1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính tại ngân hàng lào việt chi nhánh hà nội

55 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Kế Toán Cho Thuê Tài Chính Tại Ngân Hàng Lào Việt Chi Nhánh Hà Nội
Tác giả Vonmany
Trường học Ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 98,14 KB

Nội dung

Để phỏt triển thịtrường này, cần thiết phải cú nhiều giải phỏp tớch cực và đồng bộ từ nhiều phớađể hoàn thiện nghiệp vụ cho thuờ tài chớnh núi chung và cỏc nghiệp vụ liờnquan, trong đú n

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới, chúng ta thừa nhận một nền sản xuất hàng hoátồn tại nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hoà chung cùng sự đổi mới

đó, nhiều kênh huy động vốn trong và ngoài nước cho nền kinh tế đã ra đời,trong đó thị trường cho thuê tài chính là một trong những kênh dẫn vốn quantrọng đang được đánh giá là "một cuộc cách mạng về huy động vốn"

Thực tiễn cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển thì thị trườngcho thuê tài chính cũng rất phát triển Ở Việt Nam, việc ra đời và phát triển củathị trường cho thuê tài chính là một tất yếu khách quan nhằm giải quyết khókhăn thiếu vốn của các doanh nghiệp hiện nay Tuy nhiên, cho đến nay, cho thuêtài chính ở nước ta vẫn còn là một hoạt động hết sức mới mẻ Để phát triển thịtrường này, cần thiết phải có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ từ nhiều phía

để hoàn thiện nghiệp vụ cho thuê tài chính nói chung và các nghiệp vụ liênquan, trong đó nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính là nghiệp vụ quan trọngkhông thể không quan tâm

Xuất phát từ quan điểm đó, qua thời gian khảo sát thực tế tại ngân hàngLào Việt chi nhánh Hà Nội, kết hợp với những lý thuyết được trang bị tại nhà

trường, em đã lựa chọn đề tài "Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính tại ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội" mà mục đích là

nghiên cứu và luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ hơn vềhoạt động cho thuê tài chính hiện nay Trên cơ sở đó, tìm ra những giải phápnhằm hoàn thiện công tác nghiệp vụ cho thuê tài chính tại ngân hàng Lào Việtchi nhánh Hà Nội

II Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do đề tài còn mới mẻ, thời gian thực tập chỉ diễn ra trong 2 tháng, cộngthêm kiến thức lý luận còn hạn chế, nên Chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu kếtoán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội màkhông đi sâu nghiên cứu về tất cả các nghiệp vụ kế toán tại ngân hàng

Trang 2

III Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề có sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: suy luậnlôgíc, phương pháp so sánh và thống kê…

IV Kết cấu của chuyÒn đề

Tên chuyên đề: "Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Ngân hàng Lào Việt chi nhánh hà nội".

Chương I: Những vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính và nghiệp vụ kế toáncho thuê tài chính

Chương II: Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tạingân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kếtoán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội

Về phía chủ quan, em thấy đây là một đề tài khó do tính mới mẻ trong thựctiễn và sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên mặc dù đề tài đã hoàn thànhnhưng sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót Em rất mong tiếp tục nhận được sự góp

ý chân thành của các thầy, cô giáo, các cán bộ ngân hàng để bài viết được hoànchỉnh hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN

NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1 CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ.

1.1.1 Khái niệm cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việccho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên

cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kếtmua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêucầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuê

sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được haibên thoả thuận (theo nghị định 16/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của ngân hàng cho thuê tài chính)

Như vậy, cho thuê tài chính là tất cả các nghiệp vụ cho thuê tài sản trung,dài hạn có kèm theo quyền chọn mua

Trong khái niệm về CTTC, các thuật ngữ liên quan được hiểu như sau:

- Người thuê: Là người sử dụng tài sản hay thiết bị do người cho thuêchuyển giao

- Người cho thuê: Là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản hay thiết bịđược dùng làm đối tượng cho thuê trong thoả thuận thuê tài sản

- Tài sản thuê: Là những máy móc, thiết bị và các động sản khác đạt tiêuchuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên một năm, được sản xuấttrong nước hoặc nhập khẩu (khoản 3, điều 2 của quy chế tạm thời về tổ chức vàhoạt động của ngân hàng CTTC tại Việt Nam ban hành kèm nghị định 64/CPngày 9/10/1995)

- Thời hạn thuê: Là khoảng thời gian chuyển giao quyền sử dụng tài sản

đã được thoả thuận trong hợp đồng, hoặc cùng với thời hạn tiếp theo đã được dựliệu, ghi rõ trong hợp đồng

- Tiền thuê: Là khoản tiền bên đi thuê phải thanh toán cho bên cho thuê và

ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản thuê theo thoả thuận trong hợp

Trang 4

đồng

- Quyền chọn mua: Là quyền dành cho bên thuê có thể chọn mua hoặckhông mua tài sản theo mức giá tượng trưng vào thời điểm kết thúc hợp đồngcho thuê Quyền này chỉ có hiệu lực khi có sự thoả thuận trước trong hợp đồng

1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động cho thuê tài chính

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính pháttriển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển

là do những lợi ích mà hoạt động này đem lại cho nền kinh tế nói chung và chocác bên tham gia vào hoạt động này nói riêng

1.1.2.1 Lợi ích đối với nền kinh tế

Một, CTTC góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế CTTC là một hình

thức tài trợ có tính an toàn tương đối cao, phạm vi tài trợ tương đối rộng rãi nênkhuyến khích được nhiều đối tượng trong nền kinh tế

Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, CTTC đã gópphần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế thông qua việc nhận cácloại máy móc, thiết bị cho thuê mà không làm tăng các khoản nợ nước ngoài củaquốc gia đó

Lợi ích này của CTTC được thể hiện rõ nét đối với các nền kinh tế đangphát triển bởi việc tích luỹ vốn của các nền kinh tế này gặp rất nhiều khó khăn

do hiệu quả của nền kinh tế thấp, thu nhập quốc dân chưa cao, các doanh nghiệpphần lớn thuộc loại vừa và nhỏ CTTC sẽ thu hút vốn quốc tế giúp các doanhnghiệp hiện đại hoá sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó tạo điều kiện chonền kinh tế phát triển

Hai, CTTC góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến cho

các kỹ thuật Hoạt động CTTC sẽ đưa các loại máy móc, thiết bị có trình độcông nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệcủa nền sản xuất trong điều kiện có khó khăn về vốn đầu tư

Đối với các quốc gia phát triển, CTTC giúp cập nhật công nghệ hiện đạicho nền kinh tế nên nó vẫn phát huy mạnh mẽ

Đối với các quốc gia đang phát triển, CTTC càng phát huy tác dụng mạnh

Trang 5

mẽ hơn bởi nó đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ nhanh chóng, giảm bớt

sự tụt hậu về công nghệ trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay Từ đó,giúp các quốc gia này có những bước nhảy vọt, theo kịp những nền kinh tế pháttriển

1.1.2.2 Lợi ích đối với người cho thuê

Sự khác biệt của nghiệp vụ CTTC mang lại nhiều lợi ích cho người chothuê (hay nhà tài trợ) so với các nghiệp vụ tài trợ khác

Trước hết, CTTC là hình thức tài trợ có tính an toàn cao Lợi ích này xuấtphát từ đặc điểm của CTTC, đó là quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc bêncho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản Ngoài rakhoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người thuê yêu cầu và đốitượng tài trợ là tài sản hiện vật Do đó, người cho thuê tránh được những thiệthại do mất vốn tài trợ, cũng như hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát; đồngthời không gặp khó khăn về khả năng thanh khoản vì tiền thuê và vốn được thuhồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản

Bên cạnh đó, CTTC còn cho phép người cho thuê linh hoạt trong kinhdoanh bởi vốn tài trợ được thu hồi dần trong thời gian diễn ra giao dịch thuêmua nên người cho thuê có thể thực hiện tái đầu tư vào các hoạt động sinh lợikhác Ngoài ra, người cho thuê còn có điều kiện để đầu tư theo chiều sâu đối vớikiến thức kinh tế kỹ thuật và kỹ năng nghiệp vụ tín dụng; từ đó nâng cao hiệuquả kinh doanh của họ

1.1.2.3 Lợi ích đối với người đi thuê

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể huy động vốn trung và dài hạn

từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó nguồn vốn được huy động thông qua hoạtđộng thuê tài chính là nguồn rất được quan tâm bởi nó đem lại cho người thuêrất nhiều lợi ích

Thứ nhất, người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện bị

hạn chế về nguồn vốn đầu tư Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp có thể phải gia tăng công suất bất kỳ lúc nào và việc đáp ứng nhu cầunày đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn tích luỹ lớn; nhưng thực tế, các

Trang 6

doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng gặp khó khănrất lớn về nguồn vốn trung, dài hạn Thông qua tín dụng thuê mua, các doanhnghiệp không cần phải có tài sản thế chấp mà vẫn có thể có được nguồn vốntrung, dài hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình dưới dạngmáy móc, thiết bị hoặc động sản khác.

Thứ hai, hoạt động thuê tài chính không gây ảnh hưởng bất lợi đối với

các hệ số kinh doanh của doanh nghiệp thuê Vì tài sản thuê mua được coi nhưmột khoản nợ phát sinh trong năm tài chính nên các hệ số phản ánh hiệu quả sửdụng vốn cố định hay vòng quay toàn bộ vốn và lợi nhuận trên vốn của doanhnghiệp thuê mua cao hơn của doanh nghiệp đi vay để mua tài sản

Thứ ba, hoạt động thuê tài chính giúp các doanh nghiệp không thoả mãn

các yêu cầu vay vốn của các định chế tài chính cũng vẫn có thể nhận được vốntài trợ Đặc thù của CTTC là tính an toàn cao nên các ngân hàng CTTC có thểsẵn sàng thoả mãn nhu cầu đầu tư của khách hàng ngay cả khi uy tín hoặc khảnăng tài chính của khách hàng còn hạn chế

Thứ tư, hoạt động thuê tài chính có thể giúp doanh nghiệp đi thuê không

bị đọng vốn trong tài sản cố định Trong trường hợp khách hàng đã mua tài sảnnhưng thiếu vốn lưu động, khách hàng có thể bán lại cho ngân hàng CTTC sau

đó thuê lại Như vậy khách hàng vừa có vốn để hoạt động, vừa có tài sản để sửdụng

Thứ năm, thuê mua tài chính là phương thức rút ngắn thời gian triển khai

đầu tư, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh do các thủ tục, cũng như các điềukiện tài trợ đơn giản hơn nhiều so với các phương thức tài trợ khác; đồng thờicách thức cung ứng thiết bị được tổ chức khép kín nên tiết kiệm được rất nhiềuthời gian

Thứ sáu, hoạt động thuê tài chính cho phép người thuê hiện đại hoá sản

xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới Ngày nay, các cuộc cáchmạng công nghệ diễn ra thường xuyên hơn, đòi hỏi các thiết bị, máy móc phảithay đổi liên tục để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới; từ đó tạo ranhững sản phẩm có tính riêng biệt và có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên

Trang 7

thị trường là vấn đề tất yếu phải giải quyết đối với mọi doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường Thông qua hoạt động thuê tài chính, các doanh nghiệp có thểbán thiết bị cũ, nhập thiết bị mới và việc thay đổi thiết bị này không đem lại bất

cứ rủi ro nào về mặt pháp lý, cũng như về mặt hao mòn vô hình đối với ngườithuê

Thứ bảy, thuê tài chính cho phép các doanh nghiệp thu hút vốn nước

ngoài Hiện nay, mức lãi suất ngoại tệ trên thị trường vốn quốc tế thấp hơn lãisuất vay ở Việt Nam, do đó thông qua việc thuê máy móc, thiết bị của các ngânhàng thuê mua quốc tế hay các ngân hàng thuê mua liên doanh ở Việt Nam, cácdoanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được vốn tài trợ có mức lãi suất thấp hơn sovới mức lãi suất trên thị trường vốn bằng đồng Việt Nam

Thứ tám, thuê tài chính cho phép người thuê hoãn thuế bởi các khoản tiền

thuê phải trả hàng năm được tính vào chi phí doanh nghiệp, dẫn đến giảm mứclợi nhuận của doanh nghiệp bằng chính những khoản chi phí này

Tóm lại, CTTC là một phương thức tài trợ có vai trò to lớn đối với nền

kinh tế nói chung và đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động này nói riêng.Lợi ích mà nó mang lại được chứng minh qua sự phát triển mạnh mẽ của hoạtđộng CTTC trên khắp thế giới trong những thập niên qua về cả giá trị giao dịchlẫn chủng loại tài sản Sự xuất hiện của hoạt động CTTC ở Việt Nam là một tấtyếu khách quan và với chính sách quản lý đúng đắn chắc chắn trong tương laihoạt động này sẽ phát triển đúng với tầm vóc của nó

1.1.3 Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính

Bất cứ hoạt động tài chính nào cũng cần có những tiêu chuẩn nhận dạng

cụ thể, rõ ràng với một hệ thống tiêu chuẩn chính xác để có thể phân biệt cáchoạt động tài chính với nhau, từ đó tránh được sự trùng lặp, mâu thuẫn của cácvăn bản pháp quy Tuy nhiên, khi nói đến đặc điểm của CTTC thì vẫn chưa có

sự thống nhất giữa các quốc gia, cũng như giữa các tổ chức quốc tế Dưới đây làmột số nhóm đặc điểm mà các nước, các tổ chức đưa ra để nhận biết hoạt độngCTTC

Trang 8

Thứ nhất, theo Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), một nghiệp vụ được

xem là CTTC khi thoả mãn một trong bốn điều kiện sau:

+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hợp đồng hết hạn

+ Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản khi hợp đồng hết hạn + Thời gian của hợp đồng thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tàisản

+ Hiện giá thuần của các khoản thuê bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trườngcủa tài sản

Những giao dịch thuê tài sản nếu không thoả mãn một trong bốn điều kiệnnày đều thuộc phương thức thuê hoạt động

Thứ hai, theo Hiệp định thống nhất luật dân sự về Tín dụng thuê mua

quốc tế do Hiệp hội tín dụng thuê mua quốc tế thoả thuận ngày 26/05/1988 tạiOttawa- Canada thì: CTTC bao gồm các đặc điểm sau:

+ Người thuê chỉ rõ thiết bị và lựa chọn nhà cung cấp, không phụ thuộcvào những kỹ năng và ý kiến của người cho thuê

+ Thiết bị được đề cập trong thoả thuận thuê mua do người cho thuê muatheo thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê trong tình trạng mà ngườithuê đã biết rõ về nhà cung cấp

+ Những khoản tiền thuê phải trả theo thoả thuận của hợp đồng thuê mua

và được tính theo phương thức trả dần hay trả ngay một phần đáng kể chi phímua thiết bị

Thứ ba, theo tiêu chuẩn của Uỷ ban kế toán Hoa Kỳ thì hoạt động cho

thuê tài chính phải thoả mãn những điều kiện sau:

+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển cho người đi thuê khi chấm dứt hợpthuê

+ Hợp đồng thuê cho phép người đi thuê được quyền chọn mua tài sảnthuê với giá thấp hơn ở một thời điểm nào đó hay đến khi chấm dứt thời hạnthuê

+ Thời hạn thuê phải bằng hoặc lớn hơn 75% thời gian hoạt động ướctính của tài sản thuê

Trang 9

+ Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% sovới giá trị tài sản thuê.

Các nhóm đặc điểm trên cho thấy: Tuỳ vào tình hình cụ thể của từngquốc gia mà những nhà làm chính sách có một số thay đổi liên quan đến đặcđiểm của cho thuê tài chính Chẳng hạn, một số nước quy định thời gian tốithiểu của hợp đồng thuê mua là 2– 3 năm, nhưng lại có nước quy định thời gianlên tới 100% thời gian hữu ích của tài sản Trong khi nhiều quốc gia khác lại khálinh hoạt, điển hình là Luật số 3462 ra ngày 27/12/1991 của Hàn Quốc quy định:thời hạn thuê tối thiểu là 60% đời sống hữu ích của tài sản ; còn nếu tài sản cóđời sống hữu ích thì thời hạn đó là 70%

Còn Việt Nam, tại điều 3 trong quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt độngcủa Ngân hàng cho thuê tài chính ban hành kèm theo Nghị định số 64/CP ngày09/10/1995 của chính phủ đã quy định: Một giao dịch CTTC phải thoả mãn mộttrong những điều kiện sau:

+ Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền

sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên

+ Nội dung của hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê,bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giátrị thục tế của tài sản thuê tại thời điểm mua

+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cầnthiết để khấu hao tài sản thuê

+ Tổng số tiền thuê một loại tài sản, quy định tại hợp đồng thuê ít nhấtphải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợpđồng

Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau nhưng các đặc điểm trên củacho thuê tài chính đều đề cập đến các điểm mấu chốt như: thời hạn thuê, tổngtiền thuê, quyền chọn mua và sự chuyển quyền sở hữu bởi đó chính là sự khácbiệt của cho thuê tài chính với các nghiệp vụ tài chính khác như: dịch vụ trả góp,cho vay trung, dài hạn, cho thuê hoạt động

Tóm lại, nghiệp vụ CTTC có các đặc điểm cơ bản sau:

Trang 10

Thứ nhất, hợp đồng cho thuê có tài chính có bao hàm quyền mua lại tàisản với giá danh nghĩa vào cuối kỳ thuê.

Thứ hai, bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê khi kếtthúc thời hạn hợp đồng thuê nếu tổng giá trị các khoản tiền thuê được hiện tạihoá tương đương hoặc cao hơn giá trị của tài sản (ở đây có thể coi là giá thịtrường)

Thứ ba, mục đích của việc cho thuê là nhằm vào việc sản xuất kinhdoanh (mang tính nghề nghiệp)

Thứ tư, thời hạn của hợp đồng cho thuê phải có tỷ lệ tương đương vớithời gian sử dụng của tài sản và phải đảm bảo lớn hơn một năm

Thứ năm, bên thuê phải được thực hiện khấu hao nhanh và phù hợp vớitiến độ trả tiền thuê nếu bên thuê hạch toán nội bảng Nghĩa là bên thuê được coitài sản thuê như là một tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn thuê mua

1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH.

Theo thông lệ, các quốc gia thường áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc

tế 1991/1992 được IASC công bố và có hiệu lực từ ngày 01/01/1991 cho cáchoạt động thuê mua Tuy nhiên, việc hạch toán cụ thể trong từng quốc gia lại cónhững khác biệt nhất định Nguyên nhân của sự khác biệt này là do các quy tắchạch toán thuê mua được căn cứ vào quyền sở hữu pháp lý hay căn cứ vàoquyền sử dụng

Như đã nghiên cứu ở trên, đứng ở góc độ tín dụng, CTTC là loại hìnhtín dụng trung, dài hạn thông thường nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyếtkhó khăn về tài chính (vốn để đầu tư tài sản cố định) Vì thế, các ngân hàng chothuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động phải đảmbảo hai mặt: Một mặt, phải đảm bảo quy trình nghiệp vụ của loại tín dụng “đặcthù” này, mặt khác phải tuân thủ quy chế tín dụng, kỹ thuật kế toán cho vay nóichung của Ngân hàng thương mại

Như vậy, tài sản thuê mua được “vốn hoá” vào trong hoạt động kinhdoanh của người thuê Người cho thuê áp dụng nguyên tắc kế toán tài chínhkhông khấu hao và không đưa vào bảng tổng kết tài sản; tiền phí thuê thu về

Trang 11

được hạch toán như các khoản thu tài trợ vốn khác Còn người thuê đưa tài sảnthuê vào bảng tổng kết tài sản và bắt đầu khấu hao tài sản này từ thời điểm hợpđồng thuê có hiệu lực.

1.2.1 Nhiệm vụ và vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính

1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính

Kế toán CTTC là công việc tính toán, ghi chép bằng con số một cách kịpthời, đầy đủ, trung thực tất cả cácgiai đoạn trong quá trình CTTC Cùng vớicông tác kế toán các hoạt động khác, kế toán nghiệp vụ CTTC tham gia trực tiếpvào quá trình kinh doanh của ngân hàng CTTC Vì vậy, kế toán nghiệp vụ chothuê tài chính có những nhiệm vụ quan trọng sau:

Một, kế toán CTTC thực hiện việc ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ

và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho thuê tài chính theođúng chế độ, quy định của Nhà nước và pháp luật Trên cơ sở đó đảm bảo antoàn vốn cho Ngân hàng cho thuê tài chính

Hai, kế toán CTTC phải thực hiện tính lãi một cách đầy đủ, chính xác,

kịp thời để đảm bảo thu nhập của ngân hàng cho thuê tài chính

Ba, kế toán CTTC phải quản lý toàn bộ hồ sơ cho thuê và theo dõi chặt

chẽ kỳ hạn trả nợ để thu hồi vốn kịp thời và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Đồng thời, cùng với kế toán các nghiệp vụ khác như: kế toán chi phí, kế toán giáphí, kế toán CTTC góp phần tăng cường kỷ luật tài chính và chế độ hạch toánkinh tế

Bốn, kế toán CTTC phải tiến hành phân loại, tổng hợp số liệu theo các

chỉ tiêu một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để phục vụ cho công tác chỉđạo, lãnh đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng, cũng như cho việc thực thi các chế

độ, các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước diễn ra một cách tốt nhất

1.2.1.2 Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Với chức năng phản ánh mọi thông tin kinh tế, tài chính một cách đầy

đủ, chính xác, kịp thời và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính,công tác kế toán ngân hàng nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ CTTC nóiriêng có những vai trò sau:

Trang 12

Thứ nhất, kế toán nghiệp vụ CTTC cung cấp thông tin một cách đầy đủ,

chính xác và kịp thời nhất về hoạt động kinh doanh Từ đó, giúp cho quá trìnhđiều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng CTTC đạt hiệu quả caonhất

Thứ hai, kế toán nghiệp vụ CTTC phản ánh được toàn bộ giá trị và

chủng loại tài sản hiện có của Ngân hàng, cũng như quá trình vận động của tàisản; qua đó góp phần quản lý an toàn tài sản trên cả hai mặt chất lượng và sốlượng

Thứ ba, kế toán nghiệp vụ CTTC phản ánh được toàn bộ hoạt động tài

chính, các khoản thu – chi, cũng như kết quả kinh doanh của Ngân hàng chothuê tài chính Qua đó, giúp công tác quản lý hoạt động CTTC đạt hiệu quả caobằng cách tăng thu nhập và giảm chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi

Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của kế toán là mang tính tổng hợp cao,

cho nên kế toán nghiệp vụ CTTC cùng với kế toán các nghiệp vụ khác còn cóvai trò cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác nhằm phục vụ cho các hoạt độngquan trọng của Ngân hàng CTTC như: hoạt động thanh tra, kiểm soát, kiểm toán

và phân tích hoạt động cho thuê tài chính

1.2.2 Hợp đồng cho thuê tài chính là căn cứ để hạch toán quá trình cho

thuê, thu hồi vốn gốc và lãi

Hợp đồng CTTC là căn cứ quan trọng nhất để hạch toán giá trị tài sảncho thuê tài chính và hạch toán quá trình thu hồi vốn gốc và thu lãi cho thuê tàichính

Hợp đồng CTTC là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê về việc chothuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Hợp đồng CTTC phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định củapháp luật và là loại hợp đồng không được phép huỷ ngang, ngoại trừ nhữngtrường hợp đặc biệt Trước khi hợp đồng CTTC có hiệu lực, các bên tham giaphải tiến hành đăng ký tại cơ quan quản lý hợp đồng theo quy định của phápluật Tuỳ theo đặc điểm pháp lý và điều kiện riêng của từng quốc gia, hợp đồng

Trang 13

CTTC sẽ có những khác biệt nhất định; nhưng về mặt nguyên tắc, các hợp đồngcho thuê tài chính đều phải đảm bảo những nội dung cơ bản và những diềukhoản, điều kiện đảm bảo như sau:

+ Số hợp đồng, ngày – tháng – năm ký hợp đồng

+ Thông tin về nhà cung cấp

+ Các bên tham gia thoả thuận hợp đồng

+ Đối tượng của thoả thuận: chủng loại, chất lượng, giá trị của tài sản + Địa điểm lắp đặt thiết bị hoặc nơi vận hành

+ Thời hạn cho thuê

+ Mức phí thuê

+ Phương thức thanh toán

+ Thời gian khấu hao

1.2.3 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê tài

chính

1.2.3.1 Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính

Theo quy định của IASC trong Văn bản các tiêu chuẩn kế toán quốc tế số

17, hoạt động thuê mua phải được đưa vào bảng Tổng kết tài sản của ngườithuê Việc hạch toán các giao dịch thuê mua vào bảng tổng kết tài sản của ngườithuê thể hiện tài sản thuê mua được coi như những tài sản được hình thành từnguồn tài trợ vay nợ Vì thế, giá trị của tài sản thuê được coi như một khoản nợ

Riêng ở Việt Nam, các ngân hàng CTTC sử dụng hệ thống tài khoản áp

Trang 14

dụng cho tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số NHNN để hạch toán, theo dõi các hoạt động CTTC Theo hệ thống tài khoảnnày, nghiệp vụ CTTC được hạch toán, theo dõi ở tài khoản nội bảng cấp một 23

435/1998/QĐ-“Cho thuê tài chính” Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

* Tài khoản 231- Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam.

- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản CTTC bằng đồng ViệtNam, khách hàng đang thuê theo hợp đồng và phần giá trị tài sản cho thuê tàichính được Ngân hàng CTTC đánh giá là có khả năng trả đúng hạn và đầy đủkhi đến hạn trả mới

Bên nợ ghi: Giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp đồng Bên có ghi: Giá trị tài sản CTTC được thu hồi khi khách hàng trả tiền theo

hợp đồng

Số dư nợ: Phản ánh giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính đang nợ

trong hạn

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng thuê tài chính.

* Tài khoản 231 có các tài khoản cấp III sau:

2311: Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ

2312: Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi

2313: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi

2318: Nợ khó đòi

* Tài khoản 232- Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản CTTC bằng ngoại tệ,khách hàng đang thuê theo hợp đồng và phần giá trị tài sản cho thuê tài chínhđược Ngân hàng CTTC đánh giá là có khả năng trả đúng hạn, đầy đủ khi đếnhạn trả mới

Nội dung hạch toán của tài chính khoản 232 giống như nội dung hạchtoán tài khoản 231

* Tài khoản 233: Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị CTTC.

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam Ngân hàng CTTCđang chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trong thời gian trước khi bắt

Trang 15

đầu cho thuê tài chính (ghi trong hợp đồng CTTC).

Bên nợ ghi: Số tiền chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính.

Bên có ghi: Giá trị tài sản chuyển sang cho thuê tài chính.

Số dư nợ: Phản ánh số tiền đang chi ra mua tài sản CTTC chưa chuyển

sang CTTC

* Tài khoản 234: Đầu tư bằng ngoại tệ vào các thiết bị CTTC.

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ Ngân hàng CTTC đang chi ra

để mua sắm tài sản CTTC trong thời gian trước khi bắt đầu CTTC (ghi tronghợp đồng CTTC)

Nội dung hạch toán khoản 234 giống như nội dung hạch toán tài khoản 233

* Tài khoản 237 - Lãi cho thuê tài chính tính trước.

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi (dự thu) cộng dồn tính trên việccho thuê tài chính mà Ngân hàng CTTC sẽ được nhận khi hết hạn

Bên nợ ghi: Số tiền lãi tính cộng dồn.

Bên có ghi: Số tiền lãi khách hàng thuê tài chính trả.

Số dự nợ: Phản ánh số lãi CTTC mà Ngân hàng CTTC chưa được thanh

toán

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản hay hợp

đồng cho thuê tài chính

* Tài khoản 239: Dự phòng phải thu khó đòi.

Tài khoản này dùng để phản ánh việc Tổ chức tín dụng lập dự phòng và

xử lý các khoản dự phòng về các khoản cho thuê tài chính đối với các tổ chứckinh tế, cá nhân và có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán

* Tài khoản 703: Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập của Ngân hàng CTTC từ hoạtđộng CTTC

* Tài khoản ngoại bảng.

Tài sản dùng để CTTC theo quy định không được hạch toán vào bảngtổng kết tài sản của Ngân hàng CTTC nhưng thực chất vẫn thuộc quyền sở hữucủa Ngân hàng CTTC nên được theo dõi ở tài khoản ngoại bảng sau:

Trang 16

- Tài khoản 951: Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại Ngân hàng.

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản dùng để CTTC đang quản lýtại các Ngân hàng CTTC Giá trị tài sản được theo dõi theo giá mua ban đầu

Bên nhập ghi: Giá trị tài sản dùng để cho thuê tài chính nhận về Ngân

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản dùng để CTTC.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, ngân hàng CTTC mở sổ theo dõi chi tiết từng kháchhàng thuê tài sản

- Tài khoản 952: Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê.

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản dùng để CTTC đang giao chokhách hàng thuê Giá trị tài sản được theo dõi theo giá mua ban đầu

Bên nhập ghi: Giá trị tài sản dùng để CTTC giao cho khách hàng thuê Bên xuất ghi: Giá trị tài sản dùng để CTTC giao cho khách hàng thuê

được xử lý hoặc nhận về Ngân hàng

Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản dùng để CTTC.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, ngân hàng CTTC mở sổ theo dõi chi tiết từngkhách thuê tài sản

1.2.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính

Ngoài các chứng từ ghi sổ thông thường dùng trong kế toán tín dụng, còn sửdụng các chứng từ gốc chuyên dùng cho nghiệp vụ cho thuê tài chính như:

- Hợp đồng CTTC

- Hoá đơn dịch vụ CTTC (mẫu theo phụ lục đính kèm)

- Hoá đơn mua tài sản để CTTC gồm: hoá đơn mua hàng trong nước vàhoá đơn hàng nhập khẩu

- Hoá đơn thuế giá trị gia tăng, hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của

Trang 17

hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.

- Bộ hoá đơn nguồn gốc tài sản

1.2.4 Phương pháp tính tiền cho thuê tài chính

Số tiền thuê được trả mỗi kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giá trị tài sảnthuê, thời hạn thuê, lãi suất thuê mua, kỳ hạn nợ, thời điểm thanh toán nợ…

Đây là những phương pháp tính tiền thuê được sử dụng khá phổ biến ởViệt Nam Ngoài ra, còn có những phương pháp tính tiền thuê khác được pháttriển dựa trên những phương pháp trên hoặc phương pháp tính dùng riêng chonhững hợp đồng CTTC đặc biệt như: tính tiền thuê tăng (giảm) tuyến tính, thutiền cuối (đầu) kỳ, tính tiền thuê với tỷ lệ khấu hao nhanh, với lãi suất thả nổihoặc cố định…

1.2.5 Quy trình kế toán hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việccho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên

cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Vì thế, hạch toánnghiệp vụ CTTC của Ngân hàng CTTC có đặc điểm như hạch toán nghiệp vụCTTC ở DN cho thuê

Bên cạnh đó, mặc dù tài sản CTTC thuộc quyền sở hữu của Ngân hàngCTTC nhưng Ngân hàng không trích khấu hao hoặc phân bổ giá trị tài sản vàochi phí kinh doanh của Ngân hàng, mà giá trị tài sản được thu hồi dần thông quatiền thuê do bên thuê trả

Ngoài ra, Ngân hàng CTTC được thu một số lãi về CTTC Số lãi nàyđược tính và được hạch toán riêng với số vốn gốc về CTTC

1.2.5.1 Kế toán giai đoạn mua tài sản cho thuê

Tài sản dùng để CTTC có thể do Ngân hàng CTTC mua về để cho thuê,cũng có thể dùng tài sản của ngân hàng để cho thuê Tuy nhiên, các ngân hàngCTTC thường mua tài sản theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó cho kháchhàng thuê Vì thế, khi ngân hàng mua tài sản để cho thuê, kế toán sẽ tiến hànhghi bút toán phản ánh số tiền chi ra để mua tài sản như sau:

Nợ: TK “Đầu tư vào các thiết bị CTTC” (TK 233, 234)

Trang 18

Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi người cung cấp).

Nếu tài sản mua về nhưng chưa giao ngay cho bên thuê, Ngân hàng CTTCphải tạm thời quản lý thì số tài sản này phải được theo dõi ở tài khoản ngoạibảng 951:

Ghi Nhập: TK “Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại ngânhàng”(TK 951)

1.2.5.2 Kế toán tiền đặt cọc và tiền ký quỹ

Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, Ngân hàng CTTC có thể yêu cầu bênthuê đặt cọc và lưu ký một số tiền nhất định theo sự thoả thuận giữa đôi bên

Khi khách hàng thuê ký quỹ để thuê tài sản của ngân hàng CTTC, kế toánhạch toán:

Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt hoặc TKTG của bên thuê): Số tiền ký quỹ.Có: TK ký quỹ đảm bảo thuê tài chính (TK4667): Số tiền ký quỹ

1.2.5.3 Kế toán giai đoạn bắt đầu cho thuê

Khi ngân hàng CTTC cho khách hàng thuê (giao tài sản cho khách hàng),

kế toán căn cứ vào hợp đồng CTTC và các loại giấy tờ khác để hạch toán giá trịtài sản thuê tài chính vào tài khoản CTTC, cũng như để theo dõi tài sản đã chothuê bằng các bút toán sau:

Nợ: TK "Ký quỹ dùng để cho thuê tài chính" (TK 4667)

Có: TK Thích hợp (TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi của bên thuê)

Xuất: TK “Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại ngân hàng” (TK951).Nhập: TK “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàngthuê” (TK 952)

Nợ: TK “Cho thuê tài sản tài chính” (TK 231, 232)

Có: TK “Đầu tư vào thiết bị CTTC” (TK 233, 234)

Trên đây là những bút toán mà kế toán nghiệp vụ CTTC thực hiện khigiao tài sản cho khách hàng thuê trong trường hợp giá mua tài sản bằng giá chothuê tài sản Tuy nhiên, trong trường hợp giá mua tài sản và giá thuê tài sảnchênh lệch nhau thì phần chênh lệch này được đưa vào tài khoản “Thu khác vềhoạt động tín dụng” (TK 709) nếu giá mua nhỏ hơn giá cho thuê; và phần chêch

Trang 19

lệch này được đưa vào tài khoản “Chi phí khác về hoạt động tín dụng” (TK 809)Nếu giá mua cao hơn giá cho thuê.

Hàng tháng ngân hàng tiến hành tính lãi dự thu từ khách hàng thuê, số lãinày được đưa vào thu từ nghiệp vụ CTTC:

Nợ: TK “Lãi cho thuê tài chính tính trước” (TK 237)

Có: TK “Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính” (TK 703)

1.2.5.4 Kế toán giai đoạn thu nợ và thu lãi

Ngân hàng CTTC thu nợ và thu lãi trên cơ sở kỳ hạn thanh toán đã thoảthuận trong hợp đồng CTTC

* Đến kỳ hạn trả tiền thuê và tiền lãi, bên thuê sẽ phải chủ động trả cả tiềnthuê tài chính và tiền lãi cho Ngân hàng cho thuê bằng cách: nộp tiền mặt hoặctrích tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng để chuyển cho Ngân hàngCTTC

Khi thu tiền thuê và tiền lãi, kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ: TK thích hợp: Gốc cộng lãi

Có: TK “Lãi cho thuê tài chính tính trước” (TK237): Lãi CTTC

Có: TK “Cho thuê tài chính” (TK 231, 232): Trả một phần hoặctoàn bộ gốc

1.2.5.5 Kế toán giai đoạn kết thúc giao dịch cho thuê tài chính

* Khi thu hết giá trị tài sản CTTC hoặc khi kết thúc hợp đồng CTTC: + Nếu khách hàng mua lại tài sản thì kế toán sẽ hạch toán

Xuất: TK “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàngthuê” (TK 952)

Nợ: TK thích hợp

Có: TK “Thu khác về hoạt động tín dụng” (TK 709)

+ Nếu khách hàng trả lại tài sản cho ngân hàng, kế toán ghi:

Xuất: TK “Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê” (TK 952) Nhập: TK “Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại ngân hàng” (TK 951) + Nếu gia hạn cho thuê theo thoả thuận thì ngân hàng CTTC Căn cứ vào

số tiền bên thuê trả thêm để hạch toán:

Nợ: TK thích hợp

Có: TK “Thu từ nghiệp vụ CTTC” (TK703)

* Khi hợp đồng cho thuê chấm dứt trước thời hạn thì tuỳ theo nguyênnhân dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng, kế toán sẽ tiến hành hạch toán một cách

Trang 20

Xuất: TK” Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê” (TK952).Sau đó, tuỳ theo hình thức xử lý tài sản CTTC mà hạch toán cho phù hợp.+ Trong trường hợp tài sản bị hỏng hoặc bị mất, kế toán hạch toán:

Xuất: TK “Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê”(TK 952)

Số vốn gốc còn lại, bên thuê phải thanh toán theo hợp đồng và được hạchtoán chuyển sang TK nợ quá hạn thích hợp Thời gian quá hạn được tính từ lúcchấm dứt hợp đồng trước hạn

Số lãi được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng “Lãi cho vay chưa thuđược” (TK941, 942)

Đồng thời, khi nhận được các khoản bồi thường mà bên thuê phải trả, kếtoán hạch toán

Có: TK “Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ” (TK2311, 2321)

Và nâng cấp dần đến TK “Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khảnăng thu hồi” (TK 2313, 2323) hoặc TK “Nợ khó đòi” (TK 2318, 2328) nếu vẫnkhông thu được

Tuy nhiên, khi chuyển sang nợ khó đòi thì ngân hàng phải lấy từ quỹ dựphòng để bù đắp

Trang 21

Chương 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI

NGÂN HÀNG LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1-KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT, CHI NHÁNH HÀ NỘI(LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI)

2.1.1- Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà Nội:

2.1.1.1- Lịch sử hình thành của LVB, chi nhánh Hà nội:

Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB) được thành lập vào ngày

22-06-1999 tại thủ đô Vietiane nước CHDCND Lào nhằm thực hiện chủ trương củaĐảng, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào về phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị kinh tế Việt - Lào.Gần một năm sau đó, ngày 27-03-2000 được sự chỉ đạo của Chính phủ và ngânhàng trung ương hai nước, LVB đã được cấp phép mở chi nhánh tại Hà Nội, chinhánh đầu tiên của hệ thống ngân hàng liên doanh Lào-Việt, với vốn đóng gópban đầu của mỗi bên là 50% trong 10.000.000$ Sự ra đời của chi nhánh Hà nộiđánh dấu một bước phát triển rất quan trọng của hệ thống LVB nói riểng và quan

hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước Việt-Lào nói chung

LVB thực hiện chức năng kinh doanh của một Ngân hàng thương mạitiên tiến với công nghệ hiện đại, phương thức giao dịch một cửa, với phươngchâm phục vụ là “ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và an toàn”

Từ khi ra đời, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khókhăn thử thách, tận dụng thời cơ để từng bước ổn định và phát triển hoạt độngkinh doanh trong một môI trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt: nơi có rấtnhiều tổ chức tín dụng với nhưng lợi thế về qui mô, uy tín và các quan hệ truyềnthống, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt Trong khi mức vốnđiều lệ của chi nhánh cũng như toàn hệ thống quá nhỏ (hiện nay là 3.75 triệuUSD), do đó việc tạo lập uy tín, thu hút khách hàng, xâm nhập để chiếm lĩnh thịtrường, thị phần là hết sức khó khăn Là một chi nhánh ngân hàng nước ngoàinên hoạt động kinh doanh bị nhiều hạn chế như: không được phép huy động tiếtkiệm ngoại tệ, không được phép mở phòng giao dịch, bàn tiết kiệm…Đó là trởngại rất lớn trong quá trình phát triển của chi nhánh Trước những khó khăn thử

Trang 22

thách trên, chi nhánh đã tranh thủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,các Bộ ngành có liên quan Đặc biệt với sự quan tâm chu đáo về mọi mặt của haingân hàng mẹ, chi nhánh đã từng bước ổn định và phát triển, kinh doanh ngàycàng hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong suốt 9 năm qua, chi nhánh luôn ý thức được vai trò, nhiệm vụ chủyếu của mình là làm thế nào góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữahai nước Việt Nam- Lào Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệlàm ăn kinh tế lâu dài với nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nướcbạn Lào, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp có hoạt động sảnxuất, thi công và kinh doanh với nước bạn Lào, trong đó đặc biệt là các đơn vịthành viên của tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tổng công tyxây dựng miền trung tham gia thi công các công trình như: Đập chứa nước Thuỷlợi Nâm Tiên, Thuỷ lợi Thaphanongphong, Nhà bảo tàng Chủ tịch KaysỏnPhomvihan, trường Đại học Quốc gia Lào, Đường 18B…Với vai trò làm cầu nốithanh toán giữa hai nước Việt Nam-Lào chi nhánh đã thành lập đường dây thanhtoán trực tiếp với Hội sở chính thuận lợi nhanh chóng, chính xác với nhiều hìnhthức thanh toán đa dạng như: mở tài khoản điều hành từ xa, nhờ đó khách hàng

ở Việt Nam thực hiện điều hành tài khoản của mình đã mở ở Lào và ngược lại…Thông qua hội sở chính, kênh thanh toán của chi nhánh có thể đi đến tất cả cácngân hàng tại Lào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: chuyển tiềnthanh toán hợp đồng kinh tế, chuyển tiền viện trợ của chính phủ, của tổ chức,chuyển tiền cho người thân học tập, du lịch… Bằng nhiều loại tiền tệ như: LAK,VND, USD, THB… trong đó chi nhánh đặc biệt chú trọng việc thanh toán bằngVND và LAK

Đến nay, hệ thống ngân hàng Lào-Việt nói chung và chi nhánh Hà Nộinói riêng đã thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hainước, điển hình là việc triển khai nhanh, có hiệu quả chủ trương của chính phủ

về thực hiện thanh toán chuyển tiền bàng đồng Việt Nam và kịp Lào; bước đầulàm tốt vai trò trung tâm thanh toán, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho cácdoanh nghịêp hai nước trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ và dịhc vụngân hàng tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng; hoạt độngkinh doanh an toàn và có hiệu quả; làm tốt nhiệm vụ ngân hàng đại lý tiếp nhận

và giảI ngân các dụ án sử dụng vốn theo hiệp định của Chính phủ hai nước và

Trang 23

Bangiám đốc

Phòng hành chính tổng hợpPhòng kinh doanh Phòng kế toán Kiểm soát nội bộ

Thanh toán quốc tế C-vay và

B-lãnh

mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bướchội nhập và phát triển Từ kết quả đạt được nêu trên của chi nhánh, đã khẳngđịnh một hướng đI đúng, một sự đầu tư hiệu quả Sự ra đời của chi nhánh HàNội ngân hàng liên doanh Lào-Việt là một điều tất yếu của sự phát triển hợp táckinh tế toàn diện, là mắt xích quan trọng thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó keo sơn,bền vững giữa hai nước Việt Nam-Lào

2.1.1.2-Cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà nội:

Song song với việc sắp xếp lại tổ chức, LVB chi nhánh Hà nội đã xây dựngnhững văn bản pháp qui qui định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban phùhợp với nền kinh tế thị trường

Vai năm qua cùng với các ngân hàng thương mại khác, LVB chi nhánh Hànội tiến hành đổi mới về bộ máy tổ chức Mô hình tổ chức này đã giúp cho bangiám đốc tập trung sự chỉ đạo, nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh sátvới nền kinh tế thị trường

MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT, CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trang 24

P NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHI NHÁNH TẠI

HÀ NỘI

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

P KẾ TOÁN TÀI CHÍNH - ĐT

HỘI SỞCHÍNH

HĐQT NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT

VĂN PHÒNG

P NGHIỆP VỤ B NÁN

LẺ CHI NH NH TÁN ẠI

TPHCM

Trang 25

Hình 16 : Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động

Quan sát tình hình biến động lượng vốn huy động của LVB trong 4 nămgần nhất, ta thấy công tác huy động vốn đã có những phát triển rõ rệt

Nguồn vốn huy động được tính đến thời điểm 31/12/2008 là 95,8 tăng130% so với cùng kỳ năm 2007 và gấp 3 lần so với số liệu này năm 2006

(B¸o c¸o tæng kÕt n¨m 2005,2006,2007 cña LVB, chi nh¸nh HN)

Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2006 đạt 35 triệu USD,chiếm 73% trên tổng nguồn vốn của chi nhánh Vốn huy động từ tiền gửi củakhách hàng là tổ chức, cá nhân đạt hơn 47 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm vàchiếm 13,4% vốn huy động tại chỗ, số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến31/12/2006 đạt hơn gần 16 tỷ đồng, bằng 105% so với đầu năm, trong đó tiềngửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳnăm ngoái

Trang 26

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn nhận của các tổchức tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính đến 31/12/2006 đạt gần 284 tỷđồng, chiếm 80% trên tổng vốn huy động Đây là nguồn vốn có thời gian nhậngửi rất ngắn, không ổn định và thường mang tính thời điểm, cần phảI có nguồnvốn vay hạn mức từ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam làm hậu thuẫn Tổng nguồn vốn huy động đến thời điểm 31/12/2007 đạt 45,9 triệu USDquy đổi, tăng 31% so với đầu năm và chiếm 87% trên tổng nguồn vốn của chinhánh Trong đó, vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân bằng135% so với kế hoạch giao, đạt gần 6,1 triệu USD quy đổi, tăng 106% so vớiđầu năm và chiếm 20% tổng vốn huy động Số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến31/12/2007 đạt hơn 3,3 triệu USD quy đổi, gấp 3,25 lần so với đầu năm.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tíndụng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính đến 31/12/2007 đạt 23,15 triệu USD quyđổi, chiếm 76% trên tổng vốn huy động

Đến năm 2008 tổng nguồn vốn đã tăng lên rất nhanh, với con số31/12/2008 là 99,55 triệu USD tăng đến 126% so với 2007 đó là do lượng vốnhuy động tăng vọt lên 95,8 triệu USD

Nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh tăng lên đáng kể tạođiều kiện thuận lợi cho chi nhánh chủ động trong việc sử dụng vốn là cơ sở để

mở rộng qui mô hoạt động của mình Với chất lượng công tác quản lý điều hànhtốt công tác huy động vốn của LVB, chi nhánh Hà Nội tạo tiền đề cho việc thựchiện tốt phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của những năm tiếp theo

2.1.2.2-Hoạt động sử dụng vốn :

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn làđiều sống còn của ngân hàng, từ nhận thức đó LVB, chi nhánh Hà Nội xác địnhnâng cao chất lượng tín dụng và uy tín đối với khách hàng là nhiệm vụ cực kỳquan trọng LVB, chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phùhợp với nhiều loại cho vay như cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn, cho vay ưu đãI

hộ nghèo,… và đầu tư theo hướng chọn lọc trên cơ sở phân loại khách hàng, đầu

tư vào các doanh nghiệp, các bộ làm ăn có lãI, đầu tư vào các hộ nghèo thiếuvốn sản xuất

Trang 27

Hỡnh 18: Tỡnh hỡnh cho vay tại LVB, chi nhỏnh Hà Nội:

Đơn vị : triệu USD

Dư nợ vay dài hạn 7,44 100 9,24 124,9 11,8 128,1 11,8 100

(Nguồn báo cáo thống kê LVB, chi nhánh Hà Nội)

Cùng với việc củng cố và phát triển chọn lọc quan hệ tín dụng với cáckhách hàng đã và đang vay vốn Chi nhánh cũng luôn chú trọng và đẩy mạnhthực hiện đa dạng hoá đối tợng, loại hình khách hàng thuộc mọi thành phần kinh

tế Tính đến 31/12/2007 d nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nớc đạt 11,8triệu USD quy đổi, chiếm 41,5% trên tổng d nợ( trong đó d nợ vay của các doanhnghiệp Nhà nớc đã cổ phần hoá là 5,2 triệu USD quy đổi) D nợ vay của cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 13 triệu USD quy đổi, tăng 2,4% so với năm

2006 và chiếm 45,8 % tổng d nợ D nợ cho vay t nhân, cá thể đạt 3,6 triệu USDquy đổi, chiếm 12,7% tổng d nợ Đặt vấn đề chất lợng và hiệu quả tín dụng lênhàng đàu, trong năm 2007, chi nhánh đã tập trung xử lý cơ cấu lại hoạt động tíndụng và đã mang lại kết quả nhất định với tỷ lệ nợ xấu trên tổng d nợ của chinhánh năm 2007 là 3,75%<7%(chỉ tiêu kế hoạch LVBH.O giao)

Bên cạnh đó chi nhánh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với nhữngdoanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại nớc bạn Lào nh cho vaycác đơn vị thành viên thuộc tổng công ty XD và PT Nông thôn tham gia thi côngcác công trình thuỷ lợi Đông Phu Xỷ, Tha Phạ Nông Phông… D nợ của các Ddoanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào đạt gần 2,36 triệuUSD quy đổi, chiếm gần 8,3% tổng d nợ Hiện tại, chi nhánh đang tập trung tiếpcận một số dự án đầu t sang Lào của Tổng công ty bu chính viễn thông, công ty

cổ phần điện Việt-Lào… D và tiếp thị cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán,chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ… D cho các đơn vị có quan hệ kinh doanh thơngmại, xuất nhập khẩu và đầu t với nớc bạn Lào

* Hiệu quả sử dụng vốn:

Chi nhánh đã thực hiện tốt việc huy động vốn nên số vốn huy động củachi nhánh không ngừng tăng lên Tổng nguồn vốn huy động đến thời điểm

Ngày đăng: 30/01/2024, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w