công tác đào tạo trình độ đại học hiện nay các trường đại học đang cạnh tranh gay gắt về thị trường, khách hàng thí sinh theo nhu cầu ngành nghề mà nhu cầu của thị trường lao độn
Trang 1DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 TS Trần Diễm Hằng Chủ nhiệm đề tài
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu là của riêng nhóm nghiên cứu, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có Số liệu và kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này là trung thực Nhóm nghiên cứu cũng xin cam đoan rằng các kết quả trích dẫn trong nghiên cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong tài liệu tham khảo
Hà Nội, tháng 07 năm 2021
Chủ đề tài
TS Trần Diễm Hằng
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 5
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6
3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 9
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu 9
4.2 Phạm vi nghiên cứu 9
5 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
5.1 Cách tiếp cận 9
5.2 Phương pháp nghiên cứu 10
6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING TRONG TUYỂN SINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 11
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TUYỂN SINH 11
1.1.1.Các Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo 11
1.1.2.Khái niệm về Marketing Mix cho tuyển sinh 11
1.1.3 Vai trò của marketing tuyển sinh trong trường đại học 16
1.1.4 Nội dung nghiên cứu hoạt động marketing tuyển sinh trong trường đại học 19
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing tuyển sinh trong trường đại học 23
1.2. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MARKETING TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH 25
1.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị trong nước 25
1.2.2 Kinh nghiệm marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Đại Nam 27
1.2.3 Kinh nghiệm marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Thằng Long 29
1.2.4 Bài học kinh nghiệm về hoạt động marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Hoà Bình 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING TRONG TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HOÀ BÌNH 34
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 34
2.1.1 Một số nét khái quát về trường Đại học Hoà Bình 34
2.1.2 Đặc điểm đội ngũ CBCNV của trường 35
2.1.3 Đặc điểm về công tác tuyển sinh của Trường 36
Năm 38
2.2 THỰC TRẠNG MARKETING TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH, ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH 38
2.2.1 Thực trạng công tác tuyển sinh ngành Du lịch 38
Trang 42.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác marketing tuyển sinh ngành Du lịch, trường Đại học
Hoà Bình 48
2.2 ĐÁNG GIÁ VỀ CÔNG TÁC MARKETING TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH 52
2.2.1 Những thành tích đạt được 52
2.2.2 Những tồn tại 54
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG MARKETING HIỆN ĐẠI TRONG TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 55
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ MARKETING TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG ĐAI HỌC HOÀ BÌNH 55
3.1.1 Định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước 55
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng của trường Đại học Hoà Bình 57
3.2 GIẢI PHÁP MARKETING HIỆN ĐẠI TRONG TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG ĐAI HỌC HOÀ BÌNH 58
3.2.1 Về chương trình đào tạo 59
3.2.2 Về chi phí đào tạo 59
3.2.3 Về xúc tiến, quảng bá 59
3.2.4 Về địa điểm đào tạo 61
3.2.5 Về con người 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
KẾT LUẬN 63
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại hội Đảng lần thứ XIII về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 –
2030 đã chỉ rõ “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm,
có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng
và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới” Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của quốc gia, dân tộc nên vấn đề đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực được các ngành, các địa phương luôn xác định là mối quan tâm hàng đầu, nhất là trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay
Thực tế công tác đào tạo trình độ đại học hiện nay các trường đại học đang cạnh tranh gay gắt về thị trường, khách hàng (thí sinh) theo nhu cầu ngành nghề mà nhu cầu của thị trường lao động chất lượng cao có sự thay đổi lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, trình độ nguồn lao động, để đạt được những kết quả tốt nhất đối với công tác tuyển sinh để có thể giúp nhà trường đứng vững trên thị trường khẳng định vị thế của mình
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của của khoa Du lịch, trường Đại học Hòa Bình trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, xã hội Tiếp theo là chú trọng phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Cụ thể như kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về: Kinh tế
du lịch; Quản trị kinh doanh lữ hành; Hưỡng dẫn viên du lịch; Quản trị kinh doanh lưu trú; các nghiệp vụ buồng, lễ tân, chế biến món ăn… người học còn được đào tạo tư duy chiến lược, tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp để thích nghi tốt với bối cảnh hội nhập kinh tế tại Việt Nam hiện nay
Một trong những vấn đề quan trọng của công tác đào tạo của Nhà trường là công tác tuyển sinh mà mục tiêu đặt ra cho công tác này là đảm bảo đầy đủ số và chất lượng người học theo đúng yêu cầu Để thực hiện được mục tiêu tuyển sinh của Nhà trường đề ra thì khâu quan trong nhất là marketing tuyển sinh đảm bảo thu hút số người học đủ lớn đáp ứng mục tiêu tuyển sinh của trường nói chung và đối với ngành
Trang 6Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của khoa Du lịch nói riêng Vì vậy đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch của trường, cũng như thu hút người học, nâng cao vị thế về công tác đào tạo cho trường đại học Hòa Bình là vấn đề quan trọng được đặt ra Tuy nhiên đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch của Nhà trường mới được triển khai được 3 năm so với các ngành đào tạo khác còn ít bề dày kinh nghiệm và marketing tuyển sinh còn có những hạn chế nhất định như: Hình ảnh của Nhà trường trong nhận biết của cộng đồng dân cư còn thiếu và sai lệch; Công tác xúc tiến, quảng bá chưa được trọng tâm, trọng điểm; Nhân lực cho tuyển sinh còn thiếu và yếu; Phương pháp tuyển sinh chưa được tối ưu, Chưa quan tâm đến kết nối doanh nghiệp tạo cị trí việc làm và thu hút nguồn kinh phí cho đào tạo cũng như thu nhập cho người học, chưa có một chiến lược marketing tuyển sinh đủ mạnh để thu hút người học… Chính vì lẽ đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Giải pháp marketing trong tuyển sinh cho ngành Du lịch tại trường đại học Hoà Bình” làm đề tài khoa học cấp trường, nhằm đóng góp những nghiên cứu của mình
góp phần thu hút người học, nâng cao vị thế về công tác đào tạo cho trường đại học Hoà Bình
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA
ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều các tác giả trong
và ngoài nước đã có các công trình nghiên cứu về marketing hiện đại trong giáo dục, các hoạt động marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh của các trường đại học ở khắp nơi trong nước và trên thế giới
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của Học viện Bưu chính viễn thông năm 2011 “đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tư vấn tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông”, chủ nhiệm đề tài
TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về kết quả của hoạt động tư vấn tuyển sinh của Học viện trong thời gian hai mùa tuyển sinh Đề tài đã khẳng định tư vấn tuyển sinh là một kênh truyền thông rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh phổ thông có thể lựa chọn được trường, ngành, chyên ngành theo
sở thích của chính bản thân mình, tránh các trường hợp lựa chọn trường sai phải chọn lại gây lãng phí nguồn lực cho xã hội
- Luận văn thạc sỹ của Trương Thanh Bình “Hoàn thiện hoạt động truyền thông
Trang 7marketing cho công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” bảo
vệ năm 2013 ở để tài này tác giả đã nghiên cứu về toàn bộ công cụ truyền thông marketing mà Học viện đã sử dụng cho việc tuyển sinh hệ đào tạo đại học chính quy, đưa ra giải pháp sử dụng mạng xã hội facebook là công cụ truyền thông có nhiều lợi ích nhất
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thương “Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học Hải Dương” bảo vệ năm 2015 Luận văn
đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động truyền thông và hoạt động truyền thông marketing trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Phân tích và đánh giá thực trạng, kết quả của hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hải Dương Đề xuất các biện pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh cuả trường Đại học Hải Dương
- Bài viết của Nguyễn Thu Trang “ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ Giáo dục đại học của trường Đại học Lâm nghiệp” Đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6/ 2018 Bài báo đã đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng marketing dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Lâm nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhà trường đã vận dụng tất cả các công cụ marketing dịch
vụ trong hoạt động marketing dịch vụ giáo dục đại học như: sản phẩm, giá cả, địa điểm/phân phối, xúc tiến quảng bá, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, quá trình cung ứng để tăng cường tuyển sinh và nâng cao thương hiệu của Nhà trường trong bối cảnh
tự chủ tuyển sinh, tự chủ hoạt động và nâng cao toàn diện chất lượng, thương hiệu của Nhà trường; đồng thời nghiên cứu chỉ ra ưu điểm và hạn chế trong hoạt động marketing dịch vụ giáo dục đại học Trên cơ sở đó, đề ra 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing dịch vụ giáo dục đại học tại Trường Đại học Lâm nghiệp
- Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thư (2019) “Tăng cường hoạt động Marketing tuyển sinh tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” của trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên Luận văn đã dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động Marketing tuyển sinh, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên trong thời gian vừa qua Luận văn
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt độngMarketing tuyển sinh tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Trang 8- Bài viết "Educational Marketing and the Public Schools: Polices, Practices and Problems” - (Marketing giáo dục và các trường công lập: Chính sách, thực tiễn và những vấn đề cần giải quyết), của giáo sư E Mark Hanson, Đại học California, USA, tháng 7 năm 1991- đây là một nghiên cứu về marketing giáo dục Mỹ Trong nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh rằng các trường công lập và tư thục nên chú trọng đầu tư,
sử dụng các kỹ thuật marketing chuyên nghiệp vào các hoạt động giáo dục của mình Bởi vì cả hai nhóm trường này cùng phải giải quyết những vấn đề tương tự như nhau, bao gồm tạo dựng thương hiệu, huy động các nguồn lực, tuyển dụng nhân sự, phát triển chương trình, thoả mãn khách hàng,
Mục tiêu của bài viết là phân tích khái niệm marketing trong giáo dục và minh hoạ sự vận dụng nó trong hệ thống các trường công lập Tác giả đề cập đến vấn đề
và cách giải quyết các vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu, cách kênh thông tin là cách thức mà các trường đại học giao tiếp với công chúng và ngược lại
- Bài viết “Developing Advertising and Promotion Strategies for Higher Education” của tác giả Karen A Berger và Harlan P Wallingford tháng 10, năm 2008 Bài viết này nghiên cứu cách tiếp cận để quảng cáo và chiến lược xúc tiến trở thành các công cụ truyền thông hiệu quả trong việc xác định các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng và gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về các các sản phẩm hoặc dịch vụ giáo dục đại học
- Bài viết “The Use Social Media Higher Education for Marketing and Communications: A Guide for Professionals in Higher Education” của tác giả RachelReuben năm 2008, tác giả đã tiến hành khảo sát 148 trường đại học và cao đẳng của 4 nước khác nhau là Mỹ, Úc, Canada và New Zilân đưa ra kết luận là các phương tiện truyền thông marketing xã hội như (facebook Page, Myspace, Flickr, You tube, del.icio, us) sẽ ngày càng được sử dụng thay thế cho trang website của các trường trong hoạt động truyền thông tuyển sinh
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đưa ra được các cơ sở lý luận và thực tiễn về marketing tuyển sinh cho các tổ chức, trương học Các công trình cũng đã đề xuất một số giải pháp cho marketing tuyển sinh đóng góp cho công tác này của các tổ chức, trường học một cách cụ thể Xong, không có công trình nghiên cứu về giải pháp markting tuyển sinh cho ngành du lịch nói chung và đổi với công tác marketing tuyển sinh đối với ngành Du lịch Đại học Hoà Bình Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp
Trang 9marketing trong tuyển sinh cho ngành Du lịch tại trường đại học Hoà Bình đáp ứng nhu cầu về cả lý luận và thực tiễn
3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
3.1 Mục tiêu chung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về marketing trong tuyển sinh đại học
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường áp dụng marketing trong tuyển sinh để thu hút người học cho ngành Du lịch của Nhà trường, góp phần nâng cao vị thế của trường đại học Hoà Bình trong hệ thống các trường đại học trên cả nước
- Đề xuất giải pháp áp dụng marketing hiện đại cho hoạt động tuyển sinh ngành
Du lịch của Đại học Hoà Bình cho những năm tới
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu, nội dung, phương pháp, công tác marketing tuyển sinh ngành Du lịch của trường đại học Hoà Bình, theo định hướng trường đại học ứng dụng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác marketing tuyển sinh tại một số trường đại hoc trong nước
và công tác marketing tuyển sinh của trường đại học Hoà Bình giai đoạn 2018-2020,
Đề xuất đối với công tác marketing tuyển sinh ngành Du lịch của trường Đại học Hoà Bình trong giai đoạn đến năm 2025
5 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cách tiếp cận
Phương pháp thu thập số liệu
Được sử dụng để thu thập các tài liệu đã được thống kê và công bố công khai tại các trường đại học, các tạp chí khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác marketing tuyển sinh Ngoài ra, đề tài cũng thu thập các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan phục vụ cho tổng quan tài liệu của đề tài Đồng thời tổng hợp ý kiến đánh giá từ 100 phiếu điều tra sinh viên để làm luận cứ cho giải pháp marketing ngành
Trang 10Du lịch cho phù hợp
Phương pháp xử lý số liệu
Trong đề tài này số liệu được xử lý thông qua excel, phần mềm Word
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm mô tả về các hoạt động liên quan đến công
tác marketing tuyển sinh theo các nội dung đã được xác định qua việc tập hợp, phân loại các tài liệu thứ cấp và sơ cấp Trong phân tích, cần đánh giá được mức độ của hiện tượng và tiếp sau đó phát hiện được nguyên nhân của tình hình và các vấn đề phát sinh cần giải quyết
Phương pháp so sánh: Chủ yếu dùng để so sánh số liệu thực tế đạt được so với
kế hoạch đặt ra Kết quả đánh giá, so sánh được biểu hiện qua các bảng số liệu, phân tích cụ thể
Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng để phân tích đề tài nhằm phân tích từng
nội dung qua nhận xét đánh giá đối với từng loại đối tượng điều tra liên quan đến công tác marketing tuyển sinh Từ đó đưa ra kết luận tổng hợp
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tập hợp ý kiến chuyên gia là các nhà quản
lý đào tạo, các nhà khoa học chuyên ngành để đưa ra những nhận định cho công tác marketing tuyển sinh trong tương lại đối với ngành Du lịch của trường đại học Hoà Bình
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING TRONG
TUYỂN SINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TUYỂN SINH
1.1.1 Các Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đối với công tác tuyển sinh năm 2018 có sự thay đổi, cải tiến về phương pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cả nước Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và triển khai các thông tư và công văn chỉ đạo nhằm thay đổi cơ bản đối với công tác tuyển sinh bao gồm:
Thông tư số 05/2017/TT-B GDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy
Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 - Sửa đổi, bổ sung tên và một
số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công văn số 899/BGDĐT-GDĐH ngày 9/3/2018 về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018
Công văn số 898 /BGDĐT-GDĐH ngày 9/3/2018 về việc rà soát cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy; CĐSP, TCSP hệ chính quy năm 2018
Công văn số 897 /BGDĐT-GDĐH ngày 9/3/2018 về việc báo cáo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh TS, ThS, ĐH, CĐSP, TCSP năm 2018
Thông tư 176
Như vậy đối với công tác marketing tuyển sinh của các trường đại học nói chung và trường Đại học Hoà Bình nói riêng cũng phải nhìn nhận và xây dựng một phương pháp tuyển sinh mới cho phù hợp với sự thay đổi trên thực tế
1.1.2 Khái niệm về Marketing Mix cho tuyển sinh
Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt
Trang 12được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn Các công cụ marketing được pha trộn
và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường Có thể nói marketing mix là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức
Marketing cho các ngành dịch vụ được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của marketing hàng hóa Tuy nhiên hệ thống marketing-mix cho hàng hóa tỏ ra không phù hợp hoàn toàn với đặt điểm của dịch vụ Do đó ta cần bổ sung thêm 3 thành
tố, 3P nữa để tạo thành marketing-mix 7P cho marketing dịch vụ Đó là: Sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), chiêu thị (promotion), con người (people), chứng cứ hữu hình (physical evidence) và quy trình (process)
Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp là các giải pháp giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp quảng bá thương hiệu sản phẩm (nên nhớ là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản phẩm, chứ không phải quảng bá sản phẩm)
Hình 1.1: Mô hình Marketing 7P
Trang 13P2 Giá bán
Định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thành chuỗi giá trị hay đúng hơn là chuỗi chi phí Price, được nói tóm gọn là cost & pricing hay lợi ích kinh tế mang lại cho khách hàng và người tiêu dùng Hơn nữa marketing còn nhận thấy mới tương quan giữa P1 và P2 rất mật thiết và tương hỗ thông qua khái niệm phân khúc và định vị, theo đó sản phẩm định vị cho phân khúc cao cấp yêu cầu những lợi ích cao hơn với chi phí sản xuất và dịch vụ cao hơn và ngược lại một sản phẩm hướng đến khách hàng bình dân sẽ cần có chi phí thấp hơn để kiếm lãi khi bán giá thấp
P3 Phân phối
Phân phối là cả một hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất Bổ sung vào khái niệm phân phối là quản trị bán hàng, một tập hợp các tầng nấc nhân sự theo địa bàn, theo kênh và theo chức năng, còn kể đến trách nhiệm phối hợp với lực quản trị marketing trung tâm hài hoà lực đẩy (P.3) và lực kéo (P4.)
P4 Quảng bá
Quảng bá là sứ mệnh cấp tiến khi hình thành bởi marketing và bị lạm dụng bởi quảng cáo thường bị những quan điểm bảo thủ chỉ trích vì cho rằng có khả năng lừa dối hay tăng chi phí Đó là những quan điểm hình thành khi chưa nắm chiến lược tổng quan hay bị phân tích bởi những người làm marketing thiếu kinh nghiệm hay phiến diện
Với định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩa thương hiệu của WIPO), quảng bá thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa ra lời hứa với khách hàng một cách sáng tạo Riêng điều này cũng cần đánh giá liên quan đến
Trang 14đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp Chính yếu tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của marketing
Cuối cùng quảng bá, với chức năng quản trị tạo ra lực kéo, cần hài hoà mật thiết với lực đẩy Việc hình thành cơ cấu lực kéo & lực đẩy với khái niệm marketing above
vs below-the-line là cơ sở của quản trị thương hiệu, khác với quản trị marketing trước đây
Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố con người (P5) và yếu tố hệ thống (P6)
P5 Con người
Chiến lược nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới góc độ Marketing Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người
PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu họat động được phân tách bởi
PR đối ngoại và PR đối nội PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với nhà phân phối, giới báo chí; các liên đoàn thể thao và các đơn vị sở hữu truyền thông PR đối nội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc Công ty có những chính sách đãi ngộ và hiếu hỉ cho từng nhân viên và gia đình tùy theo quá trình công hiến của họ; những nhân viên làm việc gắn bó với công ty được khen thưởng theo nấc thâm niên mà họ đã gắn bó với công ty Đặc biệt ngày hội gia đình hàng năm của toàn thể cán bộ nhân viên công
ty được tổ chức hết sức ấn tượng tạo ra không khí đoàn kết thân mật… tất cả tạo ra niềm kiêu hãnh của nhân viên và gia đình họ đối với những người xung quanh
Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm
mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc
Trang 15một tập thể quản trị Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hàm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả
Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem
tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính (rational và emotional) Nếu một doanh nghiệp có hệ thống quản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối mà doanh nghiệp tạo ra) thiên về lý tính hơn thì khả năng áp dụng các quy trình ISO (kinh điển) sẽ hiệu quả hơn; ngược lại nếu hệ thống quản trị doanh nghiệp thiên về sản xuất ra các sản phẩm cảm tính (dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, truyền thông…) thì khả năng áp dụng quy trình quản trị kinh điển cần phải kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (tức sản phẩm làm ra) một cách linh hoạt hơn thì nhân viên (người lao động trí tuệ) sẽ không cảm thấy bị gò bó và cảm nhận được đẳp cấp của nhà quản trị, từ đó mới thu hút họ là việc
Nói cách khác một quy trình ISO kinh điển liệu có thể quản lý quy trình sáng tạo (sản xuất) ra một tác phẩm âm nhạc hay không? Đó là một trong những tình huống thử thách điển hình đối vớ các quy trình chuẩn hóa quản trị theo tư tưởng thuần lý tính mà các mô hình quản trị marketing ngày nay có thể khắc phục, trong đó “7P” là một điển hình
P7 Triết lý
Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng
xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể
cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội
Trong chiến lược phát triển bền vững, mô hình 7P ngày càng chứng minh hiệu quả của nó
Trang 161.1.3 Vai trò của marketing tuyển sinh trong trường đại học
Có nhiều người nghĩ rằng vai trò của marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo Nhưng vai trò chính của Marketing là phát hiện những xu hướng mới, những nhu cầu của khách hàng (người học) chưa được đáp ứng, từ đó chuyển đổi thành những sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi ích cho nhà trường Đây chính là một lối tư duy mới về vai trò của Marketing Theo quá trình phát triển kinh tế
xã hội, các trường đại học ngày nay càng nhận thức cao về marketing trong đào tạo nguồn lao động
Marketing hướng dẫn các trường đại học một nghệ thuật đó là phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng Từ đó marketing định hướng cho hoạt động đào tạo và tạo thế chủ động cho nhà trường phát triển
Marketing là cầu nối giúp nhà trường giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của nhà trườngvới lợi ích của người học và lợi ích xã hội
Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp nhà trường xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường
Marketing trở thành “trái tim” cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp nói chung
và nhà trường nói riêng Các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc vào các quyết định marketing như: sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào với số lượng bao nhiêu?
Marketing đóng vai trò quan trọng Các phương thức marketing giúp cho nhà trường mang chương trình đào tạo đến với người học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, như các quyết định về học phí, chương trình đào tạo phù hợp, phân phối hay các cách để xúc tiến hỗn hợp… thường xuyên được quan tâm
Một trong những mục tiêu của hoạt động marketing tuyển sinh là thu hút được nhiều sinh viên tham gia học tậpcác chương trình đào tạocủa trường tạo ra nguồn thu cao cho nhà trường Từ việc duy trì được sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng sinh viên ra trường, đáp ứng được nhu cầu thị trường Từ đó nhà trường ngày càng có
vị trí,sự tin tưởng trong lòng phụ huynh học sinh khi giao con em mình cho nhà trường đào tạo Do vậy, chương trình đào tạo của nhà trường phải luôn được cập nhậtphù hợp với với sinh viên và doanh nghiệp để người học có sự lựa chọn con đường riêng cho mình, kết quả là số lượng sinh viên ra trường có tỉ lệ việc làm cao đáp ứng được mọi
Trang 17yêu cầu của doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi nhuận doanh nghiệp thì đó là thành công của nhà trường
Mục tiêu cơ bản thúc đẩy hoạt động Marketing tuyển sinh của nhà trường là mang lại lợi nhuận Để thực hiện điều này, nhà trường cần phải nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp phải hướng theo thị trường Điều này không chỉ đơn thuần là tạo ra chương trình đào tạo có chất lượng cao hơn, thiết kế khung chương trình thật bắt mắt, áp dụng các biệt pháp công nghệ mới, quy định mức học phí, chi phí
và quảng bá Tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của hoạt động marketing là đào tạo ra những con người vừa có khả năng làm việc vừa có khả năng giao tiếp và cung cấp cho thị trường mục tiêu
Hoạt động Marketing tuyển sinh không chỉ mang tới lợi ích cho nhà trường mà còn mang lại lợi ích cho người học và xã hội Từ khi hình thành và phát triển, marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện ở:
+ Marketing tuyển sinh góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình đào tạo Đó là mâu thuẫn giữa người đào tạo và người sử dụng nguồn đào tạo, giữa cung – cầu, giữa giá cả và giá trị hàng hóa
+ Marketing tuyển sinh giúp cung cấp những lợi ích về mặt kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của thị trường Lợi ích về hình thức sản phẩm, về địa điểm, về thời gian, về sở hữu và về thông tin Phần lớn các tính hữu ích này được sáng tạo bởi các hoạt động Marketing Cụ thể:
+ Marketing giúp kế hoạchđào tạocủa nhà trường được lan tỏa về chất lượng bằng việc truyền đạt những nhu cầu của thị trường vàochương trình đào tạo tới những người lập kế hoạch đào tạo
+ Khi chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp vớicác doanh nghiệp thì nó
có tính hữu ích về địa điểm
+ Bất cứ khi nào chúng ta cũng phải biết đi trước đón đầu (Tầm nhìn) để xây dựng ra những chương trình đào tạo phù hợp nhất, mang tính hữu ích về mặt thời gian cho thị trường
+ Những người làm công tác tuyển sinh cần tạo ra tính hữu ích về thông tin bằng cách cung cấp những thông điệp để quảng bá về nhà trường Từ đó sẽ giúp cho người họcnắm được các thông tin cần thiết về trường để họ tin tưởng và tham gia học tập Ngoài ra những người làm công tác marketing tuyển sinh sẽ giúp cho nhà trường
Trang 18và người học đến gần nhau hơn, tiết kiệm những chi phí không cần thiết về thời gian
và tiền bạc.Marketing góp phần nâng cao vị thế chất lượng cuộc sống
Tóm lại, marketing tuyển sinh đã tác động đến đời sống của mỗi con người trong
xã hội, nó kết nối thông tin giữa người học với nhà trường một cách nhanh nhất Nếu nhà trường làm tốt khâu Marketing tuyển sinh thì hoạt động đó sẽ thành công và có lẽ doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng cao bằng việc sinh viên vào trường tham gia khóa học đông và ngược lại
Một thực tế tồn tại là hiện nay ngành giáo dục đứng trước tình trạng mở, có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng trên cả nước Các khách hàng (người học) lại có những yêu cầu khác nhau đối với chương trình đào tạo, dịch vụ và giá cả Họ có những đòi hỏi cao và ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy người học sẽ bị hấp dẫn bởi những chương trình đào tạo mà
họ chưa từng định hướng Đây thực sự là một thách thức đối với các trường đào tạo nguồn nhân lực nếu họ muốn tồn tại và phát triển Những trường sẽ chiến thắng là những trường làm thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm hài lòng người học với mục tiêu của mình, phải gắn việc đào tạo với thị trường xã hội Những trường này xem Marketing là một triết lý của toàn trường, là toàn bộ công việc đào tạo dưới góc độ cuối cùng là dưới góc độ người học, chứ không phải là một chức năng riêng biệt Quan điểm Marketing khẳng định rằng: Chìa khoá để đạt được những mục tiêu của trường là phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
Thật vậy, một trườngđại học có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình
để tạo ra thật nhiều kỹ sư tài năng với chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều thành quả Điều đó trên thực tế, chẳng có gì là đảm bảo Bởi vì đằng sau phương châm hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn - hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được thì mọi cố gắng của nhà trường cũng chỉ là con số không
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, việc tạo lập thị trường là vấn đề quan trọng
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng cơ sở đào tạo Nhưng để tạo lập thị trường thì Marketing là những hoạt động có tính chất nghiệp vụ và kỹ thuật không thể thiếu được
Trang 19Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục, Marketing được hiểu là mọi hoạt động của nhà trường nhằm tạo ra những nguồn lao động có chất lượng, nhằm xúc tiến phân phối tạo công ăn việc làm cho sinh viên đưa các em đến gần với thị trường lao động sao cho đáp ứng được nhu cầu đương thời hoặc nhu cầu tiềm tàng và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy 3 vấn đề tư tưởng cơ bản của Marketing là:
• Nhu cầu của doanh nghiệp dẫn đến toàn bộ hoạt động đào tạo của nhà trường
• Mọi nỗ lực của nhà trường cần được liên kết lại.Nhà trường muốn có chỗ đứng vững chắc phải tạo ra sức mạnh tổng hợp, khai thác hết tiềm năng và tận dụng hết lợi thế vốn có
• Lợi nhuận không chỉ là tạo ra nguồn vốn tài chính để duy trì và phát triểnquy
mô đào tạo mà là mục tiêu chiến lược cần tìm kiếm.Từ những phân tích trên có thể kết luận vai trò của Marketing tuyển sinh trong trường học như sau:
Marketing tuyển sinh có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động đào tạo, nó chỉ đạo các hoạt động khác của trường Nhờ các hoạt động Marketing tuyển sinh các quyết định đề ra trong nhà trường có cơ sở khoa học vững chắc hơn, có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn thoả mãn mọi yêu cầu của người học Marketing tuyển sinh xác định rõ mục tiêu chiến lược để từ đó đáp ứng những kỳ vọng mà trên thực tế các doanh nghiệp mong đợi Marketing được coi là “chiếc chìa khoá vàng”, là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh
1.1.4 Nội dung nghiên cứu hoạt động marketing tuyển sinh trong trường đại học
Thực chất công việc Marketing là biến các nhu cầu xã hội thành những cơ hội sinh lời Muốn vậy các trường đại học phải có mục tiêu rõ ràng, như là mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận, về chất lượng dịch vụ trong giáo dục và tuỳ theo mục tiêu mà từng trường theo đuổi, để đưa ra các quyết định về chiến lược, chiến thuật Marketing phù hợp Marketing - Mix chính là một hệ thống trong Marketing hiện đại để các trường đại học đạt được mục tiêu đề ra.Theo Philip Kotler: “Marketing - Mix là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của Marketing mà các trường sử dụng để
cố gắng gây được phản ứng như mong muốn từ phía thị trường mục tiêu”
Các bộ phận cấu thành của Marketing hiện đại được biết đến như là 7P; đó là: Chương trình đào tạo (Product); Học phí, chi phí (Price); Địa điểm đào tạo (Place),Quảng bá xúc tiến (Promotion), Con người (People), Quy trình (Process) và
Cơ sở vật chất (Physical evidence) Các bộ phận này không phải thực hiện một cách
Trang 20rời rạc mà phải được kết hợp chặt chẽ Các trường đại học cũng không vì thế mà xây dựng các chiến lược này mang tính chất cào bằng Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thị trường, chiến lược của đối thủ cạnh tranh mà từng trường sẽ chọn cho mình một chiến lượcMarketing hiệu quả, là sự kết hợp của 7 yếu tố trong Marketing hiện đại với các mức độ quan trọng khác nhau
a Chương trình đào tạo (Product)
Là việc xác định danh mục của từng chương trình đào tạo như tên gọi các ngành nghề đào tạo của trường Như vậy, chính sách sản phẩm đào tạo là một lĩnh vực hoạt động nhiều chiều và phức tạp đòi hỏi các trường phải thông qua những quyết định:Quyết định về từng chương trình đào tạo : lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với xã hội và đặt tên cho nó như thế nào? Có nên mở nênthêm nhiều ngành khác nữa hay không?Quyết định về từng chương trình đào tạo: Hiện tại, nhà trườngcónên mở rộng ngành nghề đào tạo? Nhà trường phải đưa ra quyết định lựa chọn một trong hai hướng, phát triển ngành nghề hoặc bổ sung thêm.Do vậy, đây là một công cụ đắc lực của hoạt động Marketing đòi hỏi các nhà quản trị Marketing phải đưa ra những quyết định hiệu quả
- Định giá theo nguyên tắc địa lý: Nhà trường định mức học phídựa theo các khu vực địa lý
- Định giá phân biệt: Nhà trường có thể điều chỉnh mức học phí (Miễn giảm) để phù hợp với những điều kiện khác biệt của người học
c Địa điểm đào tạo (Place)
Đây cũng là một yếu tố truyền thông tốt cho các trường đại học Bao gồm các hoạt động giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Địa điểm nơi chốn có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đáp ứng nhu cầu thị trường, củng cố uy tín của nhà trường Đồng thời quá trình này đảm bảo chương trình đào tạo
Trang 21của trường được xây dựng hợp lý, giảm chi phí cho các doanh nghiệpkhi phải tìm kiếm nguồn lao động
d Xúc tiến quảng bá (Promotion)
Thứ nhất:Dựa trên cơ sở những phân tích và các nguyên tắc được lập, dưới đây
là các chiến thuật có thể được lựa chọn cho các hình thức quảng bá tuyển sinh cho Nhà trường
- Liên kết các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên
- Gửi thư, thông báo tuyển sinh qua đường website, thư, email
- Tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp
- Quảng bá trên website, quan hệ với blogger, tham gia mạng xã hội Facebook, Zalo; phát triển diễn đàn
- Quảng cáo trên Tivi, phát thanh, báo giấy, báo hình
- Một số hoạt động khác cùng xây dựng hình ảnh qua các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao…
Riêng quảng cáo trên ti vi báo đài, tác giả không đề cập bởi Nhà trường đã nhiều năm sự dụng dịch vụ này
Thứ hai: Cụ thể: Sinh viên đã và đang học tập tại nhà trường (nhóm khách hàng
mục tiêu):Đối tượng công chúng này là khách hàng mục tiêu không thể bỏ sót của nhà trường, đây vừa là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng “dễ tìm”, vừa là bộ mặt của chất lượng đào tạo tại trường ta Do đó các chiến thuật cần được sử dụng hợp lý, nhạy bén Nếu trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng chiến lược truyền thông marketing tích hợp – tập trung nhiều chiến thuật cho cùng một đối tượng công chúng mục tiêu trong một thời điểm nhất định để tạo các hiệu ứng có lợi
- Gửi thư, thông báo, email:Cần có chuyên viên, cộng tác viên chuyên viết các bài SEO quảng cáo tuyển sinh và hệ thống trên web lấy dữ liệu của thí sinh, từ đó sẽ gửi thư quảng bá chăm sóc đến thí sinh định kỳ, tư vấn oline
- Tư vấn tuyển sinh theo mùa vụ:Đây là phương thức phát triển hồ sơ tuyển sinh
có triển vọng, và đạt hiệu quả cao tổ chức và tham gia các ngày hội tuyển sinh, các hội chợ tư vấn ngành nghề, đi về các trường phổ thông và trực tư vấn tuyển sinh…
thức liên kết đào tạo này
- Cộng tác viên: Cần thiết ký kết hợp đồng các đối tác tuyển sinh Cộng tác viên,
là hình thức phát triển hộ sơ mà tại mỗi địa điểm được xác định, Nhà trường có bố trí
Trang 22và giao nhiệm vụ cho một người, một tổ chức có khả năng tư vấn, cung cấp hồ sơ, gửi thông báo tuyển sinh tới các đối tượng công chúng mục tiêu mà Nhà trường muốn hướng tới là thí sinh tự dohoặc các thí sinh ngoài tỉnh, xa địa điểm của Nhà trường Chế độ được hưởng của các cộng tác viên theo thỏa thuận và theo doanh số hồ sơ có thu về Nhà trường
- Truyền thông qua internet: Với xu hướng người dùng internet theo thống kê hiện nay, thì truyền tải thông tin qua internet, website Nhà trường và các trang thông tin báo mạng là không thể thiếu và cần thiết, ngoài ra tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, blog tuyển sinh, các hoạt động được học sinh THPT chú ý Tuy nhiên cần có các chuyên viên tư vấn tuyển sinh, viết bài SEO phục vụ cho tuyển sinh trên mạng internet
- Gửi thư, thông báo tuyển sinh tới các trường phổ thông:Nhà trường cần có chiến lược gửi thư, thông báo tuyển sinh tới các trường phổ thông vào đầu kỳ 2 hàng năm và gửi thư, bưu thiếp thường xuyên trong các dịp lễ, tết theo nghĩa chúc mừng
e Con người (People)
Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kỹ năng đạt chuẩn quốc tế Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ và áp dụng các chính sách hỗ trợ cán bộ đi đào tạo, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế Số cán
bộ giảng dạy chiếm từ 75% tổng số cán bộ và ở mức tỉ lệ 13 sinh viên/CBGD Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ SĐH là 80-90% Tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ đạt 25% trở lên Tỉ lệ cán bộ có học hàm GS, PGS đạt 25% trên tổng số tiến sĩ 100% cán bộ quản lí được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lí theo các tiêu chuẩn quản trị đại học tiên tiến, tối thiểu 25% cán bộ quản lí hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp
Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ thông qua việc tạo các công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục
f Quy trình đào tạo (Process)
Do tính đồng thời trong quá trình đào tạo thì chất lượng đào tạo được đảm bảo chủ yếu thông qua một quy trình thực hiện rõ ràng, chuẩn xác Loại trừ được những sai
Trang 23sót từ cả hai phía Một quy trình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong quá trình thực hiện Hệ thống bao gồm các yếu tố sau:
+ Người học: Là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống
+ Cơ sở vật chất bao gồm: Các trang thiết bị cần thiết cho công tác đào tạo và môi trường vật chất
+ Cán bộ giảng viên: Là những người trực tiếp đưa các chương trình đào tạo đến với người học và cũng là người tạo nên vị thế của nhà trường bằng việc kết quả sinh viên ra trường có việc làm
g.Cơ sở vật chất (Physical evidence)
Cơ sở vật chất của nhà trường là nơi diễn ra hoạt động đào tạo được giữangười học và nhà trường Mặt khác cơ sở vật chất là hình ảnh ban đầu để người học biết, cảm nhận, đánh giá và tham gia chương trình học tập, thêm vào đó là những phần tử hữu hình được sử dụng để hỗ trợ vai trò của công tác đào tạo
Do đặc trưng của đào tạo là vô hình cho nên các nhà marketing phải cố gắng đưa trang thiết bị, cơ sở vật chất để hỗ trợ và tăng cường cho hoạt động giảng dạy nhằm đẩy nhanh khả năng tiếp thu của người học Do đó, có thể khẳng định cơ sở vật chất là hết sức quan trọng Nó giúp cho việc tạo ra và nâng cao vị thế của nhà trường
Chính vì vậy mà nhà trường đã phải chi những khoản tiền lớn để tạo ra kiểu dáng kiến trúc, các trang thiết bị hiện đại Nhằm gây ấn tượng về tiếng tăm, uy tín vị thế chotrường
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing tuyển sinh trong trường đại học
a Yếu tố chủ quan
- Nhân sự cho hoạt động tuyển sinh: có thể thấy đội ngũ nhân sự cho hoạt động
tuyển sinh từng bước được củng cố, ổn định, đã có đóng góp bước đầu vào xây dựng thương hiệu của Nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Đội ngũ nhân sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin ngày càng chính xác, kịp thời với tình hình tuyển sinh hiện nay từ đó có biện pháp thu hút người học Tuy nhiên, thực trạng cho thấy đội ngũ tuyển sinh chất lượng còn hạn chế, số lượng còn ít so với yêu cầu công việc đặc biệt nhà trường chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, năng lực cho đội ngũ này Thực trạng đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao năng lực, chuyên môn, kỹ năng đối với đội ngũ tuyển sinh trong nhà trường nói chung
Trang 24- Tài chính: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động trong đó có
hoạt động tuyển sinh Ngoài yếu tố con người, tài chính có vai trò để hoạt động tuyển sinh thực hiện theo đúng kế hoạch về thời gian, tiến độ như trang trải cho chi trả lượng, khen thưởng, chi phí cho quảng cáo, pano, appic, …Tuy nhiên, hiện tại ngân sách cho hoạt động tuyển sinh của các nhà trường nước ta trong những năm gần đây bị thu hẹp, một phần nguyên nhân do số lượng tuyển sinh ngày càng ít, trong khi đó chi phí để thu hút người học lại đòi hỏi thông tin rộng rãi, cơ sở học tập, cơ sở vật chất…
- Cơ sở vật chất: Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo sức hấp dẫn thu hút các
học sinh khi lựa chọn trường và quá trình học tập sau khi đã vào trường Trước yêu cầu của đào tạo hiện nay cần gắn lý thuyết và thực tiễn, cần phòng chức năng, phòng thí nghiệm, kỹ thuật cho hoạt động giảng dạy, nhưng thực trạng chung tại trường ở nước ta còn hạn chế
b Yếu tố khách quan
- Chính sách quan điểm của các ngành, cấp: Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm
giáo dục và coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đây là căn cứ để lãnh đạo nhà trường quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện Tuy nhiên, đây cũng là vật cản trong hoạt động tuyển sinh của trường Hơn nữa cơ chế quản lý trong đào tạo còn có sự buông lỏng quản lý nhà nước trong đó thể hiện các chương trình đào tạo chưa được quản lý thống nhất, không được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, không được xây dựng và ban hành để áp dụng thống nhất trong các trường đại học Việc tự sửa đổi, bổ sung chương trình dạy của các trường dẫn tới việc không bảo đảm chất lượng chung, không cùng mặt bằng công nghệ và kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn này, kinh phí dành cho xây dựng chương trình dạy thấp, lại phân tán không đủ điều kiện để xây dựng đổi mới chương trình đào tạo phổ biến nói chung và các chuyên ngành nói riêng Khiến cho hiệu quả tuyển sinh giữa các trường trường đại học, cao đẳng chính quy có sự chênh lệch lớn
Các trường đại học, cao đẳng thì thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT Sự chồng chéo
và không đồng bộ này khiến cho công tác tuyển sinh gặp khó khăn, cản trở nhất định
- Sự cạnh tranh: Đây là yếu tố gây khó khăn cho các trường nói chung, kể cả ở
nước ta Theo quy chế tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng cũng có thể tuyển sinh mức điểm trung bình 6,5 để được xét tuyển vào đại học, cao đẳng; việc các trường đại học được xét tuyển bằng cả học bạ cũng trở thành thách thức lớn với các trường top 2,
Trang 25top 3 Với ngưỡng điểm này và với cách xét học bạ nếu đủ điều kiện thì đa số thí sinh
sẽ chọn các trường mà mình yêu thích Chính vì thế, cộng với cách tuyển sinh như hiện nay thì các trường đại học, cao đẳng không được biết đến nhiều sẽ gặp rất nhiều khó khan và không có nhiều cơ hội thu hút thí sinh Các trường thì tìm mọi cách thu hút học sinh Với người học giữa một “rừng” các trường đại học, cao đẳng, thí sinh có nhiều lựa chọn và các sự lựa chọn này được đặt lên bàn cân đo kỹ lưỡng hơn trước Đây là thị trường cạnh tranh “khốc liệt” giữa các trường để thu hút học sinh về trường mình
Một trong những yếu tố cạnh trạnh là về chất lượng đào tạo của các trường ĐH Tuy nhiên, đa số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở nước ta có chuyên môn, nghiệp vụ tốt nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện công việc độc lập, sau khi ra trường các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại mới có thể làm việc với thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện đang sử dụng
- Phát triển kinh tế: Các tỉnh thành địa phương nước ta hiện nay vẫn chủ yếu là
nông nghiệp, nên kinh tế - xã hội còn hạn chế Vì gia đình nghèo, thu nhập thấp, hơn nữa chính sách hỗ trợ cho đối tượng này hiện nay chưa đủ để trợ giúp họ Học sinh có nhu cầu học phần lớn có học lực khá, trung bình khi vào trường các em chưa thể ý thức ngay việc học của mình ở trong trường đại học, cao đẳng nên các học kỳ đầu xảy
ra tình trạng học lại và thi lại nhiều…cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tuyển sinh trong nhà trường
- Xã hội, nhân khẩu học: Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường là một trong
những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong hoạt động tuyển sinh Các thông tin về dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng và
tổ chức hoạt động tuyển sinh theo vùng và lãnh thổ Những khía cạnh cần quan tâm của dân số là: Tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, kết cấu và sự thay đổi của dân số về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tuổi thọ, tỷ lệ sinh, chuyển dịch dân số giữa các vùng, …
1.2 KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MARKETING TUYỂN SINH NGÀNH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH
1.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị trong nước
Hàng năm các trường trong nước ở Việt Nam đều có kế hoạch chiến lược tuyển sinh của riêng từng trường, trong đó đều cần chú trọng đến việc quảng bá thông tin
Trang 26hình ảnh của trường tới các trường phổ thông trung học, các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các tỉnh Mặt khác các trường đại học tạo mối quan hệ chặt chẽ với các trường này, vì tiếng nói của họ sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự quyết định lựa chọn con đường học tập của các em học sinh hay các bậc phụ huynh sau khi con em họ tốt nghiệp THPT Do đó nhà trường cần phối hợp với các trường THPT và TTGDTX trong việc thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ cho nhà trường
Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tượng học sinh và những người có liên quan Vì vậy, việc quảng
bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn gọi điện thoại, tư vấn qua email Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về đào tạo thì phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả
Dạy và học là hai hoạt động mà ban đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì đến công tác tuyển sinh của nhà trường Bởi vì công tác dạy và học nó diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm, phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà trường Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học sinh, sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào tạo được
họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân và lan tỏa cộng đồng từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự thi vào trường chúng ta Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở nhà trường thật tốt, tạo ra nhiều ấn tượng đẹp đối với học sinh, sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội càng nhiều chừng đó
Muốn thực hiện được điều này, nhà trường cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên
Trang 27- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp
- Tăng cuờng công tác quản lý sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ giảng dạy
- Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp
- Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Mở thêm một số ngành đào tạo mới để thay thế những ngành đào tạo của nhà trường mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các địa phương để đào tạo các lớp ngắn hạn; liên thông, liên kết với các trường đại học trong khu vực để đào tạo hệ đại học mở rộng quy mô đào tạo
Các trường đại học chủ động thực hiện nhiều phương thức tuyển sinh như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế… thêm cách tuyển sinh như đại học nước ngoài: TTO - Năm 2019, ngoài việc xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn xét tuyển với thí sinh có kết quả kỳ thi SAT (Mỹ), chứng chỉ quốc
tế A-Level (Anh)… như nhiều trường đại học nước ngoài
1.2.2 Kinh nghiệm marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Đại Nam
Trường đại học Đại Nam với 15 naqwm hình thành và phát triển đã đúc kết kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh và đã thực hiện rất hiệu quae công tác này với các bước thực hiện trong tuyển sinh bao gồm
a Liên hệ với khách hàng tiềm năng từ dữ liệu có sẵn
Nhân viên phòng tư vấn tuyển sinh của trường sẽ đảm nhận công việc chính là liên hệ đến các đối tượng người học tiềm năng (các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu học tập, ) theo các dữ liệu có sẵn được cung cấp từ các
cơ sở giáo dục phổ thông
Việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh
- Liên hệ với khách hàng tiềm năng từ dữ liệu có sẵn
Đây đều là các thông tin của người học như họ tên, số điện thoại, độ tuổi, mà
họ đã thu thập được từ các công cụ tìm kiếm, các cuộc điều tra khách hàng, và đưa đến cho bộ phận tư vấn tuyển sinh để gọi điện thoại, gặp gỡ trao đổi, tư vấn về các chương trình đào tạo của nhà trường
Trang 28Bên cạnh đó, các nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng có nhiệm vụ tìm kiếm thêm khách hàng có nhu cầu cho Nhà trường
b Giới thiệu, tư vấn về các chương trình đào tạo của Trường
Sau khi đã liên hệ thành công đến các đối tượng người học, nhân viên tư vấn sẽ giới thiệu các khóa học, chương trình học tập của Nhà trường, tư vấn, giải đáp những thắc mắc của người học về các ngành đào tạo đó bao gồm thời gian đăng ký, thời gian học, học phí bao nhiêu, chương trình đào tạo như thế nào, giáo viên giảng dạy trình độ
ra sao,
Giới thiệu, tư vấn về các chương trình đào tạo của Nhà trường
Nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng là người sẽ tiếp nhận toàn bộ các vấn đề, ý kiến phản hồi, khiếu nại từ các bậc phụ huynh, học sinh về các chương trình đào tạo, giải quyết, xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các Nhà trường cũng như quyền lợi của người học
c Tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của người học
Tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu của người học cũng là một trong số các nhiệm vụ quan trọng của các nhân viên tư vấn tuyển sinh hiện nay Cụ thể đó là cần điều tra về mong muốn của các bậc phụ huynh, học sinh như thế nào đối với chất lượng cùng các yếu tố liên quan đến khóa học, các chương trình đào tạo đã đáp ứng được nhu cầu hay cần phải thay đổi, cải cách?
Tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của người học
Đây là một trong số những hoạt động cần thiết giúp cho Nhà trường có thể nắm bắt được nhu cầu và có những sự điều chỉnh phù hợp nhất, đáp ứng được thị trường và phát triển ngày càng mạnh mẽ Bởi thực tế, nếu như các chương trình đào tạo mở ra
mà không nhận được sự quan tâm và lựa chọn từ người học thì chắc chắn sẽ không thể nào duy trì, phát triển và mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận được Do đó, cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng về nhu cầu của người học trong quá trình hoạt động và tuyển sinh
d Tổ chức các sự kiện, chương trình ngoại khóa
Nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng cung cấp thông tin cho người học có cơ hội tham gia vào các sự kiện, chương trình ngoại khóa bổ ích, phục vụ cho việc học tập hiệu quả có các kế hoạch cụ thể, đã được ban lãnh đạo phê duyệt tổ chức các chương trình, sự kiện đó
Trang 29e Lập báo cáo về tình hình tuyển sinh và kết quả đào tạo
Cuối các đợt tuyển sinh, ban tuyển sinh của Trưởng lập các báo cáo tổng kêt
Cụ thể đó là báo cáo về tình hình kết quả liên hệ được bao nhiêu người học, tuyển sinh được bao nhiêu người, các chi phí đã sử dụng là như thế nào, Qua đó, ban lãnh đạo
sẽ có thể nắm bắt được về tình hình hoạt động tuyển sinh của đơn vị và có các phương
án điều chỉnh một cách phù hợp trong chiến lược hoạt động
1.2.3 Kinh nghiệm marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Thằng Long
Trường đại học Thăng Long là một trường tư thục, vì vậy hoạt động marketing tuyển sinh của Nhà trường mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại nên Nhà trường đã
đề ra và thực hiện một quy trình tương đối tốt nhằm giúp cho hoạt động marketing tuyển sinh ngành du lịch đạt hiệu quả bao gồm:
a Tạo hình ảnh tốt cho trường để quảng bá tuyển sinh hiệu quả:
Đây là một vấn đề khá quan trọng bởi dù trường có phương pháp tuyển sinh hiệu quả đến đâu, nhưng khi “hình ảnh” của Trường không được tốt Như việc học viên được đào tạo ra khó có việc làm, tỷ lệ học viên đậu tốt nghiệp ra trường hàng năm không cao Cách giảng dạy không được tốt, thiết thực, hay các ngành học không được
đa dạng… Sẽ là những điểm trừ vô cùng lớn nếu người học đang có ý định vào trường
Với người học khi cân nhắc chọn Trường để học, thì không những họ mà cả người thân của họ cũng sẽ cùng xem xét và cùng quyết định Vậy nên, việc xây dựng một ngôi trường có thương hiệu uy tín, đáng tin cậy sẽ vô cùng quan trọng và giúp Nhà trường tuyển sinh được dễ dàng và vượt chỉ tiêu tốt hơn Nếu đảm bảo tốt yếu tố này, thì Trường hẳn sẽ không cần đến việc quảng cáo tuyển sinh rầm rộ, hay phải lo lắng cho việc tuyển sinh nữa
b Tăng cường hơn những bài quảng bá tuyển sinh
Thứ nhất, Nhà trường giới thiệu công khai chương trình đào tạo các ngành, cũng như cách giảng dạy hiện đại, thực tế không ít ngưởi học và người nhà trăn trở bởi cách giảng dạy chỉ chăm lý thuyết, không theo sát với thực tế, không đi theo nhu cầu phát triển của xã hội Khiến các học viên cảm thấy nhàm chán khi lên lớp, khó nắm bắt bài
vở vì chỉ toàn lý thuyết, kiến thức sách vở Vì vậy việc công khai phương pháp giảng dạy cũng thu hút được người học đến với Nhà trường
Trang 30Thứ hai, Nhà trường cũng công khai kế hoạch tổ chức những buổi giao lưu, hội thảo trong đó có mời những nhà tuyển dụng, doanh nghiệp… đến để chia sẻ các bí quyết, các kiến thức, kinh nghiệm làm việc… Và những điều mà một doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần có ở một sinh viên, để các sinh viên nắm bắt và trau dồi khả năng của mình, giúp việc tìm kiếm việc làm khi ra trường dễ dàng hơn.
c Sử dụng quảng cáo tuyển sinh trực tuyến bí quyết mới cho các nhà đào tạo
Nhà trường đã áp dụng tuyển sinh trực tuyến là một loại hình tuyển sinh còn khá mới Tuy mới xuất hiện nhưng loại hình marketing tuyển sinh này đã tạo được rất nhiều hiệu ứng khả quan cho công tác tuyển sinh, và còn được coi là giải pháp tuyển sinh hiệu quả và hiện đại Ngày này, internet đã trở thành cuộc sống của mỗi người, nó như một thứ nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu thì việc hình thức tuyển sinh trực tuyến
ra đời như một lẽ hiển nhiên Khi mà các cách tuyển sinh truyền thống đã không còn phù hợp
Với loại hình tuyển sinh trực tuyến mới này, các Nhà trường dễ dàng đăng tin
và tiếp cận được với người học, giúp tiết kiệm thời gian, chí phí và nhân lực cho Nhà trường Không những vậy, với loại hình quảng cáo mới này thông tin tuyển sinh sẽ được phổ biến rộng rãi và được nhiều người học biết đến hơn Bên cạnh đó, nó còn giúp người học tiếp cận được các thông tin tư vấn tuyển sinh một cách chính xác và nhanh nhất Với nhiều ngành học Nhà trường đã giúp người học lựa chọn và định hướng nghề nghiệp cho bản thân Hoặc thậm chí là so sánh ưu và nhược điểm giữa các trường, để từ đó có quyết định tốt nhất
d Sử dụng kênh tuyển sinh trực tuyến
Nhà trường cũng đã liên với sàn giao dịch giáo dục Ketnoigiaoduc.vn Đây là nơi quy tụ của rất nhiều trường, trung tâm và nhiều nhà đào tạo hàng đầu uy tín Khi tham gia sàn giao dịch này Nhà trường cũng sẽ được đứng trong hàng ngũ những nhà đào tạo hàng đầu và uy tín của Việt Nam
Dịch vụ tuyển sinh trực tuyến là hình thức tuyển sinh được rất nhiều trường và trung tâm lựa chọn hiện nay, nó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng lại mang đến hiệu quả không ngờ Không những vậy, Nhà trường còn có thể tra cứu thông tin về các thí sinh, học viên có trong cơ sở dữ liệu của sàn giao dịch ketnoigiaoduc.vn Danh sách này luôn được cập nhật và làm mới liên tục lên đến cả trăm ngàn học viên
Trang 311.2.4 Bài học kinh nghiệm về hoạt động marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch, trường Đại học Hoà Bình
Qua thực tiễn nghiên cứu tại một số trường đại học trong nước, để việc sử dụng marketing tuyển sinh cho ngành Du lịch trường đại học Hoà Bình đạt hiệu quả tốt nhất nhằm giúp cho công tác này có được kết quả như mong muốn Ta có thể đúc kết ra một số bài học sau:
a Về chương trình đào tạo
Trường đại học Hoà Bình cần chú trọng đến việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Du lịch có chất lượng, luôn phải được cập nhật mới về kiến thức và có tính ứng dụng thực tiễn cao Chương trình đào tạo cần gắn với nhu cầu thực tế của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm, thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo Đó là giảm tải lý thuyết, tăng thực hành, thực tế, đẩy mạnh ý thức tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng uy tín về học thuật đối với xã hội Chương trình đào tạo cần cân đối giữa thời gian với khối lượng đào tạo giúp sinh viên lĩnh hội tốt nhất các kiến thức
và kỹ năng mà chương trình đào tạo đem lại
b Về chi phí đào tạo
Nhà trường cần xác định rõ đối tượng đào tạo, từ đó định mức học phí chi phí cho phù hợp nhằm tăng lợi thế và khả năng tuyển sinh Cần ổn định học phí trong toàn khóa học cho sinh viên Công khai mức học phí và thông báo tới gia đình sinh viên tương xứng với chất lượng đào tạo mà con họ nhận được Thực hiện tốt các chính sách
về miễn giảm học phí, xây dựng kế hoạch thu học phí linh hoạt Cần công khai chế độ học bổng hấp dẫn và khai thác thêm các nguồn học bổng từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội tạo nên lợi thế cạnh tranh của trường
c Về xúc tiến, quảng bá
Nhà trường cần đẩy mạnh sử dụng các phương tiện truyền thông nội bộ như: xuất bản tạp chí Nghiên cứu khoa học của Trường Khuyến khích giảng viên, sinh viên trong trường tham gia viết bài để đăng trên tạp chí Sử dụng các banner thông báo về các cuộc thi, các sự kiện nhằm thông báo cho sinh viên, giáo viên trong và ngoài trường được biết sắp có các sự kiện diễn ra Cập nhập các thông tin cần thiết lên trang nội bộ nhằm thu hút được sự chú ý của các em sinh viên và giáo viên trong trường Tổ chức các hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên, phát huy quyền
Trang 32dân chủ học đường, tạo cơ hội cho sinh viên được đóng góp ý kiến xây nguyện vọng của sinh viên
Ngoài ra cũng cần phát triển hoạt động tổ chức sự kiện tạo ra các sân chơi cho sinh viên Tổ chức hội thảo tạo cơ hội cho sinh viên cũng như các giảng viên có điều kiện hiểu rõ hơn về khoa học đồng thời giúp mọi người hiểu hơn về Nhà trường và lĩnh vực đào tạo
d Về địa điểm đào tạo
Căn cứ vào vị trí địa lý hiện tại, nhà trường cần tập trung quảng bá tuyển sinh ở các trường THPT tại các tỉnh chủ yếu là các trường từ Hà Tĩnh đổ ra để tăng cường thu hút người học, tạo thị trường và uy tín cho các vùng thị trường mới nhằm tăng lượng người học cho nhà trường Ngoài ra cần tiếp cận một số trường THPT các tỉnh quanh địa điểm đào tạo của trường Xây dựng mối quan hệ tốt với các trường THPT
e Về con người
Nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng nhân sự cho đội ngũ làm công tác tuyển sinh Phải có được đội ngũ cán bộ tuyển sinh có trình độ, có khả năng khai thác hiệu quả các công cụ marketing trong các chiến dịch tuyển sinh quy mô lớn, đồng bộ và mang tính chuyên nghiệp cao; cần xây dựng chiến lược mỗi giảng viên, sinh viên của trường là một cán bộ tuyển sinh, cần có các giảng viên có trình độ marketing tham gia tư vấn tuyển sinh của nhà trường Ngoài ra cần thành lập một bộ phận chuyên trách về quan
hệ công chúng trong công tác tuyển sinh, có thể là tổ truyền thông để xây dựng và thực hiện hiện các kế hoạch truyền thông phục vụ công tác tuyển sinh
Cần phải xác định mô hình đào tạo của nhà trường, xây dựng chiến lược về con người, phải có sự thống nhất ở mọi cấp, cần tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả, đội ngũ giảng viên, chuyên viên, chuyên gia trong đào tạo, nghiên cứu khoa học
Nhà trường cần phải coi sinh viên là đối tượng được quan tâm thực sự, sinh viên
là trung tâm cho mọi hoạt động đào tạo Phục vụ nhu cầu của sinh viên là nhiệm vụ chính thống và hàng đầu của nhà trường Cần đầu tư cho các dịch vụ bổ sung cho đào tạo như: thư viện, phòng đọc, lưu trú - ký túc xá, hoạt động văn hóa – thể thao, giao lưu, hội thảo quốc tế, thực tế tại doanh nghiệp… Điều này sẽ làm cho hoạt động của trường sôi động, hiệu quả hơn
Trang 33f Về quy trình đào tạo
Cảm nhận về chương trình đào tạo bao gồm cả quá trình thực hiện và kết quả Căn cứ vào đặc thù của loại hình dịch vụ dịch vụ đào tạo, mà nhà trường xây dựng nên quy trình thực hiện cho phù Vì vậy, cần phải phát triển cải tiến các yêu tố liên quan đến toàn bộ quá trình Thiết kế bản kế hoạch chi tiết những hoạt động, những rủi ro trong các hoạt động đó, và phương án phòng ngừa giải quyết những rủi ro đó Bản kế hoạch đó có thể gồm:
Tất cả các chương trình đào tạo phải có thời gian đào tạo tương đương nhau Các phòng ban chức năng có trách nhiệm hỗ trợ các quá trình đào tạo diễn ra đúng quy chế, đúng tiêu chuẩn Hạn chế những sai sót
Rút ngắn những thủ tục hành chính cho người học Tạo điều kiện tốt nhất cho người học thuận tiện trong việc phản hồi ý kiến đóng góp, kiến nghị với nhà trường Nâng cao tính dân chủ và giải quyết thỏa đáng những thắc mắc của người học
g Về cơ sở vật chất
Để nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường cần quan tâm nhiều đến cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy như nhanh chóng hiện đại hóa giảng đường, phòng học bằng việc trang bị cố định đồng bộ máy tính, máy chiếu prochector, màn hình, âm ly, loa cho các phòng học; trang bị phòng thực hành đa chức năng, xây dựng thư viện điện tử với việc trang bị thêm máy vi tính để sinh viên, học sinh truy cập internet và các thiết bị khác đồng bộ để nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện như: máy chụp tài liệu, máy đọc mã vạch, trọn bộ thiết bị mạng để kết nối mạng trong thư viện kể cả máy chủ, máy photocopy, máy hủy tài liệu, nâng cấp website và phát triển mạng không dây trong toàn trường
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING TRONG TUYỂN
SINH NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HOÀ BÌNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀ BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1 Một số nét khái quát về trường Đại học Hoà Bình
Đại học Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 244/QĐ -TTg ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
Trụ sở chính của trường đặt tại số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0247.109.9669 - 0981.969.288
Email: Peaceuniv@daihochoabinh.edu.vn
Website: http://daihochoabinh.edu.vn
Sứ mạng: Đào tạo trình độ đại học, sau đại học đa ngành, đa nghề, theo định
hướng ứng dụng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội
Mục tiêu: Phát triển năng lực toàn diện cho người học, có kiến thức chuyên
môn vững, kỹ năng nghề nghiệp giỏi, phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với thị trường lao động và việc làm
Tầm nhìn sau 2020 : ĐH Hòa Bình sẽ trở thành trường đại học định hướng ứng dụng kiểu mẫu, là nơi đào tạo bồi dưỡng và rèn luyện cho thế hệ trẻ thành đạt trên
con đường lập nghiệp với phương châm "Học và làm việc chuyên nghiệp – Sự nghiệp vững bền – Tương lai ngời sáng"
Phương châm giáo dục: Với phương châm "không vì lợi nhuận", lấy "chất
lượng đào tạo làm tiêu chí", Nhà trường quyết tâm tạo dựng một môi trường tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển năng lực của sinh viên
Phương pháp đào tạo: Với phương pháp đào tạo mới, "Lấy sinh viên làm
trung tâm, tự học và nghiên cứu làm nền tảng", Nhà trường đã và đang đào tạo sinh viên thành những kỹ sư, cử nhân năng động, sáng tạo, hôi tụ đầy đủ kiến thức cùng kỹ
năng nghề nghiệp, có năng lực đối mặt với những thách thức nảy sinh trong xã hội,hòa
nhập với cộng đồng, có ý chí vươn lên thực hiện ước mơ hoài bão và khát vọng của chính mình