Đặc biệt, bắt đầu từ khi gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thếgiới, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ngày càng nhiều, hệ thốnglogistic ngày càng phát triển.Việc thả
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Khái quát chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
1.1 Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Theo pháp luật Việt Nam, tại điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.”
Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận Như vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.”
Như vậy, từ góc độ pháp lý và dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam, có thể tổng kết như sau: “Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là một thỏa thuận pháp lý giữa bên cung cấp dịch vụ và bên là khách hàng Theo thỏa thuận này, bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện tích hợp một hoặc nhiều dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa Bên kia, tức là khách hàng, có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.”
1.2 Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics có nhiều loại, phụ thuộc vào phạm vi và tính chất của dịch vụ cung ứng Dưới đây là một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics phổ biến:
Hợp Đồng Vận Chuyển (Transportation Contract): Hợp đồng này liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B Các chi tiết như loại phương tiện vận chuyển, tuyến đường, thời gian vận chuyển, và các điều kiện khác sẽ được xác định trong hợp đồng.
Hợp Đồng Kho Bãi (Warehousing Contract): Hợp đồng này tập trung vào việc lưu trữ và quản lý hàng hóa trong kho bãi, bao gồm các dịch vụ như kiểm kê, đóng gói lại, và quản lý hàng tồn kho.
Hợp Đồng Dịch Vụ Hải Quan (Customs Clearance Contract): Hợp đồng này liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hải quan để đảm bảo hàng hóa có thể đi qua biên giới một cách hiệu quả và hợp pháp.
Hợp Đồng Dịch Vụ Thương Mại Điện Tử (E-commerce Fulfillment Contract): Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, hợp đồng này có thể bao gồm các dịch vụ như đóng gói hàng hóa, xử lý đơn hàng, và vận chuyển đến khách hàng.
Hợp Đồng Dịch Vụ 4PL (Fourth-Party Logistics Contract): Trong hợp đồng này, một bên (4PL) quản lý và điều hành toàn bộ chuỗi cung ứng logistics, bao gồm cả các đối tác logistics khác.
Hợp Đồng Dịch Vụ Bảo Quản (Inventory Management Contract): Hợp đồng này liên quan đến việc quản lý và kiểm soát hàng tồn kho, đảm bảo rằng mức tồn kho luôn đáp ứng nhu cầu và giảm thiểu rủi ro mất mát.
Hợp Đồng Dịch Vụ Giao Hàng (Delivery Service Contract): Hợp đồng này liên quan đến việc giao hàng cuối cùng đến địa chỉ của khách hàng và có thể bao gồm các dịch vụ như dịch vụ giao hàng nhanh hoặc theo lịch trình.
Những loại hợp đồng này có thể được tùy chỉnh và kết hợp để phản ánh đầy đủ nhu cầu và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.
1.3 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Thứ nhất: Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù
Tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 đã định nghĩa: "Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đôi với nhau" Tức đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ cam kết với thỏa thuận chung với các quyền và nghĩa vụ tương ứng Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là bên thực hiện nghĩa vụ, làm cơ sở để bên còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng theo hợp đồng Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Tính đền bù trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics được thể hiện thông qua việc bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ Việc thanh toán này được định rõ bởi các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm thời điểm thanh toán như tạm ứng trước, ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ, hoặc sau một khoảng thời gian nhất định Việc không thanh toán phí dịch vụ bị xem là vi phạm nghĩa vụ, và bên sử dụng dịch vụ có thể chịu phạt lãi chậm thanh toán hoặc bị tạm dừng dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ hai: Chủ thể của hợp đồng bắt buộc 1 bên (bên làm dịch vụ) phải có tư cách thương nhân; bên còn lại (khách hàng) có thể là thương nhân hoặc không.
Các điều khoản của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
2.1 Nội dung hợp đồng dịch vụ logistics
Về cơ bản, hợp đồng dịch vụ logistics cần đảm bảo các nội dung chính sau đây:Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ thực hiện;Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ;
Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;
Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ;
Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm;
Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.
2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp hợp đồng cung cứng dịch vụ logistics Theo quy định tại Điều 235 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.(Trừ trường hợp có thỏa thuận khác)
Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng hợp đồng cung cứng dịch vụ logistics Trừ trường hợp có thoả thuận khác, theo quy định tại Điều 235 Luật Thương mại năm
2005, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
2.3 Phân định trách nhiệm trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
2.3.1 Về giới hạn trách nhiệm Điều 238 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trừ khi các bên có thỏa thuận khác; toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá Với quy định này thì giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là 1 ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung.” Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Một nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Bộ luật dân sự quy định là bên vi phạm hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức thiệt hại gây ra.
2.3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm
Theo điều 237 Luật Thương mại năm 2005, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định như sau:
Thứ nhất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây: a Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền; b Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền; c Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá; d Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải; e Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận; f Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Các nguồn luật điều chỉnh HĐ
Mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình một hệ thống các quy định điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế nói riêng Ở Việt Nam có những luật được áp dụng với hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics:
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics được ký kết giữa các chủ đầu tư và nhà thầu trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, nên luật dân sự sẽ là căn cứ pháp lý để thực hiện hợp đồng
Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ Kinh doanh dịch vụ là việc cung ứng, trao đổi, mua bán, kinh doanh và đầu tư vào hoạt động dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bao gồm nhiều loại khác nhau: hợp đồng chuyên chở, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn, hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics Ngoài ra, dịch vụ cũng là một trong các đối tượng của hợp đồng kinh doanh quốc tế Vì vậy, hợp đồng kinh doanh dịch vụ, cụ thể là hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics, có bị điều chỉnh bởi Luật thương mại Bên cạnh đó còn có Luật đầu tư, Luật tổ chức Chính phủ
3.1.3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP
Nghị định của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic 3.2 Nguồn luật quốc tế
Bao gồm một số quy định quan trọng, như CISG, INCOTERMS, PICC
3.2.1 Các công ước quốc tế về hải quan:
Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan 1973 (còn gọi là ‘Công ước Ky-ô-tô’): Công ước này nhằm đạt được sự đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan của các bên tham gia công ước ở mức độ cao, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác, và nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn và thực tiễn quy định trong phụ lục của Công ước
Công ước hải quan về vận tải hàng hóa quốc tế theo giấy gửi hàng TIR 1975 (còn gọi là
‘Công ước TIR’): TIR là một trong những công ước về vận tải quốc tế thành công nhất, và cho đến nay là hệ thống chuyển tải hải quan toàn cầu duy nhất đang có hiệu lực Đến thời điểm tháng 2/2012, có 68 quốc gia ký kết Công nước này, bao gồm cả EU Mỗi năm có hơn 40 nghìn nhà vận tải được phép sử dụng hệ thống TIR và khoảng 3 triệu hành trình vận tải TIR được thực hiện.
3.2.2 Các hiệp định ASEAN về vận tải
ASEAN hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 Theo kế hoạch này, AEC sẽ trở thành: i Một cơ sở sản xuất và thị trường thống nhất (có nghĩa là trong khu vực này, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề sẽ được tự do dịch chuyển) ii Một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao iii Một khu vực phát triển kinh tế công bằng iv Một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu
Nhằm đạt được sự tự do dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ, nhiều biện pháp đã được đề ra và thực thi, ví dụ: Loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, liên kết hải quan, đơn giản hoá, hài hoà hoá và tiêu chuẩn hoá thương mại, hải quan, các quy trình, thủ tục cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến thuận lợi hóa thương mại, tự do hoá một số ngành dịch vụ như vận tải hàng không, ASEAN điện tử, chăm sóc sức khỏe, du lịch và thừa nhận bằng cấp chuyên môn
Trong đó, hợp tác vận tải được coi là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đạt được hai mục tiêu đầu tiên của AEC Cho đến nay, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết giữa các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN và các nước khác
3.3 Nguồn điều chỉnh thực tế
Các điều kiện kinh doanh chuẩn (ĐKC) của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA): Bản điều kiện kinh doanh chuẩn này được thông qua bởi Hội nghị toàn thể của các hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam ngày 09 tháng
12 năm 2016 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
Kết luận: Qua việc tìm hiểu về khái niệm, phân loại, đặc điểm và các nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế trong, các doanh nghiệp đã nắm bắt được nội dung khái quát chung của hợp đồng này để từ đó có thể hiểu vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics quốc tế như là một công cụ, là cơ sở pháp lý giúp xác định được chi phí giá cả trong một thời gian nhất định, tránh được những rủi ro tiềm ẩn xảy ra tranh chấp trong tương lai.
TỔNG QUAN VỀ HĐ CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS GIỮA OCEAN
Tên hợp đồng, số hiệu, thời gian lập hợp đồng
Hình 1:Thông tin chung của hợp đồng Tên hợp đồng: Hợp đồng dịch vụ giữa Ocean Network Express Pte Ltd và UPS Ocean Freight Services, Inc.
Số liệu hợp đồng: GCM0024N22
Ngày hợp đồng có hiệu lực: 12/05/2020
Đối tượng của hợp đồng
Dịch vụ vận chuyển giữa hai công ty Ocean Network Express Pte Ltd và UPS Ocean Freight Services, Inc.
Hình 2: Đối tượng của hợp đồng Đây là mặt hàng thuộc nhóm hàng dịch vụ giữa hai bên mua bán được quy định trong hợp đồng Cụ thể là dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa công ty Ocean Network ExpressPte Ltd và công ty UPS Ocean Freight Services, Inc.
Khác so với những hợp đồng dịch vụ thông thường thì bên công ty UPS Ocean Freight Services, Inc không thật sự là chủ của hàng hóa có nhu cầu vận chuyển, mà đóng vai trò là một đơn vị NVOCC - Non -Vessel Operating Common Carrier" - Đơn vị kinh doanh cước vận tải không sở hữu tàu biển Tất nhiên phía công ty UPS Ocean Freight Services, Inc cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với hàng hóa được quy định đối với bên được công ty cung ứng dịch vụ vận chuyển.
Từ khi hàng hóa được sản xuất cho tới khi tới được đích thì có lẽ không chỉ công ty Ocean Network Express Pte Ltd và công ty UPS Ocean Freight Services, Inc đảm nhiệm vai trò vận chuyển, mà còn có sự tham gia của nhiều bên nữa.
Theo Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ (FMC) thì các đơn vị vận chuyển trung gian hàng hóa (OTI) cần phải ít nhất một trong 3 giấy phép ứng với các đặc điểm sau đây: OTI-NVOCC: Chủ giấy phép này có thể phát hành HBL (giá bán) như là một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC (FMC tariff) NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu Điều duy nhất mà một NVOCC không thể làm là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier) Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75,000 và thêm USD 10000 cho mỗi một chi nhánh.
OTI-Ocean Freight Forwarder: Chủ giấy phép này có thể hoạt động như một công ty giao nhận ở Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC- doanh nghiệp sở hữu FMC bond và có bảng giá riêng(Tariff) Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và phát hành hóa đơn bằng với giá mà hãng tàu cung cấp (không markup).Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hayNVOCC trả cho họ và không thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service contact) với hãng tàu như NVOCC Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh(bond) là USD 50,000 và USD 10000 cho mỗi một chi nhánh.
OTI-NF: Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ(Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ. Để một công ty giao nhận ngoài nước Mỹ khai thác hàng hóa đến hoặc đi Mỹ, họ cần đăng ký là một NVOCC với FMC có bảng giá (tariff), ký quỹ (bond) và họ sẽ phát hành vận đơn cho các lô hàng Các NVOCC ngoài nước Mỹ có thể ký hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với hãng tàu để cung cấp dịch vụ vận tải đi Mỹ Mức ký quỹ ủy thác cho loại hình này là USD 150,000 Chú ý thêm là thời gian để ký quỹ (bond) và đăng ký FMC thường sẽ mất tầm 2 tháng.
NVOCC Tariff (Bảng giá): Khi công ty được FMC thông qua và cấp giấy phép như làOTI-NVOCC, thì yêu cầu phải xây dựng được một bảng giá ghi rõ các điều khoản về vận chuyển hàng hóa, giá cả và các phí sẽ áp dụng trên vận đơn thứ cấp (HBL) của mình.Bảng giá này được phát hành và duy trì theo các quy định của FMC Yêu cầu này phải được thực hiện ngay lập tức khi có giấy phép ngay cả khi chưa cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
Phương thức vận tải
Vận tải hàng hóa quốc tế bằng phương thức vận tải biển
Phân tích chủ thể
Hình 3: Chủ thể trong hợp đồngHợp đồng này được xác lập giữa hai bên, bao gồm:
Bên cung ứng dịch vụ là công ty : Ocean Network Express Pte Ltd Địa chỉ : 8730 Stony Point Parkway Richmond, VA 23235, Hoa Kỳ
E-mail: michael.wray@one-line.com
Người đại diện: Michael Wray- Quản lý marketing cấp cao khu vực hướng Đông xuyên Thái Bình Dương (TPEB) - Senior Manager TPEB Marketing
Tra cứu tại website: https://trademarks.justia.com/792/26/one-ocean-network- 79226314.html
Bên sử dụng dịch vụ là công ty: UPS Ocean Freight Services, Inc.
Hợp đồng đề cập bên mua - công ty UPS là NVOCC (Non-Vessel-Operating Common Carrier - Công ty kinh doanh cước vận tải biển không sở hữu tàu), là một công ty cam kết thực hiện tất cả các dịch vụ của NVOCC nhưng không sở hữu hoặc vận hành tàu. Địa chỉ: 12380 đường Morris, N450, Alpharetta, GA - 30005, Hoa Kỳ
Người đại diện: Steve McMichael - Phó chủ tịch dịch vụ hàng hoá biển toàn cầu - Vice President of Global Ocean Product
Tra cứu tại website: https://www.sec.gov/edgar/browse/?CIK90727&owner=exclude
Hợp đồng có hiệu lực khi và chỉ khi các chủ thể tham gia hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể, gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự để giao kết và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Phần dưới đây sẽ đưa ra nhận xét về tính hợp pháp của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng này
Các trụ sở của 2 bên đều được đặt tại Hoa Kỳ Cả hai doanh nghiệp đều đã đăng ký kinh doanh và đủ điều kiện là thương nhân Việc hợp pháp kinh doanh của 2 bên sẽ được nêu rõ cụ thể ở dưới đây
4.2 Năng lực hành vi, năng lực pháp lý của chủ thể
4.2.1 Bên cung ứng dịch vụ
Hãng tàu Ocean Network Express Pte Ltd (ONE) Đây là một công ty vận tải và vận chuyển container của Nhật Bản thuộc sở hữu chung của các Hãng tàu Nhật Bản Nippon
Yusen Kaisha, Mitsui O.S.K Lines và K Line Hãng tàu ONE được thành lập vào năm
2016 với loại hình là một liên doanh, kế thừa hoạt động vận chuyển container của các công ty mẹ Tính đến năm 2017, hãng có tổng quy mô đội tàu là 1,4 triệu TEU. Trụ sở tại Hoa Kỳ được thành lập từ tháng 4, 2018, dưới hình thức công ty cổ phần (LTD) và hiện nay vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh Theo thông tin được tra cứu trên website Justia mục Trademarks (trang cơ sở dữ liệu về truy xuất thông tin pháp lý của Mỹ), thông tin về doanh nghiệp chính xác như thông tin đề cập trong hợp đồng Bên bán này được xác định là doanh nghiệp có quốc tịch Mỹ có đầy đủ số hiệu đăng ký, mã số thuế, và các thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh khác
Do đó, doanh nghiệp được coi là một pháp nhân và có năng lực hành vi pháp lý có đầy đủ Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang Vậy, bên cung ứng dịch vụ- Ocean Network Express Pte Ltd là chủ thể hợp pháp, đủ tư cách tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ này.
4.2.2 Bên sử dụng dịch vụ
UPS Ocean Freight Services, Inc là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển biển Được biết đến là một phần của tập đoàn vận chuyển toàn cầu UPS, công ty này cung cấp giải pháp vận chuyển biển cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thương mại quốc tế UPS được thành lập năm
1907 có trụ sở chính tại Atlanta Hoa Kỳ UPS có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 530,000 nhân viên Năm 2021 doanh thu của UPS đạt 97,3 tỷ đô la Mỹ.
Theo thông tin được tra cứu trên website của trang web của U.S Securities and Exchange Commission (SEC) - tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ, bên sử dụng dịch vụ được xác định là doanh nghiệp có quốc tịch Mỹ có đầy đủ số hiệu đăng ký, mã số thuế, và các thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh khác Do đó, doanh nghiệp được coi là một pháp nhân và có năng lực hành vi pháp lý có đầy đủ Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang
Vậy, bên sử dụng dịch vụ - UPS Ocean Freight Services, Inc là chủ thể hợp pháp, đủ tư cách tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ này.
Nội dung, Hình thức
5.1 Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng
Hành vi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics giữa Công ty cổ phần Ocean Network Express (Bắc Mỹ) và Công ty cổ phần vận chuyển UPS Hoa Kỳ là sự kiện pháp lý quyết định việc thành lập hợp đồng Ngày 1/5/2020 là thời điểm ký kết hợp đồng, mở đầu cho mối quan hệ hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ocean Network Express và Công ty cổ phần vận chuyển UPS Hoa Kỳ Hợp đồng có thời hạn kết thúc vào ngày 30/4/2021, đồng nghĩa với việc xác định một khoảng thời gian cụ thể mà các điều kiện và cam kết trong hợp đồng sẽ có hiệu lực và áp dụng.
5.2 Ngôn ngữ áp dụng trong hợp đồng
Hợp đồng được viết bằng Tiếng Anh
5.3 Đồng tiền chung Đồng tiền dùng để thanh toán giữa hai bên là ngoại tệ (USD) đối với bên giao hàng Ocean Network Express Pte.Ltd Khi thanh toán đồng tiền bằng ngoại tệ, các chủ thể của hợp đồng kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải chú ý đến tỷ giá đối hoái và đặc biệt phải quan tâm tới sự biến động của tỷ giá đối hoái để có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro.
USD là đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định và tính thanh khoản cao, thuận tiện trong thanh toán thị trường quốc tế được nhiều doanh nghiệp tin dùng trong thanh toán quốc tế. 5.4 Hình thức hợp đồng
Căn cứ Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ năm 1952 (The Uniform
Commercial Code 1952 - UCC) về hình thức hợp đồng: “Hợp đồng có thể tồn tại dưới hình thức văn bản, bằng lời nói hoặc thông qua hành vi của các bên Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải tồn tại bằng văn bản nếu không sẽ không được Tòa án thừa nhận hiệu lực pháp lý:”
Nội dung của hợp đồng thỏa thuận là về việc cung ứng dịch vụ Logistics thông qua các điều khoản quy định nghĩa vụ, quyền lợi giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ về đối tượng, các bên thứ 3, thời hạn thực hiện hợp đồng, thanh toán, và các nghiệp vụ liên quan khác.
Giao kết hợp đồng
6.1.1 Chủ thể phải hợp pháp
Hãng tàu ONE (Ocean Network Express) là một công ty vận tải container Nhật Bản, thành lập năm 2016 bởi Nippon Yusen Kaisha, Mitsui O.S.K Lines và K Line ONE là liên doanh kế thừa hoạt động của các công ty mẹ Trụ sở tại Hoa Kỳ, ONE được thành lập từ tháng 4, 2018, là công ty cổ phần và tiếp tục hoạt động Bên cung ứng, Ocean Network Express Pte Ltd, được xác nhận là chủ thể hợp pháp có đủ tư cách tham gia vào hợp đồng.
Bên sử dụng dịch vụ là công ty UPS Ocean Freight Services, Inc., một NVOCC (Non- Vessel-Operating Common Carrier), cam kết thực hiện dịch vụ mặc dù không sở hữu hoặc vận hành tàu UPS Ocean Freight Services, Inc., là một NVOCC được cấp phép và hoạt động kinh doanh hợp pháp dưới hình thức công ty cổ phần (INC) từ năm 1907. NVOCCs, như UPS Ocean Freight Services, Inc., phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC) tại Mỹ Các yêu cầu bao gồm việc có giấy phép từ FMC, nộp bằng chứng về trách nhiệm tài chính, và công bố biểu phí áp dụng cho khách hàng Đối với hợp đồng này, ông Michael Wray và ông Steve McMichael là người đại diện pháp luật của bên sử dụng và bên cung ứng, có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng có hình thức của một hợp đồng cung ứng dịch vụ Hai bên sử dụng chữ ký điện tử.
Hợp đồng đã được thỏa thuận với nội dung chính xoay quanh việc cung ứng dịch vụ Logistics, đặc tả chi tiết các điều khoản quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, bao gồm cả đối tượng của dịch vụ, các bên thứ ba, thời hạn thực hiện hợp đồng, quy định về thanh toán, và các nghiệp vụ liên quan khác 6.1.4 Hợp đồng phải ký kết đúng nguyên tắc pháp luật
Hợp đồng tuân theo Đạo luật Vận chuyển Hoa Kỳ 1984, được điều chỉnh theo Luật Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ Trong trường hợp tranh chấp, vụ việc sẽ được đưa ra trọng tài tại New York theo Quy tắc SMA theo Công ước Liên hợp quốc về Công nhận và Thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài (10/06/1958).
6.2 Thời điểm có hiệu lực
Hợp đồng sẽ có hiệu lực vào ngày nộp cho FMC hoặc vào ngày được quy định trong Phần Giá của Hợp đồng, tùy thuộc vào thời điểm nào đến sau Trừ khi bị chấm dứt sớm hơn, Hợp đồng này sẽ tiếp tục cho đến ngày hết hạn được quy định trong Phần Giá của Hợp đồng này Quyết định về việc vận chuyển hàng hóa trong thời hạn của Hợp đồng này sẽ do ONE, đại lý, hoặc nhà thầu phụ của họ đưa ra khi nhận được hàng hóa Hàng hóa chỉ được coi là đã nhận sau khi nhận được vận đơn đầy đủ về số lượng, và trong Hợp đồng này, thuật ngữ "vận đơn" được hiểu là bao gồm mọi vận đơn.
6.3 Nguyên tắc ký kết hợp đồng
6.3.1 Những nguyên tắc giao kết hợp đồng
Hợp đồng dịch vụ giữa hai công ty được ký kết dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng thương mại, bao gồm:
Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng có quyền tự do lựa chọn đối tác, nội dung của hợp đồng, hình thức của hợp đồng
Nguyên tắc bình đẳng, thiện chí khi giao kết hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng phải bình đẳng với nhau, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau, không được lạm dụng quyền của mình để gây thiệt hại cho bên kia
Nguyên tắc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng: Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về tất cả nội dung của hợp đồng.
6.3.2 Thủ tục thành lập hợp đồng
Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực:
“1 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: a) Do bên đề nghị ấn định; b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác
2 Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác”
Như vậy, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định trên các cơ sở sau: Khi đưa ra lời đề nghị, pháp luật cho phép bên đề nghị ấn định thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị Trường hợp này, hiệu lực của lời đề nghị phụ thuộc vào ý chí của bên được đề nghị Thông thường, quy định này để giới hạn về hạn cuối mà bên được đề nghị được quyền đưa ra tuyên bố chấp nhận lời đề nghị giao kết.
Thực hiện hợp đồng
7.1 Tổng quan về thực hiện
Căn cứ theo Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, hai bên trong hợp đồng thương mại có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác Việc thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng là thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ các cam kết của các bên, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Thứ hai, hai bên trong hợp đồng thương mại thực hiện hợp đồng một cách trung thực, có lợi cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau Cụ thể, các bên cần thực hiện hợp đồng một cách ngay thẳng, không gian lận, không lợi dụng hợp đồng để gây thiệt hại cho bên kia; cùng nhau tìm cách giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên; và quan tâm, tôn trọng quyền lợi của bên kia trong hợp đồng.
Thứ ba, hai bên trong hợp đồng thương mại không được thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội trong quá trình thực hiện hợp đồng; không được thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
7.2 Trình tự thực hiện hợp đồng
Sau khi đơn đặt hàng/hợp đồng được chấp nhận/ký kết, nhân viên phòng cung ứng/bộ phận kho – quản lý vật tư cần thực hiện các công việc sau:
Nhận hàng và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa theo đơn đặt hàng/hợp đồng Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo hàng hóa được giao đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu Kiểm tra các ghi chú của nhà cung cấp so với đơn đặt hàng/hợp đồng
Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo hàng hóa được giao đúng với các yêu cầu cụ thể của đơn đặt hàng/hợp đồng, chẳng hạn như yêu cầu về bao bì, nhãn mác, Giám sát dỡ hàng từ phương tiện vận tải Việc giám sát này nhằm đảm bảo hàng hóa được dỡ an toàn, không bị hư hỏng
Kiểm tra hàng hóa được giao Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo hàng hóa được giao nguyên vẹn, không bị thiếu sót
Ký vào các chứng từ cần thiết Việc ký vào các chứng từ cần thiết nhằm xác nhận việc nhận hàng và đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan
Ghi mã số hàng hóa và cho nhập kho Việc ghi mã số hàng hóa nhằm dễ dàng quản lý hàng hóa trong kho
Hiệu chỉnh lại sổ sách cho phù hợp Việc hiệu chỉnh lại sổ sách nhằm đảm bảo các thông tin về hàng hóa được cập nhật đầy đủ và chính xác
Kiểm tra hóa đơn và thanh toán Việc kiểm tra hóa đơn và thanh toán nhằm đảm bảo doanh nghiệp thanh toán đúng số tiền cho nhà cung cấp
Tiến hành đánh giá lại toàn bộ quá trình cung ứng hàng hóa, rút kinh nghiệm Việc đánh giá này nhằm rút kinh nghiệm cho các lần cung ứng hàng hóa tiếp theo Bảo quản hàng hóa trong kho (tùy theo tính chất của từng loại hàng hóa) Việc bảo quản hàng hóa trong kho nhằm đảm bảo hàng hóa được giữ gìn tốt, không bị hư hỏng
Cấp hàng hóa cho các bộ phận có nhu cầu Việc cấp hàng hóa cho các bộ phận có nhu cầu nhằm đảm bảo các bộ phận hoạt động bình thường.
Nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng
Hợp đồng tuân theo Đạo luật Hàng hải Hoa Kỳ năm 1984, được sửa đổi bởi Đạo luậtCải cách Vận tải Đường biển năm 1998, và sẽ được giải thích và điều chỉnh theo luật hàng hải chung và luật pháp của Hoa Kỳ và, trong phạm vi không không phù hợp với luật pháp của Bang New York, bất kể việc lựa chọn các quy tắc luật của bang đó.
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Nếu không có giải pháp nào trong vòng ba mươi (30) ngày, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài ở New York theo Quy tắc của Hiệp hội Trọng tài Hàng hải, Inc (“SMA”)
Các bên đồng ý với thẩm quyền tài phán cá nhân và địa điểm xét xử tại bất kỳ Tòa ánTiểu bang nào ở New York, New York và Tòa án Quận Hoa Kỳ dành cho Quận phíaNam New York (gọi chung là “Tòa án New York”).
PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Điều khoản về các bên trong hợp đồng
1.1.Nội dung Điều khoản hợp đồng này mô tả các định nghĩa và nghĩa vụ của các bên “Người vận chuyển” và “Người gửi hàng” liên quan.
Người vận chuyển (Carrier): Được xác định là Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Tư nhân Ocean Network Express Pte Ltd., hoạt động tại Hoa Kỳ thông qua đại lý chung của mình, Ocean Network Express (có trụ sở tại Bắc Mỹ) Trong hợp đồng này hãng vận chuyển cũng có thể được gọi là “One”
Người gửi hàng (Shipper): Bao gồm mọi người gửi hàng và người nhận hàng được xác định trong hợp đồng này, bao gồm người gửi hàng ký hợp đồng, bất kỳ người gửi hàng chung nào, mỗi công ty liên kết và tất cả các thành viên của Hiệp hội Người gửi hàng Người gửi hàng ký hợp đồng này đảm bảo rằng họ có quyền ràng buộc mỗi Người gửi hàng với các điều khoản của hợp đồng này Nếu có sự thay đổi trong cấu trúc doanh nghiệp hoặc thành viên của bất kỳ Người gửi hàng hoặc Hiệp hội Người gửi hàng, ONE phải được thông báo và cung cấp các xác nhận tài liệu theo yêu cầu của pháp luật.
Rõ ràng: Điều khoản này mô tả rõ ràng về “Người vận chuyển” và “Người gửi hàng”, giúp tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Minh bạch: Nếu có sự thay đổi trong cấu trúc doanh nghiệp hoặc thành viên của bất kỳ Người gửi hàng hoặc Hiệp hội Người gửi hàng, ONE phải được thông báo và cung cấp các xác nhận tài liệu theo yêu cầu của pháp luật Điều này đảm bảo tính minh bạch và liên tục trong thông tin.
Thiếu rõ ràng: Phần mô tả về “người gửi hàng” khá phức tạp và khó xác định đối tượng. Điều khoản không mô tả cụ thể về các biện pháp xử lý khi Người gửi hàng không tuân theo quy định thông báo.
Khả năng tranh chấp: Có thể có khả năng tranh chấp khi xác định những thay đổi cần được thông báo.
Điều khoản về các biểu phí áp dụng
2.1 Nội dung Điều khoản này nói về: Áp dụng biểu phí: Hợp đồng này bao gồm các biểu phí và quy tắc của ONE’s Rates and
Rules FMC Tariffs: ONEY-010, ONEY-020, ONEY-030, ONEY-101, ONEY-202, và/hoặc các phiên bản sau này hoặc điều khoản áp dụng khác, bao gồm cả điều khoản vận chuyển hàng hóa của ONE, có sẵn trực tuyến tại www.one-line.com, nơi cũng có các điều khoản cốt lõi.
Hợp đồng đầy đủ: Đây là hợp đồng đầy đủ giữa các bên và là bản tuyên bố độc quyền về các điều khoản của Hợp đồng Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản và điều kiện của các biểu phí trên và các điều khoản của Hợp đồng này, thì Hợp đồng sẽ được ưu tiên.
Bảo đảm từ các bên: Mỗi bên trong Hợp đồng này đều bảo đảm rằng họ không dựa vào bất kỳ tuyên bố nào bằng văn bản hoặc lời nói bên ngoài Hợp đồng này từ bất kỳ bên nào khác.
Hiệu lực của Hợp đồng: Bất kỳ vấn đề nào trước hoặc đồng thời bằng lời nói hoặc văn bản đều không có hiệu lực hoặc tác động và không thể được sử dụng để sửa đổi hoặc giải thích Hợp đồng này, Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi bằng văn bản được cả hai bên ký kết Hợp đồng này và các sửa đổi của nó chỉ có hiệu lực khi được nộp với Ủy ban Hàng hải Liên bang (“FMC”).
Rõ ràng và cụ thể: Điều khoản này mô tả cụ thể việc tích hợp các Tỷ lệ và Quy tắc FMC của ONE vào Hợp đồng, giúp tránh nhầm lẫn hoặc hiểu biết sai lệch.
Tự chủ trong quản lý: Các bên có thể dễ dàng truy cập và xem xét các tỷ lệ và quy tắc liên quan trực tuyến.
Pháp lý hóa mối quan hệ: Điều khoản này đảm bảo rằng mọi sửa đổi của Hợp đồng phải được ký kết bởi cả hai bên và phải được nộp với Ủy ban Hàng hải Liên bang (“FMC”). 2.2.2 Nhược điểm:
Phức tạp: Việc tích hợp nhiều tỷ lệ và quy tắc có thể làm cho Hợp đồng trở nên phức tạp và khó hiểu.
Cụm từ viết tắt FMC, hay Federal Maritime Commission, tức Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ, được sử dụng ngay từ đầu trong điều khoản này Tuy nhiên, việc giải thích rõ nghĩa của từ viết tắt này chỉ được đưa ra ở cuối điều khoản Điều này có thể gây khó khăn cho người đọc khi cố gắng nắm bắt thông tin trong hợp đồng.
Biểu phí được áp dụng dựa trên các biểu phí và quy tắc riêng của ONE và FMC Tuy nhiên, những thông tin này không được đính kèm trực tiếp hoặc được tham chiếu rõ ràng trong hợp đồng, cũng như không có giải thích chi tiết về quá trình xây dựng chúng Điều này có thể yêu cầu các bên phải mất thêm thời gian để tìm hiểu trên trang web của ONE và FMC, và gây khó khăn trong việc đối chiếu và xác định cơ sở giá cả.
Không linh hoạt: Mọi sửa đổi của Hợp đồng yêu cầu sự đồng thuận của cả hai bên, có thể làm chậm quá trình ra quyết định.
Điều khoản về thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Hình 4:Phụ lục đính kèm điều khoản 3 Điều khoản này nêu rõ về thời hạn hợp đồng:
Thời điểm có hiệu lực: Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày nộp với FMC hoặc ngày có hiệu lực được ghi trong phần Tỷ lệ của hợp đồng, tùy thuộc vào ngày nào sau cùng.
Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng sẽ tiếp tục cho đến ngày hết hạn được ghi trong phần Tỷ lệ của hợp đồng, trừ khi hợp đồng bị chấm dứt sớm hơn.
Nhận hàng: Ngày hàng hóa được nhận bởi ONE hoặc đại lý hoặc nhà thầu phụ của họ sẽ xác định liệu việc di chuyển hàng hóa có trong thời hạn của hợp đồng hay không Hàng hóa không được coi là đã nhận cho đến khi số lượng đầy đủ theo hóa đơn vận chuyển đã được nhận.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng này
[TÂY Á VÀ CHÂU PHI - BẮC MỸ (EB)]
Rõ ràng: Điều khoản hợp đồng rõ ràng về thời gian bắt đầu và kết thúc, giúp cả hai bên hiểu biết và tuân theo.
Cụ thể: Có quy định cụ thể về việc nhận hàng, tránh nhầm lẫn hoặc tranh chấp.
Khó khăn khi có sự cố: Điều khoản có thể tạo ra khó khăn nếu có sự cố không dự kiến liên quan đến việc nhận hàng. Điều khoản này chỉ nêu lên cách xác định ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng, còn ngày chính xác bắt đầu và kết thúc hiệu lực hợp đồng lại được nêu ở một phụ lục trong phần cuối của hợp đồng Điều này gây khó khăn trong quá trình nắm bắt thông tin.
Điều khoản về phạm vi áp dụng hợp đồng
Hình 5:Phụ lục đính kèm điều khoản 4 Điều khoản này liên quan đến các lô hàng được bao gồm trong hợp đồng Nó giải thích rằng phần Rates Section của hợp đồng mô tả phạm vi địa lý, hàng hóa, giá cả và cam kết số lượng tối thiểu, bao gồm bất kỳ cam kết số lượng tối thiểu nào (“MQC”) Các chi tiết về lô hàng như nguồn gốc, điểm đến và mô tả hàng hóa được xác định bởi ONE và được hiển thị trên hóa đơn vận chuyển Những chi tiết này quyết định một cách dứt khoát liệu một lô hàng có nằm trong phạm vi địa lý của hợp đồng này và liệu nó có đáp ứng các mức giá và phí áp dụng hay không.
Hàng FAK, trực tiếp hoặc hàng hỗn hợp (Ngoại trừ hàng OOG)
Rõ ràng và cụ thể: Điều khoản này rõ ràng và cụ thể về các lô hàng được bao gồm trong hợp đồng, giúp tránh nhầm lẫn và tranh chấp.
Với phụ lục giá cước của hợp đồng, hợp đồng này đã nêu rõ và chi tiết phạm vi địa lý áp dụng (cảng đi, cảng đến), loại hàng hóa và giá cước Hai bên có thể xác định và đối chiếu chính xác từng chặng với loại hàng hóa và khối 1 lượng đó có bao gồm trong hợp đồng hay không với giá cước là bao nhiêu
Linh hoạt: Điều khoản này cho phép sự linh hoạt trong việc xác định các lô hàng dựa trên chi tiết trên hóa đơn vận chuyển.
Phụ thuộc vào hóa đơn vận chuyển: Việc xác định liệu một lô hàng có nằm trong phạm vi của hợp đồng này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chi tiết trên hóa đơn vận chuyển, điều này có thể tạo ra khó khăn nếu có sự cố với hóa đơn vận chuyển.
Phụ lục giá cước không định nghĩa khái niệm các loại hàng hóa phạm vi của hợp đồng như khái niệm hàng FAK (Freight All Kind - hệ thống định giá kết hợp các loại lô hàng khác nhau thành một loại nhất định để được vận chuyển dưới dạng một lô hàng với mức phí cố định) hay OOG cargo (Out of Gauge cargo - Hàng hóa vượt quá khổ không thể vận chuyển trong container 40-foot cao với chiều dài của hàng hóa vượt quá 12,05m,chiều rộng 2,33m và chiều cao 2,59m.)
Điều khoản về cam kết khối lượng hàng tối thiểu
(a) Đối với việc tính toán MQC của các lô hàng container cho các giao dịch Tây Bắc Thái Bình Dương (TPWB), công thức sau sẽ xác định đơn vị tương đương 40 foot (“FEUs”) cho hàng hóa khô và/hoặc hàng hóa lạnh (“reefer”):
Container 20 foot sẽ bằng 0.5 FEUs
Container 40 foot (8’6") sẽ bằng 1.00 FEUs
Container 40 foot (9’6") sẽ bằng 1.00 FEUs
Container 45 foot sẽ bằng 1.25 FEUs
Nếu có sự thay thế reefer, việc đếm theo Hợp đồng này sẽ là kích thước của container được yêu cầu ban đầu.
(b) Đối với việc tính toán MQC của các lô hàng container cho tất cả các giao dịch khác, công thức sau sẽ xác định đơn vị tương đương 40 foot (“FEUs”) cho hàng hóa khô và/hoặc hàng hóa lạnh (“reefer”):
Container 20 foot sẽ bằng 0.5 FEUs
Container 40 foot (8’6") sẽ bằng 1.00 FEUs
Container 40 foot (9’6") sẽ bằng 1.25 FEUs
Container 45 foot sẽ bằng 1.25 FEUs
Nếu có sự thay thế reefer, việc đếm theo Hợp đồng này sẽ là kích thước của container được yêu cầu ban đầu. © Đối với bất kỳ hàng hóa CFS nào, các yếu tố chuyển đổi như sau:
Hàng hóa được định giá trên cơ sở AQ (bất kỳ số lượng nào): 55 Mét khối (CBM) bằng 1.00 FEU
Hàng hóa được định giá trên cơ sở tấn mét (MT): 18.5 MT bằng 0.5 FEU
Rõ ràng và cụ thể: Các điều khoản này cung cấp các công thức chi tiết để tính toán MQC cho các lô hàng container hóa cho các giao dịch TPWB và các giao dịch khác. Đa dạng: Các điều khoản này xem xét cả hàng hóa CFS với các yếu tố chuyển đổi cụ thể dựa trên cơ sở AQ hoặc MT.
Có thể có sự hiểu lầm về việc tính toán MQC, đặc biệt là khi có sự thay thế reefer. Điều khoản này chỉ nêu cách quy đổi khối lượng hàng ra đơn vị FEU và khối lượng hàng hóa tối thiểu lại được đề cập chi tiết ở phụ lục là 1 TEU, tuy nhiên phụ lục này cũng không giải thích sự liên quan giữa khái niệm TEU và FEU
Khái niệm CFS không được giải thích có thể gây khó khăn cho các bên trong quá trình nắm bắt thông tin
Không có sự đặt tên để đánh dấu và phân chia rõ ràng giữa cách quy đổi đơn vị khi mục (a) và (b) là dành cho lô hàng nguyên container (CY cargo) và mục ( c) là dành cho lô hàng lẻ (CFS cargo) có thể gây nhầm lẫn trong quá trình quy đổi
Không rõ ràng về việc xử lý ngoại lệ: Các điều khoản không rõ ràng về cách xử lý các trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như khi có sự thay đổi về kích thước hoặc loại container.
Điều khoản về biểu giá của hợp đồng
6.1 Nội dung điều khoản Điều khoản này nói về:
Tỷ lệ hợp đồng: Theo điều khoản này, các tỷ lệ được đề cập trong phần Tỷ lệ chỉ là tỷ lệ cước cơ bản Tất cả các loại phí khác theo biểu phí, bao gồm phụ phí, yếu tố điều chỉnh tiền tệ, phụ phí nhiên liệu, phụ phí tùy ý, phí giao hàng tại nơi xuất xứ và điểm đến, phụ phí và các loại phí bổ sung khác trong Biểu phí và Quy tắc FMC của ONE sẽ được áp dụng.
Mã biểu phí: Điều khoản này cũng đề cập đến các mã biểu phí cụ thể như ONEY-010, ONEY-020, ONEY-030, ONEY-101, ONEY-202, hoặc các phiên bản tái phát hành sau đó hoặc biểu phí áp dụng khác.
Rõ ràng và minh bạch: Điều khoản này rõ ràng chỉ ra rằng các tỷ lệ được đề cập chỉ là tỷ lệ cước cơ bản và có thể có các loại phí khác như phụ phí, yếu tố điều chỉnh tiền tệ, phụ phí nhiên liệu, và các loại phí khác.
Chi tiết và cụ thể: Điều khoản này cung cấp chi tiết cụ thể về các mã biểu phí nhưONEY-010, ONEY-020, v.v., giúp người đọc hiểu rõ hơn về các điều kiện và quy tắc liên quan.
Phức tạp và khó hiểu: Đối với những người không quen với ngành hàng hải, việc hiểu rõ về các loại phí và mã biểu phí có thể khá phức tạp và khó hiểu. Điều khoản chưa chỉ rõ vị trí bảng rate ở đâu trong phần phụ lục cũng như chưa giải thích rõ hơn về cách tra cứu cước phí trong bảng rate Ngoài ra, các biểu giá và quy tắc của ONE và Ủy ban Hàng hải Liên bang không được đính kèm trực tiếp cùng với hợp đồng mà chỉ được nêu tên, điều này gây ra sự khó khăn và mất thời gian trong quá trình đối chiếu.
Có thể gây bất ngờ về chi phí: Nếu người đọc không chú ý đến chi tiết này, họ có thể bị bất ngờ bởi các loại phí bổ sung ngoài tỷ lệ cước cơ bản
Điều khoản về cam kết các dịch vụ
(a) ONE sẽ cung cấp sức chứa của tàu và thiết bị container cần thiết để vận chuyển (a) số lượng hàng hóa cam kết tối thiểu được quy định theo hợp đồng, và (b) theo các lựa chọn sẵn có của ONE, và bất kỳ hàng hóa bổ sung nào được thỏa thuận bởi Người gửi hàng. Cam kết này tuân theo lịch trình và mô hình dịch vụ của ONE.
(b) Trừ khi có quy định khác tại đây, ONE sẽ không cung cấp thiết bị khung gầm (chassis equipment), ngoại trừ trường hợp có liên quan đến bất kỳ dịch vụ nào thuộc trách nhiệm của ONE.
7.2.1 Ưu điểm Điều khoản đã bao gồm đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của ONE về các dịch vụ ONE cung cấp cũng như thiết bị mà ONE không cung cấp (khung gầm - chassis equipment). Bên cạnh đó, điều khoản cũng đã có tính liên kết với lịch trình và mô hình dịch vụ của ONE tạo sự chặt chẽ cho hợp đồng giúp cho người gửi hàng có thể đảm bảo được số lượng hàng hóa được vận chuyển theo đúng hợp đồng đã được cam kết.
Các cam kết về cung cấp dịch vụ của ONE còn khá sơ sài chưa nêu rõ các dịch vụ vận chuyển hiện ONE đang sở hữu và cung cấp Ngoài ra, lịch trình làm việc cũng như mô hình dịch vụ của ONE cũng không được đề cập tới trong điều khoản trên có thể gây khó khăn trong việc người gửi hàng lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa một cách linh hoạt và kịp thời.
Điều khoản về thỏa thuận giao hàng
(a) Trong thời hạn của hợp đồng, Người gửi hàng sẽ thỏa thuận và giao hàng với ONE với số lượng tăng dần được phân bổ hợp lý, số lượng hàng cam kết tối thiểu (MQC) được quy định trong phần Giá cước, ngoại trừ trong phạm vi số lượng hàng cam kết tối thiểu ấy được điều chỉnh hoặc miễn trừ theo các điều khoản của hợp đồng.
(b) Trừ khi có quy định khác tại đây, Người gửi hàng có thể chọn tàu để vận chuyển hàng hóa của mình, tuy nhiên không gian tàu sẽ không được đảm bảo trên bất kỳ tàu cụ thể nào hoặc với bất kỳ tần suất cụ thể nào, và thiết bị cụ thể cũng không được đảm bảo tại bất kỳ địa điểm cụ thể và thời gian cụ thể nào.
(c) Người gửi hàng phải trực tiếp hoặc thông qua các đại lý và hay người giao nhận của mình, yêu cầu đặt trước từ ONE ít nhất mười bốn (14) ngày trước khi giao hàng ONE có thể từ bỏ yêu cầu đó bằng cách chấp nhận đặt chỗ mà không cần thông báo trước 8.2 Nhận xét
8.2.1 Ưu điểm Điều khoản này đã nêu ra các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện thỏa thuận, các quyền và nghĩa vụ của người gửi hàng, và cách ONE xử lý theo các quy định chung trong hợp đồng Điều khoản này cũng quy định số lượng hàng tối thiểu mà ONE cam kết và giá cước được ghi trong phần phụ lục.
8.2.2 Nhược điểm Điều khoản này chưa đề cập đến việc giải thích thỏa thuận giao hàng là gì và quy trình thỏa thuận như thế nào giữa người gửi hàng và ONE Điều này làm cho hợp đồng khó hiểu, thiếu trôi chảy và chưa rõ ràng.
Điều khoản về xác minh vận chuyển theo hợp đồng
(a) Vận đơn bao gồm các chuyến hàng theo hợp đồng nào sẽ ghi số của hợp đồng đó. Người gửi hàng phải thực hiện việc chỉ định này khi vận đơn được yêu cầu và phát hành. ONE có thể cho phép hàng hóa thuộc vận đơn không được ghi chú như vậy được tính vào số lượng hàng cam kết tối thiểu, nếu có bằng chứng về lỗi vô ý của Người gửi hàng.
(b) Để hàng hóa có đủ điều kiện theo hợp đồng, Người gửi hàng phải xuất hiện trên vận đơn với tư cách là Người gửi hàng, nhà xuất khẩu hoặc người nhận hàng Nếu Người gửi hàng xuất hiện với tư cách là bên thông báo trên vận đơn và ONE, theo quyết định hợp lý, xác định rằng có đủ bằng chứng chứng minh được hàng hóa thuộc sở hữu của Người gửi hàng và được ký gửi hoặc di chuyển bởi tài khoản trực tiếp của Người gửi hàng, thì hàng hóa đó cũng sẽ đủ điều kiện cho điều khoản này của hợp đồng.
9.2.1 Ưu điểm: Điều khoản này tạo ra sự linh hoạt cho Người gửi hàng trong việc chỉ định hợp đồng và vận đơn cho các chuyến hàng Điều khoản cũng có quy định đầy đủ về vấn đề xác minh vận đơn của ONE cũng như bao gồm cả hướng dẫn lưu ý cho người gửi hàng khi làm việc với chứng từ đường biển.
9.2.2 Nhược điểm: Điều khoản chưa nêu rõ quy trình xác minh vận đơn cụ thể của ONE mà chỉ nói về một trường hợp hàng hóa không được ghi chú như quy định thì sẽ được tính vào số lượng hàng hóa cam kết tối thiểu của ONE gây ra sự mơ hồ và khó kiểm soát về số lượng hàng cam kết tối thiểu Bên cạnh đó, điều khoản trên cũng chưa có quy định rõ ràng về các lỗi có thể mắc phải của người gửi hàng trên vận đơn cũng như hậu quả và cách giải quyết làm tăng nguy cơ tranh chấp giữa các bên liên quan khi có sự khác biệt về việc xác định lỗi vô ý của Người gửi hàng hoặc bằng chứng chứng minh sở hữu của Người gửi hàng.
Điều khoản về cước khống và thiệt hại ước tính
ONE và Người gửi hàng công nhận rằng việc Người gửi hàng không giao hàng hoặc việc ONE không vận chuyển khối lượng hàng hóa tối thiểu theo quy định sẽ có tác động bất lợi đến các hoạt động tương ứng của ONE, việc xác định khối lượng chính xác là rất khó Do đó, để tránh khó khăn và chi phí chứng minh tổn thất thực tế, các bên đồng ý rằng, thay cho tất cả các thiệt hại liên quan đến nghĩa vụ của Người gửi hàng đối với thỏa thuận và của ONE khi vận chuyển MQC, các khoản bồi thường thiệt hại ước tính sẽ được thanh toán khi ký kết hợp đồng này như sau:
(a) Trong trường hợp Người gửi hàng không thỏa thuận MQC và/hoặc bất kỳ MQC phụ nào phù hợp với nghĩa vụ của Người gửi hàng theo quy định của hợp đồng, Người gửi hàng sẽ phải chịu trách nhiệm với ONE về các thiệt hại ước tính ở mức bồi thường là 600$ cho mỗi FEU cấu thành nên sự thiếu hụt đó Số tiền này sẽ được trả cho ONE trong vòng ba mươi (30) ngày sau khi có thông báo chính thức bằng văn bản từ ONE Mỗi Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm chung và riêng cho những thiệt hại này.
(b) Trong phạm vi ONE không vận chuyển MQC do Người gửi yêu cầu phù hợp với các điều khoản của hợp đồng này, ONE sẽ chịu trách nhiệm với Người gửi về các thiệt hại đã được xác định ở mức 600$ cho mỗi FEU cấu thành sự thiếu hụt đó Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hàng hóa do Người gửi giao sẽ không vượt quá (i) đối với bất kỳ tuần nào,2% MQC hàng năm, hoặc (ii) đối với bất kỳ tháng nào, 8,333% MQC hàng năm, được tính vào nghĩa vụ MQC của Người gửi hàng, trừ khi giá thầu đó được ONE chấp nhận hoặc được ủy quyền cụ thể ở một điều khoản khác trong hợp đồng Trong mọi trường hợp xảy ra, Người gửi sẽ không được hưởng bất kỳ khoản bù đắp hoặc tín dụng nào đối với bất kỳ khoản tiền nào mà Người gửi có thể yêu cầu theo như trong hợp đồng hoặc theo cách khác Trước khi thanh toán bất kỳ thiệt hại ước tính nào, ONE có thể yêu cầu Người gửi hàng chứng minh rằng bất kỳ hàng hóa nào mà Người gửi hàng yêu cầu ONE từ chối đều được thỏa thuận đúng cách và kịp thời theo hợp đồng, và Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm chứng minh điều đó với bên còn lại.
(c) Ngoại trừ các thiệt hại được quy định ở trên, trong mọi trường hợp, một trong hai bên sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý với bên còn lại về các thiệt hại trực tiếp, hậu quả từ thiệt hại trước đó hay các thiệt hại khác dưới bất kỳ hình thức nào phát sinh từ (i) việc Người gửi hàng không thỏa thuận và/hoặc vận chuyển, hoặc (ii) việc ONE không chấp nhận và/hoặc vận chuyển hàng hóa theo như quy định của hợp đồng.
10.2.1 Ưu điểm Điều khoản đã liệt kê đầy đủ về các trường hợp có thể xảy ra bồi thường cước khống hay thiệt hại ước tính Điều khoản cũng đã chỉ ra thỏa thuận của hai bên về việc bồi thường thiệt hại, các quy định về MQC cũng như mức bồi thường thiệt hại tương ứng với từng trường hợp, từ đó giảm thiểu tranh chấp và chi phí pháp lý khi xảy ra sự thiếu hụt hàng hóa, bằng cách đồng ý trước về mức bồi thường ước tính.
10.2.2 Nhược điểm Điều khoản này có thể gây bất công cho Người gửi hàng hoặc ONE nếu mức bồi thường ước tính không phản ánh đúng tổn thất thực tế của bên bị thiệt hại trước sự biến động của thị trường cũng như ảnh hưởng của các yếu tố bất khả kháng có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận tải và chấy lượng hàng hóa.
Điều khoản vận đơn
Trong phạm vi các điều khoản về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về người hoặc tài sản (bao gồm cả hàng hóa), chậm trễ, giao hàng sai, mất mát hoặc bất kỳ điều khoản nào được quy định bởi luật hiện hành trong vận đơn của ONE xung đột với Hợp đồng này, vận đơn sẽ được ưu tiên áp dụng.
11.2.1 Ưu điểm Điều khoản đã làm rõ trách nhiệm pháp lý của ONE đối với các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa, như thiệt hại, chậm trễ, giao hàng sai, mất mát, và đảm bảo rằng các quy định trong vận đơn sẽ được tuân thủ Từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
11.2.2 Nhược điểm Điều khoản này cũng có thể gây ra mâu thuẫn giữa ONE và Người gửi hàng nếu có sự khác biệt giữa các quy định trong vận đơn và Hợp đồng này, hoặc giữa các quy định trong vận đơn và luật hiện hành.
Điều khoản tăng giá cước chung (General rate increases)
Nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong Thời hạn của Hợp đồng này, việc tăng giá cước chung (GRI) hoặc tăng tỷ lệ hàng hóa cụ thể trong biểu giá, điều mà sẽ áp dụng cho các lô hàng của Người gửi nếu không có Hợp đồng này, thì GRI hoặc mức tăng giá hàng hóa cũng sẽ được thêm vào các mức giá và phí được quy định hoặc kết hợp bằng cách tham chiếu trong ma trận mức giá, kể từ cùng ngày GRI hoặc mức tăng có hiệu lực trong biểu giá. 12.2 Nhận xét
12.2.1 Ưu điểm Điều khoản có giải thích rõ về thuật ngữ GRI, thuận tiện cho đôi bên cũng như không gây hiểu lầm Việc tăng giá cước sẽ có tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của đôi bên nên việc thêm rõ điều khoản GRI cũng như cách giải quyết nếu có GRI sẽ giúp đôi bên có điều chỉnh giá cả hàng hóa hợp lý cũng như dự trù kinh phí có thể phát sinh nếu xảy có GRI, tránh tranh cãi về giá cả và chi phí giữa đôi bên Đảm bảo để Người gửi biết trước mức giá và phí mà họ phải trả cho các lô hàng của mình trongThời hạn của Hợp đồng, không bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường vận tải.
12.2.2 Nhược điểm Điều khoản này chưa tập trung đưa ra chi tiết quy trình tính toán mức tăng giá nếu phát sinh GRI Có thể gây bất lợi cho Người gửi nếu GRI hoặc mức tăng giá hàng hóa xảy ra thường xuyên hoặc cao hơn mức bình thường trong Thời hạn của Hợp đồng,khiến cho chi phí vận chuyển của Người gửi tăng đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.
Điều khoản về lưu trữ hợp đồng
Hồ sơ lô hàng bắt buộc phải được lưu giữ theo quy định của FMC bao gồm bản sao vận đơn (hoặc dữ liệu có giá trị tương tự ở định dạng giấy hoặc điện tử) và mọi thư từ, sửa đổi, hiệu chỉnh, hủy bỏ, điều chỉnh, quyết toán hoặc thay đổi Phòng Pháp chế của ONE và/hoặc Phòng Quy trình và Thỏa thuận Thương mại (CAP) sẽ phản hồi yêu cầu từ FMC về hồ sơ lô hàng.
13.2.1 Ưu điểm Điều khoản này giúp đảm bảo việc tuân thủ quy định của FMC về việc lưu trữ và cung cấp hồ sơ lô hàng, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tăng cường uy tín của ONE trong hoạt động vận tải biển.
13.2.2 Nhược điểm Điều khoản này có thể gây bất lợi cho các bên liên quan trong việc quản lý và lưu trữ hồ sơ lô hàng, đặc biệt là khi có nhiều thay đổi trong quá trình vận chuyển Điều khoản này cũng có thể làm tăng chi phí và thời gian xử lý yêu cầu từ FMC, ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất của ONE.
Điều khoản về trường hợp bất khả kháng
Trong trường hợp bất khả kháng, bao gồm đình công, bạo loạn, tai nạn, thương vong, bế xưởng, hỏa hoạn, hành động khủng bố, thảm họa đường bộ, đường biển hoặc đường sắt,trật bánh, thiên tai, hạn chế của chính phủ, chiến tranh hoặc chiến sự, cấm vận hoặc các trường hợp cùng tính chất tương tự nhưng không phải là các tình huống thương mại (chẳng hạn như thay đổi thị trường, quyết định quản lý kém, kinh doanh sa sút, khách hàng hoặc nhà cung cấp phá sản, v.v.), trong bất kỳ trường hợp nào trong vòng bảy (7) ngày, bên bị hạn chế bởi sự kiện bất khả kháng sẽ phải nhanh chóng, kịp thời thông báo cho các bên khác bằng văn bản về sự tồn tại của các trường hợp đó và ảnh hưởng của nó đến khả năng thực hiện theo Hợp đồng này Khi nhận được thông báo như vậy, các bên liên quan sẽ được miễn khỏi các nghĩa vụ của họ theo Hợp đồng này trong phạm vi và thời gian trường hợp bất khả kháng xảy ra Bên bị hạn chế sẽ có các nỗ lực hợp lý để khắc phục tình trạng bất khả kháng Nếu có trường hợp bất khả kháng, cam kết dịch vụ của MQC và ONE sẽ bị giảm theo tỷ lệ thời hạn của trường hợp bất khả kháng so với thời hạn của Hợp đồng này.
Trong phạm vi một sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tất cả hoặc về cơ bản tất cả các khách hàng trong hợp đồng dịch vụ và thuế quan của ONE trong một giao dịch cụ thể, ONE có thể đưa ra thông báo về sự kiện đó bằng cách đăng thông báo tương tự tại trang web sau: www.one-line.com.
- Hợp đồng chưa nêu ra khái niệm của sự kiện bất khả kháng nhưng đã liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là bất khả kháng, thủ tục tiến hành khi xảy ra bất khả kháng, nghĩa vụ của các bên Theo khoản 1 điều 79 Công ước Viên 1980: “ Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.” Như vậy, các trường hợp bất khả kháng được liệt kê trong điều khoản như “thiên tai, chiến tranh hoặc bất kỳ sự kiện nào tương tự không phải là các tình huống thương mại” đáp ứng được tiêu chí “do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ ” trong điều 79 CISG.
- Có quy định về giới hạn thời gian về nghĩa vụ thông báo của bên bị ảnh hưởng với bên không bị ảnh hưởng.
- Điều kiện bất khả kháng được quy định rõ ràng, công bằng, đề phòng tối đa trường hợp một bên vi phạm hợp đồng lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm, gây ra thiệt hại cho bên còn lại.
- Hợp đồng có quy định điều khoản bất khả kháng sẽ dễ dàng để giải quyết hơn cho hai bên khi có vấn đề không lường trước được xảy ra, cũng như dẫn dắt được hướng giải quyết ngay từ đầu chứ không để mất nhiều thời gian, tiền bạc của đôi bên.
Chưa có quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả do bất khả kháng.
Chưa có quy định về yêu cầu bằng chứng bất khả kháng của phòng thương mại của mỗi bên trong hợp đồng.
Chưa có quy định về hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp vượt quá thời gian gửi bằng chứng bất khả kháng đến cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới khả năng bất khả kháng không được xem xét và gây thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng.
Trách nhiệm pháp lý của các bên (Assignment)
Không bên nào được chuyển nhượng quyền, ủy thác nhiệm vụ của mình hoặc chuyển giao toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào của Hợp đồng này cho bất kỳ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý rõ ràng bằng văn bản của bên kia, cũng như sự đồng ý đó không được rút lại một cách vô lý Không có điều gì ở đây ngăn cản ONE sử dụng dịch vụ của bên thứ ba (ví dụ: tàu kéo, công nhân bốc xếp, nhà khai thác nhà ga, hãng vận tải đường sắt và ô tô, liên minh tàu, v.v.) nhằm mục đích thực hiện các điều khoản của Hợp đồng này, miễn là Hãng vận chuyển sẽ duy trì chịu trách nhiệm về việc thực hiện của các bên thứ ba đó, theo các điều khoản của Hợp đồng này.
Nêu rõ việc cần có sự đồng ý rõ ràng của đôi bên bằng văn bản, cũng như sự đồng ý sẽ không được rút lại một cách vô lý Điều này giúp đôi bên dễ dàng giải quyết tranh chấp nếu như có nhượng quyền, ủy thác xảy ra mà không được sự cho phép của bên còn lại hay việc nhượng quyền, ủy thác được đồng ý không thông qua văn bản.
Chưa nêu rõ nếu việc ONE sử dụng dịch vụ của bên thứ ba và bên thứ ba không duy trì trách nhiệm sẽ giải quyết như thế nào.
Điều khoản về tuyên ngôn (Interpretation)
Không phần nào của Hợp đồng này được hiểu là chống lại ONE vì ONE là người soạn thảo Hợp đồng này Nếu bất kỳ phần nào của Hợp đồng này được cơ quan có thẩm quyền phát hiện là không hợp lệ hoặc không thể thi hành, thì phát hiện đó sẽ không được hiểu là làm mất hiệu lực hoặc làm cho bất kỳ điều khoản nào khác của Hợp đồng này trở nên không thể thi hành, mà điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực đầy đủ.
16.2.Nhận xét Điều khoản này khá bất cập khi ONE có nhiều lợi thế hơn trong điều khoản. Điều khoản cũng gây khó hiểu khi mặc dù bất kỳ phần nào của hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền phát hiện là không hợp lệ hoặc không thể thi hành nhưng vẫn có hiệu lực đầy đủ.
Điều khoản về sửa đổi (Modification)
Không có sửa đổi, hiệu chỉnh, hủy bỏ hoặc thay đổi nào đối với Hợp đồng này sẽ có hiệu lực trừ khi được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên theo quy định của FMC và được FMC chấp thuận ONE có thể chấm dứt Hợp đồng này sau mười lăm (15) ngày thông báo bằng văn bản cho Người gửi nếu ONE đã hoàn thành cam kết vận chuyển MQC theo Hợp đồng này.
Việc chấm dứt hợp đồng cần làm rõ hơn ở một điều khoản riêng.
Trừ khi được quy định khác trong Hợp đồng này, bất kỳ thông báo nào được yêu cầu hoặc được phép đưa ra theo Hợp đồng này sẽ được coi là có hiệu lực nếu được gửi (a) bằng thư chứng nhận hoặc thư bảo đảm, trả trước bưu phí, gửi đến địa chỉ được nêu trong Hợp đồng này, (b) bởi chuyển phát cá nhân cho bên còn lại theo địa chỉ được nêu trong Hợp đồng này, (c) bằng dịch vụ chuyển phát nhanh có chứng từ phù hợp cho bên còn lại theo địa chỉ được nêu trong Hợp đồng này, (d) bằng e-mail đến địa chỉ được nêu ở đây hoặc theo cách liên lạc thông tin thông thường giữa các bên Thông báo sẽ được coi là có hiệu lực vào ngày được đưa ra.
18.2.1.Ưu điểm Đưa ra đầy đủ các phương thức gửi thông báo để có hiệu lực. Điều khoản sẽ là căn cứ giải đáp thắc mắc khi đôi bên có tranh chấp về việc thông báo phát sinh.
Cần làm rõ các khoảng thời giàn cho bên nhận được thông báo nhận thông báo và phản hồi để nếu cần có thể thỏa thuận điều chỉnh.
Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng
(a) Hợp đồng này tuân theo Đạo luật Vận chuyển Hoa Kỳ năm 1984, được sửa đổi bởi Đạo luật Cải cách Vận tải biển năm 1998, nếu không sẽ được hiểu và điều chỉnh bởi luật hàng hải chung và theo luật định của Hoa Kỳ và, trong phạm vi không mâu thuẫn với luật đó, luật của Bang New York, bất kể sự lựa chọn các quy tắc luật của bang.
(b) Trong trường hợp có tranh chấp theo Hợp đồng này, các bên tranh chấp sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp một cách thân thiện, bằng các cuộc đàm phán thiện chí trực tiếp giữa giám đốc điều hành cấp cao của mỗi bên đó Nếu không có giải pháp trong vòng 30 ngày, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại New York theo Quy tắc của Hiệp hội Trọng tài Hàng hải, Inc (“SMA”) Việc phân xử trọng tài sẽ được tiến hành trước một trọng tài viên duy nhất do các bên tranh chấp lựa chọn hoặc nếu không có thỏa thuận như vậy, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên, và hai trọng tài viên được chọn như vậy sẽ chọn một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Sẽ không có hạn chế về quốc tịch của các trọng tài viên, và họ có thể bao gồm các luật sư hành nghề hàng hải Trừ khi có sự đồng ý của các bên, sẽ không có khám phá trước phiên điều trần Các chi phí và phí tổn của trọng tài (bao gồm phí và chi phí luật sư hợp lý) sẽ do bên không thắng kiện chịu Quyết định của (các) trọng tài viên sẽ là quyết định cuối cùng, ràng buộc, không bị xem xét thêm và có hiệu lực thi hành bởi bất kỳ tòa án, hội đồng trọng tài hoặc diễn đàn nào khác có thẩm quyền Các bên đồng ý với quyền tài phán cá nhân và địa điểm tại bất kỳ Tòa án Tiểu bang nào ở New York, New York và Tòa án Quận của Hoa Kỳ cho Quận phía Nam của New York (gọi chung là “Tòa án New York”) Các bên đồng ý bất kỳ phán quyết nào như vậy có thể được thi hành theo Công ước Liên hợp quốc về Công nhận và Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ngày 10/6/1958 Nếu một bên thắng kiện trong phân xử thấy cần phải thi hành quyết định và phán quyết của trọng tài, bên đó sẽ nhận được từ bên không chiếm ưu thế các chi phí và phí tổn của việc thực thi đó, bao gồm phí và chi phí luật sư hợp lý.
(c) Đối với một vấn đề có thể được phân xử bằng trọng tài theo Hợp đồng này, nếu một bên khởi kiện ở bất kỳ diễn đàn nào khác, thì bên đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ và tất cả các khoản phí và chi phí luật sư hợp lý mà bất kỳ bên nào khác bảo vệ cho vụ kiện đó phải chịu.
(d) Là một ngoại lệ đối với trọng tài và Mục 19(b) và 19(c) ở trên, nếu một bên chống lại thiệt hại thanh lý đã được đánh giá bằng thông báo bằng văn bản từ bên kia đã không phản đối trách nhiệm pháp lý của mình đối với đánh giá đó trong vòng 30 ngày sau khi thông báo đánh giá được gửi đi, bên thông báo có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào Một ngoại lệ khác đối với trọng tài vàMục 19(b) và 19(c) ở trên, ONE có thể khởi kiện đối với cước phí chưa thanh toán hoặc các khoản phí do dịch vụ vận chuyển được thực hiện cho Người gửi tại bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào Đối với các mục đích của các trường hợp ngoại lệ đã nói ở trên, các bên đồng ý với quyền tài phán cá nhân và địa điểm xét xử tại bất kỳ Tòa án New York nào. Bên có nghĩa vụ thanh toán số tiền đó sẽ chịu trách nhiệm với bên nợ số tiền đó về tiền lãi trên số tiền gốc vào và sau ngày đáo hạn cộng với phí và chi phí luật sư hợp lý. 19.2.Nhận xét Điều khoản luật áp dụng là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ chưa được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp có liên quan Hợp đồng này quy định giải quyết tranh chấp theo luật pháp của Hoa Kỳ (đã được chỉ định rõ ràng).
Việc lựa chọn thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp đầu tiên là đúng đắn và phù hợp với quy định của luật áp dụng Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng Nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạn của các bên Hầu hết các tranh chấp hợp đồng tranh chấp đều được các bên tự giải quyết bằng con đường thương lượng.
So với các phương thức khác như tòa án thì sử dụng trọng tài thương mại sẽ mang lại những lợi ích hơn cho hai bên và linh hoạt hơn so với tòa án, cụ thể như:
Việc trọng tài chỉ phán quyết một lần và phán quyết có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kì cơ quan tổ chức nào và bắt buộc các bên phải thi hành Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho đôi bên.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn xử bí mật Tính bảo mật của thông tin sẽ được trọng tài tôn trọng trong toàn bộ quá trình xét xử và phiên họp trọng tài cũng không công khai , từ đó hai bên có thể giữ được uy tín trên thị trường kinh doanh quốc tế, từ đó duy trì được mối quan hệ đối tác tốt đẹp với doanh nghiệp khác khi giao kết hợp đồng về sau. Đồng thời, nếu xử bằng trọng tài thì không cần nguyên đơn, bị đơn trọng tài vẫn có thể xử được và thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. 19.2.2.Nhược điểm
Việc lựa chọn Trọng tài làm cơ quan giải quyết yêu cầu tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp Nếu các bên quá cứng nhắc thì rất khó để làm việc và dẫn đến đưa ra Tòa để giải quyết Việc trọng tài chỉ phán quyết một lần và không thể kháng cáo trước bất kì cơ quan tổ chức nào.
Điều khoản bảo mật
ONE và Người gửi hàng đồng ý giữ bảo mật các điều khoản và giá thuộc Hợp đồng này. Ngoại trừ khi pháp luật yêu cầu, cả ONE và Người gửi hàng đều không được phép tiết lộ các điều khoản hoặc giá cước của Hợp đồng này cho bất kỳ bên thứ ba nào, trừ khi có sự cho phép trước được xác lập bằng văn bản của bên kia Tuy nhiên, việc tiết lộ vẫn được cho phép trong phạm vi cần thiết để thực hiện Hợp đồng này, nhưng các bên cần phải chuẩn bị các biện pháp đề phòng hợp lý để ngăn việc thông tin bị rò ri thêm Việc tiết lộ trái với quy định này được coi là vi phạm nghiêm trọng, cho phép bên không tiết lộ quyền chấm dứt hợp đồng Nếu khả thi, bên cạnh các biện pháp khắc phục theo luật, một trong hai bên có thể thực thi điều khoản này tại bất kỳ tòa án nào có thẩm quyền xét xử, tìm kiếm biện pháp có tính răn đe hơn.
20.2 Nhận xét Điều khoản bảo mật là một dạng điều kiện vô cùng quan trọng trong hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung, và hợp đồng quốc tế nói riêng Về cơ bản, hợp đồng đã quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo mật về thông tin cũng như giá cước vận chuyển giữa người chuyên chở và người gửi hàng.
Bảo mật thông tin: Cả ONE và Shipper đều đồng ý giữ bí mật các điều khoản và mức giá của hợp đồng này Trừ khi pháp luật yêu cầu, cả hai bên đều không được tiết lộ các điều khoản hoặc mức giá của hợp đồng này cho bất kỳ bên thứ ba nào, trừ khi có sự cho phép bằng văn bản từ bên kia trước đó.
Ngoại lệ về tiết lộ thông tin: Mặc dù vậy, việc tiết lộ thông tin được phép nếu nó cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này Tuy nhiên, cả hai bên phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ thông tin được tiết lộ khỏi việc tiết lộ tiếp.
Vi phạm bảo mật: Việc tiết lộ thông tin trái với điều khoản này sẽ được coi là vi phạm nghiêm trọng, có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng theo lựa chọn của bên không tiết lộ thông tin.
Biện pháp khắc phục: Ngoài các biện pháp khắc phục có sẵn theo pháp luật, bất kỳ bên nào cũng có thể thực thi điều khoản này tại bất kỳ tòa án nào có thẩm quyền, tìm kiếm sự cấm kỵ, nếu thích hợp.
Nội dung của điều khoản nhằm mục đích đề cao tính bảo mật của các điều kiện về phí cũng như biểu giá được quy định bên trong hợp đồng.
Bảo vệ thông tin: Điều khoản này giúp bảo vệ thông tin cạnh tranh quan trọng của cả hai bên, bao gồm các điều khoản và mức giá trong hợp đồng.
Pháp lý rõ ràng: Điều khoản này cung cấp một cơ chế pháp lý rõ ràng để xử lý việc tiết lộ thông tin không được phép, bao gồm việc chấm dứt hợp đồng và tìm kiếm sự cấm kỵ.
Ngoại lệ hợp lý: Điều khoản này cũng cho phép tiết lộ thông tin khi cần thiết để thực hiện hợp đồng, nhưng yêu cầu cả hai bên phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ thông tin.
Hợp đồng chưa có sự đa dạng về các biện pháp giải quyết trong trường hợp thông tin bị rò rỉ ra ngoài Hợp đồng chưa thực sự chỉ ra hậu quả pháp lý chi tiết trong trường hợp bí mật bị tiết lộ.
Điều khoản về chữ ký điện tử
Các bên có thể ký và thực hiện các sửa đổi đối với Hợp đồng này bằng chữ ký điện tử. Để phục vụ mục đích của hợp đồng, một chữ ký điện tử hợp lệ bao gồm việc thỏa thuận trao đổi e-mail giữa các bên (i) tham chiếu Hợp đồng này, (ii) bản đính kèm Hợp đồng và/hoặc Hợp đồng đã được sửa đổi bên trong e-mail , (iii)và sự chấp thuận đối với các tài liệu được đính kèm Ngoài ra, nếu ONE đã nhận được chữ ký và/hoặc bất kỳ sự sửa đổi nào cuả người gửi hàng đối với Hợp đồng này, các bên đồng ý rằng hành động nộp hoặc sửa đổi Hợp đồng bất kỳ nào của ONE với FMC sẽ được coi là hành vi tương đương với chữ ký điện tử / thực hiện sửa đổi của ONE đối với Hợp đồng.
Chữ ký điện tử là biện pháp cần thiết và thông dụng ngày nay đối với các hợp đồng quốc tế Điều khoản trên đã quy định đầy đủ về cơ chế xác thực cũng như ràng buộc đối với các điều khoản bên trong hợp đồng.
Nhờ điều khoản chữ ký điện tử, hợp đồng được thực hiện thuận tiện hơn cho các bên tham chiếu, tạo điều kiện sửa đổi nội dung hợp đồng nhiều hơn cho các bên tham gia mà vẫn cung cấp đủ tính xác thực cũng như cơ sở pháp lý của hợp đồng.
21.2.1 Nhược điểm Điều khoản chữ ký điện tử được quy định trong hợp đồng chưa nêu đa dạng các biện pháp xác thực của các bên, đặc biệt trong trường hợp gặp điều kiện bất khả kháng hoặc hai bên mất nhiều thời gian để kết nối với nhau.
Tính xác thực của chữ ký điện tử không thể đảm bảo ở mức cao nhất so với chữ ký thông thường.
Điều khoản về thanh toán cước vận chuyển
22.1 Nội dung Đối với tất cả các khoản phí được thanh toán tại Hoa Kỳ, phía khách hàng đồng ý thanh toán toàn bộ cước vận chuyển cùng các khoản phí dịch vụ do bên vận chuyển cung cấp trước ngày đáo hạn, theo quy tắc tín dụng 7 của biểu thuế điều chỉnh của bên vận chuyển. Trong trường hợp Khách hàng đã thiết lập các điều khoản tín dụng với Nhà vận chuyển và có số dư chưa thanh toán vượt quá các điều khoản tín dụng của họ, bên vận chuyển có quyền đình chỉ khả năng thanh toán tín dụng của Khách hàng và khống chế tài khoản của Khách hàng dưới hình thức "chỉ dùng tiền mặt" Sau khi tài khoản được xác thực, bên vận chuyển có thể tùy ý khôi phục hạn mức tín dụng của Khách hàng (nếu đã thiết lập trước đó).
Hợp đồng quy định đầy đủ và rõ ràng về cách thức thanh toán cũng như biện pháp xử lý đối với các khoản phí vận chuyển trong điều khoản
22.2.1 Ưu điểm Điều khoản làm rõ quyền lợi của bên vận chuyển trong việc thanh toán giá cước, giúp phía khách hàng nắm rõ thời hạn thanh toán và hậu quả pháp lý
Chưa có đa dạng các biện pháp xử lý các khoản thanh toán trong trường hợp phát sinh các cáo buộc đối với chất lượng hàng hóa
Điều khoản giấy gửi hàng
Trong các giao dịch nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bên vận chuyển sẽ phát hành vận đơn đường biển không thể chuyển nhượng (waybill) thay cho vận đơn (Bill of lading) chỉ theo yêu cầu của người bán Trong trường hợp người bán yêu cầu phát hành vận đơn đường biển(waybill), vận đơn đường biển đó không thể chuyển nhượng được và không phải là chứng từ về quyền sở hữu và việc giao hàng sẽ được thực hiện cho người nhận hàng có tên sau khi xuất trình bằng chứng chứng nhận danh tính hợp lý mà người vận chuyển có thể yêu cầu theo thông lệ tại cảng dỡ hàng và/hoặc nơi giao hàng Trường hợp người bán cung cấp thông tin giao hàng cho người nhận hàng của mình ở Hoa Kỳ có tên trên vận đơn, người nhận hàng có thể nhận hàng mà không cần xuất trình các chứng từ cần thiết.
Vì người nhận hàng có tên chỉ cần chứng minh danh tính của mình để nhận hàng, người bán có trách nhiệm bảo vệ thông tin vận chuyển để bảo vệ lợi ích của người bán. 23.2 Nhận xét Điều khoản giấy gửi hàng giúp làm rõ cách thức nhận hàng cũng như xác định loại vận đơn được sử dụng bởi hãng vận chuyển Hợp đồng trên đã quy định chính xác về hình thức vận đơn và cách nhận hàng đối với giao dịch
Hợp đồng đã quy định đầy đủ về các trường hợp sử dụng vận đơn và cách thức nhận hàng khi sử dụng giấy gửi hàng bằng đường biển
23.2.2 Nhược điểm Đối với cách để chứng minh danh tính của người nhận hàng đối với bên vận chuyển, còn tồn tại nhiều rủi ro, điều khoản chưa có đa dạng các biện pháp để nhận diện danh tính của người nhận hàng
Điều khoản bồi thường Myanmar
Người gửi hàng cùng các chi nhánh và đại lý được chỉ định của họ phải chịu trách nhiệm tuân thủ tất cả các quy định của chính phủ (bao gồm nhưng không giới hạn ở Tiêu đề 31
Bộ luật Quy định Liên bang - CFR phần 537, như đã sửa đổi) liên quan đến việc vận chuyển bất kỳ hàng hóa bị cấm nào đến hoặc từ Myanmar (Miến Điện) Người gửi hàng cùng các chi nhánh của họ và các đại lý được chỉ định của người gửi hàng cần đảm bảo rằng họ không vận chuyển các nguyên vật liệu do các cá nhân hoặc tổ chức bị cấm giao thương đến hoặc từ Hoa Kỳ Bộ tài chính Hoa Kỳ liệt kê danh sách các công dân được chỉ định đặc biệt (SDN) bị cấm tham gia giao dịch với Hoa Kỳ trên trang web sau: ( www.treasury.gov/resource-center/sanctions/sdn-list) Người gửi hàng cùng các chi nhánh và đại lý được chỉ định của người gửi hàng có nghĩa vụ đảm bảo rằng không có lô hàng nào được vận chuyển bởi đại diện của các SDN này Danh sách SDN có thể được
Bộ Tài chính Hoa Kỳ thay đổi bất cứ lúc nào và Người gửi hàng cùng các chi nhánh của họ và các đại lý được chỉ định của họ có trách nhiệm phải kiểm tra danh sách này thường xuyên.
Người gửi hàng cùng các chi nhánh và đại lý được chỉ định của người gửi hàng đồng ý bảo vệ, bồi thường và chứng minh người vận chuyển vô hại trước mọi khiếu nại, cáo buộc, thủ tục pháp lý hoặc biện pháp hành chính do chính phủ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ cơ quan quản lý hoặc cơ quan hành chính nào khác đưa ra Nếu bên vận chuyển vi phạm luật pháp Hoa Kỳ hoặc quốc tế thì người gửi hàng cùng các chi nhánh và đại lý được chỉ định của người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản tiền phạt, hình phạt hành chính, dàn xếp hoặc phí bổ sung nào của người vận chuyển phát sinh từ đây Do đó, bên vận chuyển sẽ không cố ý báo giá cũng như vận chuyển bất kỳ hàng hóa bị cấm nào đến hoặc từ Hoa Kỳ và sẽ không cố ý vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào có bất kỳ đại diện của SDN nào, theo bất cứ quy định nào của chính phủ
24.2 Nhận xét Điều khoản bồi thường là vô cùng cần thiết đối với các tranh chấp pháp lý sau này đối với hợp đồng
Hợp đồng đã quy định đầy đủ, rõ ràng về các trường hợp bị cấm vận chuyển hàng hóa từ hoặc tới Hoa kỳ, giúp các bên tham chiếu hiểu rõ hơn trong quá trình giao dịch và đàm phán, ngoài ra điều khoản cũng bổ sung thêm phần trách nhiệm pháp lý quy thuộc về ai trong trường hợp xảy ra rủi ro trong lúc vận chuyển
Hợp đồng chưa bổ sung thêm các quy định về hàng hóa bị cấm vận chuyển tại các quốc gia khác trong hành trình chuyến đi, khiến cho quá trình vận chuyển hàng gặp rủi ro trong quá trình chuyển tải tại một số nước được quy định tại điều khoản bảng giá dịch vụ.Hợp đồng cần bổ sung thêm các trường hợp trách nhiệm bồi thường khi vi phạm quy định hàng hóa bị cấm vận chuyển tại các nước không phải Hoa Kỳ.
Điều khoản tín dụng
ONE xác nhận cấp các điều khoản tín dụng cho Người gửi hàng như sau:
(A) Thời hạn tín dụng: 01-01-2021 đến 31-12-2021
Phía khách hàng xác nhận rằng tất cả các sao kê/hóa đơn sẽ được thanh toán đúng hạn. Ngày tín dụng và số tiền tối đa không được vượt quá trong mọi trường hợp vào bất kỳ lúc nào trong suốt thỏa thuận.
ONE có quyền thu hồi hoặc đình chỉ đặc quyền tín dụng này mà không cần thông báo trước hoặc yêu cầu nếu các cơ sở tín dụng liên tục bị lạm dụng
Phía khách hàng đồng ý rằng việc phát hành bất kỳ vận đơn nào có ghi "trả trước", "cước phí trả trước hoặc điều khoản tương tự sẽ không phải là bằng chứng đầy đủ cho thấy cước vận chuyển hoặc phí đó trên thực tế đã được thanh toán.
Khách hàng đồng ý rằng ONE sẽ có quyền lưu giữ và quyền lợi bảo đảm chung đối với bất kỳ hoặc tất cả hàng hóa của Khách hàng sau đó hoặc sau đó thuộc quyền sở hữu, giám sát hoặc kiểm soát của ONE Quyền lưu giữ và biện pháp bảo đảm chung này sẽ bổ sung cho bất kỳ quyền nào khác ONE có hoặc có thể có được theo các thỏa thuận khác và/hoặc luật hiện hành, và sẽ tồn tại khi giao hoặc giải phóng bất kỳ hàng hóa cụ thể nào của Khách hàng trong trường hợp không thanh toán đúng hạn như được cung cấp ở đây, về bản chất của tài liệu này,ONE có thể không cần thông báo hoặc yêu cầu, tuyên bố toàn bộ số tiền gốc chưa được thanh toán ngay lập tức đến hạn và phải trả.
Khách hàng xác nhận các điều khoản sau có liên quan đến vận đơn(B/L) của ONE, có quy định về Cước phí và Phí.
Tất cả các trường hợp ngoại lệ đối với các điều kiện nêu trên cần được xác nhận bởiONE.
Khách hàng đồng ý bồi thường cho ONE và không chịu thiệt hại đối với mọi trách nhiệm pháp lý, mất mát, thiệt hại hoặc chi phí dưới bất kỳ hình thức nào gây ra bởi Thỏa thuận này.
25.2 Nhận xét Điều khoản tín dụng có vai trò xác định nguồn hạn tín dụng đối với các khoản thanh toán cước phí trong hợp đồng, đặc biệt là quy định đối với tín dụng của khách hàng, nhằm giúp 2 bên chứng thực và xác nhận các điều khoản thanh toán và bồi thường phía trên 25.2.1 Ưu điểm
Hợp đồng ưu tiên quyền lợi của bên vận chuyển và đề cao trách nhiệm của phía khách hàng, trong hầu hết các trường hợp, ONE sẽ không chịu rủi ro về việc không được thanh toán cước phí bởi bên phía trung gian cung cấp lại dịch vụ cho bên khách hàng là UPS sẽ đảm bảo việc thanh toán mọi khoản chi phí cho ONE, khách hàng sẽ trực tiếp làm việc và thanh toán cho bên trung gian cung cấp dịch vụ là UPS Điều khoản này phù hợp với hầu hết mọi giao dịch vận chuyển ngày nay khi khách hàng không cần phải thanh toán nữa khi nhận hàng
Thời hạn và hiệu lực tín dụng nên sửa thành hạn cuối đến 30/4/2021 theo đúng thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thời gian bắt đầu hiệu lực tín dụng có thể để dịch lên sớm hơnPhần bồi thường của khách hàng cũng nên quy định thời hạn thanh toán
NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG THAY ĐỔI CHO HỢP ĐỒNG
Nhận xét chung
Nhìn chung, hợp đồng dịch vụ vận chuyển giữa Ocean Network Express Pte Ltd và UPS Ocean Freight Services, Inc” đã đạt được một mức độ đầy đủ và minh bạch, tạo ra một cơ sở vững chắc cho mối quan hệ cung ứng dịch vụ giữa các bên tham gia Hợp đồng này đã thể hiện sự chú ý của hai bên đến chi tiết và tính minh bạch trong việc mô tả các dịch vụ được cung cấp Các điều khoản và điều kiện được trình bày một cách rất rõ ràng, tạo nên một cơ sở hợp pháp vững chắc cho mối quan hệ giữa bên cung ứng và bên nhận dịch vụ. Một ưu điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ này là sự xác định rõ ràng về chất lượng dịch vụ Hợp đồng này không chỉ đơn thuần cam kết về việc cung cấp dịch vụ, mà còn đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể và quy trình đánh giá Điều này sẽ giúp đảm bảo mức độ hài lòng của bên nhận dịch vụ và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ Một điểm mạnh khác là quy định rõ ràng về thời gian giao hàng và các điều kiện liên quan Hợp đồng không chỉ đưa ra các thời hạn cụ thể mà còn đi sâu vào chi tiết về các điều kiện đặc biệt, giúp tránh được những hiểu lầm có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Bên cạnh đó, việc linh hoạt trong một vài điều khoản sẽ là quan trọng để đảm bảo tính chính xác và công bằng của hợp đồng trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, hợp đồng nào thì vẫn sẽ có một số điểm thiếu sót Những điểm này có thể gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề nếu xảy ra tranh chấp, gây khó khăn cho một bên nào đó trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc làm gia tăng chi phí phát sinh, Ví dụ có thể kể đến như là các điều khoản khi chưa làm rõ về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, thì có thể khiến một bên nào đó sẽ gặp bất lợi hơn Việc bổ sung thêm chi tiết về sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hợp đồng linh hoạt.
Nếu như nhận xét một cách cặn kẽ thì trong 25 điều khoản của hợp đồng này, điều khoản nào cũng cần xem xét và điều chỉnh lại Nhưng dưới đây nhóm sẽ chỉ đưa ra những những đề xuất mà theo nhóm là việc điều chỉnh sẽ giúp hợp đồng cung ứng dịch vụ này được hoàn thiện hơn.