Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chấtvà ý thức vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay...10KẾT LUẬN...14TÀI LIỆU THAM KHẢOMối quan hệ giữa vật chất và ý thứcQuan điểm của c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LUẬT
o0o
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện :
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LUẬT
o0o
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện :
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 Cở sở lý luận về vật chất và ý thức 2
1.1 Nội dung cơ bản của vật chất 2
1.2 Nội dung cơ bản của ý thức 6
1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 8
Chương 2 Tình hình nước ta trước đổi mới và vận dụng mối quan hệ vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới 10
2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam trước công cuộc đổi mới. .10
2.2 Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay 10
KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Vật chất quyết định ý thức
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Ý nghĩa phương pháp luận
hiện nay
4
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà nước ta đã đạt được các thành tựu nhất định trong việc phát triển kinh tế: quy mô được mở rộng và tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao Kinh tế hội nhập cũng phát triển sâu rộng và khu vực tư nhân đã có đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước ta Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tháchthức vì năng lực tiếp cận kinh tế số còn hạn chế, các yếu tố nhưnguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Trước những vấn đề trên, vai trò của công cuộc đẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước ngày càng tăng Vì vậy, em đã lựa chọn
đề tài “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” Qua việc nghiên cứu đề tài này, em sẽ thực hiện làm
rõ hai khái niệm cơ bản của triết học là vật chất, ý thức cũng như mối liên hệ hai chiều giữa chúng Từ đó, em mong muốn vận dụng mối quan hệ này vào việc xác định những định hướng đúng đắn của công cuộc đổi mới của nước ta, góp một phần nhỏcông sức của mình vào quá trình xây dựng đất nước ngày càng phát triển
1
Trang 6Chương 1 Cơ sở lý luận về vật chất và ý thức
1.1 Nội dung cơ bản của vật chất
Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan, dù ở thời cổ đại hay hiện đại đều thừa nhận sự tồn tạicủa sự vật hiện tượng nhưng lại phủ nhận tính khách quan của
nó Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng thế giới khách quan bên ngoài là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới” Trong khi đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại cho rằng sự vật hiện tượng chỉ là một dạng tồn tại khác của ý thức, phụ thuộc vào suy nghĩ của con người Cả hai chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan đều không thừa nhận tính khách quan của sự vật, hiện tượng mà chỉ ra rằng quá trình củanhận thức chính là quá trình ý thức đi tìm lại chính mình Điều này đã dẫn các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan tới thần học
Khác với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật đã thừa nhận sự tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên Từ lập trường đúng đắn về quan niệm đặc trưng của vật chất, các nhà triết học duy vật đã phát triển quanniệm trên qua từng thời kỳ
Ở thời kỳ cổ đại, các nhà triết học duy vật ở Hy Lạp - La
Mã, Trung Quốc và Ấn Độ nổi tiếng với việc gắn các sự vật hiệntượng trong tự nhiên với các sự vật cụ thể mà họ nhận định là căn bản nhất: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Trung Quốc); đất, nước,lửa, gió (Ấn Độ) Đặc biệt, với nỗ lực nhìn sâu xa hơn, nhà triết học người Hy Lạp cổ đại là Anaximander đã lý giải mọi sự vật hiện tượng đều có cái gốc chung từ Apeiron Theo nhà triết học,
2
Trang 7Triết học
Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…
Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…
Trang 8đây là một dạng vật chất đơn nhất, không trong trạng thái cố định và tồn tại mãi mãi Tiếp nối Anaximander, hai nhà triết học
Hy Lạp cổ đại là Leucippus và Democritos quan niệm rằng mọi vật chất tồn tại đều được cấu thành từ các hạt nguyên tử -
những hạt được coi là nhỏ nhất, giống nhau về chất, không có hình dạng và quyết định sự muôn hình vạn trạng của sự vật hiện tượng ở giới tự nhiên Từ chỗ vật chất được quy về các sự vật chất phác nhất theo các nhà triết học Trung Quốc, Ấn Độ, phạm trù của vật chất đã được khái quát hóa, trừu tượng quá qua thuyết nguyên tử của Leucippus và Democritos, đánh dấu bước tiến mới trong quan niệm của triết học về vật chất
Ở thời kỳ cận đại, khoảng thế kỷ XV – XVIII, quan niệm củatriết học về phạm trù vật chất và thuyết nguyên tử càng được củng cố thêm nhờ sự phát triển của khoa học thực nghiệm Một
số nhà triết học và nhà khoa học nghiên cứu đáng chú ý ở giai đoạn này là Galilei, Bacon, Hobbes và đặc biệt là Newton với những nghiên cứu về vật thể vật chất vĩ mô Từ đó, tính đặc trưng khách quan của sự vật hiện tượng bên ngoài thế giới ngàycàng được khẳng định Tuy nhiên, vì những nhà triết học ở thời cận đại vẫn chưa thể vượt ra khỏi tư duy siêu hình nên họ đã đưa ra những quan niệm còn hạn chế về phạm trù của vật chất.Tiêu biểu trong số đó là nhận định vật chất chính là khối lượng hay những định luật về cơ học là chuẩn mực không thể thay đổi
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những phát hiện quan trọng trong vật lý học như tia X và chất phóng xạ đã chứng minh nguyên tử không phải dạng vật chất nhỏ nhất và nó có thể
3
Triết họcMác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết họcMác… 100% (33)
20
Trang 9bị chia tách, chuyển hóa Điều này khiến các nhà triết học phải suy nghĩ lại về quan niệm của mình nhưng lại dẫn họ tới chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa duy tâm Trước tình hình trên, V.I.Lênin đã cho rằng: “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu
là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình” 1
Theo Ph Ăngghen, việc làm rõ vật chất vừa là một phạm trù của triết học vừa là các sự vật hiện tượng cụ thể là vô cùng quan trọng Ông đã chỉ ra rằng vật chất là sản phẩm của tư duysáng tạo và là cái trừu tượng không có sự tồn tại cảm tính Tuy nhiên, sản phẩm của tư duy sáng tạo ấy không được tạo ra một cách tùy tiện mà là thành quả của quá trình con người trừu tượng hóa các sự vật hiện tượng cảm nhận được qua các giác quan Hơn nữa, vật chất vẫn mang tính khách quan tồn tại độc lập và không bị lệ thuộc với ý thức
Khác với Ăngghen, C.Mác không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về phạm trù của vật chất Thay vào đó, ông lại vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào phân tích các vấn đề
xã hội: “Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà
họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra…” 2
1 V.I Lênin: Toàn t p ậ , Sđd , t.379
2 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn t p ậ , Sđd , t.3, tr.28-29
4
Trang 10Đối diện với sự phát triển của khoa học thực nghiệm và tư duy sai hướng của chủ nghĩa duy tâm, V.I Lênin đã đưa ra quanniệm của mình nhằm khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng.Trước hết, ông quan tâm tới cách làm thế nào để định nghĩa được phạm trù của vật chất, nghĩa là phải phân biệt được phạm trù của vật chất và ý thức, đồng thời lý giải cái nào được coi là cái có trước Ông đưa ra định nghĩa về vật chất là: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Quan niệm về triết học của V.I Lênin bao gồm
ba nội dung cơ bản sau:
Nội dung đầu tiền là “vật chất là một phạm trù triết học” Theo ông, vật chất là kết quả của sự trừu tượng hóa nhưng lại khác với tất cả những thứ trừu tượng còn lại vì nó thể hiện tính khách quan, tồn tại độc lập của vật chất Vật chất có thể không
có sự tồn tại cảm tính nhưng nó lấy hiện thực làm cơ sở Do đó
mà không thể tách rời vật chất và hiện thực, nghĩa là nếu trừu tượng hóa toàn bộ vật chất thì sẽ đi vào chủ nghĩa duy tâm Như vậy, nhận định của V.I Lênin không chỉ phê phán chủ nghĩa duy tâm mà còn tạo động lực cho các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu thế giới tự nhiên khách quan xung quanh con người
Nội dung thứ hai là vật chất đem lại cho con người cảm giác V.I Lênin đã chỉ ra rằng với đặc tính khách quan của nó, vật chất luôn tồn tại dưới dạng thực thể và khẳng định sự tồn tại độc lập của mình bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp đem tới
5
Trang 11cảm giác cho con người Không chỉ vậy, vật chất mang lại cảm giác nghĩa là vật chất là cái có trước, là cội nguồn của ý thức vàcảm giác
Nội dung cuối cùng là: ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất Các hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, ý thức lấy nguồn gốc từ hiện tượng vật chất nên về cơ bản, ý thức là sự ghi chép lại của thế giới khách quan bên ngoài
Với việc xác định đúng đắn nội hàm của phạm trù triết học như trên, V.I Lênin đã góp phần phủ nhận thuyết bất khả tri và ngày càng phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng – hạt nhân của thế giới quan
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: vận động là cách thức mà vật chất tồn tại; không gian, thời gian là hình thức để vật chất tồn tại
Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều được cấu thành từ các nhân tố khác nhau, thậm chí đối lập với nhau Giữa các nhân tố
ấy không thể không có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay nóicách khác là vận động Vì vậy, vật chất không đứng yên mà luôn
tự thân vận động và vận động chính là phương thức tồn tại của vật chất Việc nghiên cứu, tìm hiểu đúng đắn về vật chất đòi hỏicon người phải nhìn nhận vào cả quá trình vận động của sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên Điều này được đã được Ăngghenthừa nhận: “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận độngthì không có gì mà nói cả” 3
3 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn t p ậ , Sđd , t.20, tr.743
6
Trang 12Ngay cả khi đứng im, sự vật hiện tượng vẫn đang vận động, chỉ là chưa có sự thay đổi về chất và nó chưa chuyển hóa thành
sự vật hiện tượng khác Có thể nói, đứng im là một dạng khác của vận động mang tính chất tạm thời nhưng nó lại cũng vừa là hình thức tồn tại của vật chất Bởi lẽ nếu không có đứng im, sự vật hiện tượng sẽ không có sự ổn định và sự thống nhất về mặt biện chứng sẽ không còn
Không có vật chất nào tồn tại ngoài không gian và thời gian Vì vậy, không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của hiện tượng vật chất và hai thuộc tính này không bao giờ tách rời nhau V.I Lênin cũng khẳng định: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian này là cơ sở quan trọng để phản bác lại quan niệm duy tâm và quan niệm siêu hình
1.2 Nội dung cơ bản của ý thức
Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức
là cái tồn tại đầu tiên, là bản thể hình thành nên thế giới khách quan Trái lại, chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm vật chất
là cái có trước và là cơ sở hiện thực tạo ra ý thức Hướng tư duy của chủ nghĩa duy vật siêu hình tuy đúng đắn nhưng vì thiếu sựgiúp đỡ của khoa học mà trở nên lệch lạc Những nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật siêu hình đã đánh đồng ý thức với vật chất Nhận thấy sự sai lầm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng
4 V.I Lênin: Toàn t p ậ , Sđd , t.18, tr.209-210
7
Trang 13đã đưa ra quan niệm chính xác để bác bỏ những hạn chế của cảchủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
Ý thức là hình thức phản ánh hiện thực khách quan của con người Không chỉ vậy, ý thức còn là chức năng, là thuộc tính đặctrưng của bộ não con người Như vậy sự xuất hiện của con người cùng với quá trình phát triển não bộ nâng cao năng lực phản ánh hiện thực là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Để tồn tại và phát triển, con người không thể không lao động Trong quá trình lao động đó, các hoạt động thực tiễn không ngừng tác động vào bộ óc con người, khiến con người phải suy nghĩ, sáng tạo và nhận thức sâu sắc hơn Do đó có thể nói, lao động là nguồn gốc xã hội của ý thức Bên cạnh đó, ngônngữ cũng được coi là nguồn gốc xã hội của ý thức Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp Ngôn ngữ với chức năng là phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy đã giúp con người khái quát hóa sự vật hiện tượng, từ đó giúp con người hình thành nên ý thức
Nếu coi nguồn gốc tự nhiên của ý thức là điều kiện cần thì nguồn gốc xã hội sẽ là điều kiện đủ Khi tìm hiểu về nguồn gốc của ý thức, con người cần phải đi sâu vào cả nguồn gốc tự nhiên
và xã hội vì chúng luôn song hành với nhau, không thể tách rời nhau được
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, vai trò của ý thức được cường điệu hóa như một thực thể tồn tại thoát ly khỏi thế giới hiện thực Đối với chủ nghĩa duy vật siêu hình, ý thức lại chỉ là sự phản ánh một cách thụ động thế giới khách quan bên ngoài Rút ra những sai lầm và hạn chế từ hai chủ nghĩa trên,
8
Trang 14chủ nghĩa duy vật biện chứng đã luận giải đúng đắn về bản chất của ý thức Khi xác định bản chất của ý thức, con người cần phải xem xét đến mối liên hệ của ý thức và vật chất để nhận ra mối quan hệ biện chứng giữa chúng Ý thức, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, là sự phản ánh của thế giới hiện thực Tuy nhiên, đây không phải là sự phản ánh một cách thụ động mà trái lại, ý thức là thành quả của quá trình phản ánh có mục đích và định hướng Nói cách khác, vật chất là hiện thực khách quan còn ý thức là hiện thực chủ quan mang đặc tính sáng tạo Sự phản ánh ý thức là kết quả của ba mặt thống nhất sau:
Một là quá trình chọn lọc, trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
Hai là quá trình “sáng tạo lại” vật chất theo hình ảnh tinh thần
Ba là quá trình hiện thực hóa ý tưởng, nghĩa là biến hình ảnh tinh thần trong đầu thành hiện thực khách quan Để làm được điều này, con người cần phát triển đồng thời bốn yếu tố: nội dung, phương pháp, phương tiện và công cụ
1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Các nhà triết học của mọi thời đại đã nhận thấy rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học” Vì đứng trên lập trường khác nhau nên mỗi chủ nghĩa sẽ có những quan niệm khác nhau về mối qua hệ giữa vậtchất và ý thức Rút ra những sai lầm và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa Mác – Lênin
đã đưa ra quan điểm: vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
9
Trang 15chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác độngtrở lại vật chất
Vật chất quyết định ý thức trên bốn khía cạnh:
Thứ nhất, vật chất quyết định về nguồn gốc của ý thức Ý thức là một thuộc tính của não bộ mà chỉ con người mới có Ngoài ra, sự xuất hiện của con người là kết quả của lịch sử pháttriển thế giới vật chất, nghĩa là thế giới tự nhiên là cơ sở tạo điều kiện cho con người được sinh ra Từ đó, ý thức cũng là do thế giới tự nhiên tạo ra, nói cách khác là vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Thứ hai, vật chất quyết định về nội dung của ý thức Ý thức vốn là sự phản ánh của hiện thực khách quan nên theo lẽ tự nhiên, nội dung của ý thức chỉ có thể được phát triển từ những quy luật khách quan của thế giới vật chất và hoạt động thực tiễn Có thể nói, hoạt động thực tiễn của con người càng nâng cao, ý thức càng sâu sắc và phong phú hơn
Thứ ba, vật chất quyết định về bản chất của ý thức Nếu như chủ nghĩa duy vật cũ coi thế giới vật chất là những sự vật, hiện tượng cảm tính thì chủ nghĩa duy vật biện chứng lại cho rằng thế giới vật chất là thế giới con người hoạt động thực tiễn Chính hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới đã dẫn đến sựphản ánh tích cực và tính sáng tạo của con người, hay còn gọi
là hai thuộc tính quan trọng trong bản chất của ý thức
Thứ tư, vật chất quyết định về sự vận động, phát triển của ýthức Trong quá trình phát triển xã hội, ý thức của con người cũng phát triển song song Ban đầu, loài người nguyên thủy sống theo bầy đàn nên tư duy của họ còn đơn giản Về sau, với
10