Những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam về nănglực và phẩm chất của nguồn lực con người 142.2.2.. Để q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố diễn ra thuận lợi,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 3 NỘI DUNG 5
1.1 Q UAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI CỦA NHỮNG NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC M ÁC 51.1.1 Quan điểm về con người của những nhà triết học phương Đông 51.1.2 Quan điểm về con người của những nhà triết học phương Tây 6
1.2 Q UAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI CỦA TRIẾT HỌC M ÁC – L ÊNIN 71.2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 71.2.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra
1.2.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 91.2.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 91.2.5 Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội 10
MỤC 2 VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ
2.1 C ÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA - Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 112.1.1 Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế 112.1.2 Tầm quan trọng và tính cấp bách của việc xây dựng nguồn lực con người trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta 13
2.2 T HỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGUỒN LỰC CON NGƯỜI CỦA NƯỚC TA 142.2.1 Những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam về nănglực và phẩm chất của nguồn lực con người 142.2.2 Số lượng và chất lượng nguồn lực con người của nước ta 152.2.3 Những hạn chế còn tồn đọng về nguồn lực con người của nước ta 16
MỤC 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN
LỜI KẾT 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI NÓI ĐẦU
2
Trang 3Ngày nay, trên toàn thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Trong thời đại này, cả người lao động và công cụ lao động đều dần được trí tuệ hoá, nền kinh tế của các quốc gia phát triển đang chuyển dịch về hướng nền kinh tế tri thức Đặc trưng tiêu biểu của nền kinh tế tri thức là công nghệ cao, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất và trong đời sống xã hội Một trong những điều kiện tiên quyết để thành công phát triển nền kinh tế tri thức chính là xây dựng và cải thiện nguồn lực con người, cụ thể là giảm tỷ trọng lao động cơ bắp và tăng tỉ trọng lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ Đó là bởi người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất.
Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trên hành trình phát triển kinh tế Căn cứ theo số liệu xuất khẩu 07 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với 4,25 triệu tấn Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa… GDP
9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022 Như vậy, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam đang dần vươn mình, liên tục khẳng định vị thế củamình trên trường quốc tế Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ rằng nguồn lực con người của nước ta đang được cải thiện từng ngày Tuy nhiên, vấn đề phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam vẫn còn đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn Để quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá diễn ra thuận lợi, để phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế tri thức, ta cần xác định rõ quan điểm lý
3
Trang 4luận, thực tiễn về việc phát triển con người để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp và hiệu quả trong việc phát huy tối đa nguồn nhân lực.
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, người lao động là chủ thể của hoạt động sảnxuất, là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất Thông qua lao động sản xuất, con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người và lịch sử của mình, lịch sử của xã hội loài người Từ đó, Mác khẳng định trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định, bởi vì người lao động là người sáng tạo và sử dụng công
cụ lao động
Nhận thức được sâu sắc sự quan trọng và cấp thiết của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại
hoá đất nước, em chọn chủ đề: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con
người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.” Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giảng dạy của cô Nguyễn Thị Phương Mai trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài này
4
Trang 5NỘI DUNGMỤC 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 1.1 Quan điểm về con người của những nhà triết học trước Mác
Triết học tại những nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Hoa
đã sớm đưa ra những quan niệm về vấn đề con người, về quan hệ của con người với thế giới xung quanh, nhưng những quan niệm đó đều mang tính chất duy tâm
và đơn giản
Trường phái triết học – tôn giáo Phật giáo tại Ấn Độ khẳng định con người
là sự kết hợp giữa vật chất và tinh thần Phật giáo kết luận rằng con người có những bản tính Vô ngã, Vô thường và có tính tính hướng thiện trên hành trình đi tìm sự giác ngộ Tư tưởng này coi đời sống trần thế của con người chỉ là hư vô, cõi Niết bàn mới là cuộc sống vĩnh cửu, là nơi con người được giải thoát
Ở Trung Hoa, quan niệm về con người cũng được thể hiện một cách phongphú qua tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo Khổng Tử nói bản chất của con người bị chi phối bởi “thiên mệnh” Dưới cái nhìn của Mạnh Tử, tính thiện là năng lực bẩm sinh của con người, con người bị nhiễm cái xấu là do chịu sự ảnh hưởng từ những thứ xấu xa Vì vậy, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều cho rằng lòng nhân ái
và quan hệ đạo đức là con đường tốt nhất để dẫn con người hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp Còn với Đạo giáo, Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ
“Đạo”, do đó con người cần sống theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không gò ép trái với tự nhiên
Như vậy, quan niệm về con người trong triết học phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh Với nhiều
hệ thống triết học khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau, triết học phương
5
Trang 6Đông mang tính đa dạng và phong phú, nói về vấn đề con người trong mối quan
hệ chính trị, đạo đức Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông mang đậm yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên xã hội
Vấn đề con người xuất hiện trong triết học phương Tây từ trước Công Nguyên, tiêu biểu là triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại coi con người là điểm khởi đầu của tự duy triết học, con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau Arixtốt cho rằng chỉ có linh hồn, tự duy, trí nhớ,
ý chí, nằng khiếu nghệ thuật làm cho con người nổi bật lên, trở thành bậc thang cao nhất của vũ trụ Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, những chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người Triết học Tây Âu trung cổ cho rằng con người được tạo ra bởi Thượng Đế, hạnh phúc vĩnh cửa của con người là trên thiên đường, ở thế giới bên kia Còn triết học thời kỳ Phục Hưng – Cận đại lại đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, cho rằng con người là một thực thể có trí tuệ Tuy nhiên, tư tưởng này mới chỉ xem trọng mặt cá thể chứ chưa đề cập đến tầm quan trọng của mặt xã hội đối với con người
Nhà triết học cổ điển Đức Heghen đã có những quan niệm về con người theo chủ nghĩa duy tâm Heghen cho rằng con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, giá trị tinh thần là giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống con người Heghen đã nghiên cứu về các quy luật của quá trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của conngười Mặc dù nhận thức con người từ góc độ duy tâm khách quan, nhưng Heghen đã khẳng định con người là kết quả của sự phát triển lịch sử, đồng thời làchủ thể của lịch sử
6
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8Mặc dù chịu ảnh hưởng của Heghen nhưng những tư tưởng của Phoiơbắc khác hoàn toàn so với Heghen Ông phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong triết học Heghen và khẳng định conngười do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên Quan điểm của Phoiơbắc mang tính chất duy vật, đề cao vai trò và trí tuệ con người với tính cách là những
cá thể người Tuy nhiên, ông đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụthể và hoạt động thực tiễn của họ Phoiơbắc đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất
Tóm lại, dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, các quan niệm của nhà triết học trước Mác đều không phản ánh đúng bản chất con người Các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá tinh thần hoặc thể xác, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên – sinh học mà bỏ qua mặt xã hội Dù vậy, triết học trước Mác vẫn đạt đượcmột số thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu vấn đề con người, trở thành tiền đề có ý nghĩa cho tư tưởng triết học Mác
1.2 Quan điểm về con người của triết học Mác – Lênin
Trên phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội Như mọi động vật khác, con người cũng phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, cũng phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người,…đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên Con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh hoạt như di truyền, tiến hoá sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên Con người phải dựavào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hoà hợp với giới tự nhiên mới có thể
7
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
Mác… 100% (33)
20
Trang 9phát triển Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình dựa trên các quy luật khách quan Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác.
Trên phương diện xã hội, con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội C Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” Khác với các loài động vật khác, con người không sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự nhiên và bản năng mà sống bằng lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên,sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Nhờ có lao động sản xuất, con người không chỉ là thực thể sinh học mà còn trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội” Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người Con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với các động vật khác Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người Ngôn ngữ và tư duy của con người là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi xem xét con người, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia Tính sinh học là đặcđiểm tất yếu của loài người, còn tính xã hội là đặc điểm để phân biệt con người với loài động vật khác
Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ
8
Trang 10chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình Quan niệm của Mác – Lênin về sự khác biệt giữa con người và các động vật khác thể hiện tính duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất Lao động tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển.
Kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người Tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con ngườinhư đang tồn tại Con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người là chủ thể của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi các động vật khác, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất “Sáng tạo lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tuỳ tiện của mình,
mà phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại; mặt khác, lại phải tiến hành hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ Từ
9
Trang 11khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, những cũng luôn là sản phẩm của lịch sử
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội Con người là một bộ phận của môi trường tự nhiên và cũng tồn tại trong môitường xã hội Môi trường xã hội cũng như mỗi cá nhân con người thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau
Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là
sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hoà chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, khôngtách rời nhau Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp,… Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bảnchất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất của con người mới được phát triển Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì chi phối
và quyết định các phương diện khác của đời sống khiến con người không còn thuần tuý là một động vật mà là một động vật xã hội
10
Trang 12MỤC 2 VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA NƯỚC TA 2.1 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Hoạt động kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc suy thoái trên diện rộng
và mạnh hơn dự kiến, với lạm phát cao hơn mức từng thấy trong vài thập kỷ Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, thắt chặt điều kiện tài chính ở hầu hết các khu vực, chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine và đại dịch COVID-19 kéo dàiđều ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại từ 6,0% năm 2021 xuống 3,2% năm 2022 và 2,7% năm 2023 Đây là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2001, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19
Hiện tại, khi tình trạng suy thoái kinh tế có nguy cơ xảy ra trong tương lai,
sự cạnh tranh về nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết Khoa học - kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh, trở thành phương tiện, công cụ thúc đẩy hợp tác quốc tế và định hướng phát triển nền kinh tế - tài chính thế giới
Trong bối cảnh đại dịch và chiến dịch quân sự Nga – Ukraine diễn biến phức tạp, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những biến đổi khó lường Trong thờiđiểm này, chính sách đối phó và giải quyết khủng hoảng cùng hành trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia
11
Trang 13Đối mặt với bối cảnh nền kinh tế thế giới đang vấp phải nhiều thách thức
và diễn biến phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình khi liên tiếp đạt được những thành tựu lớn Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Á Thái Bình Dương
Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầuthuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm
từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-
19 Tăng trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 và đã phục hồi lên khoảng 8% vào năm 2022 Đồng thời, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, ban hành những chính sách thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài, tích cực hợp tác quốc tế
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: ô nhiễm môi trường, vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
12