1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0đối với thị trường chứng khoán việt nam

69 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Đối Với Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Hoàng Thúy Hiền, Đinh Thị Son, Đoàn Phương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tiền tệ - Ngân hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 9,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (4)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài (4)
      • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài (4)
      • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu ở trong nước (13)
    • 1.2. Khung phân tích (17)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu (18)
      • 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (20)
    • 2.1. Các lý thuyết liên quan (20)
      • 2.1.1. Các khái niệm (20)
      • 2.1.2. Một số lý thuyết kinh tế tài chính (22)
    • 2.2. Khung lý thuyết (30)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (31)
    • 3.1. Kết quả nghiên cứu (Results) (31)
    • 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion) (53)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP (CONCLUSION AND POLICY IMPLICATION) (55)
    • 4.1. Kết luận (55)
    • 4.2. Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp (59)

Nội dung

Ngoài ra,nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình DCC-MVGARCH để đo lường mức độ biếnđộng và tương quan động của một số danh mục đầu tư điển hình của thị trường chứngkhoán, sau đó so sánh

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài

Theo như sự tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng chung của sự phát triển công nghệ đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên đối với các đề tài nhỏ hơn, cụ thể hơn (ví dụ như ảnh hưởng của công nghệ Blockchain,

AI, một phương pháp công nghệ cụ thể ), đã có rất nhiều bài báo cáo, nghiên cứu do các tác giả (nhóm tác giả) là sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư thuộc chuyên ngành kinh tế/tài chính tìm hiểu và đăng tải trên các trang báo, các tạp chí trong và ngoài nước hoặc được trình bày tại các Hội thảo khoa học Trong số các nghiên cứu, báo cáo công khai, chúng tôi lựa chọn ra bốn bài nghiên cứu ở nước ngoài và bốn bài nghiên cứu trong nước để phân tích, đưa ra những kết luận hoàn chỉnh nhất về tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu thứ nhất chúng tôi lựa chọn là “Indices boursiers internationaux et la crise des nouvelles technologies: approches switching et DCC-MVGARCH” 1 của Ryan SULEIMANN (LEMAND), được đăng tải trên nền tảng khoa học HAL vào tháng 11 năm 2008 Từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chứng khoán trên lĩnh vực công nghệ mới vào năm 2000 và sự gia tăng lớn về tính không ổn định của các tài sản chứng khoán, nhóm nghiên cứu nhằm đến việc mô hình hóa sự biến động của các chỉ số chứng khoán quốc tế từ cuộc khủng hoảng cho đến nay bằng mô hình DCC-MVGARCH và đưa ra cách tiếp cận mới với thị trường chứng khoán Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng sự hình thành của các bong bóng đầu cơ công nghệ đã gây ra sự biến động đột ngột của các chỉ số chứng khoán công nghệ, sau khi các bong bóng này vỡ đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc của thị trường chứng khoán, đồng thời làm thay đổi cơ cấu rủi ro đầu tư Việc xác định rủi ro của một danh mục đầu tư phụ thuộc vào hai yếu tố chính: hiệp phương sai của các tài sản tạo thành danh mục đầu tư này cũng như mối tương quan giữa chúng Bằng 2 phương pháp DCC-MVGARCH và Copula, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời của các chỉ số chứng khoán quốc tế NASDAQ Composite, Standard et Poor 500, Dax, CAC40 et Dow Jones Industrial Average đã tăng lên đáng kể từ năm 1998 Nhưng với những biến động và sự thay đổi cấu trúc của các thị trường chứng khoán, việc xác định hiệp phương sai (do đó là biến động) và tương quan của các cổ phiếu chứng khoán trở nên phức tạp hơn và các mô hình hiện có thất bại trong cách thực hiện này Xác định rằng thị trường chứng khoán đã thay đổi cấu trúc, cách vận hành và sự biến động của các chỉ số chứng khoán đã tăng lên rất nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đó, nhóm tác giả đã giới thiệu một phương pháp giúp ước tính mức độ biến

1 Các chỉ số chứng khoán quốc tế và cuộc khủng hoảng công nghệ mới: chuyển đổi cách tiếp cận và mô hình DCC-MVGARCH động tám chỉ số chính của thị trường chứng khoán và xác định các tương tác tồn tại giữa chúng, cho phép tính toán rủi ro đầu tư bằng cách sử dụng các biến động và mối tương quan có cấu trúc đã được xác định trước đó Sau khi so sánh 2 thước đo chỉ số chứng khoán, họ nhận thấy rằng hai thước đo rủi ro thu được là bổ sung cho nhau Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình DCC-MVGARCH để đo lường mức độ biến động và tương quan động của một số danh mục đầu tư điển hình của thị trường chứng khoán, sau đó so sánh kết quả và đưa ra dự đoán về các công ty đầu tư chứng khoán.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được một số lý thuyết có thể kế thừa như sau:

- Khái niệm các chỉ số chứng khoán: Các chỉ số chứng khoán hay còn gọi là chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình chung của các thị trường chứng khoán ở các quốc gia.

- Chỉ số Dow Jones (Mỹ): Tên đầy đủ của chỉ số này là Dow Jones Industrial Average (ký hiệu DJIA) - chỉ số bình quân công nghiệp, còn được gọi Dow 30 Chỉ số này được tạo ra vào thế kỷ 19, bởi ông Charles Dow, đồng sáng lập viên của công ty Dow Jones & Company và là chủ của tờ báo The Wall Street Journal Chỉ số Dow Jones được xác định bằng mức giá đóng cửa của 30 mã cổ phiếu blue chip.

- Chỉ số Standard & Poor’s 500: Đây là một chỉ số dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ hoặc NYSE Đây là một trong những chỉ số chứng khoán thế giới được quan tâm nhất bởi tính bao quát và khách quan Nhiều nhà đầu tư coi đây là chỉ số chủ đạo của nền kinh tế của nước Mỹ và là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

- Chỉ số NASDAQ - NASDAQ Composite : Đây là sàn giao dịch chứng 2 khoán Mỹ lớn thứ 2, chỉ sau sàn NYSE của Newyork, được thành lập vào năm

1971 bởi NASD - Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn Chứng khoán Mỹ NASDAQ Composite là chỉ số đại diện hơn 3000 công ty thuộc nhiều lĩnh vực (kỹ thuật, công nghiệp, hàng tiêu dùng, dầu khí…), trong khi đó NASDAQ 100 đại diện cho

100 công ty chuyên về công nghệ có giá trị thị trường lớn nhất được niêm yết trên sàn giao dịch NASDAQ.

- Chỉ số FTSE 100 của Anh: là chỉ số cổ phiếu bluechip của 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất nước Anh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London.

- Mô hình DCC-MVGARCH: Mô hình DCC-GARCH do Engle (2002) giới thiệu đã được sử dụng để mô hình hóa các biến động và mối tương quan có điều

2 National Association of Securities Dealers Automated Quotation kiện giữa thị trường chứng khoán của các quốc gia mới nổi và giá dầu, vàng, VIX và trái phiếu (Basher (2016 Mô hình DCC-GARCH nói chung là được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tương quan có điều kiện giữa thị trường tài chính và thị trường hàng hóa (Dầu mỏ, Thực phẩm, Vàng, v.v.) Nó được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa thị trường dầu mỏ và thị trường của 6 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu dầu mỏ (Filis (2011), mô hình này cũng được áp dụng để phân tích động lực biến động giữa giá cổ phiếu ở Ghana và Nigeria và giá dầu (Lin (2014).

Về khoảng trống nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng bài nghiên cứu đã nêu rõ về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng công nghệ và việc vỡ các bong bóng đầu cơ công nghệ đối với các chỉ số chứng khoán, tuy nhiên lại không nêu ra phương án để làm tăng các chỉ số này cũng như không đưa ra ý nghĩa của mô hình DCC-MVGARCH đối với tương lai tình hình nghiên cứu về các chỉ số chứng khoán này

Nghiên cứu thứ hai chúng tôi lựa chọn là “The potential for blockchain 3 technology in public equity markets in Asia” , 4 một bài nghiên cứu thuộc “OECD 5 CAPITAL MARKET SERIES” được đăng tải trên diễn đàn OECD vào năm 2018. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về Blockchain và khám phá mức độ mà Blockchain tác động đến cách các công ty ở Châu Á huy động vốn và ảnh hưởng của điều này đến thị trường vốn cổ phần đại chúng trong tương lai Trong khoảng thời gian 20 năm từ 1997 đến 2017, số lượng IPO hàng năm ở Hoa Kỳ và Châu u đã giảm trong khi số lượng IPO ở các thị trường châu Á lại tăng lên Một phần quan trọng của thành công này là các đợt IPO công nghệ, đã trở nên nổi bật hơn ở châu Á Trong tổng số các đợt IPO, tỷ lệ IPO công nghệ ở châu Á tăng từ 6% năm 2012 lên 10% năm 2017, trong khi tỷ lệ IPO công nghệ trên toàn cầu giảm từ 23% năm 2012 xuống 9% năm 2017.

Những phát hiện của báo cáo này cho thấy rằng các cơ quan quản lý quốc gia và chính phủ ở châu Á nên cởi mở, nhưng hãy thận trọng khi khám phá các công nghệ mới nhằm duy trì tính toàn vẹn và ổn định của thị trường vốn cổ phần đại chúng Công nghệ chuỗi khối vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và thiếu khả năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của cơ sở hạ tầng thị trường ngày nay và duy trì mức độ giao dịch hiện tại Điều đó nói rằng, cho dù đó là blockchain hay công nghệ liên quan, các cơ quan quản lý, chính quyền và chính phủ nên được thông

4 Tiềm năng của công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán đại chúng ở Châu Á

5 Organization for Economic Cooperation and Development – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tiền tệ ngân hàng None

TCH303-Chủ đề 5 Thị trường tài chính

Tiền tệ ngân hàng None

Tiền tệ ngân hàng None

Tien-te-ngan-hang ttnh-bai-tap-tham…

Tiền tệ ngân hàng None

So sánh cách tính M1M2 M3 ở Việt Nam…

Tiểu luận Tiền tệ - Ngân hàng TCH303.1 báo đầy đủ và khám phá các lựa chọn phù hợp để giải quyết các cơ hội và thách thức cốt lõi mà công nghệ mang lại về mặt quản trị và hiệu quả.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được một số lý thuyết có thể kế thừa như sau:

- Công nghệ Blockchain: là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi Dữ liệu có sự nhất quán theo trình tự thời gian vì bạn không thể xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng lưới Do đó, bạn có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác Hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán trong chế độ xem chung của các giao dịch này.

- Quy trình và cách thức vận hành của công nghệ chuỗi khối:

Khung phân tích

Trên cơ sở các nghiên cứu đã tìm hiểu được, chúng tôi đã thảo luận để đưa ra khung phân tích chi tiết cho nghiên cứu như sau:

Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ những tài liệu có sẵn ở trong và ngoài nước như các bài nghiên cứu khoa học, tạp chí nghiên cứu, có liên quan đến ảnh hưởng, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường chứng khoán.

Về phạm vi, nghiên cứu được thực hiện trong nước, tập trung vào các lý thuyết và thực tiễn thị trường chứng khoán và ảnh hưởng của cách mạng công nghệ đến thị trường này Chúng tôi thực hiện tra cứu trên các nền tảng mạng xã hội, sử dụng Google Scholar và một số công cụ dịch thuật để có thể tổng hợp được các dữ liệu tốt nhất.

Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp tổng hợp, kế thừa tài liệu: thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến thị Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến

TTCK Đối tượng chịu tác động

Cơ cấu và chất lượng hàng hóa Các nhà đầu tư

Các tổ chức trung gian thị trường Cách thức quản lý thị trường Ảnh hưởng tích cực

Bổ sung hình thức giao dịch

AI, machine learning Tăng cường bảo mật CK

Tự động hóa giao dịch Đa dạng hóa sản phẩm Ảnh hưởng tiêu cực

Sự cạnh tranh với DN truyền thốngBiến động thị trường lớnLạm dụng robot và AI trường chứng khoán và các điểm nổi bật của việc ứng dụng công nghệ vào chứng khoán Các tài liệu thứ cấp gồm: các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, báo cáo của các ngân hàng, các văn bản, chính sách của nhà nước liên quan đến thị trường chứng khoán và cách mạng trong lĩnh vực công nghệ.

- Phương pháp liệt kê - so sánh: liệt kê khái quát các nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển các công cụ, phương pháp công nghệ trên thị trường chứng khoán tại các nước, so sánh các ưu – nhược điểm của các biện pháp công nghệ đó và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các lý thuyết liên quan

2.1.1 Các khái niệm a) Cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện

"không có tiền lệ lịch sử" Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano. Ở Việt Nam, với tinh thần năng động và quyết tâm cao, với tinh thần đổi mới

“Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, Thủ tướng Chính phủ cùng cả hệ thống chính trị của đất nước đã và đang tăng cường, đổi mới nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu hình thành trên thế giới để chúng ta không bị tụt hậu, sẵn sàng nắm bắt thời cơ; huy động tất cả nội lực, tranh thủ ngoại lực để từng bước triển khai có hiệu quả trong điều kiện cụ thể và hoàn cảnh của Việt Nam.

Trong một Hội nghị các quan chức cao cấp APEC năm 2017, phát biểu tại sự kiện Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định: “Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nguy cơ mất việc làm cho hàng loạt người lao động, song cũng sẽ mang tới nhiều ngành nghề mới, cơ hội mới Lạc quan nhìn lại các cuộc cách mạng trong quá khứ bao giờ cũng có những lao động, ngành nghề mất đi, nhưng cũng sản sinh ra lao động, ngành nghề mới" Cũng theo Phó Thủ tướng Chính phủ: Cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người và quan trọng là nắm bắt cơ hội, không chỉ có ngành nghề mới, việc làm mới mà còn cả phương thức cung cấp, tổ chức lao động mới b) Chứng khoán

Chứng khoán hay trong tiếng Anh còn được gọi là Securities, có thể hiểu một cách ngắn gọn là các loại giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ … được các tổ chức phát hành theo quy định của pháp luật Chứng khoán có thể theo hình thức chứng chỉ, dữ liệu điện tử hay bút toán ghi sổ.

Nhà đầu tư rót tiền mua chứng khoán thể hiện mối quan hệ chủ sở hữu một phần vốn góp (cổ phiếu) hay quan hệ chủ nợ (trái phiếu) đối với doanh nghiệp Đây cũng được coi như là một loại hàng hóa của thị trường chứng khoán, có thể mua bán giao dịch trên thị trường hoặc nắm giữ như tiền. c) Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán Phần lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư.

Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán.

Khung lý thuyết

Dựa trên cơ sở những lý thuyết được kế thừa và các học thuyết kinh tế - tài chính,chúng tôi đưa ra khung lý thuyết của nghiên cứu như sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu (Results)

3.1.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán a) Thành tựu của ứng dụng công nghệ vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Thời kỳ mới thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn Khó khăn ban đầu là phần lớn các tài liệu học tập về chứng khoán được viết bằng tiếng anh Khó khăn thứ hai là những yêu cầu khắt khe của ban lãnh đạo, các quy trình hoạt động phải tuân theo các quy định rất chặt chẽ Bên cạnh đó, vấn đề thiếu kinh nghiệm, thiếu thực tiễn là khó khăn bao trùm nhất.

Khi cuộc cách mạng bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều công ty công nghệ mới và các công ty cũ đang tiến hành chuyển đổi số Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin, hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tài chính, nhờ đó cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ của khách hàng và quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động, phát huy vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp TTCK Việt Nam còn chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thể hiện qua số lượng nhà đầu tư tham gia vào giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, từ mức 3000 tài khoản năm

2000 lên gần 2,4 triệu tài khoản vào cuối năm 2019 Đặc biệt, 10 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (Nguồn: CafeF)

Chất lượng nhà đầu tư ngày càng được nâng cao Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết TTCK được xem là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường.

Trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, TTCK đóng vai trò tích cực, tạo thuận lợi doanh nghiệp nhà nước ngày càng công khai, minh bạch, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Đã có

652 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn 2011-

2020 với tổng số cổ phần đã bán được là hơn 5.718 triệu cổ phần với tổng giá trị thu về là 229 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính công bằng và minh bạch trên TTCK đã không ngừng được tăng cường, TTCK Việt Nam cũng đang tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế, phát triển theo hướng ngày càng hiện đại hơn, bền vững hơn thể hiện qua sự tham gia tích cực vào các sáng kiến tài chính toàn cầu Các sáng kiến tiêu biểu là Sáng kiến Tài chính xanh với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Sáng kiến Quản trị công ty trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Sáng kiến các Sở Giao dịch chứng khoán bền vững… Đồng thời, TTCK Việt Nam đã chủ động và tích cực hòa mình vào xu hướng hội nhập chung, thông qua các cam kết hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán tại các hiệp định đa phương lớn. b) Những khó khăn và tồn tại

Cùng với sự phát triển của TTCK, việc ứng dụng CNTT hiện đại trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và trong công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK nói riêng đã liên tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong công tác hiện đại hóa hệ thống CNTT Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng phát triển đã gặp không ít khó khăn trở ngại xuất phát từ chính những đặc thù của ngành, cụ thể như sau

Thứ nhất, khó khăn trong đầu tư, xây dựng những hệ thống ứng dụng CNTT và hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi:

- Các giải pháp về CNTT chưa thực sự linh động trong việc cập nhật các yêu cầu thay đổi về chuyên môn nghiệp vụ Hiện nay, các quy trình nghiệp vụ, các biểu mẫu báo cáo đầu vào và đầu ra thường xuyên có sự điều chỉnh nên các chương trình hiện nay còn có những bất cập và cần phải được nâng cấp, chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu quản lý của các đơn vị nghiệp vụ

- So với yêu cầu nghiệp vụ quản lý đặc thù của Ngành, các ứng dụngCNTT của UBCKNN chỉ mới được xây dựng ở mức cơ bản, các hệ thống được xây dựng tương đối độc lập với nhau nên chưa thực sự gắn kết và hỗ trợ nhau để cùng phát huy hiệu quả khai thác và sử dụng, gây ra hiện tượng cùng một nội dung doanh nghiệp phải báo cáo qua nhiều chương trình phần mềm

- Cổng thông tin điện tử UBCKNN chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc cung cấp và công bố thông tin Nội dung trang tiếng Anh của Cổng thông tin điện tử UBCKNN chưa phong phú, độc giả và nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các thông tin, chính sách về chứng khoán và TTCK Việt Nam

Thứ hai, việc áp dụng CNTT vào công việc của UBCKNN và đối tượng quản lý gặp nhiều khó khăn:

- Các chế tài đối với việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực chứng khoán vẫn chưa được hoàn chỉnh Bên cạnh đó, trong giai đoạn này các quy định pháp lý về chứng khoán và TTCK thay đổi rất nhanh làm cho các yêu cầu về xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT cũng thay đổi theo

- Đối tượng quản lý của UBCKNN bao gồm các thành viên tham gia thị trường khá rộng, dàn trải trong phạm vi địa lý cả nước, các đối tượng lại có điều kiện về môi trường CNTT không đồng đều, nên việc triển khai ứng dụng CNTT trên diện rộng đối với UBCKNN gặp khá nhiều khó khăn

- Vì thiếu các quy định có tính pháp lý cho việc quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Chứng khoán nên khi triển khai các hệ thống công nghệ thông tin không có các căn cứ phát lý để bắt buộc toàn bộ các đối tượng do UBCKNN quản lý như công ty đại chúng, CTCK, CTQLQ tham gia sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin

Thứ ba, việc đầu tư, phát triển hạ tầng CNTT còn mang tính chất thụ động, chưa tập trung, chưa có tính tổng thể và bài bản Nguyên nhân chủ yếu là do những tồn tại sau:

- Việc đầu tư trang bị về phần cứng còn mang tính chất nhỏ lẻ và gắn liền với mỗi dự án hệ thống riêng lẻ, chưa có tính tập trung, chưa có quy mô mang tính tổng thể, chưa có sự tính toán lâu dài trong việc mở rộng và nâng cấp về sau Vấn đề bố trí vốn, kinh phí triển khai cũng chưa thực sự linh hoạt do cân đối nguồn kinh phí để triển khai những hệ thống ứng dụng với mức quan trọng khác nhau

Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion)

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước, tác động lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, và chứng khoán không phải là một ngoại lệ.

Ta có thể nhận thấy sự biến chuyển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trước và sau khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra Quay về thời điểm 2005 – 2007,thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam lên cơn sốt, hàng trăm nghìn nhà đầu tư xếp hàng tại giao dịch để đặt phiếu lệnh mỗi ngày Giờ đây, việc áp dụng công nghệ, trực tuyến hoá hoạt động đầu tư chứng khoán là xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ tới tất cả nhóm nhà đầu tư và môi giới

Khi Internet phủ sóng khắp mọi nơi, các thiết bị thông minh trở nên phổ biến, các nhà đầu tư đã không còn phải “lên sàn” theo cách xưa cũ, việc đặt lệnh được thực hiện trên điện thoại, máy tính, các chuyên viên môi giới cũng không nhất thiết hàng ngày phải đến gặp khách hàng mà có thể sử dụng các phương thức liên lạc thuận tiện hơn như Facebook, Zalo, Viber,… Dường như mọi tin tức đều đang nằm “trong tay” của các nhà đầu tư và chuyên viên môi giới, luôn sẵn sàng để sử dụng cho các quyết định đầu tư.

Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong 2 năm qua đã thúc đẩy các công ty chứng khoán đẩy mạnh chuyển đổi số tạo ra những công cụ công nghệ hiện đại để thu hút nhà đầu tư.

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận gần 2.6 triệu lượt đăng ký mở mới tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, đây là con số kỷ lục trong 22 năm hoạt động Qua rồi thời nhà đầu tư phải đến trụ sở giao dịch chứng khoán ký giấy tay để mở tài khoản Ngày nay, với các công nghệ định danh người dùng điện tử, nhà đầu tư dễ dàng tạo tài khoản giao dịch chứng khoán tại nhà với vài thao tác đơn giản trên smartphone trong 5 phút.

Tuy nhiên, công nghệ chỉ là công cụ giúp việc đầu tư trở nên hiệu quả hơn mà không thể khiến đầu tư thành công Để đạt được lợi nhuận tối đa từ nguồn đầu tư này, người đầu tư phải chú ý khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán và công ty cổ phần; nghiên cứu thị trường và các tác động đến thị trường Trong đầu tư chứng khoán, yếu tố quan trọng nhất là hiểu rõ các doanh nghiệp và đánh giá đúng giá trị của chúng,thay vì chỉ dựa vào công nghệ Mặc dù công nghệ có thể giúp tăng tính minh bạch và cải thiện tốc độ giao dịch, nhưng nó không thể thay thế cho sự tinh tế và kinh nghiệm trong việc đánh giá các doanh nghiệp và thị trường.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w