BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HOÀI
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS NGUYỄN HỮU CHÍ
2 TS PHẠM THỊ THUÝ NGA
Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Hảo
Phản biện 2: PGS.TS Lê Thị Châu
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hiền Phương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng với những kết quả nổi bật Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 22 lần Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% vào năm 2021 tính theo chuẩn mới [25] Đặc biệt từ một nước có nền kinh tế tập trung bao cấp, tính đến tháng 4/2023, Việt nam có hơn 786 nghìn doanh nghiệp tư nhân (chiếm 98% trong tổng số khoảng 800 nghìn doanh nghiệp) đóng góp trung bình gần 46% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2016-2021 [36] Đặc biệt trong những năm gần đây, do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình kinh tế phi chính thức mới đã hình thành, như “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”, “kinh tế tự do” hay “kinh tế Gig” (Gig Economy) dựa trên nền tảng trực tuyến (qua ứng dụng công nghệ), như bán hàng trực tuyến (online), giao hàng (shipper), lái xe công nghệ (Grab, Uber) Điều này góp phần thúc đẩy thị trường lao động nước ta phát triển với đa dạng ngành nghề, nhiều việc làm mới, trong đó có việc làm PCT, là loại việc làm được đánh giá là bấp bênh, thiếu ổn định và NLĐ có việc làm PCT thường hay bị thiệt thòi về mặt bảo vệ bởi pháp luật lao động
Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc làm PCT là một bộ phận không thể thiếu, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho NLĐ Mặc dù việc làm PCT mang lại nhiều thiệt thòi về thu nhập, an toàn và sức khỏe của NLĐ, nhưng vẫn có tỷ lệ lớn NLĐ ở Việt Nam đang phải làm công việc này Không chỉ ở Việt Nam mà khoảng 87 quốc gia trên thế giới cũng có NLĐ có việc làm PCT [105, tr 46] Vào năm 2021, có những quốc gia mà lực lược lao động này chiếm trên 80% như Pa-ki-xtan 84,3%; Ru-an-đa 87,1%; ở Việt Nam là 68,5% [105, tr ix], đến quý II năm 2023 tỷ lệ giảm còn 65,1% [106] Như vậy số lượng NLĐ có việc làm PCT ở nước ta hiện nay vẫn chiếm hơn phân nửa tổng số lực lượng lao động
Theo các nghiên cứu cho thấy việc làm PCT có thể mang lại cơ hội và thu nhập cần thiết cho chính NLĐ và gia đình họ, nhưng quyền lợi của nhóm người có việc làm PCT trên thực tế đang không được đảm bảo Như không được giao kết HĐLĐ theo đúng luật định mà lẽ ra phải được giao kết
pháp luật không quy định, không được bồi thường hoặc trợ cấp khi bị tai nạn lao động2… Các quy định về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT hiện nay cũng còn nhiều bất cập Các quy định của BLLĐ năm 2019 chỉ áp dụng trên cơ sở có mối quan hệ lao động, do đó cũng chỉ có một phần lao động PCT (lao động làm công ăn lương) được áp dụng các quy định của BLLĐ năm 2019, những NLĐ không có quan hệ lao động thì không được áp dụng; Mặt khác, Khoản 3 Điều 220 BLLĐ năm
2019 quy định: “…người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy
Trang 4định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này” nhưng lại không
có hướng dẫn chi tiết điều khoản này Do đó, không có cơ sở để thực hiện trên thực tế
Như vậy, dù Nhà nước đã lưu ý đến việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT nhưng thực tế quyền lợi của họ vẫn chưa được thực hiện đầy đủ Có chuyên gia còn đánh giá rằng quy định đối tượng áp dụng với người làm việc không có quan hệ lao động trong Khoản 1 Điều 2 BLLĐ năm
2019 dường như mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và tuyên ngôn pháp lý trong bối cảnh hiện nay
Trong khi đó, văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Thực hiện tốt chính sách xã hội,
bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân”
Như vậy, đây là vấn đề đã và đang được nhà nước quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó có khía cạnh khoa học pháp lý Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi
của người lao động có việc làm phi chính thức theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cho luận án tiến sỹ luật học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận về NLĐ có việc làm PCT
và bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT, đưa ra những đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT, từ đó đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, làm rõ lý thuyết nghiên
cứu, các khoảng trống cần nghiên cứu, từ đó xác định những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận
án
Thứ hai, nghiên cứu phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về NLĐ có việc làm PCT, bảo vệ
quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT như: khái niệm, đặc điểm NLĐ có việc làm PCT; khái niệm và nội dung bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT; khái niệm, nguyên tắc và nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Thứ ba, đánh giá thực trạng quy định về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT ở Việt
Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó Luận án có tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để tìm ra những gợi mở cho Việt Nam trong việc bảo
vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Thứ tư, đánh giá tổng thể thực tiễn bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT đang diễn ra
ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó
Trang 5Thứ năm, đề xuất định hướng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về NLĐ có việc làm PCT và bảo vệ quyền lợi của NLĐ có
việc làm PCT
Thứ hai, các quy phạm pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm
PCT Trong chừng mực nhất định, luận án cũng nghiên cứu đến quy phạm pháp luật của một số nước trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án
Thứ ba, thực trạng thực hiện quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: luận án nghiên cứu tất cả những NLĐ có việc làm PCT trong cả khu vực kinh
tế chính thức và khu vực kinh tế PCT, những người có quan hệ lao động và những người không có quan hệ lao động
Về những nhóm quyền lợi sẽ nghiên cứu: Khi nói đến quyền lợi của lao động PCT thì có rất nhiều, nhưng trong phạm vi luận án này, đề tài chỉ nghiên cứu việc bảo vệ các quyền lợi cơ bản sau đây: Bảo vệ quyền làm việc (gồm quyền được làm việc; quyền được tự do lựa chọn việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc, không bị cưỡng bức lao động; quyền được làm việc trong môi trường đảm bảo
an toàn, vệ sinh lao động); bảo vệ quyền được đảm bảo thu nhập (gồm quyền được hưởng lương công bằng và bình đẳng và quyền được hưởng lương thỏa đáng, không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và thu nhập đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ); bảo
vệ quyền được có thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý (gồm quyền được làm việc trong khoảng thời gian giới hạn và quyền được nghỉ ngơi hợp lý); bảo vệ quyền về an sinh xã hội (gồm quyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quyền được hưởng trợ giúp xã hội và quyền được hưởng các các dịch vụ cơ bản) Vì đây là những quyền lợi trọng yếu, có ảnh hưởng mật thiết đến đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ có việc làm PCT Bảo vệ tốt các quyền này, không chỉ giúp cho đời sống tinh thần, vật chất của NLĐ có việc làm PCT tốt hơn mà còn có thể sẽ góp phần chuyển dịch một lực lượng lao động PCT trở thành lao động chính thức, đây chính là một trong những giải pháp bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Về không gian, thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT tại Việt Nam từ 2020 đến nay, có so sánh một số khía cạnh với năm 2016 Đồng thời cũng nghiên cứu pháp luật và thực tiễn của một số nước trên thế giới trong số ít ngành nghề nhất định
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Trang 6Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhất là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để phân tích, đánh giá mối liên hệ tác động qua lại giữa lợi ích của NSDLĐ lao động và NLĐ nói chung, NLĐ có việc làm PCT nói riêng Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nền tảng phương pháp luận để vận dụng trong phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa lợi ích của NSDLĐ và NLĐ nói chung, NLĐ có việc làm PCT nói riêng Các cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực cũng là nền tảng phương pháp luận để luận án luận giải các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo
vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT, từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta
về phát triển kinh tế, về lao động, việc làm cũng là nền tảng phương pháp luận để luận án vận dụng trong quá trình nghiên cứu về nền tảng lý luận, để luận giải các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT, từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp suy luận logic, phương pháp
hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp dự báo khoa học
Đối với từng nội dung cụ thể của luận án, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp suy luận logic, phương pháp hệ thống được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ những kết quả đã được các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến NLĐ có việc làm PCT, lý luận và pháp luật, cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ
có việc làm PCT, và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT; làm rõ những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu, từ đó chỉ ra những hướng nghiên cứu chính của luận án
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp suy luận logic, phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 2 để làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT và pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Trang 7Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp suy luận logic, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát;, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật được sử dụng trong chương 3 của luận án nhằm làm rõ thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT ở Việt Nam, từ đó làm rõ những hạn chế trong quy định của pháp luật, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT và nguyên nhân
Thứ tư, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận, phương pháp
quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp suy luận logic, phương pháp hệ thống, phương pháp
dự báo khoa học được sử dụng trong chương 4 để làm rõ những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Đóng góp mới về lý luận
Luận án có những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, luận án đóng góp vào hệ thống lý luận khái niệm việc làm PCT và NLĐ có việc làm
PCT
Thứ hai, luận án cũng đóng góp thêm vào hệ thống lý luận khái niệm bảo vệ quyền lợi của NLĐ
có việc làm PCT
5.2 Đóng góp mới về thực tiễn
Thứ nhất, luận án làm rõ hơn thực trạng pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của NLĐ có
việc làm PCT trong các nhóm quyền về: quyền làm việc; quyền được đảm bảo thu nhập; quyền được
có thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý và quyền về an sinh xã hội
Thứ hai, luận án đưa ra được các đánh giá về thực trạng bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm
PCT ở Việt Nam hiện nay có liên quan đến bốn nhóm quyền lợi đã nêu trên
Thứ ba, luận án cũng đưa ra định hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của
NLĐ có việc làm PCT trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án làm sáng tỏ thêm khái niệm việc làm PCT, đóng góp khái niệm mới về NLĐ có việc làm PCT và hoàn thiện thêm khái niệm NLĐ Đồng thời luận án cũng góp phần củng cố, hoàn thiện thêm các vấn đề lý luận và làm rõ bản chất pháp luật bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT, tạo
cơ sở tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trang 8Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lập pháp có thể tham khảo để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Luận án cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực tiễn thực hiện bảo vệ quyền lợi của NLĐ
có việc làm PCT, cho các cơ quan nhà nước thấy cần phải tăng cường bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT ở Việt Nam hiện nay
Luận án còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về pháp luật lao động trong đào tạo chuyên ngành luật
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, bảng biểu, sơ đồ, luận án được chia làm
04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức
Chương 3: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức và và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận
1.1.1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm và đặc điểm của người lao động có việc làm phi chính thức
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu xác định NLĐ có việc làm PCT một cách gián tiếp
qua việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội Có: Đồng Quốc Đạt (2008), “Một số đặc điểm
của hệ thống an sinh xã hội khu vực phi chính thức ở Việt Nam” Tạp chí lao động và xã hội, số 343,
tr 72- 92; Lư Nguyễn Xuân Vũ (2010), “Bước đầu tìm hiểu nghề kinh doanh phế liệu của người Hoa
tại Thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học xã hội, số 6, tr 18-26; Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị
Thiềng (2011) trong “Thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội là ai?” Tạp chí nghiên cứu y học, số 168, tr 9-16 Julian M Goetz (2022), “What do we know about rural and
informal nonfarming labour? Evidence from a mixed methods study of artisanal and smallscale mining in Northwest Tanzania” World Development, issue 158; Dina Adei, Anthony Acquah
Trang 9Mensah, Williams Agyemang-Duah & Kenneth Kwame KanKam, Rahman Shiri (2021) “Economic
Cost of Occupational Injuries and Diseases among Informal Welders in Ghana” Cogent Medicine,
issue 8; Veronica Peprah, Daniel Buor & David Forkuor (2019), “Characteristics of informal sector
activities and challenges faced by women in Kumasi Metropolis, Ghana” Cogent Social Sciences,
issue 1; Mayowa Abiodun Peter-Cookey, Kanda Janyam, (2017), “Reaping just what is sown:
Low-skills and low-productivity of informal economy workers and the skill acquisition process in developing countries” International Journal of Educational Development, issue 56, p 11-27; Salmon
Mugoda, Stephen Esaku, Rose Kibuka Nakimu & Edward Bbaale (2020) “The portrait of Uganda’s
informal sector: What main obstacles do the sector face?” Cogent Economics & Finance, issue 8
Thứ hai, những công trình nghiên cứu xác định NLĐ có việc làm PCT theo hướng tiếp cận
khu vực kinh tế PCT và việc làm PCT Gồm: Viện Khoa học Thống kê (2010), “Khu vực kinh tế phi
chính thức ở hai thành phố lớn của Việt Nam - Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: Phân tích sâu về kết quả thu được từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm 2007 và cuộc Điều tra khu vực kinh tế phi chính thức tại Hà Nội (2007) và TP Hồ Chí Minh (2008)”; Dina Adei, Imoro Braimah, John Victor
Mensah, Anthony Acquah Mensah & Williams Agyemang-Duah (2021), “Improving upon the
working environment of informal sector workers in Ghana: The role of planning” Cogent Medicine,
issue 8
Thứ ba, những công trình trực tiếp nghiên cứu về NLĐ có việc làm PCT Có: Tổng cục thống
kê và ILO (2016), “Báo cáo lao động phi chính thức 2015” Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Maranatha Wijayaningtyas, Kukuh Lukiyanto, Ellysa Nursanti, Dimas Indra Laksmana (2022) “The effect of
economical phenomenon on informal construction workers earnings within Covid-19 pandemic: A mixed method analysis” Heliyon, issue 8; Luz A Flórez (2018), “Job search inefficiency and optimal policies in the presence of an informal sector” International Journal of Economic Theory, issue 15;
ILO (2021), “Lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam: Xu hướng và các yếu tố tác động” đăng trên https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_819791/lang vi/index.htm
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức
Các công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT hầu như không nhiều Chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung NLĐ có việc làm PCT cũng là NLĐ, nên trong một số trường hợp có thể kế thừa, sử dụng các nội dung bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung để áp dụng trong bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về quyền và bảo vệ quyền của NLĐ nói chung Có:
Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2011, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế văn
hóa và xã hội” Nxb Khoa học Xã hội; Võ Khánh Vinh (chủ biên), 2011, “Quyền con người” Nxb
Khoa học Xã hội; Phạm Thị Thúy Nga, Phạm Công Trứ (2015), “Quyền con người trong lĩnh vực
lao động” tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, tr 18-28; Phạm Công Trứ (2011), “Quyền của người lao động trong các văn kiện pháp lý quốc tế” Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, tr 56-65;
Phạm Thị Thuý Nga (chủ biên), 2021, “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao động di cư nội
Trang 10địa ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Bình An (2016), “Quyền của người lao động theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5, tr 18-21,
36; Lê Thị Hoài Thu (2013), “Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội; Trần Nguyên Cường (2016), “Bảo vệ quyền của người lao động làm
việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành” Luận án tiến
sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phạm Hoàng Linh (2019), “Bảo đảm quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” Luận án tiến sỹ, Học
viện khoa học xã hội; Phạm Thị Thuý Nga (2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao
động di cư nội địa ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội; Trần Tuấn Sơn (2021), “Một số vấn đề về bảo vệ quyền của người lao động trong pháp luật Việt Nam theo cam kết của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 48, tr 57-68; Trần
Tuấn Sơn; Mai Vân Anh (2021) “Các yêu cầu về tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản để bảo vệ
quyền lợi của người lao động theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” Tạp chí công thương, số16, tr 24-30; Phan Thị Mai Anh (2018), “Trách nhiệm của người
sử dụng lao động đối với lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học xã hội;
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về quyền và bảo vệ quyền của NLĐ có việc làm PCT
Có: Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc
gia đình ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Phương Thuý
(2020), “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia
Hà Nội; Phạm Thị Thu Lan (2021), “Bảo vệ người lao động trong xu hướng phi chính thức việc làm
ở Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về cơ chế, phương thức, biện pháp bảo vệ quyền lợi của
NLĐ nói chung và NLĐ có việc làm PCT nói riêng thì có một số công trình sau đây: Võ Khánh
Vinh (2011), “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người” Nxb Khoa học xã hội; Trần Nguyên Cường (2016), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành” Luận án tiến sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phạm
Hoàng Linh (2019), “Bảo đảm quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay” Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Quỳnh Phương
(2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phan Thị Lam Hồng (2021), “Thiết chế bảo vệ quyền của
người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thực trạng và kiến nghị” Tạp chí Nhân lực
khoa học xã hội, số 6, tr 39-49; Phạm Thị Thuý Nga (2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của
lao động di cư nội địa ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội; Phạm Thị Thu Lan (2021), “Bảo vệ người lao động trong xu hướng phi chính thức việc làm ở Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật trong bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức
Trang 11Đến trước khi Bộ luật Lao động 2019 được ban hành, lao động có việc làm PCT không được quy định chính thức và tập trung tại bất kỳ văn bản pháp luật nào, quyền lợi của nhóm này chủ yếu
áp dụng rải rác trong các văn bản pháp luật của nhà nước, và chủ yếu được chú ý đến là BHXH và BHYT Do đó, những công trình nghiên cứu cũng chủ yếu báo cáo về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hai vấn đề này, một số ít công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề khác
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu nêu lên thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện
các quy định pháp luật trong bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT Gồm: Đỗ Minh Khuê và
cộng sự; (2007), “Những vấn đề an sinh xã hội của nhóm dân cư lao động trong khu vực kinh tế phi
chính thức”, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr 76-84; Ngô Thị Kim Dung (2014), “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội cho người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố
Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr 24-32; Đoàn Thị Thu
Hương (2015), “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động phi chính thức - Một số
vấn đề cần hoàn thiện” Tạp chí Nghiên cứu tài chính Kế toán, số 68, tr 59-94; Phạm Thị Đam
(2019), “Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức” Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Hữu Tài (2019) “Lao động phi chính thức ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 8, tr 86-93, Nguyễn Hữu Tài, Trương Khánh Vọng (2018), “Lao
động phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách”, Tạp chí Nghiên
cứu khoa học công đoàn, số 14, tr 50-53.; Đào Thị Phương Liên (2020), “Lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và một số đề xuất” Tạp chí Kinh tế thế giới, số 6, tr
47-61; Nguyễn Xuân Mai, Trần Nguyệt Minh Thu (2014) “Khu vực kinh tế phi chính thức từ góc
nhìn xã hội học kinh tế” Tạp chí xã hội học, số 1, tr 84-94; Đào Lộc Bình; Nguyễn Hải Ngân (2017),
“Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Nghề Luật,
số 4, tr 29-35; Phan Thị Lam Hồng (2021) “Thực trạng vi phạm quyền của NLĐ và một số kiến
nghị” Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6, tr 39-49; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Phương Thuý (2020), “Pháp luật về lao động giúp việc
gia đình ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng bảo vệ quyền lợi của NLĐ có
việc làm PCT bằng các phương thức cụ thể Hiện nay không có nhiều công trình nghiên cứu riêng
về thực trạng bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT Đa số các công trình đã có đều nghiên
cứu về thực trạng bảo vệ quyền của NLĐ nói chung Cụ thể: Trần Nguyên Cường (2016), “Bảo vệ
quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành” Luận án tiến sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phạm Hoàng Linh (2019),
“Bảo đảm quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay” Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Luật Hà Nội; Phan Thị Lam Hồng (2021), “Thiết chế bảo vệ quyền của người lao động trong
các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thực trạng và kiến nghị” Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số
Trang 126, tr 39-49; Phạm Thị Thuý Nga (2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao động di cư nội
địa ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều nhận định thực trạng bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung và NLĐ có việc làm PCT nói riêng chưa đạt hiệu quả cao Nhưng số lượng công trình nghiên cứu về thực trạng bảo vệ quyền lợi của NLĐ có việc làm PCT còn rất ít, và chỉ tập trung vào một nhóm cụ thể (lao động giúp việc gia đình, lao động di cư)
1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền
lợi của NLĐ có việc làm PCT, có: Đỗ Minh Khuê và cộng sự; (2007), “Những vấn đề an sinh xã
hội của nhóm dân cư lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức” Tạp chí Xã hội học, số 1, tr
76-84; Ngô Thị Kim Dung (2014), “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội cho người
lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr 24-32; Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển (2013) “Các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người la động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên” Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2, tr 181-186; Đoàn Thị Thu
Hương (2015), “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động phi chính thức -Một số
vấn đề cần hoàn thiện” Tạp chí Nghiên cứu tài chính Kế toán, số 68, tr 59-94; Phạm Thị Đam
(2019), “Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức” Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Phương Thuý (2020), “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình
ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Luật Hà Nội; Đào Thị Phương Liên (2020), “Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức
ở Việt Nam: Thực trạng và một số đề xuất” Tạp chí Kinh tế thế giới, số 6, tr 47-61; Phạm Thị Thuý
Nga (2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao động di cư nội địa ở Việt Nam” Nxb Khoa
học xã hội
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về việc làm và thu nhập có:
Phạm Thị Đam (2019), “Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức” Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Phương Thuý (2020), “Pháp luật về lao động
giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Phạm Thị Thuý Nga
(2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao động di cư nội địa ở Việt Nam” Nxb Khoa học
xã hội Hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động,
vệ sinh lao động Phần đề xuất này chủ yếu tập trung vào nhóm lao động giúp việc gia đình Cụ thể:
Nguyễn Thị Phương Thuý (2020), “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ
quyền lợi của lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà
Nội
Trang 13Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ
quyền lợi của NLĐ nói chung và NLĐ có việc làm PCT nói riêng Có: Nguyễn Thị Phương Thuý
(2020), “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia
Hà Nội; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của lao động giúp
việc gia đình ở Việt Nam Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Thuý Nga
(2021), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền của lao động di cư nội địa ở Việt Nam”, Nxb Khoa học
xã hội; Phan Thị Lam Hồng (2021), “Thiết chế bảo vệ quyền của người lao động trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước, thực trạng và kiến nghị”,Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6, tr 39-49;
Trần Nguyên Cường (2016), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành” Luận án tiến sỹ luật học, Học viện khoa học
xã hội; Phạm Hoàng Linh (2019), “Bảo đảm quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội; Đỗ Minh Khuê và cộng
sự; (2007), “Những vấn đề an sinh xã hội của nhóm dân cư lao động trong khu vực kinh tế phi chính
thức” Tạp chí Xã hội học, số 1, tr 76-84; Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển (2013) “Các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên” Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2, tr 181-186; Ngô Thị Kim
Dung (2014), “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội cho người lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh, số 5, tr 24-32; Đoàn Thị Thu Hương (2015), “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
người lao động phi chính thức -Một số vấn đề cần hoàn thiện” Tạp chí Nghiên cứu tài chính Kế
toán, số 68, tr 59-94; Nguyễn Quỳnh Phương (2018) “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của
lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn
Hữu Tài, Trương Khánh Vọng (2018), “Lao động phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và một
số định hướng chính sách” Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 14, tr 50-53; Nguyễn Hữu
Tài (2019) “Lao động phi chính thức ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số
8, tr 86-93; Phạm Thị Thu Lan (2021), “Bảo vệ người lao động trong xu hướng phi chính thức việc
làm ở Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu:
Thứ nhất, các công trình bước đầu đã xác định được NLĐ có việc làm PCT là ai dựa vào khu
vực làm việc hoặc tính chất công việc theo các cách tiếp cận khác nhau, từ khía cạnh kinh tế hoặc pháp lý Hầu hết các công trình đều chỉ ra được NLĐ có việc làm PCT có đặc điểm là thu nhập thấp, không ổn định, điều kiện sinh sống không đảm bảo, khó tiếp cận các chính sách và pháp luật của nhà nước, phần lớn là phụ nữ, lao động di cư Tuy nhiên, chưa có công trình nào đưa ra được một khái niệm về NLĐ có việc làm PCT một cách bao quát và toàn diện, các đặc điểm đưa ra cũng chủ yếu mang tính chất hạn chế trong khi việc làm PCT trên thực tế có nhiều ưu điểm khác
Thứ hai, đa số các công trình nghiên cứu về quyền và bảo vệ quyền của NLĐ nói chung, các
công trình nghiên cứu trực tiếp đến quyền và bảo vệ quyền của NLĐ có việc làm PCT còn khá ít, mức độ nghiên cứu chưa toàn diện, chủ yếu dừng ở các quyền về an sinh xã hội Và các phương thức bảo vệ cũng được các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các phương thức bảo vệ