Nhận xét chung về quan điểm của chủ nghĩaMác – Lênin về con người……… 11III.Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta ngày nay……….. Điều nà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC……… 2
LỜI NÓI ĐẦU………3
NỘI DUNG……….5
I Những quan điểm về con người trước triết học Mác – Lênin…….5
1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông………5
2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây……… 7
II Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người……… 9
1. Con người là thực thể sinh học – xã hội………9
2. Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội……… 10
3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử……… 10
4 Nhận xét chung về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người……… 11
III Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ngày nay……… 12
1. Nguồn nhân lực là gì? 12
2 Vai trò của nguồn nhân lực 12
3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 13
4 Những thách thức mục tiêu này đặt ra đối với nhà nước và con người 14
5 Bối cảnh gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhà nước Việt Nam hiện nay 15
6 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 15
7. Giải pháp trong xây dựng, tổ chức và quản lí nguồn nhân lực……….17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ thuở nguyên sơ, khi trái đất còn trong cảnh hỗn mang tăm tối, anh
em Prometheus được thần Zeus giao cho cai quản trái đất Hai anh em
họ đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài Trong khi người em đã nặn ra biết bao loài sinh vật thì người anh vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình, ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất này và đó chính là ‘’con người’’ Câu chuyện trên đỉnh Olympia được xây dựng lên để lý giải về sự ra đời của con người nhưng có lẽ cũng từ ấy con người đã luôn là tâm điểm củamọi biến thiên vũ trụ ‘’Con người’’ luôn là xuất phát điểm, cùng là đích đến của nghệ thuật, khoa học,… và không nằm ngoài vòng quy luật ấy,
‘’con người’’ cũng là trung tâm của quan điểm triết học Mác- Lênin Con người là một sinh vật có tính xã hội cao, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hoá Vì vậy, con người được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như tâm lí học, nhân chủng học, xã hội học, triết học,… Mỗi ngành khoa học lại nghiên cứu
và tìm hiểu con người trên một khía cạnh, góc độ và phạm vi khác nhau Xuyên suốt bề dày lịch sử nhân loại, con người đã hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, vậy nên những nghiên cứu và hiểu biết về loài người cũng là mênh mông và vô tận Song, không thể phủ nhận rằng con người luôn tiến hoá và phát triển, đó cũng là mục tiêu cao
cả nhất của toàn nhân loại
Trong thời đại phát triển mới của nhân loại, khi làn sóng văn minh của chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đang từng bước thay đổi và yêu cầu con người tìm ra những lối đi mới Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh các yếu tố quan trọng đứng đầu như sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự đoàn
Trang 4kết, đồng lòng của toàn thể xã hội; sự ủng hộ của quần chúng nhân dân; mối quan hệ mật thiết của lãnh tụ và nhân dân thì không thể bỏ qua nhân
tố mấu chốt là ‘’con người’’ và công tác xây dựng, quản lí nguồn nhân lực của đất nước
Nhận thức được mối quan hệ mật thiết của con người trong quan điểm triết học Mác – Lênin với vấn đề xây dựng quản lí nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là đối với Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, tôi lựa chọn đề tài : ‘’Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay’’ Với nghiên cứu này, mong rằng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc tuyên truyền nhằm củng cố niềm tin của mọi người vào đường lối, chính sách của Đảng cũng như tưtưởng chủ nghĩa Mác – Lênin Hơn thế nữa là đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà nước hiện nay, từ đó thực hiện mục tiêu đưa đất nước Việt Nam tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 5NỘI DUNG
I Những quan điểm về con người trước triết học Mác – Lênin
Trong lịch sử tư tưởng triết học tự nhiên, với sự tò mò, mong muốn khám phá, tìm hiểu bản chất cốt lõi của nhân loại, vấn đề triết học về con người đã ra đời từ rất sớm Qua từng thời kì phát triển, bằng vốn hiểu biết và những quan niệm nhất định về con người, việc nghiên cứu
về con người là không giống nhau bởi sự chi phối của các yếu tố văn hoá, chính trị, khoa học Song, rất nhiều trường phái triết học về con người đã được đặt ra để trả lời cho những câu hỏi: Con người là gì? Con người từ đâu mà ra? Bản chất của con người là gì?
1 Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
Trong quan niệm về con người trong triết học phương Đông, từ thời kì cổ đại, các trường phái triết học đều nhận thức con người trên cơ
sở thế giới quan duy tâm
Theo triết học Phật giáo, con người là một pháp do duyên sinh ra, cho nên con người cũng không nằm ngoài vòng quy luật vô thường Từ
đó, trường phái triết học Phật giáo lý giải con người là kết quả của sự kếthợp các ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), vì vậy những ‘sinh – lão - bệnh - tử’ của con người là tất yếu và không thể tránh khỏi Trường phái triết học Phật giáo cho rằng con người luôn biến động không ngừng, chết không phải là hết mà chết là khởi đầu cho cái sinh mới - tất cả đều tuân theo một vòng quy luật không hồi kết, điều đó có nghĩa là con người chỉ là một mắt xích nhỏ trong quy luật tuần hoàn vĩnh viễn của nhân sinh Trên hết, triết học Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của cái Ngã (cái tôi), từ đó phủ nhận sự tồn tại đích thực của con người Khi xem xét
sự vật hiện tượng trong quá trình vận động của nó, họ cho rằng tất cả sự
Trang 6vật, con người đều là ‘vô thường’ và ‘vô ngã’ Điều này đã làm bộc lộ quan điểm biện chứng không triệt để của triết học Phật giáo khi tuyệt đốihoá sự vận động của con người để tiến tới phủ nhận sự tồn tại đích thực của con người.
Thời Ấn Độ cổ đại, trung đại, các tìm hiểu về con người cũng được đặt ra nhưng lại được xem xét dưới góc độ tôn giáo để nghiên cứu Triết lí nhân sinh của Ấn Độ được hình thành rất dựa trên một loạt các khái niệm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo Triết học vềcon người của Ấn Độ cổ đại lại cho rằng con người do linh hồn thế giới (Brahman) sinh ra và điều khiển - sự lý giải này về nguồn gốc ra đời củacon người đã thể hiện quan điểm duy tâm thần bí Tương tự trường phái triết học Phật giáo, các quan niệm về con người ở thời kì này đều phủ nhận sự tồn tại đích thực của con người, quan niệm con người đều là giả tưởng và tất cả đều tuân theo một vòng quy luật luân hồi mang tính vĩnh hằng
Khác với hai quan niệm phổ biến trên về vấn đề triết học về con người, trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện về nguồn gốc, bản chất, vai trò của con người Bắt đầu từ việc
lý giải nguồn gốc con người sinh ra từ đâu, dựa trên quan điểm mọi sự vật hiện tượng đều vận hành theo quy luật âm dương, Khổng Tử cho rằng con người cũng tồn tại không nằm ngoài vòng quy luật ấy và phải tuân theo những quy luật của giới tự nhiên Khổng Tử đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa giới tự nhiên và con người khi cho rằng giới tự nhiên là một phần không thể thiếu trong quá trình xuất hiện của con người, đây là một quan điểm hết sức tiến bộ lúc bấy giờ Quan điểm con người phụ thuộc vào giới tự nhiên đã làm bộc lộ quan điểm duy vật, chống lại quan điểm duy vật thần bí của các trường phái triết học lúc bấygiờ Không dừng lại ở đó, quan điểm triết học của Khổng Tử về con
Trang 7Triết học
Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tíchnguồn gốc, bản chấ…
Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giaotrinh Triet hoc…
Trang 8người cũng đề cao vai trò nhất định của con người trong xã hội, quan niệm con người là nhân tố quan trọng dẫn đến vấn đề thịnh, suy của một đất nước Tuy nhiên, trường phái triết học của Khổng Tử vẫn cho rằng con người phải luôn phụ thuộc và tuân theo thiên mệnh, từ đó nảy sinh
ra những mối quan hệ ràng buộc của các giai cấp trong xã hội Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhưng quan điểm về con người của Khổng Tử
đã mang lại một cái nhìn mới về nguồn gốc, bản tính của con người, đặc biệt phát hiện và đề cao vai trò quan trọng của con người trong xã hội, phủ nhận quan điểm duy tâm thần bí, củng cố quan điểm duy vật chất
2 Quan điểm về con người trong triết học phương Tây
Trái lại với các quan điểm có xu hướng ‘hướng nội’ của triết học phương Đông, triết học phương Tây đã đưa ra rất nhiều nghiên cứu khácnhau mang xu hướng ‘hướng ngoại’ và phân ra theo nhiều giai đoạn lịch sử: triết học cổ đại, triết học trung cổ, triết học cận đại, triết học cổ điển Đức thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX, chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỉ XVIII,
…
2.1 Triết học Hy Lạp cổ đại
Thời Hy Lạp cổ đại, tư duy triết học phát triển chưa cao, trí thức triết học và trí thức khoa học thường bị hoà vào nhau Triết học giai
đoạn này cho rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ, ‘con người là thước
đo của vũ trụ’ (theo ) Con người được coi là điểm khởi nguồn của tư duy triết học Nhà triết gia nổi tiếng dựa trên quan niệm cho rằng tri thức là cái có trước, là cái ‘tồn tại’, do đó ông xây dựng kháiniệm con người chỉ là những ảo ảnh của thế giới ý niệm, tức là con
người chỉ là phản ánh của quá trình nhớ lại, hồi tưởng của những linh hồn trong quá khứ Lý luận nhận thức này mang quan điểm duy tâm
khách quan rõ ràng
Triết học Mác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬTBIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết học Mác… 100% (33)
20
Trang 9Nhà triết gia lại phê phán trên của bởi ý niệm của thuộc về thế giới bên kia, là cái phi thực thể quan niệm giới tự nhiên là thứ xuất hiện đầu tiên Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên ấy Quan điểm của ông bước đầu
đã phân biệt con người với tự nhiên, mặc dù còn dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng nhìn chung vẫn chỉ là sự hiểubiết bên ngoài của con người
2.2 Triết học Tây Âu thời trung cổ
Triết học thời trung cổ coi con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo ra, con người chịu sự chi phối, sắp đặt của Thượng Đế Theo họ, ý chí của Thượng Đế là tối thượng còn trí tuệ con người thấp hơn lí trí anhminh của Ngài
2.3 Triết học thời kì phục hưng – cận đại
Triết học thời kì này đặc biệt đề cao trí tuệ, lí tính của con người,xem con người là thực thể có trí tuệ Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi sự nô dịch của thần quyền tôn giáothời trung cổ, đề cao tư tưởng giải phóng con người Nhưng cũng chỉ nhấn mạnh về mặt cá thể của con người mà xem nhẹ xã hội và cũng chưa nhận thức đầy đủ bản chất thật con người trong mối liên hệ giữa mặt sinh học và xã hội
2.4 Triết học cổ điển Đức
Hegel đã nghiên cứu bản chất con người thông qua quá trình tư duy và khái quát các luật cơ bản của quá trình đó, được trình bày có tính chất hệ thống để khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử
và sự phát triển của lịch sử Nhưng thực chất, Hegel lại coi con người là sản phẩm thuần tuý của ‘ý niệm tuyệt đối’
Trang 10Như vậy, có thể nói rằng, trong lịch sử triết học trước Mác, các quan niệm về con người về căn bản còn thô sơ, trừu tượng, mang rõ tính duy tâm, tôn giáo hoặc siêu hình Triết học trước Mác quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hoá những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội mà chưa phản ánh được bản chất xã hội conngười.
II Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
1 Con người là thực thể sinh học – xã hội
Con người là sinh vật phát triển cao nhất trong giới tự nhiên, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả những thành tựu của văn minh vànhân loại Ở con người tồn tại thống nhất hai mặt sinh vật và mặt xã hội.Hai mặt này có quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhau
Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội Điều đó có nghĩa con người không thoát ly khỏi đặc tính vốn có của con vật Con người cũng phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải đấu tranh sinh tồn để tồn tại và phát triển Con người là một bộ phận quan trọng của giới tự nhiên.Con người tuân theo các quy luật, quá trình tự nhiên của giới tự nhiên Ngược lại, con người cũng tác động, biến đổi tự nhiên và bản thân mình dựa trên các quy luật khách quan Con người gắn bó, hoà hợp với giới tựnhiên mới có thể tồn tại và phát triển
Về mặt xã hội, bao gồm tổng hoà những mối quan hệ xã hội, những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của con người Hoạt động xãhội quan trọng nhất của con người là hoạt động sản xuất Nhờ có hoạt động lao động sản xuất về mặt sinh học, con người mới trở thành một thực thể của xã hội, có lí tính, có bản năng xã hội, nhờ đó mà tác động
và biến đổi xã hội Những quan hệ xã hội khác của con người cũng ngày
Trang 11càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng Các hoạt động của con người xoay quanh các mối quan hệ xã hội ấy đã sinh ra ý thức con người Con ngườikhông thể tách khỏi xã hội, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người Mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với con vật
Như vật, mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người những không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người Mặt xã hội là mặt quyết định bản chất của con người, biểu hiện qua hoạt động sản xuất vật chất, lao động ra của cải Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người về cả phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội
2 Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội
Bản chất con người chỉ có thể hình thành và được nhận thức thông qua các mối quan hệ xã hội Không chỉ xem xét bản chất con người trong các mối quan hệ hiện tại mà còn cả trong quá khứ, trong cácmối quan hệ tinh thần, quan hệ vật chất, quan hệ sản xuất, ; mỗi quan
hệ xã hội đều có vị trí, vai trò khác nhau, không tách rời nhau Quan hệ
xã hội thay đổi thì ít nhiều bản chất con người cũng thay đổi Tất cả các mối quan hệ đều góp phần vào hình thành bản chất con người và dựa vào các mối quan hệ xã hội ấy, bản chất con người mới phát triển
3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Với tư cách là thực thể xã hội, dựa vào hoạt động thực tiễn của chính mình, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để phục vụ bản thân và xã hội, con người đã tách ra khỏi bản chất của con vật, trở thành chủ thể của hoạt động thực tiễn xã hội Qua hoạt động thực tiễn, con người tác động, biến đổi giới tự nhiên nhưng không phải tuỳ theo ý muốn mà phải dựa vào quy luật khách quan, con người tạo ra lịch sử
Trang 12một cách có ý thức Đây cũng chính là điểm phân biệt con người với convật và khẳng định con người là chủ thể của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội Con người và con vật đều có lịch sử, nhưng nếu con vật chỉ tham gia vào lịch sử ấy mà không hề hay biết thì con người lại tham gia và biến đổi lịch sử ấy một cách có ý thức, làm ra lịch sử cho chính mình
Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay, con người luôn là chủ thể của lịch sử cũng như là sản phẩm của lịch sử
Về phương diện sinh thể hay sinh học, con người là một tiểu vũ trụ có cấu trúc phức tạp, biến đổi và phát triển không ngừng, thay đổi và thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của hệ thống môi trường xung quanh Bằng cách tiếp nhận, thích nghi với giới tự nhiên, con người cũng cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình Con người tồn tại trong môi trường xã hội, trở thành một thực thể xã hội,mang trong mình bản chất xã hội Con người là sản phẩm của hoàn cảnh,môi trường xã hội Môi trường xã hội cũng là điều kiện và tiền đề để conngười có thể thực hiện được quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng hơn và hữu hiệu hơn
4 Nhận xét chung về quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người
Như vậy, triết học mác – Lênin đã lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người, không chỉ đơn giản ở những phương diện tựnhiên bên ngoài mà còn nghiên cứu về con người trên phương diện quyết định là phương diện xã hội để khẳng định con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt sinh học và xã hội Con người có bản chất sáng tạo lịch sử và con người phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo ấy để thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội Con người cần phải chú trọng các mối quan hệ xã hội, gắn bó, cố kết trong các mối quan hệ xã hội ấy để tồn tại, phát triển, chú ý giải quyết đúng đắn các