Chính vì lẽ đó mà vận tải biển ngày càng đóng vai tròto lớn trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta.Trong quá trình vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, Pháp luật đóng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN GIỮA CÔNG TY GIR GAI VÀ CÔNG
TY WINNER EXPRESS CARRIER
NHÓM SỐ: 5 LỚP: PLU410(GD2-HK1-2223).1
Nguyễn Diệu Linh 1917720032 Trần Phương Linh 1917720033
Tống Thị Thanh 1917720044
Đỗ Thị Huyền Trang 1917720055
Hoàng Đức Thăng 2014210129
Vũ Thị Mai Anh 2014720006 Phạm Huyền Linh 2014720032 Hoàng Nữ Hiếu Ngân 2014720035
GV HƯỚNG DẪN: Ths Mai Thị Chúc Hạnh
Hà Nội, tháng 12/2022
Trang 2BIÊN BẢN PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 5 Lớp: PLU410(GD2-HK1-2223).1 Trưởng nhóm: Bùi Bích Trà Giai đoạn: 2 Học kỳ: I Năm học: 2022-2023 STT Mã SV Họ và tên Phân công công việc Đánh giá % hoàn
thành công việc
Ký xác nhận
Chương 3
100%
2 1917720004 Nguyễn Phương Anh Lời nói đầu
Chương 1 Kết luận
100%
4 1917720033 Trần Phương Linh Thuyết trình
Tổng hợp
100%
5 1917720035 Đỗ Thị Ngân Lời nói đầu
Chương 1 Kết luận
100%
7 1917720055 Đỗ Thị Huyền Trang Làm PowerPoint 100%
2
Trang 3Tổng hợp
10 2014720006 Vũ Thị Mai Anh Làm PowerPoint 100%
11 2014720032 Phạm Huyền Linh Chương 2
Tài liệu tham khảo
100%
12 2014720035 Hoàng Nữ Hiếu Ngân Chương 2
Tài liệu tham khảo
100%
3
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….……… 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT……….……… 8
1 Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế……….………8
1.1 Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế……….… 8
1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế……….… 8
2 Vận đơn đường biển (B/L)……….… ……….9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA VẬN ĐƠN………10
1 Về mặt chủ thể……….… ……….10
2 Về mặt mục đích và nội dung của hợp đồng……….….………….11
3 Về mặt hình thức……….… ……… 11
4 Về yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng……….… ………….11
5 Kết luận……….… ……….… 12
CHƯƠNG 3: NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA VẬN ĐƠN CÓ THỂ GÂY RA CHO CÁC BÊN VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA……….… 12
1 Điều khoản về giao hàng……….… ……….…12
2 Điều khoản về cước phí vận chuyển……….……… 13
CHƯƠNG 4: NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỀU KHOẢN CÒN THIẾU, LÝ GIẢI TẠI SAO THIẾU VÀ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CỤ THỂ……….… ……… 13
1 Thiếu sót trong tên và logo của người chuyên chở (Carrier)……… 14
2 Thiếu sót thông tin Description of goods - Mô tả hàng hóa……… 14
3 Thiếu sót thông tin “Shipper’s load, count and seal” ……….… 15
4 Thiếu sót thông tin về khối lượng……….……… 15
KẾT LUẬN……….… ……….…… 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….….………17
4
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải hàng hoá ngoại thương bằng đường biển và buôn bán quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Vận tải quốc tế nói chung và vận tải hàng hoá ngoại thương bằng đường biển là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển Bởi vì chính bản thân hàng hoá không tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, do vậy nếu vận tải kém thuận lợi thì sẽ hạn chế sự lưu thông hàng hoá giữa các nước Vận tải phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương ngày càng phát triển phong phú hơn Ngược lại khi buôn bán quốc tế phát triển sẽ tạo ra yêu cầu thúc đẩy vận tải phát triển, tạo điều kiện cho vận tải giảm giá thành Chính vì lẽ đó mà vận tải biển ngày càng đóng vai trò
to lớn trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta
Trong quá trình vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong giao kết giữa các bên bởi hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển thể hiện cho sự thỏa thuận và nhất trí giữa chủ tàu và hãng tàu Bên cạnh đó, hợp đồng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tranh chấp pháp lý và cũng đồng thời là bằng chứng bảo vệ các doanh nghiệp trong cuộc chiến pháp lý Tuy nhiên, với trình độ nghiệp vụ hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng vận tải bằng đường biển một cách chặt chẽ vẫn chưa được đánh giá cao Nhiều hợp đồng vận tải hàng hóa đang chỉ được giao kết bằng lời nói, chính vì vậy mà các bên xem vận đơn đường biển như một minh chứng của hợp đồng
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhóm em xin phép thực hiện bài tiểu luận môn Pháp luật kinh doanh quốc tế nghiên cứu hợp đồng chuyên chở đường biển giữa công ty GIR GAI và công ty WINNER
Nội dung bài tiểu luận gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích điều kiện hiệu lực của vận đơn
Chương 3: Những rủi ro pháp lý trong các quy định của vận đơn có thể gây ra cho các bên và
đề xuất chỉnh sửa
Chương 4: Những nội dung, điều khoản còn thiếu, lý giải tại sao thiếu và đề xuất bổ sung cụ thể
Chúng em xin chân thành cảm ơn ThS Mai Thị Chúc Hạnh đã hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận Do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót,
5
Trang 6chúng em rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để đề tài tiểu luận được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
6
Trang 7Discover more
from:
PLU410
Document continues below
Pháp luật kinh
doanh quốc tế
Trường Đại học…
402 documents
Go to course
Bài tập tình huống PLKDQT - Cô Minh… Pháp luật
kinh… 100% (17)
29
15 case - cô Nguyễn Minh Hằng
Pháp luật
kinh… 100% (12)
29
VỞ GHI PLU410 - vở ghi
Pháp luật
kinh… 100% (5)
42
Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Luật… Pháp luật
kinh… 100% (4)
110
Bai tap Luat Ngan sach Nha nuoc
5
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
1.1 Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
Hợp đồng cung ứng dịch vụ là thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Điều 3 khoản 9 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) Để xác định tính chất quốc tế trong hợp đồng cung ứng dịch vụ cần phải xem xét hai yếu tố: nơi cư trú của người cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ; và địa điểm cung ứng dịch vụ Theo Điều I khoản 2 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) về các hoạt động thương mại dịch vụ trong phạm vi quốc tế, có 4 phương thức cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận:
Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới: Việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó
Phương thức 3: Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước
đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó
1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
Chủ thể của hợp đồng là các cá nhân/tổ chức có nơi cư trú/trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Cũng có trường hợp cả bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ đều thuộc một nước nhưng dịch vụ được cung ứng ngoài lãnh thổ quốc gia đó thì hợp đồng đó vẫn là hợp đồng cung ứng dịch
vụ quốc tế
Đối tượng của hợp đồng là một loại hình dịch vụ, ví dụ: dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật, dịch vụ tư vấn, …
Nội dung của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể hợp đồng
Hình thức có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể
Địa điểm cung ứng dịch vụ có thể là tại nước ngoài đối với một trong hai bên chủ thể của hợp đồng
Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với các bên của hợp đồng
7
Pháp luật kinh… 100% (3)
BT HK18 - Bài tập hóa hk18 nbk
Pháp luật kinh… 100% (2)
10
Trang 9Luật áp dụng cho hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế có thể là luật nước ngoài đối với một trong hai bên của hợp đồng, có thể là điều ước quốc tế liên quan hoặc các tập quán quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng
Cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng có thể là toà án nước ngoài, trọng tài nước ngoài đối với các bên trong hợp đồng
2 Vận đơn đường biển (B/L)
Vận đơn đường biển (B/L - Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng Trong đó, người vận chuyển xác nhận đã nhận một
số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận Theo điều khoản 3 điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định: "Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được
ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện" Nó là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển Dựa vào chủ thể cấp vận đơn, vận đơn đường biển có thể chia ra làm hai loại là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) Trong đó, Master Bill do hãng tàu phát hành, người gửi (Shipper) là Công ty giao nhận vận tải ở nước Xuất khẩu (Không phải là công ty Xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước Nhập khẩu Thường hai công ty giao nhận ở hai nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con; House Bill do công
ty giao nhận vận tải (Freight forwarder) phát hành cho người thuê chuyên chở hàng hoá với người gửi (Shipper) là công ty Xuất khẩu và người nhận (Consignee) là công ty Nhập khẩu
8
Trang 10CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN HIỆU
LỰC CỦA VẬN ĐƠN
Mặc dù bản thân vận đơn không được coi là một hợp đồng, nhưng nó vẫn có thể điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người nhận hàng hoặc người nắm giữ vận đơn (B/L holder) Vận đơn số 0004 đã chọn là một văn bản thỏa thuận vận chuyển hàng hóa từ Đài Loan sang Việt Nam bằng đường biển Nói cách khác, nó được coi như một hợp đồng cung ứng dịch vụ
Theo Điều 117 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015, giao dịch dân sự muốn có hiệu lực phải thỏa mãn các điều kiện hiệu lực sau:
1 Về mặt chủ thể
Chủ thể của hợp đồng phải là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Trong vận đơn số 0004, chủ thể bao gồm:
Bên gửi hàng : GIR GAI TRADING COMPANY LIMITED (CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GIR GAI)
Trụ sở: Số 558, Fenglin 2nd road, quận Daliao, Thành phố Cao Hùng 831, Đài Loan
Số điện thoại: 886-7-7879966
Số FAX: 886-7-7880558
Bên vận chuyển : Công ty vận chuyển thực tế Công ty Winner Express Carrier và công ty giao nhận vận đơn đồng thời là đại lý cho công ty vận chuyển thực tế - Công ty Yung Hsin Express
Trụ sở: Tòa nhà Thái Phúc, Đường Hồng Triều 6, Sai Wan Ho, Hồng Kong
Mã số công ty: 0530030
Bên sử dụng dịch vụ là công ty TNHH Thương mại Gir Gai, với hình thức kinh doanh là công ty TNHH, được xác định là doanh nghiệp có quốc tịch Đài Loan, được thành lập hợp pháp vào năm 1981 và đến nay vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh Theo thông tin được tra cứu trên website, thông tin về doanh
9
Trang 11nghiệp chính xác như thông tin đề cập trong B/L Bên cung cấp dịch vụ là Công ty TNHH Winner, với hình thức kinh doanh là công ty TNHH, công ty được thành lập vào năm 1995 và vẫn hoạt động kinh doanh đến nay
Chủ thể của hợp đồng bên cung ứng dịch vụ tại Hong Kong, còn bên sử dụng dịch vụ tại Đài Loan, việc cung ứng dịch vụ được thực hiện qua biên giới Như vậy xét theo trường hợp tương ứng với phương thức cung ứng dịch vụ 1 theo GATS, đây là hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
Qua đó có thể thấy cả hai doanh nghiệp đều đã đăng ký kinh doanh hợp pháp và có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự
2 Về mặt mục đích và nội dung của hợp đồng
Hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển mang mục đích sinh lời, đem lại lợi ích và lợi nhuận cho các chủ thể của hợp đồng
Theo Điều 514 BLDS 2015, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Về mặt đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng giữa Công ty Winner Express Carrier và Công ty TNHH Gir Gai là dịch vụ, cụ thể là cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Công ty trách nhiệm hữu hạn Gir Gai Đài Loan đã sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH Winner Carrier để vận chuyển hàng thép (Hot rolled steel plates, steel shape and steel pipes) với tổng số lượng là
66 chiếc, nặng 3383 ki-lô-gam từ cảng Kaohsiung, Đài Loan đến cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam
3 Về mặt hình thức
Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật Theo Điều 74 Luật Thương mại
2005, hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Mặc dù giữa hai công ty không có văn bản hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, nhưng thực tế hai bên đã thực hiện giao kết hợp đồng và hoàn thành nghĩa vụ của mình với bằng chứng là vận đơn đường biển này Minh chứng là HBL có chữ ký của đại lý đại diện cho đơn vị chuyên chở Điều này có nghĩa hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa hai Công ty TNHH Winner Carrier và Công ty trách nhiệm hữu hạn GIR GAI Đài Loan đã được giao kết bằng lời nói
4 Về yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng
Theo Điều 146 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
10
Trang 12Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: Là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển Hình thức của loại hợp đồng này do hai bên thỏa thuận, sở dĩ loại hợp đồng này
có tên gọi như vậy vì bằng chứng của loại hợp đồng này thường thể hiện dưới dạng chứng từ như vận đơn hoặc giấy gửi hàng do người vận chuyển cấp cho người thuê vận chuyển
Công ty GIR GAI Đài Loan và Công ty LILAMA 18 Việt Nam đã thỏa thuận trên sales contract về điều kiện giao dịch theo term CIF, và việc Công ty Winner Express xuất vận đơn đã cho thấy GIR GAR và Winner đã có sự thỏa thuận trước đó (bằng lời nói) Do đó, vận đơn đường biển số 0004 đã thể hiện được
sự tham gia tự nguyện của các bên, không có những dấu hiệu thuộc về vi phạm nguyên tắc tự nguyện như
đe dọa, cưỡng bức hoặc lừa dối
5 Kết luận
Như vậy, vận đơn đường biển số 0004 đã thể hiện được một số đặc điểm cơ bản của hợp đồng như chủ thể, đối tượng, mục đích và nội dung cơ bản Đây là một minh chứng rõ ràng và xác thực về việc giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế, cụ thể là hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa Công ty Winner Express Carrier và Công ty TNHH GIR GAI Đài Loan
11
Trang 13CHƯƠNG 3: NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA VẬN ĐƠN CÓ THỂ GÂY RA CHO CÁC BÊN VÀ ĐỀ XUẤT
CHỈNH SỬA
1 Điều khoản về giao hàng
Theo điều 160 của ngoài các điều khoản khác, điều khoản giao hàng là một điều khoản cần có trong nội dung của vận đơn, bao gồm “
Theo như vận đơn đường biển, điều khoản này được ghi trong mục “ ” (Tạm dịch: ) với nội dung cụ thể là “HOCHIMINH PORT, VIETNAM.”
Tuy nhiên mặc dù bên gửi hàng đã ghi cảng đến nhưng không đề cập chi tiết một cảng cụ thể của
Hồ Chí Minh ví dụ như cảng Cát Lái, Bến Nghé, VICT… Điều này có thể được hiểu rằng hàng có thể được dỡ ở bất kỳ cảng nào thuộc Hồ Chí Minh, Việt Nam nhưng cũng sẽ kéo dài thời gian nhận hàng của bên mua trong trường hợp không tiện lấy ngay Nói cách khác, vận chuyển Winner sẽ phải trả thêm phí lưu lưu kho, lưu bãi và các loại phí liên quan khác đến khi người nhận nhận hàng
2 Điều khoản về cước phí vận chuyển
Trong vận đơn, có mục đề cập đến phí cước ở dưới cùng của mục
: “FREIGHT PREPAID” Tức là phí cước đã trả trước Tuy nhiên chỉ nhìn vào vận đơn này, người đọc sẽ không rõ phần cước đã trả trước này đã bao gồm phí bảo hiểm cho hàng hóa hay chưa, hay chỉ gồm phí xếp dỡ hàng hóa ở cảng Nếu phí bảo hiểm chưa được bao gồm, trong trường hợp hàng hóa bị hư hại trước khi đến cảng mà không rõ điều kiện giao hàng Incoterms, bên xuất khẩu sẽ gánh phần lớn tổn thất
Để tránh tranh chấp có thể xảy ra, nhóm nghiên cứu đề nghị hai bên xuất nhập khẩu thỏa thuận về điều kiện giao hàng Nếu một bên đảm nhận trả phí cước thì cần phải liệt kê các khoản sẽ trả, tránh trường hợp chịu tổn thất
12